Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong hoạt động khai thác than tại quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 71 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội

đỗ thiện bằng

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
quản lý chất thải nguy hại trong hoạt Động khai thác than tại
quảng ninh

Chuyên ngành: Quản lý môi trường

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị ánh Tuyết

hà nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ
tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Thiện Bằng

i



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

i

Mục lục

ii

Danh mục các bảng

iv

Danh mục các hình

v

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN VÀ

4

TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG


1.1.

Khái quát về ngành công nghiệp khai thác than ở Việt Nam

4

1.1.1. Công nghệ khai thác than

5

1.1.2. Các tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường

8

1.2.

Đặc điểm chất thải nguy hại của ngành Than

10

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ

11

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

2.1.

Một số khái niệm về chất thải nguy hại


11

2.2.

Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại

12

2.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại

12

2.2.2. Phân loại chất thải nguy hại

13

2.3.

Các phần tử chức năng của hệ thống quản lý chất thải nguy hại

14

2.3.1. Giai đoạn thu gom, phân loại

15

2.3.2. Giai đoạn vận chuyển

16


2.3.3. Giai đoạn xử lý trung gian

16

2.4.

Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại

ii

17


2.4.1. Tái chế

17

2.4.2. Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại

17

Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ TÌNH HÌNH

22

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC THAN TẠI QUẢNG NINH

3.1.


Công tác thu gom

22

3.2.

Công tác vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

31

3.3.

Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trong hoạt động khai thác

32

than tại Quảng Ninh
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI

34

NGUY HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THAC THAN
TẠI QUẢNG NINH

4.1.

Đề xuất mơ hình, quy trình quản lý chung của ngành than

34


4.2.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong quản lý

35

4.3.

Biện pháp quản lý về kỹ thuật đối với chất thải nguy hại trong hoạt

36

động khai thác than
4.3.1. Công tác thu gom

36

4.3.2. Các yêu cầu đối với từng công đoạn

37

4.3.3. Các giải pháp quản lý theo từng công đoạn

38

4.4.

57


Các giải pháp bổ trợ nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại

4.4.1. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát

57

4.4.2. Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý chất thải nguy hại

58

4.4.3. Ứng dụng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu chất thải nguy hại

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHỤ LỤC

64

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
1.1

Sản lượng khai thác giai đoạn 2006 ÷ 2012 ở Việt Nam

4

1.2

Sản lượng than khai thác từ năm 2013 ÷ 2020

5

1.3

Các tác động chính từ hoạt động khai thác than đến môi trường

8

2.1

Bảng so sánh ưu điểm và hạn chế của sử dụng sản phẩm tái chế


17

3.1

Thống kê lượng chất thải nguy hại các đơn vị ngành than tại

24

Quảng Ninh năm 2008 ÷ 2012
3.2

Tổng hợp thành phần, lượng chất thải nguy hại ngành than tại

27

Quảng Ninh năm 2008 ÷ 2012
3.3

Thực hiện thu hồi dầu thải tại các mỏ than từ năm 2010 đến

28

tháng 6 năm 2012
3.4

Lượng dầu thải bị thất thoát tại các mỏ than từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2012

iv


30


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
1.1

Biểu đồ sản lượng than, đất thực hiện từ năm 2006 ÷ 2012

5

1.2

Sơ đồ cơng nghệ khai thác lộ thiên kèm dịng thải

6

1.3

Sơ đồ cơng nghệ khai thác hầm lò kèm dòng thải

7


2.1

Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải nguy hại

14

3.1

Biểu đồ các loại chất thải nguy hại từ năm 2008 ÷ 2012 của

27

ngành than tại tỉnh Quảng Ninh
3.2

Biểu đồ thể hiện tiêu hao dầu nhờn và thu hồi dầu thải tại các

29

mỏ than
3.3

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thu hồi dầu thải so với định mức tại các

29

mỏ than
3.4

Sơ đồ mơ hình quản lý hiện nay của Tập đoàn than Việt Nam


32

4.1

Sơ đồ mơ hình quản lý chất thải nguy hại ngành than tại

34

Quảng Ninh
4.2

Sơ đồ quản lý kỹ thuật các chất thải nguy hại cơng nghiệp

37

4.3

Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý, tái chế dầu thải

45

4.4

Sơ đồ công nghệ xử lý bình ắc quy hỏng

46

4.5


Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý, tái chế thùng đựng dầu, mỡ

48

4.6

Sơ đồ quy trình cơng nghệ hệ thống lị đốt chất thải nguy hại

51

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động khai thác than ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 1840, đến
nay đã được trên 170 năm. Trong thời kỳ vùng mỏ còn nằm trong tay thực dân
Pháp, hoạt động khai thác than đã để lại nhiều hệ lụy nặng nề đối với mơi trường
sinh thái. Từ khi hịa bình được lập lại ở miền Bắc, các hoạt động khai thác than đã
được kế hoạch hóa nhưng cơng tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm và đặt thành
vấn đề bắt buộc. Trong giai đoạn những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX,
ngành công nghiệp Than Việt Nam lâm vào khủng hoảng, sản lượng thấp, nạn khai
thác than trái phép hoành hành. Khai thác than trái phép và tình trạng cơng nghệ lạc
hậu đã để lại nhiều tác động xấu đến môi trường và cảnh quan. Với Luật Bảo vệ môi
trường được ban hành tháng 10 năm 1994, công tác bảo vệ môi trường thực sự được
đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước và trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Trong những năm tới đây, sản lượng than sẽ tiếp tục tăng lên để đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc
gia. Cùng với việc gia tăng sản lượng, công tác bảo vệ môi trường cũng đặt ra nhiều
vấn đề cấp thiết cả về diện rộng lẫn chiều sâu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững

của ngành. Việc xác định các nhiệm vụ, giải pháp hợp lý về kinh tế, xã hội để đảm
bảo tăng trưởng sản lượng than hài hịa với các vấn đề xã hội và mơi trường là rất
cần thiết.
Tỉnh Quảng Ninh được biết đến là một trung tâm của bể than Đông Bắc với
trữ lượng khoảng 10 tỷ tấn (theo kết quả thăm dò đến mức - 1200m) là trung tâm
công nghiệp của than, nhiệt điện và du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh. Lịch sử phát
triển của tỉnh Quảng Ninh gắn liền với sự phát triển của công nghiệp than, bắt đầu
từ thời Pháp thuộc và phát triển đột biến vào sau cuối những năm 90 của thế kỷ XX
cho đến nay.
Song song với việc gia tăng sản lượng than, hoạt động khai thác than vùng
Quảng Ninh đang gia tăng gây ra ô nhiễm môi trường khá lớn về nhiều mặt gồm có:

1


Tiếng ồn, bụi, nước thải, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại và làm
thay đổi cảnh quan môi trường.
Đặc biệt là lượng chất thải nguy hại thải ra từ quá trình khai thác, chế biến
của các mỏ than cũng tăng lên đáng kể. Việc quản lý, phân loại tại các mỏ đã đi vào
hoạt động, tuy nhiên bước đầu mới chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu về mặt quản
lý, đảm bảo tuân thủ pháp luật. Dự báo khối lượng chất thải nguy hại từ nay đến
năm 2020 và những năm tiếp theo là rất lớn, địi hỏi phải có những biện pháp quản
lý và tái chế chất thải nguy hại nhằm tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu và giảm thiểu
ô nhiễm môi trường là nhiệm vụ đặt ra cấp bách đối với Tập đồn Cơng nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam.
2. Nội dung của luận văn
Xuất phát từ những vấn đề trên nội dung được lựa chọn của luận văn với
tiêu đề: "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong hoạt
động khai thác than tại Quảng Ninh", đánh giá hiện trạng tình hình quản lý chất
thải nguy hại tại các mỏ vùng than Quảng Ninh, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất

giải pháp quản lý nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và xây dựng giải pháp phù hợp
với đặc thù của ngành công nghiệp khai thác than tại Quảng Ninh.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Rà soát, thống kê về phân loại chất thải nguy hại, để đưa ra dự báo cụ thể
về thực trạng phát sinh, công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại hiện nay của Tập
đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và dự báo về chất thải nguy hại
theo định hướng quy hoạch khai thác của Tập đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030.
- Đề xuất các giải pháp hiệu quả về việc quản lý chất thải nguy hại trong
hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu là chất thải nguy hại.

2


- Phạm vi nghiên cứu chất thải nguy hại phát thải từ việc sử dụng những
phương tiện, thiết bị, xe, máy; của hoạt động sửa chữa cơ điện, cơ khí trong quá
trình khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát;
- Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu;
- Phương pháp dự báo, tính tốn;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp minh họa sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh.

KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động khai thác than và tác động đến môi

trường.
Chương 2: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu về quản lý chất thải
nguy hại.
Chương 3: Đánh giá hiện trạng phát sinh và tình hình quản lý chất thải nguy
hại trong hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong hoạt động
khai thác than tại Quảng Ninh.

3


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MƠI TRƯỜNG
1.1. Khái qt về ngành cơng nghiệp khai thác than ở Việt Nam
Theo quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012, trữ lượng
than của Việt Nam tính đến 01/01/2011 là 48,7 tỷ tấn, trong đó than đá là 48,4 tỷ
tấn, than bùn 0,3 tỷ tấn; trữ lượng than huy động vào quy hoạch khai thác là 7,2 tỉ
tấn, trong đó than đá là 7,0 tỷ tấn, than bùn 0,2 tỷ tấn [11].
Ngành công nghiệp khai thác than ở Việt Nam chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh
với 3 trung tâm cơng nghiệp than chính đó là ng Bí, Hịn Gai, Cẩm Phả. Các mỏ
khai thác than ở Việt Nam hầu hết đều trực thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành với trọng
tâm là khai thác và cung cấp than cho nền kinh tế.
Sản lượng khai thác than những năm gần đây đạt 46 ÷ 47 triệu tấn than
nguyên khai tương đương với 43 ÷ 44 triệu tấn than thương phẩm. Tổng sản lượng
than nguyên khai được khai thác giai đoạn 2006 ÷ 2012 là 308 triệu tấn được thể
hiện ở bảng sau bảng 1.1 và biểu đồ hình 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác giai đoạn 2006 ÷ 2012 ở Việt Nam

Năm thực hiện

Tên chỉ tiêu

Đơn vị
tính

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Than ngun khai

Triệu tấn

40,7

43,1

42,9


44,0

46,4

47,5

44

- Lộ thiên

Triệu tấn

26,0

26,8

25,3

25,8

26,5

26,1

23,6

- Hầm lị

Triệu tấn


14,7

16,3

17,6

18,2

19,9

21,4

20,4

2

Đất đá bóc

Triệu m3

193,0 210,6 216,4 208,7 228,8 273,8 229,7

3

Hệ số bóc đất

TT

1


m3/tấn

7,42

7,86

8,55

8,05

8,63

10,40

9,73

Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh 2002 - 2012 của Tập đồn
Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam.

