Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.28 MB, 24 trang )

SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG

SÁNG KIẾN KINH NGHỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 3-4 TUỔI
Lĩnh vực:

Giáo dục mẫu giáo

Cấp học:

Mầm non

Tác giả:

Nguyễn Thị Hường

Đơn vị công tác:

Trường mầm non Đan Phượng

Chức vụ:

Giáo viên

NĂM HỌC : 2019 - 2020

0/15



SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều các bậc phụ huynh có
ít thời gian quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và
không thể tự lo cho bản thân, thiếu khả năng tự lập và thường hay dựa dẫm vào
người lớn. Việc trẻ thiếu kỹ năng sống cơ bản, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích
kỷ, vơ tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn
cho sự phát triển của trẻ, khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng. Nhưng
thời gian gần đây, nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều phụ huynh
quan tâm. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, các
trung tâm dạy kỹ năng tự phục vụ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy trẻ kỹ
năng sống như thế nào lại là một vấn đề cần đặt ra nhiều câu hỏi.
Ở Việt nam, những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã bước
đầu đưa kỹ năng tự phục vụ vào trong hệ thống giáo dục trong đó có giáo dục
mầm non.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang nền tảng rất quan
trọng đối với việc giáo dục sau này.Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non
nớt, rất trong sáng và dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu bên
ngoài. Ơ lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ đến
nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau này. Chính vì vậy người lớn chúng
ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ.
Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp
thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, đồng thời trẻ rất dễ bộc
lộ cảm xúc, chưa có nhiều kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn
hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ cịn thụ
động, khơng biết ứng phó với các tình huống nguy cấp, khơng biết tự bảo vệ

mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác…. Do đó, việc
dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết bởi kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển
cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ
tuổi mầm non.
Nhiều người cho rằng trẻ (3-4) tuổi chỉ cần nhất là được chăm sóc tốt về
thể chất, còn học tập nên để tới giai đoạn sau. Song theo các nghiên cứu khoa
học, đây là “thời kỳ vàng”, là cơ hội khai mở những tiềm năng phát triển ở trẻ
nếu được dạy dỗ và sinh hoạt ở môi trường phù hợp, giai đoạn này trẻ cần được

1/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
học hỏi những kỹ năng và kiến thức cơ bản ngay ở (3-4) tuổi để tạo nền tảng cho
sự phát triển tồn diện và hình thành nhân cách ban đầu ở độ tuổi mầm non.
Chính vì vậy là một giáo viên mầm non, hiện đang chủ nhiệm lớp mẫu
giáo bé (3-4) tuổi tôi luôn trăn trở rất nhiều về việc làm sao phải giáo dục cho trẻ
biết ứng xử tốt với mọi tình huống hồn cảnh trong cuộc sống đời thường một
cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. đã suy nghĩ và nghiên cứu
tài liệu lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ 3-4 tuổi ” đây là vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục mầm non nói
chung và ở lứa tuổi 3-4 tuổi nói riêng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Xã hội hiện nay nảy sinh những vấn đề phức tạp (trẻ em thì bị người lạ
bắt cóc, con cái thì nghỗ nghịch với cha mẹ, xả rác bừa bãi, làm ồn nơi công
cộng, …), hay những hiểm nguy không lường trước (một đứa trẻ bị chết khi bị
bỏ quên trên xe, đi tắm bị đuối nước, sờ vào ổ điện bị thương nghiêm trọng, xem
nhiều điện thoại, khơng thích giao tiếp với người khác…), địi hỏi con người
phải có kỹ năng, kiến thức để hạn chế những điều không hay xảy ra. Giáo dục
kỹ năng sống giúp trẻ biến những kiến thức được học thành thái độ, giá trị, thói

