Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quẩn lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện xaythany thủ đô viêng chăn, lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHAMDONG SOMPASONG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN XAYTHANY,
THỦ ĐÔ VIENTIANE, LAOS

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHAMDONG SOMPASONG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN XAYTHANY,
THỦ ĐÔ VIENTIANE, LAOS

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã số:

8850101.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. TRƯƠNG QUANG HẢI
XÁC NHẬN HỌC VIÊN CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG



Giáo viên hướng dẫn

chủ tịch hội đồng chấm
Luận văn thạch sĩ khao học

GS. TS. Trường Quang Hải

PGS. TS. Phạm Quang Tuấn

Hà Nội, 2021


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đạo tạo Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình đào tạo thạc sỹ .
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn Ban lãnh đạo và các thầy giáo,
cô giáo Khoa Địa lý, cùng với các thầy cơ ở nhiều bộ mơn khác đã nhiệt tình
giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập, tận tình
giúp đỡ em trong nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đặc biệt em xin bày tỏ tình cảm kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới
GS. TS. Trương Quang Hải, người thầy đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành luận văn thạc sỹ.
Em xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UNBD huyện
Xaythany, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện/thủ đơ VIENTIANE,
Trung tâm Xử lý rác thải thủ đô VIENTIANE đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em được nghiên cứu trên địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã dành nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên,

giúp đỡ trong suốt q trình học tập cũng như hồn thành luận văn tốt nghiệp
này./.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả
KHAMDONG SOMPASONG

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 4
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH ở Lào ............... 4
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam và một số nước
trên thế giới ....................................................................................................... 9
1.2.1. Mức độ phát sinh ..................................................................................... 9
1.2.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải sinh hoạt ................................ 11
1.2.3. Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt ......................................................... 14
1.3. Cơ sở lý luận về đánh giá thực trạng và quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........ 16
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt........... 16
1.3.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt...............17
1.3.3. Phân loại chất thải sinh hoạt ................................................................ 18
1.3.4. Thành phần chất thải sinh hoạt............................................................. 19
1.3.5. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải sinh hoạt .............. 20
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24

1.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ................................................................ 24
1.4.2. Phương pháp thu thập, điều tra ngoại nghiệp ...................................... 24
1.4.3. Phương pháp thống kê .......................................................................... 26
1.4.4. Phương pháp dự báo ............................................................................. 27
1.4.5. Phân tích hệ thống ................................................................................ 28

ii


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ Ở HUYỆN XAYTHANY .......................................................... 29
2.1. Điều kiện địa lý huyện Xaythany............................................................. 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Xaythany ..................................................... 29
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 38
2.2. Hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Xaythany40
2.2.1.Các nguồn thải rác sinh hoạt (các khu dân cư tập trung, dân cư phân tán
tại các xã, dân cư thị trấn và thị tứ, các khu chợ,…) ...................................... 40
2.2.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt (nguồn phát sinh, khối lượng, thành
phần)................................................................................................................ 42
2.2.3. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt .............. 49
2.2.4. Ý kiến của người dân xung quanh bãi rác Km 32 về việc quản lý chất
thải rắn sinh hoạt huyện Xaythany ................................................................. 57
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN XAYTHANY ................................................. 59
3.1. Đánh giá chung công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện
Xaythany ......................................................................................................... 59
3.1.1. Những điểm mạnh. ................................................................................ 59
3.1.2. Những điểm yếu và nguyên nhân .......................................................... 59
3.1.3. Những cơ hội ......................................................................................... 59
3.1.4. Các mối đe dọa...................................................................................... 59

3.2. Định hướng quản lý rác thải huyện Xaythany đoạn đoạn 2020-2025 ..... 60
3.2.1. Giải pháp quản lý .................................................................................. 59
3.2.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ .......................................... 63
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Xaythany .................................................................................. 72
3.3.1. Hồn thiện chính sách pháp luật về vấn đề quản lý rác thải ở chợ và khu
đổ rác............................................................................................................... 72

iii


3.3.2. Làm tốt công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ............ 73
3.3.3. Xử lý rác thải ở bãi rác Km 32 ............................................................. 74
3.3.4.Tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong việc quản lý chất thải rắn
sinh hoạt của huyện và bãi rác Km32 ............................................................. 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 79
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 82

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

CTSH

Chất thải rắn sinh hoạt


WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

UDAA

Urban Development Administrative Agency
(Cục Quản lý Phát triển Đô thị)

GGGI

Global Green Growth Institute
(Viện Tăng trưởng xanh Toàn cầu)

VCOMS

Vientiane City Office for Management and
Service
(Văn phòng thành phố VIENTIANE về Quản lý
và Dịch vụ)

JICA

Japan International Cooperation Agency
(Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)

BVMT


Bảo vệ mơi trường

LAK

Lao Kip

DMH

Department of Meteorology and Hydrology
(Bộ mơn Khí hậu và Thủy văn)

