Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 65 trang )

UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH
CHO HỌC SINH LỚP 5

Bộ môn: Tiếng Việt

NĂM HỌC: 2018-2019


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy- học Tập làm văn tả cảnh cho
học sinh lớp 5.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng
Giới tính: Nữ
Ngày/ tháng/ năm sinh: 22 - 01 - 1976
Trình độ chun mơn: Đại học Sư phạm - Khoa Tiểu học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn tổ 5 - Trường Tiểu
học Võ Thị Sáu - TP Hải Dương.
Điện thoại: 0833038868
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
Địa chỉ: 22- Đại lộ Hồ chí Minh-TP Hải Dương
Điện thoại: 0220 3849789
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trường TH Võ Thị Sáu - TP Hải Dương
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng, có lịng nhiệt tình, chịu


khó học hỏi, tìm tịi khám phá để tìm ra những giải pháp hay, những cách làm
hiệu quả áp dụng trong giảng dạy.
- Học sinh tích cực tự giác học tập, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
- Nhà trường có đầy đủ đồ dùng thiết bị phục vụ giảng dạy, lớp học đủ
bàn ghế, đúng qui cách.
- Các tài liệu tham khảo.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2017 - 2018
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Thu Hằng
XÁC NHẬN CỦA PHỊNG GD&ĐT

TĨM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN


Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy- học Tập làm văn tả cảnh cho học
sinh lớp 5.
Chuyên môn đào tạo của tác giả: Đại học Sư phạm- khoa Tiểu học
Chuyên môn tác giả được phân công năm học 2018-2019: Tổ trưởng
chuyên môn khối lớp 5.
1. Thời gian, đối tượng, điều kiện:
- Bắt đầu triển khai nghiên cứu: Năm học 2016-2017
- Khảo sát đầu vào: Tháng 9 năm 2018.
+ Đối tượng khảo sát:
Học sinh lớp 5B ( 39 em); Học sinh lớp 5D (42 em)
+ Nội dung khảo sát:
Đề bài: Em hãy miêu tả cảnh hồng hơn trên q hương em.

- Khảo sát đầu ra: Tháng 1 năm 2019
+ Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5B ( 39 em); Học sinh lớp 5D (42 em)
+ Nội dung khảo sát: Q hương em có nhiều cảnh đẹp như cánh
đồng, dịng sông, con đường, ... Em hãy tả một trong những cảnh đẹp đó.
- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2017 – 2018
- Đối tượng áp dụng: Giáo viên và học sinh lớp 4,5 trong trường tiểu học.
- Điều kiện cần thiết để áp dụng: Giáo viên có trình độ chun mơn
vững vàng, chịu khó học hỏi, tìm ra những giải pháp hay, những cách làm hiệu
quả áp dụng trong giảng dạy. Học sinh tích cực tự giác học tập, chuẩn bị bài chu
đáo trước khi đến lớp. Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị phục
vụ giảng dạy.
2. Lí do nghiên cứu: Nâng cao chất lượng bài văn miêu tả nói chung, bài
văn tả cảnh nói riêng cho học sinh lớp 5.
3. Các tồn tại trước khi có sáng kiến, nguyên nhân:
- Tồn tại: Giáo viên ngại dạy phân môn Tập làm văn, có dạy thì cũng chỉ
giao đề cho học sinh tự viết. Học sinh khơng thích học phân mơn Tập làm văn;
chất lượng bài văn của học sinh chưa cao; nhiều em viết chưa có sự sáng tạo.
- Nguyên nhân: Giáo viên chưa tìm tịi, nghiên cứu để có các biện
pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy các tiết Tập làm văn. Học
sinh chưa biết cách xây dựng một dàn bài chi tiết cho mỗi đề văn. Học sinh chưa
biết tích hợp các phân mơn khác trong khi học Tiếng Việt để tích lũy vốn từ.
Học sinh chưa biết cách quan sát đối tượng để miêu tả.
4. Các biện pháp đề ra:


Trong sáng kiến này tôi đưa ra 10 biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5: Dạy tốt các phân mơn của Tiếng
Việt. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề. Rèn kĩ năng quan sát - tìm ý, chọn ý. Hướng
dẫn học sinh biết cách dùng từ, đặt câu. Rèn kĩ năng sắp xếp, tổ chức các ý
trong bài. Rèn kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn thành bài. Rèn kĩ năng
diễn đạt, hành văn. Rèn kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp. Bồi

dưỡng tâm hồn, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Tăng cường tổ chức các tiết
học trải nghiệm cho HS.
5. Hiệu quả mang lại: Kết quả qua đợt khảo sát chất lượng cuối kì I vừa qua.
Lớp 5B
Lớp 5D
Số lượng %
Số lượng %
Biết sắp xếp hình ảnh và chọn lọc chi tiết
6/39
15,4
9/42
21,4
Biết viết câu, dùng từ hợp lí
5/39
12,8
18/42
42,8
Biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh
7/39
17,9
10/42
23,8
Biết trình bày đoạn văn
6/39
15,4
3/42
7,2
Bài viết đủ ý, bố cục rõ ràng
10/39
25,7

2/42
4,8
Bài viết chưa đủ bố cục
5/39
12,8
0
6. Khuyến nghị:
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề; xác định nhiệm vụ của
từng nội dung dạy học, từng tiết học, từng bài tập để có kế hoạch tổ chức các
hoạt động cho hợp lí; tích cực học hỏi kinh nghiệm, tìm tịi, nghiên cứu và áp
dụng kinh nghiệm trên trong q trình dạy phân mơn Tập làm văn nói chung
và kiểu bài tả cảnh ở lớp 5 nói riêng.
- Học sinh cần có thái độ đúng đắn trong việc học tập phân mơn Tập
làm văn nói chung và học văn tả cảnh nói riêng; có ý thức quan sát cảnh vật
xung quanh, sưu tầm những câuvăn hay, thường xuyên trau dồi vốn ngôn ngữ,
làm giàu vốn từ.
- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở, vật chất một cách đầy đủ để
giáo viên có nhiều thời gian giảng dạy và ôn tập cho các em; thường xuyên tổ
chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học hơn nữa trong đó có chuyên
đề đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn cho mọi giáo viên cùng học tập.
- Phụ huynh cần quan tâm, tạo điều kiện về thời gian để các em được
đọc nhiều sách báo, truyện lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi để các em có vốn
từ phong phú tạo điều kiện cho việc học tập của các em được tốt hơn.
Nội dung khảo sát

