Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN HỒNG HIỆP

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LỰA
CHỌN NHÀ THẦU VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NINH THUẬN, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN HỒNG HIỆP

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LỰA
CHỌN NHÀ THẦU VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT BÌNH THUẬN

Chun ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 8 58 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



TS. LƯƠNG MINH CHÍNH

NINH THUẬN, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả nghiên cứu và
các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và
dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích
dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Hiệp

i


LỜI CÁM ƠN
Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tài
liệu, cũng như tìm hiểu kiến thức thực tế. Nhưng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ,
đồng nghiệp, bạn bè cùng với sự nỗ lực của bản thân, luận văn đã hồn thành đúng thời
hạn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các giảng viên đã truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm vơ cùng bổ ích trong thời gian vừa qua.
Đặc biệt, Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành sâu sắc đến TS. Lương Minh Chính đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn cho Tơi trong suốt q trình hồn thành
luận văn.
Tơi đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả tâm huyết và khả năng của mình nhưng
trong điều kiện thời gian và năng lực hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.

Tơi rất mong nhận được những lời góp ý và chỉ bảo của q thầy cơ và đồng nghiệp để
Tơi có thể hồn thiện hơn trong nghiên cứu và công tác sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG ...........5

1.1 Lịch sử phát triển công tác đấu thầu và hợp đồng xây dựng trên thế giới và
Việt Nam ...................................................................................................................5
1.1.1

Lịch sử phát triển công tác đấu thầu và hợp đồng xây dựng trên thế giới ..5

1.1.2

Lịch sử phát triển công tác đấu thầu và hợp đồng xây dựng ở Việt Nam...6

1.2 Những thành công và hạn chế về lựa chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng cùng
với những thay đổi về hệ thống pháp luật ở Việt Nam...............................................8
1.2.1


Những thành công và hạn chế ....................................................................8

1.2.2

Những thay đổi về hệ thống pháp luật ở Việt Nam ..................................10

1.3 Tổng quan công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng xây dựng đối với các cơng
trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Bình Thuận ...............................................11
1.3.1

Vị trí địa lý của tỉnh Bình Thuận .............................................................11

1.3.2

Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế ......................................................11

1.3.3

Tình hình hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ........12

1.3.4

Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh ................................13

1.3.5 Quản lý hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng xây dựng đối với các
cơng trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Bình Thuận ..................................15
1.4 Những kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức đấu thầu và quản lý hợp đồng các
dự án .......................................................................................................................16
1.4.1


Kinh nghiệm một số nước trên thế giới ...................................................16

1.4.2 Kinh nghiệm thực hiện công tác đấu thầu và quản lý thực hiện hợp đồng ở
một số tổ chức trên thế giới..................................................................................17
Kết luận chương 1....................................................................................................21
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤU THẦU VÀ QUẢN
LÝ HỢP ĐỒNG ..........................................................................................................23
2.1

Cơ sở pháp lý và thực tiễn về đấu thầu và hợp đồng xây dựng.......................23

2.1.1

Cơ sở pháp lý về công tác đấu thầu và hợp đồng xây dựng .....................23

2.1.2

Cơ sở khoa học và thực tiễn .....................................................................27
iii


2.2 Vai trò, trách nhiệm của Ban quản lý dự án trong lựa chọn nhà thầu và quản lý
hợp đồng xây dựng ..................................................................................................28
2.2.1 Các mục tiêu căn bản công tác lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng xây
dựng nói chung ....................................................................................................28
2.2.2 Các mục tiêu cơ bản của cơng tác đấu thầu của Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng ..............................................................................................................30
2.2.3


Trách nhiệm của chủ đầu tư .....................................................................34

2.2.4

Trách nhiệm của bên mời thầu .................................................................35

2.2.5

Trách nhiệm của tổ chuyên gia ................................................................37

2.3 Yêu cầu về năng lực của Ban quản lý dự án trong công tác lựa chọn nhà thầu
và quản lý hợp đồng xây dựng .................................................................................38
2.3.1

Yêu cầu năng lực của tổ chức ..................................................................38

2.3.2

Điều kiện cá nhân ....................................................................................38

2.3.3 Điều kiện về cơ sở vật chất khi tổ chức đấu thầu qua hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia ........................................................................................................39
2.4

Phân tích hoạt động đấu thầu, quản lý hợp đồng của Ban quản lý dự án ........40

2.4.1

Hoạt động đấu thầu ..................................................................................40


2.4.2

Công tác quản lý hợp đồng ......................................................................40

Kết luận chương 2....................................................................................................41
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
BÌNH THUẬN ..........................................................................................................41
3.1 Giới thiệu về Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng cơng trình Nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn Bình Thuận .............................................................................41
3.1.1

Vị trí, chức năng ......................................................................................42