MRCs

Mekong River Commission Secretaria
(Ủy ban Thư ký sơng Mekong)

CCAC

Climate & Clean Air Coalition
(Liên minh Khí hậu và Khơng khí sạch)

STEA & UNEP

State of The Environment in Asia & United
Nations Environment Program
(Tình trạng mơi trường châu Á và Chương trình
mơi trường Liên Hiệp Quốc)

v



SWM

Solid waste management
(Quản lý chất thải rắn)

XTN

Xaythany

NGO

Non-governmental organization
(Tổ chức phi chính phủ)

ADB

Asian Development Bank
(Ngân hàng phát triển châu Á)

EPR

Extended Producer Responsibility
(Trách nhiệm tăng cường của nhà sản xuất)

WEAP

Water Evaluation and Planning System
(Hệ thống quy hoạch và đánh giá nước)


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước .................................. 9
Bảng 1.2: Tỷ lệ chất thải rắn xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số
nước ............................................................................................................................... 15
Bảng 1.3: Thành phần chủ yếu của chất thải sinh hoạt ............................................ 19
Bảng 2.1: Sử dụng đất năm 2018 ............................................................................... 35
Bảng 2.2: Số lượng các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chính tại huyện
Xaythany, thủ đô VIENTIANE năm 2019 ................................................................ 43
Bảng 2.3: Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Xaythany theo giai
đoạn 2015-2025............................................................................................................ 45
Bảng 2.4: Thành phần chất thải rắn theo nguồn ở huyện Xaythany ....................... 48
Bảng 2.5: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và được thu gom tại huyện
Xaythany ....................................................................................................................... 50
Bảng 2.6: Nhân lực và trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh tại huyện Xaythany ............................................................................. 52
Bảng 2.7: Mức phí thu gom CTRSH huyện Xaythany năm 2019 .......................... 53
Bảng 2.8: Ý kiến của người dân huyện Xaythany .................................................... 57
Bảng 3.1: Quy hoạch nguồn nhân lực quản lý môi trường tại huyên Xaythany
.........................................................................................................................61

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt ......................................... 18
Hình 1.2: Bản đồ Hiển thị điểm điều tra và phỏng vấn...................................26
Hình 2.1: Sơ đồ thủ đơ VIENTIANE.............................................................. 29

Hình 2.2: Lượng mưa trung bình hàng tháng từ năm 2016 đến năm 2018 tại
trạm Vernkham................................................................................................ 30
Hình 2.3: Nhiệt độ trung bình từ năm 2016 đến năm 2018 tại trạm Vernkham
......................................................................................................................... 31
Hình 2.4: Tốc độ gió trung bình từ năm 2016 đến năm 2018 tại trạm
Vernkham ........................................................................................................ 32
Hình 2.5: Độ ẩm trung bình từ năm 2016 đến năm 2018 tại trạm Vernkham 32
Hình 2.6: Sự thay đổi hàng năm của giờ ánh sáng ban ngày (N) ở các vĩ độ
khác nhau......................................................................................................... 33
Hình 2.7: Tỷ lệ nắng và mây trung bình từ năm 2016 đến năm 2018 tại trạm
Vernkham ........................................................................................................ 34
Hình 2.8: Tỷ lệ sử dụng đất năm 2018 trong khu vực nghiên cứu ................. 36
Hình 2.9. Phát sinh chất thải theo nguồn ở VIENTIANE .............................. 42
Hình 2.10: Biểu đồ tỷ lệ CTRSH theo nguồn phát sinh.................................. 43
Hình 2.11: Biểu đồ Lượng phát sinh CTRSH tại huyện Xaythany giai đoạn
2015-2025........................................................................................................ 46
Hình 2.12: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình ....................... 47
Hình 2.13: Thành phần cơ học của rác hữu cơ ............................................... 49
Hình 2.14: Biểu đồ so sánh lượng rác thải phát sinh và được thu gom tại
huyện Xaythany............................................................................................... 51
Hình 2.15: Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của 2 đơn vị .. 51
Hình 2.16: Điểm tải và chất hàng tại trạm trung chuyển ................................ 54
Hình 2.17: Xe thu gom chất thải do VCOMS vận hành ................................. 54
Hình 2.18: Bản đồ vị trí xử lý chất thải thủ đơ VIENTIANE.........................56
Hình 3.1: Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh họat ......................... 65
Hình 3.2: Sơ đồ nhà máy chế biến phân vi sinh ............................................. 68
Hình 3.3: Mơ hình ủ phân compost hiếu khí .................................................. 69
Hình 3.4: Phương án phân loại và thu gom.....................................................73

