Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu hiệu ứng thị giác của optical art (nghệ thuật quang học) vào thiết kế và giảng dạy đồ họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-------o0o-------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

Nghiên cứu hiệu ứng thị giác của Optical art( nghệ thuật quang học)
vào thiết kế và giảng dạy Đồ hoạ

Mã số: MHN2020-02.18
Chủ nhiệm đề tài :

Vƣơng Quốc Chính

Hà Nội, tháng 12 / 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
Nghiên cứu hiệu ứng thị giác của Optical art( nghệ thuật quang học)
vào thiết kế và giảng dạy Đồ hoạ
Mã số đề tài : MHN2020-02.18

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)



Vƣơng Quốc Chính

Hà Nội, tháng 12 năm 2020

2


THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT

1

Học hàm, học vị
Họ tên tác giả
ThS Vương Quốc Chính

Vai trị

Chức vụ, Cơ quan công tác

Chủ

Giảng viên

nhiệm đề Khoa Tạo dáng công nghiệp
tài

2


3

ThS Bùi Văn Long

ThS Lê Trọng Nga

Thành
viên

Thành
viên

Chuyên
4

ThS Phạm thị Hoài Nam

Trường Đại học Mở Hà Nội
Giảng viên
Khoa Tạo dáng công nghiệp
Trường Đại học Mở Hà Nội
Giảng viên
Khoa Tạo dáng công nghiệp
Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên viên

viên

tư Khoa Tạo dáng công nghiệp


vấn

Trường Đại học Mở Hà Nội

3


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
TKĐH

Thiết kế Đồ hoạ

VN

Việt Nam

Op Art

Optical art

4


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….7
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………..……7
2. Tình hình nghiên cứu………………………………………………………………..7
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài………………………………………………………….8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..8

5. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………….9
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………9
Chƣơng1.Những vấn đề lý luận chung và tổng quan về Op art……………………10
1.1.Khái niệm Op art ………………………………………………………………….10
1.1.1.Đặc điểm của Op art…………………………………………………………..…10
1.1.2.Ảo ảnh thị giác…………………………………………………………………..12
1.1.3.Op art và những ảnh hưởng của nó lên tâm lý, thị giác………………………….14
1.2.Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật Op art……………….……………..…16
1.2.1.Những ảnh hưởng của Op art trong thiết kế những năm 60……………………..16
1.2.2.Vai trị của cơng nghệ trong sáng tác Op art …………………………………….17
1.2.3.Sự chuyển đổi từ Optical sang các loại hình nghệ thuật khác……………………18
1.3.Tổng kết chương 1……………….……………………….……………………….20
Chƣơng 2. Hiệu ứng thị giác Op art và giá trị của nó trong thiết kế đồ hoạ….….22
2.1.Hiệu ứng thị giác……………………...…………………………………………..22
2.1.1.Hiệu ứng của sự tương phản 2 màu Đen trắng…………………………………...22
2.2.Chuyển động và ánh sáng………………………………………………………….22
2.1.3.Hiệu ứng Hering………………………...…………………………………….…23
2.1.4.Hiệu ứng Ảo ảnh Cornsweet………………………………………………….….24
2.1.5.Hiệu ứng Muller-Lyer…………………………………………………………...25
2.1.6.Hiệu ứng lưới Hermann …………………………………………………….…..26
2.1.7.Hiệu ứng Ảo ảnh Jastrow……………………………………………………….26
2.1.8.Hiệu ứng tương phản đồng bộ……………………...……………………...……27
2.9.Hiệu ứng tương phản đa sắc……………………………………………...…….....28
5


2.2.Giá trị của Op art trong thiết kế đồ hoạ………….…………...…………………………29
2.3.Tổng kết chương2……...…….……………………………………………………34
Chƣơng 3. Giải pháp ứng dụng hiệu ứng thị giác của OP art vào thiết kế Đồ
hoạ…………………………………………………………………………………….35

3.1. Khái quát về học phần Design thị giác trong thiết kế Đồ hoạ văn hố tại Khoa Tạo dáng
cơng nghiệp…………………………..…………………….……………………35
3.2. Những ứng dụng của Op art trong nghiên cứu………………………………...…36
3.3.Ứng dụng hiệu ứng của Op art trong hệ thống bài tập học phần Design thị giác trong
thiết kế ĐHVH tại khoa tạo dáng công nghiệp………………………….……………45
3.4. Tổng kết chương 3………………………………………..……………………..49
Kết luận/ Kiến nghị của nhóm nghiên cứu…….………………………..…………..50
Phụ lục…………………………..………………………….…………………………51
Tài liệu tham khảo……………..……………………………………………….…….61

6


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, Op art ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX, người ta đã áp dụng những
hiệu ứng thị giác được tạo ra trong các tác phẩm Optical art (Op Art), đóng góp lớn trong
xã hội trên nhiều lĩnh vực như quảng cáo, điện ảnh, hệ thống biển báo vv.. Ở nước ta, sự
phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật và khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã tạo
ra rất nhiều sản phẩm Đồ hoạ ứng dụng cả 2D lẫn 3D đẹp, có tính ứng dụng cao phục vụ đời
sống con người, song các thiết kế cịn hạn chế và chưa có nhiều giải pháp. Vì vậy, việc
nghiên cứu những tác động về mặt tâm lý thị giác của Op art, vân dụng trong thiết kế nhằm
làm phong phú hơn những thiết kế Đồ hoạ ứng dụng và bổ sung vào hệ thống bài giảng của
một số môn trong chuyên ngành thiết kế Đồ hoạ, là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nƣớc
2.1. Ở trong nước
Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật và khoa học công nghệ trong những năm gần
đây đã tạo ra rất nhiều sản phẩm Đồ hoạ ứng dụng cả 2D lẫn 3D đẹp, có tính ứng dụng cao
phục vụ đời sống con người, Có nhiều nhóm đồ hoạ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
một số thành phố lớn cũng đã khai thác yếu tố nghệ thuật này đưa vào thiết kế của mình như

trong các lĩnh vực quảng cáo, nghệ thuật sân khấu, hay thiết kế bao bì v.v.. Về lý thuyết
cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Op art cũng những hiệu ứng về thị giác như:
“Nguyên lý thị giác” của Nguyễn Hồng Hưng, “Nghệ thuật Mô đéc và hậu Mô đéc” của Lê
Thanh Đức,” Cơ sở tạo hình” Trần Từ Thành, Lê Huy Văn những cơng trình kể trên cũng
đã có những đóng góp quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn trong ngành thiết kế.
2.2. Trên thế giới
Optical art (Op art) ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX, những giá trị của Op art đã mở
ra những chân trời mới cho nghệ thuật tạo hình hiện đại và mỹ thuật ứng dụng, người ta đã
áp dụng những hiệu ứng thị giác được tạo ra trong các tác phẩm Op art đóng góp lớn trong
xã hội trên nhiều lĩnh vực, điện ảnh, kiến trúc, thời trang và đặc biệt trong đồ hoạ ứng dụng
như quảng cáo , thiết kế Logo, Thiết kế bao bì, hệ thống biển báo vv. cho đến những năm 60
của thế kỷ trước yếu tố hình thể, màu sắc đã được các nghệ sỹ Op art đã khai thác triệt để và
7