quen lành mạnh, kỹ năng ứng phó và vượt qua những rủi ro. Giúp trẻ có được
một cuộc sống an tồn, chất lượng và hạnh phúc trong một xã hội hiện đại với
văn hóa đa dạng và nền kinh tế phát triển hội nhập.
Chính vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống đúng cách cho trẻ ngay từ bậc
mẫu giáo là việc vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ. Mỗi độ tuổi trẻ
phát triển rất khác nhau vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần
phải phù hợp và đúng phương pháp. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả khơng dễ dàng gì đối với tất cả
giáo viên mầm non. Với đề tài này, tơi biết được có rất nhiều đồng nghiệp đã
nghiên cứu, nhưng với tơi nó có điểm mới là tơi xác định rõ kỹ năng cần có của
một trẻ từ 3- 4 tuổi là: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, Kỹ
năng biết chia sẻ, hợp tác với bạn, biết quan tâm đến môi trường, biết giữ gìn
sức khỏe và an tồn.
Trẻ 3-4 tuổi, thế giới quan rất rộng mở. Trẻ rất tò mò về thế giới xung
quanh hay thích khám phá, giai đoạn này trẻ cũng tiếp thu và học hỏi mọi thứ
xung quanh rất nhanh. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở giai đoạn
này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tích cực. Trẻ có thể hịa nhập cuộc sống nhanh
chóng, xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Có kỹ năng chăm sóc
và tự bảo vệ bản thân khỏi nhũng nguy hiểm bất ngờ trong cuộc sống. Ham học

2/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
hỏi, lĩnh hội và tự làm giàu vốn kiến thức của chính mình. Giúp trẻ phát triển
toàn diện về nhân cách và đi đúng hướng.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là góp phần giúp trẻ phát triển toàn
diện đồng thời nhằm đánh giá khả năng sống của trẻ 3-4 tuổi và tìm ra một số
kinh nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng tự phục vụ trong trường mầm non.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT- THỰC NGHIỆM
- Đối tượng : Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp lí luận.
+ Phương pháp trực quan, đàm thoại.
+ Phương pháp thực tiễn
+ Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
- Phạm vi áp dụng: 26 trẻ lớp 3 tuổi C4.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9- 2019 đến tháng 3- 2020.
B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Tình trạng khi chưa thực hiện.
Năm học 2019-2020, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3 tuổi C4,
tơi nhận thấy có 1 số thuận lợi và khó khăn sau:
a.Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục Đan Phượng ngay từ đầu năm
học đã tổ chức lớp học kỹ năng sống cho các giáo viên trong các trường mầm
non tồn huyện.
BGH nhà trường ln tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao
chuyên môn và mua sắm cũng như bổ sung trang bị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ
chơi đảm bảo cho hoạt động, phòng học có diện tích rộng rãi, thoải mái, thống
mát, có đủ ánh sáng.
50% phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về chương trình chăm sóc ni
dưỡng giáo dục của con mình.


3/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự
học hỏi, nghiên cứu tài liệu để phát triển về chuyên môn nghiệp vụ và nắm được
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, những xu hướng phát triển của trẻ.
b. Khó khăn:
* Về phía trẻ: Đầu năm học lớp tiếp nhận 12/26 cháu mới, phần lớn các
cháu đều là từ nhà trẻ chuyển lên, trẻ được cô giáo chăm sóc và làm hộ trẻ rất
nhiều, trẻ chưa có cách giao tiếp lễ phép, hay nói leo, nói trống khơng, trả lời
khơng trọn vẹn câu, có một số cháu cịn chưa biết nói hoặc nói chưa thạo, có
cháu thì q rụt rè ngại giao tiếp.
* Về phía gia đình trẻ: Phụ huynh chưa quan tâm đúng mực đến việc giáo
dục kỹ năng sống cho con em mình mà chỉ lo cơng việc, kiếm thật nhiều tiền để
cho con có cuộc sống đầy đủ, thuê giúp việc chăm sóc cho con, cơm ăn có người
xúc, quần áo có người mặc hộ, ngã thì có người nâng, ăn xong vứt rác bừa bãi,
trẻ đến lớp thì ích kỷ chỉ thích chơi một mình, khơng chia sẻ với bạn, khơng giao
lưu với các bạn. Bên cạnh đó, cịn có nhiều bậc phụ huynh rất nóng vội trong
việc dạy con, hay chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ khơng có kỹ năng
tự phục vụ, khơng biết mình nên làm hay khơng nên làm điều gì.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Xác định đề tài nghiên cứu của mình, ngày từ đầu năm học sau khi tiếp
nhận lớp tôi thường xuyên quan tâm theo dõi trẻ tôi thấy:
Phần lớn các cháu lần đầu đi lớp nên còn nhiều ngỡ ngàng và lúng túng.
Khi cơ nói, trẻ chưa biết tập trung để lắng nghe nên khả năng tự phục vụ cịn hạn
chế. Có nhiều cháu nói chưa tốt, chưa biết một số thói quen tự phục vụ đơn giản
như: Không biết cách lấy nước uống, không biết tự đi vệ sinh, không biết đi
giầy, khơng tự cầm thìa xúc cơm ăn, cịn chơi đồ chơi tự do, chưa biết chia sẻ
cùng bạn, chưa biết chờ đến lượt hay làm theo cảm hứng. Một số trẻ có kỹ năng