4


Giá trị: triệu (m3/tấn)

Sản lượng than, đất khai thác
300
Than
tổng số


250
200

Than
Hầm lị

150

Than
Lộ
thiên

100

Đất
bốc

50
0
Năm

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012

Hình 1.1: Biểu đồ sản lượng than, đất thực hiện từ năm 2006 ÷ 2012
Mục tiêu định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam
đến năm 2020 với sản lượng than nguyên khai, thương phẩm đạt 60 triệu tấn, đến
năm 2030 đạt trên 75 triệu tấn. Sản lượng than những năm tới từ 2013 ÷ 2020 được
trình bày trong bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Dự kiến sản lượng than khai thác từ năm 2013 ÷ 2030 [11]
Tên chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Than thương phẩm sản xuất Triệu tấn

Năm thực hiện
2013

2014

2015

2020

2025

2030


46,4

49,5

53,0

60,0

66,0

75,0

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, triển vọng đến
năm 2030.
1.1.1. Công nghệ khai thác than
Khai thác than thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng và được xếp vào ngành
khai khống nói chung. Than là loại tài ngun khơng tái tạo, trữ lượng có hạn. Vì
vậy nếu biết khai thác đúng cách hay nói cách khác biết áp dụng công nghệ khai
thác hiện đại, áp dụng công nghệ khai thác phù hợp theo từng cấu trúc địa chất kiến
tạo của từng khu vực khai thác sẽ cho phép khai thác đến mức tối đa trữ lượng huy
động. Than nằm trong lịng đất, tuỳ vào độ tuổi, đặc tính khác nhau mà chất lượng
động cũng khác nhau. Ngoài ra, trữ lượng mỗi vùng, mỗi khu vực cũng khác nhau.
Than phân bố khơng đồng đều, có nơi có, nơi khơng, có chỗ nhiều, chỗ ít. Than có
thể nằm bất kể nơi đâu, từ núi cao, rừng sâu, đến đồng bằng trung du hay thậm chí
cả dưới lịng sơng, đáy biển. Vì thế, tùy thuộc vào từng khu vực, địa điểm mà các
công nghệ khai thác được áp dụng là khác nhau.

5



Về loại hình khai thác, hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có 2 loại hình
khai thác chính là khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên.
Trong những năm qua, sản lượng than khai thác lộ thiên vẫn giữ vai trị chủ
đạo và chiếm khoảng 55 ÷ 60% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành. Hiện có
5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với cơng suất trên 2 triệu tấn/năm, đó là các mỏ than Cao
sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo; 15 mỏ lộ thiên vừa với cơng suất từ 100 ÷ 700
ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác lộ vỉa với công suất dưới 100 ngàn tấn/năm,
khai thác lộ thiên hiện nay đang thực hiện theo sơ đồ được thể hiện trong hình 1.2.

MỎ THAN

Trong quá trình
khai thác tạo thành
moong, nước
moong có tính axit

Bụi, khí
độc hại..ồn

Bụi cuốn
theo gió

Bụi, ồn,khí thải,
CTNH, chất thải rắn
từ các phương tiện..

Làm tơi đất đá:
Khoan, nổ mìn


Bốc xúc, vận chuyển,
đổ thải đất đá

Bụi, ồn khí
độc hại…

Bốc xúc, vận chuyển
than nguyên khai

Sơ tuyển

ồn, bụi, khí
độc hại…

Sàng tuyển, chế biến

Tiếng ồn, Bụi,
nước thải..

Bãi thải

Đất đá trôi lấp

Vận chuyển, tiêu
thụ than sạch

ồn, bụi, khí
độc hại…

Hình 1.2: Sơ đồ cơng nghệ khai thác lộ thiên kèm dòng thải


6


Đối với khai thác hầm lị, hiện nay có khoảng 30 mỏ đang hoạt động, trong đó
9 mỏ có trữ lượng huy động lớn, có cơng nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hồn chỉnh,
cơng suất từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên, bao gồm Mạo Khê (1,6 triệu tấn), mỏ Nam Mẫu
(1,5 triệu tấn), mỏ Vàng Danh (3,1 triệu tấn), mỏ Hà Lầm (1,77 triệu tấn), mỏ Ngã Hai
(1,05 triệu tấn), mỏ Khe Chàm (1,01 triệu tấn), mỏ Khe Tam (2,0 triệu tấn), mỏ Lộ Trí
(1,59 triệu tấn) và mỏ Mơng Dương (1,5 triệu tấn).
Các mỏ cịn lại cơng suất dưới 1,0 triệu tấn/năm, diện tích khai trường hẹp,
trữ lượng ít nên khơng có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hóa dây
chuyền cơng nghệ. Sơ đồ công nghệ khai thác than bằng phương pháp hầm lị kèm
dịng thải được thể hiện trong hình 1.3.

MỎ THAN

Tạo ra các
đường lị nằm
trong lịng đất,
nước ngầm thốt
ra có tính axit,
Fe, Mn cao

Bụi, khí độc
hại,ồn, CTR,
CTNH

Khoan, nổ mìn, khấu than
trong lò


Bốc xúc, vận chuyển,
đổ thải đất đá

Bốc xúc, vận chuyển
than ngun khai

Sơ tuyển
Bụi cuốn
theo gió

Bụi, ồn, khí thải từ
các hoạt động
khoan, nổ mìn,
khấu than và hơi
khí độc thốt ra từ
trong lịng đất

Bụi, ồn khí
độc hại…
ồn, bụi, khí
độc hại…

Bãi thải
Tiếng ồn,
Bụi, nước
thải..