đưa nó đến đỉnh cao của nghệ thuật, các tác phẩm Op art đã tạo ra những giá trị thẩm mỹ tự
thân nó khơng dễ gì phủ nhận. Ngày nay những hiệu quả về thị giác ấy đã lan rộng khắp
nơi, Nó là tiền đề cho các loại hình nghệ thuật mới như tạo hình điện tử, Nghệ thuật dộng
hình (Cenetism), Op art cũng đã được khá nhiều các nhà khoa học, nhà nghiên cứu mỹ
thuật, và hoạ sĩ hiên đạị quan tâm như:
Artspeak, Robert Atkins, ISBN

976-1-55859-127-1, "Op-Art: Lịch sử, Đặc điểm".

www.Visual-Arts-Cork.com, Nghệ thuật của Josef Albers, Julian Stanczak và Richard
Anuszkiewicz , Đại học Wake Forest, tái bản 2002, "Lý thuyết về màu sắc và thực hành hội
họa” , Julian Stanczak và Richard Anuszkiewicz , Đại học Wake Forest , 1996.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
 Nghiên cứu ứng dụng những hiệu ứng thị giác được tạo ra trong các tác phẩm
Optical art (Op art) nhằm khẳng định thêm giá trị của Op Art trong thiết kế Đồ hoạ..

 Qua nghiên cứu bổ sung kiến thức cho một số học phần trong chương trình giảng dạy
Thiết kế Đồ hoạ tại Khoa Tạo dáng Công nghiêp.
 Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và đào tạo một số học phần trong
chuyên ngành TKĐH tại Khoa Tạo dáng công nghiệp
 Định hướng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: (Op art và những hiệu ứng của nó trong sáng tác thiết kế.
Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm nghệ thuật và các sản phẩm design ( bao bì, logo,
poster..) sử dụng hiệu ứng của nghệ thuật quang học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhận diện và phân tích thực trạng việc dạy học một số môn Đồ án chuyên ngành tại
Khoa Tạo dáng công nghiệp- Trường Đại học Mở Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sưu tầm , phân tích, đánh giá một số tác phẩm tiêu biểu của Op art bao gồm cả nghệ
thuật giá vẽ, đồ hoạ ứng dụng tiêu biểu trong các sáng tác của nghệ sĩ Thế giới và Việt
Nam. Dựa vào một số những nhận định tổng kết từ một số nhà nghiên cứu mỹ thuật, các đề
8


tài nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước, các hệ thống kiến thức liên ngành như
lịch sử, triết học, mỹ học, tâm lý học làm cơ sở lý luận
Từ đó rút ra hệ thống lý luận ứng dụng vào giảng dạy tại và làm kim chỉ nam cho sáng
tác của bản thân Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo
chuyên ngành TKĐH.

CHƢƠNG 1
9


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ OP ART

1.1. Khái niệm Op art
Op Art (cụm từ viết tắt của Optical Art: Nghệ thuật Quang học/Nghệ thuật Thị Giác) là
phong cách nghệ thuật trừu tượng khai thác ảo giác quang học của q trình nhận thức. Có
nghĩa là, người xem có thể nhìn thấy ở Op Art những hình ảnh khuất, sự chuyển động hay
cảm giác khơng gian ba chiều đang phình ra và cong lên, mà thực chất đó chỉ là sự sắp đặt
trên bề mặt hai chiều tĩnh. Op có gốc Hy lạp từ chữ Optik, gắn với thị giác, mắt nhìn, với
các hiện tượng quang học như màu sắc, ánh sáng. Như vậy, Op-art đi tìm các khả năng gây
tác động thẩm mỹ qua các biểu hiện quang học thuần túy, không phụ thuộc vào nội dụng cụ
thể nào. Nói đúng hơn chính những hiệu quả thị giác ấy mới là nội dung và mục tiêu cần đạt
chủ yếu của Op art
1.1.1. Đặc điểm của Op art
 Sử dụng các hình hình học đơn giản kết hợp với nhau tạo thành các hình phức tạp
hơn.
 Tất cả các tác phẩm được tạo ra đều bất động về mặt vật lý, nghĩa là nó khơng có bất
kỳ chuyển động thực sự nào.
 Mục tiêu chính của nó là hình thành một số hiệu ứng hình ảnh mơ phỏng rằng chúng
có chuyển động.
 Op art được sáng tạo dựa trên cơ sở khoa học với mục tiêu tạo ra các hiệu ứng hình
ảnh độc đáo .
 Sử dụng sự lặp lại các dạng đơn giản của đường thẳng, hình khối và vịng trịn đồng
tâm, trong đó màu đen và trắng chiếm ưu thế và các màu bổ sung tương phản.
 Op art sử dụng các kỹ thuật quang học như các đường thẳng song song, chúng có thể
uốn cong hoặc thẳng và chúng có độ tương phản màu rõ rệt.
Nhờ các hiệu ứng quang học, tổng động lực được tạo ra trong các bề mặt phẳng mà
trước mắt con người được biến đổi thành không gian ba chiều đầy rung động, chuyển
động và dao động. Các nghệ sĩ sử dụng màu sắc, ánh sáng và bóng đổ một cách điêu
luyện để tạo ra các tác phẩm OP art của họ. Hiệu quả thị giác Op Art áp dụng từ sự sắp
10



xếp có chủ đích của khoa học phối cảnh, ngun lí màu sắc kết hợp với tính chất thị giác
trên mắt người. Op art là sự kết hợp từ nghệ thuật hình học trừu tượng (Geometric Art)
và nghệ thuật chuyển dộng học (Kinetic Art).
 Op Art tạo ra ảo giác cho người quan sát
Tác phẩm Optical Art tạo ra một loại ức chế thị giác trong tâm trí của người xem và
mang lại cho tác phẩm sự ảo tưởng . Thực tế, ta biết rằng tác phẩm Op art là mặt phẳng hai
chiều và tĩnh, tuy nhiên, khi bắt đầu gửi thơng tin đến bộ não của người nó đã đã bắt đầu
dao động, nhấp nháy, rung khiến người quan sát có cảm giác những hình ảnh trước mắt
đang di chuyển
 Op Art không nhằm thể hiện thực tế.
Op art không nhằm phản ánh hiện thực do đặc điểm tạo hình. Op art là nghệ thuật trừu
tượng, trong đó, mảng nét, màu sắc chiếm ưu thế.
 Op Art được sáng tạo dựa trên cơ sở khoa học
Các yếu tố được sử dụng trong một tác phẩm Op Art đều được hoạ sĩ chọn lựa cẩn
thận để đạt được hiệu quả tối đa. Để đạt được hiệu quả, mỗi màu sắc, đường nét, hình dạng
và phải đóng góp vào sự thành phần tổng thể. Hoạ sĩ phải mất rất nhiều suy tính trước để tạo
thành tác phẩm nghệ thuật theo phong cách Op art.
 Op Art thường sử dụng hai màu có độ tương phản cao đặt cạnh nhau
Các kỹ thuật quan trọng được sử dụng trong Op art là màu sắc. Màu sắc có thể màu hoặc
vơ sắc (đen, trắng, hoặc màu xám) cũng có thể là những màu bổ túc hoặc có độ tương phản
cao, nét và hình dạng của phong cách này được xác định không sử dụng kỹ thuật chuyển
màu từ màu này sang màu tiếp theo mà thường sử dụng hai màu có độ tương phản cao đặt
cạnh nhau. Sự thay đổi đột ngột này là một phần quan trọng của những gì tác động lên thị
giác người quan sát.
 Op Art bao trùm không gian âm, dương ( đặc rỗng).
Trong Op art không gian âm, dương , đặc rỗng có tầm quan trọng như nhau. Những ảo
ảnh không thể được tạo ra khi thiếu một trong hai thành phần, vì vậy các nghệ sĩ Op art
thường có xu hướng tập trung nhiều vào các khơng gian âm dương, đặc rỗng khi họ thực
11