tự phục vụ rất tốt nhưng lại thiếu tính chủ động, ln chờ người lớn nhắc nhở thì
mới chịu làm.
Nhiều trẻ chưa có thói quen giao tiếp: Nói cho qua khơng chú ý đến đang
nói chuyện với ai, hay xen ngang vào các cuộc trò chuyện của người khác.
Một số trẻ cịn có những hành vi khơng an tồn như trèo lên lan can, trèo
lên ghế, bàn hay chạy, nhảy lung tung, có bạn cịn cầm đồ chơi cho vào miệng.
(Bảng minh chứng điều tra số liệu đầu năm)
Từ những tình trạng thực tế mà tơi đã nêu ở trên, là giáo viên đứng lớp,
bản thân tơi rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp nhằm
giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
4/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
1. Biện pháp 1: Xây dựng nội dung, kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cả
năm học cho trẻ.
Đối với trẻ 3-4 tuổi thì nhận thức của trẻ còn hạn chế. Trẻ nhanh nhớ nhưng
cũng nhanh qn. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải có thời
gian và kiên trì. Việc tổ chức cho trẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ thể, được
tiến hành thường xuyên và không ngừng sáng tạo, có như vậy mới gây được
hứng thú cho trẻ
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, và khả năng mức độ mà trẻ có thể đạt
được, ngay từ đầu năm học sau khi tiếp nhận lớp tôi và các giáo viên trong khối
cùng xây dựng kế hoạch rèn trẻ kỹ năng sống theo từng thời gian cụ thể như sau:
STT
Thời gian
Yêu cầu cần đạt
- Dạy trẻ nhận biết kí hiệu riêng của mình (kí hiệu
1

Tháng 9/2019
trên khăn, ca cốc, vở…), đồ dùng cá nhân và cất
đúng nơi quy định.
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp và khi ra về
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
2

Tháng 10/2019

3

Tháng 11/2019

4

Tháng 12/2019

5

Tháng1/ 2020

6

Tháng 2/2020

- Rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt đúng cách.
- Biết giữ gìn đồ chơi và cất dọn đồ chơi đúng nơi
quy định sau khi chơi
- Biết vệ sinh răng miệng thường xuyên (uống nước,
súc miệng nước muối sau khi ăn).

