Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhằm tăng cường khả năng tự làm sạch của các sông trên địa bàn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 105 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Trần Phương Thảo


LỜI CÁM ƠN
Luận văn thạc sỹ khoa học: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, khai thác cơng
trình thủy lợi nhằm tăng cường khả năng tự làm sạch của các sơng trên địa bàn tỉnh
Hà Nam.” được hồn thành tại trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội vào tháng 7 năm
2019, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Nguyễn Hữu Huế, Khoa Cơng trình,
trường Đại học thủy lợi.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Hữu Huế, giáo viên hướng dẫn khoa
học đã tận tình hướng dẫn cũng như chia sẻ và động viên trong suốt quá trình nghiên
cứu luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo Bộ môn Công nghệ và Quản
lý xây dựng và các thành viên lớp 26QLXD11 đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tác giả
trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Viện kỹ thuật cơng trình, đặc biệt là các đồng
nghiệp Phịng Kế hoạch tổng hợp – Ban khoa học – Viện kỹ thuật cơng trình đã hết
sức tạo điều kiện, cung cấp cái tài liệu bổ ích cho tác giả trong suốt quá trình nghiên
cứu.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác
giả rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Do thời gian và kinh nghiệm cịn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những đóng góp q báu từ q thầy cơ và
những độc giả quan tâm.




MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………………….vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ................. viii
MỞ ĐẦU

.............................................................................................................. 9

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ......................................................................9
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................11
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................11
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................11
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................12
6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................................13
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI ..................................................................................................... 14
1.1. Khái quát về công tác quản lý, khai thác CTTL ............................................14
1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................................14
1.1.2. Công tác quản lý khai thác vận hành cơng trình xây dựng .......................15
1.1.3. Vai trị và nhiệm vụ của các cơng trình thủy lợi .......................................17
1.2. Đánh giá công tác quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi hiện nay .............18
1.2.1. Tình hình phát triển thủy lợi của nước ta ..................................................18
1.2.2. Đánh giá hiện trạng quản lý khai thác CTTL hiện nay .............................19
1.3. Kinh nghiệm về quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ..................20
1.3.1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trên thế giới .20
1.3.2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trong nước ...24
1.4. Các nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi 28
Kết luận chương 1 ....................................................................................................31

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI ..................................................................................................... 32
2.1. Phân tích hệ thống văn bản pháp quy về quản lý khai thác cơng trình thủy
lợi 32
2.2. Nội dung của cơng tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi ......................39
2.2.1. Nội dung công tác quản lý nước ...............................................................39
2.2.2. Nội dung cơng tác quản lý cơng trình .......................................................40


2.2.3. Nội dung công tác tổ chức và quản lý kinh tế........................................... 40
2.3. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý khai thác cơng trình
thủy lợi ...................................................................................................................... 41
2.3.1. Phương pháp xác định trọng số của các nhân tố ảnh hưởng ..................... 41
2.3.2. Kết quả đánh giá ....................................................................................... 43
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ, KHAI THÁC CTTL ............................................................................................ 51
3.1. Giới thiệu chung về hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam ............... 51
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh Hà Nam .. 54
3.2.1. Hiện trạng biến đổi suy giảm nguồn nước hệ thống thủy lợi ................... 54
3.2.2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, vận hành .......... 61
3.2.3. Hiện trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khai thác ................................ 66
3.2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng cơng trình thủy lợi ............................................ 70
3.2.5. Các vấn đề tồn tại trong quản lý vận hành hệ thống cơng trình thủy lợi .. 76
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Hà Nam ........................................................................................ 79
3.3.1. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống
thủy lợi................................................................................................................... 79
3.3.1. Mối quan hệ giữa nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cơng trình thủy
với khả năng tự làm sạch của các sông trên địa bàn. ............................................ 98

Kết luận chương 3 .................................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 101
3.4. Kết luận ......................................................................................................... 101
3.5. Kiến nghị ....................................................................................................... 102


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Một kênh thủy lợi gần bị cạn nước tại Khlong Ha, gần Bangkok. (Ảnh: Rex
Features) ........................................................................................................................23
Hình 2.1 Cơ cấu đối tượng trả lời phiếu khảo sát........................................................44
Hình 2.2 Thống kê số lượng đối tượng trả lời theo thời gian cơng tác........................45
Hình 3.1 Bản đồ hành chính và sơng ngịi Hà Nam [20] .............................................51
Hình 3.2 Bản đồ hệ thống CTTL Hà Nam ....................................................................52
Hình 3.3 Diễn biến lưu lượng trên sơng Hồng tại trạm Sơn Tây [22].........................55
Hình 3.4 Diễn biến lưu lượng trên sông Hồng tại trạm Hà Nội [22] ..........................56
Hình 3.5 Diễn biến lưu lượng và mực nước mùa kiệt trên sông Hồng tại trạm Sơn Tây
[22] ................................................................................................................................56
Hình 3.6 Diễn biến mực nước thực đo từ 10/1 đến 28/2 hàng năm giai đoạn từ năm
2002-2005 tại cống Liên Mạc [22] ...............................................................................57
Hình 3.7 Diễn biến giá trị DO trên sơng Hồng giai đoạn 2012-2015[24] ..................58
Hình 3.8 Bảng quy trình vận hành tại trạm bơm Triệu Xá ..........................................61
Hình 3.9 Bảng điều khiển Trạm bơm Kinh Thanh .......................................................62
Hình 3.10 Máy đóng, mở cống và âu thuyền Phủ Lý ...................................................63
Hình 3.11 Máy đóng mở cửa cống Tắc Giang .............................................................63
Hình 3.12 Cột thủy chí theo dõi mực nước trên kênh dẫn tại Hà Nam ........................65
Hình 3.13 Sơ đồ Tổng quát tổ chức quản lý hệ thống cơng trình thủy lợi của Tỉnh Hà
Nam ...............................................................................................................................66
Hình 3.14 Sơ đồ tổ chức và điều hành của cơng ty ......................................................68
Hình 3.15 Tăng tỉ lệ cứng hóa kênh mương sẽ giúp tăng hiệu quả tưới tiêu, tiết kiệm
nước trên địa bàn...........................................................................................................82