hiện tác phẩm.. Nghệ thuật Op art không thể được tạo ra khi hai thành phần dương-âm này
không đan xen với nhau hoặc bị khuyết thiếu.
1.1.2. Ảo ảnh thị giác
Niềm đam mê với ảo ảnh quang học đã kéo dài trên toàn cầu trong nhiều thế kỷ. Các
nhà triết học Hy Lạp như Plato đã mô tả chúng như những trị bịp bợm bằng các giác quan
và tâm trí của chúng ta. Đến 19 thứ thế kỷ, hoạ sĩ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng We Hill đã kế
thừa và phát huy các hiện tượng ảo ảnh quang học bằng cách khéo léo đưa vào trong bức
tranh đồng thời hai hình ảnh xuất hiện . Hình ảnh ta nhìn thấy được xác định bởi nhận thức
của ta.
Có ba loại ảo ảnh quang học chính bao gồm ảo tưởng theo nghĩa đen, ảo tưởng sinh lý và ảo
tưởng nhận thức. Cả ba loại ảo tưởng này đều có một đặc điểm chung. Những nhận thức về
hình ảnh được cung cấp cho não biến ảo vơ cùng. Đó là lý do tại sao ảo ảnh quang học
được coi là một "thủ thuật" của nghệ thuật thị giác.
a) Ảo tưởng quang học theo nghĩa đen
Ảo ảnh theo nghĩa đen là khi hình ảnh ta nhìn, cho nhận thức thấy khác với những hình
ảnh thực chất tạo nên nó. Ví dụ, hình minh họa mà Hill tạo ra thực sự là hai hình ảnh được
vẽ một cách có chủ ý để trơng giống như một hình ảnh chất lỏng là một ảo ảnh theo nghĩa
đen. Hãy coi nó như một con số có thể đảo ngược. Kết quả cuối cùng ta thấy trong ảo ảnh
theo nghĩa đen là dựa trên nhận thức của bạn. Cả hai hình ảnh đều tồn tại.
b) Ảo tưởng quang học sinh lý
Những loại ảo ảnh quang học này phức tạp hơn vì chúng phản hồi lại sự kích thích quá mức
của các giác quan của não. Mắt “nhìn thấy” quá nhiều ánh sáng, chuyển động, màu sắc,
kích thước khiến não bộ bị nhầm lẫn. Thoạt nhìn, một hình hai chiều giống như hình ba
chiều. Đó là bởi vì những thông tin mà bộ não nhận được, ngay lập tức giải thích nó theo
cách đó. Sau khi nhìn ngắm sâu hơn, bộ não nhận ra những gì mắt thực sự đang nhìn thấy
là những hình ảnh khơng tồn tại trong tự nhiên.
c) Ảo tưởng sinh lý
Những loại ảo ảnh quang học này phức tạp hơn vì chúng phản hồi lại sự kích thích quá
mức của các giác quan của não. Mắt “nhìn thấy” quá nhiều ánh sáng, chuyển động, màu

12


sắc, kích thước và kích thước khiến não bộ bị nhầm lẫn. Tâm trí uốn cong mà bạn thấy
giống như ảo ảnh hình học và những bức tranh khơng thể là ảo ảnh quang học sinh lý.
Thoạt nhìn, một hình hai chiều giống như hình ba chiều. Đó là bởi vì bộ não ngay lập tức
giải thích nó theo cách đó. Sau khi nghiên cứu sâu hơn, bộ não nhận ra những gì mắt thực
sự đang nhìn thấy. Hình ảnh được đề cập không tồn tại trong tự nhiên.
d) Ảo tưởng quang học nhận thức
Đây là loại ảo ảnh được các nhà khoa học và tâm lý học nghiên cứu nhiều nhất vì nó là
loại ảo giác phức tạp nhất mà mắt có thể truyền tải lên não bộ. Khơng giống như những ảo
ảnh quang học khác, những ảo ảnh này dựa vào những gì tiềm thức suy nghĩ và cách nó liên
hệ vật thể này với vật thể khác. Nói cách khác, những gì ta nhìn thấy được cho là sẽ cung
cấp cái nhìn sâu sắc về chiều sâu trong suy nghĩ của ta. Ảo ảnh quang học nhận thức khám
phá ra những gì não bộ suy luận và nhận thức về một hình tượng chưa được giải thích.
e)Bình Rubins
Vùng võng mạc trong mắt dễ bị tác động bởi ánh sáng và màu sắc, vì vậy, nghệ sỹ Op
art tạo ra các ảo ảnh quang học bằng việc xen kẽ các mảng màu sắc tương phản cao (phổ
biến nhất là đen và trắng) cùng sự lặp đi lặp lại của các mơ hình dạng cong hoặc thẳng. Sự
tương phản gây ra nhầm lẫn rất lớn đối với thị giác, mà người xem phải chú tâm rất nhiều
để phân biệt giữa thành phần chính và các thành phần phụ. Ở lĩnh vực y học, ảo ảnh thị giác
được coi là sự khiếm khuyết của giác quan thị giác. Ảo giác là cảm giác, sự tri giác như có
thật về một sự vật hiện tượng không tồn tại trong hiện thực khách quan, không phụ thuộc
vào ý muốn của con người và họ coi “Ảo giác là một tri giác không đối tượng”. Sau này
được các nhà khoa học hiệu chỉnh lại: “Ảo giác là tri giác mà hồn tồn khơng có đối tượng
cảm nhận”.
1.1.3.Op art và những ảnh hưởng của nó lên tâm lý, thị giác
Có hai trường phái chính thời Hy lạp cổ đưa ra các giải thích đầu tiên về cách hoạt
động của việc nhìn trong cơ thể người.
Trường phái thứ nhất là "lý thuyết phát xạ". Theo trường phái này thì sự nhìn diễn ra