Sàng tuyển, chế biến


Đất đá trôi lấp

Vận chuyển, tiêu
thụ than sạch

ồn, bụi, khí
độc hại…

Hình 1.3: Sơ đồ cơng nghệ khai thác hầm lò kèm dòng thải

7


1.1.2. Các tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường
Khai thác than là một trong những việc gây ô nhiễm môi trường về nhiều
mặt như: gây bụi, gây ồn, nước thải có pH thấp, độ đục, hàm lượng sắt cao, hủy
hoại cảnh quan và địa hình bề mặt. Hoạt động khai thác than có nhiều tác động xấu
đến môi trường, để lại nhiều hậu quả đối với sinh thái, cảnh quan, môi sinh...
Những tác động chủ yếu đến môi trường từ các khâu trong dây chuyền sản xuất
than gồm: thứ nhất, hậu quả từ khai thác lộ thiên: là các vấn đề gây biến đổi địa
hình bề mặt, bãi thải và chất thải rắn, bụi, tiếng ồn, bồi lấp sông suối do sự cuốn trôi
của chất thải rắn, cạn kiệt và khơ hóa dịng chảy, ơ nhiễm nguồn nước bề mặt, phá
vỡ cảnh quan, hủy hoại hệ động/ thực vật...; thứ hai, hậu quả từ khai thác hầm lò: là
các vấn đề gây sụt lún bề mặt, biến đổi và ô nhiễm nguồn nước ngầm...; thứ ba, hậu
quả từ các hoạt động sàng tuyển và chế biến than: là các vấn đề gây ô nhiễm nguồn
nước bề mặt, bãi thải và chất thải rắn...
Các tác động môi trường chính từ hoạt động khai thác than được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng 1.3: Các tác động chính từ hoạt động khai thác than đến môi trường
TT

1

2

3

4

5

Các tác động
Mức độ tác động
mơi trường
Tác động đến
Mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm bởi bụi, tiếng ồn, các chất khí thải,
mơi trường
làm cho sức chịu tải của môi trường ngày càng kém đi
khơng khí
Các nguồn nước thải nếu khơng được xử lý khi thải ra môi trường
Tác động đến gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận như pH thấp, hàm lượng cặn tăng, độ
môi trường đục tăng, các nguyên tố gây ô nhiễm khác như Fe, Mn... cùng các
nước
kim loại nặng (As, Pb, Hg, Cd...) tăng, làm giảm tính đa dạng sinh
học của nguồn nước mặt
Chất lượng đất khu vực thực hiện các hoạt động khai thác ngày càng
Tác động đến
nghèo kiệt, hàm lượng các chất dinh dưỡng mất đi, đất trở nên khô
chất lượng đất
cứng, bở rời
Khai thác lộ thiên: làm thay đổi bề mặt địa hình một cách mạnh mẽ như

tạo ra các moong sâu, núi cao, làm mất đi thảm thực vật trên bề mặt.
Tác động
đến bề mặt địa Khai thác hầm lị: Làm thay đổi bề mặt địa hình ở mức độ nhỏ do
hình
diện tích chiếm đất khơng nhiều, thảm thực vật trên bề mặt bị mất đi
không nhiều so với nguyên trạng
Tác động của Khai thác lộ thiên: Khối lượng đất đá bóc trong khai thác lộ thiên là rất
bãi thải đến lớn, khi đổ thải sẽ hình thành các bãi thải. Biểu hiện của tác động này là
môi trường sự trượt lở bãi thải, nước khu bãi thải chảy ra gây bồi lấp dòng chảy mặt.

8


TT

6

Các tác động
mơi trường

Mức độ tác động

Khai thác hầm lị: Khối lượng đất đá bóc trong hầm lị khơng đáng
kể so với lộ thiên, tác động đến môi trường ở mức độ nhỏ
Cơng tác thốt nước thải khai trường với lưu lượng lớn làm thay đổi
Tác động đến lưu lượng nguồn nước mặt tiếp nhận. Sự biến mất của rừng phòng hộ đầu
chế độ thủy nguồn do các hoạt động khai thác than trước đây cũng là nguyên nhân
văn khu vực quan trọng làm thay đổi chế độ thủy văn (có lũ qt vào mùa mưa).
thực hiện dự Q trình đổ thải tạo bãi thải cao (trong khai thác lộ thiên), vào mùa
án

mưa nước thoát từ chân bãi thải cuốn theo bùn cát gây bồi lấp lịng
sơng, suối, làm khả năng tiêu thoát nước kém.

7

- Khai thác than làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá vốn được coi
là vàng đen. Than là nguồn tài nguyên không tái tạo nên việc khai
thác sẽ ngày làm mất đi nguồn tài nguyên này.
- Tác động đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước: sự xuất hiện của
Tác động đến con người cùng với việc chiếm dụng đất đai sẽ thu hẹp diện tích rừng
tài nguyên, hệ nguyên sinh hoặc rừng trồng, làm mất đi thảm thực vật bề mặt; làm
sinh thái
biến mất động vật hoang dã do bị săn bắt hoặc phải di cư tìm nơi cư
trú mới; nước thải mỏ chưa qua xử lý khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ
làm ơ nhiễm nguồn nước, làm giảm tính đa dạng sinh học của nguồn
nước, làm cho các loài thủy sinh vốn đã nghèo nàn ngày càng trở nên
nghèo nàn hơn.