TÓM TẮT SÁNG KIẾN


1. Hoàn cảnh nảy sinh.
Tập làm văn là một phân mơn khó đối với cả giáo viên và học sinh. Nó

địi hỏi phải sử dụng kiến thức và kĩ năng tổng hợp của nhiều môn học. Khi
viết văn, các em phải học làm một việc thực sự sáng tạo, đó là tự mình phải
" sản xuất" ra một văn bản. Vì thế địi hỏi học sinh phải có một vốn kiến thức
và vốn sống phong phú. Nhưng hiện nay, trong trường học, chúng ta dạy Tập
làm văn thường thiên về dạy các kĩ thuật làm mà không cung cấp các chất liệu
sống, cái tạo nên nội dung bài viết. Còn học sinh thì chủ yếu dựa vào văn mẫu,
thiếu vốn từ, viết bài văn còn gượng gạo, thiếu cả xúc. Chính vì vậy, các em
rất ngại hay sợ viết văn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các em thiếu
vốn sống, vốn cảm xúc và chưa được hướng dẫn một cách bài bản trình tự làm
bài, cách tích lũy vốn sống. Để khắc phục những khó khăn, tồn tại trong dạy
Tập làm văn hiện nay ở Tiểu học, tôi cũng mạnh dạn xin đề xuất một số biện
pháp nhằm “Nâng cao hiệu quả dạy- học Tập làm văn tả cảnh cho HS lớp
5”, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, chất lượng viết văn tả
cảnh cho học sinh lớp 5 nói riêng.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Với điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường
kết hợp với tâm huyết của các đồng nghiệp và ham thích học hỏi, tìm tịi khám
phá của học sinh; tôi đã tiến hành nghiên cứu đối với học sinh lớp 5 ngay tại
trường mình đang cơng tác từ năm học 2016- 2017; đến năm học 2017-2018,
2018-2019 tôi áp dụng thực nghiệm và rút ra một số bài học kinh nghiệm để
nâng cao hiệu quả dạy- học Tập làm văn tả cảnh cho HS lớp 5.
Trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy tôi đã áp dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đọc tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
3. Nội dung sáng kiến



Trên cơ sở tìm hiểu Chuẩn kiến thức kĩ năng mơn học, chương trình
sách giáo khoa kiểu bài miêu tả; tìm hiểu thực trạng dạy và học Tập làm văn,
những hạn chế và nguyên nhân, tôi đã đưa ra được các biện pháp tích cực để
rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5, từ đó giúp các em có hứng thú
hơn với mơn Tập làm văn.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Qua việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trên, tôi tự nhận thấy sáng
kiến đã mang lại hiệu quả thiết thực, các giải pháp có tính khả thi và có khả
năng áp dụng rộng rãi trong thực tế giảng dạy. Các biện pháp đưa ra giúp học
sinh được rèn kĩ các kĩ năng để viết bài văn tả cảnh mang tính chân thực,
giàu cảm xúc; các em được bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm thẩm mĩ; tạo tiền
đề cho các em tiếp tục phát huy khả năng viết văn ở các lớp học tiếp theo.
Đồng thời sáng kiến còn giúp giáo viên có nhận thức sâu sắc về phương
pháp, kĩ thuật dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5; bản thân mỗi giáo viên tích
cực trau dồi để nâng cao chất lượng trong giảng dạy tập làm văn tả cảnh cho
học sinh lớp 5, tích cực tổ chức các tiết học trải nghiệm đạt hiệu quả cho học
sinh lớp 5.
Tơi thấy sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên và học
sinh ở khối lớp 4,5 trong các trường tiểu học. Việc áp dụng phải được thực
hiện thường xuyên, liên tục để nâng cao hiệu quả giáo dục.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
- Giáo viên cần có kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học cho hợp lí; tích cực
học tập bồi dưỡng chun mơn.
- Học sinh cần có thái độ đúng đắn trong việc học tập phân mơn Tập làm văn
nói chung và văn tả cảnh nói riêng.
- Nhà trường cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng
hiện đại hóa để tạo điều kiện cho giáo viên đủ các phương tiện áp dụng đổi
mới phương pháp, kĩ thuật dạy học.



MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong các bậc học, bậc tiểu học được xác định là "Bậc học của nền
tảng của hệ thống giáo dục quốc dân." Vì vậy, mục tiêu của giáo dục tiểu học
là: "Nâng cao giáo dục tồn diện." Mỗi mơn học đều góp phần vào việc hình
thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách cho
học sinh. Mục tiêu của giáo dục tiểu học được cụ thể hố ở từng mơn học,
từng lớp, từng hoạt động trong suốt bậc học.
Môn Tiếng Việt là một trong những mơn cơ bản, quan trọng nhất trong
chương trình tiểu học vì chỉ có học tốt Tiếng Việt các em mới có phương tiện
tốt để tư duy, giao tiếp, có như vậy mới học tập được. Trong đó phân mơn Tập
làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt. Phân
môn này rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản: nghe - nói, đọc - viết, phục vụ cho việc
học tập và giao tiếp của học sinh. Phân mơn Tập làm văn góp phần cùng các
mơn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi
dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Phân mơn Tập làm văn của lớp 5 trong chương trình sách giáo khoa đã
chú trọng dạy cho học sinh các kĩ năng: Kĩ năng nhận diện văn bản, kĩ năng
phân tích đề bài, xác định yêu cầu; kĩ năng xây dựng dàn ý của một bài văn,
kĩ năng quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu
tả; kĩ năng xây dựng đoạn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn), kĩ năng liên kết các
đoạn thành bài; kĩ năng kiểm tra và sửa chữa văn bản về mục đích giao tiếp,
về nội dung cũng như diễn đạt của bản thân và của người khác. Đó chính là
quá trình tổng hợp kiến thức Tiếng Việt. Nhưng dạy nội dung đó có những
điểm khó vì nó địi hỏi khả năng kiến thức, năng lực hướng dẫn và ứng xử
linh hoạt của giáo viên trên lớp. Bởi vậy làm thế nào để học sinh viết được
một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh, đạt yêu cầu như mong muốn là một vấn đề
rất quan trọng và cần thiết với giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học. Nhất là đối với giáo viên dạy các lớp cuối bậc tiểu học khi mà
mục tiêu và yêu cầu về nội dung kiến thức cũng như các kĩ năng đòi hỏi cao

