Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.07 KB, 6 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm trở lại đây, hội nhập thị trường đã và đang tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp thương mại phát triển mạnh mẽ. Do đó nhu cầu của về vốn của nhóm
doanh nghiệp này cũng được các ngân hàng quan tâm, nắm bắt. Đặc thù của đối tượng
Khách hàng doanh nghiệp thương mại là vòng quay vốn ngắn và nhu cầu vốn ngắn hạn
lớn, đồng hành cùng nhu cầu vốn lớn là rủi ro cao. Vì thế, việc xây dựng khung chính
sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Được thành lập từ cuối năm 2013, Ngân hàng TMCP
Đai chúng Việt Nam (PVcomBank) cũng đã triển khai những bước đầu trong việc xây
dựng chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay thương mại. Tuy nhiên, để việc
triển khai các chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại đạt hiệu quả cao địi hỏi
PVcomBank cần có sự nghiên cứu sâu sắc để có thể đưa ra các giải pháp vừa đảm bảo
tuân thủ các quy định pháp luật đồng thời cũng phải phù hợp với tình hình hoạt động thực
tiễn của ngân hàng. Chính vì những lý do đó, tơi đã chọn đề tài nghiên cứu:“Hồn thiện
chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại ngân hàng TMCP Đại Chúng
Việt Nam (PVcomBank)” cho luận văn cao học của mình.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản và thực trạng chính sách quản lý rủi
ro trong cho vay thương mại tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, luận văn đề xuất
các giải pháp nhằm hồn thiện chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại
ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam đến năm 2020.
Tác giả trình bày bài nghiên cứu của mình theo kết cấu 3 chương chính như
sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về chính sách quản lý rủi ro trong cho vay
thương mại tại các ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại ngân
hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện chính sách quản lý rủi ro trong
cho vay thương mại tại ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam.


Đi vào tổng quát qua nội dung từng chương trình bày những điểm chính sau:


Chương 1:
Luận văn đưa ra các sơ sở lý luận về tổng quan chính sách quản lý rủi ro trong cho
vay thương mại, trong đó chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại là hệ thống
các quan điểm, chủ trương và biện pháp của một Ngân hàng thương mại dùng để nhận
biết, đo lường và quản lý rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay thương mại một cách
có hiệu quả, nhằm giảm thiểu thiệt hại khi phát sinh rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng. Từ đó phân tích vai trị cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới của
chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại ngân hàng để làm nổi bật sự cần
thiết của chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại đối với ngân hàng thương
mại.
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu đã chỉ ra được các nội dung
cơ bản của chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại bao gồm nhận diện rủi ro
trong cho vay thương mại; đo lường và dự tính tổn thất của rủi ro trong cho vay thương
mại; phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro cho vay thương mại; tài trợ rủi ro cho vay thương
mại; tổ chức bộ máy quản lý rủi ro cho vay thương mại. Mỗi một nội dung bao gồm các
biện pháp nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng kinh doanh cũng như yêu cầu về quản
lý rủi ro trong cho vay thương mại và khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Như vậy để đạt được
mục đích nghiên cứu của đề tài là hồn thiện chính sách quản lý rủi ro trong cho vay
thương mại đồng nghĩa với việc luận văn cần phải chỉ ra các giải pháp tương ứng với
thực tế tại PVcomBank, trên cơ sở nghiên cứu các nội dung của chính sách quản lý rủi ro
trong cho vay thương mại của PVcomBank đưa ra các giải pháp phù hợp, khắc phục các
tồn tại của chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại của PVcomBank để hồn
thiện chính sách này hơn nữa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hồn thiện chính sách quản lý rủi ro trong cho vay
thương mại và việc làm thường xuyên, tất yếu đối với mỗi một ngân hàng thương mại.
Từ đó luận văn đưa ra một số hướng cơ bản nhằm hồn thiện chính sách quản lý rủi ro
trong cho vay thương mại đối với ngân hàng thương mại.
Chương 2:



Từ cơ sở lý luận trên, tác giả sử dụng biện pháp thu thập tài liệu, số liệu hoạt động,
báo cáo phân tích thực trạng thực thi chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại
tại PVcomBank từ đó tổng hợp, phân tích, so sánh để đánh giá thực trạng chính sách
quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại PvcomBank, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm hồn thiện chính sách này. Nghiên cứu cũng đã cho thấy, PVcomBank đã rất nỗ lực
trong việc xây dựng và hồn thiện chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại
ngân hàng, tuy nhiên trong quá trình triển khai khơng tránh khỏi những hạn chế do chưa
ứng dụng các phương pháp có tính hiệu quả cao, nguồn nhân lực chưa đảm bảo hay hệ
thống có sở hạ tầng công nghệ chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác quản lý rủi ro
trong cho vay thương mại. Nghiên cứu cũng đi sâu phân tính theo từng nội dung của
chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại, các phương pháp và mơ hình đang
được vận dụng để có cái nhìn tổng qt nhất, chính xác nhất về thực trạng chính sách
quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại PVcomBank. Mặc dù việc phân tích các nội
dung của chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại của PVcomBank khá đầy
đủ các khía cạnh của một chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại, tuy nhiên
do phạm vi rộng của nội dung cũng như tính bao quát cao của chính sách, do vậy luận
văn khơng phân tích sâu về nội dung nghiệp vụ mà chỉ đưa ra vấn đề một cách khái quát
nhất dể người đọc có cái nhìn cơ bản về thực trạng chính sách quản lý rủi ro trong cho
vay thương mại tại PVcomBank.
Một số đánh giá đối với chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại của
PVcomBank được chỉ ra, bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách quản lý rủi ro
trong cho vay thương mại của PVcomBank còn tồn tại hạn chế như sau: Các phương
pháp nhận diện rủi ro đang áp dụng lại phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng, ý
chí chủ quan của cán bộ tín dụng dẫn đến kết quả phân tích khách hàng cũng như chấm
điểm nội bộ khách hàng chưa chính xác, làm giảm hiệu quả của việc nhận diện rủi ro; Mơ
hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ phân tán tại các chi nhánh, đơn vị kinh doanh
dẫn đến kết quả chấm điểm không đồng nhất giữa các đơn vị; Về công tác quản lý danh
mục và giới hạn cho vay thương mại chưa được văn bản hóa, hơn nữa việc tính tốn đưa
ra hạn mức cho vay cịn mang tính bị động và theo xu hướng, nhu cầu của thị trường; Mô



hình phê duyệt tín dụng chưa tập trung; Hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cịn gặp
nhiều khó khăn do mạng lưới các Đơn vị kinh doanh của PVcomBank nhiều, tuy nhiên
nhân sự thuộc phịng kiểm sốt nội bộ tương đối mỏng; Chưa có quy trình riêng về tính
tốn trích lập dự phịng đối với từng loại hình TSĐB để thực hiện; Hiện tại PVcomBank
đang triển khai theo mô hình phịng vệ ba lớp, tuy nhiên nhân sự phụ trách tại lớp phịng
vệ thứ 2 cịn mỏng, khơng tránh khỏi quá tải và áp lực công việc. Những hạn chế về hệ
thống ngân hàng lõi, để có được thơng tin hoàn chỉnh về dữ liệu hoạt động của ngân
hàng, cần phải tập hợp và xử lý số liệu từ nhiều nguồn để ra được dữ liệu theo yêu cầu
mất khá nhiều thời gian và khơng đảm bảo được tính chính xác.
Chương 3:
Về mặt thực tiễn, từ những phân tích trên, luận văn đã giúp cho Ban lãnh đạo ngân
hàng khái qt hố được các vấn đề về chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương
mại tại PVcomBank, các nội dung đã triển khai được, các bất cập đang tồn tại, từ đó đề
xuất các giải pháp hồn thiện chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại
PvcomBank, bao gồm:
Hoàn thiện nhận diện rủi ro cho vay thương mại của PVcomBank: Nâng cao hiệu
quả và thực hiện kiểm tra, giám sát tính tuân thủ trong việc thực hiện nghiêm túc các
phương pháp phân tích hồ sơ khách hàng, xếp hạng tín dụng nội bộ và kiểm tra thực địa
khách hàng; Thành lập bộ phận chuyên trách về xếp hạng tín dụng nội bộ; Nâng cấp hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Sửa đổi, bổ sung bộ chỉ tiêu; Nâng cao trình độ, năng lực
của cán bộ kinh doanh, thẩm định và phê duyệt tín dụng; Nghiên cứu sử dụng các phương
pháp như lập bảng câu hỏi kiểm tra khách hàng, đánh giá dữ liệu rủi ro trong quá khứ;
Hoàn tiện đo lường và dự tính tổn thất của PVcomBank, trong đó luận văn nhấn
mạnh PVcomBank cần xây dựng cơng cụ dự tính tổn thất để ước lượng và có phương án
phịng ngừa tổn thất phù hợp, luận văn cũng đưa ra phương án sử dụng công cụ phổ biến
nhất theo Basel II. Tuy nhiên để thực hiện được việc này đòi hỏi PVcomBank phải chuẩn
hoá được nguồn dữ liệu đầu vào và vận dụng chính sách cơng cụ dự tính tổn thất để mang
lại hiệu quả thực sự.
Hồn thiện phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro cho vay thương mại của PVcomBank.



