Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy điện do công ty cổ phần điện việt lào làm chủ đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của mình. Các kết quả nghiên cứu và
các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và
dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích
dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Tú

i


LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian thu tập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay luận văn thạc sỹ kỹ
thuật “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện do
Cơng ty cổ phần điện Việt Lào làm chủ đầu tư ” đã được hồn thành.
Trước hết, tác giả bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới thầy cô giáo và cán bộ Trường
Đại học Thủy lợi, khoa Cơng trình và bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng đã
giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thiện nâng cao kiến thức và trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Nghĩa và TS. Đinh Thế
Mạnh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu, thông tin khoa học và giúp đỡ
tác giả vượt qua khó khăn để hồn thành luận văn.
Tác giả trân trọng cảm ơn Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Công
ty cổ phần điện Việt Lào đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn này.
Trong q trình thực hiện để hồn thành bài luận văn, tác giả khó tránh khỏi những
thiếu sót và rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô và cán
bộ đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện tốt hơn bản luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày ….. tháng 01 năm 2020


Tác giả

Nguyễn Đức Tú

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT

KẾ CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN....................................................................................4
1.1 Khái qt chung về quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện ....................4
1.2 Đánh giá chung về quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy điện ở Việt Nam.. .... 7
1.2.1 Chất lượng công tác khảo sát ..................................................................................7
1.2.2 Chất lượng thiết kế công trình đầu mối ................................................................ 14
1.2.3 Chất lượng thiết kế cơng trình trên Tuyến năng lượng ........................................21
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện .......24
1.3.1Yếu tố khách quan .................................................................................................24
1.3.2Yếu tố chủ quan .....................................................................................................25
Kết luận chương 1 .........................................................................................................27
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ

CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ........................................................................................ 28
2.1 Quy định của Pháp luật về quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện .......28

2.1.1Chất lượng cơng tác khảo sát ................................................................................28
2.1.2Chất lượng thiết kế cơng trình đầu mối .................................................................30
2.1.3Chất lượng thiết kế cơng trình trên Tuyến năng lượng .........................................33
2.2 u cầu kỹ thuật đối với cơng trình thủy điện ..................................................... 35
2.2.1Cơng tác khảo sát ...................................................................................................35
2.2.2Cơng trình đầu mối ................................................................................................ 41
2.2.3Cơng trình trên tuyến năng lượng..........................................................................47
2.3 Mơ hình quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện ...................................51
2.3.1Mơ hình kiểm tra chất lượng – I ............................................................................51
2.3.2Mơ hình kiểm sốt chất lượng – QC .....................................................................51
2.3.3Mơ hình đảm bảo chất lượng – QA .......................................................................52
2.3.4Mơ hình quản lý chất lượng toàn diện - TQC ....................................................... 53
Kết luận chương 2 .........................................................................................................54

iii


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT

KẾ CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN DO CƠNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN VIỆT LÀO LÀM
CHỦ ĐẦU TƯ ............................................................................................................ 55
3.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần điện Việt Lào ............................................ 55
3.2 Thực trạng về quản lý chất lượng thiết kế các cơng trình thủy điện tại Cơng ty cổ
phần Điện Việt Lào ....................................................................................................... 58
3.2.1Quản lý chất lượng công tác khảo sát ................................................................... 58
3.2.2Quản lý chất lượng thiết kế cơng trình đầu mối .................................................... 69
3.2.3Quản lý chất lượng thiết kế công trình trên Tuyến năng lượng ............................ 74
3.3 Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện do Công ty cổ

phần điện Việt Lào làm chủ đầu tư ............................................................................... 79
3.3.1Hồn thiện quy trình quản lý chất lượng cơng tác khảo sát .................................. 79
3.3.2Hồn thiện quy trình quản lý chất lượng thiết kế cơng trình đầu mối .................. 84
3.3.3Hồn thiện quy trình quản lý chất lượng thiết kế Cơng trình trên tuyến năng lượng
....................................................................................................................................... 89
Kết luận Chương 3 ........................................................................................................ 95
I.Kết luận

................................................................................................................... 96

II.Kiến nghị ................................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 98

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mơ hình đảm bảo chất lượng........................………………… ............ ……52
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Cơng ty cổ phần điện Việt Lào ............................... .........55
Hình 3.2: Đoàn khảo sát đi khảo sát thực địa tại khu đầu mối Dự án thủy điện
Xekaman4……………………...……………………………………………… . ……..56
Hình 3.3: Đơn vị khảo sát đang tiến hành đo đạc, khảo sát địa hình………… ………59
Hình 3.4: Xây dựng các mốc khống chế ở thực địa………………..…………… ……59
Hình 3.5: Đồn khảo sát đi khảo sát thực địa tại khu nhà máy dự án thủy điện
Xekaman4……………………...……………………………………………… . ……..61
Hình 3.6: Nhà thầu đang tiến hành khoan trên cạn tại vị trí nhà máy...……… ………63
Hình 3.7: Nhà thầu đang tiến hành khoan dưới nước tại tuyến đập…..………… ……63
Hình 3.8: Đi kiểm tra khu chứa lõn khoan tại hiện trường…………………… ……...64
Hình 3.9: Nhà thầu khảo sát thủy văn tại tuyến cơng trình……..…………… ..……...66
Hình 3.10: Quy trình quản lý chất lượng cơng tác khảo sát ……..…………… ……...80

Hình 3.11: Quy trình quản lý chất lượng thiết kế cơng trình đầu mối………… ……..85
Hình 3.12: Quy trình quản lý chất lượng thiết kế cơng trình trên tuyến năng lượng… 90

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quy định chiều dài đường thủy chuẩn hạng 3, 4, kỹ thuật… ................ …...36
Bảng 2.2: Số đường thủy trực trên một mặt cắt đo lưu tốc...... ................................... ..41
Bảng 2.3: Số điểm đo tốc độ dòng chảy trên một thủy trực.......... .......................... …..41
Bảng 2.4: Tần suất lưu lượng lớn nhất thiết kế và kiểm tra công trình đầu mối.. ...... ..42
Bảng 2.5 - Hệ số an toàn nhỏ nhất về ổn định của các hạng mục cơng trình và hệ cơng
trình - nền trong điều kiện làm việc bình thường..................................... .......... ...........45
Bảng 2.6 - Tần suất lưu lượng lớn nhất để thiết kế dẫn dòng thi công .... ........... ........46