1


hơn và ngày càng hoàn thiện để giúp các em có nền móng vững chắc khi tiếp
tục học lên các cấp học tiếp theo.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, cùng với các phân mơn
khác, Tập làm văn có một vị trí rất quan trọng. Nó góp phần rèn luyện cho học
sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao
tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Tập làm văn
là một mơn học thực hành có tính chất tồn diện, tổng hợp và sáng tạo. Nó
giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng dùng từ, viết câu, viết đoạn và viết văn
bản đúng với yêu cầu của mỗi dạng bài, thể loại. Mơn học này địi hỏi học
sinh huy động vốn tri thức, vốn sống của mình, những hiểu biết liên quan đến
nhiều môn học, nhiều mặt của đời sống, đòi hỏi học sinh phải vận dụng nhiều
năng lực, nhiều kĩ năng. Tập làm văn là phân môn quan trọng, cần thiết cho
việc học Tiếng Việt, cho việc rèn kĩ năng nghe - nói - đọc - viết. Đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu phân mơn Tập làm văn lớp 5, tôi thấy nội dung của phân môn
này bao gồm các vấn đề sau:
-Hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
-Rèn kĩ năng miêu tả cho học sinh theo từng kiểu bài.
Văn tả cảnh có một vị trí, vai trị quan trọng trong phân mơn Tập làm
văn ở lớp 5. Nó là bước hồn thiện, nâng cao các kĩ năng đã có của học sinh
sau khi học kiểu bài tả đồ vật, loài vật, cây cối ... ở lớp 4. Đồng thời là bước
chuyển tiếp để các em có thể dễ dàng học lên bậc Trung học cơ sở, góp phần
ni dưỡng và phát triển lòng yêu cái đẹp, thiên nhiên. Qua bài văn tả cảnh,
học sinh được rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy tổng hợp cũng như bộc lộ
cảm xúc qua ngơn ngữ miêu tả.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, kiểu bài văn tả cảnh được học
trong 18 tiết ( Học kì I : 14 tiết, học kì II: 4 tiết), trong đó kiến thức được sắp

xếp theo mức độ từ nhận biết (Cấu tạo của bài văn tả cảnh) đến rèn kĩ năng
(Các bài luyện tập : quan sát, sắp xếp ý thành dàn bài, viết đoạn, ...) rồi đến
2


mức độ thông hiểu (viết bài). Nhưng thực tế, việc dạy Tập làm văn tả cảnh còn
nhiều hạn chế, chưa đạt được kết quả mong muốn. Qua kinh nghiệm giảng dạy
nhiều năm và tìm hiểu đồng nghiệp, tơi thấy do một số nguyên nhân cơ bản
sau:
* Đối với giáo viên:
- Đa số rất ngại dạy Tập làm văn , chưa chịu đầu tư cơng sức, trí tuệ để
nghiên cứu bài dạy. Do đó, hình thức dạy học đơn điệu, ngơn ngữ miêu tả
nghèo nàn, câu hỏi gợi mở chưa được sắp xếp có hệ thống nên học sinh rất
khó hiểu, không lôi cuốn được học sinh.
- Giáo viên chưa biết cách lồng ghép kiến thức giữa các phân mơn có
liên quan mật thiết với Tập làm văn như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện,
...., chưa hệ thống được tồn chương trình văn tả cảnh ở lớp 5 học trong bao
nhiêu tiết, mỗi tiết học những gì nên khi thực hiện các bài tập chưa sát yêu
cầu, chưa đúng Chuẩn kiến thức và kĩ năng cần đạt.
- Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh thói quen quan sát thực tế, ghi
chép những điều quan sát được mà khi làm văn, chủ yếu các em tự tưởng
tượng hoặc dựa vào những lời miêu tả mẫu của giáo viên.
- Do năng lực của một số giáo viên còn hạn chế nên việc sửa lỗi, nhận
xét, gợi mở ý tưởng cho học sinh chưa linh hoạt.
* Đối với học sinh
- Hầu hết các em đều ngại học Tập làm văn vì khó. Các em đang học
kiểu bài tả một vật cụ thể ở lớp 4 (một đồ vật, một cây, một con vật) thì sang
tả cảnh, các em phải tả nhiều sự vật trong cùng một cảnh. Chính vì vậy mà các
em khơng biết cái gì là chính, cái gì là phụ để tả cho đúng yêu cầu. Nhiều bài
quá sơ sài, nhiều bài lại lan man không đúng trọng tâm.

- Vốn ngôn ngữ của các em nghèo nên việc dùng từ miêu tả hạn chế,
mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt lủng củng, sắp xếp ý lộn xộn, ... nên bài văn
không đạt chất lượng cao.
- Cách dạy của giáo viên như đã nói ở trên phần nào khiến học sinh tiếp
thu kiến thức mệt mỏi, không hứng thú.
3


- Nhiều em vốn sống còn hạn chế , thiếu tự tin trong giao tiếp, các kĩ
năng cần thiết cho phân môn Tập làm văn chưa đầy đủ nên bài làm của các em
chủ yếu để đối phó, chưa có sự đầu tư thực sự, thậm chí có em cịn chép ngun
văn mẫu, kể cả những bài văn khơng có liên quan gì đến đề bài cơ u cầu.
Từ những lí do trên, qua q trình tham khảo tài liệu, tìm hiểu thực tế
giảng dạy của đồng nghiệp, từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Để phần
nào góp phần vào việc khắc phục những khó khăn, tồn tại trong dạy Tập làm
văn hiện nay ở Tiểu học, tôi cũng mạnh dạn xin đề xuất một số biện pháp để
“Nâng cao hiệu quả dạy- học Tập làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”.
3. Thực trạng của vấn đề:
Điều tra là việc làm rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu đổi mới
phương pháp. Có điều tra thì người giáo viên mới nắm vững chất lượng học
tập của học sinh. Ngay từ đầu năm cần phải tiến hành công tác điều tra để từ
đó có kế hoạch giảng dạy và vận dụng sáng tạo nội dung sách giáo khoa để
có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Đây là việc cần thiết đối
với bất kì lớp nào, cấp bậc nào. Trên cơ sở điều tra cơ bản, giáo viên mới có
cơ sở để đánh giá chung, phân tích từng yếu tố cụ thể để biết rõ ưu điểm,
nhược điểm của học sinh, từ đó phát huy những ưu điểm và khắc phục
những nhược điểm của mỗi học sinh. Khi tiến hành điều tra thực trạng việc
dạy tập làm văn nói chung và dạy phần Tập làm văn tả cảnh nói riêng của
giáo viên và học sinh khối lớp 5, tôi đã rút ra được một số nguyên nhân sau:
3.1. Thực tế qua tìm hiểu tài liệu hướng dẫn dạy học:

Sách giáo viên đã có những hướng dẫn mở song vẫn chưa đưa ra cách
dạy theo một trình tự khiến nhiều giáo viên vẫn dạy theo qui trình mà SGV
hướng dẫn. Hơn nữa, tài liệu mà SGV biên soạn đã lâu chưa có sự bổ sung
hay chỉnh lí cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Sách giáo khoa chỉ đưa ra hệ thống bài tập theo hướng mở cho giáo
viên trong việc tổ chức hình thức và lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học
nhưng giáo viên lại ngại tìm hướng đổi mới của chương trình để có sự đổi
4


mới cách thức dạy học cho phù hợp. Bên cạnh đó, các ngữ liệu, dẫn chứng
đưa ra chưa thực sự phù hợp với tất cả giáo viên và học sinh (VD: cảnh
hồng hơn trên sơng Hương – SGK, TV5, tập 1- trang 11 hay cảnh nắng
trưa- SGK, TV5, tập 1- trang 12) nhiều học sinh không được biết đến. Một
vấn đề bất cập nữa khiến học sinh cảm thấy còn lúng túng khi làm các bài
kiểm tra viết văn trong khi các em chưa được hướng dẫn một cách cụ thể để xây
dựng đoạn văn. (VD: Tiết 8- tuần 4 đã có bài kiểm tra viết văn. Nhưng tiết 16tuần 8 mới hướng dẫn học sinh cách xây dựng đoạn mở bài và kết bài).
3.2. Thực tế qua tìm hiểu giáo viên:
Phân mơn Tập làm văn có nhiều đổi mới về nội dung chương trình và
phương pháp giảng dạy. Mặc dù được kế thừa, học hỏi phương pháp giảng
dạy Tập làm văn của lớp 4. Tập thể giáo viên khối 5 trường tôi cũng đã dày
công nghiên cứu, song vẫn cịn gặp phải những khó khăn cũng như hạn chế
nhất định sau đây:
Khi dạy Tập làm văn giáo viên còn gặp khó khăn về khả năng kiến
thức cũng như kinh nghiệm tổ chức dạy học theo phương pháp mới nên dẫn
đến việc giáo viên rất ngại dạy Tập làm văn.
Giáo viên còn chưa biết cách phối hợp một cách triệt để giữa các phân
môn trong môn Tiếng Việt vào dạy Tập làm văn nên bài viết của học sinh
còn sai chính tả nhiều, đặt câu sai ngữ pháp, dùng từ thiếu chính xác, ý văn
rời rạc, thiếu chặt chẽ, nghèo hình ảnh, ít cảm xúc...

Học sinh thường đọc bài văn của mình, ít được kĩ năng nói nên khả
năng nói của các em bị hạn chế. Giáo viên cịn ít quan tâm đến việc sửa lỗi
một cách thường xuyên cho học sinh, chưa biết cách bồi dưỡng năng
lực viết văn đối với những em học sinh có năng khiếu.
Mặt khác ở một số giáo viên cịn chưa đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các
hình thức tổ chức dạy học mới, các biện pháp khơi gợi tính tị mị, sự hào
hứng học tập của học sinh trong các giờ học cũng như chưa phát huy được
vốn sống của trẻ vào quá trình xây kiến thức bài học. Vì vậy chưa tạo ra
5


được một tiết dạy phong phú, nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc bồi dưỡng để học sinh có tâm hồn
nhạy cảm, có cảm xúc và hướng học sinh đến việc tăng cường vốn hiểu biết.
Bên cạnh đó, nhà trường chưa chú trọng đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm
cho việc học phân mơn Tập làm văn nên học sinh bị bó hẹp trong bốn bức
tường của lớp học, của gia đình, khó phát triển được cảm xúc.
3.3. Thực tế qua tìm hiểu học sinh:
Qua thực tế kiểm tra, đánh giá học sinh, tơi thấy ở các em cịn bộc lộ
một số hạn chế như sau:
- Khả năng tìm hiểu đề, nắm chắc yêu cầu đề bài của một số em còn yếu.
- Nhiều em câu văn còn sai ngữ pháp, dùng từ chưa chính xác, ý rời
rạc thiếu chặt chẽ, ít hình ảnh, bài viết cịn sai chính tả nhiều.
- Các em còn chưa mạnh dạn hoặc rất sợ khi phải đứng lên nói bài văn
của mình trước lớp. Có em nói q nhanh, có em lại nói khơng lưu lốt, rời
rạc, ngập ngừng nên cũng chưa thể hiện được cảm xúc trong câu văn, đoạn
văn hay bài văn của mình.
Đối với các bài văn tả cảnh đòi hỏi học sinh phái có vốn quan sát thực
tế. Tuy nhiên giáo viên cịn chưa có nhiều điều kiện về thời gian cũng
phương tiện để tổ chức cho học sinh tham gia các tiết học trải nhiệm. Do vậy

khi làm bài đa số học sinh phải phụ thuộc vào ngữ liệu do giáo viên hay các
tài liệu trên Internet nên bài viết của các em chưa thật sự có cảm xúc.
* Từ thực trạng trên dẫn đến kết quả:
- Giáo viên ngại và không muốn dạy các tiết tập làm văn nói chung,
đặc biết là văn tả cảnh nói riêng.
- Học sinh khơng có hứng thú với kiến thức, kỹ năng, phương pháp
làm văn tả cảnh.
- Chất lượng các bài văn tả cảnh của học sinh không cao cả về dung
lượng và chất lượng.
- Các bài văn của các em hầu như khơng có tâm hồn, cảm xúc văn học.
6


- Bài văn của các em viết theo một lối mịn, khn sáo, diễn đạt nghèo
nàn cả về ý và vốn từ, việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật cịn mờ nhạt, có
chăng vẫn cịn gượng gạo, chưa hiệu quả, chưa tinh tế.
3.4. Khảo sát:
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 5, tôi đã tiến hành khảo
sát ở hai lớp 5B (39HS) và 5D (42HS), để kiểm tra thực trạng về việc viết
văn tả cảnh của các em học sinh.
Đề bài: "Em hãy miêu tả cảnh hồng hơn trên q hương em".
Kết quả như sau:
Lớp 5B
( 39HS)
Số
%
lượng
5
12,8