8

- Sự cố trượt lở bờ mỏ, dịch động bờ mỏ: thường hay gặp trong khai
thác than lộ thiên.
- Sự cố trượt lở bãi thải: khối lượng đất đá thải trong khai thác lộ
thiên lá rất lớn, khi đổ thải sẽ tạo ra các bãi thải cao và dễ gây ra sự
cố trượt lở bãi thải.
- Sự cố cháy nổ khí trong lị: càng xuống sâu thì sự tích tụ khí trong
lòng đất càng lớn (CO, CH 4 …). Mức độ cháy nổ khí tùy thuộc vào
Các sự cố rủi
cấp độ khí mỗi khu vực khác nhau và hậu quả của mỗi vụ là khác nhau.
ro không

mong muốn - Sự cố bục nước lò, sập lò: nguy cơ bục nước lò luôn tiềm ẩn do các
túi nước tồn tại trong các hang hốc, đặc biệt là vào mùa mưa lưu
lượng nước chảy vào lò tăng do được bổ sung từ nguồn nước mưa và
nước mặt.
- Sự cố trượt lở, sụt lún bề mặt địa hình: Q trình khai thác than
hầm lị tạo độ rỗng lớn trong lòng đất. Các yếu tố địa chất, địa tầng,
kiến tạo khu mỏ cộng với việc nổ mìn khai thác trong lị sẽ tạo ra các
chấn động lớn làm rung chuyển lòng đất.

9

Làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng; tăng nguồn thu ngân sách
Tác động kinh cho nhà nước và địa phương nơi có hoạt động khai thác than; làm
tế xã hội trong giảm tỷ lệ người thất nghiệp trong vùng, nâng cao chất lượng cuộc
khu vực
sống cộng đồng, góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của địa
phương nói riêng và Nhà nước nói chung

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành than Việt Nam.

9


1.2. Đặc điểm chất thải nguy hại của ngành than
Chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, xe
máy, công tác sửa chữa trong quá trình khai thác than bao gồm chủ yếu các loại
như: dầu thải các loại; má phanh đã qua sử dụng có chứa amiăng; các loại lọc dầu,
lọc gió đã qua sử dụng từ các thiết bị và xe máy; giẻ lau dính dầu; bóng đèn, các
linh kiện điện tử; pin, ắc quy chì thải từ thiết bị, xe máy, đèn lò…; dầu nhũ tương sử
dụng cho cột chống thủy lực; vỏ thùng phuy chứa dầu.

Theo số liệu thống kê một số năm gần đây, tổng lượng chất thải nguy hại
hàng năm của ngành than đã quy đổi, xác định được từ 1,5 ÷ 2,6 triệu tấn/năm [15].
Hoạt động khai thác than đi đôi với việc phải đầu tư nhiều về máy móc,
thiết bị, xe ơ tơ và các loại vật dụng khác, trong quá trình sản xuất cần sử dụng, tiêu
hao rất nhiều các loại vật tư và nhiên liệu. Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành
than Việt Nam đã được phê duyệt, dự báo lượng chất thải nguy hại tại các mỏ than
ở vùng Quảng Ninh vào năm 2015 là 3.000 ÷ 3.500 tấn/năm, vào năm 2020 là 4.500
÷ 5.000 tấn/năm.
Trong những năm qua, một số các mỏ than vùng Quảng Ninh đã tiến hành
quản lý, phân loại và đầu tư xây dựng kho chứa chất thải nguy hại, đăng ký sổ chủ
nguồn thải chất thải nguy hại.
Chất thải nguy hại ở các đơn vị được thu gom sơ cấp, phân loại sơ cấp và
lưu giữ tạm ở các kho chứa tại khu vực sản xuất và được lưu vào kho chứa có mái
che. Tùy thuộc vào lượng, sau thời gian từ 3÷ 6 tháng các đơn vị thực hiện hợp
đồng thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý. Tỷ lệ thu gom tại các khu vực sản
xuất đạt từ 65 ÷ 70 %, những năm gần đây tỷ lệ thu gom đã dần được tăng cao hơn,
hiện nay tỷ lệ này đạt khoảng gần 80%.
Hiện nay hầu hết các đơn vị có hoạt động sản xuất than đã đăng ký sổ chủ
nguồn thải chất thải nguy hại. Từ năm 2007 - 2010 tỷ lệ đăng ký sổ chủ nguồn thải
đạt 70 - 85%; năm 2011 - 2012 gần hết các đơn vị đã đăng ký sổ chủ nguồn thải
chất thải nguy hại.

10


Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.1. Một số khái niệm về chất thải nguy hại

Thuật ngữ "Chất thải nguy hại" (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện
vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu - Mỹ, khái niệm chất thải nguy
hại trên thế giới cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như:
* Theo UNEP (The United Nations Environmet Programme): chất thải
nguy hại là chất thải ở dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí do hoạt tính hóa học,
độc tính, nổ, ăn mịn, hoặc các đặc tính khác gây nguy hại hay có khả năng gây
nguy hại đến sức khỏe con người hoặc mơi trường bởi chính bản thân chúng hay khi
được tiếp xúc với chất khác.
* Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US -EPA), chất thải được cho là
nguy hại theo quy định của pháp luật nếu có một hoặc một số tính chất sau:
- Thể hiện đặc tính dễ bắt lửa, ăn mòn, phản ứng, và/hoặc độc hại.
- Là chất thải xuất phát từ nguồn không đặc trưng (chất thải nói chung từ
qui trình cơng nghệ).
- Là chất thải xuất phát từ nguồn đặc trưng (từ các ngànhh công nghiệp độc hại).
- Là các hóa chất thương phẩm độc hại hoặc sản phẩm trung gian.
- Là hỗn hợp có chứa một chất thải nguy hại đã được liệt kê.
- Là một chất được qui định trong RCRA.
- Phụ phẩm của quá trình xử lý chất thải nguy hại cũng được coi là chất thải
nguy hại trừ khi chúng được loại bỏ hết tính nguy hại.
* Theo Luật khơi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ RCRA (Resource
Conservation & Recovery Act) thì chất thải nguy hại là:
- Chất thải được liệt kê trong danh mục của US - EPA.
- Chất thải được phân tích và có 1 trong 4 đặc tính do EPA đưa ra gồm:
cháy, nổ, ăn mịn, phản ứng và độc tính.