viii



MỞ ĐẦU
Huyện Xaythany nằm ở phía Bắc thủ đơ VIENTIANE, phía Tây giáp
với huyện Naxaythong, phía Nam giáp với Sikhothtabong/Chanthabuly, phía
Đơng giáp với Paknguem và Bắc giáp với huyện Thulakhom tỉnh
VIENTIANE. Hiện tại, huyện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị
trấn Xaythany và 104 làng. Theo số liệu thống kê năm 2015, huyện Xaythany
có diện tích khoảng 845,05 km2 và dân số khoảng 196,565 người nên khối
lượng chất thải sinh hoạt ra môi trường rất lớn vào khoảng 94,35 tấn/ngày
tương đương khoảng 34.438 tấn/năm. Song song với tốc độ tăng gia dân số và
phát triển kinh tế của huyện Xaythany lượng chất thải sinh hoạt phát sinh
không ngừng tăng về khối lượng, phức tạp hơn về thành phần và tính chất.
Hơn nữa, hiện nay lượng rác thải sinh hoạt này hầu hết được thu gom theo
phương thức thủ cơng sau đó lưu giữ tại các bãi rác lộ thiên nằm rải rác trên
khắp địa bàn gây ra nhiều vấn đề môi trường.
Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô VIENTIANE năm 2030,
huyện Xaythany được định hướng phát triển là đơ thị xanh, văn hố lịch sử,
phát triển nông nghiệp công nghệ cao và hiện đại, đồng thời là đơ thị hố học,
cơng nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đơ thị trung tâm và công nghiệp,
dịch vụ, y tế, đào tạo. Đây cũng là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công
nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh, hỗ trợ phát triển cho khu vực nông
thôn nằm trong hành lang xanh của thành phố. Đối với khu vực nông thôn,
gồm các làng nằm ngồi phạm vi phát triển đơ thị được định hướng phát triển
theo mơ hình nơng thơn mới đặc thù của thủ đơ theo hướng phát triển các mơ
hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, khai thác các hoạt
động phục vụ du lịch, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống… Khu
vực hành lang xanh khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch, phát triển
các mơ hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp. Khoanh
vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, đa dạng sinh thái, vùng

nông nghiệp năng suất cao.

1


Do vậy, một trong những vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất của
tồn huyện là cơng tác quản lý chất thải sinh hoạt. Khối lượng rác thải ngày
một tăng lên sẽ trở thành mối quan ngại lớn cho toàn huyện nói riêng và cho
thủ đơ VIENTIANE nói chung. Hơn nữa, cho đến nay hoạt động bảo vệ môi
trường thực tiễn diễn ra trên địa bàn huyện Xaythany chỉ dừng lại ở việc quản
lý mơi trường chung chứ chưa có những nghiên cứu hay quy hoạch cụ thể nào
về công tác quản lý chất thải sinh hoạt. Trên cơ sở ứng dụng tiếp cận hệ
thống, luận văn nghiên cứu đề tài “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT HUYỆN XAYTHANY, THỦ
ĐÔ VIENTIANE, LAOS” nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất

thải gây ra và giảm chi phí quản lý chất thải sinh hoạt.
Mục tiêu nghiên cứu:
Làm rõ thực trạng chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý chung ở
huyện Xaythany, từ đó đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh
hoạt trong huyện.
Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan tài liệu, xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
chất thải rắn sinh hoạt áp dụng cho huyện Xaythany.
- Đánh giá thực trạng chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt ở huyện Xaythany.
- Đề xuất định hướng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở
huyện Xaythany.
Đề tài được thực hiện với số liệu khảo sát thu thập trong khoảng thời
gian từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 10 năm 2020. Đối tượng và phạm vi

nghiên cứu của đề tài là chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện
Xaythany.
Cấu trúc luận văn:

2


Luận văn bao gồm 3 chương nội dung, cùng phần mở đầu, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong phần chính văn có 20 sơ đồ,
biểu đồ, bản đồ và 11 bảng số liệu.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý CTRSH ở Lào
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một trong những vấn đề môi trường
phổ biến và nghiêm trọng trong nhiều nước, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển nhất, trong đó Lào được xếp vào nhóm danh mục đó. Mối quan tâm
chính hiện nay là vấn đề khối lượng lớn chất thải ở CHDCND Lào. Trong khi
lượng chất thải thải ra mỗi ngày càng tăng, Lào vẫn chưa có một hệ thống
SWM thích hợp kết hợp thu gom, tái chế chất thải và các dịch vụ thải bỏ.
Ngoài ra, đa số người dân Lào không thực sự hiểu những rủi ro tiềm ẩn liên
quan đến hệ thống quản lý chất thải kém (Khanah & Souksavath, 2005). Mặc
dù có một số dự án được thiết kế để cải thiện hệ thống SWM ở VIENTIANE
cũng như ở các thị trấn khác trên toàn quốc, SWM ở Lào vẫn cịn một chặng
đường dài phía trước để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Quản lý chất thải rắn là một trong những ưu tiên cho các khu vực được
xác định là một phần trong thành phố xanh của GGGI tại thủ đô