Kết quả
Bài viết chưa đủ ý, còn sơ sài

Lớp 5D
(42HS)
Số
%
lượng
12
28,5

Bài viết đủ ý, chưa phong phú về nội dung

16

41,0

18

42,9

Bài viết đủ ý, bước đầu có sử dụng các

15

38,5

10

23,8


biện pháp nhệ thuật
Bài viết hay, có cảm xúc, câu văn có hình

3

7,7

2

4,8

ảnh, viết sáng tạo.
Qua kết quả khảo sát trên tôi thấy chất lượng viết văn tả cảnh của học
sinh còn rất thấp, số học sinh viết chưa đạt yêu cầu còn nhiều. Đa số học sinh
mới chỉ tả rất sơ sài về cảnh hồng hơn trên q hương, bài viết của các em
chưa có cảm xúc, chưa có hình ảnh. Do vậy tôi thấy việc cần thiết là phải
nâng cao chất lượng viết bài văn miêu tả nói chung và bài văn tả cảnh nói
riêng cho học sinh lớp 5.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1- Tìm hiểu về văn miêu tả trong trường Tiểu học:
Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự
vật ra. Văn miêu tả vẽ các sự vật, sự việc, con người,... bằng ngôn ngữ một
7


cách sinh động, cụ thể. Vì vậy, văn miêu tả vừa phải chân thực, chính xác, lại
vừa phải sinh động, có hồn.
Việc dạy văn miêu tả trong trường tiểu học là cần thiết vì:
- Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học ( thích

quan sát, thích nhận xét và sự nhận xét thường mang nhiều cảm tính,...)
- Văn miêu tả góp phần ni dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan
tâm của các em về thế giới xung quanh, góp phần giáo dục tình cảm, thẩm
mĩ, tình yêu với cái đẹp, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Văn miêu tả giúp học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất
giữa tư duy và tình cảm, ngơn ngữ và cuộc sống, con người và thiên nhiên.
- Viết văn miêu tả là bước đầu các em được làm quen với sáng tác,
được bộc lộ và nuôi dưỡng tài năng văn học ngay từ cấp học đầu tiên.
4.2- Tìm hiểu về quy trình làm bài văn tả cảnh ở lớp 5:
Bố cục một bài văn tả cảnh gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả.
- Thân bài:
+ Tả bao quát: Tả cảnh đó nhìn từ xa .
+ Tả cụ thể từng cảnh vật.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh vật vừa tả.
Chú ý: Với mỗi cảnh vật cần chọn một vài chi tiết nổi bật nhất; phát
hiện những đặc điểm về hình dáng, đường nét, màu sắc, âm thanh, mùi vị,...;
khi miêu tả cần so sánh, ví von, tưởng tượng, nhân hóa,.. để cảnh miêu tả
được sinh động.
4.3- Các biện pháp đã thực hiện:
4.3. 1- Dạy tốt các phân môn của Tiếng Việt
4.3.1.1- Dạy tập đọc:
Như chúng ta đã biết nội dung của những bài tập đọc và các tiết Tập
làm văn đều xoay quanh một chủ điểm. Qua các bài tập đọc, học sinh được
mở rộng vốn hiểu biết về đời sống xã hội. Ngoài ra các bài tập đọc còn là
8


nguồn ngữ liệu sinh động giúp học sinh tiếp xúc với vẻ đẹp Tiếng Việt trong
hàng trăm tình huống giao tiếp khác nhau...

Vì vậy khi dạy Tập đọc giáo viên cần hướng cho học sinh tiếp cận
những câu văn hay trong các bài tập đọc để học sinh biết được cách miêu tả
của các tác giả. Từ đó các em vận dụng một cách sáng tạo vào bài viết của mình.
Ví dụ: "Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy
cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng".
(Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Tiếng Việt 5- Tập 1)
"Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ lên. Mỗi chiếc nấm
là một tồ lâu đài kiến trúc tân kì".
(Kì diệu rừng xanh - Tiếng Việt 5 tập 1)
"Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thị những cái râu ra, theo gió mà
ngọ nguậy như những cái vịi voi bé xíu".
(Chuyện khu vườn nhỏ - Tiếng Việt 5 tập 1)
"Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những trùm thảo quả
đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.... Thảo quả như những đốm lửa
hồng, ngày qua ngày lại thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt".
(Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5- tập 1)
Những câu văn như trên đây xuất hiện rất nhiều trong các bài tập đọc.
Nếu biết khai thác tốt trong giờ Tập đọc thì đó chính là nguồn ngữ liệu
phong phú giúp học sinh viết văn tốt hơn. Nhưng khai thác như thế nào để
đạt hiệu quả mà vẫn nhẹ nhàng, hợp lí trong giờ Tập đọc? Theo tôi giáo viên
nên tiến hành như sau:
Trong phần đọc diễn cảm, sau khi đã tiến hành xong phần tìm hiểu bài,
giáo viên có thể đưa ra các yêu cầu như sau:
- Hãy đọc một câu văn (một đoạn văn ) mà em thích. Vì sao em thích ?
- Hãy đọc câu văn có sức gợi tả. Trong câu văn ấy tác giả đã sử dụng
biện pháp nghệ thuật gì ?

9



Tuy nhiên có thể có học sinh khơng nêu được hết các câu văn và đoạn
văn hay, giàu hình ảnh, cảm xúc trong bài thì khi đó giáo viên có thể đưa bổ
sung và giải thích ngắn gọn vì sao đó lại là câu văn hay.
Từ việc khai thác một cách tự nhiên như trên, học sinh lớp tôi đã biết
vận dụng các câu văn ấy một cách sáng tạo vào bài văn miêu tả của mình rất
hồn nhiên:
Ví dụ: Khi miêu tả một buổi sáng trên cánh đồng.
Có em viết: "Lúa đã chín, cánh đồng như khốc lên mình một chiếc áo
vàng khổng lồ", hoặc "như là có ai đó vừa trải ra một tấm thảm vàng, dập
dờn sóng lúa đuổi nhau mãi về phía chân trời xa."
Có em lại viết: "Nhìn kĩ mới thấy, cánh đồng giống như một bức tranh
của người hoạ sĩ kì tài. Chỗ thì màu vàng pha xanh của những đám lúa đang
chắc sữa. Nơi thì màu vàng pha cam của lúa đang chín tới. Cịn những đám
ruộng có lẽ được gặt nay mai thì lại có màu vàng ngả nâu".