11


- Chất thải được chủ nguồn thải hay nhà sản xuất tự công bố là chất thải
nguy hại.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam, tại Khoản 11, Điều 3
nêu rõ: chất thải nguy hại là chất thải có chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
So sánh định nghĩa về chất thải nguy hại của Việt Nam với định nghĩa của
các quốc gia khác cho thấy có nhiều điểm tương đồng. Qua đó, đã nhấn mạnh đến
tính chất nguy hại của một số loại chất thải, cho dù được thải ra với khối lượng nhỏ
nhưng chất thải cũng có khả năng gây ảnh hưởng nguy hại đến môi trường và sức
khỏe con người.
2.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình cơng nghiệp, các hoạt động thương mại,
các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động nông nghiệp mà chất thải nguy hại
có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể chia các nguồn phát sinh chất
thải nguy hại thành 4 nguồn chính như:
- Từ các hoạt động cơng nghiệp (sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi
toluene hay xelyene, khai khống…).
- Từ hoạt động nơng nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại…).
- Hoạt động thương mại (q trình xuất nhập các hàng độc hại khơng đạt
yêu cầu cầu sản xuất, hàng quá hạn sử dụng…).
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (như việc sử dụng phin, dầu nhớt bôi
trơn, ắc qui các loại, các hoạt động nghiên cứu trong phịng thí nghiệm…).
- Từ hoạt động y tế.
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh
chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp.
2.2.2. Phân loại chất thải nguy hại
Các chất thải nguy hại có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau,
như: Phân loại theo nguồn gốc phát sinh; theo tính chất của chất thải; theo khả năng
phân hủy sinh học... Ở Việt Nam, việc phân định, phân loại chất thải nguy hại theo

12



nguồn gốc phát sinh, được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 8, Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12). Danh mục chất
thải nguy hại được xác định theo 19 nhóm nguồn/dịng thải, thơng qua danh mục
này các chất thải được tra cứu nhanh theo các nhóm dịng thải tương ứng.
Các nhóm nguồn/dịng thải này bao gồm:
01. Chất thải ngành thăm dị, khai thác, chế biến khống sản, dầu khí và than.
02. Chất thải từ ngành sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ.
03. Chất thải từ ngành sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất
hữu cơ.
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác.
05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.
06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh.
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các
vật liệu khác.
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản
phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, nước thải và xử
lý nước cấp.
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp.
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải
từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thơng vận tải.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
17. Dầu thải và chất thải lẫn dầu từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu

cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant).

13


18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất thải khác.
Theo cách này, các doanh nghiệp có thể tự tra cứu để kê khai các chất thải
phát sinh đặc trưng của ngành sản xuất, đồng thời nhờ đó, các cơ quan quản lý địa
phương cũng dễ dàng trong việc cấp Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại và quản
lý các nguồn thải chất thải nguy hại.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn một cách phân loại chất thải nguy hại nữa là theo
tính chất của chất thải. Xác định chất thải nguy hại thơng qua phân tích các tính chất
và thành phần nguy hại đối với những chất thải rơi vào cột ngưỡng nguy hại (*) của
Thông tư số 12 hoặc một số chất thải được phân loại theo QCVN 07:2009.
2.3. Các phần tử chức năng của hệ thống quản lý chất thải nguy hại
Theo kinh nghiệm về quản lý chất thải của các nước trên thế giới, một hệ
thống quản lý chất thải nguy hại hữu hiệu khi hệ thống này biết gắn kết chặt chẽ
giữa các yếu tố pháp lý với các chính sách: cơng cụ pháp lý; cưỡng chế; phương
tiện; cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ; Chính phủ; các chủ phát thải; các nhóm quan
tâm chun ngành; các nhóm cơng chúng. [ 3].
Các phần tử chức năng cơ bản của hệ thống quản lý, thu gom chất thải nguy hại
được trình bày trong hình 2.1
Nguồn phát sinh
chất thải nguy hại
Thu gom sơ cấp: phân loại, xử
lý tại nguồn
Thu gom thứ cấp

Vận chuyển

Xử lý trung gian: đốt, phương
pháp khác

Tái chế

Chôn lấp

14


Hình 2.1: Các phần tử chức năng của hệ thống quản lý chất thải nguy hại
Trong cơng tác kiểm sốt ô nhiễm môi trường thường lấy phòng ngừa ô
nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, khắc phục và phục hồi là quan trọng. Đồng thời, trong
bất kỳ một lĩnh vực, đối tượng nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc: đảm bảo sự
phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững; đảm bảo tính lồng ghép (phối hợp
liên ngành; lồng ghép các khu vực, các ngành, các đối tượng kiểm soát); giảm
lượng và độ độc của chất thải nguy hại tại nguồn thải. Mặt khác việc kiểm sốt có
hiệu quả quá trình phát sinh, lưu giữ xử lý, tái chế và tái sử dụng, chuyên chở, thu
hồi và chôn lấp các chất thải nguy hại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm bảo vệ
sức khỏe và môi trường chuẩn mực, cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên và
phát triển bền vững. Trong đó hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý trung gian là
ba phần tử quan trọng trong hệ thống quản lý chất thải nguy hại.
2.3.1. Giai đoạn thu gom, phân loại
Hoạt động thu gom, phân loại chiếm rất nhiều lao động, chiếm tỷ lệ kinh
phí khá cao (50%), ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động tái chế và xử lý chất thải sau
này. Thu gom chất thải nguy hại: thu gom → kho chứa → vận chuyển → kho chứa
→ tái chế hoặc xử lý. Khi chú trọng, thực hiện chuẩn hóa tốt thì nguồn lợi thu được
từ việc thu gom riêng biệt chất thải nguy hại:
- Giảm được thiệt hại về ăn mòn hệ thống ống thoát nước.
- Giảm nguy cơ cháy, nổ và gây bệnh.

- Giảm ơ nhiễm đất, nước và khơng khí.
- Tái sinh được chất thải nguy hiểm (dầu thải là loại tái sinh được, nếu
không xử lý được hoặc để 1 m3 dầu loang ra trên bề mặt nước sẽ tạo một lớp váng
dày 1µm sẽ làm làm ơ nhiễm diện tích mặt nước là 106 m2).
- Với bãi chơn lấp: kim loại nặng làm ô nhiễm nước ngầm, rỉ các mơ tơ của
các quạt thu gom khí, phá hỏng lớp lót, lớp đất sét.
- Với lị đốt chất thải: các hộp chất lỏng sịt tự bùng cháy và nổ trong két
chứa, trong lò mà việc sửa chữa tu lò rất tốn kém.

15


Công tác thu gom, phân loại được gắn trách nhiệm của người sinh ra chất
thải nguy hại với một số điểm như sau:
- Phân loại phù hợp với quy định.
- Đóng gói và dán nhãn chất thải.
- Bao bì, thùng đựng chất thải nguy hại phải không phản ứng và không hấp
thụ chất thải nguy hại
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp và phải thuê người có tư cách
pháp nhân vận chuyển chất thải nguy hại.
- Ghi đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan tới vận chuyển chất thải nguy hại.
2.3.2. Giai đoạn vận chuyển
Quá trình vận chuyển chất thải nguy hại cần phải được kiểm soát chặt chẽ,
tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu quy định:
- Tuân thủ quy định vận chuyển hàng hóa nguy hại, tuân thủ công ước Basel.
- Lái xe phải được huấn luyện về an toàn và khắc phục sự cố.
- Được trang bị thiết bị phịng hộ các nhân.
- Khơng uống rượu, bia, khơng hút thuốc lá khi làm việc.
- Có bằng lái phù hợp
- Phương tiện vận chuyển phải phù hợp với tính chất chất thải nguy hại: xe

thùng, xe téc, xe phải được gắn thiết bị GPS.
- Thùng chứa chất vận chuyển phải được dán nhãn, dán nhãn cảnh báo sự
nguy hại.
- Có kế hoạch, phương án khắc phục sự cố khẩn cấp
2.3.3. Giai đoạn xử lý trung gian
Trong giai đoạn này, chất thải được xử lý để giảm về khối lượng, được ổn
định, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính và làm cho phù hợp hơn đối với khâu thải bỏ
cuối cùng. Các phương pháp xử lý gồm xử lý cơ học, xử lý hoá học, sinh học và
nhiệt. Có thể xử lý kết hợp hoặc riêng rẽ tuỳ theo loại chất thải. Một số biện pháp
xử lý trung gian chất thải nguy hại là:
- Chất thải lỏng như các dung môi sẽ được xử lý bằng phương pháp ổn định
hoá hoặc làm cứng với xi măng và chất phụ gia khác.

16


- Chất thải chứa axít và kiềm đầu tiên sẽ được xử lý bằng phương pháp
trung hồ sau đó được cố định nếu cần thiết.
- Bùn thải được tách ra khỏi nước hoặc làm khơ, sau đó được ổn định.
- Dầu thải sẽ được đốt trong các lò đốt nhỏ cùng với than nếu cần thiết.
- Nhựa thải không chứa các chất nguy hiểm sẽ được chôn tại khu chôn lấp
chất thải.
Các phương án xử lý trung gian cụ thể:
Việc ngăn ngừa và giảm thiểu sự ô nhiễm đối với chất thải công nghiệp
nguy hại là hết sức quan trọng. Việc tái sử dụng và thu hồi chất thải rắn cơng nghiệp
nguy hại cũng khơng thể xem nhẹ. Thường có các phương pháp xử lý như sau: xử
lý cơ học; các q trình hố/lý; các q trình nhiệt; chơn lấp.
2.4. Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại sau khi được thu gom, vận chuyển và đưa về khu tái chế
hoặc xử lý rồi đưa chôn lấp sản phẩm thải cuối cùng

2.4.1. Tái chế
Chất thải nguy hại được tái chế mang lại hiệu quả lớn về kinh tế nhưng
cũng có trở ngại về việc đầu tư, sử dụng sản phẩm tái chế.
Bảng 2.1: Bảng so sánh ưu điểm và hạn chế của sử dụng sản phẩm tái chế
Mặt tích cực
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên.
- Giảm lượng chất thải cần chôn lấp.
- Tạo được sản phẩm phụ cho xã hội.
- Tạo công ăn việc làm.

Mặt hạn chế
- Chi phí :
+ Đầu tư vào thiết bị.
+ Bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Đầu tư thời gian lao động.
+ Đào tạo đội ngũ.
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm tái chế.
- Tiêu hủy chất thải thứ cấp.

2.4.2. Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại
Phần chất thải nguy hại không tái chế được xử lý bằng nhiều phương pháp
khác nhau, dùng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Có 3 nhóm phương
pháp xử lý cơ bản là :

17


- Nhóm phương pháp hóa học/lý hóa;
- Nhóm phương pháp sinh học;
- Nhóm phương pháp nhiệt

- Cơng đoan xử lý cuối cùng là chôn lấp.
Các phương pháp thực hiện đảm bảo nguyên tắc: Tách các chất thải nguy
hại; biến đổi hố tính, sinh học nhằm phá huỷ các chất thải nguy hại hoặc biến
thành các chất ít nguy hại hơn; thải bỏ các chất thải nguy hại theo đúng kỹ thuật để
không gây tác hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
* Nhóm phương pháp xử lý hóa học/hố lý:
- Xử lý hố lý là phương pháp thơng dụng nhất đối với chất thải vô cơ nguy hại.
Các quá trình xử lý hố lý cũng có thể được tiến hành tại nguồn như là một giải
pháp xử lý cuối đường ống hoặc như là một phần trong hệ thống xử lý đồng bộ chất
thải rắn nguy hại.
- Xử lý bằng phương pháp hấp phụ
Đây là phương pháp thu gom và giữ chất thải nguy hại trên bề mặt của các
chất hấp phụ. Có thể sử dụng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên (than bùn, các
chất khống, các chất mùn....), các chất hấp phụ tổng hợp (gồm hoạt hố, các nhựa
trao đổi lớn...), than hoạt tính.... Phương pháp hấp phụ là phương pháp đơn giản, dễ
áp dụng, chi phí ban đầu cho xử lý thấp. Trong thực tế, đất và các chất hữu cơ có
mặt trong đất có khả năng hấp phụ chất thải nguy hại.
Hiệu quả việc tách chất thải nguy hại trong nước bằng than hoạt tính và các
chất đơng tụ rất cao, có thể đạt tới 90 - 99%. Tuy nhiên đối với chất thải nguy hại có
độ tan lớn trong nước nhiều khi cho kết quả lưu giữ thấp. Ví dụ khi dùng than hoạt
tính và chất đơng tụ thì chỉ có chưa tới 10% parathion có trong nước bị hấp phụ.
Các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên (sợi gỗ, vỏ cây, rêu mốc mọc trên than
bùn..) tỏ ra có khả năng hấp phụ tốt chất thải nguy hại. Khi dùng sợi gỗ, rêu mốc, vỏ
cây để hấp phụ malathion trong nước (có khuấy trộn) thì hiệu quả thu gom có thể
đạt tới 70 - 90%. Các chất thải nguy hại sau khi được thu gom trên chất hấp phụ có
thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý chúng như kỹ thuật chiết bằng dung

18



mơi khi muốn thu hồi, các kỹ thuật ơxy hố khác nhau hoặc kỹ thuật ủ phân huỷ
bằng vi sinh vật… Khi đó có thể tái sử dụng chất hấp phụ. Tuy nhiên việc đánh giá
khả năng hấp phụ còn lại sau khi đã tiến hành các kỹ thuật nêu trên là rất quan trọng
nhằm đảm bảo một hiệu quả cao các quá trình hấp phụ tiếp theo.
- Xử lý bằng phương pháp hoá học
Phân huỷ chất thải nguy hại bằng biện pháp thuỷ phân.
Nguyên lý: Thay đổi cân bằng ion của nước khi thêm vào nước chất có tính
axit thì nồng độ H+ trong nước tăng, ngược lại khi thêm vào nước chất có tính bazơ
thì nồng độ OH- trong nước tăng. Chính các ion H+ và OH- là tác nhân tấn công vào
các liên kết của các phân tử thất thải nguy hại chuyển hoá thành chất khác khơng
độc hoặc ít độc. Có hai loại thủy phân:
• Thuỷ phân trong môi trường axit: Đưa vào nguồn nước ô nhiễm các loại
axit như axit clohydric (HCl 30%) hoặc axit sunphuric (H 2 SO 4 20%) hoặc các muối
sun phát nhôm hay sắt. Trong môi trường nước các ion Al hay Fe thuỷ phân tạo môi
trường axit. (Tuy nhiên, chất thải nguy hại như: các thuốc bảo vệ thực vật có chứa
nhóm CN, nhóm phosphat thì khơng dùng phương pháp thuỷ phân trong mơi trường
axit vì có thể sinh ra các khí rất độc như HCN, PH 3 )
• Thuỷ phân trong môi trường kiềm: Đưa vào nguồn nước ô nhiễm các chất
bazơ như NaOH, KOH hoặc Ca(OH) 2 chất thải nguy hại có nguồn gốc phospho hữu
cơ bị thuỷ phân triệt để trong môi trường kiềm thành những hợp chất khơng độc
hoặc ít độc.
* Nhóm phương pháp xử lý bằng sinh học
So với các phương pháp khác, biện pháp sinh học để xử lý chất thải nguy
hại khó áp dụng hơn do tác động độc hại của độc chất đến cơ thể sinh vật.
Xử lý chất độc hại bằng phương pháp sinh học là quá trình dùng vi sinh vật
để khử các chất thải độc hại nhờ các quá trình phân huỷ do sinh vật thực hiện, biến
đổi các chất ơ nhiễm thành các sản phẩm ít độc hại như: CO 2 , H 2 O và một số chất
khác. Tuy nhiên, hiệu suất, tốc độ phân huỷ chất ô nhiễm thường thấp, thời gian xử
lý kéo dài. Để tăng tốc độ xử lý các chất ô nhiễm, người ta đã tối ưu hoá các điều


19


×