Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp hoạt động nhập khẩu LCL tại công ty cổ phần dịch vụ hàng hải liên kết á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.43 KB, 21 trang )

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU
1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.1.1 Giao nhận:
Định nghĩa: Giao nhận hàng hoá là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi
gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
Theo quy tắc mẫu của hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA thì dịch vụ giao
nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan
đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh
tốn, thu thập chứng từ có liên quan đến hàng hóa.
Luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định rõ , dịch vụ giao nhận hàng hoá
là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch
vụ khác có liên quan để giao nhận hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ
hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là
khách hàng).
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao
nhận hàng hóa trong xã hội, bao gồm hai loại : Doanh nghiệp giao nhận vận tải
hàng hóa trong nước, khi các hoạt động của doanh nghiệp chỉ diễn ra trên và trong
phạm vi lãnh thổ đất nước ; Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế khi
các hoạt động của doanh nghiệp có những phần việc diễn ra ngoài lãnh thổ đất
nước. Sản phẩm của doanh nghiệp là các dịch vụ trong giao nhận ( dịch vụ giao
nhận hàng hóa ) mà doanh nghiệp doanh nghiệp giao nhận đóng vai trị người giao
nhận ( Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding agent )
Căn cứ theo Luật Thương Mại 2005 người làm dịch vụ giao nhận hàng hố
là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hoá.

1




1.1.2 Các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá:
- Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).
- Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu).
- Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt.
- Những dịch vụ khác.
1.1.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế.
Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các cơng trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ
giao nhận vận tải như: bến cảng, hệ thống đường giao thông (đường quốc lộ trên
bộ, đường sông, đường sắt, các bến cảng, sân bay v.v.)
Trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự tác
động của tự do thương mại hoá quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày
một tăng trưởng mạnh, góp phần tích luỹ ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, nối
liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực kinh tế trong nước, giữa trong nước
với nước ngoài làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối.
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vừa là một nhà VTĐPT, vừa là nhà
tổ chức, nhà kiến trúc của vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải
thích hợp, tuyến đường thích hợp có hiệu quả kinh tế nhất và đứng ra trực tiếp
vận tải hay tổ chức thu xếp q trình vận tải của tồn chặng với nhiều loại
phương tiện vận tải khác nhau như: tàu thuỷ, ô tô, máy bay... vận chuyển qua
nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ hàng. Vì vậy, chủ hàng chỉ cần
ký một hợp đồng vận tải với người giao nhận nhưng hàng hố được vận chuyển
an tồn, kịp thời với giá cước hợp lý từ kho nhà xuất khẩu tới kho nhà nhập khẩu
(door to door service), tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vận chuyển và nâng
cao được tính cạnh tranh của hàng hố trên thị trường quốc tế.
Trước đây, người giao nhận chỉ làm đại lý (agent) thực hiện một số công
việc do các nhà XNK ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ,
lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng...

Song cùng với sự phát triển thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong
ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng đựoc mở rộng hơn. Ngày nay, người
giao nhận đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người

2


giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc th tàu mà cịn cung cấp dịch
vụ trọn gói về tồn bộ q trình vận tải và phân phối hàng hoá. Người giao nhận
đã làm những chức năng sau đây:
- Môi giới Hải quan: người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu
để khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan.
- Làm đại lý: người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên
chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng
từ làm thủ tục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
Người giao nhận khi là đại lí:
+ Nhận uỷ thác từ 1 người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng
hoá XNK, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người gửi
hàng với người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người
mua.
+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉ
chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ khơng chịu trách nhiệm về hành vi của
người làm cơng cho mình hoặc cho chủ hàng.
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transhipment and on-carriage)
Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao
nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện
vận tải này sang phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận.
- Lưu kho hàng hoá (warehousing):
Trong trường hợp phải lưu kho hàng hoá trước khi xuất khẩu hoặc sau khi
nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc

thuê người khác và phân phối hàng hoá nếu cần.
- Người gom hàng (consolidator):
Trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu
được nhằm biến hàng lẻ (less than container load - LCL) thành hàng nguyên (full
container load - FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận
tải. khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trị là người chun
chở hoặc chỉ là đại lý.
- Người chuyên chở (carrier):

