Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Dạy học chương sự điện li hóa học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin trong hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

DẠY HỌC CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI HÓA HỌC 11 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC
SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG HÓA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

DẠY HỌC CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI HÓA HỌC 11 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC
SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG HÓA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌCCHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC
Mã số: 8410212.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Minh Giang

HÀ NỘI – 2020




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: “Dạy học chương sự điện li hóa học 11 nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng một số ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong hóa học”, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình
của thầy cơ, gia đình, bạn bè.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, các cán bộ
quản lí trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội cùng tồn thể các thầy
(cơ) giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ
ích. Bên cạnh đó, giúp tác giả trưởng thành trong quá trình học tập tại trường và tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn thầy giáo PGS. TS. Phan Minh Giang đã tận tình hướng
dẫn, sửa bản thảo, bổ sung, góp ý kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành đề tài luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh
trường THPT Ân Thi – Hưng Yên và THPT Thủy Sơn – Hải Phòng đã tạo điều kiện
thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong q trình hồn thành đề tài luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã an ủi, quan tâm giúp đỡ
và động viên tác giả trong suốt quá trình làm đề tài.
Hà Nội, tháng 1 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Phượng

i


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

DH

Cơng nghệ thông tin
Dạy học

ĐC
GQVĐ
GV

Đối chứng
Giải quyết vấn đề
Giáo viên

HS
NL

Học sinh
Năng lực

NXB

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học

THPT
TN
TNSP


Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thể hiện các thành tố của năng lực ............................................................. 20
Bảng 1.2. Thể hiện các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho HS ........ 21
Bảng 1.3. Cấu trúc và biểu hiện của NL GQVĐ trong dạy học hóa học .................. 25
Bảng 1.4. Cấu trúc chung của q trình dạy học hợp tác nhóm................................ 29
Bảng 1.5. Ý kiến của thầy (cô) đã biết và sử dụng các ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong hóa học và tần suất sử dụng những ứng dụng công nghệ thơng tin này trong
q trình dạy học hóa học ............................................................................................... 36
Bảng 1.6. Ý kiến của thầy (cô) về sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong
những loại hình giờ dạy học hóa học ............................................................................ 37
Bảng 1.7. Ý kiến của thầy (cô) về việc sử dụng các ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong q trình dạy học hóa học giúp HS phát triển những năng lực....................... 37
Bảng 1.8. Ý kiến của thầy (cô) đã vận dụng những PPDH tích cực trong các giờ dạy
học hóa học có sử dụng các ứng dụng CNTT............................................................... 38
Bảng 1.9. Ý kiến của thầy (cô) về việc sử dụng những công cụ đánh giá để đánh giá
NL GQVĐ cho HS ............................................................................................................ 38
Bảng 1.10. Ý kiến của thầy cơ về những khó khăn trong việc giảng dạy để phát triển
năng lực GQVĐ cho HS THPT....................................................................................... 39
Bảng 1.11. Ý kiến của HS về nguyên nhân dẫn đến các em khơng thích học bộ mơn
hóa học .............................................................................................................................. 40
Bảng 1.12. Ý kiến của HS về hình thức và địa điểm giáo viên tổ chức dạy học thực
hành thí nghiệm hóa học ................................................................................................. 41

Bảng 1.13. Ý kiến của HS đã biết tới các phần mềm ứng dụng CNTT trong hóa học
............................................................................................................................................ 42
Bảng 1.14. Ý kiến HS về những hiệu quả khi sử dụng các ứng dụng trên thiết bị điện
tử vào giảng dạy để mơ phỏng thí nghiệm .................................................................... 43
Bảng 1.15. Ý kiến của HS về cách thức mà GV tổ chức giờ học mơn hóa học cho HS
để tìm hiểu thơng tin về việc phát triển NL GQVĐ ...................................................... 43
Bảng 1.16. Ý kiến của HS về cách thức mà HS giải quyết vấn đề trong các tình huống
học tập ............................................................................................................................... 44
Bảng 2.1. Các tiêu chí và mức độ đánh giá của năng lực GQVĐ ............................. 81
Bảng 2.2. Bảng tiêu chí các mức độ của việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
trong dạy học có ứng dụng CNTT .................................................................................. 84
Bảng 2.3. Phiếu tự đánh giá theo tiêu chí của HS về NL GQVĐ trong các bài giảng
có tích hợp các ứng dụng CNTT ..................................................................................... 86
Bảng 3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiêm sư phạm ............................................... 91
iii


Bảng 3.2. Kết quả điểm quan sát NL GQVĐ của HS lớp TN qua mỗi bài dạy ....... 96
Bảng 3.3. Kết quả điểm quan sát năng lực GQVĐ của học sinh lớp TN và ĐC..... 97
Bảng 3.4. Thống kê kết quả qua bài kiểm tra 15 phút của lớp 11A1 và 11A2 trường
THPT Ân Thi sau thực nghiệm ................................................................................................. 100
Bảng 3.5. Thống kê kết quả qua bài kiểm tra 45 phút của lớp 11A1 và 11A2 trường
THPT Ân Thi sau thực nghiệm .................................................................................... 101
Bảng 3.6. Thống kê kết quả qua bài kiểm tra 15 phút của lớp 11A1 và 11A3 trường
THPT Thủy Sơn sau thực nghiệm................................................................................ 101
Bảng 3.7. Thống kê kết quả qua bài kiểm tra 45 phút của lớp 11A1 và 11A3 trường
THPT Thủy Sơn sau thực nghiệm................................................................................ 102
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 15 phút (trường THPT
Ân Thi) ............................................................................................................................ 104
Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 45 phút (trường THPT

Ân Thi) ............................................................................................................................ 104
Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 15 phút (trường THPT
Thủy Sơn) ....................................................................................................................... 104
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 45 phút (trường THPT
Thủy Sơn) ....................................................................................................................... 105

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ MINH HỌA
Hình 1.1. App có nghĩa là gì? ........................................................................................ 11
Hình 1.2. Hướng dẫn tải và cài đặt ứng dụng Chemist – Virtual ChemLab ............ 12
Hình 1.3. Hướng dẫn tải và sử dụng ứng dụng Phet Simulations ............................. 13
Hình 1.4. Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Virtual Lab - Open Classroom ................. 14
Hình 1.5. Hướng dẫn tải và sử dụng phần mềm QUIZIZZ ......................................... 15
Hình 1.6. Hướng dẫn và sử dụng phần mềm ZOOM CLOUD MEETINGS ............. 16
Hình 1.7.