Hình 3.16 Sau khi trạm bơm Hồnh Uyển được nâng cơng suất đã giúp tiêu thốt
nước nhanh cho KCN Đồng Văn II (Duy Tiên). ............................................................83
Hình 3.17 Mơ hình hệ thống SCADA phục vụ hiện đại hố điều hành tưới, tiêu ........87
Hình 3.18 Một số thiết bị phần cứng của hệ thống SCADA .........................................90
Hình 3.19 Trang web quản lý hệ thống thủy lợi của công ty TNHH MTV KTCCTL Bắc
Nam Hà ..........................................................................................................................92


Hình 3.20 Trang web quản lý hệ thống thủy lợi của công ty TNHH MTV ĐTPT thủy
lợi Sông Đáy .................................................................................................................. 93
Hình 3.21 Hệ thống thơng tin địa lý ............................................................................ 94
Hình 3.22 Giao diện bản đồ của phần mềm WebGIS hỗ trợ quản lý hệ thống tưới bắc
sông Chu và nam sơng Mã ............................................................................................ 95
Hình 3.23 Mơ tả các chức năng của trang web hệ thống WebGIS quản lý cơng trình 96


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Liệt kê các yếu tố khảo sát ............................................................................42
Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả khảo sát ............................................................................43
Bảng 2.3 Thống kê đối tượng trả lời phiếu khảo sát ....................................................44
Bảng 2.4 Thống kê số năm kinh nghiệm của đối tượng trả lời phiếu khảo sát ............45
Bảng 2.5 Bảng đánh giá độ tin cậy của tài liệu điều tra..............................................46
Bảng 2.6 Kết quả phân tích theo trị số trung bình .......................................................47
Bảng 2.7 Kết quả phân tích theo trị số trung bình .......................................................48
Bảng 2.8 Bảng xếp hạng các nhân tố có ảnh hưởng lớn tới quản lý, khai thác CTTL 49
Bảng 3.1 Mực nước thấp nhất ở hai sơng chính đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam giai đoạn
(2005 – 2016).................................................................................................................55
Bảng 3.2 Mực nước sơng Đáy trung bình tại trạm Phủ Lý (cm)[23] ..........................58
Bảng 3.3 Phân vùng tưới tiêu của tỉnh Hà Nam [27] ..................................................71
Bảng 3.4 Hiện trạng CTTL thuộc khu bán sơn địa Hữu Đáy.......................................72

Bảng 3.5 Hiện trạng CTTL thuộc khu KTSD – Tả Đáy – Bắc Châu ...........................74
Bảng 3.6 Hiện trạng

CTTL thuộc khu KTSD – Tả Đáy – Nam Châu .......................75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

QLDVTL

Quản lý dịch vụ thủy lợi

KTCTTL

Khai thác cơng trình thủy lợi

CTTL

Cơng trình thủy lợi

TP

Thành phố

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn

PIM


Participatory Irrigation Management

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ODA

Official Development Assistance

SCADA

Supevisory Control And Data Acquisition

HTXDVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

TNN

Tài nguyên nước

LVS

Lưu vực sông

WQI

Water Quality Index



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Thủy lợi là một trong những công tác quan trọng phục vụ cho việc tưới tiêu trong nơng
nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Hà Nam nói riêng và tại nước ta nói
chung. Tuy vậy, ngành thủy lợi Hà Nam hiện nay vẫn cịn gặp khá nhiều khó khăn.
Trong đó, có thể kể đến nhiều hệ thống cơng trình thủy lợi hiện chỉ được thiết kể để
phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nền
nông nghiệp đa dạng và hiện đại. Diện tích cây trồng được áp dụng tưới tiên tiến, tiết
kiệm nước còn hạn chế, đặc biệt là chất lượng nước trên sông và trong hệ thống thủy
lợi chưa bảo đảm để cung cấp sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn cũng như hạ tầng
thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được nhu cầu. Cùng với đó, việc
xây dựng một số cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông đã làm cản trở việc
thoát lũ, gia tăng lượng nước cần tiêu, gây thêm áp lực cho các hệ thống cơng trình
thủy lợi. Thêm vào đó là việc các sơng chính chảy qua địa bàn đang phải chịu tải
nguồn nước thải vô cùng lớn từ thành phố Hà Nội mỗi ngày, gây ra áp lực lớn về thủy
lợi và môi trường.
Khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi tại Hà Nam hiện nay vẫn chưa bám sát
yêu cầu sản xuất, việc áp dụng vào thực tế còn hạn chế, đồng thời chậm áp dụng công
nghệ tiên tiến trong dự báo, giám sát hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn,…. Đáng chú
ý, nhận thức của một số lãnh đạo quản lý và người dân chưa đúng, chưa đủ về các
chính sách hiện hành trong quản lý, khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi, đặc biệt là
chính sách miễn, giảm thủy lợi phí. Do vậy, chưa phát huy được sự tham gia của người
dân trong quản lý khai thác cơng trình thủy lợi, đặc biệt là cơng trình thủy lợi nội
đồng.
Tất cả những điều trên đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành Thủy lợi Hà Nam nói
chung, trong việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý khai thác vận hành hệ
thống các cơng trình thủy lợi về đổi mới và phát triển. Đặc biệt là những khó khăn tồn
tại trong công tác sửa chữa thường xuyên, công tác quản lý điện năng và công tác quản