Luận văn cũng cho thấy, để hoàn thiện nội dung này PVcomBank cần phải thực hiện khá
nhiều vấn đề, trong đó phải duy trì và thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt; rà sốt
thường xun các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ để hồn thiện hóa, tránh tình trạng
cứng nhắc và có lỗ hổng. Hồn thiện các yếu tố là cơ sở cho việc thực hiện phương pháp
quản lý danh mục và hạn mức cho vay chủ động. Nâng cao chất lượng của việc giám sát
rủi ro trước khi ban hành sản phẩm tín dụng và danh mục tín dụng, độc lập hoàn toàn
giữa khâu thẩm định, phê duyệt và khâu tìm kiếm khách hàng, thực hiện chun mơn hóa
đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng phát sinh; Hoàn thiện giám sát, kiểm tra chặt chẽ
trong và sau khi cho vay trong đó cần ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện
nghiêm túc quy định về việc thực hiện kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn, kiểm tra TSBĐ,
Nhanh chóng khắc phục các hạn chế của cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ độc lập.
Hồn thiện các nội dụng về tài trợ rủi ro trong cho vay thương mại của
PVcomBank bao gồm các nội dung về xây dựng văn bản nội bộ về xử lý TSĐB, Nâng
cao chất lượng thẩm định TSĐB thông qua việc xây dựng và phổ biến các chính sách về
thẩm định TSĐB; Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay trong chính sách
quản lý rủi ro cho vay thương mại; Hồn thiện chính sách phân loại, trích lập dự phịng
và sử dụng trích lập dự phịng nợ xấu thông quan việc nghiêm túc thực hiện phân loại nợ,
tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tuân thủ tính chính xác trong phân loại
nợ và trích lập dự phòng rủi ro; Xây dựng hướng dẫn về việc tính tốn trích lập dự phịng
đối với từng loại hình TSBĐ.Hồn thiện chính sách xử lý và thu hồi nợ xấu.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý rủi ro cho vay thương mại tại PVcomBank,
trong đó luân văn khuyến nghị tiếp tục củng cố và thực hiện mô hình 3 tầng bảo vệ như là
mơ hình cốt lõi.
Hồn thiện hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin tại PVcomBanknâng cấp hệ
thống cơng nghệ thơng tin, trong đó đồng bộ dữ liệu giữa 2 hệ thống, hợp nhất thành hệ
thống chung để thuận tiện trong quá trình vận hành và chiết xuất và xử lýdữ liệu. Xây
dựng và nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin tín dụng.
Ngồi ra luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các

Bộ ngành liên quan khác trong việc hoàn thiện hành lang quy định để triển khai và thực


thi chính sách quản lý rủi ro trong cho vay thương mại tại PVcomBank một cách hiệu
quả.



×