Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN vận dụng phương pháp dạy học mới vào đọc hiểu văn bản thơ trữ tình ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.21 KB, 31 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI VÀO
“ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN” THƠ TRỮ TÌNH NGỮ VĂN 8
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Bước vào thế kỷ XXI - Một thế kỷ của nền khoa học và công nghệ, để
tiếp ứng với sự phát triển đồng đều của nhân loại, Trung ương Đảng đã có sự
quan tâm đúng mức đến ngành giáo dục. Bởi vì, để xã hội phồn vinh, hưng
thịnh, con người văn minh phù hợp tương ứng với nền khoa học và công nghệ,
tất cả chúng ta cần phải có văn hố, có kiến thức. Điều đó lại rất cần đến giáo
dục. Trong điều 30 mục 3 Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam 2019 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ Việt Nam tại kỳ họp
thứ 7 Quốc hội khóa XIV thơng qua ngày 14 tháng 6 năm 2019 đã chỉ rõ:
“Phương pháp giáo dục phổ thơng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm
đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng
hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực
của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào
q trình giáo dục.” Và tại Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí
thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho ngành giáo dục và đào tạo (mục
2.2): Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân
cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ
Chính trị khóa XI về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong


cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân:“Giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân; trau dồi lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống tốt đẹp, giáo dục
tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tích cực, lành mạnh, trách
nhiệm và làm việc hiệu quả trong học sinh, sinh viên. Đổi mới, nâng cao chất
lượng việc giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá các mơn lý luận chính trị, giáo
dục cơng dân, giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và văn hóa trong hệ
thống giáo dục quốc dân theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng cấp
học…”
Đáp ứng yêu cầu này, ngành giáo dục mang một trọng trách lớn phải không
ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học, đào tạo những học
1


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

sinh có kiến thức, có kĩ năng, biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Đây là một
vấn đề hết sức lớn lao, có ý nghĩa cách mạng trong bối cảnh dạy học hiện đại
ngày nay.Trên tinh thần đó, việc dạy và học mơn Ngữ văn trong nhà trường
THCS đã có nhiều chuyển biến theo định hướng tích cực. Với giờ dạy Ngữ văn,
các thầy cô đã quan tâm hơn tới phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng viết và tạo
lập văn bản. Bởi Ngữ văn là một phương tiện giao tiếp quan trọng trong xã hội,
là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Môn Ngữ văn cấp
Trung học cơ sở được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp. Lấy các kiểu văn bản
là nơi chứa đựng những giao điểm của Tiếng Việt, Lập làm văn để tiến hành dạy
học thuận lợi và đúng đắn. Trong quá trình dạy và học Văn theo sách giáo khoa
của Bộ giáo dục, phần “Đọc - Hiểu văn bản” đối với học sinh không chỉ là hoạt
động chiếm lĩnh kiến thức mơn Văn mà cịn là đầu mối cho việc vận dụng và

liên thông kiến thức đối với các phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn. Tuy nhiên
trong thực thế, việc dạy học giờ “Đọc - Hiểu văn bản” vẫn còn tồn tại một số
nhược điểm:
- Việc vận dụng dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh chưa thường xun, đơi khi cịn máy móc.
- Chưa đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.
Đứng trước thực tế đó, vấn đề đặt ra cho người giáo viên hiện hay là: không
chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà còn dạy cho học sinh phương pháp tự tìm
lấy kiến thức cho mình. Đặc biệt phần Văn trong mỗi bài dạy là phân mơn được
xếp ở vị trí mở đầu của một mơn học thuộc nhóm kiến thức cơng cụ, có quan hệ
hữu cơ với các thành tố mục tiêu của bài học, các thành tố của một đơn vị kiến
thức bộ môn. Vậy làm thế nào để có được điều đó? Đây là một vấn đề băn khoăn
trăn trở cho những người trực tiếp giảng dạy như chúng tôi: “ Dạy thế nào? Học
ra sao?” để giờ học trên lớp thực sự có hiệu quả. Đây chính là lý do duy nhất để
tôi đặt tên cho đề tài của mình, nhằm tháo gỡ đơi chút khó khăn trong quá trình
giảng dạy: “Vận dụng phương pháp dạy học mới vào phần “Đọc-Hiểu văn
bản” thơ trữ tình Ngữ văn 8”.
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phương
pháp đặc trưng của môn Ngữ văn trong giảng dạy thơ trữ tình Ngữ văn 8.Từ đó
hình thành cho học sinh các năng lực Đọc - Hiểu thơ văn, cảm nhận, rung động
trước cái đẹp của ngôn từ nghệ thuật qua việc miêu tả con người và cảnh vật
trong cuộc sống quanh ta. Giúp các em rung động trước cái hay, cái đẹp trong
văn chương cũng như trong cuộc sống. Đồng thời thực hiện đổi mới mạnh mẽ
nội dung, phương pháp dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng môn học.
2


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn


Năm học 2019 - 2020

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.
- Phạm vi thực hiện: Tôi chỉ thực hiện ở một số phương pháp dạy phần “Đọc
- Hiểu văn bản” thơ trữ tình chứ khơng giải quyết tồn bộ kĩ năng cần có đối
với mơn Ngữ văn.
- Đối tượng: Học sinh lớp 8 - cấp THCS học bồi dưỡng nâng cao kiến thức,
bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn 8.
-Thời gian thực hiện: Năm học 2019 - 2020.(với thời lượng 12 tiết).
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp giải thích, phân tích,liệt kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp giao tiếp.
- Phương pháp trực quan, tư duy.
- Phương pháp đọc và cảm thụ thơ văn.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Áp dụng trong các tiết học nâng cao
kiến thức, học bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phương pháp dạy học theo sự phát triển năng lực của học sinh (6 năng lực).
Chú trọng các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn (Năng lực giao tiếp
Tiếng Việt và năng lực cảm thụ thẩm mĩ).

3


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn


Năm học 2019 - 2020

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1. Khái niệm: Đọc - hiểu văn bản văn học.
- “Đọc” là con đường tiếp thu thông tin. Khái niệm đọc văn bản có thể được
hiểu đó là tâm lí giả mã văn bản: chuyển văn bản kí hiệu văn tự thành văn
bản ngơn ngữ và giải mã để tìm nghĩa. Đọc cịn là hoạt động mang tính cá thể
hóa cao độ, gắn với trình độ, cá tính, trí tuệ của người đọc. Như vậy, đọc là
quá trình người đọc kiến tạo nên ý nghĩa từ ngôn từ của văn bản.
- “Hiểu” là sự cảm thơng, hịa nhập, là ý thức của chủ thể tác động vào cuộc
sống. Như vậy, hiểu văn tức là hiểu người, hiểu đời, hiểu mình và phát triển
nhân cách.
- “ Đọc - Hiểu văn bản văn học”: là sự rung cảm (cảm thấy hay dù chưa giải
thích được), đồng cảm đến hiểu, thưởng thức thẩm mĩ và di dưỡng tinh thần.
Dạy Đọc - Hiểu tức là người giáo viên cung cấp phương pháp, kĩ năng để
học sinh ra trường sẽ đọc suốt đời, bởi đọc có phạm vi rộng đó là nhận biết,
giao lưu, đối thoại , sáng tạo và tìm thấy bản thân.
Dân gian nói: “ Cho cá khơng thích bằng nhận bộ cần câu”. Từ sự so sánh
trên, ta thấy giảng văn là cho học sinh cá - cho kiến thức, còn dạy Đọc - Hiểu
là trao cho học sinh bộ cần câu - phương pháp và phương tiện. Để tồn tại, con
người thích nhận cá, nhưng để phát triển con người cần phải có cần câu. Vậy
dạy học văn ngày nay sẽ thay đổi theo hướng: học sinh cảm thụ sáng tạo, phát
hiện sáng tạo còn người thầy trở thành người định hướng. Mơ hình tối ưu là
giáo viên chủ đạo, học sinh chủ động.
1.2. Khái niệm thơ và thơ trữ tình:
1.2. a. Thơ:
- Theo “Bách khoa toàn thư”, Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ,
dùng chữ trong ngơn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp
của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lơgíc nhất định tạo nên hình

ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mĩ cho người đọc, người nghe.
Nhưng cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thơ:
- Thơ là tiếng nói của tâm hồn, chí hướng, của tình cảm mãnh liệt.
- Thơ là sản phẩm của sức tưởng tượng phong phú.
- Thơ là nghệ thuật của ngôn từ.
Như vậy, đọc thơ phải tìm hiểu ngơn từ thơ, đi vào thế giới tưởng tượng của
thơ, hiểu được tâm hồn, chí hướng, chân lí của lịng người trong thơ.
1.2. b. Thơ trữ tình:
Thơ trữ tình là một thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng
tình cảm của tác giả, thơng qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì
4


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

vậy, thơ trữ tình khơng miêu tả q trình sự kiện, khơng kể tình tiết đầy đủ
câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật
để bày tỏ tình cảm (tả cảnh trữ tình).
- Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà
thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư về đời sống, thể hiện tư
tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Nội dung của thơ trữ tình
là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện
thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi
niềm.
1.2. c. Phân biệt sự khác nhau giữa ca dao trữ tình và thơ trữ tình.
+ Ca dao trữ tình là sản phẩm trí tuệ của tập thể.
+ Thơ trữ tình là sản phẩm của cá nhân.
1.2. d. Phân biệt hai khái niệm chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình.

+ Chủ thể trữ tình: Tác giả.
+ Nhân vật trữ tình: Nhân vật trong tác phẩm.
Có khi nhân vật trữ tình cũng chính là chủ thể trữ tình trong tác phẩm nhưng
cũng có thể là hai đối tượng khác nhau.
1.3. Hệ thống văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 8:
( Thơ ca Việt Nam từ năm 1900 đến năm 1945)
Nói đến thơ văn trữ tình là nói đến phương thức biểu đạt đời sống tình
cảm, cảm xúc của con người được thể hiện trong tác phẩm văn học. Phương
thức trữ tình cũng tái hiện các hiện tượng đời sống, như trực tiếp miêu tả
phong cảnh thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục
nhưng sự tái hiện này không mang mục đích tự thân mà tạo điều kiện để chủ
thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình. Trong tác
phẩm trữ tình, cái tơi giữ một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là nguồn gốc
trực tiếp duy nhất của nội dung tác phẩm. Cái tơi trữ tình thường xuất hiện
dưới dạng nhân vật trữ tình. Từ khi có sự thay đổi chương trình và sách giáo
khoa, các tác phẩm văn học được học đan xen lồng ghép với các giờ học
Tiếng Việt và Tập làm văn. Điều này rất hữu ích để các em học tập, trau dồi
vốn từ của mình thơng qua việc học tập cách sử dụng từ ngữ của các nhà văn
có tên tuổi trong nền văn học nước nhà và thế giới. Chương trình Văn lớp 8
phần thơ trữ tình các em được học 11tiết, gồm:
- Thơ ca yêu nước tiến bộ ra đời trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm
1930: 4 tiết. Đó là các tác phẩm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan
Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh, Muốn làm thằng Cuội (Tản
Đà), Hai chữ nước nhà (Á Nam Trần Tuấn Khải) .
- Thơ ca cách mạng: 3 tiết. Đó là các tác phẩm: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm
trăng, Đi đường (Hồ Chí Minh),Khi con tu hú (Tố Hữu).
5


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn


Năm học 2019 - 2020

- Thơ mới: 4 tiết. Tiêu biểu là các tác phẩm: Ơng đồ (Vũ Đình Liên), Nhớ
rừng (Thế Lữ), Q hương (Tế Hanh).
Thơ trữ tình, khơng phản ánh hiện thực đời sống thơng qua tồn bộ tính
khách quan của nó như trong tác phẩm tự sự mà phản ánh hiện thực đời sống
thông qua việc bộc lộ cảm xúc trực tiếp. Khi giảng dạy văn bản thơ trữ tình,
người thầy phải chú trọng cảm hứng sáng tác và một số yếu tố có tính chất
đặc trưng: vần, nhịp, tiết tấu, âm thanh, giọng điệu trong nghệ thuật tổ chức
ngôn ngữ văn bản, đặc biệt là ngôn ngữ thơ, không chỉ mang chức năng
thông báo, chứa đựng thông tin mà cịn có chức năng truyền cảm trực tiếp.
Mỗi thể loại lại có những đặc điểm riêng của nó.
1.4. Đặc điểm thơ trữ tình:
1.4. a. Trữ tình dân gian: (Ca dao , dân ca) Là chỉ các thể loại trữ tình dân
gian có sự kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Thể
loại này có một số đặc điểm tiêu biểu sau:
- Tính tập thể: là một biểu hiện khác của những phương thức sáng tác và
lưu truyền văn học dân gian. Lúc đầu có thể là do một cá nhân sáng tác,
nhưng trong khi lưu truyền qua những người khác nhau, tác phẩm văn học
ln ln có khả năng tiếp nhận những yếu tố sáng tác mới và trở thành sở
hữu tập thể.
- Tính truyền miệng: là phương thức sáng tác và lưu hành của văn học
dân gian từ khi dân tộc chưa có chữ viết.
Tính dị bản: là những bản kể khác nhau. Do tính tập thể và tính truyền
miệng nên văn học dân gian luôn biến đổi, khi hát hoặc kể lại theo sở thích,
mục đích của mình và của người nghe nên có nhiều bản kể.
- Tính nhân dân: Phản ánh cuộc sống lao động, do nhân dân lao động
sáng tác, biểu diễn và lưu hành. Và có lẽ vậy, qua ca dao ta cảm nhận được
sâu sắc nhịp trái tim yêu thương của người bình dân với tất cả sự ấm áp, ngọt

ngào cùng tình u thương, lịng lạc quan, nghị lực ý chí phi thường vượt lên
mọi khổ cực của cuộc sống.
Ngồi những đặc điểm đó, văn học trữ tình dân gian cịn sử dụng:
-Thời gian và khơng gian nghệ thuật. Thời gian và không gian là
những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành
thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.
- Các biểu tượng phổ biến: Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao được
xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước của cộng đồng về một ý niệm
tượng trưng. Biểu tượng không chỉ đơn thuần thay thế cái được biểu hiện mà
còn chủ yếu tượng trưng cho những ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng của con
người. Hệ thống biểu tượng nghệ thuật mang những đặc trưng, biểu hiện sâu
6


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

sắc tính địa phương, tính dân tộc. Nó gồm một số biểu tượng phổ biến
như: biểu tượng con cò, biểu tượng hoa…
- Thể thơ cổ truyền lục bát :
Trong những tác phẩm thơ ca dân gian, ca dao được sáng tác ở nhiều hình
thức thơ khác nhau: song thất, song thất lục bát, bốn chữ, hỗn hợp, tuy nhiên
được vận dụng phổ biến hơn cả là thể lục bát. Điều này thật dễ hiểu vì thơ lục
bát là “những lời nói vần” gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, dễ nhớ,
dễ thuộc.
1.4. b. Trữ tình trung đại:
Thơ trữ tình trung đại Việt Nam bao gồm các tác phẩm thơ viết trong thời kì
phong kiến, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, bao gồm bộ phận văn học chữ Hán và
văn học chữ Nôm. Bộ phận văn học chữ Hán chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn

học Trung Quốc thời Đường. Bộ phận văn học chữ Nôm ra đời sau (từ thế kỉ
XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX) nhìn chung vẫn cịn ảnh hưởng bởi phong
cách thơ Đường song đã có nhiều sáng tạo (sự phá cách) về kết cấu bố cục,
niêm luật, ý thơ.Thơ trữ tình trung đại Việt Nam mang những nét đặc trưng
cơ bản sau: (giống đặc trưng cơ bản thơ Đường Trung Quốc)
- Về nội dung: gồm hai tầng nghĩa: nghĩa bề mặt (nghĩa phản ánh) và
nghĩa hàm ẩn (nghĩa biểu hiện), tương ứng với nó là bức tranh cảnh hoặc việc
và bức tranh tâm trạng, trong đó, tâm trạng con người là mục đích chính của
biểu cảm nghệ thuật.
- Về hình thức thể hiện:
+ Thể thơ: lục bát, song thất lục bát, các thể thơ Đường, gồm: Thất
ngôn tứ tuyệt (Bốn câu, mỗi câu bẩy chữ ), Ngũ ngôn tứ tuyệt (Bốn câu, mỗi
câu năm chữ ), Thất ngôn bát cú (Bốn câu, mỗi câu tám chữ ) … Nhìn chung,
thơ Đường thường gồm 2 loại chính là Ngũ ngôn (mỗi câu 5 chữ) và Thất
ngôn (mỗi câu 7 chữ ). Các câu 1 ,2 , 4 hoặc chỉ có câu 2, 4 hiệp vần với nhau
ở chữ cuối. Hai thể thơ chính của Thơ Đường là Cổ thể và Cận thể. Thơ Cổ
thể thường linh hoạt về số câu, khơng gị bó về niêm luật, về cách gieo vần
…; Thơ Cận thể (còn gọi là thơ Đường luật ), tuy có gị bó về niêm luật song
lại có cấu trúc cân đối hài hoà. Khai thác thơ trung đại căn cứ vào thể thơ để
từ đó tìm hiểu cách biểu đạt đặc sắc của tác giả trong bố cục của bài.
+ Nhịp thơ, âm điệu: trong thơ trữ tình, nhịp điệu có vai trị quan trọng. Nó
giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc.
+ Vần thơ, thanh điệu: Hệ thống vần và thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo
nên tính nhạc của tiếng Việt nói chung và ngơn từ văn học nói riêng, cho nên
cần chú ý đến yếu tố này khi phân tích thơ trữ tình. Sự phối hợp các thanh
bằng trắc cũng góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ.
+Ngơn từ, chi tiết, hình ảnh thơ: ngơn từ có giá trị biểu cảm cao trong
7



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

các bài thơ trữ tình, đặc biệt hệ thống các từ láy; với các bài thơ mang phong
cách cổ điển thì càng cần chú ý đến hệ thống từ ngữ, những chữ được coi là
“nhãn tự” của bài thơ, làm nổi bật được cái thần của tác phẩm.
+Phép tu từ: điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, đặc biệt phép đối.... là những biện
pháp nghệ thuật góp phần thể hiện nội dung văn bản một cách hiệu quả. Phép
đối trong thơ cổ điển thường đối cả ý, từ loại lẫn thanh điệu, điều đó khiến
cho ý thơ vượt ra ngồi tác phẩm, “ý tại ngơn ngoại”. Khai thác thơ trung đại
cần căn cứ vào thể thơ để từ đó tìm hiểu cách biểu đạt đặc sắc của tác giả
trong bố cục của bài.
1.4. c. Trữ tình hiện đại:
Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 8 là các tác
phẩm thơ viết từ năm 1900 đến năm 1945, gồm:
- Thơ ca yêu nước tiến bộ ra đời trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm
1930 là các tác phẩm thơ của các nhà hoạt động cách mạng công khai (Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh) và của những nhà thơ yêu nước, có tư tưởng tiến
bộ, kín đáo bộc lộ tình cảm u nước thương nịi của mình bằng những vần
thơ đầy ngụ ý sâu xa (Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải). Về hình thức, bốn
bài thơ đều sử dụng thể thơ cổ điển truyền thống quen thuộc (thơ thất ngôn
bát cú Đường luật và song thất lục bát). Với việc sử dụng triệt để ưu thế của
các thể thơ đó, các tác giả đều khéo léo gửi gắm vào tác phẩm của mình
những tâm sự thiết tha, sôi nổi, những suy nghĩ thầm kín, sâu xa về bản lĩnh,
nhân cách người cách mạng, về thời thế Việt Nam trong giai đoạn một cổ hai
trịng đau thương, tăm tối. Đồng thời, qua đó, hình ảnh chân dung các tác giả
với những nét tính cách tiêu biểu, với những đặc điểm văn phong riêng biệt
cũng được hiện lên rõ nét, chân thực.
- Thơ ca cách mạng là những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả Hồ Chí Minh

và Tố Hữu- những người mà sự nghiệp cách mạng đã là lẽ sống, là hơi thở, là
lí tưởng cao đẹp mà suốt đời họ theo đuổi. Chính vì vậy, các bài thơ đều
mang đậm tinh thần lạc quan cách mạng, thể hiện những sắc thái tình cảm
bình dị nhưng cũng vơ cùng lớn lao của các chiến sĩ cách mạng ưu tú đồng
thời là những bài thơ nổi tiếng. Đó là tình u thiên nhiên, tình yêu quê
hương đất nước thiết tha, sâu lắng. Đó là tấm lịng sắt son với Đảng, với cách
mạng. Đó là cốt cách thanh tao, là phong thái ung dung, đường hồng của
những người ln làm chủ hồn cảnh. Ba bài thơ của Bác (Tức cảnh Pác Pó,
Ngắm trăng, Đi đường) đều được Bác làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường luật một thể thơ mà các em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Một
bài thơ tứ tuyệt gồm có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thể thơ này ngắn gọn,
hàm súc, ý ở ngoài lời nên cảm thụ được cái hay, cái đẹp của 28 chữ ấy
khơng phải là đơn giản. Các em cần có một vốn hiểu biết nhất định và cần có
8


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

sự say mê tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Thơ mới (một phong trào thơ ca khởi lên từ năm 1932 và chính thức khép
lại vào năm 1945). Đây là một phong trào thơ ca sáng tác theo khuynh hướng
lãng mạn, được bắt đầu với quan niệm mới mẻ về thơ do ơng Phan Khơi khởi
xướng: "đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà
khơng bó buộc bởi niêm luật gì hết”. Đây là một quan niệm hoàn toàn trái
ngược với thơ cũ (thơ Đường luật) mà từ trước các nhà thơ đều theo.Nét nổi
bật của phong trào thơ ca này là sự giải phóng cái "Tơi" cá nhân (tức là cá
nhân tự ý thức, tự khẳng định mình).Thơ mới cịn thể hiện tình u q
hương, đất nước một cách kín đáo của các thi nhân. Tình yêu ấy được gửi
gắm trong tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu Tiếng Việt và các sáng tác

viết bằng Tiếng Việt. Tuy nhiên, ra đời trong hoàn cảnh nước mất nhà tan,
Thơ mới mang một nỗi buồn sâu sắc. Nỗi sầu nhân thế ấy lan tỏa trong hầu
hết các bài thơ và trở thành một trong những cảm hứng chủ đạo. Về mặt nghệ
thuật, Thơ mới đã tiến hành một cuộc cách tân thơ chưa từng có trước đó, tạo
nên "một thời đại trong thơ ca" (Hồi Thanh). Từ đây, thơ ca đã thốt khỏi
tính quy phạm chặt chẽ với những cơng thức gị bó, sáo mịn và hệ thống ước
lệ có tính phi ngã của thơ ca trung đại. Thơ ca Việt Nam đã thực sự hòa nhịp
cùng dòng phát triển của thơ ca thế giới. Về phương diện nghệ thuật, Thơ mới
đã có đóng góp lớn quyết định sự thành cơng của cơng cuộc hiện đại hóa thơ
ca ở Việt Nam. Nội dung ba bài thơ mới học ở lớp 8, (Nhớ rừng, Ông đồ, Quê
hương) đều thể hiện những tâm sự thiết tha đầy hoài niệm của các nhà thơ về
quá khứ tươi đẹp, hào hùng, về phong tục văn hóa giàu ý nghĩa của quê
hương, đất nước qua những hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm, có giá trị biểu
trưng cao, để qua đó diễn tả tình u nước, u q hương của các nhà thơ.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh đất nước khi đó nên cách thể hiện tình cảm của các
nhà thơ thường kín đáo. Các tác phẩm lại có nhiều cách tân về nghệ thuật nên
đã tạo được sự hấp dẫn đặc biệt; có những phá cách độc đáo trong việc thể
hiện, phù hợp với việc bày tỏ những cảm xúc trữ tình của mình.
Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam mang những nét đặc trưng cơ bản sau:
- Nội dung: Phản ánh thế giới nội tâm chủ quan của nhà thơ. Hiện thực khách
quan được phản ánh như là đối tượng để nhà thơ bày tỏ cảm xúc, tình cảm,
tâm trạng, thái độ, tư tưởng của mình. Thế giới khách quan ấy mang đậm cảm
xúc, tình cảm của tác giả.
- Kết cấu: Bài thơ trữ tình có một trục kết cấu chính là mạch cảm xúc và suy
tư của nhà thơ. Đó là q trình diễn biến, phát triển cảm xúc qua việc xây
dựng bố cục của bài thơ. Hình tượng chủ thể trữ tình và hình tượng khách thể
trữ tình đan xen vào trong nhau để thể hiện một chủ đề. Nói cách khác, thơ
trữ tình hiện đại có kết cấu tâm trạng và kết cấu hình ảnh.
9



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

- Ngôn ngữ: Lời thơ hàm súc, cô đúc, chứa đầy tư tưởng, tình cảm, giàu sức
khơi gợi trí tưởng tượng và cảm xúc ở người đọc. Ngơn ngữ thơ được tổ chức
đặc biệt để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và có sự kết hợp khác thường về ngôn từ
để nhằm tạo ra một ý nghĩ riêng. Ở ngôn ngữ thơ, các biện pháp nghệ thuật về
ngôn từ như so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, nhân hóa … với mật độ cao và sáng tạo.
1.4.d. Thơ trữ tình trung đại Trung Quốc: chủ yếu là các bài thơ thời
Đường, đó là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học đời Đường (từ thế kỷ VII
đến thế kỷX). Thơ Đường có những đặc trưng cơ bản như thơ trữ tình trung đại
Việt Nam, vì các nhà thơ trung đại Việt Nam có ảnh hưởng sâu sắc của thơ
Đường (Các đặc trưng cơ bản đã nói đầy đủ ở mục 4b.)
Xác định được các đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình để có phương pháp phù
hợp khi hướng dẫn học sinh khai thác, cảm thụ tác phẩm thơ là điều hết sức
quan trọng đối với mỗi giáo viên. Vì phạm vi của đề tài nên tơi khơng đi sâu
thêm các đặc trưng cơ bản của từng loại.
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH
TRONG NHÀ TRƯỜNG.
Khi chưa thực hiện đề tài này, tôi thấy việc giảng dạy Ngữ văn nói chung và
giờ Đọc - Hiểu văn bản nói riêng vẫn cịn một số hạn chế:
* Về phía giáo viên: Vẫn quen nhiều lối dạy học theo kiểu kiến thức một
chiều. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, truyền cho các
em vốn hiểu biết của mình, chưa vận dụng tốt những giải pháp khoa học của
phương pháp mới vào việc dạy học . Đặc biệt chưa đổi mới, kiểm tra, đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
* Về phía học sinh:
- Phần đơng các em quen thói nghe ghi chép những điều giáo viên nói, chưa

chủ động tìm hiểu để tự mình tháo gỡ vấn đề, các em phụ thuộc nhiều vào
sách “Để học tốt”, “Hướng dẫn giải bài tập”, “văn mẫu”… nên khi kiểm tra
nhiều em không hiểu vấn đề hoặc hiểu một cách chung chung.
- Khả năng cảm thụ phân tích văn thơ của học sinh chưa sâu sắc, năng lực tư
duy, khái quát, tổng hợp còn yếu khi đứng trước những câu hỏi, dạng đề
mang tính chất khái quát, tổng hợp .
- Học sinh chưa có ý thức vận dụng đặc trưng thơ trữ tình khi cảm thụ, phân
tích giá trị nội dug và nghệ thuật tác phẩm. Dụng ý nghệ thuật của tác giả khi
lựa chọn, sắp xếp ngôn ngữ trong thơ các em cũng chưa phát hiện và cảm
nhận được. Chưa linh hoạt trong khi tích hợp kiến thức Văn học với Tiếng
Việt và Tập làm văn. Chất lượng bài làm chưa đạt kết quả cao.
Chính vì vậy, trong một giờ “ Đọc - Hiểu văn bản”, người giáo viên phải xác
định rõ đây là một giờ:
10


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

“Học sinh tự khám phá ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của thầy”
Người thầy phải phối hợp nhịp nhàng các phương pháp và phát huy khả năng
tư duy của học sinh.Thầy - trò cùng giải quyết những tình huống có thể xảy ra.
Qua q trình giảng dạy, tơi có tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng kiến
thức phần "Đọc - Hiểu văn bản" bằng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau (qua
các bài tập trắc nghiệm và vở soạn văn, kiểm tra viết),tôi thấy kết quả học tập
của học sinh còn thấp.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Khi thực hiện đề tài này, tơi tiến hành khảo sát học sinh lớp mình phụ trách
thông qua bài kiểm tra khảo sát với dạng câu hỏi sau:

Câu 1: "ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN"
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con !
(Phan Châu Trinh, Sách Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
a. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
b. Em hình dung cơng việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như
thế nào? (Khơng gian, điều kiện làm việc và tính chất cơng việc.)
c. Nêu ý nghĩa của bài thơ.
d. Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập
một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.
e. Hãy phát biểu cảm nghĩ về tinh thần của các nhà chí sĩ u nước đầu thế kỉ
XX? Trình bày bằng đoạn văn có độ dài 5 câu?
Câu 2: Cho đoạn thơ sau :
'' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chéo vội vã vượt trường giang
Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
(Sách Ngữ văn 8, tập 2)

11



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

a. Đoạn thơ trên trích ở bài thơ nào? Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài
thơ đó?
b. Nếu viết:''Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.'' tổ hợp từ trên đã thành
câu chưa? Vì sao?
c. Tìm 2 từ cùng trường nghĩa với từ: ''Rướn'' trong câu thơ ''Rướn thân trắng
bao la thâu góp gió'' . So sánh sắc thái nghĩa của từ '' Rướn'' với các từ đó?
d. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích giá
trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó. Trình bày bằng đoạn văn có độ dài 8-10
câu.
Tôi thu được kết quả năng lực Đọc - Hiểu văn bản của học sinh như sau:
Sĩ số HS
Lớp
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
8A1
38
8=21,0%
14=36,9%
16=42,1%
0%
8A2
3

11=28,9%
20=52,6%
5=13,2%
2=5,3%
Nhìn vào bảng thống kê đó, tơi thấy kết quả chưa cao là do:
- Học sinh còn nhiều bỡ ngỡ trong các hoạt động học tập; chưa phát huy được
các năng lực hiện có (đặc biệt là các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn).
- Học sinh đọc tác phẩm cịn ít, chỉ lướt qua, chưa kĩ, chưa sâu, nắm tác phẩm
còn sơ sài; chưa phát huy tinh thần tự học.
- Học sinh chưa biết học tập kết hợp giữa kiến thức Văn -Tiếng Việt - Tập làm
văn.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, bản thân giáo viên cũng có một phần trách
nhiệm. Đó là do chưa vận dụng tốt những giải pháp khoa học của phương pháp
mới vào việc dạy học để học sinh học tập tốt hơn.
Từ thực tế và nguyên nhân kể trên, là một giáo viên văn tơi thấy rất băn khoăn.
Để hình thành và phát huy khả năng tư duy của học sinh thì trách nhiệm đầu
tiên thuộc về người thầy. Vậy người thầy phải làm gì để phát huy khả năng tư
duy của học sinh khi đọc - hiểu văn bản? Tôi nghĩ:
- Người thầy dạy phải nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Phải chuẩn bị kiến thức và bài dạy chu đáo.
- Nghiên cứu kỹ phương pháp dạy học bộ môn theo phương pháp mới.
- Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ
năng, tài liệu tham khảo phụ trợ cho bài giảng.
- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp.
- Khuyến khích học sinh chăm học bằng cách thưởng điểm.
Còn học sinh:
12


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn


Năm học 2019 - 2020

- Phải nêu cao tinh thần tự học.
- Nắm chắc các tác phẩm được học và biết vận dụng vào thực tiễn, tích hợp
với kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn và các môn học khác (Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục cơng dân ...)
- Phát huy tốt các năng lực của bản thân như: năng lực sáng tạo, năng lực
giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự hoc...
Vì vậy, tơi quyết định đưa ra một vài giải pháp vận dụng tiến hành vào phần
“Đọc- Hiểu văn bản” thơ trữ tình Ngữ văn 8 với phương châm thí điểm.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (Nội dung chính của đề tài)
1. Giải pháp thứ nhất: “Hướng dẫn học sinh Đọc - Hiểu văn bản (tác
phẩm).
Khái niệm “Đọc - Hiểu văn bản” không nhằm diễn đạt hai hoạt động tách
rời “Đọc” và “Hiểu”. Đọc - Hiểu là một quy trình tiếp nhận nhằm khám phá
cấu trúc, thâm nhập nội dung và xác định ý nghĩa thơng qua q trình làm
việc với văn bản. Khi đọc, người đọc huy động những kiến thức đã có cùng
với những gợi ý trong bài học để hiểu nghĩa văn bản một cách tường tận. Khi
Đọc - Hiểu văn bản ngữ văn, người thầy phải hướng dẫn trò nhiều cách đọc
khác nhau: đọc nghiền ngẫm, suy tư, thậm chí cả cảm xúc, liên tưởng tưởng
tượng. Tức là đọc theo cách giám sát, luồn sâu vào văn bản để “giải mã” văn
bản. Nghĩa là xác lập các giá trị của văn bản theo cách cảm và hiểu của người
đọc. Khả năng Đọc - Hiểu bao gồm cả cảm thụ một tác phẩm văn chương lệ
thuộc khơng ít vào việc có thể trả lời được hay không những câu hỏi đặt ra ở
mức độ khác nhau.
1.a. Sử dụng những thông tin đã có ngay trong văn bản.
Đó là trường hợp câu trả lời có sẵn trong bài.
*Ví dụ minh họa:
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiết 57 với văn bản " Vào nhà ngục Quảng

Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) và tiết 58 “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu
Trinh), sau khi đọc bao quát, học sinh cần nắm được:
- Tiết 57: Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
Tác giả bài thơ này là ai? Tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Sống vào thời nào?
Tại sao tác giả lại được gọi là “Ông già bến Ngự”?
- Tiết 58: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”
Phan Châu Trinh sống vào thời kì nào? Q hương ơng ở đâu? Em hiểu gì về
nghĩa của từ “làm trai”. Quan niệm của Phan Châu Trinh về kẻ làm trai có gì
khác với quan niệm xưa ?
Với những câu hỏi như trên, học sinh tự đọc phần chú thích * ở sách giáo
13


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

khoa rồi trả lời.(Có thể các em trình bày kết quả cá nhân hoặc hoạt động
nhóm, khuyến khích các em tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn
của tác giả, tìm hiểu thêm về lịch sử - thời đại mà nhà thơ sống, rồi sau đó
thuyết trình trước lớp.)
1.b. Suy nghĩ và sử dụng những thơng tin trong bài.
Đó là trường hợp suy ra câu trả lời từ những đầu mối có trong văn bản.
*Ví dụ minh họa:
Trong văn bản “Đập đá ở Côn Lôn”, sau khi đọc, học sinh cần hiểu được:
Câu hỏi 1: Bài thơ này được viết bằng thứ chữ gì? Thuộc thể thơ nào? Nhắc
lại đặc điểm của thể thể thơ? Nêu tên bài thơ đã học cùng sáng tác theo thể
loại đó?
Câu hỏi 2: Bài thơ “Đập đá ở Cơn Lơn” và “Vào nhà ngục Quảng Đơng cảm
tác” có điểm nào giống nhau và khác nhau về hoàn cảnh sáng tác, nội dung

và nghệ thuật ?
Học sinh trả lời được câu hỏi 1, đồng nghĩa với việc các em đã nắm được đặc
điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sau đó, các em tiếp tục so
sánh hai bài thơ như câu hỏi gợi ý ở câu hỏi 2.
Định hướng trả lời:
- Giống nhau:
+ Tác giả của hai bài thơ đều là những chí sĩ, lãnh tụ cách mạng yêu nước nổi
tiếng ở nước ta đầu thế kỉ XX.
+ Hai bài thơ đều được sáng tác trong hoàn cảnh các tác giả đang bị giam
trong nhà tù, sa cơ lỡ bước trên con đường tranh đấu vì sự nghiệp cứu nước
cứu dân.
+Nội dung của hai bài thơ này đều khắc họa được hình ảnh lãng mạn hào
hùng, tư thế oai phong, bất khuất, tinh thần lạc quan tin tưởng trong cảnh
ngục tù của hai chí sĩ yêu nước và tiếp tục khẳng định ý chí đấu tranh bền bỉ
suốt đời theo đuổi lí tưởng cứu nước cứu dân của các tác giả.
+ Nghệ thuật của hai bài thơ đều thuộc kiểu thơ nói chí tỏ lịng quen thuộc
của văn học trung đại. Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh
ước lệ khoa trương phóng đại. Phép đối ở hai cặp câu thực, luận được vận
dụng rất chặt, rất chỉnh. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được sử dụng
khá thành công.
- Khác nhau:
+ Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" xoay quanh tứ thơ từ một
việc hệ trọng, đáng nguy (vào tù) chỉ xem như một việc tự nhiên, bình thường
khơng có gì đáng kể bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. Giọng điệu chủ đạo của
bài thơ là giọng điệu hào hùng xen lẫn chút đùa vui.

14


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn


Năm học 2019 - 2020

+ Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" có tứ thơ khác: từ một cơng việc lao dịch khổ
sai nặng nhọc (đập đá) tác giả khái quát nâng cao thành một hình ảnh đẹp đẽ
hiên ngang giữa đất trời của người anh hùng cứu nước. Bài thơ có giọng điệu
hào hùng, trang nghiêm, mạnh mẽ.
Để Đọc - Hiểu văn bản " Đập đá ở Côn Lôn", học sinh lần lượt trả lời các câu
hỏi gợi dẫn sau:
+ Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ và biện pháp nghệ thuật được sử
dụng ở hai câu thơ đề? Những hình ảnh đó nói lên tư thế người tù như thế nào?
hình ảnh kì vĩ, vừa thực vừa tượng trưng.=>Khẳng định vai trị, vị trí của đấng
nam nhi: đứng giữa biển rộng, non cao; đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang sừng
sững, kiêu hãnh, đường hoàng, làm chủ đất trời, giang sơn.
+ Câu hỏi 2: Công việc đập đá được gợi tả như thế nào ở hai câu thực? Em có
nhận xét gì về giọng điệu và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây?
Tác dụng?(Công việc: dùng tay cầm búa đập đá thành hòn, đống nặng nhọc
với khối lượng lớn bằng phương pháp thủ cơng mà chỉ có người tù khổ sai
phải làm. Giọng thơ hào hùng, nghệ thuật khoa trương, phép đối tài tình.  Khí
phách hiên ngang, hành động phi thường, sức mạnh thần kì.)Ý nghĩa sâu xa
của câu thơ này là gì? thể hiện ý chí, tinh thần dám đương đầu, vượt lên chiến
thắng, thử thách, gian khổ.
+ Câu hỏi 3: Em hiểu như thế nào là:“ thân sành sỏi”và “ dạ sắc son”? Phẩm
chất cao quý nào của người tù được bộc lộ ở hai câu luận?
(Thân sành sỏi: thân dày dạn, phong trần, chấp nhận gian khổ.
Dạ sắc son: tinh thần cứng cỏi, trung kiên, bền vững, khơng sờn lịng đổi chí
trước mọi gian lao thử thách)=>Ý chí kiên cường bền vững, lịng thuỷ chung với
lí tưởng u nước.
+Câu hỏi 4: Em có nhận xét gì về giọng điệu và hình ảnh thơ ở hai câu kết? Từ
đó tốt lên tinh thần gì của người tù u nước? Giọng thơ ngang tàng; Hình ảnh

đối lập tương phản, từ phiếm chỉ.=> Thể hiện tinh thần lạc quan bất khuất, coi
thường hiểm nguy gian khổ.
? Qua bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người tù cách mạng?
Khí phách trước hồn cảnh; Ý chí chiến đấu mạnh mẽ, niềm tin không đổi khi sa
cơ, lỡ bước. Bài thơ khắc hoạ hình tượng người chí sĩ yêu nước cách mạng đầu
thế kỉ XX, như một bức tượng đài hùng vĩ với khí phách hào hùng, tư thế hiên
ngang, ý chí sắt đá và niềm tin vào sự nghiệp cao cả.
Đây là những câu hỏi đầu mối thâu tóm tồn bộ nội dung cốt lõi của văn bản.
Với những dạng câu hỏi như trên, các em buộc phải suy nghĩ, trao đổi, thảo
luận để có câu trả lời hợp lí.

15


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

1.c. Khái quát, liên hệ giữa những cái học sinh đã đọc với thế giới bên
ngoài bài học.
Điều này không chỉ giúp học sinh hứng thú, hiểu sâu văn bản mà còn liên hệ
một cách sinh động, tự nhiên việc học văn với những vấn đề của cuộc sống.
*Ví dụ minh họa:
Vẫn với ngữ liệu là tiết 58, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh),
sau khi đã thâm nhập vào văn bản bằng hệ thống câu hỏi đầu mối như trên,
giáo viên tiếp tục hướng dẫn các em liên hệ (cịn gọi là tích hợp) với các hình
thức tích hợp như:
- Tích hợp ngang:
+Tích hợp với phân môn Tiếng Việt trong việc giải nghĩa từ khó, từ láy đa
nghĩa: sành sỏi (thân sành sỏi), sắt son (dạ sắt son).

- Tích hợp dọc:
+ Thể thơ thất ngơn bát cú Đường luật.
+Thơ nói chí tỏ lịng.
+ Truyện truyền thuyết "Bà Nữ Oa đội đá vá trời" (ngụ ý mưu đồ những cơng
việc hết sức lớn lao).
- Tích hợp mở rộng:
+ Những phẩm chất cần có của người học sinh ?Những phẩm chất ấy được thể
hiện như thế nào trong học tập, lao động của học sinh hiện nay nói chung và bản
thân em nói riêng?(Khí phách hiên ngang;Tinh thần lạc quan bất khuất, coi
thường hiểm nguy gian khổ - lịng dũng cảm; Ý chí kiên cường bền bỉ - Kiên trì
vượt khó, Sống có lí tưởng cao đẹp, có tinh thần u nước và xả thân vì đất
nước, biết cống hiến, khơng sống vì bản thân, có niềm lạc quan và sự tin tưởng
vào tương lai tươi sáng.
Giáo viên sử dụng câu hỏi gợi dẫn sau:
*Câu hỏi 1: Qua bài thơ, hãy nêu quan điểm của em về lòng dũng cảm? Qua
đây, em học tập được điều gì khi gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện? (Sự
kiên trì vượt khó, khơng nản lịng ngã chí khi gặp khó khăn, niềm tin vững
chắc vào lí tưởng mình đã chọn niềm tin vào tương lai tươi sáng.)
*Câu hỏi 2: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn" không chỉ ngợi
ca tư thế hiên ngang của người anh hùng cứu nước mà còn ca ngợi lịng thủy
chung với lí tưởng u nước." Ý kiến của em như thế nào? (HS tự bộc lộ).
Như vậy, phải đi đến mục đích là: Bản chất của hoạt động “Đọc - Hiểu
văn bản” trong bài học Ngữ văn chính là hoạt động tìm tịi, phân tích để cảm
và hiểu văn bản. Chúng ta có nhiều hình thức hoạt động dạy học “Đọc - Hiểu
văn bản”. Giảng văn, bình văn cũng là Đọc - Hiểu, nhưng đó là cách đọc hiểu
của người dạy. Đọc diễn cảm văn bản cũng là Đọc - Hiểu nhưng chỉ dừng lại

16



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

ở mức độ cảm tính. Cịn đối với học sinh, cần Đọc - Hiểu ở mức độ sâu sắc,
đó là chiếm lĩnh văn bản bằng đối thoại, lấy câu hỏi của thầy làm phương
tiện. Đây là phương pháp có khả năng kích thích, khơi dậy năng lực cảm và
hiểu văn bản theo nỗ lực và kinh nghiệm riêng của học sinh, đồng thời vẫn
giữ được định hướng của thầy.
2. Giải pháp thứ hai: “Tổ chức cho học sinh khai thác hệ thống câu hỏi
dẫn dắt, gợi mở trong phần “Đọc - Hiểu văn bản” để tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh, tích hợp kiến thức và kỹ năng mơn học” .
Để có một giờ dạy tốt phân môn Văn, người giáo viên không thể không
đầu tư vào việc xây dựng, thiết kế một hệ thống câu hỏi, bài tập cho phù hợp
với khả năng học sinh, cũng như ý tưởng dạy học của mình từ những tài liệu
“cứng” trong nhà trường như sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức kĩ năng,
sách bài tập và từ những tài liệu tham khảo khác. Đây là giải pháp mà tơi thấy
tâm đắc nhất trong q trình viết sáng kiến. Bởi vì, thơng thường, trong một
giờ Văn, tất cả giáo viên đều hiểu rằng hệ thống câu hỏi phải đi từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp mà bắt đầu từ câu hỏi gợi tìm, sau đó mới đến
câu hỏi có mức độ cao hơn như phân tích, liên tưởng, so sánh, sáng tạo... để
thực hiện nhiệm vụ học tập được nêu ra trong mục ghi nhớ. Tuy nhiên, khi
tiến hành giờ dạy Văn theo phương pháp đổi mới và căn cứ vào tình hình cụ
thể của lớp, chúng ta khơng thể cứ thực hiện máy móc như vậy. Vấn đề là
giáo viên phải cân đối chỗ nào, khi nào sử dụng câu hỏi, bài tập sách giáo
khoa. Khi nào, lúc nào, phải thiết kế một hệ thống câu hỏi, bài tập khác cho
phù hợp, hiệu quả. Trong q trình giảng dạy trên lớp, tơi thường tổ chức cho
học sinh khai thác, tìm hiểu phần Đọc - Hiểu văn bản bằng hệ thống câu hỏi
dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản sau:
2.a. Nguyên tắc đặt câu hỏi tương ứng với đặc trưng thể loại và kiểu văn

bản.
*Ví dụ minh họa:
Đối với kiểu văn bản thuộc thể loại văn thơ trữ tình, giáo viên có thể đặt
câu hỏi khai thác bám sát với nội dung và đặc điểm của văn bản đó, chẳng hạn
như khi hướng dẫn học sinh Đọc - Hiểu về thơ ca yêu nước đầu thế kỉ XX và
Thơ mới, phong trào Thơ mới ta đặt câu hỏi gợi dẫn như sau:
*Câu hỏi 1: Thơ mới là gì? Phân biệt khái niệm Thơ mới và phong trào Thơ
mới?("Thơ mới" dùng để gọi thể thơ tự do có số chữ, số câu trong bài khơng
hạn định. Phong trào Thơ Mới là tên gọi của phong trào thơ (còn gọi là thơ
lãng mạn) xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1932 đến năm 1945 )
*Câu hỏi 2: Qua bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, em nhận thấy những
đặc điểm gì về hình thức, nội dung của thơ mới?

17


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

(- Về hình thức: thường được viết theo thể thơ tự do, số lượng câu không giới
hạn, ngôn từ giản dị.
- Về nội dung: Ra đời trong hoàn cảnh đất nước lầm than, cả dân tộc đang
ngập chìm trong bóng tối, các nhà thơ chán ghét thực tại nên tìm đến với
những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, nhớ về quá khứ huy hoàng đã qua,
tiếc nuối những giá trị văn hóa truyền thống bị lãng quên, mai một. Điều ấy
cũng thể hiện tâm tư thầm kín của các nhờ thơ thời kì này về khát vọng đất
nước ngày một phát triển hơn.)
*Câu hỏi 3: Trong cụm văn bản thơ đã học ở lớp 8, đâu là các bài thơ cách luật
(cổ điển), đâu là các bài thơ mới? Hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa hai loại

thơ này?
(-Các bài thơ cách luật (thơ cổ điển): Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập
đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, cả ba bài thơ đều ra đời trước năm 1930.
-Các bài thơ mới : Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương của các tác giả Thế Lữ, Vũ
Đình Liên, Tế Hanh đều là những nhà thơ trong phong trào Thơ mới. Hai loại
thơ này khác biệt cơ bản về hình thức nghệ thuật:
+ Ba bài thơ trước đều thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ cổ
điển có tính quy phạm chặt chẽ: số câu, số chữ được hạn định, có luật bằng
trắc, phép đối, quy tắc gieo vần rạch ròi. HS cần nhớ lại luật của thể thơ này
qua các bài đã học ở lớp 7 (Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà,..).
+Ở ba bài sau (Thơ mới), hình thức có tính linh hoạt, tự do. Thơ mới phá bỏ
tính chất ước lệ, chống công thức, khuôn sáo, lời thơ tự nhiên gần với khẩu ngữ,
tuy vẫn tuân thủ một số quy tắc. Ở cả ba bài Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, số
chữ trong câu ở mỗi bài đều bằng nhau (ở Nhớ rừng và Quê hương, mỗi câu
đều 8 chữ, ở Ông đồ, mỗi câu 5 chữ) ; đều có vần (vần liền hoặc vần cách), đều
có nhịp điệu. Tức là Thơ mới cũng có luật lệ, quy tắc nhất định, nhưng không
quá chặt chẽ như trong thơ luật Đường. Điều đó khiến cho cảm xúc nhà thơ thể
hiện thoải mái, chân thực hơn. Thơ mới tuy vẫn tiếp tục sử dụng các thể thơ
truyền thống( các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ hay lục bát) nhưng cả nội dung
cảm xúc và hình thức nghệ thuật đều mới mẻ hơn.
*Câu hỏi 4: Nhân vật trữ tình trong các bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm
tác; Đập đá ở Côn Lôn, Đi đường, Ngắm trăng, Khi con tu hú có điểm tương
đồng nào về cảnh ngộ, ý chí, khát vọng? Từ đó, hãy khái qt một số đặc điểm
của thơ ca yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX?
-Nhân vật trữ tình trong các bài thơ trên đều là những chí sĩ yêu nước, chiến
sĩ cách mạng viết thơ trong cảnh tù ngục với khí phách hiên ngang, tinh thần
bất khuất kiên cường, sẵn sàng chấp nhận hi sinh gian khổ hiểm nguy của
cuộc sống tù đày và luôn khát khao tự do, độc lập.

18



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

- Thơ ca yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX là những áng văn chương với
lòng yêu nước cháy bỏng, khắc họa hình tượng những người chiến sĩ yêu
nước dù sống trong cảnh tù đày nhưng vẫn giữ tư thế hiên ngang, khí phách
hào hùng, ý chí cứu nước.
*Câu hỏi 5: Vào nhà ngục Quảng Đơng cảm tác, Đập đá Ở Côn Lôn, Ngắm
trăng đều là những bài thơ đặc sắc của các nhà cách mạng lớn sáng tác trong
hồn cảnh bị tù đày. Hãy tìm những nét chung (cả về ý nghĩa tư tưởng và
hình thức nghệ thuật) của ba bài thơ ấy?
(- Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất của người chiến sĩ
cách mạng.
- Sẵn sàng chấp nhận và vượt qua mọi gian khổ của cảnh tù đày.
- Thể hiện phong thái ung dung, thái độ bình thản và tâm hồn tự do, tinh thần
lạc quan cách mạng tràn đầy trước mọi thử thách, gian nan.
- Ở mỗi bài thơ, những nét chung này được thể hiện qua một tình huống nhất
định và mang sắc thái cụ thể. Chẳng hạn, ở bài Ngắm trăng, đó là tình cảm
thiết tha đối với thiên nhiên của người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ, vẫn
say sưa ngắm trăng qua song sắt của nhà tù tàn bạo; ở bài Vào nhà ngục
Quảng Đông cảm tác đó là phong thái ung dung, đường hồng và khí phách
kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt; cịn ở bài Đập đá
ở Cơn Lơn lại là một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh
hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn khơng sờn lịng đổi chí.)
2.b. Ngun tắc đặt câu hỏi phải lựa chọn và kết hợp với các loại câu hỏi
cảm thụ, phân tích văn bản nghệ thuật.
Ví dụ minh họa:

*Câu hỏi 1: Hai đoạn thơ, một thiên về tả cảnh, một thiên về tả tình nhưng đều
là tiếng nói của một tâm hồn. Em cảm nhận được những điều cao đẹp nào từ
tâm hồn ấy? (Tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái đẹp, khát vọng tự do và
tinh thần lạc quan trong cảnh tù đày).
*Câu hỏi 2: Thơ là tiếng nói của tâm hồn nhà thơ, bài thơ “Khi con tu hú” cho
ta thấy điều gì về tâm hồn nhà thơ Tố Hữu? lòng yêu đời, yêu cuộc sống và
khát vọng tự do.
*Câu hỏi 3: Qua các bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Đi đường, Ngắm trăng, em cảm
nhận được điều gì về tâm hồn, ý chí của nhân vật trữ tình?
( Nhận nhân vật trữ tình hiện lên với một tâm hồn thi sĩ, phong thái ung
dung, lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên. Mặc dù sống trong hồn cảnh khó
khăn, gian khổ nhưng vẫn vui vẻ, kiên cường vượt qua. Qua đó, những câu
thơ cũng thể hiện ý chí hiên ngang của nhân vật trữ tình, tinh thần bất khất,
can đảm khi bị xiềng xích.)

19


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

2.c. Nguyên tắc đặt câu hỏi bám sát mục tiêu phần văn trong mục tiêu
chung của bài học Ngữ văn.
Ví dụ minh họa:
Trong văn bản “Ngắm trăng”, giáo viên đặt hệ thống câu hỏi cần bám sát và
làm nổi bật được nội dung: Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm
súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của
Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. Đồng thời thấy được
những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Chẳng hạn:

*Câu hỏi 1: Hai câu thơ đầu của bài “Ngắm trăng” đã biểu hiện những tâm
trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có
tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
*Câu hỏi 2: Khi ngắm trăng và được ngắm trăng, người chiến sĩ cách mạng bỗng
thấy mình trở thành “thi gia”. Điều đó nói lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Bác?
*Câu hỏi 3: Từ đó, em cảm nhận được điều gì về tình yêu thiên nhiên của Bác?
Tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh: yêu cái đẹp, nhạy cảm trước cái đẹp, yêu
thiên nhiên, một tâm hồn tinh tế, rung động trước cảnh trăng đẹp.
*Câu hỏi 4: Có người cho rằng, bài thơ Ngắm trăng là “cuộc vượt ngục về tinh
thần” của Bác. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Hãy chỉ ra điều đó trong bài
thơ?
Với những câu hỏi như trên, giáo viên đã hướng dẫn học sinh nắm vững,
hiểu sâu bài học dựa vào việc bám sát mục tiêu bài học phần văn trong mục
tiêu chung của bài học Ngữ văn.
2.d. Nguyên tắc đặt câu hỏi phù hợp với quan điểm thực hành và tích
hợp của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn.
Ví dụ minh họa:
Chẳng hạn trong văn bản “Ngắm trăng”, “Đi đường” (Hồ chí Minh), giáo
viên đặt câu hỏi cần tích hợp:
-Tích hợp ngang:
+ Tiếng Việt: Từ Hán Việt: nguyệt, nhân, thi gia, trùng san.
+Tập làm văn: Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với biểu cảm, tự sự.
-Tích hợp dọc:
+Thể thơ thất ngơn tứ tuyệt đã học.
+Hình ảnh trăng.
+So sánh cách miêu tả “trăng” của Bác trong bài Ngắm trăng với bài Cảnh
khuya và Rằm tháng giêng.
+Nghệ thuật: điệp ngữ, liên hệ với văn bản Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
+Kĩ năng đọc diễn cảm thơ thất ngơn tứ tuyệt.
-Tích hợp mở rộng:


20


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

+ Giới thiệu, trình chiếu một số tranh ảnh về đề tài: “Bác Hồ ở chiến khu Việt
Bắc”, Bác Hồ với tập thơ Nhật kí trong tù.
+ Kiến thức lịch sử về thời kì đất nước những năm 1940 - 1943 (Khi Bác mới
về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng) cần thiết cho việc cảm thụ thơ.
+Kĩ năng sống: Ý chí nghị lực để vượt khó, tinh thần lạc quan .
+ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong học
sinh.
+...
Một số câu hỏi minh họa như sau:
*Câu hỏi 1: Bài thơ “Ngắm trăng” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em xác định
như thế? Bài thơ có sự kết hợp giữa phương thức miêu tả, biểu cảm và tự sự.
Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài thơ “Ngắm trăng” nói riêng, trong bài văn
biểu cảm nói chung?
*Câu hỏi 2: Cách miêu tả trăng trong bài thơ có gì giống và khác với cách
miêu tả trăng trong văn bản Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.
*Câu hỏi 3: Đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ văn Hồ Chí Minh?
* Câu hỏi 4: Học thơ ca Bác Hồ, em học tập được điều gì ở con người Bác?
Mục đích của hệ thống câu hỏi đặt ra dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản trên là
nhằm tạo cơ hội nhiều nhất cho học sinh được tự mình trải nghiệm cùng bạn
bè tiếp nhận trực tiếp các kiểu loại văn bản để tiến tới mục tiêu bài học. Có
thể nói, tồn bộ hoạt động dạy học văn bản về căn bản là bằng câu hỏi do
thầy thiết kế (hỏi) và học sinh tiến hành thực hiện (trả lời).

3. Giải pháp thứ ba: “Tổ chức cho học sinh khai thác hệ thống “Đọc Hiểu văn bản” theo cấu trúc của bài dạy”.
Trong mỗi tiết dạy Đọc - Hiểu văn bản, các hình thức cấu trúc như tơi đã
nói ở phần trên phải được thể hiện qua các mức độ đậm, nhạt khác nhau qua
các phần cấu trúc bài dạy. Từ hình thức hỏi vươn lên phát hiện, tái hiện để
vươn lên các hình thức hỏi sáng tạo, kích thích năng lực cảm và nghĩ của học
sinh, đồng thời mở ra nhiều hướng tiếp cận cho các em. Trong đó hình thức
câu hỏi nêu vấn đề và lựa chọn kết luận có khả năng rất lớn trong việc khơi
dậy tiềm năng của học sinh. Kết hợp những hình thức câu hỏi đó, tơi tiến
hành tổ chức giờ dạy văn bản với hệ thống câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản theo
ba hoạt động lớn.
3.a. Đọc - Hiểu cấu trúc văn bản:
Hoạt động này hướng các em vào tiếp cận các yếu tố bố cục, chủ đề, thể
thơ, phương thức biểu đạt, tên gọi của văn bản, hình ảnh minh họa trong văn
bản (nếu có)... Hệ thống câu hỏi sẽ giúp các em khai thác vừa như cấu trúc
của tác phẩm văn học vừa như cấu trúc của một kiểu văn bản tương ứng - tức

21


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

là tích hợp được giữa kiến thức văn học (nội dung tác phẩm) với kiến thức
Tập làm văn (kiểu văn bản của tác phẩm) và tri thức Tiếng Việt.
Ví dụ minh họa:
Khi tìm hiểu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh), giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm bố cục của bài thơ bằng cách tìm hiểu đặc điểm của
thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật và so sánh với bài thơ “Vào nhà ngục
Quản Đông cảm tác” (Phan Bội Châu).

Một số câu hỏi minh họa cho bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” khi Đọc- Hiểu
cấu trúc văn bản như sau:
*Câu hỏi 1: Bài thơ này được viết bằng thứ chữ gì? Thuộc thể thơ nào? Nhắc
lại đặc điểm của thể thể thơ này? Nêu tên bài thơ em đã học cùng sáng tác theo
thể loại đó?
*Câu hỏi 2: Tìm bố cục của bài thơ? Em có nhận xét gì về bố cục đó?
*Câu hỏi 3: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và “Vào nhà ngục Quản Đơng cảm
tác” có điểm nào giống nhau và khác nhau về thể thơ, bố cục và phương thức
biểu đạt? (Giống nhau về thể thơ, phương thức biểu đạt, số câu, số chữ, cách
hiệp vần, nghệ thuật đối).
*Câu hỏi 4: Xác định chủ đề của bài thơ?Chủ đề : Chí làm trai.
Với những câu hỏi kiểu như trên, học sinh dễ dàng hiểu được cấu trúc của bài
học mà các em cần khám phá.
3.b. “ Đọc - Hiểu nội dung văn bản”:
Đây là hoạt động trọng tâm của tiết dạy Ngữ văn. Hệ thống câu hỏi mà tơi đề
ra là nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, phân tích các giá trị của văn bản, kết
hợp với kiến thức phân môn Tập làm văn (thể loại của tác phẩm) và các tri
thức Tiếng Việt (từ loại, ngữ âm, biện pháp tu từ...)
Ví dụ minh họa:
Lại quay trở lại bài thơ “ Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh), khi hướng dẫn học
sinh Đọc - Hiểu văn bản, tôi xây dựng hệ thống câu hỏi cho các em tìm hiểu,
khám phá, phân tích về 2 nội dung chính sau:
- Hai câu thơ đầu: Nỗi băn khoăn thơ mộng (Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác).
- Hai câu thơ cuối: Sự kì ngộ giữa người và trăng (Sự giao hòa đặc biệt giữa
người tù thi sĩ với vầng trăng).
Đồng thời kết hợp với việc tích hợp với phân mơn Tiếng Việt (qua việc phát
hiện, phân tích cách sử dụng từ phủ định; sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ,
nhân hóa, câu hỏi tu từ, sử dụng phép đối...). Tích hợp với phân mơn Tập làm
văn qua việc khai thác, tìm hiểu thể thơ tứ tuyệt đường luật vừa có màu sắc
cổ điển (đề tài - vọng nguyệt; thi liệu - rượu, trăng, hoa; thể thơ - tứ tuyệt; cấu

trúc đăng đối; nhân vật trữ tình - phong thái ung dung tự tại, tâm hồn thiết tha
yêu thiên nhiên) vừa mang tinh thần thời đại( hồn thơ lạc quan, luôn hướng
22


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

về ánh sáng, toát lên tinh thần thép) ...
Một số câu hỏi minh họa cho bài thơ “Ngắm trăng” khi đọc hiểu nội dung
văn bản như sau:
*Câu hỏi 1: Câu thơ: "Ngục trung vô tửu diệc vô hoa" được dịch rất sát (Trong
tù không rượu cũng không hoa). Theo em, sự thật nào được nói tới trong câu thơ
này? Tại sao Bác nhắc đến rượu và hoa? Dù không rượu không hoa nhưng trước
cảnh trăng đẹp, tâm trạng của Bác như thế nào?Tâm trạng ấy giúp em hiểu gì về
đời sống tâm hồn của Bác ?
*Câu hỏi 2: Chỉ ra và phân tích nghệ thuật nổi bật có trong hai câu thơ đầu và
cho biết tác dụng của nghệ thuật ấy?
*Câu hỏi 3: Trong bố cục của một bài thơ tứ tuyệt, câu thơ thứ ba đóng vai trị
gì? Nhận xét về vai trị của câu thơ trong bài thơ?
*Câu hỏi 4: Câu thơ dịch "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ", biện pháp nghệ
thuật nào được sử dụng và tác dụng của nó? Câu thơ có điều khác thường:
trăng chủ động nhòm qua khe cửa để đến với nhà thơ, điều này cho thấy đặc
điểm nào trong quan hệ giữa Bác với thiên nhiên?
*Câu hỏi 5: Hai câu thơ cuối diễn tả hoạt động ngắm của người và trăng, tác
giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật đó và
nêu tác dụng? Khi ngắm trăng và được ngắm trăng, người tù bỗng thấy mình
trở thành “thi gia”? Vì sao thế?
+..........

3.c. Đọc - Hiểu ý nghĩa văn bản:
Đây là hoạt động khái quát bài học về nội dung và hình thức văn bản để một lần
nữa tích hợp ngang giữa Văn học -Tiếng Việt - Tập làm văn. Hệ thống câu hỏi
phần này thường ở dạng cảm nhận, đánh giá, nhận xét và mang tính tổng hợp.
Ví dụ minh họa:
Hệ thống câu hỏi Đọc - Hiểu ý nghĩa văn bản của văn bản “Ngắm trăng” (Hồ
Chí Minh).
*Câu hỏi 1: Ngắm trăng được viết trong những năm Bác bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam đầy khó khăn, gian khổ. Qua hồn cảnh ấy, em
cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn và phong thái của Bác?
* Câu hỏi 2: Cuộc ngắm trăng diễn ra trong điều kiện khơng bình thường,
nhưng lại thuộc về một nhu cầu rất bình thường của tâm hồn Bác. Theo em,
đó là nhu cầu nào? Nhu cầu ấy phản ánh vẻ đẹp nào trong tâm hồn và cách
sống của Bác? Từ đó em hiểu gì về ý nghĩa của bài thơ?
* Câu hỏi 3: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét "Thơ Bác đầy
trăng". Em hiểu nhận xét này khái quát đặc điểm nào trong nội dung thơ Bác?
Hãy kể tên các bài thơ có hình ảnh trăng của Bác mà em đã đọc?

23


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

4. Bài tập rèn luyện năng lực Đọc – Hiểu văn bản thơ trữ tình.
1. Cho câu thơ sau: “Khi con tu hú gọi bầy”.
a) Viết các câu thơ tiếp theo để kết thúc phần 1 của bài thơ và cho biết đoạn thơ
em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Thể thơ và phương thức biểu đạt chính?

c) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn vừa chép?
d)Trong bài thơ, tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần? Hãy tìm hiểu ý nghĩa, giá
trị liên tưởng mà âm thanh của tiếng chim tu hú gợi lên? (Trình bày 5-7 dịng).
e) Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 cũng có một số tác phẩm được sáng tác
khi tác giả đang ở trong cảnh tù đày. Kể tên hai bài thơ và nêu tên tác giả?
2. Cho câu thơ: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang" ("Tức cảnh Pác Bó" - Hồ Chí
Minh)
a) Chép tiếp những câu thơ cịn lại để hồn thiện bài thơ, thống kê những hình
ảnh của thiên nhiên và nêu rõ mối quan hệ của các hình ảnh này với nhân vật
trữ tình trong bài thơ?
b)Có mấy cách hiểu về 3 chữ “vẫn sẵn sàng” ở câu thứ 2? Em chọn cách hiểu
nào? Vì sao?
c) Em có cảm nhận như thế nào về giọng điệu riêng và tinh thần chung của bài
thơ? Những yếu tố nào giúp em cảm nhận được như vậy?
d) Bài thơ Tức cảnh Pác Bó tưởng như nói chuyện hàng ngày ở Pác Bó nhưng
lại kết thúc bằng một câu thơ đầy ý nghĩa: Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Cuộc sống thật gian khổ, nhưng lại thấy Người rất vui, coi đó là “sang”. Em
giải thích điều đó như thế nào? Từ đó em hiểu thêm điều cao q nào ở con
người Hồ Chí Minh ?(Trình bày 5-7 dòng).
e). Hãy sưu tầm và ghi chép lại những câu thơ nói về niềm vui với cái nghèo,
vui vì sống hoà với thiên nhiên của Bác cũng như của các nhà thơ khác. Tìm
hiểu sự giống và khác nhau giữa các câu thơ đó?
3. Cho câu thơ: “ Trong tù không rượu cũng không hoa
...............................................”
a. Chép liên tiếp ba câu thơ còn lại của bài thơ và cho biết tên tác giả,tên tác
phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Căn cứ vào số câu, số chữ, hãy nêu đặc
điểm của thể thơ và sự sáng tạo của Bác trong việc sử dụng thể thơ đó?
b) Khi ở Pác Bó, giữa khó khăn, thiếu thốn, Bác Hồ vẫn ung dung, lạc quan
với: "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng". Lần này khi ở trong ngục tù, vì sao
Bác lại nói đến cảnh: "Trong tù khơng rượu cũng khơng hoa"?

c) Ba chữ "nại nhược hà" trong câu thơ thứ hai có nghĩa là gì? Ý nghĩa ấy giúp
ta hiểu được điều gì về tâm trạng của Bác trong hai câu thơ đầu?
d) Kể tên những bài thơ viết về trăng của Bác mà em biết. Cuộc “Ngắm trăng”
trong bài "Vọng nguyệt" và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ
24


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

khác của Bác có gì đáng chú ý?
e) Nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác? ( Trình bày 5- 7 dịng)
4. Bài thơ "Ơng đồ" -Vũ Đình Liên được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có
tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ? Kết cấu của bài
thơ có điều gì đặc biệt? Lối kết cấu ấy có ý nghĩa gì? Kể tên một bài thơ mà em
đã học trong chương trình Ngữ văn cấp THCS cũng được tác giả sử dụng kết cấu
ấy? Nêu tên tác giả, tác phẩm?
5. Phân tích những điều em cảm nhận là hay trong các câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngồi giời mưa bụi bay.
- Những người mn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ? ("Ơng đồ" - Vũ Đình Liên)
6. Cho câu thơ:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
........ ..................... ..................... ........."
a) Chép liên tiếp 9 câu thơ cịn lại để hồn thiện khổ thơ và cho biết tên tác giả,
tên tác phẩm; chỉ ra những câu nghi vấn? Dấu hiệu nào về mặt hình thức cho

biết đó là câu nghi vấn?
b) Bài thơ em vừa nêu được xem là bài thơ mới tiêu biểu. Chỉ ra những điểm
"mới" của bài thơ?
c) Vì sao có thể nói: Bài thơ thể hiện tâm sự của người dân mất nước lúc bấy
giờ? Đó là tâm sự gì? Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em còn được học một
bài thơ khác cũng thể hiện tâm sự mất nước. Nêu tên bài thơ và tên tác giả?
d)Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân
Việt Nam đầu thế kỉ XX, em có suy nghĩ gì về cuộc sống hịa bình tự do ngày
nay (trình bày bằng một đoạn văn khoảng ½ trang).
7....

25


×