Cánh đồng lúa chín q em
Ngồi ra, các bài tập đọc cịn được dùng làm mẫu để tạo lập văn bản.
Ví dụ: Bài tập 2- tiết Tập làm văn ( Cấu tạo của bài văn tả cảnh) –
TV5, tập 1- trang 11:
“ Thứ tự miêu tả trong bài văn Hồng hơn trên sơng Hương có gì
khác với bài tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học? Từ hai
bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.”
10


Qua việc tìm hiểu cấu tạo của hai bài trên, học sinh dễ dàng rút ra được
cấu tạo của bài văn tả cảnh thường gồm ba phần:
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo
thời gian.

2. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Như vậy, chỉ có thế đã đủ để chúng ta thấy được Tập đọc và Tập làm
văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dạy tốt tập đọc sẽ giúp học sinh có
năng lực cảm thụ văn học, làm giàu vốn từ, làm giàu hình ảnh, cảm xúc trong
câu văn của học sinh... Để từ đó các em vận dụng vào viết văn và ngược lại.
4.3.1.2- Dạy kể chuyện:
Phân mơn Kể chuyện trong chương trình Tiếng Việt 5 có 3 hình thức:
- Nghe - kể lại câu chuyện vừa được nghe.
- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- Kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Nghe kể lại câu chuyện vừa được nghe: Được nghe giáo viên kể, được
tập kể lại, được tìm hiểu ý nghĩa của truyện, học sinh sẽ được bồi dưỡng về
nhận thức, tình cảm, được làm giàu vốn từ, biết cách quan sát, biết cách sắp
xếp ý để vận dụng vào miêu tả. Mặt khác các nhân vật trong truyện còn là
đối tượng để học sinh miêu tả.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện mà em yêu thích.
(Tiếng Việt 5- tập II)
Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Giúp học sinh nhớ lại trình tự, diễn biến
câu chuyện, kể lại được bằng lời kể của mình. Đây là dạng bài tập phát triển
trí tưởng tượng của học sinh. Rèn cho học sinh cách sắp xếp ý, cách diễn đạt
để góp phần rèn luyện kĩ năng nói, nghe của học sinh.
Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia: Yêu cầu học sinh phải
quan sát, biết cách sắp xếp các sự việc theo một trình tự, biết cách kể theo tư
duy phán đốn của mình phần nào đã góp phần vào phát triển khả năng tư
11


duy, óc tưởng tượng, khả năng diễn đạt, khả năng sử dụng ngôn ngữ của học
sinh. Điều này là vô cùng cần thiết với việc viết văn.
Ví dụ: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

( Tiết Kể chuyện tuần 3- TV5, tập 1- trang 28)
Như vậy việc dạy tốt môn Kể chuyện cũng đã góp phần khơng nhỏ vào
thành cơng của mơn Tập làm văn. Muốn vậy, khi dạy tiết Kể chuyện, người
giáo viên cũng cần phải lưu ý học sinh cách vận dụng các câu văn miêu tả để
đưa vào câu chuyện mình kể. Mặt khác những hình ảnh có thật gây cảm xúc
cho học sinh là nguồn ngữ liệu để giúp các em viết những bài văn miêu tả có
tính chân thực.
4.3.1.3- Dạy chính tả:
Một bài văn hay khơng thể là một bài văn viết chữ xấu, sai nhiều lỗi
chính tả. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn cần chú ý dạy tốt
phân mơn Chính tả. Điều đó địi hỏi giáo viên chúng ta cần phải phát âm
chính xác và chú trọng khâu luyện viết chữ khó trong bài chính tả, chú trọng
tới các bài tập phân biệt chính tả cho học sinh, đặc biệt nên dạy và giúp học
sinh hiểu được nghĩa của từ khi viết.
Ví dụ: Sau đây là một đoạn văn học sinh miêu tả cảnh khu vườn vào
buổi sớm mai:
Em vùng dậy chạy ra vườn. Chà! Ngạc nhiên q! Những bơng hoa nở rộ.
Kìa! Những bơng hoa như muốn nói: " Chúc cơ một ngày mới tốt lành. Mùa
xuân đã đến rồi đấy!". Em bước vào vườn, một mùi thơm ngàn ngạt bốc lên
nồng nặc. Bầu trời trong xanh làm sao. Trên trời điểm xuyết mây trắng như
đang dạo chơi, gió lùa qua các bụi cây. Tia nắng vàng như dót mật đang trải
nhẹ xuống vườn. Những bông hồng nhung chưa nở hết như những thiếu nữ
đang tuổi mười lăm vẫn còn e thẹn.”
Ở đoạn văn trên học sinh đã phát hiện và có cách nhìn rất sáng tạo khi
miêu tả về khu vườn. Tuy nhiên, một số từ ngữ viết chưa đúng chính tả, cách
sử dụng từ chưa chính xác. Tơi đã hướng dẫn học sinh sửa lỗi và bài văn
được hoàn chỉnh lại như sau:
12



“Em vùng dậy chạy ra vườn. Chà! Đẹp quá! Những bơng hoa nở rực
rỡ. Kìa! Những bơng hoa rung rinh như muốn nói: " Chúc cơ một ngày mới
tốt lành. Mùa xuân đã đến rồi đấy!". Em bước vào vườn, một mùi thơm ngào
ngạt bốc lên quyện vào nắng xuân. Bầu trời mới trong xanh làm sao! Trên trời
điểm xuyết những gợn mây trắng như đang dạo xuân, gió lùa qua các khóm
cây. Tia nắng vàng như rót mật đang trải nhẹ xuống vườn. Những bông hồng
nhung chưa nở hết như những thiếu nữ đang tuổi mười lăm vẫn còn e thẹn.”
4.3.1.4- Dạy luyện từ và câu
Khi dạy luyện từ và câu giáo viên cần lưu ý:
+ Làm giàu vồn từ cho học sinh thông qua các dạng bài tập của bài
dạy: Mở rộng vốn từ, ở các chủ đề. Nhất là những từ ngữ có tác dụng gợi tả.
Ví dụ:
Câu 1- Tìm những từ ngữ miêu tả khơng gian. Đặt câu với một
trong những từ vừa tìm được:
a) Tả chiều rộng
b) Tả chiều dài (xa)
c) Tả chiều cao
d) Tả chiều sâu
Câu 2- Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong
những từ ngữ vừa tìm được:
a) Tả tiếng sóng
b) Tả làn sóng nhẹ
c) Tả đợt sóng mạnh
(Bài 3,4, Tiếng Việt 5 - Tập 1- trang 78)
Câu 3- Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người.
a) Miêu tả mái tóc
b) Miêu tả đơi mắt
c) Miêu tả khuôn mặt
d) Miêu tả làn da
e) Miêu tả vóc người.