9


lý khai thác vận hành thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp về kỹ thuật và tổ chức để khắc phục những tồn tại
trong các cơng tác trên để hồn thiện cơng tác quản lý khai thác vận hành hệ thống các
cơng trình thủy lợi trên địa bàn là hết sức cần thiết và mang tính thời sự, nhằm đảm
bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế trong khu vực đồng thời
tăng hiệu quả tự làm sạch của các sông nội tỉnh.

10


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy
lợi tỉnh Hà Nam, từ đó liên hệ đến việc tăng cường khả năng tự làm sạch của các sông
trong hệ thống thông qua việc nâng cao hiệu quả quản lý cơng trình thủy lợi trên sơng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là công tác quản lý vận hành cơng trình thủy lợi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý khai thác vận hành hệ thống cơng trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Hà Nam.
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận lý thuyết các vấn đề liên quan đến nội dung, đặc điểm công tác quản lý,
khai thác cơng trình thủy lợi và mối quan hệ giữa điều tiết nước trên sông đến khả
năng tự làm sạch của sông;
- Tiếp cận các thể chế, cơ chế, quy định về hiện trạng khai thác, quản lý vận hành
công trình thủy lợi nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng;

- Tiếp cận các cơng trình, dự án thực tế và phân tích, nghiên cứu các ấn phẩm khoa
học đã phát hành liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài và các giải pháp được
đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề tương tự.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, đòi
hỏi phải sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu về thực trạng công tác tổ chức
vận hành khai thác các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam, thực trạng nguồn

11


nước trên các sông thuộc khu vực nghiên cứu cũng như thực trạng các cơng trình thủy
lợi;
- Phương pháp so sánh đối chiếu ưu nhược điểm của công tác vận hành, khai thác
theo phương pháp truyền thống và phương pháp ứng dụng khoa học công nghệ;
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Tiến hành khảo sát bằng các phiếu
coa sẵn nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả vận
hành, khai thác các cơng trình thủy lợi trên địa bàn;
- Phương pháp xử lý, phân tích thơng tin: Kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống
kê, so sánh để đánh giá, phân tích các số liệu, dữ liệu thu thập được trong quá trình
nghiên cứu;
- Phương pháp kế thừa những kết quả khoa học đã được công bố: Từ kết quả của
các đề tài khoa học đã được công bố và có liên quan để kế thừa và phát triển.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về lĩnh vực quản lý khai thác hệ thống thủy lợi, trên
cơ sở đó chỉ ra một số giải pháp nâng cao khả năng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đồng thời, đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc vận
hành khai thác các cơng trình thủy lợi tới khả năng tự làm sạch của sông cung cấp

nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Mặt khác, kết quả nghiên cứu đề tài có thể phục vụ
công tác nghiên cứu và học tập sau này về phương thức tổ chức vận hành cơng trình thủy
lợi hiệu quả và bền vững.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong bối cảnh lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay,
kết quả nghiên cứu của đề tài là một kênh tham khảo để các đơn vị quản lý về cơng
trình thủy lợi nhìn nhận được các vấn đề còn tồn tại đưa ra các biện pháp vừa tăng
cường hiệu quả khai thác cơng trình thủy lợi vừa cải tạo môi trường xung quanh.

12


Kết quả của luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo trong việc quản lý khai thác
hệ thống thủy lợi trên các địa bàn khác cũng có những vấn đề tương tự.
6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Phân tích thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên
địa bàn tỉnh Hà Nam, từ đó tăng khả năng tự làm sạch của các sơng trong khu vực
nghiên cứu

13


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1.

Khái qt về cơng tác quản lý, khai thác CTTL


1.1.1. Một số khái niệm
“Theo luật thủy lợi: Luật 08/2017/QH14 ngày 19 tháng 06 năm 2017”[1]
1. Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hịa, chuyển, phân phối, cấp,
tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất
muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần
phịng, chống thiên tai, bảo vệ mơi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm
an ninh nguồn nước.
2. Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư
xây dựng cơng trình thủy lợi; quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi và vận hành hồ
chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an tồn cơng
trình thủy lợi.
3. Cơng trình thủy lợi là cơng trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa
nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và cơng trình
khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.
4. Thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu
nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh
tác.
5. Cơng trình thủy lợi đầu mối là cơng trình thủy lợi ở vị trí khởi đầu của hệ thống tích
trữ, điều hịa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc cơng trình ở vị trí cuối của
hệ thống tiêu, thốt nước.
6. Hệ thống dẫn, chuyển nước bao gồm kênh, mương, rạch, đường ống, xi phông,
tuynel, cầu máng dùng để dẫn, chuyển nước.