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
(Xếp theo thứ tự A, B, C của chữ cái đầu viết tắt)
Công ty: Công ty cổ phần Điện Việt Lào
CNTK: Chủ nhiệm thiết kế
CĐT: Chủ đầu tư
CTTTNL: Cơng trình trên Tuyến năng lượng
CFRD: Đập đá đổ bê tông bản mặt
EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam
HĐTĐ: Hội đồng thẩm định
HĐQT: Hội đồng quản trị
Lào: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
MNDBT: Mực nước dâng bình thường

MNC: Mực nước chết
Nghị định 46: Nghị định số 46/2015/CĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ Việt Nam
về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng.
Nghị định 59: Nghị định số 59/2015/CĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ Việt Nam
về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
P.QLKTCN: Phòng Quản lý kỹ thuật công nghệ của VIETLAOPOWER
QLCLCTXD: Quản lý chất lượng công trình xây dựng
RCC: Bê tơng đầm lăn
TVTK: Tư vấn thiết kế
TVTT: Tư vấn thẩm tra

vii


TVGS: Tư vấn giám sát
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
VIETLAOPOWER: Công ty cổ phần Điện Việt Lào
Việt Nam: Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
VĐL: Vốn điều lệ

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Đất nước Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu điện năng
cho các ngành công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt tăng nhanh, mỗi năm nhu cầu tiêu thụ
điện tăng trên 15% trong khi các nguồn điện trong nước đang còn hạn chế, chưa đáp
ứng yêu cầu phụ tải. Trong bối cảnh đó, việc đầu tư phát triển nguồn thủy điện tại đất
nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng thủy điện và chi phí truyền tải

về Việt Nam thấp nhất là tại CHDCND Lào đã được Chính phủ Việt Nam cụ thể hóa
bằng việc ký kết với Chính phủ Lào Hiệp định Hợp tác phát triển các cơng trình năng
lượng và Mỏ ký ngày 19/12/2006 và các Hiệp định ký kết hàng năm từ năm 2011-:2015. Thực hiện chủ trương đó Cơng ty Cổ phần điện Việt Lào (VIETLAOPOWER)
đã và đang chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng 04 nhà máy thủy điện bao gồm Nhà
máy thủy điện Xekaman 1, Xekaman Sanxay, Xekaman 3 và Xekaman 4 đang chuẩn
bị đầu tư; 02 cơng trình đường dây truyền tải điện, bao gồm phần trên lãnh thổ Lào
Đường dây 230kV từ NMTĐ Xekaman 1 đến Pleiku 2, Đường dây 220kV từ
Xekaman3 đến Thạnh Mỹ. Để các dự án Điện đầu tư trên đất nước Lào được An toàn,
đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư thì công tác quản lý
kỹ thuật, chất lượng đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng tư vấn thiết kế phải khoa
học, chặt chẽ và thống nhất được đặt lên hàng đầu, từ đó các Chủ đầu tư trực tiếp quản
lý cơng trình trên đất Lào có cơ sở thực hiện việc kiểm soát chất lượng tư vấn thiết kế.
Các dự án thủy điện trước đây kể cả trong nước hoặc được đầu tư từ các nhà đầu tư
Việt Nam sang Lào, công tác quản lý chất lượng tư vấn thiết kế của các nhà đầu tư ở
Việt Nam chưa hồn thiện, dẫn đến cơng trình phát sinh khối lượng (cũng có thể bị sự
cố), chi phí thì vượt Tổng mức đầu tư quá nhiều dẫn đến Dự án không đạt hiệu quả
như mong muốn, mơ hình tài chính, dịng tiền thực tế của dự án khác xa với đồ án thiết
kế trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Qua q trình làm việc thực tế tại Cơng ty cổ phần Điện Việt Lào là Nhà đầu tư Dự án
thủy điện Xekaman 1, Xekaman Sanxay, Xekaman 3 với những kiến thức đã tích lũy
được trong q trình học tập, cùng nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn
đề này. Vì vậy, học viên chọn đề tài luận văn thạc sĩ là: “Nghiên cứu đề xuất giải
pháp quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện do Công ty cổ phần điện Việt Lào
làm chủ đầu tư”.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật nhằm quản lý

chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện do Công ty cổ phần điện Việt Lào làm chủ đầu
tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơng tác quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy
điện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy
điện do Cơng ty cổ phần Điện Việt Lào làm chủ đầu tư trong thời gian từ năm 2015
đến năm 2019.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận các cơng trình khoa học và các giải pháp kỹ thuật về cơng trình thủy điện;
Tiếp cận các quy định của pháp luật, hệ thống quản lý chất lượng đầu tư xây dựng
cơng trình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê;
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh;
Một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác để giải quyết các vấn đề của đề tài nghiên
cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần hệ thống các cơ sơ khoa học về quản lý chất lượng thiết kế các cơng
trình thủy điện.
2


5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ xây dựng quy trình quản lý chất lượng thiết kế các
cơng trình thủy điện do Cơng ty cổ phần Điện Việt Lào làm chủ đầu tư.

6. Kết quả đạt được
Đánh giá thực trạng về công tác quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện tại
Cơng ty cổ phần điện Việt Lào;
Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện do Công ty cổ
phần điện Việt Lào làm chủ đầu tư.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
1.1 Khái qt chung về quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện
Khái niệm về cơng trình thủy điện: Thủy điện là cơng trình tạo ra nguồn điện từ năng
lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước từ sự chênh
lệch địa hình hoặc xây đập dâng nước trong hồ để tạo ra cột áp, làm quay tuốc bin
nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của
nước hay dùng dòng chảy, lưu tốc của dòng nước để làm quay tuốc bin.
Phân loại cơng trình thủy điện được chia theo các cách sau:
+ Phân loại theo công suất lắp máy: gồm thủy điện nhỏ; thủy điện trung bình; thủy
điện lớn.
+ Phân loại theo điều kiện chịu áp lực nước thượng lưu: thủy điện lịng sơng; thủy điện
sau đập; thủy điện đường dẫn.
+ Phân loại theo cột nước của trạm thủy điện: gồm thủy điện cột nước cao; thủy điện
cột nước trung bình; thủy điện cột nước thấp.
+ Phân loại theo kết cấu nhà máy: nhà máy thủy điện có kết hợp xả lũ; nhà máy thủy
điện khơng kết hợp xả lũ; nhà máy thủy điện ngầm và nửa ngầm.
Tầm quan trọng của cơng trình thủy điện: có thể khẳng định rằng, những cơng trình
thủy điện được xây dựng trong những năm qua đã làm tốt sứ mệnh của mình là khai
thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia. Bên cạnh đó, các dự án này cịn mang lại lợi ích kinh tế tổng hợp, chống lũ,