khi các tia nhìn phát ra từ mắt bị chặn bởi các vật được nhìn thấy. Theo họ, nếu chúng ta
nhìn trực tiếp một vật thì đó là do các tia nhìn đi từ mắt rơi vào vật đó. Tuy nhiên, một ảnh
13


khúc xạ cũng được nhìn thấy bởi các tia nhìn. Lúc này, tia nhìn đi từ mắt, xun qua khơng
khí và rơi vào vật được nhìn thấy sau khi bị khúc xạ như là kết quả của sự chuyển động của
các tia nhìn phát ra từ mắt. Lý thuyết này được ủng hộ bởi các học giả như Euclid và
Ptolemy và những người kế tục.
Trường phái thứ hai chủ trương về cách tiếp cận gọi là 'sự đưa vào', xem sự nhìn như
là cách cho hình ảnh sự vật, hiện tượng đi vào mắt. Với sự ủng hộ của các nhà truyền bá
chính như Aristotle, Galen và những người kế tục, lý thuyết này dường như đã đạt đến một
giá trị đích thực về bản chất của sự nhìn, dựa trên các thực nghiệm.
Alhazen "cha đẻ của quang học", là người đầu tiên giải quyết được cuộc tranh luận giữa
hai trường phái bằng cách điều chỉnh lý thuyết và đưa vào thành hệ thống lý thuyết hiện đại
được chấp nhận về sự nhìn trong cuốn Book of Optics (1021). Ơng lập luận rằng sự nhìn
diễn ra là do ánh sáng từ các vật đi vào mắt và ông phát triển một phương pháp khoa học
nhấn mạnh việc thực nghiệm để chứng minh điều đó. Ơng chủ trì một nghiên cứu khoa học
về tâm lý học thị giác và là nhà khoa học đầu tiên cho rằng sự nhìn diễn ra trong não bộ chứ
khơng phải trong mắt. Ơng chỉ ra rằng các thí nghiệm cá nhân có ảnh hưởng đến những gì
con người nhìn thấy và cách mà họ nhìn thấy và sự nhìn cũng như tri giác là chủ quan. Ơng
giải thích chi tiết các lỗi có thể có trong thị giác và lấy ví dụ về một đứa trẻ có ít kinh
nghiệm có thể gặp nhiều khó khăn như thế nào trong việc diễn giải những gì mà nó nhìn
thấy. Ơng ta cũng đưa ra ví dụ về một người trưởng thành có thể mắc sai lầm trong sự nhìn
do các kinh nghiệm của họ sẽ làm cho họ thấy một cái gì đó khác với cái mà họ thực sự
nhìn thấy. Điều này có thể liên hệ với câu châm ngôn "Cái đẹp nằm trong mắt của người
ngắm". Nghĩa là một bơng hoa có thể xuất hiện rất đẹp trong mắt một người lại không đẹp
được như thế trong mắt người khác.
 Sự suy luận vô thức
Nghiên cứu đầu tiên của Hermann von Helmholtz về thị giác trong thời hiện đại. Qua

khảo sát mắt người và kết luận rằng về mặt quang học thì mắt người khá kém cỏi. Theo ơng
thì thơng tin thu được qua mắt kém chất lượng đến nỗi khó mà thấy gì được. Vì thế, ơng kết
luận: Sự nhìn chỉ là kết quả của một dạng suy luận vô thức về vấn đề thừa nhận và kết luận

14


từ những dữ liệu không đầy đủ, dựa trên những kinh nghiệm đã có. Sự suy luận này cần có
những kinh nghiệm về thế giới. Các ví dụ đã được biết đến là:
 Ánh sáng đến từ phía trên
 Các vật thường khơng được nhìn từ phía dưới lên
 Các khn mặt được nhìn thấy (và nhận ra) từ phía bên phải
Nghiên cứu về ảo giác đã đem lại những hiểu biết sâu hơn về các dạng suy luận mà hệ thị
giác thực hiện. Các nghiên cứu này cho rằng hệ thị giác thực hiện một kiểu suy luận để mô
tả nhiều hệ thị giác nhỏ khác nhau, như là sự nhận thức về sự chuyển động hoặc về độ sâu
của một hình ảnh trên mặt phẳng hai chiều.
 Lý thuyết Gestalt
Vào những năm 30 và 40 các nhà tâm lý học cấu trúc hình thức đã đưa ra nhiều câu hỏi
nghiên cứu mà các nhà khoa học về thị giác thời nay đang nghiên cứu. Các định luật cấu
trúc hình thức về sự tổ chức đã dẫn đến nghiên cứu về cách thức mà con người nhận thức
các thành phần thị giác như là các mẫu thức. Theo thuyết này thì có sáu yếu tố theo sự nhìn:
gần gũi về khơng gian, sự tương tự, sự đóng kín, sự đối xứng, sự quen thuộc và sự liên tục.
Theo đó, có ba loại ảo giác chính: ảo giác về thể chất, sinh lý và nhận thức, trong mỗi lớp
lại có bốn loại: Sự mơ hồ, biến dạng, nghịch lý và hư cấu.
 Ảo tưởng Ponzo
Ảo tưởng Ponzo là một ảo giác hình học lần đầu tiên được chứng minh bởi nhà tâm lý
học Ý Mario Ponzo (1882-1960) vào năm 1911. Ơng cho rằng tâm trí con người phán đốn
kích thước của một đối tượng dựa trên nền tảng của nó. Ông đã chứng minh điều này bằng
cách vẽ hai đường màu vàng giống hệt nhau trên một cặp đường hội tụ, giống như đường
ray xe lửa (hình 2). Về nguyên lí phối cảnh thấu thị thì vật gần phải nhìn rõ và lớn hơn vật ở

xa thực tế cả hai hình ảnh có cùng kích thước bởi các đường hội tụ thông thường liên quan
đến khoảng cách, nghĩa là hai đường xuất hiện để hội tụ về phía chân trời hoặc điểm tụ. Một
trong những giải thích cho ảo ảnh Ponzo là " giả thuyết phối cảnh ", nói rằng đặc điểm phối
cảnh trong hình rõ ràng được tạo ra Một lý thuyết khác là " giả thuyết hiệu ứng khung ", nói
rằng sự khác biệt trong khoảng cách hoặc khoảng cách của các đường nằm ngang so với các
đường hội tụ khung có thể xác định, hoặc ít nhất là góp phần vào mức độ biến dạng. Ảo ảnh
15