Sơ đồ cấu trúc chung của năng lực ........................................................... 20

Biểu đồ 1.1. Thể hiện tần suất mà GV đã từng thiết kế bài giảng hóa học có sử dụng
các phần mềm mơ phỏng thí nghiệm trên thiết bị điện tử ........................................... 35
Biểu đồ 1.2. Mức độ đánh giá của thầy (cơ) về vai trị của các ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong q trình dạy học hóa học .................................................................... 36
Biểu đồ 1.3. Mức độ đánh giá của thầy (cô) về tầm quan trọng trong việc hình thành
và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT hiện nay .................... 37
Biểu đồ 1.4. Mức độ đánh giá của thầy (cô) về NL GQVĐ của HS hiện nay........... 38
Biểu đồ 1.5. Thể hiện mức độ thích học bộ mơn hóa học của HS .............................. 40
Biểu đồ 1.6. Thể hiện mức độ thường xuyên được sử dụng các ứng dụng công nghệ
thông tin để mơ phỏng thí nghiệm trong mơn hóa học của HS .................................. 41

Biểu đồ 1.7. Thể hiện mức độ thích học của HS khi được sử dụng các ứng dụng công
nghệ thơng tin để mơ phỏng thí nghiệm hóa học ......................................................... 41
Biểu đồ 1.8. Thể hiện tần suất giáo viên môn hóa học sử dụng những ứng dụng cơng
nghệ thơng tin để mô phỏng bài học .............................................................................. 42
Biểu đồ 1.9. Thể hiện việc sử dụng các ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học đem
lại sự hữu ích cho HS ....................................................................................................... 42
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc bài học trong chương sự điện li ................................................... 47
Hình 2.1. Ảnh minh họa sử dụng ứng dụng PhET Simulations cho bài 1- Sự điện li53
Hình 2.2. Ảnh minh họa sử dụng ứng dụng PhET Simulations cho bài 1- Sự điện li54
Hình 2.3. Ảnh minh họa sử dụng ứng dụng Chemist – Virtual Chem Lab cho bài 2axit, bazơ và muối để chứng minh Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính ............................ 56
Hình 2.4. Ảnh minh họa sử dụng ứng dụng PhET Simulations cho bài 3- Sự điện li
của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ .......................................................................... 57
Hình 2.5. Ảnh minh họa sử dụng ứng dụng phet simulations cho bài 3- Sự điện li của
nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ ................................................................................. 58
Hình 2.6. Ảnh minh họa sử dụng ứng dụng open classroom cho bài 3- Sự điện li của
nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ ................................................................................. 58
v


Hình 2.7. Ảnh minh họa sử dụng ứng dụng phet simulations cho bài 3- Sự điện li của
nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ ................................................................................. 61
Hình 2.8. Ảnh minh họa sử dụng ứng dụng Chemist – Virtual Chem Lab cho bài 4Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li ............................................. 62
Biểu đồ 3.1. Cảm nhận của hs sau khi học xong chương “ sự điện li” có sử dụng
phần mềm ứng dụng CNTT mơ phỏng thí nghiệm theo phương pháp dạy học tích cực
............................................................................................................................................ 92
Biểu đồ 3.2. Sự tiến bộ năng lực GQVĐ của HS lớp TN qua mỗi bài dạy ............... 97
Biểu đồ 3.3. Sự tiến bộ NL GQVĐ của HS lớp TN so với lớp ĐC ............................. 98
Biểu đồ 3.4. Đường tích lũy phần trăm số HS đạt điểm xi trở xuống trong bài kiểm
tra 15 phút (trường THPT Ân Thi) .............................................................................. 102
Biểu đồ 3.5. Đường tích lũy phần trăm số HS đạt điểm xi trở xuống trong bài kiểm

tra 45 phút (trường THPT Ân Thi) .............................................................................. 102
Biểu đồ 3.6. Đường tích lũy phần trăm số HS đạt điểm xi trở xuống trong bài kiểm
tra 15 phút (trường THPT Thủy Sơn) ......................................................................... 103
Biểu đồ 3.7. Đường tích lũy phần trăm số HS đạt điểm xi trở xuống trong bài kiểm
tra 45 phút (trường THPT Thủy Sơn) ......................................................................... 103
Biểu đồ 3.8. Phân loại kết quả qua bài kiểm tra 15 phút (trường THPT Ân Thi) 103
Biểu đồ 3.9. Phân loại kết quả qua bài kiểm tra 45 phút (trường THPT Ân Thi) 103
Biểu đồ 3.10. Phân loại kết quả qua bài kiểm tra 15 phút (trường THPT Thủy Sơn)
......................................................................................................................................... 104
Biểu đồ 3.11. Phân loại kết quả qua bài kiểm tra 45 phút (trường THPT Thủy Sơn)
......................................................................................................................................... 104

vi


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. II
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ III
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ MINH HỌA............................. V
MỤC LỤC ....................................................................................................................... VII
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ ........................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 3
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3