chống hạn, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân,
đóng góp nguồn ngân sách to lớn cho Nhà nước và địa phương, giúp làm thay đổi bộ
mặt hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Vai trị của cơng trình thủy điện: Các nhà máy thủy điện đóng vai trị hết sức quan
trọng trong hệ thống điện quốc gia. Năm 1990, khi nguồn điện còn hết sức hạn chế,
4


tổng sản lượng điện của hệ thống đạt khoảng 8,7 tỷ kWh thì thủy điện đóng góp 5,4 tỷ
kWh, chiếm tỉ trọng 62%. Năm 2000, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 27,04 tỷ kWh
thì thủy điện cung cấp đến 14,537 tỷ kWh (54%). Năm 2010, toàn hệ thống phát được
100,07 tỷ kWh, thủy điện cung cấp 22,964 tỷ kWh (23%). Năm 2016, tổng sản lượng
điện của hệ thống là 182,9 tỷ kWh thì thủy điện cung cấp 43,465 tỷ kWh (23,76%),
vv… Qua một vài con số nêu trên để nói lên rằng, tuy đã có nhiều thay đổi về cơ cấu
nguồn điện và đa dạng hóa thành phần cung cấp nguồn điện, nhưng thủy điện vẫn
đóng vai trị chủ đạo trong việc cung cấp điện cho hệ thống, phục vụ phát triển kinh tế
– xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế [8].
Thủy điện đóng vai trị chính trong việc chống lũ cho đồng bằng sơng Hồng. Với dung
ích cực lớn của 3 hồ chứa Thủy điện Hịa Bình, Sơn La và Lai Châu trên sơng Đà lên
đến gần 25 tỷ m3 nước, có dung tích phịng chống lũ ở 2 hồ Hịa Bình và Sơn La (7 tỷ
m3), có khả năng cắt các con lũ hàng năm và giữ được mức nước ở Hà Nội dưới 13,6
m theo quy định. Việc phối hợp chống lũ liên hồ Hịa Bình, Sơn La, Tun Quang và
Thác Bà làm cho mực nước ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là Thủ đơ Hà Nội càng thêm
an tồn.
Hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ có dung tích chống lũ tương đối lớn nên nhiều năm nay đã
cắt được lũ cho hạ du, đặc biệt là Thành phố Vinh không bị ngập. Các hồ chứa thủy
điện trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, như: A Vương, Sông Tranh 2 và Sơng
Hinh, Sơng Ba, vv… mặc dù khơng có dung tích phòng lũ nhưng nhiều năm nay đã
vận hành theo đúng quy trình vận hành tích và xả nước, làm chậm lũ cho hạ du. Các
hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai, đặc biệt là hồ chứa Thủy điện Trị An

đã làm giảm lũ cho hạ du, đồng thời hạn chế xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi
khí hậu, nước biển dâng.
Các hồ chứa thủy điện cịn làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho hạ du. Vào mùa khơ,
hồ chứa Thủy điện Hịa Bình dành hàng tỷ m3 nước, chia làm nhiều đợt, cung cấp
nước tưới cho trên 800 nghìn ha ruộng lúa của đồng bằng sơng Hồng và trung du miền
núi phía Bắc. Hồ Hịa Bình cịn cung cấp nước sinh hoạt cho Thủ đơ Hà Nội. Ở miền
Trung, hồ chứa cơng trình Thủy điện An Khê – Kanăk có một ý nghĩa đặc biệt –
chuyển nước từ lưu vực thượng nguồn sông Ba ở Gia Lai sang lưu vực sông Kôn để bổ
5


sung nước tưới cho hàng nghìn ha ruộng lúa của các huyện Tây Sơn, Tuy Phước… của
Bình Định.
Hồ chứa Thủy điện Ialy với dung tích trên 1 tỷ m3 đã làm cho một vùng đất rộng lớn
của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum bớt khô hạn, cung cấp nước tưới cho hàng nghìn ha cà
phê, hồ tiêu. Hồ chứa nước Thủy điện Đại Ninh thông qua kênh dẫn và đường hầm áp
lực chuyển nước sông Đồng Nai từ vùng Đức Trọng (Lâm Đồng) qua nhà máy thủy
điện về vùng Sơng Lũy, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận để tưới cho hàng nghìn ha
lúa 2 vụ và chống hạn cho một vùng đất khơ cằn.
Cũng với biện pháp đó, cơng trình Thủy điện Đa Nhim đã chuyển nước từ thượng
nguồn lưu vực sông Đa Nhim qua nhà máy thủy điện về tưới và chống hạn cho vùng
Ninh Sơn (Ninh Thuận). Những việc làm như vậy của các cơng trình thủy điện vừa có
ý nghĩa nhân văn sâu sắc vừa phục vụ cho mục tiêu an ninh lương thực của đất nước.
Ngoài những ý nghĩa to lớn đã nêu ở trên, các nhà máy thủy điện cịn góp phần quan
trọng trong việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội ở nhiều địa phương, mang lại
nguồn thu ngân sách cho các tỉnh, xây dựng các khu tái định cư với đầy đủ cơ sở hạ
tầng như “điện, đường, trường, trạm”, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận
thanh niên trên địa bàn, tạo điều kiện để đồng bào vùng sâu, vùng xa tiếp xúc với tri
thức văn hóa mới…
Xây dựng thủy điện cần phải đồng bộ cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư xây dựng một số

tuyến đường giao thơng ngồi cơng trường. Kinh phí này khơng hề nhỏ, trung bình lên
tới 10% tổng mức đầu tư cơng trình thủy điện.
Khi làm thủy điện Tun Quang, Chủ đầu tư đã phải đầu tư mở rộng trên 100 km
tuyến đường từ quốc lộ 2 vào huyện Na Hang (Tuyên Quang). Khi xây dựng Thủy
điện Đại Ninh, Chủ đầu tư đã đầu tư mới tuyến đường nối từ quốc lộ 20 tại huyện Đức
Trọng xuống quốc lộ 1A tại huyện Bắc Bình, với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng. Khi kết
thúc xây dựng cơng trình, các tuyến đường này được bàn giao cho địa phương quản lý
sử dụng, góp phần mở rộng mạng lưới giao thơng địa phương.