3


Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người
chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và
chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác. Người
giao nhận đóng vai trị là người thầu chuyên chở (contracting carrier) nếu anh ta
ký hợp đồng mà không chuyên chở. Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là
người chuyên chở thực tế (performing carrier). Dù là người chuyên chở gì thì vẫn
chịu trách nhiệm về hàng hoá. Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu
trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình khơng những về hành vi lỗi lầm
của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thể phát hành vận đơn.
- Người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator - MTO)
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc
còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đã đóng vai trị là người
kinh doanh VTĐPT (MTO). MTO thực chất là người chuyên chở, thường là
chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá.
1.2 Địa vị pháp lý của người giao nhận:
Khái niệm về lĩnh vực giao nhận còn mới mẻ, do đó cịn thiếu các văn bản
pháp quy, quy định địa vị pháp lý của người giao nhận. Vì vậy, địa vị pháp lý của
người giao nhận thường không giống nhau ở các nước khác nhau.

- Tại các nước theo luật tập tục (Common Law) phổ biến thuộc khối liên hiệp
Anh, địa vị pháp lý của người giao nhận thường dựa trên khái niệm Đại lý, đặc biệt
là đại lý ủy thác. Người giao nhận thường là đại lý của người ủy thác (người gửi
hàng hay người nhận hàng) trong việc thu xếp vận chuyển hàng hóa. Do đó người
giao nhận: trung thực với người ủy thác, phải tuân theo các chỉ dẫn hợp lý và có tính
khả năng tính tốn cho tồn bộ q trình giao dịch.
Với vai trị là đại lý, người giao nhận được hưỏng quyền bảo vệ và giới hạn
trách nhiệm
Tuy nhiên, khi khơng cịn là người đại lý mà đóng vai trị là người ủy thác thì
người giao nhận sẽ khơng cịn quyền đó nữa mà lúc này phạm vi trách nhiệm của
anh ta sẽ tăng lên. Lúc này người giao nhận đã trở thành một bên chính thức của hợp
đồng và phải hồn tồn chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký. Thực tế,
địa vị pháp lý của người giao nhận phụ thuộc vào loại dịch vụ mà anh ta đảm nhận.

4


- Tại các nước theo luật dân sự (Civil Law):
Hệ thống này rất chặt chẽ, được ban hành bằng văn bản cụ thể. Theo luật này,
người giao nhận thường lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho cơng việc của người
ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) và đối với người chun chở thì họ là
người ủy thác.
Ngồi ra, tại một số nước đã thông qua điều kiện kinh doanh chuẩn thì địa vị
pháp lý cũng như nghĩa vụ và quyền hạn của người giao nhận được quy định rõ ràng
trong hợp đồng. Các điều kiện này hoàn toàn phù hợp với tập quán thương mại hay
thể chế pháp lý hiện hành.
1.2.1 Trách nhiệm:
Trách nhiệm của người giao nhận được quy định rõ trong các điều kiện kinh
doanh chuẩn. Điều kiện kinh doanh chuẩn là các điều kiện do FIATA soạn thảo, trên
cơ sở đó là chuẩn mực, là điều kiện tối thiểu cho các quốc gia, các tổ chức giao nhận

dựa vào đó để thực hiện các công việc giao nhận, đồng thời là cơ sở để các quốc gia
lập các điều kiện riêng cho phù hợp với điều kiện và hồn cảnh của mình. Về cơ bản
nó gồm những nội dung sau:
+ Người giao nhận phải thực hiện sự ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo
vệ lợi ích cho khách hàng
+ Thực hiện sự ủy thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện có
liên quan để tổ chức vận chuyển hàng hoá đến tay người nhận theo sự chỉ dẫn của
khách hàng
+ Người giao nhận không bảo đảm và khơng chịu trách nhiệm về việc hàng hố
sẽ đến địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực hiện cơng
việc của mình một cách mẫn cán hợp lý trong việc lựa chọn, tổ chức vận chuyển để
hàng hóa tới cảng đích nhanh nhất.
+ Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy ra đối với
hàng hóa thuộc về lỗi lầm hay sai sót của chính bản thân mình hay người làm cơng
cho mình, người giao nhận khơng phải chịu trách nhiệm về tổn thất do bên thứ 3
gây nên nếu người giao nhận chứng tỏ được là họ đã thực sự chăm chỉ, cần mẫn
trong việc lựa chọn và chỉ định bên thứ 3.
- Các điều kiện kinh doanh chuẩn của các nước thuộc ASEAN:

5


+ Điều kiện chung: là các điều kiện quy định về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi
hoạt đông của người giao nhận trong toàn bộ hoạt động giao nhận vận chuyển hàng
hoá ( giống như ĐKKDC).
+ Các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trị
như người nhận ủy thác (đại lý, mơi giới ).
+ Người giao nhận thực hiện vai trò của mình như một bên ủy thác.
Việt Nam hiện nay, các ĐKKDC về cơ bản cũng dựa trên cơ sở của FIATA và
các nước thuộc khối ASEAN.


6


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG
HẢI LIÊN KẾT Á CHÂU
2.1 Thông tin chung về công ty
2.1.1 Thông tin cơ bản về công ty
-

Tên công ty: Công ty cổ phần dịch vụ liên kết Á Châu

-

Tên giao dịch quốc tế: Asia Link Services Joint Stock Company

-

Logo:

-

Tên viết tắt: ASIA LINK SHIPPING., JSC

-

Trụ sở chính: Phịng 419 - Tầng 4 - Khách sạn Dầu Khí , số 441 đường Đà
Nẵng, Phường Đông Hải 1, Quận Hải An, Hải Phịng

-


Giám đốc: Đồn Văn Thức

-

Mã số thuế: 0201821729

-

Số điện thoại: 02258831856

-

Email:

-

Năm thành lập: 2017

-

Số vốn điều lệ ban đầu là : 1 tỷ đồng

2.1.2 Lịch sử thành lập
Bước sang thế kỷ 21 nền kinh tế nước ta đã mở ra một trang sử mới, đã có
những bước ngoặc quan trọng như việc ký Hiệp định thương mai song phương
Việt – Mỹ (2001
Nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics ngày càng tăng của thị trường
trong nước và quốc tế. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hải liên kết Á Châu được
thành lập vào ngày 24/11/2017 do ông Đoàn Văn Thức là người đại diện, được

Sở đầu tư và phát triển thành phố Hải Phòng cấp giấy phép kinh doanh số
0201821729 , có số vốn điều lệ ban đầu là : 1 tỷ đồng.

7


2.1.3 Q trình phát triển tới nay
Cơng ty cổ phần dịch vụ hàng hải liên kết Á Châu được thành lập vào năm
2017 với mục tiêu trở thành một trong những đại lý giao nhận chuyên nghiệp
hàng đầu Việt Nam, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng đến khách hàng
Chuỗi cung ứng hậu cần, dịch vụ kho bãi và khai thác thuế hải quan là một
trong những lĩnh vực mà ASIA LINK SHIPPING.,JSC đang tập trung hướng tới
và phát triển trong những năm gần đây.
2.1.4 Văn phòng hoạt động và khách hàng của cơng ty
Cơng ty có văn phịng ở Phịng 419 - Tầng 4 - Khách sạn Dầu Khí , số 441
đường Đà Nẵng, Phường Đông Hải 1, Quận Hải An, Hải Phòng
Trụ sở văn phòng cùng các trang thiết bị đi kèm như:máy tính, máy in, máy
photo, fax...., phục vụ cho 07 nhân viên văn phòng
Một số khách hàng của cơng ty:
-

Cơng ty cổ phần đá Bình Minh

-

Cơng ty TNHH đầu tư công nghiệp Phú Thành

-

Công ty TNHH một thành viên thương mại vận tải Việt Hưng


2.2 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của công ty
 Số lượng nguồn lao động
+ Giám đốc công ty: 1 người
+ Bộ phận sale logistics: 02 người
+ Bộ phận chứng từ, hiện trường : 04 người
+ Bộ phận kế toán: 01 người
 Chất lượng
+ Số lượng tốt nghiệp đại học, cao đẳng: 85%
+ Số lượng có kinh nghiệm trên 2 năm: 80%
 Giám đốc
-

Đảm nhận, đàm phán và ký kết hợp đồng.

-

Kết hợp phòng nghiệp vụ xây dựng giá thành và đảm bảo cũng cấp cho khách
hàng dịch vụ tốt nhất cả về thời gian và kinh tế.