5.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................... 3
5.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................................... 4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................................ 4
7.3. Phương pháp thống kê.............................................................................................. 4
8. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................... 4
9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 6
1.1. Sự định hướng, đổi mới của nền giáo dục Việt Nam hiện nay ....................... 6
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 8
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................................ 8
1.2.2. Tại việt nam ............................................................................................................. 9
1.3. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hóa học .................................................. 10
1.3.1. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ......................... 10
1.3.2. Giới thiệu một số ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học hóa học11
1.3.3. Vai trị của các ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học hóa học ...... 17
vii


1.3.4. Ưu, nhược điểm của việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học hóa học
............................................................................................................................................ 18
1.3.4.1. Ưu điểm ............................................................................................................... 18
1.3.4.2. Nhược điểm ........................................................................................................ 19
1.4. Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh .................................................. 19
1.4.1. Khái niệm năng lực .............................................................................................. 19
1.4.2. Cấu trúc và các thành tố của năng lực ............................................................. 20
1.4.3. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh................. 21

1.4.4. Các năng lực đặc thù của mơn hóa học ........................................................... 22
1.4.5. Đánh giá năng lực học sinh ............................................................................... 22
1.5. Năng lực giải quyết vấn đề.................................................................................... 24
1.5.1. Khái niệm ............................................................................................................... 24
1.5.2. Cấu trúc và biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề ................................... 25
1.5.3. Vai trò của việc vận dụng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học
............................................................................................................................................ 25
1.5.4. Biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thơng qua dạy
học hóa học ...................................................................................................................... 26
1.5.5. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ................................................................ 27
1.6. Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh THPT ........................................................................................... 27
1.6.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ........................................................... 27
1.6.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 27
1.6.2.2. Cấu trúc ............................................................................................................... 27
1.6.2.3. Yêu cầu ................................................................................................................ 28
1.6.2.4. Ưu và nhược điểm .............................................................................................. 28
1.6.2. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm ................................................................ 29
1.6.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 29
1.6.2.2. Cấu trúc ............................................................................................................... 29
1.6.2.3. Yêu cầu ................................................................................................................ 30
1.6.2.4. Ưu và nhược điểm .............................................................................................. 30
1.6.3. Phương pháp dạy học theo góc .......................................................................... 31
1.6.3.1. Khái niệm ............................................................................................................ 31
1.6.3.2. Cấu trúc ............................................................................................................... 32
1.6.3.3. Yêu cầu ................................................................................................................ 32
1.6.3.4. Ưu và nhược điểm .............................................................................................. 33
viii



1.7. Thực trạng của việc sử dụng các ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hóa
học vào giảng dạy để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tại
trường THPT. ................................................................................................................. 34
1.7.1. Mục đích điều tra.................................................................................................. 34
1.7.2. Nội dung điều tra .................................................................................................. 34
1.7.2.1. Điều tra trên GV ................................................................................................. 34
1.7.2.2. Điều tra trên HS ................................................................................................. 34
1.7.3. Đối tượng điều tra ................................................................................................ 35
1.7.4. Phương pháp điều tra .......................................................................................... 35
1.7.5. Kết quả điều tra ..................................................................................................... 35
1.7.5.1. Điều tra trên GV ................................................................................................. 35
1.7.5.2. Điều tra trên HS ................................................................................................. 40
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................... 45
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................... 46
XÂY DỰNG CÁC KẾ HOẠCH DẠY HỌC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH ...................................... 46
2.1. Vị trí – mục tiêu- cấu trúc, nội dung chương “sự điện li” – hóa học 11 ..... 46
2.1.1. Vị trí, mục tiêu phần chương ‘‘sự điện li” – Hóa học 11.............................. 46
2.1.2. Cấu trúc, nội dung chương ‘‘điện li’’ – Hóa học 11...................................... 47
2.1.3. Những chú ý về nội dung và phương pháp dạy học chương ‘‘điện li” – hóa
học 11 ................................................................................................................................ 48
2.2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
dạy học hóa học............................................................................................................... 49
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn các ứng dụng CNTT trong dh hóa học ...................... 49
2.2.2. Nguyên tắc sử dụng các ứng dụng CNTT trong dh hóa học ........................ 50
2.3. Quy trình sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học
............................................................................................................................................ 51
2.4. Sử dụng một số ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học hóa học
chương ‘‘điện li’’ nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. .. 52

2.4.1. Một số ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hóa học .................................... 52
2.4.2. Quy trình thiết kế các giáo án sử dụng một số ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong dạy học hóa học .................................................................................................... 62
2.4.3. Một số giáo án sử dụng các ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học hóa
học chương “Sự điện li” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
............................................................................................................................................ 63
ix


2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông
qua dạy học sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin trong hóa học ...... 81
2.5.1. Thiết kế các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
............................................................................................................................................ 81
2.5.2. Thiết kế phiếu đánh giá theo tiêu chí các mức độ của việc đánh giá năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh ....................................................................................... 84
2.5.3. Thiết kế phiếu khảo sát ý kiến của học sinh về mức độ phát triển năng lực
giải quyết vấn đề .............................................................................................................. 85
2.5.4. Thiết kế phiếu khảo sát ý kiến của học sinh về hiệu quả học tập của một số
ứng dụng công nghệ thông tin sau khi học xong các bài giảng. ............................ 87
2.5.5. Xây dựng các bài kiểm tra để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
............................................................................................................................................ 88
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................... 89
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................... 90
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................................................... 90
3.1. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............................. 90
3.1.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 90
3.1.2. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 90
3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 90
3.2. Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm............................................ 91
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................................. 91

3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 91
3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm......................................................................... 91
3.4. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm ............................................................... 92
3.4.1. Kết quả định tính .................................................................................................. 92
3.4.2. Kết quả đánh giá định lượng .............................................................................. 95
3.4.2.1. Kết quả thực nghiệm đánh giá năng lực GQVĐ của HS ........................... 95
3.4.2.2. Kết quả qua bài kiểm tra .................................................................................. 98
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 108
1. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 108
2. KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 110
PHỤ LỤC .................................................................................................................113