3.1.2

Nhiệm vụ và quyền hạn ...........................................................................43

3.2 Thực trạng công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng tại Ban quản lý dự án Đầu
tư xây dựng cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Bình Thuận ..............46
3.2.1 Tình hình thực hiện công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng trong thời gian
gần đây.................................................................................................................46
3.2.2

Một số tồn tại, hạn chế trong đấu thầu và quản lý thực hiện hợp đồng ....47

3.2.3


Nguyên nhân của những tồn tại ...............................................................47

3.2.4

Nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới ..........................................................56

iv


3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng
cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Bình Thuận về công tác lựa chọn
nhà thầu và quản lý hợp đồng xây dựng. .................................................................57
3.3.1 Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ tham gia
hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu và quản lý hợp đồng ......................................57
3.3.2 Cần chú trọng đặc biệt đến thu nhập, đời sống của cán bộ viên chức làm
công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng ................................................................59
3.3.3

Xây dựng quy trình quản lý dự án một cách hợp lý .................................59

3.3.4

Phát huy vai trò của Giám đốc quản lý dự án ..........................................64

3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng
xây dựng của Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng cơng trình Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn Bình Thuận. ....................................................................................67
3.4.1 Nâng cao hiệu quả kiểm sốt chất lượng tồn bộ các khâu trong quy trình
đấu thầu và quản lý hợp đồng một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt. ..........................67
3.4.2 Xác định chất lượng công tác thương thảo hoàn thiện hợp đồng là khâu

then chốt quyết định hiệu quả của công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng ..........72
3.4.3

Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác thương thảo hồn thiện hợp đồng 73

Kết luận chương 3....................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................92

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Đầu mối hồ chứa nước Sơng Móng, tỉnh Bình Thuận...................................48
Hình 2.2 Đầu mối hồ chứa nước Sơng Lịng Sơng, tỉnh Bình Thuận...........................53
Hình 2.3 Tràn xả lũ hồ chứa nước Sơng Dinh 3, tỉnh Bình Thuận ...............................55
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ...........................................................45
Hình 3.2 Dự án Kè bảo vệ bờ biển Đồi Dương, tỉnh Bình Thuận ................................54
Hình 3.3 Quy trình quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư .................................................61
Hình 3.4 Quy trình quản lý giai đoạn thực hiện đầu tư ................................................62
Hình 3.5 Quy trình quản lý thực hiện hợp đồng...........................................................63

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Quy định pháp luật về đấu thầu qua các thời kỳ ..........................................10
Bảng 1.2 Thực hiện nguồn vốn NSNN và trái phiếu chính phủ ..................................11
Bảng 1.3 Giá trị sản xuất xây dựng (GTSXXD) tỉnh Bình Thuận ..............................12
Bảng 1.4 Quy định về đấu thầu của tỉnh Bình Thuận .................................................15

Bảng 2.1 Quy định pháp luật hiện hành liên quan đến công tác đấu thầu và hợp đồng
xây dựng ......................................................................................................................24
Bảng 2.2 Nội dung công tác quản lý hợp đồng xây dựng ...........................................40
Bảng 2.3 Các dự án hồn thành khơng phát huy đúng năng lực thiết kế.....................52
Bảng 2.4 Các nguyên nhân chính làm điều chỉnh tổng mức đầu tư ...........................55
Bảng 3.1 Số gói thầu triển khai từ năm 2009 đến năm 2017.......................................46
Bảng 3.2 Những trách nhiệm của giám đốc dự án ......................................................64
Bảng 3.3 Nhiệm vụ của giám đốc quản lý dự án ........................................................65
Bảng 3.4 Nguyên tắc thương thảo hợp đồng ...............................................................73

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ban QLDA Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Cơng trình nơng nghiệp và PTNT Bình
Thuận
PTNT Phát triển nơng thơn
QLDA Quản lý dự án
ĐTXD Đầu tư xây dựng
CĐT Chủ đầu tư
BMT Bên mời thầu
QCĐT Quy chế đấu thầu

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để thực hiện cơng cuộc hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay đòi hỏi vốn đầu tư xây
dựng rất lớn chiếm tỷ trọng 30-40% GDP. Chi phí đầu tư vào lĩnh vực xây dựng ngày