14


7. Chủ sở hữu cơng trình thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách
nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với cơng trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước; tổ chức,
cá nhân tự đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi.
8. Chủ quản lý cơng trình thủy lợi là cơ quan chun mơn thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân
các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ
chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi.
9. Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy
lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng.
10. Khai thác cơng trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của
cơng trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
1.1.2. Công tác quản lý khai thác vận hành công trình xây dựng
Cơng tác quản lý khai thác vận hành cơng trình là sự tác động có tổ chức của đơn vị
quản lý đối với các hoạt động khai thác cơng trình nhằm mục đích sử dụng tiềm năng
và lợi thế của cơng trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi trường, duy
trì trạng thái kỹ thuật và không gian kiến trúc của công trình.
Trong Luật xây dựng số 50/2014/QH13 đã quy định về hoạt động xây dựng gồm lập
quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế
xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu,
nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì cơng
trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng cơng trình. [1]
Như vậy, nội hàm của hoạt động xây dựng là các công việc xuyên suốt từ chủ trương
đầu tư đến kết thúc tuổi thọ cơng trình. Thơng thường, một vịng đời khép kín của một
dự án đầu tư xây dựng, bắt đầu từ khi có ý tưởng ban đầu đến khi thành hiện thực,
thông thường phải trải qua sáu giai đoạn cơ bản như sau:
Đầu tiên là giai đoạn lên ý tưởng, nghiên cứu lập dự án.

15


Giai đoạn thứ hai là thực hiện các bước thiết kế.
Giai đoạn thứ ba là thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công nghệ.
Giai đoạn thứ tư là vận hành cơng trình và hồn chỉnh các hạng mục.

Giai đoạn thứ năm là đưa cơng trình vào khai thác sử dụng, cũng như bảo hành và bảo
trì song song để tăng hiệu quả sử dụng và tăng tuổi thọ công trình.
Cuối cùng, khi tuổi thọ cơng trình đã hết thì đến giai đoạn tháo dỡ, phá bỏ cơng trình.
Do đó, cơng tác quản lý khai thác vận hành cơng trình xây dựng là một hoạt động
không thể tách rời trong các hoạt động xây dựng. Công tác quản lý công trình xây
dựng trong giai đoạn vận hành khai thác là tập hợp những hoạt động của cơ quan có
chức năng quản lý khai thác cơng trình thơng qua các biện pháp như lập kế hoạch,
kiểm tra rà soát và tiến hành sửa chữa...để đảm bảo chất lượng cơng trình ln ổn
định, phục vụ công tác sản xuất theo đúng mục tiêu thiết kế của cơng trình.
Trong cơng tác quản lý cơng trình cần phải nắm chắc các lý thuyết về quản lý, các
bước tiến hành và nội dung thực hiện của từng bước, đảm bảo thực hiện đúng pháp
luật, tìm kiếm những phương pháp tiên tiến để áp dụng, cải tiến chất lượng cơng trình.
Trong quản lý cần chú ý tới các yếu tố như sau: Trước hết, phải có ít nhất một người
quản lý, tổ chức quản lý, là yếu tố tạo ra tác động. Kế đến là đối tượng được quản lý.
Cùng với đó, phải có mục tiêu và một quy trình thực hiện đặt ra cho cả đối tượng và
người quản lý, tổ chức quản lý, mục tiêu là căn cứ để người quản lý, tổ chức quản lý
tạo ra các tác động cần thiết. Đồng thời, phải có hệ thống các cơng cụ quản lý cần thiết
(Như hệ thống các văn bản, quy phạm, pháp luật và các thiết bị, máy móc...). Cuối
cùng nhưng khơng kém phần quan trọng đó là tác động của người quản lý, tổ chức
quản lý phải phù hợp với đối tượng quản lý, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi
đơn vị, hệ thống hoặc tổ chức. Tác động của người quản lý, tổ chức quản lý có thể là
một lần và cũng có thể là liên tục nhiều lần.

16


1.1.3. Vai trị và nhiệm vụ của các cơng trình thủy lợi
Thủy lợi có vai trị đặc biệt trong sản xuất nơng nghiệp, bên cạnh đó cịn góp phần
phát triển cơng nghiệp và các ngành nghề khác. Các cơng trình thủy lợi là công sản
của cộng đồng gắn kết với các thành viên của cộng đồng vì mục tiêu sử dụng đầy đủ,

có hiệu quả nguồn nước. Thủy lợi là tiền đề, biện pháp hàng đầu để nâng cao năng suất
cây trồng và sử dụng các nguồn lực khác.
Hệ thống cơng trình thủy lợi nói chung, kênh tưới, trạm bơm, cống ngầm nói riêng là
cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng. Đối với sản xuất nông nghiệp hệ thống cơng trình thủy
lợi vừa là phương tiện sản xuất, vừa là điều kiện phục vụ tạo tiền đề cho các biện pháp
kỹ thuật liên hoàn khác phát huy hiệu quả. Trong sản xuất nông nghiệp, việc đảm bảo
nước tưới là yếu tố vô cùng quan trọng để thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Cơng trình thủy lợi khơng chỉ gắn liền với các hoạt động sản xuất mà còn liên quan
đến các hoạt động đời sống như giao thông, điều hịa khí hậu, mơi trường sinh thái ở
các vùng nơng thơn. Cơng trình thủy lợi góp phần làm cho nơng thơn phát triển tồn
diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Các cơng trình thủy lợi cịn có tác dụng ngăn nước,
giữ nước, điều tiết dòng chảy theo ý đồ của con người và đã tạo nên những khả năng to
lớn của con người trong việc khai thác và sử dụng, chế ngự, điều tiết tự nhiên cho phát
triển kinh tế và đời sống. Ngồi ra các cơng trình thủy lợi cịn có tác dụng trong việc
bảo vệ mơi trường, cân bằng sinh thái, góp phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá
và mở ra những điều kiện phát triển một số ngành kinh tế mới như du lịch, ni trồng
thủy sản, giao thơng. Như vậy, có thể thấy vai trò thủy lợi là hết sức to lớn đối với sản
xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác mà con người khó có thể tính tốn
một cách cụ thể hiệu quả của các cơng trình thủy lợi mang lại.
Đầu tiên là tăng năng xuất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nơng nghiệp, giống
lồi cây trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực. Tiếp theo là cải
thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng khó
khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới. Cùng với đó, thúc đẩy sự phát triển của
các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch ...