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật công nghệ, khoa
học giáo dục và sự cạnh tranh khốc liệt của rất nhiều lĩnh vực khác giữa các nước
trên thế giới đó là sự cạnh tranh về nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Bước vào
thế kỉ XXI, tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đều có xu hướng
chung là tiến hành đổi mới mạnh mẽ và cải cách nền giáo dục hiện đại hơn.
Cùng với việc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước thì nền giáo dục “trồng
người” là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Và để hướng đến một nền giáo dục
tiến bộ, hiện đại và bắt kịp xu hướng các nước trên thế giới thì nền giáo dục đã và
đang tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, hiện đại. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là chuyển từ nền giáo dục định hướng nội
dung sang định hướng phát triển năng lực (NL) người học nhằm đào tạo con người

có tri thức mới, sáng tạo, năng động và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tại
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI khẳng định: “Về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục
và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Như vậy, mục tiêu của
giáo dục Việt Nam hiện nay là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện và hơn nữa là
để chuẩn bị cho HS nghiên cứu sâu hơn ở các trường đại học, cao đẳng hoặc áp dụng
kiến thức vào thực tiễn.
Hiện nay, ngành công nghệ thơng tin (CNTT) ngày càng phát triển do đó việc
áp dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục thì
CNTT đã được ứng dụng trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập và đặc biệt sử
dụng các app phần mềm đã được lập trình sẵn để hỗ trợ việc giảng dạy và học tập.
Trong quá trình dạy học đối với những kiến thức trừu trượng, những nội dung mà HS
không thể hoặc khơng có điều kiện để quan sát trực tiếp thì việc ứng dụng CNTT là
một lợi thế. Với sự phát triển nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, hơn
nữa là sự ra đời của máy vi tính, điện thoại di động đã làm cho q trình nhận thức
của HS đơn giản hơn thơng qua những bài giảng điện tử, những ứng dụng CNTT liên
quan đến môn học. Việc sử dụng các thiết bị này khơng cịn xa lạ với giáo viên (GV)
và hầu hết các HS. Tuy nhiên, ở một số trường học những nơi kinh tế cịn khó khăn
thì việc ứng dụng CNTT còn hạn chế, hoặc là chưa ứng dụng được vào cơng tác
giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, địi hỏi GV phải sử dụng thành thạo máy vi tính
và am hiểu một số phần mềm mô phỏng các quá trình hóa học để sử dụng trong q
trình dạy học. Đặc biệt, GV cần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đó là chuyển
từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp phát huy được tính chủ
1


động, tích cực, tự học và khả năng vận dụng kiến thức của HS. Dạy học thông qua
các ứng dụng CNTT là một biện pháp giúp HS tiếp thu kiến thức trừu tượng, những
nội dung học tập mà HS không có điều kiện thực hành. Ngồi ra, cịn giúp HS rèn
luyện tính tích cực, chủ động, tư duy và phát triển các NL.

Trong các NL thì NL giải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những NL quan
trọng cần được quan tâm chú trọng hàng đầu ở trường trung học phổ thơng (THPT)
hiện nay và ở ngồi xã hội. Mà Hóa học là mơn khoa học lý thuyết, thực nghiệm và
ứng dụng cho nên việc dạy và học Hóa học không thể tách rời các môn khoa học tự
nhiên và thực tiễn. Do vậy, việc sử dụng các ứng dụng CNTT đã được lập trình sẵn
như ứng dụng mơ phỏng các thí nghiệm, ứng dụng trị chơi để củng cố kiến thức…
liên quan đến bộ mơn Hóa học sẽ gây hứng thú, kích thích HS tham gia các hoạt động
học tập, từ đó giúp HS nâng cao hiệu quả học tập và phát triển các NL cần thiết.
Trong chương trình Hóa học 11 chương “Sự điện li” có nhiều quá trình cần
được mơ phỏng, nhiều thí nghiệm cần phải làm mà các trường chưa có điều kiện làm
thực tế hoặc có điều kiện nhưng vì lí do khách quan mà không thực hiện được. Cho
nên, việc sử dụng các ứng dụng CNTT trong Hóa học giúp cơng việc giảng dạy của
GV trở nên dễ dàng hơn, HS không nhàm chán và cảm thấy hứng thú hơn khi tự
mình được làm thí nghiệm mơ phỏng trên các thiết bị thơng minh . Ví những lí do
trên nên tơi chọn đề tài: “Dạy học chương sự điện li hóa học 11 nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng một số ứng dụng công
nghệ thông tin trong hóa học”.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng, thiết kế một số kế hoạch dạy học chương “Sự điện li” Hóa học 11
dưới sự hỗ trợ của một số ứng dụng CNTT trong Hóa học nhằm giúp HS giải quyết
các tình huống trong học tập cũng như trong cuộc sống từ đó phát triển được NL
GQVĐ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ mơn Hóa học ở
trường THPT hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành tốt các mục đích nghiên cứu trên tơi đã xác định được các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn và sử dụng một số ứng dụng CNTT
trong dạy học Hóa học.

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về NL và NL GQVĐ.
2


+ Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng các ứng dụng CNTT trong Hóa học và phát
triển NL GQVĐ cho HS ở trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và trường THPT
Thủy Sơn, thành phố Hải Phòng.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, cấu trúc và những lưu ý khi dạy học chương “Sự
điện li” nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS.
- Nguyên tắc và quy trình sử dụng các ứng dụng CNTT trong DH Hóa học chương
“Sự điện li” – Hóa học 11 nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS.
- Xây dựng và thiết kế một số kế hoạch dạy học chương “Sự điện li” - Hóa học 11
nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS THPT.
- Xây dựng bản đặc tả, bài kiểm tra để đánh giá việc sử dụng một số ứng dụng CNTT
trong Hóa học vào việc việc giảng dạy.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NL GQVĐ cho HS THPT Ân Thi và trường THPT
Thủy Sơn.
- Chuẩn bị nội dung và tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) về việc sử dụng một
số ứng dụng CNTT trong Hóa học vào việc dạy học chương “Sự điện li” để đánh giá
tính khả thi của đề tài.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng các ứng dụng CNTT trong Hóa học vào dạy học chương “Sự điện li”
như thế nào để phát triển NL GQVĐ cho HS?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu GV sử dụng một số ứng dụng CNTT trong Hóa học để trực quan hóa các
nội dung bài giảng, hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá mơn Hóa
học sẽ đem lại sự hứng thú, tìm tịi, phát triển được các NL cho HS đặc biệt là NL
GQVĐ và góp phần làm nâng cao chất lượng dạy và học mơn Hóa học ở trường
THPT.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1. Khách thể nghiên cứu
Dạy học chương “Sự điện li” – Hóa học 11 ở trường THPT.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng và cách thức tổ chức dạy học một số bài giảng chương “Sự điện li”
trên cơ sở vận dụng một số ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học nhằm phát triển
NL GQVĐ cho HS THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong chương “Sự điện li” Hóa học 11

3


- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) tại trường THPT Ân Thi , THPT Thủy Sơn gồm 4
lớp 11 (2 lớp thực nghiệm (TN), 2 lớp đối chứng (ĐC)) và 16 giáo viên giảng dạy bộ
mơn Hóa học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tổng quan, tham khảo và hệ thống hóa các vấn đề lý luận được trình
bày ở các báo, sách, cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: các ứng dụng
CNTT trong Hóa học trên thiết bị điện tử thông minh trong dạy học, về dạy học phát
triển NL cho HS đặc biệt là NL GQVĐ trong dạy học Hóa học ở trường THPT, các
kiến thức, nội dung liên quan đến chương “Sự điện li”
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, quan sát, thu thập thơng tin : Phát phiếu thăm dị để điều tra
thực trạng việc sử dụng các ứng dụng CNTT trong Hóa học và phát triển NL GQVĐ
cho HS trong DH Hóa học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá tính khả thi của việc vận
dụng một số ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học chương “Sự điện li” – Hóa học
11 nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các giảng viên khoa sư phạm và

giáo viên Hóa học ở trường THPT.
7.3. Phương pháp thống kê
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học và ứng dụng khoa học sư phạm để phân
tích dữ liệu, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của các số liệu thu thập được từ kết quả
thực nghiệm sư phạm nhằm rút ra kết luận cần thiết của đề tài.
8. Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về một số ứng dụng CNTT trong Hóa học để
phát triển NL GQVĐ cho HS trong dạy học Hóa học.
- Đề xuất ngun tắc, quy trình vận dụng một số ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa
học chương “Sự điện li” lớp 11 nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS.
- Đề xuất quy trình và thiết kế một số kế hoạch dạy học sử dụng các ứng dụng CNTT
trong Hóa học để phát triển NL GQVĐ cho HS thơng qua chương “Sự điện li” –
Hóa học 11.
- Điều tra, đánh giá thực trạng việc sử dụng các ứng dụng CNTT trong Hóa học vào
việc dạy học và sự phát triển NL GQVĐ của HS trong quá trình dạy học Hóa học ở
trường THPT Ân Thi tỉnh Hưng Yên và THPT Thủy Sơn thành phố Hải Phòng.
- Thiết kế các tiêu chí và bộ cơng cụ đánh giá sự phát triển NL GQVĐ của HS.

4


9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu,kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục thì
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Xây dựng các kế hoạch dạy học sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học Hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

5



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sự định hướng, đổi mới của nền giáo dục Việt Nam hiện nay
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế
giới” là câu nói thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đối với vận mệnh và
phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì thực
trạng của nền giáo dục Việt Nam đang có nhiều hạn chế, vì vậy cần phải có sự định
hướng và đổi mới chất lượng giáo dục hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
quốc gia, trong đó có sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Mặt khác, nên đặt
ra các định hướng, đổi mới trọng tâm, cụ thể của giáo dục phổ thông để từng bước
thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà và để đáp ứng yêu cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký và ban hành Nghị
quyết tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI vào ngày 4/11/2013
đã đánh giá tình hình, nêu rõ nguyên nhân về những bất cập và yếu kém trong giáo
dục và đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Hiện nay, một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc
gia đó là nguồn nhân lực có chất lượng. Để được như vậy thì nền giáo dục cần phải
có sự định hướng và đổi mới một cách khoa học. Và nghị quyết số 29-NQ/TW đã chỉ
rõ cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo với ba lý do như sau:
Đầu tiên, qua ba lần cải cách và đổi mới trong những năm gần đây, về cơ bản
thì giáo dục đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Tuy nhiên, trong q trình phát
triển đó cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều điểm yếu kém, đặc biệt không đáp ứng
được u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và
những vấn đề gây bức xúc xã hội… Việc đổi mới giáo dục còn chưa đồng bộ, hiệu
quả thấp, có nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về đổi mới giáo dục đã từng mang
lại hiệu quả, nhưng nay trở nên không phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước,

cho nên cần được điều chỉnh lại.
Tiếp theo, trong tình hình hiện nay thì yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đặc biệt là chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế
theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh của cả trong khu vực và thế giới
nên đòi hỏi giáo dục cần phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh
chóng góp phần tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao. Như vậy, nếu
khơng đổi mới căn bản giáo dục - đào tạo thì nhân lực chẳng những không là động
lực phát triển, mà ngược lại sẽ là nhân tố cản trở sự phát triển của quốc gia.
6


Cuối cùng, sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật công nghệ, khoa học
giáo dục và sự cạnh tranh khốc liệt của rất nhiều lĩnh vực khác giữa các nước trên thế
giới. Thực chất của sự cạnh tranh này đó là về nguồn nhân lực và khoa học công
nghệ. Tất cả các nước trên thế giới khi bước vào thế kỉ XXI đều có xu hướng chung
là tiến hành đổi mới mạnh mẽ và cải cách nền giáo dục hiện đại hơn.
Do đó, nền giáo dục và đào tạo Việt Nam cần có sự định hướng và đổi mới
căn bản và toàn diện. Thứ nhất, đổi mới những vấn đề cốt lõi và cấp thiết từ tư duy,
quan điểm đến mục tiêu, chương trình giáo dục, hệ thống, cơ chế, các chính sách và
các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục. Thứ hai, đổi mới ở tất cả các cấp học và
trình độ đào tạo, ở mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Mục đích của
đổi mới nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, từ đó
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu
cầu học tập của nhân dân. Thứ ba, chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện về năng lực và phẩm chất của người học, hài hòa giữa dạy chữ, dạy nghề và dạy
người. Thứ tư, đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo từ cách làm phát triển không
những về quy mơ mà cịn phát triển cả về chất lượng và hiệu quả giáo dục; từ một
nền giáo dục cứng nhắc, lạc hậu phải xây dựng nền giáo dục có tính “mở”, liên thơng
giữa các cấp học, trình độ đào tạo, đảm bảo điều kiện cho mọi người dân được học
tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Thứ năm, đổi mới căn bản hình thức và

phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực,
khách quan. Thứ sáu, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm
dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục,
đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Thứ bảy, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thứ tám, đổi mới chính
sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của tồn xã hội; nâng cao hiệu
quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Thứ chín, nâng cao chất lượng, hiệu quả
nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa
học quản lý. Thứ mười, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
trong giáo dục và đào tạo. Vì vậy, để tiến hành thành cơng sự nghiệp đổi mới giáo
dục – đào tạo thì các cấp ủy, tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân tổ chức việc học
tập, quán triệt tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động thực hiện Nghị quyết 29.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, kiểm tra công tác chính trị, tư tưởng và việc
xây dựng nề nếp, kỷ cương trong các trường học, phát hiện và giải quyết dứt điểm
các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục.
Như vậy, việc định hướng, đổi mới nền giáo dục và đào tạo hiện nay có ý
nghĩa to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của nước ta. [35,36]
7


1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bộ mơn Hóa học là môn khoa học kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm nên
nó gắn liền với cuộc sống con người. Cho nên việc dạy học (DH) Hóa học đi đơi với
thực hành, làm thí nghiệm là mong muốn của nhiều GV. Để đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy, học tập mơn Hóa học phổ thơng theo hướng sử dụng các
ứng dụng CNTT trong Hóa học vào việc giảng dạy và phát triển NL GQVĐ cho HS
đã có một số đề tài nghiên cứu theo hướng trên như:
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu về phát triển NL và ứng dụng
CNTT trong dạy học của các nhà khoa học như: cuốn sách Franz E. Weinert, viện

Max Planck về tâm lí, Munich Đức (1999), “Definition and Selection of
Compentencies Concepts of Competence” đã trình bày các khái niệm như: NL; NL
nhận thức chung, NL nhận thức chuyên ngành, NL nhận thức, NL hành động, mơ
hình NL nghề nghiệp và tác giả cũng đã tổng quan, khái quát hóa các cách định
nghĩa khác nhau về NL, các vấn đề lí thuyết và thực tiễn trong sử dụng một cách
khoa học khái niệm về NL.
Nghiên cứu: “Definition and selection of kay competencies” do tổ chức các
nước kinh tế phát triển – OCED (2005) đã nghiên cứu cụ thể về các NL cần đạt cho
HS, các NL then chốt để hình thành và phát triển cho HS trong thời kì kinh tế tri thức
và đưa ra khái niệm về NL.
Ngoài ra, cịn các chương trình giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới đã
chú trọng phát triển NL.. Như chương trình giáo dục của Cộng hịa Liên bang Đức;
chương trình giáo dục Quesbec của Canada giúp HS tự chủ, có sắc thái cá nhân, có
thể tự xây dựng mục đích cho cuộc sống và chuẩn bị cho HS đóng góp xã hội.
Trong thời gian gần đây thế giới rất quan tâm việc đánh giá năng lực trong
giáo dục. Một số quốc gia như Cannada, Anh, Australia, Phần Lan...., một số tổ chức
như ARC (Assessment Research Centre), AAIA (The Association for Achievement
and Improvement through Asessment)..., một số tác giả như F. Dochy, A.Payne,
C.Cooper,...cũng đã quan tâm nghiên cứu về đánh giá NL. Đặc biệt, ở những năm
đầu thế kỉ XXI, các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD –
Organization for Economic Cooperation and Development) đã thực hiện chương
trình đánh giá HS phổ thơng Quốc tế (PISA – Programme for International Student
Assessment). Chương trình PISA được tiến hành đối với HS phổ thông ở lứa tuổi 15
và nội dung cuộc thi không trực tiếp kiểm tra nội dung chương trình học trong nhà
trường mà tập trung đánh giá năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình
huống đặt ra trong thực tiễn.
8


Các tài liệu về ứng dụng CNTT trong DH Hóa học ở trường phổ thơng xuất

hiện cịn ít hơn so với các môn khoa học tự nhiên khác. Các tác giả Davis Gardner
(1998), deidre McCann (2001)... đã đề cập một số ý tưởng, yêu cầu trong việc khai
thác thông tin Multilmedia từ các CD – Rom, Internet... nhằm giúp và tạo cơ hội cho
HS tiếp cận, trao đổi thông tin một cách đa dạng, tích cực giữa GV và HS, giữa HS
với nhau.
Ngồi ra, cịn có những tài liệu về việc ứng dụng CNTT vào DH như giáo
trình “Teach to the Furture” (DH cho tương lai) của tác giả Intel và bộ giáo trình
“Partner in Learning” của Microsoft.
1.2.2. Tại Việt Nam
- Nguyễn Thị Hồng Luyến (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh thông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương nhóm Nitơ-Hóa học 11 nâng
cao, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội. Luận văn đã làm
sáng tỏ vai trị của dạy học các chủ đề tích hợp trong việc phát triển NL GQVĐ cho
HS; Cơ sở và đề xuất nguyên tắc xây dựng nội dung các chủ đề tích hợp trong dạy
học hóa học; Đề xuất quy trình dạy học các chủ đề tích hợp trong dạy học chương
Nhóm Nitơ nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS; Xây dựng hệ thống 3 chủ đề tích
hợp và đề xuất một số biện pháp dạy học các chủ đề tích hợp để phát triển NL cho
HS; Xây dựng bộ công cụ đánh giá NL GQVĐ của HS.
- Nguyễn Thị Thắm (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua
dạy học chương Hóa học và phát triển kinh tế, xã hội,môi trường – lớp 12, Luận văn
thạc sĩ, trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội. Luận văn đã đề xuất một số biện
pháp nhằm rèn luyện phát triển NL GQVĐ của HS THPT; Thiết kế hệ thống giáo án
cách tổ chức các hoạt động và xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập tình huống chương
Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm phát triển NL GQVĐ
của HS THPT.
- Thùy Trang, Ứng dụng hiệu quả smartphone trong dạy học nơi vùng khó,
Báo giáo dục thời đại. Bài báo trên tác giả đã đưa ra: một cách nhìn nhận khác khi
cho học sinh được sử dụng điện thoại trong tiết học để phục vụ mục đích học tập
chính yếu và kết quả của việc ứng dụng nó trong q trình dạy và học.
- Ngọc Châu Vân, Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thơng qua dạy học hóa

học cấp trung học cơ sở, tạp chí giáo dục. Bài báo đã nêu ra khái niệm, cấu trúc, biểu
hiện của NL GQVĐ; Cách xây dựng bài tập GQVĐ trên lớp và cách xây dựng bài học
tích hợp GQVĐ của thực tiễn cuộc sống; Đưa ra các hình thức kiểm tra, đánh giá.
- Trần Thị Huế, Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
thông qua một số bài tập chương nhóm Nitơ (Hóa học 11 nâng cao), tạp chí Giáo dục.
9


Bài báo đã đưa ra khái niệm, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của
học sinh trung học phổ thơng; Bài tập hóa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo cho học sinh; Quy trình xây dựng bài tập giải quyết vấn đề; Sử dụng bài
tập giải quyết vấn đề trong DH; đã xây dựng và lựa chọn được hệ thống gồm 45 bài
tập để sử dụng trong quá trình dạy học chương Nhóm Nitơ - Hóa học 11 nâng cao,
hình thành và phát triển được năng lực cho HS, trong đó có NL GQVĐ & ST.
- Trần Minh Mẫn, Xây dựng thang đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn của học sinh trong dạy học mơn tốn ở trung học cơ sở, Tạp chí Giáo dục. Bài
báo đưa ra cơ sở lí luận về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS phổ
thông và xây dựng thang đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS trong
dạy học mơn Tốn ở trung học cơ sở.
- Phan Đồng Châu Thủy - Nguyễn Thị Ngân, Xây dựng thang đo và bộ công
cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh qua dạy học dự án, Tạp chí khoa
học. Bài báo đã góp phần làm phát triển những nghiên cứu về đánh giá NL, nghiên
cứu về thang đo và công cụ đo NL GQVĐ của HS, đã thiết kế thang đo NL GQVĐ
với quy trình 3 bước. Đặc biệt, bước kiểm tra độ giá trị của thang đo được thực hiện
khá kĩ lưỡng. Các công cụ đánh giá thông qua DH dự án được xây dựng bám sát các
tiêu chí trong thang đo và đảm bảo đánh giá tất cả các biểu hiện của NL GQVĐ.
Như vậy, thông qua một số cơng trình nghiên cứu, các bài báo trên thế giới và
tại Việt Nam ở trên tơi nhận thấy có nhiều tác giả đã nghiên cứu đến vấn đề phát
triển NL GQVĐ cho HS và ứng dụng công nghệ trong dạy học. Tuy nhiên, hướng
nghiên cứu về vấn đề vận dụng một số ứng dụng CNTT trong Hóa học vào việc

giảng dạy để phát triển NL GQVĐ hiện nay đang là vấn đề mới và rất cần thiết.
Trong bộ môn Hóa học cũng chưa có nhiều hướng nghiên cứu về đề tài này vì vậy
việc lựa chọn hướng nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực và thực tiễn cao. Những lí
do trên là cơ sở để tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học chương sự điện li hóa học
11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng một
số ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hóa học”.
1.3. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong Hóa học
1.3.1. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của KHKT và CNTT dẫn đến các thiết bị
thông minh dần ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như việc tìm hiểu, học tập,
nghiên cứu của chúng ta. Cùng với sự phát triển của các thiết bị thông minh, sự ra
đời ngày càng nhiều các ứng dụng giúp cho việc học, nghiên cứu của GV và HS với
các môn học cũng ngày càng dễ dàng hơn. Hàng ngày chúng ta sử dụng mọi thứ trên

10


máy tính, điện thoại, nhưng khơng mấy ai biết rằng ứng dụng CNTT đã giúp chúng
ta làm được tất cả mọi thứ. Vậy ứng dụng công nghệ thông tin là gì?
Theo nghị quyết 49/CP của chính phủ thì khái niệm công nghệ thông tin được
quy định rất rõ ràng như sau: “là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện
và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ
chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú
và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
Hình 1.1. App có nghĩa là gì?

Ứng dụng (viết tắt trong tiếng anh là Application) là các chương trình được viết
ra hay là các phần mềm đã được lập trình sẵn để chạy trên nhiều nền tảng khác nhau
như máy tính, điện thoại hoặc web.
Ví dụ: Trên máy tính, để soạn văn bản phải sử dụng phần mềm Microsoft Word là

ứng dụng để soạn thảo văn bản. Vậy Microsoft Word chính là ứng dụng; Trên thiết
bị thơng minh, khi muốn trị chuyện và nhìn thấy hình ảnh, gửi thơng tin phải cho cá
nhân khác thì ta có thể tải phần mềm Messenger về máy. Vậy messenger chính là
ứng dụng; Trên website, khi chúng ta muốn chỉnh sửa các hình ảnh online hoặc trị
chơi trên website, gửi tài liệu qua gmail cũng được gọi là app hay tên khác là ứng
dụng trên web.
Từ định nghĩa công nghệ thông tin và ứng dụng ta có thể định nghĩa ứng dụng
cơng nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc
lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
Vậy ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là việc sử dụng những phần
mềm ứng dụng CNTT để mơ phỏng thí nghiệm vào quá trình giảng dạy nhằm trang
bị cho người học những nội dung tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, nhân sinh quan và các
phương thức giải quyết vấn đề. [12, 13]
1.3.2. Giới thiệu một số ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học Hóa học
Sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ di động (như smartphones và
tablets) dẫn tới việc nở rộ các ứng dụng giáo dục, đặc biệt là các apps cụ thể như app
tiếng Anh, app Hóa học… có thể tải về trên các thiết bị di động, máy tính. Song song
với việc đó là ngày càng nhiều thầy cô lựa chọn kết hợp các apps dạy/ học cùng với
chương trình học trên lớp. Tương tự, các bậc phụ huynh cũng lựa chọn các apps này
11


để cùng con tự học ở nhà. Điều đó dẫn tới nhu cầu cấp thiết của việc đưa ra các tiêu
chí đánh giá các ứng dụng này nhằm mục đích để các thầy cơ và các bậc phụ huynh
có thể tự lựa chọn mobile app phù hợp cho các bạn HS.
Để tìm kiếm các ứng dụng CNTT về Hóa học chúng ta có thể truy cập vào các
cửa hàng ứng dụng Google Play trên điện thoại sử dụng hệ điều hành androi hoặc
ứng dụng Store nếu hệ điều hành là IOS hoặc có thể truy cập theo địa chỉ
rồi tìm các từ khóa “Chemitry”, “Beaker”... Khi đó

sẽ xuất hiện rất nhiều ứng dụng hỗ trợ cho mơn Hóa học. Đối với việc học tập và
nghiên cứu mơn Hóa học, cũng có một số ứng dụng rất hữu ích có thể hỗ trợ cho GV
trong việc dạy học cũng như hỗ trợ cho học sinh trong việc học tập, nâng cao hứng
thú của HS với mơn Hóa học. Qua q trình tìm hiểu, sử dụng và so sánh các tính
năng ưu, nhược điểm của các ứng dụng tơi xin trình bày một số ứng dụng mà tơi thấy
hữu ích nhất là:
Thứ nhất, ứng dụng CHEMIST – Virtual Chem Lab
Hình 1.2. Hướng dẫn tải và cài đặt ứng dụng CHEMIST – Virtual Chem

Bước 2: tiếp theo,
chọn ứng dụng
CHEMIST – Virtual
Chem Lab

Bước 1: gõ CHEMIST – Virtual
Chem Lab

Bước 4: giao diện phần mềm
thực hiện thí nghiệm

Bước 3: mua và
cài đặt ứng dụng
Bước 5: chọn chất vào dụng cụ phản ứng

Giới thiệu về ứng dụng:
+ Nó là giấc mơ của PTN ảo
12

Bước 6: thực hiện phản ứng



+ Được thử nghiệm với các thiết bị khác nhau trong PTN, thủ tục, hóa chất với đầy
đủ tự do, khơng cần mua hoặc làm sạch sau đó.
+ PTN ảo rất hoàn hảo để chúng ta thử nghiệm, khám phá, học tập…
+ Mơ phỏng thực tế: đổ hóa chất giữa các cốc; trộn chúng với một thanh thủy tinh;
kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế; hoặc hóa chất nhiệt với đầu đốt Bunsen như bạn làm
trong cuộc sống thực.
+ Có 17 thiết bị phịng thí nghiệm thiết yếu khơng chỉ dễ sử dụng mà cịn có thể đáp
ứng mọi u cầu khoa học của bạn.
+ Hơn 200 thuốc thử hóa học vơ cơ, hơn 60 hóa chất hữu cơ (có sẵn dưới dạng mua
trong ứng dụng). Bao gồm các tài liệu từ lớp học khoa học trẻ em cho đến hóa học
đại học.
+ Cơng cụ và cài đặt: có 6 công cụ tiện dụng trong thử nghiệm của bạn chỉ bằng một
cú chạm và kéo. Có thể thay đổi nhiệt độ PTN, đặt thành phần khơng khí hoặc thậm
chí tăng tốc thời gian.
+ Thí nghiệm Hóa học là niềm vui nhưng đơi khi khơng an tồn. Ở CHEMIST, bạn
có thể trải nghiệm hóa học đến gần mà khơng lo lắng.
+ Nó giúp học sâu hơn: CHEMIST tính tốn tất cả dữ liệu hóa học trong thí nghiệm
theo thời gian thực. Vì vậy, bạn có thể thấy những gì đang diễn ra trong cốc của bạn
khơng chỉ bằng mắt mà cịn bằng những con số chính xác.
Thứ hai, PhET Simulations
Hình 1.3. Hướng dẫn tải và sử dụng ứng dụng PhET Simulations

Gõ PhET Simulations

Chọn ứng dụng
PhET Simulations

Sau khi cài đặt xong, mở ứng dụng
và chọn thí nghiệm mơ phỏng liên

quan đến bài học.

Mua và cài đặt
ứng dụng.

13


×