càng tăng cao, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng GDP hàng năm và nhu cầu của xã hội. Đặc
biệt hiện nay Việt Nam nằm trong cộng đồng kinh tế ASEAN, tham gia hiệp định CPTPP
và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, thị trường quốc tế rộng mở đòi hỏi chất lượng
bộ máy quản lý của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần phải chuyên
nghiệp hơn, trình độ cao hơn và đảm bảo yếu tố cạnh tranh công bằng, công khai, minh
bạch và hiệu quả trong cơ chế thị trường đặc biệt là công tác đấu thầu và quản lý hợp
đồng.
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao
thầu và bên nhận thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng; là cơ sở
ràng buộc trách nhiệm giữa chủ đầu tư và nhà thầu,và trình bày: Phải biết cách trình bày, sử dụng từ ngữ một cách
khơn khéo, linh hoạt. Chẳng hạn, khơng nên nói vấn đề này mình có quan điểm khác mà
nên nói về cơ bản mình cũng nghĩ như vậy nhưng chỉ muốn nhấn mạnh thêm ý kiến
riêng hoặc cùng đề nghị hai bên thử lật lại vấn đề một lần nữa xem sao. Trước khi tiếp
tục đàm phán về giá cả, hai bên nên trao đổi xem xét thêm các yếu tố khác như lợi thế
cạnh tranh, khả năng sinh lời, giá trị vô hình hay điều khoản thanh tốn v. v. Nếu hai
bên nhìn thấy những lợi ích khác thì ấn tượng về giá cả sẽ khơng cịn q gay gắt khi
tiếp tục đàm phán.
Nghệ thuật đặt câu hỏi: Người đàm phán kinh doanh phải biết hỏi nhiều thay vì nói
nhiều. Người nào hỏi nhiều thì người đó sẽ có lợi thế, khơng chỉ về thơng tin mà cả về
tâm lý, về tính chủ động trong đàm phán. Những câu hỏi hợp lý khéo léo sẽ chứng minh
cho đối tác là mình ln ln lắng nghe, quan tâm đến điều họ đang nói. Chính trong
thời gian lắng nghe hai bên có thể phân tích tìm hiểu các động cơ, ý muốn của đối tác
đàm phán. Tuỳ từng trường hợp có thể đặt câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp. Câu hỏi trực
tiếp thường được đặt ra khi mới bắt đầu đàm phán, giúp giảm bớt khoảng cách giữa hai

81


bên đàm phán và có được nhiều thơng tin trước khi thật sự bắt đầu đàm phán. Các câu
hỏi gián tiếp cũng có thể là câu hỏi đón đầu, thường sử dụng ở những giai đoạn sau của

cuộc đàm phán thương thuyết. Khi cần làm rõ hay khẳng định một điều gì, nên đặt câu
hỏi cho đối tác chỉ cần trả lời có hay khơng. Tất nhiên phải thận trọng nếu đặt nhiều câu
hỏi loại này vì sẽ gây cho đối tác cảm giác bực mình khó chịu.
Biết giới hạn: Người đàm phán cần phải biết mình có thể được phép đi tới đâu, tự do
đàm phán tới giới hạn nào. Đâu là điểm thấp nhất mình có thể chấp nhận được? Đâu là
điểm mình khơng bao giờ thay đổi theo hướng có lợi cho đối tác? Biết được giới hạn
đàm phán, tức là sẽ biết được thời điểm phải ngừng hay chấm dứt đàm phán và chuyển
hướng, tìm phương án giải quyết khác. Không phải cuộc đàm phán thương thuyết thương
mại nào cũng dẫn đến thoả thuận hay ký kết hợp đồng. Người có khả năng đàm phán tốt
phải là người có đủ dũng cảm và quyết đốn, khơng ký kết một hợp đồng kinh doanh
nếu có thể gây bất lợi cho mình. Tuy nhiên, trên thực tế, đơi khi người đàm phán phải
biết "đánh đổi"- nếu thuận lợi cho mình ở một điểm thì đổi lại đối tác phải chấp nhận
thiệt thòi ở điểm khác. Để đàm phán thành công, không nên thực hiện cứng nhắc theo
nguyên tắc " được ăn cả , ngã về không".
Thỏa hiệp khi cần thiết: Để thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức,
tư duy sẵng sàng thoả hiệp nếu cần thiết. Có khi "một món quà nhỏ", một sự nhường
nhịn, chấp nhận nhỏ cho đối tác thì có thể đem lại cả một thương vụ "béo bở". Đàm
phán là một quá trình thường xuyên phải chấp nhận "cho và nhận", phải cân nhắc so
sánh, phải tranh luận và chờ đợi. Đừng nên để xuất hiện cảm giác lộ liễu có người thắng
và người thua sau cuộc đàm phán, nếu như chúng ta còn muốn tiếp tục kinh dioanh với
đối tác đó. Kết quả đàm phán là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai
bên. Vì vậy, khi đàm phán khơng chỉ chú ý cứng nhắc một chiều quyền lợi, mục đích
riêng của một bên mà phải chú ý đến cả nhu cầu của bên kia.
Tóm tắt và kết luận mỗi điểm đạt được trong thoả thuận: Để tránh cho những hiểu
lầm vô tình hay hữu ý và để tránh nội dung đàm phán, thương thuyết bị lệch hướng, nhà
đàm phán phải biết nhắc lại kết luận những điểm đã trao đổi, thống nhất giữa hai bên
trước khi chuyển sang nội dung đàm phán mới. Làm được điều đó tức là nhà đàm phán
đã chủ động điều tiết buổi thương thuyết. Những điểm chưa rõ có thể sẽ được giải quyết
82