17


Đồng thời, cũng cần quan tâm tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho
nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập

thấp. Từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về
kinh tế và chính trị trong cả nước.
Đặc biệt, thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các cơng trình đê điều ...
từ đó bảo vệ cuộc sống bình n của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng
gia sản xuất.
Nói chung, thủy lợi có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân nó
góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó khơng mang lại lợi nhuận một
cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển
ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho
nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
1.2.

Đánh giá cơng tác quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi hiện nay

1.2.1. Tình hình phát triển thủy lợi của nước ta
Sau khi thống nhất đất nước và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn trong
phạm vi cả nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã nhấn mạnh “Tập
trung phát triển nông nghiệp, nông thôn và đưa nông nghiệp nông thôn một bước lên
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Trong nghị quyết của Đảng từ đại hội VI đến Đại hội
IX, vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn đều được khẳng định là một trong những
nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Trong các kỳ đại
hội đã được nhấn mạnh để nông nghiệp phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước luôn
luôn chú trọng đầu tư để phát triển thủy lợi. Chính vì vậy trên cả nước đã có nhiều
cơng trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, sự kết hợp giữa thủy điện và thủy lợi, phát
triển nuôi trồng thủy sản, du lịch đã tạo ra sự chuyển đổi quan trọng trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều địa phương và thực sự cho phép khai thác triệt để nguồn
tiềm năng để phát triển kinh tế cũng như bảo vệ mơi trường sinh thái. Điển hình như
các cơng trình thủy lợi hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh, đập dâng nước Nam Thạch Hãn tỉnh


18


Quảng Trị. Công tác quản lý trong giai đoạn này cũng được sắp xếp lại theo hướng
thành lập các Công ty khai thác cơng trình thủy lợi. Các tỉnh trao quyền tự chủ hoạt
động cho các công ty khai thác cơng trình thủy lợi. Nhiều cơng trình thủy lợi được đầu
tư xây dựng và đã có tác dụng đảm bảo nước tưới, hạn chế lũ lụt, khắc phục tình trạng
ngăn mặn, chu phèn cho nhiều vùng. Các cơng trình thủy lợi còn giải quyết vấn đề
nước sinh hoạt cho hàng triệu hộ dân, cải tạo môi trường sinh thái theo hướng phát
triển bền vững, phát triển thủy du lịch, đồng thời tạo ra những điều kiện quan trọng
cho quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi và mùa vụ của từng vùng lãnh thổ và trên cả nước.
1.2.2. Đánh giá hiện trạng quản lý khai thác CTTL hiện nay
Theo số liệu của Cục Thuỷ lợi, hiện nay cả nước có 93 Cơng ty khai thác cơng trình
thuỷ lợi (trong đó có 3 cơng ty liên tỉnh trực thuộc Bộ NN&PTNT, cịn lại là các Cơng
ty trực thuộc UBND cấp tỉnh), một số tổ chức sự nghiệp và hàng vạn tổ chức hợp tác
dùng nước.
Trong những năm qua, tiếp tục thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của
doanh nghiệp các địa phương tiếp tục đổi mới, kiện tồn các tổ chức quản lý khai thác
cơng trình thuỷ lợi và củng cố tổ chức hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước.
Một số tỉnh đã kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thuỷ lợi như Thừa
Thiên Huế, Hà Giang, Bắc Cạn, Phú Yên đã thành lập các Chi cục Thuỷ lợi hoặc kiện
toàn về tổ chức như Quảng Ngãi. Các địa phương khác chưa có Chi cục Thuỷ lợi cũng
đang trong quá trình xây dựng Đề án thành lập Chi cục Thuỷ lợi. Các doanh nghiệp
khai thác cơng trình thủy lợi thường xuyên chịu tác động của các chủ trương, chính
sách mới, dẫn đến việc thường xuyên đưa vào diện được xem xét tách, nhập, tổ chức
lại. Một số tỉnh đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp khai thác
cơng trình thuỷ lợi trong tỉnh như TP.Hà Nội sau khi sáp nhập cịn 4 doanh nghiệp
khai thác cơng trình thủy lợi liên huyện: Sơng Đáy, Sơng Tích, Sơng Nhuệ và Quản lý,