Ponzo còn được sử dụng để chứng minh sự phân ly giữa tầm nhìn đối với nhận thức và tầm
nhìn hành động.
Vùng võng mạc trong mắt dễ bị tác động bởi ánh sáng và màu sắc, vì vậy, nghệ sỹ Op
Art tạo ra các ảo ảnh quang học bằng việc xen kẽ các mảng màu sắc tương phản cao (phổ
biến nhất là đen và trắng) cùng sự lặp đi lặp lại của các mơ hình dạng cong hoặc thẳng. Sự
tương phản sẽ gây ra nhầm lẫn rất lớn đối với thị giác, mà người xem phải chú tâm rất nhiều
để phân biệt giữa thành phần chính và các thành phần phụ.
1.2. Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật Op
1.2.1. Những ảnh hưởng của Op art trong thiết kế những năm 60
Sự ra đời của phong trào nghệ thuật quang học, ảo ảnh thị giác đã trở thành một loại
hình nghệ thuật được cơng nhận. Phong trào phát sinh đồng thời ở châu Âu và Mỹ vào
những năm 1960, và vào năm 1964, tạp chí Time đã đặt ra thuật ngữ Nghệ thuật Op. Phong
cách này đã trở nên cực kỳ phổ biến sau khi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Thành phố
New York tổ chức một cuộc triển lãm vào năm 1965 có tên là The Responsive Eye. Trong
đó, các nghệ sĩ Op đã khám phá nhiều khía cạnh của nhận thức thị giác, chẳng hạn như mối
quan hệ giữa các hình dạng hình học, các biến thể trên các hình vẽ và các ảo ảnh liên quan
đến nhận thức về độ sáng, màu sắc và hình dạng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Điều này
khẳng định, mối liên hệ giữa thẩm mỹ và nhận thức ảo tưởng là một phong cách nghệ thuật
trong chính nó. Op Art chỉ là bước đầu tiên khi nó tìm cách thúc đẩy phản ứng thẩm mỹ ở
người xem. Mặc dù các bức tranh thể hiện cảm xúc của nghệ sĩ hoặc kể một "câu chuyện"
thông qua chủ đề cũng có thể thúc đẩy phản ứng thẩm mỹ, phản ứng thường bị hạn chế do

chúng ta cố gắng hiểu cảm xúc cụ thể hoặc câu chuyện cụ thể được trình bày bởi nghệ sĩ cụ
thể . Op art tìm cách giải phóng chính mình khỏi những hạn chế đó và sử dụng năng lượng
trực quan thuần túy để đáp ứng kịp thời những khái quát hơn, phổ quát hơn. Giống như âm
nhạc có thể "giao tiếp" mà khơng cần lời nói, Op Art tìm cách "giao tiếp" thơng qua một
ngơn ngữ hồn tồn trừu tượng.
Vào năm 2012, nghệ sĩ Op Art nổi tiếng Bridget Riley (Anh) đã làm nên lịch sử khi
giành được giải thưởng Sikkens danh giá của Hội đồng nghệ thuật Hà Lan dành cho nghệ sỹ

16


sử dụng màu sắc tốt nhất. Giải thưởng này đồng thời thể hiện sự công nhận và trân trọng đối
với loại hình nghệ thuật trừu tượng Op art ( hình 1.2.1).
Nghệ thuật quang học khơng chỉ đóng góp nhiều cho hội họa giá vẽ, mà mặt khắc đã là
nguồn cảm hứng cho những tìm tịi hết sức mới mẻ trong nghệ thuật trang trí hiện đại. mở
ra những chân trời thoáng rộng cho sáng tạo nghệ thuật ứng dụng. Ngày nay, các hiệu quả
thị giác như thế đã lan rộng khắp nơi. Từ đây, đường nét hay hệ đường nét kết hợp với màu
sắc hay nhóm màu, tổng hịa trong khơng gian hai chiều, ba chiều thậm chí bốn chiều (gồm
cả chiều thời gian), đang còn tiếp tục tạo ra những giá trị thẩm mỹ tự thân, không thể phủ
nhận, điều này có nghĩa là Op art đã mang lại nguồn cảm hứng tươi mới cho một thế hệ
nghệ sĩ, các nhà thiết kế
1.2.2.Vai trị của cơng nghệ trong sáng tác Op art
Nhờ có sự phát triển và hỗ trợ đắc lực về công nghệ thông tin, trong các lĩnh vực nghệ
thuật: Điện ảnh, Sân khấu, Nhiếp Ảnh… dựa trên các nguyên nhân gây ảo giác mà nghệ sỹ
đã vận dụng các quy luật về sự vượt trội của nguyên lý thị giác, kết hợp với các hiệu ứng
phần mềm của cơng nghệ hiện đại vào tác phẩm của mình. Đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật
đã gây ấn tượng mạnh và mang lại những hiệu ứng thị giác mãn nhãn về thẩm mỹ. Trong
lĩnh vực Điện ảnh ngày nay, người ta đã ứng dụng một số nguyên nhân gây ảo giác để làm
phim 3D, 4D. Phim Avatar của đạo diễn James Cameron người Mỹ (2009) là một tác phẩm
điện ảnh điển hình về hiệu quả sử dụng các hiệu ứng ảo giác trong phim mang tính viễn

tưởng. Đây là một thành công lớn về sự đột phá trong công nghệ điện ảnh, tác phẩm cũng
mang lại thành công cao nhất trong thương mại của mọi thời đại. Trong nghệ thuật Nhiếp
ảnh ngày nay, nhờ vào các công nghệ phần mền mà các nghệ sỹ đã thể hiện được ý tưởng trí
tuệ cao siêu được thể hiện qua những tác phẩm nhiếp ảnh siêu thực. Nhiếp ảnh gia Angelo
Musco đã có những tác phẩm siêu thực làm cho người xem những cảm giác thật mà không
thực vô cùng kinh ngạc. Các tác phẩm: Tổ chim, Những chiếc ống nghe điện thoại mọc giữa
sa mạc… của Dariusz Klimczak nhiếp ảnh gia người Ba Lan đã đem đến một cái nhìn mới
về thế giới tưởng tượng của mình, một thế giới khơng đúng với hoàn cảnh hiện tại. Hay
những tác phẩm siêu thực tuyệt đẹp của nhiếp ảnh gia Christophe Gilbert, Ảo giác nhấp
nháy trong nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Harold Eugene (1903-1990). Nhờ có sự kết hợp
17


của các phát minh trong kỹ thuật chụp và công nghệ phần mềm, các nghệ sỹ nhiếp ảnh đã
sáng tạo ra được những tác phẩm mang tính nghệ thuật kỳ diệu cho nhân loại. Trong những
tác phẩm đó yếu tố ảo giác về hình, mầu sắc , khơng gian đóng vai trò chủ đạo.
Ở ngành học thiết kế Đồ họa, nghệ thuật quảng cáo Đồ họa 3D đã được nhiều họa sỹ sử
dụng và đem lại hiệu quả thẩm mỹ thị giác rất cao, những tiến bộ nhanh chóng trong phần
cứng và phần mềm máy tính kỹ thuật số đã thay đổi hoàn toàn thiết kế đồ họa. Phần mềm
cho Apple hồi năm 1984 Máy tính Macintosh , chẳng hạn như Chương trình MacPaint ™
bởi lập trình viên máy tínhBill Atkinson và thiết kế đồ họa Susan Kare , có một giao diện
mang tính cách mạng. Các biểu tượng cơng cụ được điều khiển bởi chuột hoặc máy tính
bảng đồ họa cho phép các nhà thiết kế và nghệ sĩ sử dụng đồ họa máy tính một cách trực
quan. Ngơn ngữ mô tả trang Postcript ™ từ Adobe Systems, Inc., cho phép các trang loại và
hình ảnh được lắp ráp thành các thiết kế đồ họa trên màn hình. Vào giữa những năm 1990,
việc chuyển đổi thiết kế đồ họa từ hoạt động bàn soạn thảo sang hoạt động trên máy tính
trên màn hình đã gần như hồn tất.
Kỉ ngun kỹ thuật số đã đặt vào tay các nhà thiết kế các cơng cụ tối ưu để thể hiện hình
ảnh, do đó nghề thiết kế đồ họa ngày càng trở nên toàn cầu về phạm vi, lĩnh vực thiết kế đồ
họa ngày càng quan trọng. Sự tiến bộ không ngừng của công nghệ đã thay đổi đáng kể cách

thức thiết kế đồ họa. Nó thấm vào xã hội đương đại, cung cấp thơng tin, nhận dạng sản
phẩm, giải trí với thông điệp thuyết phục.
1.2.3.Sự chuyển đổi từ Optical sang các loại hình nghệ thuật khác
Nghệ thuật Op có nhiều ảnh hưởng đến các phong cách khác của thế kỷ 20 như
Orphism , Trào lưu Kiến tạo , Thuyết siêu việt , và Chủ nghĩa vị lai, đặc biệt là Nghệ thuật
động học (Kinetic Art )vì nó nhấn mạnh vào chuyển động và tính năng động của hình ảnh,
Kinetic Art và Op Art đều có chung quan điểm: nghệ thuật tạo ra sự chuyển động về thị
giác. Tuy nhiên, các họa sĩ của phong trào này khác với các họa sĩ trước đó làm việc theo
phong cách hình học, trong việc vận dụng có mục đích các mối quan hệ hình thức để gợi lên
ảo giác tri giác , sự mơ hồ và mâu thuẫn trong thị giác của người xem.
Đến đầu những năm 1900, một số nghệ sĩ nhất định ngày càng tiến gần hơn đến việc mô
tả nghệ thuật của họ cho chuyển động năng động. Naum Gabo, một trong hai nghệ sĩ được
18


cho là đã đặt tên cho phong cách này, thường xun viết về tác phẩm của mình như là
những ví dụ về "nhịp điệu động học". Từ những năm 1920 đến những năm 1960, phong
cách nghệ thuật động học đã được định hình bởi một số nghệ sĩ kế thừa Op art đã thử
nghiệm với các hình thức điêu khắc mới. Kinetic Art hay còn gọi là Nghệ thuật động học là
nghệ thuật từ bất kỳ phương tiện nào có chứa chuyển động mà người xem có thể nhận thấy
hoặc phụ thuộc vào chuyển động cho hiệu ứng của nó. Nó thường được dùng cho các cơng
trình di động theo nghĩa rộng, từ những người sử dụng khơng khí và gió như Mobile
Coalder, người sử dụng điện và động cơ như Takis và Tinguely. Nó cũng bao gồm các tác
phẩm của Op Art , như Jacob Agam (1928-) và Rafael Soto (1923-2005), không chỉ tạo ra
sự chuyển động của các vật thể, mà còn là ảo ảnh của ảo ảnh chuyển động.
Nghệ thuật Kinetic trong tiếng Việt là nghệ thuật Động học có nguồn gốc từ những nghệ
sĩ theo trường phái ấn tượng cuối thế kỷ 19 như Claude Monet, Edgar Degas và Édouard
Manet, người ban đầu thử nghiệm làm nổi bật chuyển động của hình người trên vải. Tất cả
các họa sĩ theo trường phái ấn tượng này đều tìm cách tạo ra nghệ thuật giống như thật hơn
so với những người cùng thời. Chân dung vũ công và đua ngựa của Degas là những ví dụ về

những gì ông ta tin là "chủ nghĩa hiện thực nhiếp ảnh"; các nghệ sĩ như Degas vào cuối thế
kỷ 19 cảm thấy cần phải thách thức phong trào hướng tới nhiếp ảnh với những phong cảnh
và chân dung sống động.
Nghệ thuật động học đã mở rộng những trải nghiệm cho người xem về sự thưởng ngoạn
một tác phẩm nghệ thuật. Sự kết hợp đa chiều, đa không gian là những tiêu chí sớm nhất
của nghệ thuật động học. Nói một cách chính xác hơn, nghệ thuật động học là một thuật ngữ
mà ngày nay thường nói đến các tác phẩm điêu khắc ba chiều và các hình tượng được vận
hành bằng máy. Các bộ phận chuyển động thường được cung cấp bởi gió, động cơ hoặc
người điều khiển. Ngồi ra cịn có một phần của nghệ thuật động học bao gồm chuyển động
ảo, hay đúng hơn là chuyển động được cảm nhận từ chỉ một số góc hoặc các phần của tác
phẩm. Thuật ngữ này cũng đụng độ thường xuyên với thuật ngữ "chuyển động rõ ràng", mà
nhiều người sử dụng khi đề cập đến một tác phẩm nghệ thuật có chuyển động được tạo ra
bởi động cơ, máy móc hoặc hệ thống chạy bằng điện. Cả hai phong trào “chuyển động rõ

19


ràng và chuyển động ảo” trong thủ pháp của nghệ thuật động học, gần đây đã được kết luận
là bước tiếp nối của nghệ thuật Op.
Theo nhiều cách Op art và Kinetic art có mối quan hệ với nhau, khám phá lãnh thổ
chung. Op art với sự biến dạng thị giác của bề mặt phẳng của bức tranh, tạo ra ảo ảnh về ba
chiều hoặc chuyển động. Các nghệ sĩ Op cũng khám phá các hiệu ứng tương tự trong không
gian ba chiều, giải quyết các chất lượng cảm nhận của tác phẩm điêu khắc. Đôi khi các nghệ
sĩ đã xóa nhịa ranh giới giữa hội họa và điêu khắc một cách có ý thức. Một số tác phẩm dựa
vào chuyển động của người xem lướt qua trước tác phẩm để kích hoạt tác phẩm đó, chuyển
động của người xem gây ra hiệu ứng quang học tăng cao trong đó tác phẩm có vẻ rung hoặc
nhấp nháy. Ở những người khác, nghệ sĩ đã giới thiệu một yếu tố chuyển động thực tế thông
qua việc bổ sung các bộ phận chuyển động, có thể là di động hoặc cơ học.
1.3.Tiểu kết chương I
Nghệ thuật Op art hôm nay đã đi sâu vào đời sống nghệ thuật, Những hình ảnh ngoạn

mục và ấn tượng đã là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà thiết kế. Nhiều nhà thiết kế đã
tìm cách khai thác sử dụng Op art để gợi lên một tinh thần hiện đại cho thời đại mới, tinh
giản và hiện đại. Khi các nhà thiết kế được truyền cảm hứng bởi phong trào này, họ ngày
càng say mê tìm kiếm yếu tố tác động lên thị giác trong hình thức thiết kế. Mối quan tâm về
các yếu tố này là cần thiết cho phương tiện giao tiếp bằng hình ảnh và trở thành nét đặc
trưng cho các thể nghiệm hiện đại. Điều nhận định này đúng và có cơ sở. Để tăng cái đẹp,
để có sức hấp dẫn hơn, để có thể truyền cảm mạnh mẽ hơn, các nhà thiết kế phải tìm ra
những yếu tố tác động lên thị giác người xem. Bởi mục đích cuối cùng là gợi cảm xúc cho
sự nhìn, đồng thời gây hứng khởi cho hoạt động mua bán cùa người tiêu dùng. Như vậy,
những phẩm chất cùa nghệ thuật thiết kế mới đạt được mức độ cao, thúc đẩy sự phát triển
của xã hội.

20


CHƢƠNG 2
HIỆU ỨNG THỊ GIÁC OP ART VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ
2.1.Hiệu ứng thị giác Op art
Một ảo ảnh quang học (ảo ảnh thị giác) là ảo ảnh được tạo ra bởi hệ thống thị giác và
bởi những nhận thức thị giác khác với thực tế. Vấn đề chính của thị giác là những gì mà con
người thấy được không phải chỉ là sự biến đổi ở võng mạc (tức là ảnh trên võng mạc). Vì
vậy, các hoạ sĩ đặc biệt quan tâm dạng tri giác này đã cố gắng thể hiện điều này qua tiến
21


trình xử lý hình ảnh. Leonardo DaVinci(1452-1519), là người đầu tiên nhận thức được các
phẩm chất quang học đặc biệt của mắt. Ông viết "Chức năng của mắt người" Phát hiện thực
nghiệm chính của ơng là chỉ có một sự nhìn rõ và phân biệt tại đường nhìn, đường thẳng
quang học kết thúc tại vùng giữa của võng mạc.

2.1.1.Hiệu ứng của sự tương phản 2 màu Đen trắng
Là một ảo giác về độ sáng khi một phần của những sọc đen và trắng được thay thế
bằng các thanh chữ nhật màu xám (Hình2.1.1a). Cả hai thanh chữ nhật A và B đều có cùng
một màu và độ mờ. Độ sáng của thanh màu xám sẽ chuyển sang độ sáng của hai sọc cùng
màu ở trên và dưới của nó. Điều này trái ngược rõ ràng với sự ức chế bên bởi vì nó khơng
thể giải thích cho hiện tượng này. Một ảo ảnh tương tự xảy ra khi các sọc ngang có nhiều
màu sắc khác nhau, được gọi là ảo ảnh Munker-White hay ảo giác Munker
Mối quan hệ đen trắng và hình, nền
Đây là mối quan hệ tương phản giữa hình và nền. Thường thì những bức tranh này có
màu đen và trắng , hoặc màu xám. Ở đây, các đường lượn sóng màu đen và trắng nằm gần
nhau trên mặt phẳng, tạo ra mối quan hệ giữa hình và nền. Một phản ứng khác xảy ra là các
đường tạo ra hình ảnh sau của một số màu nhất định do cách võng mạc tiếp nhận và xử lý
ánh sáng, như Goethe đã chứng minh trong chuyên luận Lý thuyết về màu sắc của mình, ở
rìa nơi ánh sáng và bóng tối gặp nhau, màu sắc xuất hiện bởi vì độ sáng và bóng tối là hai
đặc tính trung tâm trong việc tạo ra màu sắc
2.1.2.Chuyển động và ánh sáng
Giáo sư - Akiyoshi Kitaoka người Nhật Bản còn gọi đây là “ảo tượng ngoại vi võng
mạc” - những ảo giác chuyển động xảy ra tại vùng biên thị giác. Khi nhìn vào bức ảnh
(hình2.1.2), ta thấy những vịng trịn như đang chuyển động, nhưng thực chất chúng đứng
yên và khi nhìn sang hai bên của bức ảnh, ảo giác này thể hiện rõ ràng hơn. Những nghiên
cứu trước đây đều cho rằng ảo ảnh này được sinh ra khi ánh mắt chuyển động chậm khi
nhìn bức hình. Nhưng vào năm 2012, nhà thần kinh học Susana Martinez đã chứng minh
điều ngược lại, đó là do ánh mắt di chuyển nhanh. Ví dụ khác, nếu một người nhìn vào thác
nước trong khoảng một phút và sau đó nhìn vào những tảng đá đứng yên ở bên cạnh thác
nước, những tảng đá này dường như đang di chuyển lên trên một chút, chuyển động cụ thể
22


này còn được gọi là ảo ảnh thác nước. Robert Addams (1834) đã đưa ra kết luận về ảo ảnh
thác nước sau khi quan sát nó tại Thác Foyers ở Scotland. Thuật ngữ ảo ảnh thác nước được

đặt ra bởi Thompson (1880). Một ví dụ khác, có thể thấy khi người ta nhìn vào tâm của một
hình xoắn ốc đang quay trong vài giây. Hình xoắn ốc có thể biểu hiện chuyển động ra ngồi
hoặc vào trong. Sau đó, nhìn vào bất kỳ mẫu tĩnh nào, nó dường như đang di chuyển theo
hướng ngược lại. Dạng ảnh hưởng của chuyển động này được gọi là ảnh hưởng của chuyển
động xoắn ốc. Tế bào thần kinh mã hóa một chuyển động cụ thể làm giảm phản ứng của
chúng theo thời gian tiếp xúc với một kích thích chuyển động liên tục; đây là sự thích ứng
thần kinh. Sự thích ứng thần kinh cũng làm giảm hoạt động cơ bản, tự phát của cùng các tế
bào thần kinh này khi phản ứng với một kích thích tĩnh. Aristotle (khoảng năm 350 trước
Cơng nguyên) đã có những nghiên cứu về chuyển động ảo ảnh sau khi xem chuyển động
liên tục.
2.1.3.Hiệu ứng Hering
Hiệu ứng Herring này được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức - Ewald Hering.
Các hiệu ứng Hering là một trong những ảo tưởng hình học-quang và được phát hiện bởi
nhà sinh lý học người Đức Ewald Hering vào năm 1861. Một số lí thuyết gợi ý rằng ảo ảnh
Hering (và một số ảo ảnh hình học khác) là do sự chậm trễ thời gian mà hệ thống thị giác
phải đối phó. Thay vì cung cấp tín hiệu hình ảnh đầu tiên chạm vào võng mạc, hệ thống thị
giác ước tính hình ảnh có thể trơng như thế nào, trong thời điểm tiếp theo. Trong trường hợp
Hering, các đường hướng tâm đánh lừa hệ thống thị giác rằng nó đang di chuyển về phía
trước. Vì chúng ta khơng thực sự chuyển động và hình vẽ tĩnh, nên chúng ta nhận thức sai
các đường thẳng là cong. Kết quả này phù hợp với vai trò của mạng lưới tế bào thần kinh
điều chỉnh định hướng thị giác.
Quan sát ( hình 2.1.3) ta thấy hai đường màu đỏ bị uốn cong. Thực chất, hai đường
thẳng màu đỏ này song song với nhau. Não bộ cho rằng, phần trung tâm của hai đường
“phải” tiến xa hơn nữa và khoảng cách giữa hai đường “phải” rộng hơn ở trung tâm. Tất cả
diễn ra chỉ trong 1/10 giây. Những ảo giác tiếp theo xuất hiện do sự thay đổi về góc nhìn, sự
tương phản về màu sắc, khoảng cách sắp xếp của các vật thể. Dù não bộ chúng ta đang
23


"phản đối" nhưng chính các đường thẳng hình nan hoa như "hút" tầm nhìn, tạo cho mắt

chúng ta cảm giác đang hướng về một điểm trung tâm. Hay nói cách khác, mắt ta đang nhìn
những đường bức xạ theo chiều sâu, tạo cảm giác giống như chúng đang chuyển động,
khiến hai đường thẳng song song bị uốn cong. Hình ảnh “cong” của hai đường thẳng màu
đỏ đó, là những gì được não bộ tiên đoán về việc hai đường thẳng sẽ phải trơng như thế nào,
khi tầm nhìn của mắt đang đi theo “hướng” của các đường nét hướng về điểm trung tâm.
2.1.4.Hiệu ứng Ảo ảnh Cornsweet
Lí thuyết hiệu ứng ảo tưởng Cornsweet, là một lí thuyết về ảo ảnh quang học đã được
mô tả một cách chi tiết, bởi Tom Cornsweet vào cuối năm 1960. Trong hình ảnh ở bên
phải, toàn bộ vùng bên phải của "cạnh" ở giữa trông hơi nhạt hơn so với vùng bên trái của
cạnh, nhưng trên thực tế độ sáng của cả hai khu vực hồn tồn giống nhau, có thể thấy bằng
cách bơi đen vùng chứa cạnh. (Các vùng tối hơn và sáng hơn được phân loại xung quanh
mép chỉ chiếm 14% tổng chiều rộng của hình ảnh.)
Trong hiệu ứng ảo ảnh Cornsweet, vùng tiếp giáp với phần sáng của cạnh có vẻ sáng
hơn và vùng tiếp giáp với phần tối của cạnh có vẻ tối hơn, hồn tồn ngược lại với các hiệu
ứng tương phản thông thường. Cùng với ảo ảnh tương phản đồng bộ và ảo ảnh Mach Bands,
ảo ảnh Cornsweet vận dụng tính chất màu nóng lạnh và đường chính giữa để khiến cho một
phần của bức hình trơng có vẻ tối màu hơn phần còn lại. Nhưng thật ra, hai phần đó cùng
màu ( Hình2.1.4), quan sát ta có thể thấy rằng hai phần này sẽ có màu giống nhau, nếu được
đặt song song.
Loại ảo ảnh này thật ra chúng khác nhau ở hai điều sau đây:
 Đối với ví dụ của ảo ảnh Mach bands, hiệu ứng này chỉ được nhìn thấy ở khu vực
xung quanh phần viền của mỗi hình. Cịn đối với ảo ảnh Cornsweet, ta sẽ thấy nó
ảnh hưởng lên tồn bộ hình.
 Đối với ảo ảnh Cornsweet, phần sáng màu hơn sẽ trơng có vẻ sáng hơn và phần tối
sẽ tối hơn. Đây là sự đối lập của các hiệu ứng tương phản thông thường.
2.1.5.Hiệu ứng Muller-Lyer
Lý thuyết ảo ảnh cổ điển này chứng minh được sự bất hoàn hảo trong trực giác của con
người. Hiệu ứng Müller-Lyer là một ảo ảnh quang học bao gồm ba mũi tên cách điệu. Khi
24



người xem được yêu cầu đặt một dấu trên hình ở điểm giữa, họ ln đặt nó nhiều hơn về
phía cuối "đuôi". Ảo tưởng được Franz Carl Müller-Lyer (1857–1916), một nhà xã hội học
người Đức, phát hiện ra vào năm 1889. Một biến thể của cùng một hiệu ứng (và dạng phổ
biến nhất mà nó được thấy ngày nay) bao gồm một tập hợp các hình giống như mũi tên
(Hình 2.1.5.). Các đoạn thẳng bao gồm trục của các mũi tên có chiều dài bằng nhau, Nhưng
khi nhìn vào đoạn thẳng trục của mũi tên có hai đi ta thấy là dài hơn đoạn tạo thành trục
của mũi tên có hai đầu. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức về ảo ảnh Müller-Lyer sai phân số
trung bình về độ dài của các đoạn thẳng thay đổi từ 1,4% đến 20,3%. Năm 1965, sau một
cuộc tranh luận giữa Donald T. Campbell và Melville J. Herskovits về việc liệu văn hóa có
thể ảnh hưởng đến các khía cạnh cơ bản của nhận thức như độ dài của một đoạn thẳng hay
không, họ đã tiến hành một cuộc điều tra vấn đề này. Trong bài báo năm 1966, họ đã điều
tra mười bảy nền văn hóa và cho thấy rằng những người ở các nền văn hóa khác nhau về cơ
bản khác nhau về cách họ trải nghiệm các hiệu ứng Müller-Lyer. Bài báo kết luận "cư dân
thành phố châu Âu và Mỹ có tỷ lệ sống chung trong mơi trường của họ cao hơn nhiều so với
những người không phải châu Âu và vì vậy họ dễ bị ảo tưởng đó hơn”. Bài báo còn cung
cấp bằng chứng cho thấy sự khác biệt trong mơi trường, có thể tạo ra sự khác biệt trong
nhận thức về ảo ảnh Müller-Lyer. Một số thí nghiệm đã được báo cáo cho thấy rằng: chim
bồ câu nhận thức được ảo ảnh Müller-Lyer tiêu chuẩn, thí nghiệm trên vẹt cũng đã được báo
cáo với kết quả tương tự. Richard Gregory đưa ra lí thuyết là ảo giác Müller-Lyer xảy ra do
hệ thống thị giác biết rằng cấu hình "góc trong" tương ứng với một vật thể tuyến tính, chẳng
hạn như góc lồi của một căn phịng cho cảm giác gần hơn và cấu hình "góc ra" tương ứng
với một đối tượng ở xa, chẳng hạn như góc lõm của căn phòng.
Mạng lưới thần kinh trong hệ thống thị giác của con người học cách giải thích rất hiệu
quả các cảnh 3D. Đó là lý do tại sao khi chúng ta rời xa dần một cây cột thẳng đứng, chúng
ta cảm nhận rằng cây cột đang ngắn lại. Ảo ảnh thị giác, đôi khi được sử dụng để cho chúng
ta thấy rằng, những gì chúng ta nhìn thấy là một hình ảnh được tạo ra trong não của chúng
ta.
Trong phần giải thích ảo ảnh Müller-Lyer: hệ thống thị giác sẽ phát hiện các dấu hiệu
chiều sâu, thường được kết hợp với các phối cảnh 3D và quyết định khơng chính xác đó là

25


×