6


Có thể khẳng định rằng, những cơng trình thủy điện đã làm tốt sứ mệnh của mình là
khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, góp phần đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia. Bên cạnh đó, các dự án này cịn mang lại hiệu ích kinh tế tổng hợp,
chống lũ, chống hạn, cung cấp nước tưới cho nơng nghiệp cũng như sinh hoạt của
nhân dân, đóng góp nguồn ngân sách to lớn cho Nhà nước và địa phương, giúp làm
thay đổi bộ mặt hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Tóm lại, cơng trình thủy điện đang giữ vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế
Quốc gia nên cơng tác đảm bảo chất lượng các cơng trình thủy điện đặc biệt là giai
đoạn thiết kế cơng trình. Vì vậy, để nghiên cứu tổng quan về cơng tác quản lý chất
lượng thiết kế các cơng trình thủy điện cần phải nghiên cứu, đánh giá chất lượng trên
các phương diện: cơng tác khảo sát, thiết kế cơng trình đầu mối và thiết kế nhà máy
thủy điện.
1.2 Đánh giá chung về quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy điện ở Việt
Nam
1.2.1 Chất lượng công tác khảo sát
Khái niệm về khảo sát xây dựng cơng trình thủy điện: Khảo sát cơng trình được hiểu là
cơng việc thị sát, đo vẽ, thăm dị, thu thập, thí nghiệm, phân tích để nghiên cứu và
đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng về địa hình, địa

mạo, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất cơng trình và các quá trình và hiện tượng địa
chất vật lý, khí tượng thủy văn, hiện trạng cơng trình để lập các giải pháp đúng đắn về
kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng các cơng trình thủy điện.
Các loại hình chính của khảo sát xây dựng để phục xây dựng các cơng trình thủy điện
gồm: khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, khảo sát thủy văn
1.2.1.1 Khảo sát địa hình
Khảo sát địa hình là nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm
dự kiến xây dựng các hạng mục cơng trình như cơng trình đầu mối, hồ chứa nước,
tuyến năng lượng, nhà máy, để phục vụ cho các cơng tác lập quy hoạch, thiết kế, tính
khối lượng đào, đắp cơng trình, để đưa ra phương án kiến nghị được tối ưu.

7


Quản lý chất lượng khảo sát địa hình cho các dự án thủy điện ở Việt Nam có liên quan
đến các mơ hình kinh tế đầu tư thủy điện, mục đích đầu tư, liên quan đến các nguồn
vốn để đầu tư như nguồn vốn của nhà nước đầu tư, nguồn vốn của tư nhân.
Đối với nguồn vốn của nhà nước, các chủ đầu tư đại diện cho nhà nước thường là của
EVN được điều hành bởi các Ban quản lý, để điều hành các thủy điện có cơng suất
lớn, ảnh hưởng đến cả nước, được đưa vào các dự án trọng điểm quốc gia như thủy
điện Hịa Bình cơng suất 1900 MW, Yaly công suất 720MW, Sơn La công suất
2400MW, Lai Châu công suất 1200MW, Tuyên Quang công suất 342MW..., cơng tác
khảo sát địa hình được triển khai trước đó rất nhiều năm, các quyết định phương án
khảo sát được Chính phủ, Bộ Cơng thương chỉ đạo rất sát sao, như thủy điện Hịa bình
triển khải trước khi khởi cơng khoảng 10 năm từ năm 1979, cơng trình thủy điện Sơn
La được khởi cơng vào năm 2005 nhưng trước đó 30 năm những chuyến khảo sát đầu
tiên đã được thực hiện bởi các chuyên gia viện Thủy điện và công nghiệp Moskva,
công ty Electricity and Power Distribution của Nhật Bản, Cty Designing Research and
Production Shareholding của Nga và SWECO của Thụy Điển [10]. Do đó cơng tác
quản lý chất lượng khảo sát địa hình được các bộ ngành và người dân rất quan tâm và

có kết quả chất lượng tốt, đảm bảo chất lượng cho từng giai đoạn đầu tư, các giai đoạn
thiết kế đều quản lý chất lượng theo đúng quy định hiện hành phù hợp với mục tiêu mà
đảng và nhà nước giao phó cho EVN. Cụ thể: cơng tác thu thập, phân tích, đánh giá tài
liệu hiện của quốc gia, các loại bản đồ có tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000 và 1/10.000… thu
thập hoặc mua từ cơ quan nhà nước các điểm tọa độ địa chính cơ sở, độ cao nhà nước
hạng cao hơn; Công tác lập lưới khống chế tọa độ như lưới tạm giác hạng III, hạng IV,
lưới đường truyền cấp 1, đường truyền cấp 2, các mốc này được làm rất cẩn thận, được
đúc bằng bê tơng, có tâm mốc bằng núm sứ chun dụng do Bộ Tài nguyên và Môi
trường sản xuất, trên mặt mốc có khắc chìm ký hiệu điểm, các mốc được chôn trên nền
đất ổn định và cao hơn mặt đất khoảng 5cm; Công tác lập lưới khống chế cao độ để
cung cấp độ cao nhà nước cho khu vực công trình cần phải đo dẫn hệ thống lưới thuỷ
chuẩn hạng IV, hạng III từ các mốc độ cao nhà nước có hạng cao hơn gần với khu vực
cơng trình có hạng I, hạng II, các mốc khống chế độ cao hạng IV này được đúc bằng
bê tơng, có núm sứ gắn trên tâm mốc, mốc được chơn chìm dưới đất, mặt mốc được
láng bê tơng, trên có nắp đậy và ghi ký hiệu mốc, lưới khống chế độ cao được đo bằng
8


máy thủy bình. Đo, vẽ bản đồ, bình đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 cho lịng hồ, 1/1000 cho
các khu phụ trợ lán trại, cơng trình tạm và 1/500 cho các vị trí đặt cơng trình chính.
Đo, vẽ các mặt cắt dọc, ngang sông khu vực tuyến đập, nhà máy, được các Ban quản
lý của EVN quản lý rất tốt, đạt chất lượng theo các yêu cầu kỹ thuật đề ra. Mặc dù vậy,
do đặc thù các dự án thủy điện có khối lượng khảo sát địa hình rất lớn, liên quan đến
nhiều vùng, huyện, tỉnh như thủy điện Huội Quảng cơng suất 520MW xây dựng trên
sơng Nâm Mu, có khu đầu mối thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu nhưng Nhà
máy thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La, khi khảo sát địa hình khu vực lịng hồ, cịn
tồn tại khi kiểm soát các điểm khống chế, các mốc đường chuyền cấp 1, cấp 2, các
điểm đo, khối lượng khu đầu mối có phát sinh, đây là một trong nhiều nguyên nhân
làm ảnh hưởng đến Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh đến 2 lần.
Đối với nguồn vốn của tư nhân, thường đầu tư xây dựng các cơng trình thủy điện vừa