đầu tư thuỷ lợi Hà Nội; tỉnh Hải Dương sát nhập các Công ty KTCTTL huyện thành
Công ty KTCTTL tỉnh.
Các tổ chức quản lý khai thác vận hành cơng trình thủy lợi qua nhiều năm hoạt động
đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vơ cùng quan trọng cho sự phát triển của
19


mọi ngành kinh tế - xã hội nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đặc biệt là phát
triển sản xuất lương thực.
Tuy nhiên hiệu quả khai thác cơng trình thủy lợi chưa cao, các cơng trình thủy lợi phục
vụ nông nghiệp chỉ khai thác được 60-65% năng lực thiết kế, thậm chí có cơng trình
mới khai thác với năng lực thấp hơn. Bên cạnh nguyên nhân khác quan, như cơng trình
bị xuống cấp theo thời gian, nhiều cơng trình xây dựng cách đây 40, 50 năm; xu hướng
bất lợi của thời tiết khí hậu; chế độ vận hành hồ chưa hợp lý; nhu cầu nước các ngành
tăng lên do phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân chủ quan do không được đầu tư
thỏa đáng để duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp công trình; do các vấn đề về thể
chế và tổ chức quản lý khai thác vận hành cơng trình.
1.3.

Kinh nghiệm về quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi

1.3.1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi tại Trung Quốc
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy từ khi bắt đầu thu thủy lợi phí việc sử dụng
nước được tiết kiệm hơn. Đặc biệt là khi thủy lợi phí được tính bằng khối lượng nước
thực tế sử dụng, nhưng điều này cũng là một thách thức đối với các đơn vị quản lý vận
hành, địi hỏi các đơn vị quản lý cơng trình thủy lợi phải có các biện pháp để quản lý
tốt, giảm các tổn thất để có nhiều nước bán cho nông dân theo yêu cầu của họ và giảm
thiểu chi phí. Giá nước tưới có chính sách riêng, được quy định phù hợp với điều kiện
cụ thể, mang tính cơng ích và căn cứ vào chi phí thực tế. Nhà nước có chính sách hỗ

trợ các trường hợp sau: Vùng khó khăn, mức sống thấp; Khi cơng trình hư hỏng nặng
cần phải sữa chữa; Hỗ trợ chi phí cho diện tích tiêu phi canh tác; Hỗ trợ chi phí tiền
điện tưới tiêu. Ngoài ra, ở Trung Quốc tồn tại 2 hình thức quản lý các cơng trình thủy
lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp:
Thứ nhất là quản lý tập trung: Các cơng trình thủy lợi đều do Chính phủ quản lý, các
đơn vị quản lý do Chính phủ thành lập, nước được cung cấp miễn phí, các chi phí vận
hành bão dưỡng cơng trình thủy lợi cũng như lương cho nhân viên, cán bộ lấy từ
doanh thu công cộng với cách quản lý này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn

20


đến xuống cấp cơng trình thủy lợi vào giữa thập kỷ 70 và lên đỉnh điểm vào đầu thế kỷ
80. [2]
Thứ hai là quản lý phân quyền: Quản lý theo hợp đồng theo nguyên tắc phân tích
quyền quản lý và quyền sở hữu. Trong thời gian này đối tượng tiêu dùng và các dịch
vụ thủy nông cũng được chuyển đổi từ hình thức HTX sang cho hàng nghìn, hàng triệu
hộ cá thể. Các dịch vụ cung cấp nước đã phải được trả tiền thay vì có thể được trả tiền
như trước đây. Cũng từ đây, trách nhiệm và nghĩa vụ của Trung ương cũng như địa
phương được phân ra để quản lý cơng trình thủy lợi một cách rõ ràng.
Cũng tại Trung Quốc, một số nơi lại áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh để quản lý
khai thác và bảo vệ cơng rình thủy lợi. Thơng qua đấu thầu, Chính phủ sẽ trao quyền
quản lý vận hành cho doanh nghiệp, tổ chức nào có năng lực tốt với mức giá thấp nhất.
Hình thức này được cho là tối ưu trong quản lý các cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ
hoặc các tuyến kênh cấp 1, cấp 2... Đấu thầu bảo đảm được tính cạnh tranh, minh
bạch, bình đẳng, cơng bằng Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu và vai trị cung ứng hàng
hóa dịch vụ cơng ích cho xã hội, thực hiện được chính sách hỗ trợ người sử dụng.
Hình thức này hiện đang áp dụng ở khu tưới Jingui của Xianyang và thành phố tự trị
Xi’an ở Trung Quốc. Ngồi hình thức đấu thầu, ở khu tưới Jingui – Trung Quốc cịn
áp dụng hình thức đấu thầu quyền quản lý. [2]

Trước đây theo cơ chế quản lý bao cấp nên cơng trình bị xuống cấp nghiêm trọng, ý
thức của người dùng nước khơng cao, các cơng trình tưới, nhất ở cuối kênh nhánh bị
hư hại nghiêm trọng gây khó khăn cho việc tưới. Cuộc cải cách đã thay đổi phương
thức quản lý bằng cách đấu giá hoặc hợp đồng về quyền quản lý và hình thức này đã
mang lại hiệu quả đáng kể. Bộ máy quản lý gọn nhẹ đã giảm ở các khâu trung gian nên
giảm được khá nhiều chi phí, hơn nữa nâng cao chất lượng dịch vụ. Chi phí tưới nước
bình qn trong khu tưới đã giảm được đáng kể. Phương thức này đã đánh thức được
lịng nhiệt tình của cơng nhân và chính họ sẽ được hưởng lợi và tham gia vào việc
quản lý khai thác cơng trình.