- Dạy trẻ trao đổi nhỏ tiếng vừa đủ nghe.
- Trẻ có nề nếp học tập và kỹ năng chơi.
- An toàn khi sử dụng đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ biết xếp hàng chờ đến lượt khi tham gia các
hoạt động.
- Đi đứng nhẹ nhàng khơng chạy nhảy khơng lê giày
dép.
- Dạy trẻ có thói quen tự phục vụ trong giờ ăn.
- Trẻ biết chào hỏi khi có khách đến lớp.
- Cách đảm bảo an tồn khi chơi với động vật
- Trẻ có thói quen tự phục vụ trong giờ ngủ
- Biết đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định.
- Biết rửa tay khi chơi bẩn, trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh.
- Biết giơ tay phát biểu khi muốn nêu lên ý kiến.
- Xử lý khi gặp người lạ
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cơ.
- Trẻ có thói quen ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự.
- Biết tự xúc cơm ăn.
- Biết chào cô, chào bố mẹ, chào khách một cách tự
5/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
giác.
- Biết cài khuy áo, tự đi dép, giầy, đội mũ, mặc áo.
- Biết cởi ba lô, mũ, áo.
- Cách xử lý khi bị lạc, không đi theo người lạ.
- Trẻ biết chú ý lắng nghe khi người khác nói.
- Biết cảm ơn, xin lỗi, nhận đồ bằng 2 tay từ người

7
Tháng 3/2020
khác.
- Biết chơi cùng bạn, nhường nhịn bạn khi chơi.
- Biết trả lời dạ, thưa khi người lớn hỏi.
- Cách đảm bảo an tồn khi tham gia giao thơng
- Dạy trẻ kỹ năng ngồi đúng tư thế, không trao đổi to
8
Tháng 4/2020
và không chạy nhảy trong giờ học.
- Trẻ biết giữ vệ sinh trong và ngồi lớp, vệ sinh nơi
cơng cộng, biết bỏ rác vào thùng rác.
- Cách phóng tránh khi gặp mưa bão, sấm sét
9
Tháng 5/2020
- Rèn trẻ kỹ năng hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Trẻ biết cách giao tiếp với người lớn, và các bạn
trong lớp.
- Lấy đồ dùng học tập khi tham gia hoạt động học
- Tự chuẩn bị bàn, ghế trước giờ học và giờ ăn.
Bên cạnh đó tơi cịn lồng ghép những kỹ năng khác vào các hoạt động
trong ngày của bé cho phù hợp: như chăm sóc cây xanh khi cho trẻ hoạt động
góc, hoạt động ngồi trời.
Căn cứ theo kế hoạch đã xây dựng tơi thực hiện dạy trẻ kỹ năng tự phục
vụ và kỹ năng sống theo từng thời điểm, thời gian phù hợp, điều đó giúp cho
cơng việc của tơi ln thuận lợi, khơng bị chồng chéo cơng việc.
2.Biện pháp 2: Hình thành cho trẻ có kỹ năng tự ý thức
Tập cho trẻ có những hành động tự ý thức ngay từ nhỏ, bắt đầu từ những
việc đơn giản, chính là biện pháp tốt nhất để gieo vào tâm hồn trẻ ý thức tự chủ
trong mọi hành vi ứng xử sau này. Ở lớp tơi thường cho trẻ tự cất đồ dùng của