và nhỏ, các chủ đầu tư là các công ty cổ phần, công ty tư nhân, quản lý trực tiếp chất
lượng khảo sát địa hình theo quy định của pháp luật, cơ bản chất lượng hồ sơ khảo sát
ở mức khá, chấp nhận được. Quản lý chất lượng khảo sát địa hình ở các dự án thủy
điện này thường được phân theo giai đoạn thiết kế. Đối với giai đoạn nghiên cứu tiền
khả thi, thiết kế sơ bộ công tác khảo sát địa hình gần như khơng nhiều khối lượng, làm
tắt để đánh giá xem hiệu quả dự án đến đâu, các nhà TVTK thường được chủ đầu tư
cung cấp một bản đồ 1/50.000 hoặc 1/25.000 khu vực công trình để tính tốn kiểm tra
lưu vực, sau đó đi thực địa xem xét. Một số nhà đầu tư tư nhân cẩn thận hơn, trong giai
đoạn khảo sát sơ bộ đã đi thực địa xem xét kiểm tra, độ chênh cao giữa tuyến đập và
nhà máy bằng đo trắc dọc địa hình, để kiểm tra cao độ cơng trình với mốc quốc gia, sử
dụng các máy GPS cầm tay, có độ sai số 1-5m, nhưng ở giai đoạn sơ bộ có thể chấp
nhận được, kết hợp với cao độ của ảnh hàng khơng để TVTK có thể chọn ra được các
thơng số cơng trình để nghiên cứu và tính tốn hiệu quả của dự án. Đến giai đoạn
nghiên cứu khả thi, các chủ đầu tư đã quan tâm hơn đến chất lượng khảo sát địa hình,
đã cho đo vẽ bình đồ tồn bộ cơng trình nhưng tỷ lệ lớn 1/2000 để đánh giá tổng thể
dự án, xây dựng các mốc khống chế độ cao, khống chế mặt bằng khu vực dự kiến đặt
cơng trình. Đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật, các điểm đo, đường chuyền được tăng dày
thêm để đảm bộ kết quả đo địa hình được tin cậy. Mặc dù vậy một số dự án thủy điện
nhỏ, của các Công ty tư nhân đầu tư không bài bản, khối lượng khảo sát địa hình thực
9


tế không được quan tâm đúng mức, dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quản và chất
lượng của dự án. Nhiều dự án phải thay đổi tổng mức đầu tư do phát sinh nhiều khối
lượng, do khi đo vẽ bản đồ các điểm đo bị giảm, các mốc khống chế thưa như đo vẽ
bản đồ tỷ lệ 1: 500 đường đồng mức 0,5 m khu vực vùng tuyến đập, nhà máy khoảng
cách điểm đo trung bình cách nhau từ 5m đến 7m nhưng do khơng có giám sát hoặc
chủ đầu tư giao thầu khảo sát địa hình với giá thấp lên các điểm đo sẽ thưa từ 10-15m.
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 đường đồng mức 2,0 m vùng lòng hồ khoảng cách giữa
các điểm mia chi tiết trung bình cách nhau từ 25m đến 30m, với những chỗ địa hình

phức tạp, chia cắt, các điểm mia chi tiết được lấy dầy hơn nhằm thể hiện đầy đủ, đúng
các yếu tố địa vật, địa mạo, các vùng sạt cũng như vách đá lấy đỉnh vách và chân vách
không được đánh dấu, không được quan tâm. Nguy hiểm hơn cả là phần lịng sơng
được đo trực tiếp bằng sào, những chỗ sâu được đo bằng dây thả quả động nhưng
không được kiểm chứng, chất lượng thấp dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án
thủy điện. Các mặt cắt ngang của sông tại tuyến đập không được đo vẽ thực tế mà
được cắt từ bình đồ, do vậy khi xây dựng đường Q=f(h) không đảm bảo chất lượng.
1.2.1.2 Khảo sát địa chất
a. Về áp dụng các phương pháp khảo sát
Các phương pháp khảo sát địa chất cơng trình để thu thập thông tin về các điều kiện
địa chất cơng trình thơng thường bao gồm: Đo vẽ, lập bản đồ địa chất cơng trình;
Khoan, đào thăm dị; Thăm dị địa vật lý; Thí nghiệm hiện trường (CPT, SPT, xuyên
động, nén hông lổ khoan, cắt, nén trong hố đào, đổ nước, hút nước, ép nước trong hố
khoan,...); Thí nghiệm trong phịng.
Khi khảo sát địa chất cho các cơng trình thơng thường có thể chỉ áp dụng một hoặc hai
phương pháp khảo sát nhưng đối với các đập thủy điện, nên kết hợp nhiều phương
pháp để có kết quả bổ sung cho nhau, kiểm tra lẫn nhau. Nên tăng cường thí nghiệm
hiện trường và trong phương pháp này nên thực hiện kết hợp nhiều loại thí nghiệm, ví
dụ, nén tĩnh với nén hông lổ khoan; xuyên tĩnh với SPT...
Về quản lý chất lượng công tác khảo sát, cũng như khảo sát địa hình, khảo sát địa chất
các cơng trình thủy điện ở Việt Nam được phân ra theo mơ hình đầu tư của từng chủ

10


nhân. Với các dự án mà chủ đầu tư, nguồn vốn là của nhà nước như các thủy điện lớn,
trọng điểm của quốc gia như thủy điện Hịa Bình, Sơn La, Yaly, Lai châu... công tác
quản lý chất lượng khảo sát được thể hiện như sau:
Đo vẽ lập bản đồ địa chất cơng trình: là cơng tác phân chia, nghiên cứu và truy đuổi ở
thực địa tất cả các yếu tố đặc trưng cho điều kiện địa chất cơng trình và biểu thị chúng