khi được nhắc lại. Nếu khéo léo thì nhà thương thuyết có thể đưa cả hướng giải quyết
cho điểm nội dung đàm phán tiếp theo. Thực hiện việc nhắc lại và tóm tắt nội dung đã
đàm phán sẽ giúp cho nhà thương thuyết không xa rời mục tiêu đàm phán, q trình đàm
phán trở nên có hệ thống, bài bản và là cơ sở cho những lần đàm phán tiếp theo.
3.4.3.5 Những điều cần tránh để đàm phán không thất bại
Khơng có kế hoạch cụ thể: Cuộc đàm phán khơng có kế hoạch cụ thể định trước sẽ
khơng đem lại kết quả như mong muốn. Nếu có nhiều nội dung, lĩnh vực đàm phán thì
cần phải phân loại, sắp xếp trước để tránh lẫn lộn khi đàm phán.
Không thông báo trước nội dung đàm phán khi thoả thuận lịch đàm phán với đối tác:
Điều này có thể làm cho buổi đàm phán thương thuyết sẽ thất bại và nhiều khi thất bại
với lý do đáng buồn như nhầm nội dung đàm phán hay phía cơng ty đối tác cử nhầm
người ra đàm phán vì khơng rõ nội dung sẽ đàm phán.
Đưa hết tất cả thơng tin, lý lẽ trình bày thuyết phục ra ngay từ đầu buổi đàm
phán: Như vậy, chẳng khác gì nhà đàm phán đã "bắn hết đạn" ngay từ lúc đầu mà không
hiệu quả. Hãy sử dụng lần lượt các thông tin, lý lẽ thuyết phục của mình cho từng nội
dung hay từng thắc mắc tìm hiểu của đối tác. Nên nhớ rằng đối tác cần có thời gian để
tiếp nhận, "tiêu hố" các thơng tin trước khi bị thuyết phục để đi đến thống nhất trong
đàm phán.
Lảng tránh ý kiến phản đối hay nghi ngờ từ phía đối tác: Điều đó chỉ làm cho đối
tác càng có lý do khẳng định ý kiến phản đối hay nghi ngờ của họ và từ đó sẽ gây ra
định kiến trong suốt quá trình đàm phán. Vì vậy, cần phải hỏi lại thắc mắc của đối tác
và kiên nhẫn trả lời bằng tất cả các lý lẽ thông tin của mình.
Khơng chuẩn bị trước các giới hạn cần thiết khi đàm phán: Điều này đã hạn chế rất
nhiều phạm vi đàm phán khi khơng thể có những linh hoạt nhân nhượng trong chừng
mực có thể. Và như thế, khơng chỉ gây thất bại cho lần đàm phán thương thuyết sau này
mà còn tạo ra định kiến và báo trước thất bại cho cả những lần đàm phán sau.
Người đàm phán tìm cách áp đảo đối tác: Người đàm phán giỏi khơng tìm cách áp
đảo, dạy bảo đối tác mà nên tự đặt mình là người thể hiện tinh thần học hỏi khi đàm


83


phán. Khơng nên có những lời lẽ, cử chỉ mang tính áp đảo gây mất cảm tình, khó chịu
cho đối tác.
3.4.3.6 Xác định đấu thầu là thủ tục khởi đầu, hợp đồng là hành lang pháp lý trong
suốt quá trình thực hiện dự án
Nếu thủ tục đấu thầu là thủ tục khởi đầu của dự án, thì hợp đồng là hành lang pháp lý
giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong suốt q trình thực hiện dự án. Do đó, điều quan trọng
là quá trình đàm phán hợp đồng phải được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự chuẩn
bị đầy đủ, cơng phu, có sự trợ giúp của các chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm.
Có một thực tế là chủ đầu tư, bên mời thầu thường có xu hướng coi trọng thủ tục đấu
thầu mà lãng quên chuẩn bị cho cuộc đàm phán hợp đồng và các nội dung đàm phán.
Nhiều hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thì thấy các nội dung vơ cùng sơ sài, thậm
chí mâu thuẫn lẫn nhau giữa các điều khoản. Việc các điều khoản của hợp đồng thiếu
chi tiết và rõ ràng sẽ dẫn đến các kẽ hở để bất kỳ bên nào cũng có thể luồn lách nhằm
tạo lợi ích riêng cho mình. Nhiều hợp đồng chỉ sử dụng lại các điều khoản và quy định
đã có trong văn bản luật, mà thiếu đi các điều khoản ràng buộc được cụ thể hóa cho tình
huống và quan hệ giữa hai bên, cho yêu cầu của dự án. Tựu chung lại thì có thể cho
rằng, nhận thức về sự cần thiết của hợp đồng và sự ràng buộc bằng quy phạm hợp đồng
vẫn còn rất mơ màng và yếu ớt.
Theo đó, Chủ đầu tư và nhà thầu nên có sự chuẩn bị một cách tốt nhất cho quá trình đàm
phán, thương lượng hợp đồng, tìm hiểu kỹ càng các thơng tin lẫn nhau, về yêu cầu của
dự án, về thời gian và tiến độ triển khai dự án. Mỗi bên nên có sự tham vấn với các
chuyên gia pháp lý để soạn thảo ra một văn bản hợp đồng chặt chẽ, thống nhất và có khả
năng thực thi cao. Các chuyên gia pháp lý và chuyên gia đàm phán hợp đồng sẽ ngồi
cùng với khách hàng của mình để xây dựng và phác thảo chiến lược đàm phán, kịch bản
đàm phán và kỹ thuật sử dụng điều khoản nhằm tạo ra các lợi thế trong quá trình đàm
phán.
Và thêm vào đó, bên cạnh các điều khoản về quyền, về nghĩa vụ của mỗi bên, cần quy

định một cách chặt chẽ về thực thi quyền và nghĩa vụ, như giám sát thực hiện, phát hiện

84


vi phạm, thông báo vi phạm, xử lý vi phạm, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, chế tài
phạt hợp đồng, thay thế nhà thầu và bồi thường thiệt hại.
Sau khi kết thúc quá trình đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu ký kết và triển khai hợp đồng,
Bên giao thầu, bên nhận thầu, trong phạm vị quyền hạn và nghĩa vụ của mình có trách
nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng
đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận của hợp đồng bao gồm: Quản lý về chất lượng,
tiến độ công việc, khối lượng và quản lý giá hợp đồng, quản lý về an toàn lao động, vệ
sinh mơi trường và phịng chống cháy nổ, quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng. Việc
quản lý hợp đồng sau đấu thầu rất quan trọng, để các dự án tại Ban Quản lý dự án thực
hiện trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn cần thực hiện các giải pháp chính sau:
(1) Nâng cao chất lượng cơng tác chuẩn bị đầu tư:
Công tác chuẩn bị đầu tư là khâu quan trọng hình thành lên dự án. Để các dự án thực
hiện đảm bảo được tiến độ thực hiện, trước hết phải thực hiện tốt bước chuẩn bị đầu tư.
Để thực hiện được điều đó, cần chú trọng vào các công tác sau:
Cần lựa chọn được đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm cao, phối hợp chặt chẽ với
tư vấn giám sát để đảm bảo khắc phục nhanh các sự cố thi công hoặc để đôn đốc đơn vị
thi cơng đảm bảo đúng tiến độ.
Phân tích lựa chọn kỹ lưỡng các phương án trước khi lựa chọn dự án. Tránh tình trạng
đi vào thực hiện mới phát sinh những bất cập phải thay đổi lại phương án thực hiện.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từ khâu khảo sát địa chất, địa hình đến hồ sơ dự
án, thiết kế thi cơng, đảm bảo cơng trình khi xây dựng không phát sinh những điều chỉnh,
bổ sung gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án qua đó làm giảm hiệu quả nguồn
vốn đầu tư.
(2) Lập kế hoạch chi tiết về tiến độ cho từng giai đoạn, từng công việc và phải đảm bảo
thực hiện. Lập kế hoạch phải được kết hợp với công tác dự báo trước những bất lợi có

thể xảy ra làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án nhằm có phương án phịng bị trước.

85


(3) Bám sát các cơ quan thẩm định để đẩy nhanh tiến độ trình duyệt dự án, thiết kế bản
vẽ thi cơng, dự tốn cơng trình, kịp thời chỉnh sửa hoàn chỉnh các sai khác theo yêu cầu
đơn vị thẩm định để sớm phê duyệt dự án, thiết kế công trình để đưa vào xây dựng đảm
bảo thời gian và chất lượng.
(4) Tăng cường công tác quản lý dự án, tiến độ thi công đảm bảo, giám sát quản lý chặt
chẽ đảm bảo u cầu chất lượng cơng trình thi công. Tăng cường công tác giám sát nhà
thầu thi công, ngoài tư vấn giám sát tại hiện trường, Ban QLDA cử cán bộ kỹ thuật của
Ban theo dõi để nắm chắc tiến độ diễn biến của q trình thi cơng của nhà thầu, để cùng
phối hợp với tư vấn giám sát và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tháo gỡ những
vướng mắc kịp thời và đảm bảo tiến độ, chất lượng cơng trình thi cơng.
(5) Kiểm sốt chặt chẽ hạn chế phát sinh làm tăng khối lượng công trình thi cơng. Để
hạn chế khối lượng phát sinh tăng, ngay từ khâu khảo sát thiết kế lập báo cáo đầu tư,
phải lựa chọn phương án xây dựng tối ưu trong điều kiện địa chất, địa hình phù hợp,
đồng thời giảm thiểu tối đa việc di dời giải phóng mặt bằng với sự tham gia đóng góp
tích cực của cộng đồng dân cư, người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án.
(6) Thường xuyên thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư các cơng trình và thực
hiện báo cáo định kỳ theo quy định, thời gian báo cáo đảm bảo theo quy định. Phối hợp
với các ban ngành liên quan xem xét tình hình cụ thể của từng cơng trình để báo cáo, đề
xuất cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong việc thi cơng cơng
trình theo hợp đồng. Để nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng
sau đấu thầu cần phải tuân theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cụ thể và chi tiết của
từng gói thầu.
(7) Cơng trình làm đến đâu hồn thiện thủ tục nghiệm thu, thanh quyết tốn theo khối
lượng thi cơng đã hồn thành và bàn giao từng phần cơng trình đưa vào khai thác sử
dụng nếu có thể. Chủ động đề xuất, tham mưu với cấp quyết định đầu tư bố trí vốn đầy

đủ, kịp thời cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các cơng trình.
Ngồi những giải pháp cơ bản như trên, để nâng cao hơn nữa công tác quản lý thực hiện
các dự án và quản lý thực hiện hợp đồng, tác giả đề xuất thực hiện thêm các nhóm giải
pháp sau:

86


Đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án:
- Qua thực tế công tác quản lý dự án cho thấy, tiến độ thực hiện dự án có tầm quan trọng
đặc biệt. Do vậy cần quản lý chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án không chỉ trong giai đoạn
thi công mà trong tất cả các khâu của dự án đến khi nghiệm thu bàn giao cơng trình đưa
vào sử dụng và quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành. Xác định tầm quan trọng của
công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án, Ban QLDA dự án luôn đặt ra mục tiêu và nỗ
lực thực hiện các dự án được giao theo đúng tiến độ kế hoạch. Từ thực trạng nêu trên,
để đảm bảo tiến độ cho dự án xin đưa ra một số giải pháp chính như sau:
+ Cần nắm bắt rõ ràng mục tiêu của dự án, gắn mục tiêu của dự án với toàn bộ những
cơng việc của dự án từ đó lập kế hoạch chi tiết và phù hợp nhất với mục tiêu. Yêu cầu
các nhà thầu lập kế hoạch quản lý thời gian chi tiết và bám sát kế hoạch được phê duyệt
để đôn đốc nhà thầu thực hiện.
+ Thực hiện phân kỳ đầu tư các dự án có khối lượng và quy mơ lớn, rà sốt những hạng
mục chưa thật sự cần thiết để đề xuất cắt giảm hoặc giãn hoãn tiến độ, ưu tiên phân bổ
nguồn vốn cho một số công trình có thể xây dựng hồn thành ngay để bàn giao đưa vào
sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư. Qua đó hạn chế tình trạng dự án thực hiện khơng có
nguồn vốn dẫn đến chậm tiến độ.
+ Xác định các cơng việc có thể làm đồng thời, các cơng việc ưu tiên. Báo cáo định kỳ
tiến độ công việc; xác định đâu là điểm gây chậm tiến độ, cần tập trung vào các công
tác nào ngay để giải quyết vấn đề.
+ Thực hiện tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nhanh các thủ
tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để giải phóng mặt bằng xây dựng

cơng trình. Trong điều kiện nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều khó
khăn, cần tiếp tục đẩy mạnh cơng tác vận động nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng
để xây dựng cơng trình. Để thực hiện các nội dung trên, cần xây dựng được đội ngũ cán
bộ thực hiện cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng có năng lực, nắm bắt đầy đủ nội
dung căn bản các văn bản pháp lý của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, có các kỹ năng
về giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề và có khả năng thiết lập, xây dựng mối quan
hệ chặt chẽ với cán bộ giải phóng mặt bằng ở các địa phương.

87


+ Tổ chức họp định kỳ với các cán bộ quản lý dự án, đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu
thi công xây dựng để kịp thời đôn đốc tiến độ thực hiện và điều chỉnh tiến độ đảm bảo
đáp ứng được yêu cầu thời gian theo hợp đồng đã ký kết. Tăng cường công tác kiểm tra,
đôn đốc kết quả thực hiện đối với nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát, cán bộ quản
lý dự án của Ban QLDA. Thực hiện tốt việc ghi chép nhật ký cơng trình và nghiệm
thu khối lượng hồn thành theo từng tháng để làm căn cứ thực hiện các nội dung điều
chỉnh chi phí đầu tư phục vụ đẩy nhanh tiến độ thi công.
+ Đổi mới và nâng cao hiệu quả khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư. Đảm bảo giải
ngân kinh phí kịp thời cho nhà thầu để nâng cao năng lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện
dự án; nguồn vốn được giải ngân hết trong năm kế hoạch. Trong bối cảnh một số dự án
tại Ban Quản lý dự án hiện còn nợ tạm ứng nguồn kinh phí, mặt khác một số dự án đã
xây dựng hồn thành tuy nhiên chưa được bố trí nguồn vốn để quyết toán vốn đầu tư.
Trước thực trạng trên, Ban QLDA cần tập trung đôn đốc nhà thầu thi cơng đúng thời
gian đã cam kết để có khối lượng hồn ứng, kiên quyết khơng thanh tốn cho các nhà
thầu còn nợ ứng kéo dài và nhà thầu chậm lập hồ sơ quyết toán.
Trên cơ sở nguồn vốn được giao hàng năm, tập trung thanh tốn nợ các cơng trình đã
quyết tốn. Đối với cơng trình chuyển tiếp, ưu tiên bố trí vốn để thanh tốn nợ khối
lượng đã hồn thành, số vốn cịn lại lập kế hoạch thi cơng để không gây nợ đọng xây
dựng cơ bản. Đối với các nguồn vốn được giao kế hoạch theo giai đoạn, ưu tiên xử lý

dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, đồng thời lập kế hoạch thi công chi tiết tương ứng
số vốn cịn lại đảm bảo khơng gây nợ đọng để dự án nhanh chóng phát huy hiệu quả đầu
tư.
Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư cần chủ động bám sát cơ quan thẩm định quyết tốn và
đơn đốc nhà thầu hồn thiện hồ sơ trình quyết tốn. Tập trung đơn đốc các nhà thầu hồn
thiện hồ sơ thực hiện cơng tác quyết tốn dự án hồn thành đảm bảo thời gian theo quy
định. Những trường hợp chậm nộp hồ sơ quyết tốn các cơng trình cần thực hiện nghiêm
khắc các nội dung như: Không xem xét giao dự án đầu tư mới cho nhà thầu có cơng
trình, hạng mục cơng trình chậm nộp báo cáo quyết tốn; khơng bố trí vốn cịn thiếu cho
các dự án chậm nộp quyết toán từ 12 tháng trở lên.

88


Áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý hợp đồng. Việc áp dụng công nghệ
hiện đại vào các lĩnh vực quản lý dự án, quản lý hợp đồng sẽ tiết kiệm được về thời gian,
chi phí cũng như đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án. Sử dụng các phần mềm quản lý dự
án, quản lý kỹ thuật, quản lý tài chính, khai thác có hiệu quả mạng Lan và các chương
trình phần mềm ứng dụng khác tùy theo từng mục đích cụ thể sẽ giúp quá trình quản lý
dự án đầu tư đạt hiệu quả cao hơn, rút ngắn thời gian thực hiện.
Đối với các thông tin nội bộ cần có sự tập trung trong lưu trữ các thông tin của dự án,
các số liệu thống kê phải nhanh chóng được tổng hợp và phân tích theo các tiêu chí khác
nhau, báo cáo nhanh để nhanh chóng ra các quyết định khi có các vấn đề phát sinh.
Kết luận chương 3
Có thể nói, tổ chức đấu thầu và quản lý hợp đồng là một khâu quan trọng trong quản lý
dự án đầu tư, nó là nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tư của một dự án. Do vậy, việc
nâng cao chất lượng công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng là điều rất cần thiết hiện
nay. Trong chương 3, tác giả đã phân tích thực trạng cơng tác đấu thầu và quản lý hợp
đồng, những tồn tại, hạn chế đồng thời chỉ ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
chất lượng công tác tổ chức đấu thầu và quản lý hợp đồng tại Ban quản lý dự án ĐTXD

cơng trình Nơng nghiệp và PTNT Bình Thuận đồng thời cũng đưa ra những nội dung
cần thực hiện trong thời gian tới để nâng cao công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng tại
Ban QLDA.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng, Ban quản lý dự án
ĐTXD cơng trình Nơng nghiệp và PTNT Bình Thuận cần chú trọng cơng tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ làm công tác chuyên
trách, xây dựng quy trình quản lý một cách chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả. Đồng
thời cần xác định cơng tác thương thảo hồn thiện hợp đồng xây là một then chốt, có ý
nghĩa vơ cùng to lớn và quyết định hiệu quả công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng nói
riêng và cho nhiệm vụ quản lý dự án nói chung đồng thời giữ vai trị quyết định đến hiệu
quả đầu tư của dự án.

89


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng
xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Cơng trình nơng nghiệp và PTNT Bình
Thuận” là đề tài nghiên cứu với mục đích tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế tiến đến
giảm thiểu những tồn tại và góp phần hồn thiện quy trình thực hiện cơng tác đấu thầu
và quản lý hợp đồng xây dựng tại đơn vị. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận và thực
tiễn về lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng xây dựng. Trên cơ sở phân tích các vấn
đề cịn tồn tại, chưa chặt chẽ trong công tác đấu thầu và quản lý hợp đồng xây dựng hiện
nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả trong tổ chức đấu
thầu và quản lý hợp đồng xây dựng các dự án tại đơn vị.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với cấp có thẩm quyền
Các cơ quan, Nhà nước từ Trung ương, đến các địa phương phải thật sự quan tâm, coi
trọng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu, tranh chấp hợp đồng; phải

rút ra bài học từ một số “điểm nóng” về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu thầu và quản lý
hợp đồng. Hàng năm Chính phủ cần chỉ đạo Bộ, ngành cần tổ chức mở các lớp tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xây dựng cho cán bộ từ Trung ương
đến địa phương để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao theo sự phát triển của xã hội.
2.2. Đối với đơn vị tư vấn
Đơn vị tư vấn phải có trình độ chun mơn phù hợp với u cầu của gói thầu. Chun
gia tư vấn phải có chứng chỉ năng lực, bằng cấp trình độ chun mơn phù hợp.
Đơn vị tư vấn phải chịu trách nhiệm trước bên mời thầu về tính đúng đắn, chính xác,
khách quan đối với cơng tác chun mơn và hồn thành cơng việc theo hợp đồng đã ký.

90


Phải đề cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp, nghiêm túc thực hiện theo các điều khoản
quy định tại hợp đồng tư vấn, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn
2.3. Đối với các đơn vị thi công xây dựng
Các cơng trình XDCB sử dụng vốn NSNN là những cơng trình lớn có ý nghĩa kinh tế
xã hội quan trọng. Vì thế mà việc sử dụng vốn đầu tư sao cho hiệu quả nhất thể hiện ở
chất lượng cơng trình, thời gian thực hiện cơng trình và chi phí thực hiện cơng trình:
- Nhà thầu phải phát huy hết khả năng của mình về trình độ khoa học kỹ thuật, cơng
nghệ và các tiềm năng sẵn có khác hoặc liên danh với các nhà thầu khác để có đủ điều
kiện cạnh tranh với các nhà thầu khác.
- Phải đề cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp, nghiêm túc thực hiện theo các điều
khoản quy định tại hợp đồng xây lắp, hồn thành cơng trình đảm bảo kỹ, mĩ thuật.

91


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Roger Fisher − William Ury − Bruce Patton, Để thành công trong đàm phán Getting to yes., 2007.
[2] Chính Phủ, Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Hà
Nội, 2009.
[3] Quốc Hội 13, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013. Hà
Nội, 2013.
[4] Chính phủ, Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hà Nội:
Bộ xây dựng, 2015.
[5] Bộ xây dựng, Thông tư số 16/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn thực
hiện một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Hà Nội: Bộ xây dựng, 2016.
[6] Bộ xây dựng, Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ xây dựng quy
định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết
kế, dự toán xây dựng cơng trình. Hà Nội, 2016.
[7] Chính Phủ, Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng trong đó có chỉnh sửa bổ sung về điều kiện cấp
chứng chỉ hành nghề kiểm định. Hà Nội, 2017.
[8] Chính Phủ, Nghị định số 100/2018/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy
định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP., 2018.
[9] Michael K. Badawy, Developing Managerial Skills in Engineers and Scientists
Succeeding” - Tài liệu chính sử dụng cho môn học Quản trị kỹ thuật - Trường Đại
học Thủy lợi (Lê Văn Hùng và Lê Thái Bình dịch 2012 và rà soát 2017 lưu hành
nội bộ). New York: John Wiley & Sons, 1995.
[10] Chính phủ, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 15/8/2014 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Hà Nội, 2014.
[11] Chính phủ, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng. Hà Nội: Bộ xây
dựng, 2015.
[12] Chính phủ, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng. Hà Nội, 2015.
[13] Quốc Hội 13, Luật xây dựng số 50/2014/QH13. Hà Nội, 2014.

[14] Quốc Hội 13, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014. Hà
Nội, 2014.
[15] Chính Phủ, Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng. Hà Nội, 2009.

92


[16] UBND Bình Thuận, Quyết định số 1526/QĐ-UBND ngày 04/06/2009 Phê duyệt
TMĐT cơng trình sơng Móng., 2009.
[17] UBND Bình Thuận, Quyết định số 2414/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017
của UBND tỉnh Bình Thuận về thành lập BQLDA ĐTXD cơng trình nơng nghiệp
và PTNT., 2017.

93



×