-

Kết hợp với phòng giao nhận nên kế hoạch giao nhận cho khách hàng.

8


 Bộ phận sale logistics
-


Tìm kiếm thơng tin khách hàng quốc tế, chào giá và bán sản phẩm/dịch vụ
của công ty cho các đối tác qua các nguồn, kênh… Đây là nhiệm vụ quan
trọng nhất, là nguồn sống của công ty và quyết định thu nhập của sales

-

Marketing, PR, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của công ty hiệu quả nhất.

-

Liên hệ, làm việc với Forwarder/Lines để xin giá cước, dịch vụ các tuyến

-

Giao dịch, đàm phán với khách hàng với mục tiêu bán được hàng. Có thể
đưa đón, gặp gỡ trực tiếp với khách tại xưởng, kho, văn phòng, nhà máy hay
sang nước ngồi gặp gỡ, cơng tác, hội chợ… Chăm sóc khách hàng cũ, mở
rộng khách hàng mới

-

Chốt đơn hàng, làm hợp đồng, theo dõi việc mở thanh toán quốc tế, triển
khai đóng hàng, lên kế hoạch lịch tàu xuất hàng với forwarder

-

Thông quan hải quan, nộp thuế, làm chứng từ đòi tiền khách hàng và cung
cấp cho kế tốn, hồn thuế…

-


Theo dõi tiến độ hàng đi, chăm sóc khách hàng và xem phản hồi chất
lượng…
 Bộ phận chứng từ
-

Liên hệ đại lý Lines/ Agent nước ngoài để xin giá cước tốt nhất, xin

Dem/Det, check space và lấy booking từ lines để gửi sales hoặc gửi cho direct
shipper/consignee
-

Sắp xếp phối hợp cùng điều vận để lên kế hoạch điều xe, đóng cont

(trucking). Kiểm tra tiến độ đóng hàng, hạ bãi. Update status (tracking, tracing)
của các lô hàng xuất/nhập khẩu trên hệ thống để báo khách
-

Hỗ trợ Sales/Docs làm chứng từ các lô hàng xuất-nhập, check ETA1…

-

Hỗ trợ các bộ phận khác, hoặc làm theo yêu cầu (vị trí đúng nghĩa

chuyên hỗ trợ)
 Bộ phận hiện trường
-

Nhận bộ chứng từ xuất-nhập từ Sales/Docs và hỗ trợ đi nộp thuế,


thông quan hải quan hàng xuất hoặc đi lấy hàng (hàng nhập) tại chi cục hải quan
ngoài cửa khẩu, ICD, cảng (cửa khẩu), sân bay, hải quan chuyển phát nhanh
1

ETA: Estimated Time of Arrival: thời gian dự kiến sẽ đến

9


-

Nhận hồ sơ và yêu cầu từ sales/docs đi làm các chứng từ như C/O,

Fumigation2, Phytosanitary3, bảo hiểm, C/Q4, giấy phép, chứng nhận…hay phải
đi kiểm hóa, hỗ trợ đi phân tích phân loại và làm các thủ tục quản lý chuyên
ngành (kiểm tra chất lượng, công bố…)
Trực tiếp khai truyền hải quan ECUS/VNACCS 5 hoặc hỗ trợ Docs

-

khai khi cần thiết
 Bộ phận kế tốn
-

Thực hiện tất cả các cơng việc tài chính doanh nghiệp cho cơng ty.

-

Cố vấn cho ban giám đốc cơng tác tài chính theo quy định cảu pháp luật.


-

Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài
hạn cho cơng ty.

-

Quản lý tài sản của công ty, thu hồi nợ cơng, tính lương, quyết tốn định kỳ với
ngân hàng.
2.3 Tổng quan tình hình hoạt động của cơng ty
a, Các hoạt động kinh doanh của công ty
Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ hàng hải liên kết Á

Châu là công ty cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường biển bao gồm:
-

Hàng FLC (Full Container Load) và hàng LCL (Less than Container
Load)

-

Dịch vụ Door To Door

Ngồi ra cơng ty cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải xuất nhập
khẩu quốc tế như:
-

Vận tải bằng đường biển.

-


Vận tải liên hợp.