trên bản đồ. Yếu tố quan trọng nhất của điều kiện địa chất cơng trình là đất đá, cho
nên, trước hết cần phải phát hiện và biểu thị trên bản đồ sự phân bố của các loại đất đá.
Khi khảo sát địa chất khu vực, trong mặt cắt địa chất phân ra các phức hệ: trầm tích kỷ
Đệ Tứ, hệ tầng phủ - gồm đá trầm tích, đá nguồn núi lửa khơng hoặc ít bị biến vị và
các thể macma xuyên cắt nó (đây là các loại đá của lớp phủ nên cổ và trẻ xuất lộ ra
trên mặt đất, hoặc được trầm tích Đệ Tứ che phủ); phức hệ uốn nếp – gồm đá biến
chất, đá nguồn núi lửa và đá trầm tích bị biến vị cùng đá macma xuyên cắt chúng (đây
là móng uốn nếp của các nền xuất lộ ta trên mặt đất, hoặc bị che phủ bởi các tổ hợp
khác nhau của đất đá thuộc những hệ tầng phủ và trầm tích Đệ Tứ) [7].
Khoan khảo sát: Khoan là dạng công tác thăm dò phổ biến nhất khi khảo sát xây dựng,
cho phép giải quyết được nhiệm vụ địa chất chung (liên qua đến nghiên cứu cấu trúc
địa chất của lãnh thổ) và những nhiệm vụ riêng (nghiên cứu các chi tiết cấu trúc địa
chất, các điều kiện địa chất thủy văn, tính chất cơ lý của đất đá, điều kiện phát sinh các
quá trình địa chất động lực, vv.. Những phương pháp khoan phổ biến nhất gồm có:
Lấy lõi, đập cáp, chấn động, xoắn, đập – xoay thủ công. Khoan lấy lõi và khoan đập
cáp có hiệu quả hơn cả khi khảo sát xây dựng, vì đảm bảo được đầy đủ hơn các yêu
cầu. Khoan lấy lõi áp dụng được cho bất kỳ đất đá nào và thực tế là ở bất cứ độ sâu
nào để giải quyết các nhiệm vụ địa chất cơng trình. Nó là phương pháp hầu như duy
nhất để khoan đá cứng và đá nửa cứng (sử dụng các mũi khoan hợp kim cứng, kim
cương hoặc bi; khoan khan hoặc có rửa bằng nước hoặc dung dịch sét) [7].
Đào hố thăm dị: Cơng tác đào cho tài liệu chính xác nhất về đất đá. Ở các giai đoạn
khảo sát đầu tiên thường chỉ đào các hố và rãnh nhỏ, nơng. Khi thiết kế các cơng trình
quan trọng như đường hầm, đập, nhà máy thủy điện ... thì dùng hố thăm dị bằng,
giếng sâu, v..v Nói chung, khối lượng cơng trình khai đào khi khảo sát xây dựng,

11


chiếm khơng q 10% khối lượng thăm dị. Tài liệu địa chất cơng trình hố đào được
lập trên cơ sở quan trắc trực tiếp tất cả các thành hố đào [7].

Thăm dò bằng phương pháp địa vật lý: phương pháp thăm dò địa vật lý cho phép giải
quyết một phạm vi rộng lớn các nhiệm vụ chung và riêng; có kết quả khi đất đá trong
phạm vi các trường vật lý (môi trường địa chất) khác nhau rõ rệt về trạng thái vật lý
(độ ẩm, mức độ phá hủy, nứt nẻ, cactơ hóa, v..v) và về các tính chất (điện trở suất, mật
độ, tốc độ truyền sóng đàn hồi, độ từ cảm, v..v). Trong thực tế khảo sát xây dựng hiện
nay các phương pháp địa vật lý sau thường được áp dụng là các phương pháp thăm dò
điện, địa chấn và hạt nhân.
Lấy mẫu đất đá: Phải lấy mẫu thật đại diện, đủ cho tồn bộ thí nghiệm cần thiết, kể cả
những thí nghiệm lặp. Yêu cầu về độ tin cậy của các chỉ tiêu phụ thuộc vào giai đoạn
khảo sát, kiểu loại cơng trình. Mẫu ngun trạng có thể có dạng hình trụ (đường kính
khơng nhỏ hớn 90 mm đối với đất loại sét và loại cát; không nhỏ hơn 200cm và chiều
dài tổng cộng 0,8-1,0 m đối với đất hịn lớn).
Thí nghiệm trong phịng: để xác định được các chỉ tiêu cơ lý của các mẫu đất, đá được
lấy từ lỗ khoan và hố đào, được đưa về thí nghiệm trong phịng. Các chỉ tiêu vật lý bao
gồm: Thành phần hạt, độ ẩm thiên nhiên, khối lượng thể tích, khối lượng riêng; Đối
với đất cát, nếu lấy được mẫu nguyên trạng và xác định được khối lượng thể tích thiên
nhiên, thì có thể xác định được hệ số rỗng, độ chặt lớn nhất. Các chi tiêu cơ học của
đất bao gồm: hệ số nén lún, modum tổng biến dạng, sức chống cắt (đối với đất dính –
gồm góc ma sát trong xấp xỉ góc mái dốc thiên nhiên – góc nghỉ). Đối với đá, phải
nghiên cứu lát mỏng để xác định thành phần thạch học, các chỉ tiêu vật lý, các chỉ tiêu
cơ học: Nén một trục (nở hông tự do), tách vỡ, kéo, đôi khi cả lún nữa [7].
Với các dự án tư nhân phần lớn là các dự án thủy điện nhỏ, công tác quản lý chất
lượng không được chỉnh chủ, đầy đủ như các dự án lớn nhưng vẫn đảm bảo theo quy
định của Nghị định 46 về quản lý chất lượng. Mặc dù vậy một số dự án thủy điện nhỏ
trong giai đoạn nghiên cứu khả thi đã chỉ khảo sát địa chất một trong những công việc
như dự án thủy điện lớn của nhà nước như, khảo sát tuyến đập khoan 02 đến 03 hố
khoan, không đo địa vật lý tuyến năng lượng, khu nhà máy khoan 01 hố và vẽ lên các
12



mặt cắt và bản đồ mô tả địa chất công trình khu vực dự án, chất lượng các kết quản
đánh giá kết cấu địa chất này thường được đánh giá bằng những lần đi quan sát bề mặt,
kết hợp với kết quản khoan và đo địa vật lý với số liệu giới hạn, do đó cơng tác đánh
giá và khảo sát địa chất của các dự án thủy điện do tư nhân quản lý thường có chất
lượng khơng đảm bảo. Một số dự án khi mở móng ra mới phát hiện các đứt gãy, địa
chất yếu không cho phép đặt móng cơng trình, do vậy TVTK phải quyết định chuyển
tuyến cơng trình, khi đó chi phí đã bỏ ra và thời gian sẽ làm dự án thủy điện chậm tiến
độ và khơng chủ động được các kế hoạch dịng tiền, chi phí tài chính mà chủ đầu tư
cần huy động để giải ngân cho dự án, dẫn đến dự án thủy điện khi đầu tư sẽ kém hiệu
quả, cần phải có thời gian để khảo sát lại, đánh giá tốn bộ tính khả thi của dự án.
1.2.1.3 Khảo sát thủy văn
Mục đích của việc khảo sát thủy văn khi thiết kế và xây dựng đập và nhà máy thủy
điện là nghiên cứu dung lượng của hồ chứa và chế độ dịng chảy của con sơng. Với các
dự án thủy điện do EVN đầu tư, hồn tồn vốn nhà nước, cơng tác khảo sát thủy văn
rất được coi trọng, được khảo sát với thời gian dài cụ thể: Theo dõi chế độ dòng chảy
là nhiệm vụ của việc đo mực nước, một phần đặc biệt của địa chất thủy văn. Trong đó
cần theo dõi sự thay đổi của mực nước sơng, đo độ sâu lịng sơng, tốc độ và hướng
dịng chảy, đo lưu lượng dịng chảy của sơng. Chế độ dịng chảy của sông không
những thay đổi theo năm, theo mùa mà cịn thay đổi liên tục, vì thế việc theo dõi mực
nước được tiến hành thường xuyên trong một thời gian dài để có thể xác định được
những đặc trưng của dòng chảy một cách đáng tin cậy. Để tiến hành đo mực nước
người ta phải xây dựng hàng loạt các trạm đo và theo dõi dọc sông. Các trạm đo mực
nước thường có hai loại: Đóng cọc và cột mia. Khi dùng loại cột mia, mực nước sông
được xác định bằng cách đọc số trên mia ít nhất mỗi ngày một lần vào cùng một thời
điểm trong ngày. Khi sử dụng loại cọc đóng, ta tiến hành đóng một số cọc theo dõi mặt
cắt ngang bờ sông từ mép nước thấp lên trên bờ. Số lượng cọc phải dự tính đủ để theo
từ mức nước thấp nhất cho tới mức nước cao nhất. Chênh cao giữa các đầu cọc lân
cận trong khoảng 60 – 80 cm. Độ cao các điểm mia và các đỉnh cọc được xác định từ
những điểm độ cao đặc biệt bố trí ngồi vùng ngập nước gần với những trạm theo dõi
mực nước. Để xác định lưu lượng nước ở một mặt cắt ngang nào đó cần phải biết diện