VIENTIANE. Hiện tại, việc xử lý chất thải ở VIENTIANE dựa trên các tiếp
cận “thu thập và xử lý” bỏ qua những cơ hội để chế biến những chất thải hữu
cơ thành tài nguyên. Do đó, có khả năng áp dụng sự thay đổi mơ hình từ một
sự lãng phí đến quản lý tiếp cận tài nguyên.
Tại VIENTIANE cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất thải rắn là văn
phòng Quản lý và Dịch vụ thành phố VIENTIANE (VCOMS). Văn phòng
này giám sát các công ty tư nhân, vận chuyển chất thải rắn phát sinh ở
VIENTIANE. Khơng có số liệu chính xác về phạm vi thu gom chất thải,
nhưng ước tính rằng 30 – 50% lượng chất thải phát sinh trong thành phố được
thu gom bởi VCOMS hoặc các công ty thu gom tư nhân mà các công ty do
VCOMS ký hợp đồng. VCOMS có kế hoạch trong lĩnh vực quản lý đối với
chất thải rắn là cung cấp đầy đủ dữ liệu về rác thải rắn sinh hoạt trong thành

4


phố vào năm 2020. Một trong những thách thức để đạt được mục tiêu này
nằm ở mức phí thu cao do VCOMS tính (hoặc các nhà thầu) để cung cấp các
dịch vụ này. Ví dụ: hộ gia đình, cá nhân bị tính phí 5USD/tháng cho dịch vụ
thu gom hàng tuần. Đây là khác biệt rõ rệt so với thực tế được quan sát trong
thành phố của các nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội tương tự như
CHDCND Lào, mức thu phí có xu hướng thấp hơn đáng kể so với những
khoản phí ở VIENTIANE. Việc cung cấp các dịch vụ này thường được chính
quyền địa phương trợ cấp một phần cho các cơ quan chức năng. Những thách
thức khác được xác định để đạt được mục tiêu mở rộng phạm vi thu gom chất
thải cao là khả năng tiếp cận của một số khu vực về việc thu gom chất thải
bằng xe tải còn thấp, đặc biệt là ở các khu vực thu nhập thấp, nhận thức hạn
chế của người dân nói chung về sự cần thiết phải thu thập và xử lý chất thải
đúng cách.
Vật liệu tái chế được tìm thấy trong các dịng chất thải rắn được phục

hồi thường xuyên ở VIENTIANE. Trên thực tế, tỷ lệ tái chế nhỏ tồn tại ở
VIENTIANE qua các hoạt động cả khơng chính thức và chính thức của các
bên liên quan. Các tác nhân khơng chính thức bao gồm người thu gom rác và
công nhân VCOMS, những người thu thập và bán đồ tái chế. Người tham gia
chính thức bao gồm các trung tâm thu mua tái chế, xưởng tái chế và công ty
chế biến, được cấp phép hợp pháp để hoạt động và tiến hành các hoạt động
thu lợi nhận với đồ tái chế. Việc này được quan sát, tuy nhiên, các bên liên
quan tại Lào cùng với chuỗi giá trị tái chế thiếu gắn kết, vì vật liệu thu hồi
cuối cùng được xử lý trong các cơ sở tái chế nằm ở các nước láng giềng hoặc
vật liệu đã qua xử lý được bán ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy
nhiên, sự tồn tại của quy mô vừa và nhỏ các doanh nghiệp chế biến một phần
rác tái chế thành vật liệu thứ cấp - được tái sử dụng làm sản phẩm cuối cùng
hoặc được xử lý thêm bằng cách tái chế khác cho thấy có tiềm năng tạo ra giá
trị gia tăng từ việc ngành công nghiệp tái chế tại CHDCND Lào.

5


Khơng có chính sách hoặc quy định nào, tại cấp quốc gia hoặc cấp
thành phố nhằm hỗ trợ các phương pháp tiếp cận nguồn chất thải theo các
nguyên tắc Giảm thiểu,Tái sử dụng, Tái chế (3R). Rào cản chính sách lớn có
thể cản trở việc quản lý chất thải thành tài nguyên. Cần có phương pháp tiếp
cận để sử dụng phân được sản xuất từ chất thải rắn đô thị cho cây nông
nghiệp. Trong khi Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp có thể dỡ bỏ hạn chế này
trong trường hợp phân trộn được sản xuất từ nguồn đã tách biệt. Chính sách
và các quy định có thể được coi là hỗ trợ các phương pháp tiếp cận từ chất
thải thành tài ngun bao gồm phân bón, ngồi ra, việc xây dựng một chiến
lược toàn thành phố cho quản lý chất thải rắn, phổ biến các kế hoạch "người
gây ô nhiễm trả tiền" (ví dụ: bằng cách phạt tiền đối với các tổ chức hoặc cá
nhân đổ chất thải của họ hoặc máy phát điện chính khơng áp dụng phân tách

