Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.05 KB, 21 trang )

Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................2
I. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................2
II. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
III. Phương pháp nghiên cứu :..............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG................................................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................................4
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................................................................................4
III. Thực trạng dạy học Sinh học ở trường Bình Minh...........................................................5
III.1. Thuận lợi..................................................................................................................5
III.2. Khó khăn.................................................................................................................6
III.3. Giải pháp..................................................................................................................6
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN..........................................................................................................8
III.1. Mục đích của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy Sinh học.........................8
III.2. Vai trò của các phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức hình thái, giải phẩu.
.................................................................................................................................................8
III.3. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học:..................................9
III.4. Các loại đồ dùng trực quan..........................................................................................10
III.5. Nguyên tắc khi sử dụng đồ dung trực quan.................................................................11
1. Đảm bảo nguyên tắc trực quan trong giảng dạy......................................................11
2.Vận dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy một cách rộng rãi....................12
3. Sử dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy phải đảm bảo tính sư phạm và
khoa học...........................................................................................................................13
IV. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...........................................................14
B.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC....................................................................................................16

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................17


I. Kết luận.............................................................................................................................17
II. Khuyến nghị :...................................................................................................................17
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................19
PHẦN ĐÁNH GIÁ...................................................................................................................20

1/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.
Lý do chọn đề tài
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc khoa học kỹ thuật hiện nay, ngành
giáo dục và đào tạo cũng có những bước phát triển vượt trội nhằm đào tạo ra
nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Chính vì nhiệm vụ
nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của những năm
gần đây ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn.
Để nắm vững và vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời
sống thì bất cứ mơn học nào đặc biệt mơn Sinh học địi hỏi học sinh phải có sự
nỗ lực cố gắng trong học tập, chịu khó suy nghĩ tìm tịi, có tính kiên trì, nhẫn nại
khơng nản lịng khi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống sau
này. Có như vậy thì các em mới làm chủ được tri thức khoa học và cơng nghệ
hiện đại, có kỹ năng thực hành giỏi và có tác phong cơng nghiệp, vận dụng được
các kiến thức đã học vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo để là người cơng
dân tốt sống có kỷ luật. Người lao động có kỹ thuật thì mới có thể nhìn nhận
được đâu là đúng, đâu là sai và có chân lý rõ ràng.
Sinh học là một trong những bộ mơn khoa học, có vị trí vơ cùng quan
trọng. Sinh học nghiên cứu tìm hiểu thế giới sinh vật trên trái đất . Để kế tiếp
nguồn khoa học cho thế hệ trẻ được xác lập trên cơ sở phương pháp dạy học của
giáo viên . Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo

thế hệ trẻ của nhà trường xã hội chủ nghĩa . Nội dung chương trình sinh học
giúp các em tiếp thu nguồn tri thức sinh học từ đó vận dụng vào thực tiễn đời
sống.
Nhưng thực tế trong nhà trường hiện nay môn sinh học chưa được quan
tâm đúng mức . Số học sinh khá , giỏi còn thấp so với các môn học khác mà
phần lớn ở mức độ trung bình . Vậy vì sao? Do trình độ nhận thức của học sinh
hay do các em chưa có sự say mê học tập .....Điều đó chưa hồn tồn đúng cũng
như chưa phải là nguyên nhân chủ yếu mà quan trọng ở đội ngũ giáo viên cịn
nhiều thiếu sót về kiến thức, kinh nghiệm và lịng nhiệt tình say mê trong giảng
dạy . Dạy như thế nào? Bằng phương pháp nào? cho hợp lí với các bài giảng sao
cho thật cơ đọng giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ vì môn sinh học là môn khoa học
thực nghiệm, hơn nữa ở lứa tuổi các em rất hiếu động ham hiểu biết, thích quan
sát các sự vật hiện tượng cụ thể. Thế nhưng một thiếu sót rất lớn ở trường phổ
thơng hiện nay là bỏ qua hoặc ít sử dụng các đồ dùng trực quan .
Việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong các bài giảng người thầy kết
hợp cho học sinh quan sát vật thật, tranh, ảnh, mơ hình ....với nắm kiến thức bài
học. Chính vì vậy: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy sinh học 8”
2/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
Nhằm nâng cao sự nhận thức của học sinh gắn lý luận với thực tiễn góp phần
giải quyết thắc mắc tò mò cho các em làm cho giờ sinh học trở lên sinh động
hơn dẫn tới chất lượng học tập cao
II.
Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Tôi đã áp dụng với học sinh lớp 8A trường THCS Bình Minh.
- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
III. Phương pháp nghiên cứu :
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các chỉ thị, Nghị quyết của Ngành và
các sách báo có liên quan về vấn đề Sinh học và phương pháp giảng dạy sử dụng
đồ dùng trực quan vào dạy học môn Sinh học 8.
b. Điều tra viết:
- Khách thể khảo sát: Tôi tiến hành nghiên cứu và khảo sát tại lớp 8A
trường THCS Bình Minh.
- Xử lý số liệu: Tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số các khách thể
được thăm dò để so sánh sự khác nhau giữa ý kiến của các nhóm khách thể khảo
sát.
c. Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm đã làm tốt cơng tác này.
d. Thử nghiệm một số biện pháp được đề xuất.
e. Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phương pháp thống kê.

3/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh đòi hỏi con người phải có tầm
hiểu biết rộng về nhiều mặt trong đó có hiểu biết về cơ thể người. Trong hồn
cảnh sinh sống bình thường nếu chúng ta khơng cẩn trọng, có thể vướng ngay
vào một hay nhiều loại bệnh tật bất cứ lúc nào.. Vì vậy giáo viên cần phải hình
thành cho học sinh hiểu bệnh là những bất thường xảy ra ở cơ thể sống làm ảnh
hưởng tới sự tồn tại và phát triển bình thường của con người.
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học của tất cả các mơn học nói
chung và mơn Sinh học 8 nói riêng là rất cần thiết. Do đó yêu cầu giáo viên phải
biết lựa chọn, phối hợp giữa các phương pháp dạy học để khơi dậy sự hứng thú
học tập ở học sinh. Đặc biệt là giúp học sinh hình thành thói quen tự học, tự suy
nghĩ, tự tìm tịi, tự đưa ra giả thuyết và tự mình giải quyết vấn đề của bài học, tự

giải thích được các hiện tượng thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hơn 1 năm giảng dạy môn Sinh học 8. Bản thân tơi đã áp dụng và nhận
thấy rằng học sinh tích cực học tập và khắc sâu được kiến thức hơn so với trước
đây. Sau đây tôi xin đưa ra một số ý kiến của riêng tôi đã đã đúc rút được trong
quá trình giảng dạy tại trường THCS Bình Minh trong mỗi tiết dạy:
- Thể hiện rõ trọng tâm, vai trị của nguồn thơng tin.
- Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học.
- Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động.
- Thể hiện rõ được mức độ hiểu biết của người học.
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm vì vậy để phát huy tính tích cực
của học sinh thì giáo viên cần phát triển đồng thời các nguyên tắc cơ bản sau:
Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính sư phạm, tính thực tiễn, giáo dục kĩ
thuật tổng hợp và tính đặc trưng bộ môn. Tùy từng bài giáo viên đưa ra phương
pháp dạy học phù hợp.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan
trong dạy học Sinh học, coi đó là phương pháp trong dạy học, một phương pháp
không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy Sinh học ở Trường THCS nói
chung và trường THCS Bình Minh nói riêng. Tuy nhiên sử dụng như thế nào để
có hiệu quả dạy học, phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong
dạy học Sinh học thì khơng đơn giản chút nào. Bởi việc sử dụng các phương tiện
trực quan trong dạy học Sinh học chưa có sự thống nhất, mỗi người sử dụng một
phương pháp khác nhau. Tình trạng sử dụng các đồ dùng dạy học cịn mang tính
4/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
hình thức chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Trong
đề tài này tơi khơng trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học Sinh học nói chung mà chủ yếu đề xuất một số biện pháp sử dụng nhằm

phát huy tính tích cực hoạt động độc lập có tính sáng tạo của học sinh.
Trước tiên, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học
Sinh học là do nhiều yếu tố quyết định như: Chất lượng đồ dùng trực quan, hiện
vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử,.… Phương pháp sử dụng, kỹ năng và năng lực sư
phạm của người giáo viên, đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Vì đồ
dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác
quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong q trình nhận thức: “Tai nghe
– Mắt thấy” tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối quan hệ
thần kinh tạm thời khá phong phú; phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát,
niềm say mê, hứng thú đặc biệt là tính tích cực hoạt động độc lập. Ngược lại,
nếu không sử dụng đồ dùng trực quan đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ làm cho
học sinh phân tán tư tưởng, không tập trung vào các dấu hiệu, nội dung chính,
thậm chí hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh.
Thực tế giảng dạy ở Trường THCS nói chung và trường THCS Bình Minh nói
riêng cho thấy: Khơng ít giáo viên đã coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan
hoặc khi phải sử dụng thì chủ yếu là minh hoạ một cách tẻ nhạt, cho học sinh
xem qua loa mang tính hình thức, chứ không dùng trong khi giảng dạy. Lý luận
dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan
trong giảng dạy và học tập. Để đáp ứng yêu cầu dạy và học lịch sử cũng như
khắc phục tình trạng trước đây thì chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoà giữa
nội dung bài học và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan. Tuy nhiên mỗi loại
đồ dùng trực quan đều có những phương pháp sử dụng riêng, sao cho phù hợp
với nội dung của bài học ở mỗi tiết dạy, gây được niềm say mê, hứng thú học
tập, đặc biệt là tính tích cực hoạt động, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ
lâu.
III. Thực trạng dạy học Sinh học ở trường Bình Minh
III.1. Thuận lợi
Học sinh ở trường THCS Bình Minh hiện nay đã có thuận lợi trong học tập đó
là: Đảng và Nhà nước đã chú trọng, đầu tư nhiều cho giáo dục, các em đã có
phịng học kiên cố. Bên cạnh đó phụ huynh học sinh ln quan tâm đến việc học

tập của con em mình, ln có mối quan hệ chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm duy
trì trao đổi thơng tin thường xun để nắm bắt được tình hình của con em mình
ở trường. Tuy môn Sinh học chỉ là môn phụ nhưng đã được trang bị một phịng
học riêng có máy chiếu để phục vụ việc dạy học.
Giáo viên được đào tạo chuẩn về Sinh học để đáp ứng cho yêu cầu dạy và học.
5/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
III.2. Khó khăn
Nhiều phụ huynh học sinh cịn chưa quan tâm đến học tập của các em ,
chưa tạo điều kiện về thời gian để các em học tập.
Về thiết bị dạy học: đối với thiết bị dạy môn sinh học 8 đã sử dụng
nhiều năm, một số đã hư hỏng không sử dụng được.
Học sinh trong trường đều là con em nông dân với nghề nông là chủ yếu
vì vậy kinh tế cịn eo hẹp, gia đình ít quan tâm đến sự học tập của các em. hơn
nữa bộ môn Sinh là một bộ môn khoa học thực nghiệm học sinh cho rằng “ Môn
Sinh học không quan trọng khơng phải bộ mơn chính” Vì vậy ít đầu tư cho môn
học này với suy nghĩ như vậy đa số các em khơng hiểu rõ bản chất của lí thuyết
dẫn đến việc nắm kiến thức gặp nhiều khó khăn vướng mắc do vậy kiến thức
của các em bị hổng nhiều dẫn đến bỏ bê việc học môn sinh học
III.3. Giải pháp
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, dạy học định hướng
năng lực cho học sinh giáo viên khơng cịn đóng vai trị đơn thuần là người
truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các
hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động các mục
tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu chương trình. Trên lớp, học sinh
hoạt động là chính nhưng khi soạn giáo án, giáo viên phải đầu tư công sức, thời
gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện trên lớp với
vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các họat động

tìm tịi, hào hứng tranh luận sơi nổi của học sinh. Để làm được điều này thì địi hỏi
người giáo viên phải có trình độ chun mơn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành
nghề mới tổ chức, hướng dẫn được tốt các hoạt động của học sinh mà nhiều khi
diễn biến ngồi tầm dự kiến của giáo viên.
Khó khăn lớn nhất hiện nay ở các trường học khi áp dụng phương pháp dạy học
trực quan vào giảng dạy vẫn là trang thiết bị nghe nhìn, phương tiện dạy học...
cịn nhiều thiếu thốn và bất cập.
Môn Sinh học 8 là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về đặc điểm
cấu tạo, chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với mơi trường, những
hiểu biết về phịng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. Đây chính là nhiệm vụ
chung của chương trình Sinh học 8. Từ những nhiệm vụ trên chúng ta thấy rằng
Sinh học 8 là một môn đặc biệt quan trọng, yêu cầu giáo viên phải biết tổ chức
cho học sinh, học tập bằng nhiều phương pháp như: Tiến hành thí nghiệm, quan
sát, phân tích, so sánh, hỏi đáp, diễn giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trắc
nghiệm…Vì vậy giáo viên cần có hệ thống các kiến thức trọng tâm từ đó mở
rộng các kiến thức để tham khảo để học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng của
6/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
môn sinh học 8. Để giảng dạy tốt bộ mơn Sinh học có chất lượng, đạt kết cao thì
người thầy giáo ngồi tinh thơng về bộ mơn Sinh học, kĩ thuật dạy học mơn Sinh
học cịn cần nắm chắc phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp dạy học
trực quan là phương pháp dạy học mà từ các hình ảnh, hoạt động trực quan đến
tư duy trừu tượng hay cịn gọi là trực quan hố thơng tin thơng qua các công cụ
trực quan.
Từ thực tế trên và bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Sinh học luôn
suy nghĩ phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em nắm lí thuyết
chắc hơn nhớ lâu hơn và vận dụng vào thực hành tốt hơn. Sau một thời
gian suy nghĩ tiến hành thực nghiệm tôi đã thu được những kết quả rất tốt

sau đây tôi xin đề ra một số giải pháp sử dụng các dụng cụ trực quan trong
dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8.

7/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
III.1. Mục đích của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy Sinh học
Việc sử dụng cơng nghệ hiện đại địi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng
thiết kế giáo án và sử dụng những phương pháp truyền đạt mới. Thay vì
phấn trắng bảng đen truyền thống, việc sử dụng đồ dùng dạy học điện tử sẽ
làm cho bài giảng được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát
huy được tính tích cực của cả giáo viên và học sinh. Cái được lớn nhất ở mỗi
tiết giảng có sử dụng đồ dùng dạy học điện tử chính là mang lại một lượng lớn
kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến học sinh.
Nguyên tắc trực quan trong dạy học Sinh học đóng vai trị quan trọng, nó
làm cho học sinh hứng thú và nhận thức một cách chính xác các sự kiện quá
khứ và ghi nhớ lâu hơn.
Bằng những hình ảnh tư liệu, sơ đồ, mơ hình, đoạn phim minh hoạ trên
máy tính sẽ tái hiện lại chân thực các cơ quan bộ phận, giúp cho bài giảng
thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh, hỗ trợ học sinh tiếp thu
kiến thức, giảm tính trừu tượng của nội dung bài học, vì vậy học sinh hứng
thú hơn trong giờ học bởi, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để
hình thành và rèn luyện các kỹ năng, góp phần đổi mới phương pháp dạy
học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trợ giúp cho
giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, phát huy tính
tìm tịi, khám phá của học sinh. Khi sử dụng hình ảnh, phim tư liệu, các mơ
hình điện tử… để minh họa, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho
các em. Chính những điều này sẽ thổi một luồng gió mới vào lớp học, vào

nhiệt huyết nghề nghiệp của giáo viên và vào cả tinh thần hăng say học tập
của học sinh để mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
III.2. Vai trò của các phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức
hình thái, giải phẩu.
Dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu cần coi trọng nguyên tắc trực quan.
Vận dụng nguyên tắc này GV thường sử dụng các phương tiện trực quan như:
- Các vật thật bao gồm các mẫu tươi, mẫu ngâm, các tiêu bản hiển vi.
- Các vật tượng hình như mơ hình, tranh vẽ, các hình chụp, hình vẽ trên
bảng hoặc các sơ đồ cấu tạo, phim đèn chiếu ...
- Trong các loại phương tiện trên thì mẫu tươi có nhiều ưu điểm hơn cả. Nó
cho phép học sinh hiểu rõ hình dạng, màu sắc và kích thước thực của các đối
tượng quan sát đơi khi cịn cho các em thấy rõ qua cảm giác, xúc giác (sờ, nắn)
về tính chất của đối tượng nghiên cứu (độ cứng, mềm, trơn, nhẵn hay gồ ghề…)
nhằm gây hứng thú yêu thích môn học.
8/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
Chẳng hạn, qua nghiên cứu một mẫu tim lợn tươi, bằng sờ nắn các thành cơ của
các ngăn tim, các em có thể nhận biết thành cơ của các tâm nhĩ mỏng hơn so với
thành cơ các tâm thất, thành của tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải.
Nếu khơng có được mẫu tươi, thì mẫu ngâm cũng vẫn là vật thật, có tác dụng tốt
trong giờ dạy, đảm bảo học sinh có được biểu tượng khá chính xác về đối tượng
nghiên cứu. Tất nhiên, mẫu ngâm khó giữ được màu sắc tự nhiên nhưng lại có
ưu điểm là được xử lí tốt về mặt sư phạm, thể hiện được rõ những đặc điểm cấu
tạo cần quan sát.
- Tuy nhiên, không phải mọi vật đều đáp ứng được những yêu cầu sư
phạm của một số đồ dùng học tập. Có những vật thật quá nhỏ khó quan sát.
Muốn cho học sinh có được một ý niệm về sự tinh vi, phức tạp của kích thước
thực của chúng như cấu tạo của cơ quan tai trong, màng lưới và điểm mù của

cầu mắt, cấu tạo của niêm mạc ruột với các tế bào lơng ruột…thì phải kết hợp
với việc sử dụng mơ hình.
Nhiều khi vật thật, mơ hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết,
cấu trúc hiển vi của các cơ quan, lúc này tranh vẽ sẽ bổ sung tốt cho những hạn
chế trên. Đặc biệt là loại tranh “phân tích” và “tranh liên hồn” cho phép đi sâu
vào các mức độ cấu trúc khác nhau của các cơ quan đó, hoặc đi sâu vào cấu trúc
chi tiết của các bộ phận quan trọng, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu chức năng
được thuận lợi.
Song các vật thật, mơ hình hoặc tranh vẽ, ảnh chụp phóng to thường là
phức tạp khiến học sinh khó hình dung được những nét cơ bản trong cấu trúc,
trong trường hợp đó sử dụng các sơ đồ câú trúc sẽ có tác dụng khắc sâu những
đặc điểm cấu trúc của đối tượng nghiên cứu, đồng thời làm phát triển tư duy
trừu tượng, tư duy khái quát của học sinh.
Ngoài ra hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan
có giá trị sư phạm cao, được sử dụng kết hợp với giảng giải, giúp học sinh
theo dõi một cách dễ dàng.
Đặc biệt, cơ thể người cũng là một phương tiện trực quan sống cần được khai
thác trong quá trình dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu. Chẳng hạn, mắt với
màng giác, mống mắt, con ngươi; lưỡi với các gai vị giác, da với các sản phẩm
của da (lơng, móng); tai ngồi… các chi, xương đai, các loại khớp, các bắp cơ…
có thể quan sát trực tiếp trên cơ thể mình hoặc bạn.
III.3. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học:
- Phương tiện trực quan sẽ đóng vai trị chủ yếu và tích cực trong q trình nhận
thức khi chúng được sử dụng như một “nguồn” để dẫn tới kiến thức. Ở đây học
sinh độc lập quan sát dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên để đi tới những
9/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
kết luận cũng là những kiến thức cần lĩnh hội. Quan sát lúc này mang tính chất

tìm tịi, nghiên cứu. Nó có tác dụng phát huy tính chủ động, độc lập, phát triển
óc quan sát, phát triển tư duy cho học sinh.
- Hình vẽ trong SGK cũng được sử dụng làm phương tiện cung cấp thông tin về
cấu tạo của một cơ quan hay hệ cơ quan mà học sinh phải tự tìm hiểu, tự nghiên
cứu và hồn thành các bài tập có tính chất củng cố để nắm chắc kiến thức.
III.4. Các loại đồ dùng trực quan
Môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, nên đồ dùng dạy học là những
hình tượng, dụng cụ mà học sinh có thể nhìn thấy được, nó rất đa dạng với nhiều
hình thức khác nhau. Đồ dùng dạy học có thể được dùng ở nhiều giai đoạn khác
nhau trong tiết học, chủ yếu phải trình bày hợp lí nội dung muốn truyền đạt cho
học sinh và đòi hỏi sự thu hút được đối tượng cần truyền đạt. Vì vậy đồ dùng
dạy học được thể hiện qua từng loại sau:
1. Mẫu vật tươi sống :
Loại đồ dùng dạy học này có giá trị sư phạm cao nhất, nó đảm bảo hình
dạng, kích thước, màu sắc tự nhiên. Trong thực tế khơng phải bao giờ cũng
có sẵn các mẫu vật sống, mẫu vật tươi mà trong trường hợp này ta phải thay
thế mẫu vật thật sống, tươi bằng các mẫu vật ngâm, ép … Tuy các mẫu vật
này khơng có giá trị bằng các mẫu vật tươi sống, không giữ được các màu
sắc tự nhiên, song đây vẫn là các mẫu vật thật.
2. Mẫu vật tự nhiên
Đối với mẫu vật quá nhỏ, có kích thước hiển vi giáo viên tổ chức cho học
sinh xem trên kính hiển vi ở độ phóng đại hoặc dùng máy chiếu tạo điều kiện
cho cả lớp quan sát cùng một lúc.
3. Mơ hình
Dùng để thay thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi khi không có sẵn,
hoặc lớn q, nhỏ q khó quan sát. Mơ hình có tác dụng phản ánh được cấu
tạo, khái qt và hình dung được rõ ràng các cấu trúc khơng gian so với kích
thước của mẫu vật thật, sẽ khắc sâu được kiến thức cho các em. Tuy nhiên
một số mơ hình khơng phản ánh được một số đặc điểm của mẫu vật thật.
4. Tranh vẽ - Hình ảnh - Phim chiếu

Ở đây mơ hình khơng cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết, trong trường hợp
này tranh vẽ, hình vẽ, phim chiếu tạo ra ưu thế hơn. Tranh phân tích cho phép
đi sâu các chi tiết cần thiết, giúp học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về cấu tạo
bên trong của đối tượng đang nghiên cứu, ngoài ra nó cịn thay thế mẫu vật
thật mà khơng tìm kiếm được.
10/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
5. Sơ đồ
Sơ đồ được sử dụng khi trình bày các mối quan hệ giữa các hình tượng trong
quá trình sinh học. Ngồi ra sơ đồ cịn giúp học sinh có cái nhìn khái qt, tư
duy trừu tượng của học sinh phát triển hơn.
6. Hình vẽ của giáo viên trên bảng
Hình vẽ của giáo viên trên bảng có giá trị rất lớn, nhất là hình ảnh vẽ đẹp và
nhanh, nó giúp cho học sinh theo dõi một cách dễ dàng nội dung của bài
giảng, khi mà giáo viên vừa nói vừa vẽ dần một cấu trúc, một sơ đồ nào đó.
Ngồi những loại đồ dùng dạy học nói trên cịn có bảng phụ u cầu hồn
thành hay thống kê các đặc điểm của động vật cần nghiên cứu và còn rất
nhiều loại đồ dùng khác nữa mà chúng ta chưa tìm ra hết, hy vọng với
chương trình học ngày càng cải tiến, các giáo sư 9 và giáo viên sẽ nghiên cứu
đưa vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là đối với
bộ môn sinh học.
III.5. Nguyên tắc khi sử dụng đồ dung trực quan
1. Đảm bảo nguyên tắc trực quan trong giảng dạy
Trong giảng dạy sinh học 8 đảm bảo nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc
chỉ đạo quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục . Đồ
dùng trực quan cung cấp cho học sinh tối đa các hình ảnh cụ thể , biểu tượng cụ
thể trong sáng mn hình mn vẻ của các sự vật hiện tượng mà các em đang
học và nghiên cứu. Sử dụng sự quan sát và thí nghiệm phải được xem là phương

pháp đặc thù, chúng góp phần đáp ứng về mặt nhận thức ở lứa tuổi học sinh
( 14-15) là lứa tuổi vốn sống ít, sự hiểu biết ít, các biểu tượng tích luỹ cịn hạn
chế; Các em cịn nặng về tư duy thực nghiệm , tư duy hình tượng cụ thể. Việc
xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “Phương tiện trực quan” làm điểm tựa
cho quá trình nhận thức. Hơn nữa các phương tiện trực quan còn phát huy được
ở các em tính tích cực, tính tự lực, chủ động sáng tạo trong việc dành lấy tri thức
dưới sự tổ chức và chỉ đạo của thầy, do đó kiến thức sẽ sâu sắc và chắc. Chúng
gây hứng thú nhận thức cho học sinh mà hứng thú nhận thức là yếu tố tâm lí ban
đầu có tác dụng đối với q trình nhận thức.
Ví dụ: Giảng dạy về chức phận của tuỷ sống ( chương hệ thần kinh và giác
quan ) sau khi trình bày cấu tạo tuỷ sống bằng phương pháp giảng giải có tính
chất mơ tả kết hợp với sở dụng tranh vẽ “Cấu tạo tuỷ sống” trong đó lưu ý đến
cấu tạo chất xám và chất trắng . Giáo viên giới thiệu chức năng của tuỷ sống
bằng thí nghiệm trên tuỷ sống ếch theo các bước:
- Giáo viên treo trên giá một con ếch đã huỷ não

11/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
- Giáo viên kích thích nhẹ một chân sau của ếch, rồi chân kia thì thấy : Kích
thích chân nào thì chân ấy co.
- Giáo viên nêu câu hỏi định hướng “ Căn cứ vào cấu tạo của tuỷ sống và
kiến thức về phản xạ em hãy cho biết vì sao chân ếch co khi ta kích thích ?” Các
em có nhiều cách trả lời khác nhau , giáo viên nhận xét bổ xung : Trong tuỷ sống
có chất xám và chất xám là trung khu thần kinh , chính nhờ các căn cứ này đã
nhận và trả lời kích thích từ cơ quan thụ cảm .
- Tiếp đó giáo viên dùng kích thích mạnh hơn một chút ta nhận thấy ếch co
cả hai chân , kích thích mạnh hơn nữa ếch co cả bốn chân hoặc có phản ứng tồn
thân . Từ đó giáo viên đặt ra câu hỏi : “ Các phản ứng trên chứng tỏ điều gì ?”

Học sinh dễ dàng trả lời : “ Trong tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển
sự vân động của các chi” đến giáo viên có thể kết luận khái quát : “ Tuỷ sống là
căn cứ của các phản xạ không điều kiện” .
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu chức năng của chất trắng trong tuỷ sống
câu hỏi: “ Tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển vân động của các chi
nhưng vì sao kích thích chi dưới, chi trên ếch cũng co? em có suy nghĩ gì về sự
kiện đó?” Giáo viên tiếp tục nêu: “Nếu các căn cứ biệt lập nhau thì hiện tượng
trên có xảy ra khơng? ta hãy quan sát tiếp tục...” lúc này giáo viên dùng kéo cắt
ngang tuỷ sống, tách căn cứ điều khiển chi trên và chi dưới rồi kích thích mạnh
chi sau hoặc chi trước mà chỉ là phản ứng định khu.
Rõ ràng là ở đây học sinh phải tập trung quan sát tíh cực tư duy (so sánh, đối
chiếu) để tự dành lấy tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy qua sự đàm thoại gợi
mở. Tri thức dành được chính là từ sự quan sát, thí nghiệm do thầy biểu diễn
với sự nỗ lực suy nghĩ của bản thân học sinh chứ không phải do thầy cung cấp .
2.Vận dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy một cách rộng rãi
Đối với việc dạy học sinh học, đồ dùng trực quan càng có ý nghĩa quan trọng
trong giảng dạy sinh học.Vì nó được vận dụng một cách rộng rãi, khơng vì nó có
ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức mà các em có điều kiện thuận lợi để thực
hiện.
Ví dụ: Học sinh có thể làm thí nghiệm, cũng như quan sát các sự vật hiện
tượng trong thực tế đời sống như: Thành lập các phản xạ có điều kiện ở gà, chó,
cá bằng ánh sáng hoặc tiếng kẻng...
Xung quanh các em thế giới sinh vật rất đa dạng , phong phú cùng với các
hoạt động sống, luôn diễn ra gần gũi với các em. Từ đó người thầy có thể hướng
vào đó mà lựa chọn dùng làm các phương tiện trực quan, nghiên cứu và giảng
dạy học tập.

12/21



Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
Trong các phương tiện trực quan thì mẫu tươi tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cả.
Nó cho phép học sinh biết rõ hình dạng kích thước thực của các đối tượng quan
sát, đơi khi cịn cho biết tính chất đặc điểm cấu tạo của đối tượng nghiên cứu .
Ví dụ: Qua quan sát mẫu tim tươi (tim lợn) bằng sự sờ nắn các thành cơ tim
học sinh có thể thấy được sự dày mỏng khác nhau của thành tâm thất so với
thành tâm nhĩ. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.
Nhưng không phải lúc nào cũng kiếm được mẫu tươi, có thể dùng các mẫu
ngâm thay thế.
Trong thực tế giảng dạy không phải lúc nào vật thật đều đáp ứng yêu cầu sư
phạm của một đồ dùng dạy học. Có những vật quá nhỏ, khó quan sát thì phải kết
hợp sử dụng các mơ hình hoặc tranh vẽ, đặc biệt là loại tranh cho phép đi sâu
vào các mức độ khác nhau, cấu trúc của các cơ quan hay đi sâu vào các chi tiết
của từng bộ phận quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu chức
năng .
Hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan có giá trị
sư phạm cao (nếu giáo viên vẽ đẹp và nhanh) được kết hợp trong lúc mơ tả,
thuyết trình giúp các em theo dõi bài giảng một cách rõ ràng .
3. Sử dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy phải đảm bảo tính sư
phạm và khoa học
Trong các bài giảng sinh học 9 cần sử dụng các phương tiện trực quan:Vật
thật (mẫu tươi, mẫu ngâm, mẫu khô, tiêu bản hiển vi) .Vật tượng hình như : Mơ
hình , tranh vẽ (đen, trắng hoặc màu) các hình chụp, hình vẽ trên bảng hoặc sơ
đồ cấu tạo, phải đảm bảo tính sư phạm và khoa học như :
- Khi giáo viên đưa ra các mẫu vật biểu diễn cần: đúng lúc , đúng cách ,
dùng đến đâu đưa ra đến đó tránh bày la liệt .
- Đối tượng quan sát phải đủ lớn vừa tầm nhìn , nếu nhỏ quá phải đưa tới
từng bàn cho học sinh quan sát .
- Các thí nghiệm giáo viên cần liên hệ chặt chẽ với bài giảng có đối chứng
mới có sức thuyết phục .

- Giáo viên phải nghiên cứu, làm thử trước khi đem ra biểu diễn trước học
sinh .

13/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
IV. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
A. Bài giảng thực nghiệm:
Tiết 53 : Cơ quan phân tích thính giác
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức:
- Xác định rõ các thành phần và chức năng của cơ quan phân tích thính
giác
- Mơ tả được các bộ phận của tai, cấu tạo của cơ quan phân tích thính
giác
- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh
b. Kỹ năng :
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Kỹ năng hoạt động nhóm
c. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giữ vệ sinh tai
2. Đồ dùng dạy học :
- Tranh phóng to hình 51.1và 51.2
- Mơ hình cấu tạo tai
3 . Tiến trình bài giảng
A. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp
- phân nhóm học tập
B . Kiểm tra bài cũ:
Học sinh trả lời: các biện pháp phòng tránh các bệnh tật về mắt

C. Bài mới
Vào bài: Chúng ta đã học về âm thanh và phân biệt được các âm trầm , bổng , to , nhỏ khác
nhau phát ra từ nguồn âm là nhờ cơ quan phân tích thính giác , cơ quan phân tích thính giác
có cấu tạo và chức năng như thế nào ?

Hoạt động của thầy và trị
- Học sinh quan sát hình 51.1,
giáo viên giới thiệu chỉ trên
tranh vẽ giới hạn các phần của
tai.
- Tai ngoài gồm mấy phần ? đặc
điểm và chức năng của các
phần?
- Xác định vị trí của màng nhĩ ?
(trên mơ hình)
- Tai giữa gồm mấy phần ? Chức

Nội dung
I . Cấu tạo của tai
Gồm : Tai ngoài, tai giữa, tai trong
1. Cấu tạo và chức năng của tai ngoài
- Vành tai: Hứng sóng âm
- Ống tai: hướng sóng âm
- Màng nhĩ: Rung động và khuyếch đại âm
thanh
2. Cấu tạo và chức năng của tai giữa: Là
một khoang xương gồm:
- Chuỗi xương tai : Xương đe, xương bàn
14/21



Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
năng của từng phần ?

- Khi máy bay cất cánh hành
khách thường nhai kẹo cao su có
tác dụng gì ?

Tai trong gồm những bộ phận
nào ? Chức năng của từng
phần ?
- Giải thích hiện tượng đi loạng
choạng (vĩnh viễn) ?
- HS quan sát H51.1 -> Trả lời:
+ Các thiết bị thụ cảm thính
giác nằm ở đâu

HS quan sát hình vẽ và mơ tả
đường truyền của sóng âm
HS đọc thơng tin trong sách giáo
khoa => Nêu các biện pháp giữ
gìn vệ sinh tai ?
Giáo viên chốt lại kiến thức sau
khi các nhóm trình bày và liên
hệ thực tế trong đời sống

đạp, xương búa -> truyền sóng âm từ tai
ngồi tới tai trong (qua màng cửa bầu dục
- Vịi nhĩ: Thơng với hầu -> Cân bằng áp suất
hai bên màng nhĩ

3. Cấu tạo và chức năng của tai trong
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khun
thu nhận thơng tin về vị trí và sự chuyển động
của các thể trong khơng gian.
- Ốc tai : thu nhận kích thích sóng âm gồm
+ Ốc tai xương (ngoài)
+ Ốc tai màng (trong)
Hệ thống màng trên màng cơ sở có cơ quan
cooc ti chứa các thiết bị thụ cảm thính giác
II . Chức năng thu nhận sóng âm
Sóng âm đập vào màng nhĩ -> chuỗi xương
tai -> Cửa sổ bầu dục - > Màng cơ sở - > Cơ
quan cooc ti -> xuất hiện xung thần kinh ->
Vùng thính giác ở thuỳ thái dương (Phân
biệt , nhận biết các âm thanh)
III. Vệ sinh tai
- Giữ vệ sinh tai thường xuyên lau tai bằng
bông
- Bảo vệ tai :
+ Không dùng vật cứng nhọn để ngốy tai
+ Giữ vệ sinh mũi , họng để phịng bệnh cho
tai
+ Tránh nơi có tiếng ồn mạnh

D. Củng cố: Giáo viên sử dụng bảng phụ có ghi câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Các thiết bị thụ cảm thính giác nằm ở đâu ?
a. ốc tai
c. ống bán khuyên
b. Xương tai
d . Cơ quan cooc ti

Câu 2 : Bộ phận nào của tai ngồi có nhiệm vụ hướng sóng âm :
a. Vành tai
b. ống tai
c. Màng nhĩ
c. Cả a,b,c
15/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
Câu 3 : Bộ phận nào của tai trong có nhiệm vụ thu nhận các kích thích của sóng
âm :
a. Tiền đình
b. ống bán khuyên
c. ốc tai
c. Màng nhĩ
E . Dặn dò :
- HS học bài theo nội dung SGK
- Làm câu hỏi 4 vào vở (SGK tr165)
- Tìm hiểu hoạt động của một số vật nuôi trong nhà .
B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Như vậy với suy nghĩ, cố gắng ban đầu tơi thấy rằng có tập trung đầu tư
cơng sức thì học sinh sẽ tiếp thu bài một cách tích cực khơng thụ động và hứng
thú hơn. Chính sự ham học của học sinh lại là động lực thúc đẩy giáo viên cần
phải đổi mới tư duy, phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới. Mỗi
giờ học mà các em đạt kết quả cao thể hiện được phần nào tâm huyết của người
dạy.
Đây chỉ là một trong số các bài tôi đã áp dụng với lớp 8 A ( lớp thực nghiệm )
kết quả cụ thể như sau :
Chất lượng
Giỏi

Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
8A( Thực nghiệm )
18.6%
56.8%
24.6%
0%
8C ( Đối chứng )
10.2%
31.2%
58.6%
0%
Qua kết quả trên cho thấy việc giảng dạy theo phương pháp mới ở lớp 8A là khá
thành công và thu được kết quả cao . Chứng tỏ với việc đổi mới phương pháp
dạy học có nhiều ưu thế trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên
và học tập của học sinh .

16/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I.Kết luận
Sinh học là ngành khoa học sát với thực tế đời sống,vì vậy trong thực tế
giảng dạy bộ môn, truyền đạt kiến thức cho học sinh là yếu tố rất quan trọng.
Trong giảng dạy sử dụng đồ dùng trực quan nó quyết định thắng lợi 1/2 của bài
giảng, đồ dùng trực quan phát huy tính tích cực của học sinh làm cho các em
chú ý nghe giảng , quan sát và hăng hái xây dựng bài .

Như vậy đồ dùng trực quan là cơ sở, là xương sống cho một bài giảng . Qua
quan sát các đồ dùng trực quan học sinh phát triển óc sáng tạo từ đó hình thành
các biểu tượng và khái niệm đúng đắn . Đồ dùng trực quan còn chứng minh cho
quan điểm biện chứng, nhưng khi sử dụng các đồ dùng trực quan cần phối kết
hợp với nhiều phương pháp khác mới đem lại hiệu quả cao.
Qua thực tế giảng dạy tôi rút ra bài học bổ ích cho mình xin nêu để các đồng
nghiệp tham khảo rút kinh nghiệm với mục đích là giúp học sinh nắm kiến thức
tốt nhất :
- Khi giáo viên đưa ra các mẫu vật biểu diễn cần : đúng lúc, đúng cách ,
dùng đến đâu đưa ra đến đó tránh bày la liệt.
- Đối tượng quan sát phải đủ lớn vừa tầm nhìn, nếu nhỏ quá phải đưa tới
từng bàn cho học sinh quan sát .
- Thí nghiệm phải liên hệ chặt chẽ với bài giảng có đối chứng mới có sức
thuyết phục. Giáo viên ln chuẩn bị hệ thống câu hỏi để định hướng dẫn dắt
, kích thích sự tìm tịi của học sinh. Khi tiến hành thí nghiệm phải đảm bảo
tính sư phạm và khoa học.
- Các thí nghiệm giáo viên cần nghiên cứu kỹ, trước khi tiến hành biểu
diễn trước học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong q trình giảng dạy của tơi nhằm
nâng cao chất lượng giúp các em hiểu rõ được vai trò của mơn Sinh học nói
chung và mơn Sinh học 8 nói riêng đối với đời sống thực tế như thế nào.
Đề tài của tôi chỉ đề cập một vấn đề nhỏ trong phương pháp dạy học ở
môn Sinh học 8. Tôi hy vọng với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần nhỏ bé
nâng dần chất lượng dạy và học của nhà trường ngày một tốt hơn.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các
bạn đồng nghiệp
II.
Khuyến nghị :
Đề tài này chỉ mới đạt được kết quả bước đầu, chỉ giải quyết được một
phần trong việc: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài giảng sinh học 8 ”

17/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
được thực hiện ở lớp 8A trường THCS Bình Minh - Thanh Oai - Hà Nội còn
nhiều hạn chế .
Tơi có một số đề nghị với trường THCS Bình Minh và các giáo viên dạy bộ
môn sinh học cấp THCS như sau:
1/ Hãy quan tâm hơn nữa việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các bài
giảng sinh học .
2/ Phải cung cấp đầy đủ SGK cho học sinh , đồ dùng, phương tiện dạy học
cho giáo viên.
3/ Giáo viên phải căn cứ vào các bài giảng để lựa chọn các phương pháp
giảng dạy tốt nhất.
4/ Nhà trường cần có phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm, đồ dùng dạy
học tốt, vườn
sinh học.
Trên đây là những phương pháp, kinh nghiệm chủ yếu thường sử dụng
trong giảng dạy bộ môn sinh học lớp 8 và đem lại hiệu quả tối ưu trong điều
kiện cho phép nhưng không loại trừ khả năng vận dụng những phương pháp
khác. Trong từng bài tuỳ từng thành phần kiến thức, trong những trường hợp cụ
thể (trình độ học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học) cần lựa chọn
các phương pháp dạy học thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Qua đề tài này các bạn đồng nghiệp có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong công tác giảng dạy bộ mơn sinh học 8.
- Dù tơi có cố gắng nhiều nhưng chắc chắn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề
tài được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 20tháng 4 năm 2017
XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu

18/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
Tài liệu tham khảo
1. Các dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học – Lê Thị Kim Dung –
Nguyễn Thị Phương Thảo – NXB Đại học QGHN – 2008
2. Hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận sinh học
Lê Quang Nghị - NXB Đại học sư phạm – 2010.
3. Một số sách báo và tài liệu khác có liên quan
4. Phân loại và phương pháp làm bài sinh học- nhà xuất bản Đà Nẵng
5. Sách giáo viên sinh học 8 - nhà xuất bản giáo dục
6. Sách giáo khoa sinh học 8 - nhà xuất bản giáo dục
7, Sách bài tập sinh học 8 – Nhà xuất bản giáo dục.

19/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8

PHẦN ĐÁNH GIÁ

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên và đóng dấu)

20/21


Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy inh học 8
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên và đóng dấu)

21/21



×