21


1.3.1.2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý và ứng phó với cạn kiệt nguồn nước tại Thái Lan
Từ năm 1984 đến năm 1989 Thái Lan thực hiện dự án “Can thiệp của Nhà nước vào
các hệ thống tưới tiêu do nơng dân quản lý” nhằm mục đích hướng sự hỗ trợ của chính
phủ vào các hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ do những người nông dân đang vận hành
quản lý. Giai đoạn này người nơng dân được khuyến khích thành lập các tổ chức tưới
tiêu công cộng như các nhóm dùng nước và các hội dùng nước. Một lần nữa vào năm
2000, PIM lại được áp dụng dưới điều kiện để Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
cho Thái Lan vay vốn nhằm cải cách nông nghiệp. Sau 3 năm thử nghiệm trên một số
khu vực với diện tích thử nghiệm bằng 5% tổng diện tích tưới tiêu tồn quốc, đã có
những kết quả nhất định. Với sự đổi mới này, đã khuyến khích, tạo động lực cho nơng
dân trồng nhiều nông sản mùa khô hơn. Giảm số nhân viên vận hành và duy tu bảo
dưỡng. Giảm chi phí cho cơng tác vận hành và bảo trì cơng trình của Cục thủy lợi
Hoàng gia Thái Lan (RID). Đồng thời, những lợi ích xã hội như khả năng giao dịch và
đàm phán của các tổ chức dùng nước này với RID và với thị trường tăng lên rõ rệt.
Những năm gần đây, Thái Lan phải đối mặt với tình hình hạn hán diễn biến hết sức
nghiêm trọng và có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Trước thực trạng đấy, Bộ
Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, đã chỉ đạo tạm thời lấy nước ở các khu vực

đồng bằng hai con sông Chao Phraya và Mê Công để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt.
Đối với ngành nông nghiệp, chỉ có gần 5/21 triệu hécta đất trồng trọt Thái Lan có đủ
nước tưới. Đối với ngành thủy lợi việc xả nước từ các đập chính phải được theo dõi
hết sức sát sao để đảm bảo hai vùng canh tác nơng nghiệp chính của Thái Lan khơng
bị ảnh hưởng. Vì thế, một số đập nước chính của Thái Lan đã ngừng xả nước phục vụ
tưới cho cây nông nghiệp mà chỉ ưu tiên cho sinh hoạt người dân và đảm bảo cân bằng
sinh thái. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan đã phải kêu gọi tất cả các ngành kinh tế
tiết kiệm nước trong mùa khơ để có thể đảm bảo nước này có đủ nước dùng cho đến
mùa mưa. Tại các tỉnh đang đối mặt hạn hán nghiêm trọng như Khon Kaen, Chon Buri
và Suphan Buri, Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan sẽ cho phép sử dụng lượng nước
dưới “mốc chết” trong các hồ, đập chứa nước, vốn thường được giữ lại để bảo đảm an
toàn nguồn nước. Một phần nước dưới "mốc chết" tại các đập Ubolrat, Bang Phra và
Kra Siao sẽ được bơm ra cấp cho người dân khu vực chịu hạn. [3]

22


Trong khi đó, tình trạng nhiễm mặn tại các tỉnh ven biển cuối nguồn sông Chao Phraya
cũng trở nên đáng báo động. Cục Cấp thốt nước đơ thị cho các vùng thủ đô Bangkok,
Nonthaburi và Samut Prakan, mới đây cho biết độ mặt của sông Chao Phraya đã tăng
lên mức cao báo động nhiều lần trong tháng Ba hàng năm. Các cơ quan chức năng đã
yêu cầu xem xét lại việc lấy nước từ sông này để đảo bảo cân bằng sinh thái. Bộ Nội
vụ Thái Lan đã tuyên bố đặt 15 tỉnh trong tình trạng báo động thiên tai vì hạn hán
trong khi theo dõi sát tình hình tại 42 tỉnh khác. [3]

Hình 1.1 Một kênh thủy lợi gần bị cạn nước tại Khlong Ha, gần Bangkok. (Ảnh: Rex
Features)
Để giải quyết tình trạng hạn hán ở vùng Đơng Bắc, Thái Lan đã bắt đầu thực hiện việc
xây dựng các trạm bơm chuyển nước sông Mê Công vào hệ thống đập và kênh dẫn
nước. Tại tỉnh Nong Khai, Thái Lan từ giữa tháng 2/2016 đã xây một cửa ngăn phụ

lưu của sông Mê Công trên địa phận Thái Lan và đào 30 hồ trữ nước gần lưu vực sông
này từ năm 2015. Các máy bơm dã chiến được lắp đặt tạm thời ở thôn Chum Phon,
huyện Phomvisay để hút nước từ sông Mê Công với công suất 15m3/s phục vụ cấp
nước tưới tiêu cho khu lòng chảo Huay Luang. [3]
Về dài hạn, các máy bơm tạm thời dự kiến được thay thế bằng dự án trạm máy bơm cố
định Ban Daen Muang ở thôn Dong Khoong, huyện Phomvisay, tỉnh Nong Khai, với