tích mặt cắt ướt và tốc độ dịng chảy. Tốc độ dịng chảy thơng thường được xác định
13


bằng lưu tốc kế, cịn diện tích mặt cắt ướt được xác định theo sơ đồ mặt cắt đã được
lập trên cơ sở đo độ sâu lịng sơng và đo thủy chuẩn thềm sông cũng như dộ dốc bờ
sông [7].
Việc đo sâu lịng sơng kết hợp với kết quả đo cao mực nước cho phép xác định được
độ cao của các điểm chi tiết địa hình đáy sơng mà cụ thể là độ sâu của các điểm đo
sâu. Để tiến hành đo sâu, ta lập các mặt cắt ngang đo sâu vng góc với hướng dịng
chảy, các mặt cắt ngang này được đóng dấu bởi ít nhất 2 điểm trên mỗi bờ sông.
Khoảng cách giữa các mặt cắt ngang đo sâu không được lớn hơn 2 cm ở tỉ lệ cần đo
vẽ. Việc đo sâu có thể được thực hiện theo phương pháp đo đơn từng điểm nhờ sào đo
sâu hoặc đo liên tục nhờ các máy đo sâu. Phương vị và vị trí khởi đầu của mặt cắt
ngang đo sâu được xác định nhờ đo nối với các điểm khống chế ở trên bờ. Trong
trường hợp đo đơn từng điểm người ta bơi thuyền ngang sông theo hướng đã chọn, tại
những điểm đo sâu trên mặt cắt người ta đồng thời báo hiệu để các máy kinh vĩ trên bờ
giao hội xác định vị trí điểm đo sâu. Khi dùng máy đo sâu không nhất thiết phải lập
các mặt cắt bởi vì máy đo sâu sẽ ghi liên tục sộ sâu đo được trên dòng bơi và định kỳ
xác định vị trí con tàu các máy đo sâu áp dụng nguyên lý dùng sóng âm để đo khoảng
cách [7].
Với các dự án thủy điện nhỏ và vừa, với nguồn vốn là các doanh nghiệp nhận đầu tư,
các ngân hành thương mại... công tác khảo sát thủy văn cũng triển khai theo từng giai
đoạn theo thực tế đầu tư và dùng các số liệu mà các trạm thủy văn lưu vực hiện có
hoặc trạm thủy văn tương tự gần khu vực dự án cơng trình để tính tốn chuyển đổi.
Thơng thường, khi đầu tư một dự án thủy điện, đến mùa kiệt hàng năm chủ đầu tư
cùng TVTK đi khảo sát thực tế tại thực địa để đo lưu lượng dòng chảy thực đo ở tháng
kiệt nhất. Với lưu lượng Qkiệt thực đo này, TVTK sẽ tính tốn với với các chuỗi dòng
chảy ở lưu vực tương tự để đánh giá các số liệu thủy văn cần tính tốn cho dự án thủy
điện cần đầu tư với số liệu thực đo hiện có để ra được các số liệu dịng chảy năm,

lượng mưa, dòng chảy lũ và lưu lượng bùn cát của dự án mình dự kiến đầu tư.
1.2.2 Chất lượng thiết kế cơng trình đầu mối
Cơng trình đầu mối thủy điện là các hạng mục cơng trình ở vị trí khởi đầu của hệ
thống tích trữ nước và điều tiết nước để phát điện cho nhà máy thủy điện. Hồ chứa
14


nước được tạo bởi các Đập dâng nước, đập tràn xả nước và được vận hành theo quy
trình vận hành hồ chứa.
Các dự án thủy điện dù lớn hay nhỏ, thuộc các nguồn vốn nhà nước hay tư nhân, thì
cơng tác thiết kế và quản lý chất lượng thiết kế các cơng trình đầu mối phải thực hiện
trong cơng tác thiết kế cơng trình đầu mối bao gồm các cơng tác:
1.2.2.1 Cơng tác tính tốn khí tượng thủy văn
Từ các số liệu thu thập được từ các trạm thủy văn tại lưu vực hoặc lưu vực tương tự và
kết quả khảo sát thủy văn tại hiện trường, tư vấn thiết kế sẽ nghiên cứu và tính tốn để
ra các kết quả phục vụ tính tốn thủy năng và thiết kế cơng trình, quy mơ hồ chứa,
phương án dẫn dịng thi công. Cụ thể kết quả nghiên cứu thủy văn như sau:
+ Vị trí địa lý, đặc trưng hình thái lưu vực, đặc tính lưu vực về địa hình, địa mạo
+ Tài liệu khí tượng thủy văn, thời gian quan trắc, độ dài chuỗi số liệu. Đặc điểm khí
hậu lưu vực gồm nhiệt độ khơng khí; Độ ẩm khơng khí; Gió; Chế độ mưa; lượng bốc
hơi.
+ Đặc trưng thủy văn gồm đặc điểm sơng ngịi, chế độ dịng chảy thể hiện thời gian
mùa khơ, mùa mưa trong năm. Xác định dịng chảy năm thiết kế thường theo các
phương pháp là phương pháp lưu vực tương tự và phương pháp kéo dài tài liệu theo
mơ hình Tank sau đó phân tích với diện tích lưu vực tới tuyến cơng trình đầu mối sẽ
chọn được dịng chảy năm để tính tốn thiết kế thường ký hiệu là (Q0). Xác định chuỗi
dòng chảy tháng và đường duy trì lưu lượng ngày đêm.
+ Dịng chảy lũ: Dòng chảy đỉnh lũ được xác định theo các phương pháp sau: phương
pháp Xokolopxki khi dòng chảy lớn nhất quan trắc tại trạm thuỷ văn ngắn, sẽ không
dùng để tính tốn trực tiếp đỉnh lũ thiết kế từ tài liệu thực đo mà dùng phương pháp

Xokolopxki để tính tốn ra lưu lượng đỉnh lũ theo các tuần suất thiết kế. Phương pháp
triết giảm là sử dụng lưu vực tương tự để tính triết giảm cho cơng trình từ trạm Thuỷ
văn với chuỗi số liệu lũ tin cậy có lưu vực tương tự để tính. Từ các phương pháp tính
tốn khác nhau, bộ môn thủy văn của TVTK sẽ lựa chọn kết quả tính tốn lưu lượng
đỉnh lũ cho tuyến đầu mối và tuyến nhà máy ứng với các tần suất lũ khác nhau.

15


+ Xác định tổng lượng lũ thiết kế: Sử dụng tài liệu trích lũ của trạm thủy văn có lưu
vực tương tự để tính tốn tổng lượng dịng chảy lớn nhất 1 ngày, 3 ngày và 5 ngày.
Xác định quá trình lũ thiết kế: Từ tài liệu trích lũ của các trạm thủy văn có lưu vực
tương tự để tính tốn, lựa chọn được trận lũ đại biểu có đỉnh và lượng lũ lớn làm trận
lũ điển hình để thu phóng thành đường q trình lũ thiết kế.
+ Dịng chảy lũ thi cơng: Dịng chảy lũ thi cơng được tính cho các tháng mùa kiệt, theo
phân mùa khô ở tuyến nghiên dự kiến bố trí cơng trình đầu mối. Đỉnh lũ thi cơng được
chọn có lưu lượng lớn nhất để phục vụ dẫn dịng thi cơng ứng với các tần suất thiết kế
và xác định được lưu lượng chặn dòng khi đóng cống dẫn dịng tích nước hồ chứa
thường vào đầu mùa kiệt hàng năm.
+ Dòng chảy bùn cát: khi dự án cơng trình có trạm thủy văn đo dịng chảy bùn cát thì
sử dụng chuỗi số liệu đo để tính tốn. Khi trên lưu vực khơng có trạm thủy văn quan
trắc bùn cát, việc tính tốn các đặc trưng bùn cát phải dựa vào trạm tương tự. Sử dụng
bản đồ phân vùng bùn cát để đánh giá lượng bùn cát lơ lửng đến hồ, chọn độ đục trung
bình của trạm thủy văn tương tự từ đó tính ra được tổng lưu lượng bùn cát lắng đọng
trong hồ theo thời gian, tuổi thọ của hồ chứa.
+ Đường quan hệ lưu lượng - mực nước: Cơ sở cho việc xây dựng các đường quan hệ
này là từ kết quả đo đạc địa hình như mặt cắt dọc, mặt cắt ngang đoạn sơng nghiên cứu
tại tuyến cơng trình đầu mối dự án thủy điện, bình đồ tỷ lệ 1/10000, 1/50000, các tài
liệu điều tra hệ số nhám lịng sơng, điều tra lũ tại các tuyến dự án như đường mặt nước
lũ điều tra, đường mặt nước hiện tại, lưu lượng điều tra. Đường quan hệ và tọa độ

Q=f(H) tuyến đập và tuyến nhà máy thủy điện
1.2.2.2 Tính tốn Thủy năng
Từ các số liệu địa hình xác định được đặc trưng hồ chứa có đường quan hệ hồ chứa tại
tuyến cơng trình W – F - Z gồm dung tích, diện tích mặt hồ và cao trình. Số liệu và
kết quả tính tốn thủy văn có được lưu lượng dịng chảy trung bình năm Q0, đường
duy trì lưu lượng trung bình ngày đêm, các số liệu khí tượng thủy văn để tính tổn thất
bốc hơi và đường quan hệ lưu lượng mực nước Q=f(H) tuyến đập và tuyến nhà máy
thủy điện.
16


Kết quả tính tốn thủy năng:
+ Xác định được ngun tắc điều tiết hồ chứa là điều tiết nhiều năm, năm, mùa, quý,
tháng, tuần hay ngày đêm.
+ Xác định được dung tích hồ chứa bao gồm tồn bộ dung tích, dung tích chết, dung
tích hữu ích.
+ Tính tốn các phương án để đưa ra được các mực nước cho hồ chứa như Mực nước
dâng bình thường, mực nước chết. Việc lựa chọn mực nước của hồ chứa thủy điện
thuờng được thực hiện thơng qua tính tốn thủy năng các tổ hợp MNDBT/MNC và
qua phân tích kinh tế để tìm phương án tối ưu. Giới hạn trên của MNDBT phụ vào vấn
đề mơi trường, xã hội, số diện tích đất bị ngập, số dân phải di chuyển khỏi lòng hồ,
vấn đề an ninh quốc phòng...giới hạn dưới của MNDBT được lựa chọn trên cơ sở dung
tích làm việc của hồ chứa. Giới hạn dưới của MNC được xác định dựa vào điều kiện
bồi lắng bùn cát. Đối với các nhà máy thủy điện nhỏ, thời gian bùn cát bồi lấp đầy
dung tích chết thường được tính tốn dựa vào lượng bùn cát bồi lắng trong hồ, năng
lực xả của thiết bị xả cát.
+ Tính tốn lựa chọn cơng suất lắp máy và số giờ làm việc cho dự án thủy điện.
+ Tính tốn lựa chọn số tổ máy.
+ Tính tốn lựa chọn cột nước thiết kế cho thiết bị nhà máy.
1.2.2.3 Lựa chọn tuyến cơng trình đầu mối

Lựa chọn tuyến cơng trình đầu mối của Dự án được thực hiện dựa trên phân tích đánh
giá các chỉ tiêu, thơng số kinh tế kỹ thuật của các phương án so chọn, trong đó các chỉ
tiêu hiệu quả kinh tế cơng trình đóng vai trò quyết định. Phương án được chọn là
phương án khả thi về mặt kỹ thuật và có các chỉ tiêu hiệu quả cao hơn các phương án
khác.
Mỗi phương án tuyến cơng trình đầu mối sẽ có các hồ chứa với dung tích khác nhau,
cơng suất lắp máy và điện năng sản xuất ra cũng khác nhau, mỗi tuyến sẽ có địa chất,

17


×