(Bài tập 3, Tiếng Việt 5-Tập 1- trang 51)
13


Khi gặp các bài tập tương tự như trên, giáo viên cần có biện pháp để
khai thác một cách triệt để vốn hiểu biết của các em. Đồng thời chú ý cung
cấp thêm cho các em những từ ngữ mà các em chưa biết để giúp các em có
thêm vốn từ khi miêu tả. Tuy nhiên cũng ở dạng bài tập này giáo viên cũng
cần chú ý giúp học sinh phân biệt các nét nghĩa khác nhau của các từ trong
cùng một nhóm từ.
Ví dụ: Cùng là các từ tả chiều rộng: bao la, thênh thang, mênh mơng,
giáo viên có thể giúp học sinh phân biệt bằng cách đưa ra bài tập sau:
Hãy chọn câu văn miêu tả chính xác nhất:
- Con đường quốc lộ quê tôi rộng mênh mông.
- Con đường quốc lộ quê tôi rộng thênh thang.
- Con đường quốc lộ quê tôi rộng bao la.
Qua cách làm tương tự như vậy với các ngữ từ khác, học sinh sẽ nhận
được nét nghĩa riêng của từng từ trong nhóm. Từ đó các em dễ dàng vận dụng,
sử dụng một cách chính xác các từ ngữ vào trong các câu văn của mình.
+ Luyện viết câu văn sáng sủa, ngắn gọn, biết sử dụng dấu câu đúng
chỗ. Vì thế khi dạy phân môn Luyện từ và câu giáo viên phải hết sức chú ý
rèn luyện kĩ năng đặt câu đơn, câu ghép có đầy đủ các bộ phận chính, ý nghĩa
rõ ràng. Muốn vậy sau mỗi lần học sinh đặt câu (cả nói và viết) giáo viên đều
lưu ý học sinh kiểm tra và xác định xem trong câu vừa đặt thì chủ ngữ ở đâu,
vị ngữ nằm ở đâu? Nội dung câu văn ấy thơng báo điều gì ?
+ Tập cho học sinh nói - viết bằng những câu văn gợi tả, gợi cảm. Đây
là một đòi hỏi tương đối khó đối với phần lớn học sinh. Tuy nhiên để làm
đươc điều này, giáo viên có thể khai thác và tập thói quen này cho học sinh
qua các dạng bài tập sau:
Ví dụ: Đặt câu với một trong các từ ngữ sau đây:

a) Quê hương
b) Quê mẹ
c) Quê cha đất tổ
d) Nơi chôn rau cắt rốn
(Bài tập 4, Tiếng Việt 5 - Tập 1- trang 18)
14


Học sinh có thể chọn và đặt câu như sau:
1- Việt Nam là quê hương của tôi.
2- Quê mẹ của tôi là Việt Nam.
3- Việt Nam là quê cha đất tổ của tôi.
4- Việt Nam là nơi chôn rau cắt rốn của tôi.
5- Quê hương tôi ở Hà Giang - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc.
6- Mảnh đất này là quê cha đất tổ của tôi.
7- Những người con Việt Nam xa quê hương luôn mong ước được về
sống ở nơi chơn rau cắt rốn của mình.
Ngồi việc giáo viên cho học sinh nhận xét về độ chính xác, việc đáp ứng
đủ yêu cầu bài tập. Giáo viên cho bình chọn câu văn hay (câu 5, 6, 7) và cho
học sinh giải thích : Tại sao em lại cho câu văn ấy là hay ? Học sinh sẽ đưa ra
các lí do. Cuối cùng giáo viên phải chốt được cho học sinh vì sao câu văn đó
hay, hay ở chỗ nào? Đồng thời có biện pháp động viên, khích lệ và khuyến
khích các em viết được, nói được những câu văn hay như thế thường xuyên.
+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ: So sánh; nhân hố
một cách thành thạo trong khi nói và viết. Đây là những biện pháp tu từ ngữ
nghĩa không thể thiếu được trong ngôn ngữ văn miêu tả. Để rèn được kĩ năng
này giáo viên cần cho học sinh thấy rõ được:
- So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác, sự việc này với sự
việc khác có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho
sự diễn đạt.

Ví dụ: Cần chỉ rõ để học sinh thấy:
Nếu viết: "Khu vườn thật là đẹp vào mỗi buổi sơm mai.". Thì câu văn
mới dừng ở mức kể, liệt kê chưa có sự gợi tả. Nhưng nếu viết: "Mỗi buổi
sớm mai, khu vườn thật lộng lẫy trong bộ áo rực rỡ sắc màu." câu văn đã có
sức gợi tả, nhờ sử dụng biện pháp so sánh hợp lí.
Hoặc: Những đám mây trắng. -> Những đám mây trắng tựa bông.
Trên sông những chiếc thuyền trôi bồng bềnh. -> Trên sông, những
chiếc thuyền bồng bềnh trôi như những chiếc lá tre khô.
15


Và đây là những so sánh khá thành công của các em học sinh lớp tơi.
"Xa xa, thấp thống những chiếc nón trắng nhấp nhơ giữa biển mênh
mơng lúa như những bông hoa tuyết mọc lên giữa cánh đồng".
"Trong vườn chuối, trăng đang phơi mình trên những tàu lá chuối cịn ướt
đẫm sương đêm, nom lóng lánh như những mảnh vải nhung bóng dát vàng".
- Nhân hố là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, cảnh vật... bằng
những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật,
cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy
nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ: Khi tả một con đường, một dịng sơng... mà chúng cũng biết suy
nghĩ, mơ mộng, biết đau khổ và yêu thương...
"Mỗi ngày, sông khốc lên mình những chiếc áo sặc sỡ nhiều màu.
Chiếc áo hoa lung linh trong nắng sớm, chiếc áo vàng rực rỡ chói chang,
chiếc áo tím thuỷ chung khi hồng hôn xuống. Và khi đêm về là chiếc áo đen
với những vì sao lung linh".
(Tả cảnh sơng nước)
Hoặc: "Trăng hơn lên những quả chuối chín vàng lốm đốm trứng cuốc.
Trăng tinh nghịch vạch kẽ lá, tìm bằng được những trái hồng chín đỏ.
Trăng đan lồng cành lá cổ thụ vào nhau".