thực hành), hoặc trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với các ngành sử
dụng vật liệu có thể được tái sử dụng và tái chế.
Một số lĩnh vực can thiệp tiềm năng cho áp dụng các cơ hội biến chất
thải thành tài nguyên tại Vientiane đã được xem xét và thảo luận. Bao gồm
các phương thức cho chất thải hữu cơ có thể phân hủy sinh học (ví dụ: ủ phân,
phân hủy kỵ khí,...), vật liệu có thể tái chế (ví dụ: việc áp dụng khái niệm
ngân hàng chất thải), chất thải khơng được phân loại (ví dụ: việc triển khai
các phương tiện thu hồi vật liệu) và chất thải chưa phân biệt (ví dụ: cung cấp
dịch vụ thu gom rác phi tập trung thông qua Doanh nghiệp nhỏ). Đơn vị
chuyên đề về Thành phố Xanh của GGGI và các nhà nghiên cứu khoa học
Lào đưa vào danh sách sau những cơ hội và tiềm năng cao nhất trong bối cảnh
VIENTIANE:
1)

Bố trí các đơn vị ủ phân tại nhà;

2)

Các cơ sở ủ rác được phân cấp;

3)

Thu gom rác thứ cấp phi tập trung điểm có sự tham gia của các

doanh nghiệp siêu nhỏ;

6


4)


Ngân hàng chất thải do cộng đồng điều hành với tổ chức hợp tác

xã thu gom rác.
Các ý tưởng được đề xuất có thể được thử nghiệm trong kết hợp với
việc chuẩn bị chiến lược quản lý chất thải rắn cho VIENTIANE. Trong
trường hợp thí điểm phục hồi tài nguyên này thành công, nhân rộng và nâng
cấp cơ sở vật chất sẽ được xem xét.
Đối với con đường phía trước, chúng tôi khuyến nghị rằng bài học kinh
nghiệm từ các dự án do các tổ chức quốc tế khác ở CHDCND Lào có thể
được nghiên cứu và phân tích (một trường hợp trọng điểm là chương trình
LPPE do JICA thực hiện và Ban Thư ký ASEAN) và sự hiệp lực đó với các
lĩnh vực khác - đặc biệt là nước thải xử lý và quản lý bùn phân - có thể được
xem xét và đánh giá chi tiết.
Theo WHO (2005) vào năm 2005, khoảng 91.250 tấn rác thải được tạo
ra ở thành phố VIENTIANE Điều này tương đương với chất thải rắn sản xuất
trung bình 0,7 kg mỗi người mỗi ngày với tổng ước tính hàng ngày ~ 250 tấn
(WHO, 2005). Trong số ước tính này, chỉ 80-100 tấn được thu gom và được
xử lý tại bãi chôn lấp rác thải của thành phố (ADB, 2003). Nói chung, chất
thải rắn bao gồm khoảng 30% chất hữu cơ, 30% nhựa, 15% giấy và 25% thủy
tinh, lon và các kim loại khác (STEA, 2000 trích dẫn trong UNEP, 2001 &
WHO, 2005). Tuy nhiên, chất thải nguy hại và độc hại thường được trộn lẫn
với chất thải đô thị và không cần phân loại (WHO, 2005). Trung bình lượng
chất thải theo đầu người thay đổi dần dần cùng dân số tăng trở thành nguồn
chính của áp lực bổ sung đối với quản lý chất thải đô thị ở Lào (STEA &
UNEP, 2006).
Hệ thống SWM: Dịch vụ thu gom rác thải ở Lào bị giới hạn về mặt địa
lý khu vực, thị trường và các nhóm có lợi nhuận kinh tế, chẳng hạn như cư
dân có thu nhập cao (STEA & UNEP, 2006). Nhiều vùng sâu, vùng xa không
thực hiện thu gom rác thải. Các kết quả là một số cư dân vẫn sử dụng cách đốt