mình như ba lô, dép, các đồ dùng cá nhân như mũ, sữa, sách vở,… để trẻ tự ý
thức được mỗi người có đồ dùng riêng của mình, khơng dùng của người khác,
đồng thời hình thành ý thức trách nhiệm biết cách giữ gìn đồ dùng của mình. Cơ
khơng nên làm hộ trẻ nhiều lần sẽ làm cho trẻ có tính ỷ lại. (Ảnh minh họa trẻ
cất ba lô, cất dép, bê ghế)
Ý thức về bản thân được hình thành từ khi trẻ chập chững biết đi, từng
bước khám phá thế giới xung quanh, lúc trên một tuổi. Nhưng sự nhận thức về
cái tôi, phân biệt được bản thân, biết rõ về cơ thể thì chỉ khi trẻ lên ba tuổi. Trẻ
bắt đầu mở rộng mối quan hệ với những trẻ khác, biết quan tâm đến những
người và sự kiện xung quanh mình, biết chơi chung với bạn bè. Đây là thời điểm
6/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
thích hợp để giúp trẻ có được ý thức về tự giác và bắt đầu có sự phát triển về trí
tuệ cảm xúc cũng như về tư duy logic. Để dạy trẻ người lớn thường nói với trẻ là
con phải ngoan, con phải biết tự đánh răng mỗi sáng, tự lấy quần áo ra mặc, khi
chơi xong biết tự cất đồ chơi nếu khơng thì lần sau sẽ khơng được chơi nữa.
Điều đó chỉ đúng với suy nghĩ của người lớn, chứ không đúng với sự nhận thức
và tư duy của một trẻ lên ba. Trẻ có thể làm nhưng thường chỉ thực hiện khi bị
nhắc nhở nhiều lần. Nói cách khác, u cầu thì hoàn tất nhưng ý thức tự giác vẫn
là con số 0, thậm chí cịn hình thành tính chống đối, khơng bắt buộc thì sẽ khơng
làm. Vậy nên tơi đã thay đổi hoạt động mang tính bổn phận thành những trị
chơi. Đối với trẻ em trị chơi chính là hoạt động rất nghiêm túc.
Ví dụ: Trị chơi “Thi ai nhanh”
Tơi chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có một rổ. Nhiệm vụ của các nhóm là
thi xem nhóm làm nhặt được nhiều rác nhất và nhanh nhất. Hay muốn cho trẻ tự
giác cất đồ chơi, thì tơi thường tổ chức thành trị chơi “ truy tìm kho báu” xem
bạn nào nhặt được nhiều kho báu nhất. Không phải chỉ biến việc dạy trẻ thành
trị chơi mà việc giúp trẻ hình thành ý thức tự giác vẫn đòi hỏi một số nguyên

tắc.(Ảnh minh họa trẻ vệ sinh góc sáng tạo)
Thứ nhất là hãy để cho trẻ tự làm, ngay cả khi có sai sót, vì như thế trẻ mới
biết và rút kinh nghiệm.
Thứ hai là đảm bảo tính nhất qn. Trẻ khơng thể hình thành tính tự giác, nếu
các hoạt động thường xuyên thay đổi về thời gian và cách thức.
3. Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động trong ngày
Việc rèn kỹ năng sống ngay từ nhỏ là vô cùng cất thiết đối với trẻ mầm non.
Nếu các con khơng có kỹ năng sống, các con sẽ không thể chủ động và tự lập
trong cuộc sống hiện tại.
Dạy trẻ kỹ năng sống không giống như các hoạt động khác, nó khơng được
thực hiện theo một chương trình cố định, hay một giờ học chính khóa nào đó mà
nó thường được lồng ghép, đan xen vào các hoạt động trong ngày. Nó cần được
lặp đi lặp lại nhiều lần giúp trẻ dần hình thành thói quen, hình thành ý thức.
Chính vì vậy tơi thường lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt
động trong ngày.
* Thơng qua giờ đón trẻ:
Lớp tơi phần lớn các cháu lần đầu đi lớp nên hầu như trẻ không cất được ba
lơ của mình hoặc có khi cất được lại nhầm tủ, có những trẻ khơng biết tự đi và
tháo giầy dép của mình mà vẫn phụ thuộc vào người lớn.
Bằng kinh nghiệm của mình, khi trẻ đến lớp tôi đưa từng trẻ ra nhận tủ và
hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân của mình, sau khi trẻ về tôi hướng dẫn trẻ
7/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
cách mở và lấy đồ dùng của mình. Sau một thời gian thực hành và trải nghiệm,
trẻ lớp tơi khi đến lớp có thể tự cất và lấy đồ dùng cá nhân của mình, biết tháo
giầy dép và sắp xếp gọn gàng. Những việc tưởng chừng như đơn giản này giúp
cho trẻ rất nhiều trong ý thức thực hiện nội quy cũng như ý thức giữ gìn đồ dùng
cá nhân của mình khơng cịn ỷ lại, phụ thuộc vào bố mẹ nữa