Các dịch vụ hỗ trợ khác: Hải Quan, giám định hàng, chuyển hàng nội địa.
b, Tài chính
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Năm

Doanh

thu

(VNĐ)

Lợi

nhuận

(VNĐ)

Fumigation: khử trùng thực vật
Phytosanitary: kiểm dịch thực vật
4
C/Q (Certificate of Quality): giấy chứng nhận chất lượng
5
VNACCS (Vietnam Automated Cargo Clearance System): hệ thống thông quan tự động
2
3


10


Tháng
12/2017
2018
3 tháng
2019

649.768.000

81.221.000

8.790.589.920

1.098.823.741

2.365.226.0
52
(Nguồn: Báo cáo tài chính cơng ty )

337.889.436

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LCL TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HẢI LIÊN KẾT Á CHÂU
3.1

Quy trình giao nhận hàng nhập lẻ (LCL) tại công ty

11



Tiếp nhậnvà
kiểm tra bộ

Lấy
2

Làm thủ tục

D/O

3

4

chứng từ

hải quan

1
Ký hợp

Quyết toán

đồng

và bàn giao
cho khách
6


dịch vụ với

chứng từ
hàng và

Nhận hang
5

từ kho CFS
giao cho
khách

Lưu giữ
hồ sơ
Hình3.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nhập lẻ.(LCL) tại công ty
3.2 Thực hiện giao nhận cho khách hàng công ty TNHH TIẾN PHÁT
 Bước 1 : Ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Tiến Phát là một
trong những khách hang quen thuộc và than thiết của cơng ty . Khi có lơ hang
cần nhập từ Singapore , công ty Tiến Phát đã yêu cầu dịch vụ của bên công ty
CPDVHH lien kết Á Châu và hai bên đã tiến hành ký kết hợp đồng.
 Bước 2 : Kiểm tra chứng từ:
Sau khi nhận được tin hàng đến, Công ty Tiến Phát sẽ thông báo và gửi bộ chứng
từ cho Công ty CPDVHH lien kết Á Châu để tiến hành làm thủ tục cho việc nhận
hàng tại cảng. Bộ chứng từ gồm:
- Hợp đồng Thương mại (bản sao đóng dấu doanh nghiệp)
- Hóa đơn thương mại (bản sao đóng dấu doanh nghiệp)
- Phiếu đóng gói (bản sao đóng dấu doanh nghiệp)
- Vận đơn đường biển (bản sao đóng dấu doanh nghiệp)

- Giấy thơng báo hàng đến
Sau đó, Cơng ty CPDVHH lien kết Á Châu có trách nhiệm kiểm tra lại bộ chứng
từ. Vì chứng từ rất quan trọng đối với một lơ hàng, khi có sai lệch gì thì phải thơng

12


báo ngay cho công ty Tiến Phát để kịp thời sửa chữa. Nếu xảy ra sai lệch giữa các
chứng từ, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lấy hàng.
 Bước 3 : Lấy D/O :
Trước ngày dự kiến hàng đến từ 1 đến 2 ngày, Công ty nhận được giấy báo nhận
hàng (Arrival Notice) của người gom hang. Sau khi tàu đến Phịng Khai thác cơng
ty CPDVHH lien kết Á Châu đến Forwarder để lấy lệnh giao hàng (D/O).


Những thủ tục để lấy D/O:

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để xuất trình gồm:
o Giấy giới thiệu cơng ty Tiến Phát.
o Giấy thông báo hàng đến được cấp bởi Công ty HALO FREIGHT CO., LTD
o Giấy CMND.
o Surrender B/L.
Sau đó, nhân viên giao nhận sẽ đóng 1 số phụ phí, tùy vào mỗi nơi mà các khoản
phí sẽ khác nhau. Các phụ phí này thể hiện trên tờ thông báo hàng đến, cụ thể là:
 DOC fee : 38.500 (usd)
 HANDLING fee : 27.500 (USD)
 THC fee : 6.600 (USD)
 CFS fee : 18.700 (USD)
 CIC fee : 5.500 (USD)
 TỔNG : 96.800 (USD)=

Nhân viên giao nhận hoàn tất các khoản phí đó, tiến hành ký tên vào biên lai thu
tiền, hóa đơn giá trị gia tăng và ký tên cùng số điện thoại vào bản nháp D/O để
đại lý lưu lại.
 Bước 4 : Làm thủ tục hải quan :
4.1. Thông tin chung về lô hang :

13


- Người bán: NORD GEAR PTE LTD.
- Địachỉ: 33 KIAN TECK DRIVE JURONG , SINGAPORE
- TEL : 62659118
- FAX: 62656841
- Mã nước: SG.
- Người mua: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ kỹ
thuật Tiến Phát
- Địa chỉ: Số 25 Hẻm 195/58/62 Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận
Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội.
- TEL : 098299133
- Điều kiện giao hang : CIF Hai Phong seaport, incoterms 2010
- Payment : T/T
- Tên Tàu: ULANGA , Chuyến: 934N
- Từ: SINGAPORE, đến VIP GREEN PORT
- Ngày đến: 31/08/2019
- Ghi chú: CFS/CFS
- Tên hàng hóa: Động cơ liền hộp giảm tốc
- HS CODE : 85015119
- Khối lượng: 190.000 Kgs
- Trị giá hóa đơn: 2.390 (EUR)


4.2 Quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu lẻ Container

14


 Sơ đồ quy trình làm thủ tục hải quan cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Truyền Hải quan. Mọi hàng hóa xuất nhập khẩu đều được khai báo Hải
quan trên hệ thống điện tử. Bước này do nhân viên Phòng kinh doanh tiến hành.
Bước 2: Sau khi hệ thống Hải quan điện tử tiếp nhận thì sẽ tự động phân luồng cho
khai báo này như sau:
-

Luồng xanh: bao gồm luồng xanh vơ điều kiện và có điều kiện

+

Luồng xanh vơ điều kiện: Nhân viên Phịng khai thác chỉ phải trình

tờ khai Hải quan để được chấp nhận thơng quan.
+

Luồng xanh có điều kiện: nhân viên Phịng khai thác phải trình tờ

khai Hải quan, giấy kiểm dịch hàng hóa và giấy phép nhập khẩu hàng hóa liên quan
mới được chấp nhận thơng quan.
-

Luồng vàng: Nhân viên Phịng khai thác phải trình hồ sơ giấy cho

Hải quan kiểm tra để xác định giá và tính thuế cho hàng hóa. Nếu hồ sơ đồng nhất và

đúng với khai báo Hải quan thì sẽ được chấp nhận thơng quan. Nhưng nếu hồ sơ bị
nghi ngờ thì phải kiểm tra thực tế hàng hóa mới được chấp nhận thơng quan.
-

Luồng đỏ: Nhân viên Phịng khai thác phải trình hồ sơ giấy cho Hải Quan

kiểm tra để xác định giá và tính thuế cho hàng hóa. Nếu hồ sơ đúng với khai báo thì
sẽ được kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng nếu hồ sơ sai thì phải điều chỉnh lại tờ khai
và truyền bổ sung tờ khai đó. Sau khi kiểm tra lại tờ khai đã chỉnh sửa này nếu đúng
thì sẽ được kiểm tra thực tế hàng hóa để xét duyệt chấp nhận thông qua
Bước 3: Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu:

15


Vì hàng về kho VICONSHIP thuộc quán lý của chi cục hải quan cảng Hải
Phòng Khu vực 3 , nên ta lên chi cục hải quan cảng Hải Phòng Khu vực 3 tiến hành
làm thủ tục và đến kho VICONSHIPđể kiểm tra thực tế hang hóa sau đó thơng quan.
Kết quả Mã phân loại lô hàng là luồng đỏ, nên yêu cầu kiểm tra chứng từ, và kiểm
tra thực tế hàng hóa. Hồ sơ ở luồng này yêu cầu :
-

Tờ khai hải quan điện tử

-

1 Invoice ( bản sao đóng đấu doanh nghiệp)

-


1 House Bill ( bản sao đóng đấu doanh nghiệp)

-

House Bill và Master Bill, Carrier manifest có đóng dấu của forwarder (hàng

-

Giấy giới thiệu 1 bản chính và những chứng từ khác, đem ra Chi cục HQ cảng

lẻ)
Hải Phòng khu vực 3 để kiểm tra hồ sơ.
Khi những chứng từ và hàng hóa được chi cục hải quan cảng Hải Phịng kiểm
tra và sau đó kiểm tra thực tế hang hóa đúng theo khai báo thơng quan hang hóa.
Nhân viên giao nhận ra ngân hàng nộp lệ phí tờ khai 20.000/ tờ có thể nộp
theo tháng.
Nhân viên giao nhận đến điểm thu phí sử dụng cơng trình kết cấuhạ tầng,
cơng trình dịch vụ, tiện ích cơng cộng trong khu vực các cửa khẩu cảng biển Hải
Phòng để nộp phí.
Tờ khai được thơng quan, nhân viên giao nhận tiến hành xuống kho làm các thủ
tục để nhận hàng.
 Bước 4 :Nhận hàng từ kho CFS và giao cho khách hàng:
Sau khi tờ khai được thông quan, nhân viên giao nhận sẽ mang tờ khai vừa được thông
quan và in mã vạch tờ khai thong quan photo xuống kho để thanh lý và lấy hàng. Căn
cứ vào thông tin trên lệnh giao hàng mà nhân viên giao nhận xác định được lô hàng
16


của mình nằm ở kho nào, với lơ hàng này nhân viên giao nhận xuống kho
VICONSHIP để làm thủ tục thanh lý nhận hàng.

5.1 In phiếu xuất kho:
Hàng được chuyển đến KHO 3, thủ tục như sau:
Nhân viên giao nhận cầm một lệnh giao hàng đến phòng thương vụ kho để in phiếu
xuất kho. Phòng thương vụ sẽ giữ lại lệnh đó và in phiếu xuất kho gồm 4 liên:
- Một liên màu trắng: Bộ phận in phiếu xuất kho giữ
- Một liên màu hồng: chủ hàng giữ một liên.
- Một liên màu vàng: Bảo vệ cổng giữ
- Một liên màu xanh: Thủ kho giữ một liên,.
Sau khi nhận được phiếu xuất kho, ta sẽ đến hải quan kho 3 để thanh lý tờ khai.
5.2 Thanh lý hải quan kho
Khi đến hải quan kho 3, ta sẽ chuẩn bị:
- Tờ khai hải quan điện tử đã thông và mã vạch
- Biên lai thu phí sử dụng cơng trình kết cấuhạ tầng, cơng
trình dịch vụ, tiện ích cơng cộng trong khu vực các cửa khẩu
cảng biển Hải Phòng.
- Phiếu xuất kho đã được in trước đó.
Sau khi đối chiếu thấy chính xác, cơng chức hải quan sẽ đóng dấu, ký tên xác nhận
lên tờ mã vạch để giải phóng hàng. Đồng thời ký, đóng dấu xác nhận vào liên 1 của
phiếu xuất kho. Sau đo xuong kho lay hang.
Nhân viên giao nhận đưa 2 liên còn lại cho người vận tải, để người vận tải chở hàng
qua cổng. Người vận tải đưa cho bảo vệ liên 4 để kiểm tra số xe và số kiện, sau đó
bảo vệ cho phép xe chở hàng ra khỏi cảng. Lúc này, nhân viên giao nhận chỉ cịn
giữ lại tờ khai hải quan đã thơng quan, người vận tải giữ liên 2 phiếu xuất kho để
giao cho Công ty TNHH Tiến Phát , khi chở hàng về kho.
17


5.3 Đưa hàng về kho cho khách hàng
Sau khi hoàn thành việc lấy hàng tại cảng và đưa hàng ra khỏi cảng, nhân viên giao
nhận cùng với người vận tải sẽ chở hàng về kho cho Công ty TNHH Tiến Phát. Tại

đây, nhân viên giao nhận của Công ty CPDVHH liên kế t Á Châu cùng với người đại
diện của Công ty TNHH Tiến Phát , tiến hành kiểm tra hàng hóa, xem thử hàng có bị
mất mát hư hỏng không.
Ngay sau khi kiểm tra xong lô hàng, nhân viên giao nhận sẽ lập biên bản bàn giao lô
hàng cho Công ty TNHH Tiến Phát, đại diện Công ty TNHH Tiến Phát ký xác nhận,
để tránh phiền hà sau này.
 Bước 5 :Quyết toán và bàn giao chứng từ cho khách hàng và thanh
tốn phí dịch vụ
Sau khi hồn thành quy trình trên, nhân viên giao nhận sẽ thống kê các loại chi
phí và đưa lên cho ban Giám đốc duyệt. Nếu ban Giám đốc đồng ý các khoản chi
phí trên thì sẽ chuyển hồ sơ sang cho bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán sẽ chịu
trách nhiệm trả chứng từ cùng với giấy đề nghị thanh toán cho công ty Công ty
TNHH Tiến Phát .


Bước 6 :Lưu giữ hồ sơ
Tồn bộ hồ sơ chứng từ trong q trình giao nhận sẽ được Công

ty giữa lại hoặc scan và photo (đối với trường hợp bản gốc phải giao
cho khách hàng) để lưu giữ tại Công ty. Việc lưu giữ chứng từ này
nhằm mục đích cập nhật cơ sở khách hàng hiện có của cơng ty, lập các
báo cáo hoạt động kinh doanh, cập nhật giá cả thị trường hoặc hỗ trợ
sinh viên thực tập làm báo cáo.

18


3.3 Kiến nghị:
3.3.1 Đối với Nhà nước
Lĩnh vực giao nhận hàng hóa ở nước ta hiện nay cịn gặp khó

khăn về nguồn nhân lực. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cịn xảy ra
nhiều sai sót và lãng phí thời gian, chi phí dẫn đến lợi nhuận của
Cơng ty giảm. Do đó, Nhà nước ta cần kết hợp với Hiệp hội VIFFAS
để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho nhân viên trong
ngành. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển cơng nghệ thơng tin ở nước ta
cịn gặp nhiều hạn chế: đường truyền hệ thống truyền dữ liệu điện tử
dẫn đến cơ quan vẫn còn gặp nhiều sự cố. Luật về vấn đề bảo mật
thông tin chưa chặt chẽ, đây là mối đe dọa lớn đối với các doanh
nghiệp. Tình hình lạm phát cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đối với hoạt
động giao nhận. Do đó, Nhà nước nên đưa ra mức lãi suất phù hợp
đồng thời điều chỉnh tỉ giá hối đối, khơng để cho đồng tiền Việt Nam
bị mất giá. Nhà nước nên có những biện pháp nhằm giảm thiểu vấn
đề kẹt xe, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nội
địa.
3.3.2 Đối với Hải quan
Cải thiện những vấn đề còn đang mắc phải của hải quan điện tử
để việc thơng quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, đầu tư phát triển ứng
dụng phần mềm điện tử trong việc thực hiện các thủ tục hải quan. Hệ
thống luật pháp về hải quan cần được hoàn thiện tuân thủ các tiêu
chuẩn, tập quán quốc tế.

19


KẾT LUẬN
Xuất nhập khẩu hiện nay chính là một ngành nghề cực kì quan trọng trong
nền kinh tế thế giới, có thể nói rằng nếu khơng có xuất nhập khẩu thì kinh tế
quốc tế khơng thể tồn tại. Và vận chuyển biển chính là linh hồn, cũng như
yếu tố chi phối cả thị trường xuất nhập khẩu trên thế giới. Khâu vận chuyển

hàng hóa giữa các quốc gia với nhau được thực hiện phần lớn bằng đường
biển, trên những tàu hàng siêu tải trọng.
Mua bán và trao đổi hàng hóa quốc tế chính là cách để chúng ta phát triển
nền kinh tế riêng của từng quốc gia, sau đó tạo nên một sự phát triển liên tục
và tương tác lẫn nhau, từ đó có thể xây dựng một thị trường kinh tế thế giới
phát triển hết sức mạnh mẽ và bền vững như hiện nay. Và để cho thị trường
này phát triển thì xuất nhập khẩu chính là lĩnh vực quan trọng. Tuy nhiên để
có thể thực hiện được các hoạt động xuất nhập khẩu thì khơng thể nào
thiếu vận tải đường biển.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Công ty cổ phần dịch vụ hàng hải
liên kết Á Châu đã tạo điều kiện và cơ hội cho em tiếp xúc với công việc
thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên bộ môn Logistics trường
Đại học Hàng hải Việt Nam, đặc biệt là thầy Vũ Lê Huy đã nhiệt tình hướng
dẫn em hồn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp lần này.
Tuy bài báo cáo của em đã được hoàn thành nhưng chắc chắn khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ để
có thể hồn thiện bài báo cáo của mình tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

20


21



×