(Tả một cảnh đẹp quê hương)
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần cho học sinh thấy được so sánh
thường đi kèm với nhân hố.
Ví dụ:
- So sánh và nhân hố khi tả cảnh: "Con mương như một con trăn
khổng lồ ôm lấy cả cánh đồng, quanh năm tưới tiêu cho cây cối tươi tốt".
- So sánh và nhân hoá khi tả tâm trạng:" Dịng sơng chảy lặng lờ như
đang mải nhớ về một con đò năm xưa".
+ Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo các phép liên kết câu.

16


Đây cũng là điểm mới trong chương trình của sách giáo khoa Tiếng
Việt 5, đã rất chú trọng điều này nên đã đưa vào chương trình một số phép
liên kết câu.
1- Liên kiết câu bằng cách lặp từ ngữ (1 tiết)
2- Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (2 tiết)
3- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối (1 tiết)
Chỉ như vậy chúng ta cũng đủ thấy tầm quan trọng của các phép liên
kết câu khi dạy cho học sinh. Chính vì vậy khi dạy, giáo viên phải tổ chức
thật tốt để học sinh nắm được chắc chắn và có kĩ năng vận dụng thành thạo
các phép liên kết này vào bài văn của mình.
Muốn đạt được điều đó, trước tiên bản thân giáo viên phải nắm thật
chắc về các phép liên kết câu mà đã được đưa vào chương trình sách giáo
khoa Tiếng Việt 5 mới.
Vậy bản thân giáo viên chúng ta cần nắm được những gì?
- Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ mà sách giáo khoa đưa vào chính
là hình thức lặp từ vựng của phương thức lặp mà ở đó yếu tố được lặp lại là
thực từ, cụm từ.

Ví dụ:
"Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền,
những đám hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc
bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa".
(Đoàn Minh Tuấn)
- Từ được lặp lại là từ "đền".
Lặp từ vựng là phương thức ngữ pháp quan trọng để liên kết chủ đề
(duy trì chủ đề). Tuy nhiên nếu lạm dụng, dễ dẫn đến lỗi lặp và làm cho văn
bản nặng nề, nhàm chán.
Vì vậy, khi dạy cho học sinh phép liên kết này, giáo viên cần lưu ý học
sinh không vi phạm điều này để tránh lỗi "lặp từ" trong diễn đạt.
- Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ:
17


Đây chính là biện pháp sử dụng trong câu sau từ đồng nghĩa hoặc đồng
sở chỉ (cùng chỉ một đối tượng) với từ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu.
Có hai cách thay thế từ ngữ để liên kết câu:
1- Thay thế bằng đại từ: Là một dạng của phương thức thế mà ở đó yếu
tố dùng để thay thế là đại từ (các loại).
Ví dụ 1: "Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng ngịi chễm
chệ giữa gian nhà trống. U gọi nó là cái cối tân"
(Duy Khán)
Ví dụ 2: "Lăng cuả các vua Hùng kề bên đền Thượng ẩn trong rừng
cây xanh xanh. Đứng ở đây nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp".
( Phong cảnh đền Hùng)
2- Thay thế bằng từ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ: Là cách thay thế mà
ở đó dùng các yếu tố để thay thế là các từ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ (cùng
chỉ một đối tượng).
Ví dụ 1: Hai cái cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp

mỏ chích bơng tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy.
Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt".
(Tơ Hồi)
Ví dụ 2: Thay thế từ ngữ đồng sở chỉ (cùng chỉ một đối tượng):
"Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương , tôi thường tưởng tượng đến
một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn cịn thô sơ giản dị
như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm
nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương
nặng. Tuy thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay
lập đền thờ làng Xuân Tảo), rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ơm vết
thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn mà chết".
(Nguyễn Đình Thi)
Các từ ngữ "Phù Đổng Thiên Vương"; "Tráng sĩ ấy"; "người là trai
làng Phù Đổng" cũng chỉ một đối tượng là Phù Đổng Thiên Vương.
18


Cách liên kết câu này ngồi tác dụng duy trì chủ đề cịn có tác dụng
giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn và cung cấp thông tin phụ.
- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối: Là biện pháp sử dụng
trong câu sau từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết câu.
Ví dụ: "Cũng như mọi mầu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của
dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc... Vẫn như có giọng hị
đang ngân lên trong khơng gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập
bến có tiếng trẻ reo mừng. Và sau lưng tôi tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì
một giọng đưa em bỗng cất lên".

(Nguyễn

Thi)

Cách sử dụng từ ngữ có tác dụng nối để liên kết các câu có tác dụng
liên kết logic. Nó mang lại sự mạch lạc, chặt chẽ cho văn bản.
Trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn của mình về các phép liên kết
câu đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Tơi thấy
mình có thể tổ chức cho học sinh nắm bắt và có kĩ năng sử dụng các phép
liên kết câu một cách tốt nhất, đạt hiệu quả.
*Qua phân tích biện pháp trên đây, chúng ta thấy được các phân mơn
của mơn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ, mật thiết, hỗ trợ cho nhau. Trong đó
phân mơn Tập làm văn là sự tích luỹ, tổng hợp kiến thức của các phân mơn cịn
lại. Có thể ví bài Tập làm văn như một "tồ nhà" mà nguyên vật liệu là kiến
thức của các phân môn Tiếng Việt, người thợ xây chính là học sinh, có nguyên
vật liệu và tay nghề thành thạo của người thợ xây thì "tồ nhà" càng to, càng
đẹp. Vì thế muốn nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn - nhất là thể loại
văn miêu tả. Giáo viên cần phải giúp học sinh vận dụng, phối hợp kiến thức
của tất cả các phân mơn vào bài văn của mình một cách sáng tạo.
4.3. 2- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề
Cũng như các thể loại văn khác, khi học văn miêu tả cần tìm hiểu yêu
cầu của đề bài. Trong một đề bài bao giờ cũng có yêu cầu về thể loại (miêu
tả), nội dung (miêu tả cái gì ?) và phạm vi (bao giờ, ở đâu; mối quan hệ ...).
19


×