Khi đón trẻ tơi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ biết lễ phép
chào cô giáo, chào bố mẹ, hỏi han bạn khi bạn buồn bạn mệt và tơi trị chuyện
với trẻ về những việc trẻ đã làm được ở nhà và khi đến lớp.
* Thông qua các hoạt động học:
Cũng như các hoạt động khác , hoạt động học cũng góp phần rèn kỹ năng
sống hiệu quả. Với mỗi hoạt động tơi quan sát, tìm tịi để lựa chọn hình thức
giúp trẻ hình thành ý thức tự phục vụ một cách tốt nhất.
Ví dụ 1: Giờ học làm quen với tốn; Tơi đã hướng dẫn trẻ và cho trẻ lấy đồ dùng
để theo tổ, trẻ ở tổ nào sẽ tự về tổ đó và lấy đồ dùng của mình để học. ngồi ra
tơi cịn để cả bộ đồ dùng gồm nhiều chi tiết và tôi yêu cầu trẻ chọn chi tiết cho
buổi học để phát triển óc tư duy cho trẻ giúp trẻ hình thành ý thức tự phục vụ và
khả năng chăm sóc bản thân một cách hiệu quả.
- Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện.
Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì
vậy, tơi thường kể chuyện cho trẻ nghe và thông qua nội dung các câu chuyện để
rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự
nguyện.
Ví dụ 2: Giờ học làm quen với văn học; Qua câu chuyện “Gấu con bị sâu răng”
Cơ đàm thoại cùng trẻ:
+ Vì sao gấu con bị sâu răng?
+ Gấu đã làm gì để bảo vệ rang miệng của mình?
Thơng qua câu truyện tơi giáo dục trẻ biết giữ gìn về sinh, đánh răng hàng
ngày và cho trẻ thực hành các thao tác đánh răng.
Ví dụ 3: Giờ học phát triển thể chất: Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết
siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập phải chờ đến
lượt, khơng chen lấn xơ đẩy nhau.
Ví dụ 4: Giờ học khám phá:
Yêu cầu trẻ thực hành trải nghiệm “Sự hòa tan của đường và muối trong nước”
quan sát và đưa ra nhận xét vì sao muối và đường tan được trong nước, khi tan
trong nước nó có đặc điểm gì giống và khác nhau. Thơng qua giờ học tơi rèn cho

trẻ kỹ năng giót nước.(Hình ảnh minh họa KN giót nước)

8/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
Hay như hoạt động khám phá “Một số đồ dùng đồ chơi trong gia đình”
qua hoạt động nhận biết các đồ dùng trong gia đình, tôi cho trẻ nhận biết luôn
một số đồ dùng gây nguy hiểm và cách sử dụng an toàn với chúng.
Qua giờ học âm nhạc, tôi thấy âm nhạc là phương tiện giáo dục trẻ 1 cách
nhẹ nhàng và hiệu quả, tơi thường chọn các bài hát có lời ca dễ hiểu, có nội
dung giáo dục phù hợp với trẻ nhắc nhở trẻ 1 số thói quen vệ sinh thân thể.
Ví dụ 5: Dạy trẻ bài hát: “Rửa mặt như mèo, Anh tý sún, tập đánh răng”. Qua
những bài hát này đã giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ
Ví dụ 6: Tiết khám phá “Bé làm gì khi đi chơi khi bị lạc đường”. Cơ tạo tình
huống để giúp trẻ biết cách xử lý: Bé phải làm gì? Phải tìm sự giúp đỡ từ ai?
Phải cung cấp cho họ những thơng tin gì? Sau đó đưa ra các giải pháp để trẻ
thảo luận và chọn phương án cho mình:
+Nếu bị lạc đường, trẻ cần bình tĩnh, khơng kêu khóc mà đứng im tại chỗ để chờ
cha mẹ quay lại tìm
+Nếu chờ một lúc mà khơng thấy bố mẹ trẻ có thể tìm đến những người đáng tin
cậy như chú bảo vệ,cô bán hàng, công an ở nơi gần nhất.
+ Trẻ nói với người đáng tin cậy, địa chỉ nhà mình, số điện thoại của cha mẹ,
nhờ họ giúp hoặc nhờ phát thanh lên loa công cộng để bố mẹ đón về.
+ Khi bị lạc khơng nên đi theo bất kỳ người lạ nào, vì có nguy cơ bị bắt cóc.
Nếu có người cố tình kéo đi, thì trẻ phải la hét to lên “Đây khơng phải là bố mẹ
cháu, cháu bị bắt...”Thơng qua đó giúp trẻ hình thành được kỹ năng tự bảo vệ
bản thân, kỹ năng giao tiếp với người lạ, kỹ năng xử lý tình huống. (Ảnh minh
họa trẻ xử lý khi gặp người lạ).
* Thông qua hoạt động vui chơi

Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở
lứa tuổi mầm non. Qua vui chơi khơng những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng
sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ
thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những
người xung quanh.
Thông qua hoạt động vui chơi rèn cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm,
hơn nữa khi hoạt động theo nhóm sẽ giúp trẻ biết quan tâm chia sẻ hợp tác với
mọi thành viên của nhóm để hồn thành cơng việc.
Ví dụ: Ở góc chơi xây dựng: Khi nhận nhiệm vụ xây dựng cơng trình trẻ
sẽ phải phối hợp với nhau, phân cơng nhiệm vụ để hồn thành cơng trình của
mình
Thơng qua hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm với nhiều vai
chơi khác nhau phản ánh trong cuộc sống người lớn, tôi tiến hành lồng kỹ năng
9/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
tự phục vụ vào vui chơi. Qua đó trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời nói
nhẹ nhàng, ân cần lễ phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay,
luôn được thể hiện. Trong q trình trẻ chơi tơi ln theo dõi, lắng nghe để kịp
thời uốn nắn trẻ khi có hành vi và cách sử sự chưa đúng. Qua đó giúp trẻ hình
thành thói quen văn minh trong giao tiếp.
Ví dụ: Chơi bán hàng: Trẻ đóng vai bán hàng sẽ phải hỏi khách :“Bác muốn
mua gì ạ?” Trẻ đóng vai mua hàng sẽ phải nói món đồ mình cần mua và nhận
bằng hai tay.
Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng
xử, chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người.
Ví dụ: Chơi bác sĩ: Dạy trẻ kỹ năng xếp hàng chờ đến lượt
Đây là kỹ năng mà hầu hết người lớn chúng ta không để ý khi tham gia vào
các hoạt động chung. Nhưng hãy cố gắng tập cho trẻ làm quen và đứng xếp

hàng ngay từ nhỏ để dần dần thay đổi được cách ứng xử thiếu văn hóa nơi cơng
cộng là sự chen lấn nhau.
Ở lớp, tôi rèn cho trẻ thói quen xếp hàng khơng chen ngang xơ đẩy bạn, khi
tham gia hoạt động nào đó như: Xếp hàng khi uống nước, khi lau mặt, rửa tay,
xếp hàng khi cất ghế…
* Thông qua hoạt động đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe:
Tôi luôn tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống như những
giờ hoạt động góc ở một nhóm nhỏ, hoặc đọc sách trẻ nghe trong giờ trưa đối
với những trẻ khó ngủ.
Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo
đức cho trẻ, giúp trẻ hồn thiện mình, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương
con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh, gợi mở tính tị
mị, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.
Ví dụ để giáo dục kỹ năng giao tiếp, lễ giáo và ứng xử với mọi người tôi
thường đọc thơ cho trẻ nghe các bài : “Dạ vâng”, “Lời chào”, “Nhận quà”,
“Biết lỗi”,…Hay để giáo dục kỹ năng đảm bảo an tồn khi tham gia giao thơng
có truyện “Qua đường”. Sưu tầm những mẩu chuyện mang tính giáo dục cao để
kể cho trẻ nghe.
* Qua việc tổ chức bữa ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ:
Ngoài các hoạt động giáo dục thì hoạt động chăm sóc ni dưỡng là cơ hội
không thể thiếu để rèn kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân,
tự dọn đồ đạc, chia sẻ và giúp đỡ người khác (như: Kỹ năng rửa tay bằng xà
phòng, đánh răng, rửa mặt, vệ sinh ăn uống, lấy gối, xếp gối, cởi quần áo, chải
chiếu, cất bàn, lau bàn…)
10/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
Ví dụ trong giờ ăn: Trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh
trong ăn uống: Trẻ biết mời cô, mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi

ăn, biết giữ vệ sinh chung và hành vi văn hoá như khơng nói chuyện trong khi
ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay che miệng, biết nhặt cơm
rơi bỏ vào đĩa và lau tay.(Ảnh minh họa giờ ăn)
Khi tổ chức giờ ngủ cho trẻ, tôi dạy trẻ biết tự trải chiếu, lấy, kê gối và cất gối
đúng nơi quy định, biết lau chùi chân trước khi lên gường, đi nhẹ, nói khẽ.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, nhằm đảm bảo tính liên
tục để mỗi kỹ năng, phẩm chất mới được hình thành sẽ trở thành thói quen,
thành thuộc tính vững chắc trong nhân cách trẻ.Tuy nhiên khơng nên lạm dụng
tích hợp q nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như
sẽ gây tâm lý nặng nề cho trẻ khi tham ra vào các hoạt động. Sau mỗi hoạt động,
tôi nhận xét đánh giá các kỹ năng đạt được trên trẻ bởi đây cũng là một trong
những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất hiệu quả.
4.Biện pháp 4: Giáo viên làm tấm gương cho trẻ:
Trẻ 3- 4 tuổi rất hay bắt chước người lớn. Chính vì vậy khơng phương pháp nào
hiệu quả bằng phương pháp “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Cô giáo là
tấm gương để trẻ soi vào, để trẻ học làm người. Khi cô giáo dạy trẻ, cô phải chú
ý về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề của mình vì
đó là những gì mà trẻ sẽ cảm nhận được đầu tiên.
Nhận thức được điều đó nên tơi ln chú ý đến cách đi đứng, ăn mặc, nói
năng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, phù hợp với đạo đức nhà giáo. Tự tạo
cho mình phong thái nhẹ nhàng, từ tốn, ngăn nắp, tự tin, ăn mặc kín đáo, lịch sự
trước trẻ. Trong giao tiếp với mọi người xung quanh lễ phép với người trên, tơn
trọng đồng nghiệp, nói đủ nghe, hồ nhã với phụ huynh, không ngồi ăn trước
mặt trẻ. Đặc biệt khi giao tiếp với trẻ ln bình tĩnh, lắng nghe, giải thích các
thắc mắc của trẻ rõ ràng, nhẹ nhàng. Khơng được qt mắng, doạ nạt trẻ, phê
bình trẻ trước mặt trẻ khác.
Ví dụ: Dạy trẻ biết cách xưng hơ đúng mực thì khi giao tiếp với phụ huynh, giáo
viên cần xưng hô chị với em hoặc cô với mẹ, cháu với ơng, bà...Với trẻ thì xưng
hơ cơ và cháu hoặc cơ và các con...Từ đó trẻ sẽ hình thành ý thức thói quen biết
cách xưng hơ lễ phép với người lớn và mọi người xung quanh.

Để dạy trẻ nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì trong
mối quan hệ đồng nghiệp với nhau, giữa cơ giáo và trẻ....cơ giáo phải ln chủ
động nói lời cảm ơn, kể cả cảm ơn trẻ. Lặp đi lặp lại những hành vi này trẻ sẽ
nhanh chóng bắt chước theo cơ giáo. Từ đó giúp trẻ có ý thức và thực hành cách
nói cảm ơn với người khác.
11/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
Khi trẻ chưa ngoan cô giáo cần nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng, khơng nói nặng
lời, trẻ sẽ sợ hãi. Tuy nhiên cô giáo cũng cần có thái độ dứt khốt khi trẻ tỏ ra
khơng lễ phép. Chