Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ky uc ve nguoi con gai cua tuong Giap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.77 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ký c v ng

ứ ề

ườ

i con gái c a t

ủ ướ

ng Giáp



Con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp là
một người trong nhóm “hạt giống đỏ”,
theo chủ trương của Bác Hồ được gửi
đi Liên Xô học tập.


Chị là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên
được giải thưởng khoa học quốc tế
Kovalievskaia…


Chiều muộn ngày 18-7, được tin báo về
sự ra đi đầy tiếc thương của GS.TS Võ
Hồng Anh, TS Hồ Bất Khuất, một người
bạn học cùng với GS.TS Hồng Anh đã
khơng kìm được xúc động… Hơn 2 giờ
đồng hồ trò chuyện, TS Hồ Bất Khuất
hồi tưởng miên man về GS.TS Hồng
Anh, một người bạn - người chị với
những tình cảm trân trọng nhất.


<b>Tuổi thơ dữ dội và vinh quang</b>


GS.TS Hồng Anh là kết quả của mối tình lãng mạng giữa hai trí thức trẻ có hồi bão lớn. Năm
1929, anh thanh niên cách mạng Võ Nguyên Giáp trong vai một nhà báo đi trên một chuyến xe
lửa Hà Nội - Huế để thực hiện một nhiệm vụ cách mạng. Khi tàu dừng ở ga Vinh, có hai thiếu nữ
lên tàu. Ngay lúc ấy, Võ Ngun Giáp đã để ý đến cơ gái có mái tóc dày đen nhánh xỗ ngang
lưng, nước da trắng hồng, gương mặt trái xoan hiền dịu, đôi mắt đen láy ánh lên một sự thẳng
thắn, cương trực và rất đỗi dịu dàng. Khi biết được đó chính là em gái của chị Nguyễn Thị Minh
Khai, Võ Nguyên Giáp càng để ý hơn.



Hôm ấy, Nguyễn Thị Quang Thái lên đường vào Huế nhập học trường Đồng Khánh. Câu chuyện
giữa anh thanh niên và người bạn đi cùng sôi nổi, Quang Thái ngồi im lặng, mãi sau mới tham
gia chuyện trò. Ấn tượng của Võ Ngun Giáp lúc đó về cơ nữ sinh Đồng Khánh Huế xinh đẹp và
ít nói rất mạnh.


Sau khi vào Huế làm việc tại Quan hải tùng thư, rồi làm biên tập cho báo Tiếng dân của cụ Huỳnh
Thúc Kháng, Võ Nguyên Giáp không quên lưu giữ hình ảnh người nữ sinh Đồng Khánh ơng đã
gặp trên chuyến tàu hôm nào.


Thế rồi, một hôm nữ sinh Quang Thái đến tìm gặp một người để nhận cơng tác đồn thể. Hóa ra
đó lại là Võ Ngun Giáp. Cuộc gặp gỡ đột ngột khiến Võ Nguyên Giáp sững sờ, trái tim xao
xuyến. Từ đây, hai người bắt đầu kết thân và thành vợ thành chồng năm Võ Nguyên Giáp 24
tuổi, còn Quang Thái 20 tuổi.


Sau khi cưới nhau, họ ra Hà Nội, Võ Nguyên Giáp dạy học, Quang Thái học trường Y. Năm
1941, Võ Hồng Anh ra đời ở thủ đô nhưng không được sống với ba mẹ nhiều vì ba mẹ bận việc
cách mạng. Quang Thái bị bắt và bị giam ở Hỏa Lò. Trước khi chết, bà rất mong được gặp Hồng
Anh. Bà nội đưa Hồng Anh lên tàu ra gặp mẹ nhưng năm đó máy bay của qn đồng minh ném
bom đồn tàu, bà cháu không ra được. Thế là nhà cách mạng Quang Thái hy sinh mà không
được gặp chồng con.


Trong kháng chiến chống Pháp, khi sơ tán lên Việt Bắc, một lần Bác Hồ đến thăm gia đình, Hồng
GS.TS Võ Hồng Anh (bìa phải) chụp ảnh tại quê nhà An Xá -


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Anh nhận ra Bác ngay, nhưng không dám tới gần. Mãi tới khi ba bảo: “Hồng Anh ra đây chào Bác
Hồ đi con!”, lúc ấy chị mới lị dị đến gần Bác và nói: “Cháu chào Bác Hồ ạ!”. Bác Hồ kéo Hồng
Anh vào lòng hỏi: “Ra Việt Bắc cháu có vui khơng?”. “Dạ, có ạ”. Ba Hồng Anh nói thêm: “Nó ra
đây thấy cái gì cũng mới lạ. Vừa rồi được đi ô tô lần đầu, cháu reo lên vui thích, nhưng chỉ một
lúc sau là ỉu xìu vì chóng mặt”. Bác Hồ cúi xuống hỏi: “Thế lúc ấy cháu có khóc khơng?” “Dạ,
cháu chưa khóc ạ!”, Bác Hồ liền sửa ngay: “Cháu phải nói là “khơng khóc” chứ khơng phải là


chưa khóc”.


Về sau chính GS.TS Hồng Anh là một trong những người được Bác Hồ yêu mến đặc biệt. Khi chị
còn là học sinh trường Internat, mỗi lần sang thăm Liên Xô, Bác Hồ đều ghé thăm trường và
chính Hồng Anh được tập thể tín nhiệm viết và đọc lời chúc mừng Bác, kể cho Bác nghe về tình
hình học tập, sinh hoạt của sinh viên Việt Nam tại Xô Viết.


Với GS.TS Hồng Anh, đó là “những kỷ niệm khơng bao giờ qn” mà chị thường nhắc lại mỗi khi
trò chuyện với bạn bè cũng như vào các dịp kỷ niệm sinh nhật Bác hay ngày Quốc khánh 2/9.


<b>Nhà khoa học tài năng và trách nhiệm</b>


“Tôi không dám hỏi chị là phụ nữ, tại sao lại chọn lĩnh vực vật lý lý thuyết vốn khơ khan, trừu
tượng, mênh mơng và khó được mọi người thừa nhận, vì biết chị đạt được nhiều điều trong lĩnh
vực này” - TS Hồ Bất Khuất tiếp tục câu chuyện.


Vào thời gian GS.TS Hồng Anh làm việc tại Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, trong một lần
nói chuyện với TS Hồ Bất Khuất về ý kiến của mình về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại
Việt Nam, GS.TS Hồng Anh cho biết: “Nhà máy điện hạt nhân thì chắc chắn chúng ta phải xây
dựng rồi, nhưng ở đâu, lúc nào, chọn công nghệ, nguyên lý gì… cần phải có tính tốn kỹ lưỡng.
Trên thực tế vấn đề này đã có một số quan điểm, phản ứng khác nhau. Nói về vấn đề này phải
đúng nơi, đúng chỗ, đại diện cho quan điểm nào”.


TS Hồ Bất Khuất kể rằng: “Chị nói vậy cho kín nhẽ, nhưng tơi biết sự lựa chọn của chị rồi. Chị
đặc biệt nhấn mạnh phải đào tạo cán bộ có tác phong khoa học chính xác và nghiêm túc từ bây
giờ. Làm điện hạt nhân khơng có chỗ cho tư tưởng xà xẻo, rút ruột cơng trình, hay thái độ tắc
trách. Với văn hóa, tác phong và phẩm chất như hiện nay, chúng ta chưa thể làm điện hạt nhân
được”.


Thật ra, thời gian, địa điểm làm việc đối với chị chỉ có ý nghĩa tương đối. Điều cơ bản xuyên suốt


hoạt động của chị là những vấn đề khoa học vật lý lý thuyết và thái độ sống (mà chị chọn cũng
trên cơ sở rất khoa học). Dù là GS.TS khoa học, dù đã có trên 60 cơng trình khoa học được cơng
bố, được nhiều giả thưởng, nhưng chị khơng phải là người thành đạt. Chính chị nói: “Có lẽ tơi
khơng thấy mình thích hợp với hai chữ “thành đạt””.


Những lần trị chuyện với chị, tơi biết là chị khơng hài lịng về mình, chưa hài lịng về những gì chị
đã làm được. Vì vậy, sau khi rời Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, chị về “đầu quân” cho Liên
hiệp các hội khoa học Việt Nam, cùng với những nhà khoa học nổi tiếng như cố GS.TS Vũ Tun
Hồng, GS.TS Vũ Đình Cự… mong tiếp tục làm và nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thực tiễn
hơn.


Cịn nữa, chị nói với tơi là sẽ viết một cái gì đấy về gia đình mình, về ơng nội, bà nội - những
người đã truyền cho chị những tri thức đầu tiên về văn học dân gian, những bài học đầu tiên về
chia ly, đợi chờ, về việc người thân quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tơi cũng mong được đọc
quyển sách như vậy của chị, nhưng có lẽ, không kịp nữa rồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1954 - 1959: Học tại Internat, Moskva


1959 - 1965: Sinh viên Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov
1965 - 1970: Làm việc tại Ủy ban khoa học Nhà nước Việt Nam


1966 - 1968: Làm luận án Phó tiến sỹ tại ĐHTH Lomonosov.
1982: Bảo vệ luận án Tiến sỹ


</div>

<!--links-->

×