7


và đổ chất thải bừa bãi. Dịch vụ thu gom rác thải không thể bao phủ nhiều
khu vực do thiếu tài chính. Ví dụ, lệ phí q thấp khơng đủ cho Văn phòng
quản lý và dịch vụ thành phố VIENTIANE và cơng ty tư nhân nhà thầu bù
đắp chi phí thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị (Khanah & Souksavath,
2005). Thứ hai, hầu hết cư dân không muốn trả tiền hàng tháng phí thu gom
rác thải (một phần do dịch vụ cung cấp không đủ cho họ). Thêm vào đó, các
cơng cụ, phương tiện, nhân lực, phương thực thu gom cịn hạn chế thiết bị
khơng đầy đủ và kém, và nhân viên không đủ khiến việc cung cấp các dịch vụ
SWM trở nên khó khăn (Khanah & Souksavath, 2005). Các bãi chôn lấp ở
Lào không đầy đủ và không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quốc tế (STEA &
UNEP, 2006). Trong khi chỉ có năm bãi chơn lấp trong cả nước, chỉ
VIENTIANE và một thành phố khác (Luangprabang), hầu như không tách đủ
chất thải nguy hại khỏi phần còn lại (STEA & UNEP, 2006). Tuy nhiên, bãi
rác ở VIENTIANE việc quản lý vẫn còn kém về mặt hiệu quả bảo vệ môi
trường và sức khỏe của cộng đồng xung quanh (ESL, 2004a). Các bãi chôn
lấp, chẳng hạn như bãi rác Vientiane cũ, "Km 18" 2, không được quản lý
thường xun, khơng có kiểm sốt nước rỉ rác, khu vực này được bao quanh
bởi đất nơng nghiệp, nó có thể được người nhặt rác và động vật tiếp cận
(Ngân hàng Thế giới, 2005). Trong mùa mưa (tháng 7 đến tháng 10), số lượng
và trọng lượng chất thải rắn tăng lên đáng kể và trở nên quá ẩm ướt (STEA &
UNEP, 2006).
Nhận thức cộng đồng thấp: Các yếu tố góp phần vào sự kém phát triển
của SWM là: (i) thiếu mối quan tâm giữa các cộng đồng về tầm quan trọng
của các tác động môi trường; (ii) thiếu động lực để giảm phát sinh chất thải;
và (iii) người dân khơng sẵn sàng tách các loại chất thải gây khó khăn cho
việc tái chế (Khotsay & Vilaythong, 2005). Theo Furedy (1993), chất thải rắn

ở các thành phố châu Á thường bao gồm 70 đến 80 phần trăm vật liệu hữu cơ
bao gồm cả bụi bẩn, phân trộn từ lâu đã được được coi là kỹ thuật chính để

8


giảm lượng chất thải. Khotsay và Vilaythong (2005) cũng đề cập rằng ở một
số vùng nghèo ở VIENTIANE, hầu như khơng có hỗ trợ nào cho các hoạt
động do cộng đồng quản lý để xử lý chất thải rắn. Nói cách khác, điều kiện
môi trường ở những khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc thiếu thu
gom rác thải từ các hộ gia đình (Khotsay & Vilaythong, 2005). Ngoài ra, các
hoạt động đang diễn ra của các hộ gia đình địa phương đốt chất thải hỗn hợp,
đặc biệt là nhựa và cao su góp phần làm tăng ơ nhiễm khơng khí nghiêm trọng
ở các đơ thị (Khotsay & Vilaythong, 2005).
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước trên thế
giới
Vấn đề quản lý chất thải sinh hoạt đang là một trong những thách thức
môi trường mà nhiều nước trên thế giới phải đối mặt. Tiếp theo trình bày ở trên
về quản lý chất thải rắn ở Lào, trong mục này trình bày mức độ phát sinh, thành
phần chất thải, quá trình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và
một số nước Đông Nam Á khác cũng như tại một số nước phát triển. Từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Lào.
1.2.1. Mức độ phát sinh
Bảng 1.1: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước
Tên nước

Dân số đô thị hiện

Lượng phát sinh chất thải đô thị


nay (% tổng số)

hiện nay (kg/người/ngày)

15,92

0,40

Nepal

13,70

0,50

Bangladesh

18,30

0,49

Việt Nam

20,80

0,55

Ẩn Độ

26,80


0,46

Nước thu nhập

40,80

0,79

Nước



thu

nhập thấp

9


Tên nước

Dân số đô thị hiện

Lượng phát sinh chất thải đô thị

nay (% tổng số)

hiện nay (kg/người/ngày)

Indonesia


35,40

0,76

Philipines

54,00

0,52

Thái Lan

20,00

1,10

Malasyia

53,70

0,81

86,30

1,39

Hàn Quốc

81,30


1,59

Singapore

100,00

1,10

Nhật Bản

77,60

1,47

trung bình

Nước



thu

nhập cao

Nguồn: Bộ Sức khoẻ và Mơi trường, 2006
Tại Việt Nam, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt thay đổi khá nhiều
giữa các địa phương và cũng thay đổi theo mùa. Ở các thành phố nhỏ hoặc
thành phố với nhiều vùng nông thôn, hàm lượng chất thải hữu cơ trong rác
cao hơn ở các thành phố lớn. Thành phần chất thải chứa hàm lượng chất hữu

cơ cao (50-80%), hàm lượng chất khô tái chế tương đối thấp (10-25%) và
hàm lượng chất thải trơ rất cao (có thể là từ hoạt động quét rác trên đường
phố) khoảng 15-38% (Ngân hàng thế giới, 2018). Hàm lượng chất thải tái chế
thấp là do thực tế khu vực khơng chính thức/các đơn vị tư nhân đã thu gom
các vật liệu có giá trị trước khi chuyển rác vào thùng chứa.
Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tỷ lệ chất thải đô thị vào
khoảng 1,12 đến 1,2 kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị Thái Lan
khoảng 1,1kg, ở Nepan là 0,50kg, Indonesia 0,76kg (Bảng 1.1). Tỷ lệ phát
sinh chất thải đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP (Gross Domestic
product – tổng sản phẩm quộc nội) tính theo đầu người. Chất hữu cơ là thành
phần chính trong chất thải đô thị và chủ yếu là chôn lấp do chi phí chơn lấp