23


công suất hoạt động cao gấp 10 lần. Việc thi công xây dựng trạm bơm công suất lớn
này đã được tiến hành để sớm đưa vào sử dụng. [3]
1.3.1.3. Kinh nghiệm thu thủy lợi phí đáp ứng chi phí vận hành bảo dưỡng cơng trình
thủy lợi tại Australia
Tại lưu vực miền nam Murray - Darling năm 1992 thủy lợi phí nơng nghiệp thu đáp
ứng được 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng và đến năm 1996 thu được 100% chi
phí vận hành và bảo dưỡng. Giá cả cũng khác nhau giữa các vùng ở bang Victoria mức
thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng (năm 1995). ở New South Walles thu
trong nội bang thu khoảng 0,92 USD/1000m3 (năm 1995), trong khi đó nếu nước được
đưa sang bang Victoria thì giá nước tăng hơn 3,6 lần giá nước trong nội bang New
South Wales. Tương tự như vậy ở bang Queensland giá thu trong nội bộ bang khoảng
1,5 USD/1000m3 trong khi đó giá nước chuyển ra ngồi bang tăng hơn 4,2 lần, cuối
cùng đối với vùng miền nam, lưu vực Murray – Darling năm 1991 – 1992 mức thu
đồng đều hơn 7,8 USD/1000m3 (tương đương với 80% chi phí vận hành và bảo
dưỡng), từ năm 1992 trở đi giá cao hơn giá thành 11% để thu hẹp khoảng cách giữa
chi phí đầu tư và thu hồi vốn. [4]
1.3.2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trong nước
1.3.2.1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý, vận hệ thống thủy lợi tại tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nên địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hơn 500 sông suối
lớn nhỏ nên giao thơng đi lại khó khăn. Diện tích đất nơng nghiệp phân bố dàn trải,

phân tán trên một phạm vi rộng, ít có các khu vực sản xuất tập trung lớn, đất trồng lúa
là 26.577 ha, trồng màu 19.266 ha, nuôi trồng thuỷ sản 1.849 ha. Vì vậy Tun Quang
có rất nhiều cơng trình thủy lợi và hầu hết là cơng trình nhỏ. Từ năm 2011 Sở Nơng
nghiệp & PTNT Tun Quang đã xây dựng và trình UBND Tỉnh phê duyệt Đề án
“Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi” với nội dung
chính là củng cố, kiện tồn mơ hình tổ chức quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi phù
hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; phân cấp quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi chặt
chẽ, đồng bộ; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị để thực hiện
tốt các nhiệm vụ quản lý nước, quản lý và bảo vệ cơng trình và quản lý kinh tế, chú
trọng công tác quản lý, bảo vệ và bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp cơng trình; tăng

24


cường công tác quản lý nhà nước; nâng cao năng lực cho các đơn vị quản lý cơng trình
thuỷ lợi. UBND tỉnh Tuyên Quang đã thành lập Ban Quản lý khai thác cơng trình thủy
lợi Tun Quang (viết tắt Ban QLKTCTTL Tuyên Quang) trên cơ sở củng cố, sáp
nhập Ban Quản lý cơng trình thủy lợi Hồng An Lưỡng và Ban Quản lý cơng trình
thủy lợi Ngịi Là. Ban QLKTCTTL Tuyên Quang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi
cục Thuỷ lợi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn thực hiện chức năng quản, lý
khai thác cơng trình thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh. Cùng với việc kiện tồn, các Ban
quản lý được phân cấp trong cơng tác quản lý các cơng trình theo đúng năng lực, quy
mơ cơng trình.
Hiện nay, tồn tỉnh Tun Quang có 01 Ban quản lý cơng trình thủy lợi cấp tỉnh và
147 Ban quản lý thủy lợi cơ sở. Có chủ quản lý nên các cơng trình được quan tâm duy
tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xun. Với gần 2.800 cơng trình thủy lợi tồn tỉnh,
chủ yếu là cơng trình nhỏ, nhiều cơng trình tạm, phân tán, diện tích tưới manh mún thì
việc phân cấp quản lý đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của các ban quản lý; từng
bước khắc phục những tồn tại, những hạn chế trong công tác quản lý, khai thác và bảo
vệ cơng trình thủy lợi, đặc biệt là công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí cấp bù thủy

lợi phí. [5]
Tính đến năm 2015, tồn tỉnh Tun Quang có 2.723 cơng trình thủy lợi có diện tích
tưới từ 1 ha trở lên, bao gồm: 506 hồ chứa nước, 851 đập dâng xây kiên cố, 213 đập
dâng rọ thép, 78 trạm bơm các loại, 1.075 cơng trình có đầu mối là phai tạm; hệ thống
kênh mương tự chảy có tổng chiều dài 3.449 km trong đó có 1.921km kênh xây và
1528km kênh đất đảm bảo tưới chắc cho trên 17.200 ha lúa đông xuân, 20.403ha lúa
mùa, 2.938ha rau màu và cấp nước cho 218,9 ha ni trồng thủy sản. Theo thống kê
hàng năm, đã có hàng chục tỷ đồng tiền cấp bù thủy lợi phí từ nguồn ngân sách của
nhà nước được rót về các địa phương. Riêng trong năm 2015, Ban quản lý công trình
thủy lợi tỉnh tiếp nhận trên 39 tỷ đồng kinh phí cấp bù thủy lợi phí, trong đó đợt 1 là
trên 22 tỷ đồng và đợt 2 là 17 tỷ đồng. Từ khi có nguồn kinh phí hỗ trợ thủy lợi phí,
việc phân bổ, phân cấp, giao trách nhiệm quản lý, khai thác các cơng trình thủy lợi đã
được bảo đảm, điều này đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần đưa diện tích cấp
nước của các cơng trình thủy lợi tăng lên rõ rệt. Thống kê năm 2015, các cơng trình

25


×