10


rẻ. Các thành phần khác như giấy, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp và kim loại hầu
hết được thu gom không chính thức và tái chế.
1.2.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mơ hình phân loại, thu
gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất hiệu quả. Tại các nước phát triển, quá
trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây 30 – 40 năm và đến nay hầu
hết đã đi vào nề nếp. Ở mức độ thấp, rác thải được tách thành 2 loại là hữu cơ
dễ phân hủy và loại khó phân huỷ. Ở mức độ cao hơn, rác được tách thành 3
hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia đình hoặc ở các điểm tập kết trong khu
dân cư. Nhờ đó, công tác tái chế rác thải đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí
hơn. Nhưng sự thành cơng của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả
của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Một là qúa trình kiên trì vận
động, tuyên truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Hai là sự đầu tư thoả đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế các
thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác được

phân loại tại nguồn. Ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế,
nhận thức và sự đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện tái chế phần lớn lượng rác
thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải.
Việt Nam: Tỷ lệ thu gom chất thải được báo cáo là khoảng 85% dân số
ở khu vực thành thị và 40% ở nông thơn, mặc dù số liệu thực tế có thể thấp
hơn. Các phương pháp thu gom và vận chuyển chất thải phổ biến tại đô thị
hiện gồm: (i) hệ thống xe gom rác, (ii) thu gom bằng xe tải; và (iii) hệ thống
container, trong đó phổ biến là hệ thống xe đẩy thu gom rác hàng ngày do có
nhiều đường phố hẹp. Số liệu tính tốn cho thấy 83% chất thải thu gom được
xử lý tại bãi chôn lấp. Thu gom rác ở nông thôn diễn ra 2-3 lần một tuần
(Ngân hàng thế giới, 2018). Nhận thức còn thấp và tiếp cận còn hạn chế đối
với hệ thống thu gom, hoặc quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn yếu kém ở cấp

11


xã dẫn đến việc vi phạm đổ thải vào các kênh rạch, hồ và ruộng. Trạm trung
chuyển có mục đích tăng hiệu quả và giảm chi phí vận chuyển rác thải thu
gom đến bãi chơn lấp. Quy trình vận chuyển chất thải với các trạm trung
chuyển như sau: › Chất thải thu gom được vận chuyển đến trạm trung chuyển
bằng phương tiện thu gom (hiện là xe tải ép rác công suất tương đối nhỏ) › Đổ
chất thải vào thùng chứa lớn (ví dụ: 30 m3) tại trạm trung chuyển; và › Vận
chuyển các thùng chứa lớn đến bãi chôn lấp hoặc cơ sở xử lý.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ,
rác vô cơ, giấy, vải, thuỷ tinh, rác kim loại (luật tái chế thiết bị gia dụng cụ
thể (Specified Home Appliances Recycling Law hoặc SHARL), năm 2000).
Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh.
Các loại rác còn lại như: giấy, vải, thuỷ tinh, kim loại… đều được đưa đến cơ
sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được ngâm trong nước tại các hầm ủ có nắp

đậy và thải khí rất mạnh từ các chất hữu cơ, qua đó phân giải chúng một cách
triệt để. Sau q trình xử lý đó, rác chỉ cịn như một hạt cát mịn và nước thải
giảm ô nhiễm. Các cặn rác khơng cịn mùi sẽ được đem nén thành các viên lát
vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210
triệu tấn, tính bình qn mỗi người dân Mỹ thải ra 2 kg rác/ngày (Cơ quan bảo
vệ môi trường Mỹ (EPA), năm 2015). Hầu như thành phần các loại rác thải ở
nước Mỹ khơng có sự chênh lệch q lớn về tỷ lệ, không phải chủ yếu thành
phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các
loại chiếm đến 38%, điều này cũng dễ lý giải bởi nhịp điệu phát triển và tập
quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm
ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ.) Trong thành phần các loại sinh
hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như
vậy, rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá

12


cao (các loại khó hoặc khơng phân giải được như kim loại, thuỷ tinh, sứ
chiếm khoảng 20%) (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), năm 2015).
Pháp: Ở nước này quy định phải dùng các loại vật liệu, nguyên liệu hay
nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các
loại vật liệu thành phần. Theo đó có các quyết định cấm các xử lý hỗn hợp mà
phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể u cầu các nhà chế
tạo và nhập khẩu không sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi
trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt vật liệu nào đó. Tuy nhiên, cần phải tham
khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của tổ chức, nghiệp đoàn khi áp
dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nước đơ thị hố 100% và là đơ thị sạch nhất trên thế
giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đẩu tư cho công tác thu gom vận

chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm
tiền đề quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và
phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa về nhà máy
khác để tái chế. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân
chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này
đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của
Sở khoa học công nghệ và mơi trường. Ngồi ra, các hộ dân và các cơng ty
của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các
hộ dân đến các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải tại
nhà phải trả phí 17 đơla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư
phải trả phí 7 đôla Singapore /tháng (Bộ Môi trường (ENV), năm 2000).
Một số nước đang phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới cũng
đang bắt đầu triển khai chương trình 3R (Reduce, Reuse, Recycle-giảm thiểu,
tái sử dụng và tái chế). Chương trình khuyến khích giảm thiểu lượng rác

13


thông qua việc thay đổi lối sống và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản
xuất, mua bán sạch… Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi
nilon nhằm giảm lượng rác thải nilon. Khuyến khích tái sử dụng là việc sử
dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay
cho một mục đích khác. Cịn tái chế là sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản
xuất các vật chất có ích khác.
1.2.3. Q trình xử lý rác thải sinh hoạt
Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là
điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử
lý rác thải như: cơng nghệ sinh hoạt, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ
Seraphin. Đơ thị hố và phát triển kinh tế thị trường đi đối với tiêu thụ tài

nguyên và tỉ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt theo đầu người. Dân thành thị ở
các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển
gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8kg/người/ngày; ở các nước đang
phát triển là 0,5kg/người/ngày. Chi phí quản lý rác thải ở các nước đang phát
triển có thể tới 50% ngân sách môi trường hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu huỷ
an toàn rác thải thường rất thiếu thốn, khoảng 30 – 60% rác thải đô thị không
được cấp dịch vụ thu gom. (Ngân hàng thế giới, 2018)
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải. Ở Việt
Nam, xử lý rác thải theo phương pháp chơn lấp vẫn là phổ biến, hiện có
khoảng 660 bãi chôn lấp tiếp nhận 20.200 tấn rác thải hàng ngày. Trong số
660 địa điểm xử lý chất thải này trên cả nước, chỉ có 30% được phân loại là
bãi chơn lấp hợp lệ (Ngân hàng thế giới, 2018). Phần lớn các bãi chơn lấp
khơng hợp vệ sinh: khơng có máy ép, hệ thống thu gom khí gas, xử lý nước rỉ
rác và hệ thống quan trắc môi, chủ yếu do thiếu kinh phí. Các bãi chơn lấp do
URENCO sở hữu và vận hành. Các công ty thu gom rác của bên thứ ba phải
trả phí vào cổng cho URENCO.

14


Tỉ lệ rác thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước
trên thế giới chủ yếu gồm: chôn lấp, tái chế, đốt, chế phân vi sinh (Bảng 1.2 )
Bảng 1.2: Tỷ lệ chất thải rắn xử lý bằng các phương pháp khác nhau
ở một số nước (ĐVT: %)
STT

Nước

Chôn lấp


Đốt

1

Canada

10

2

80

8

2

Đan Mạch

19

4

29

48

3

Phần Lan


15

0

83

2

4

Pháp

3

1

54

42

5

Đức

16

2

46


36

6

Ý

3

3

74

20

7

Thuỵ Điền

16

34

47

3

8

Thuỵ Sĩ


22

2

17

59

9

Mỹ

15

2

67

16

Tái chế Chế biến phân vi sinh

Nguồn: Bộ sức khoẻ và môi trường 2006
Bài học kinh nghiệm:
Để giải quyết được vấn đề rác thải sinh hoạt, cần phải có sự tham gia
tích cực của cộng đồng. Trong Active Programme 21 (Hội nghị Quốc tế Rio –
92 về môi trường và phát triển) cũng đã nhấn mạnh “các vấn đề môi trường
được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của dân chúng có liên quan ở cấp độ
thích hợp”, nhằm tăng quyền làm chủ và trách nhiệm cộng đồng trong việc
bảo vệ môi trường. Quốc hội nước CHNCND Lào đã ban hành Luật bảo vệ

mơi trường và có các bản dưới luật để hướng dẫn triển khai thực hiện. Tuy
nhiên, đối sánh với các nước phát triển đã nêu ở trên vấn đề thu gom rác thải
Lào vẫn cịn nhiều khó khăn và vướng mắc. Công tác thu gom rác thải sinh
hoạt tại các khu dân cư đô thị đã được nhà nước quan tâm, nhưng việc tổ chức
và đầu tư chưa đồng bộ. Tại các làng/huyện đã tổ chức được mạng lưới xe và

15


×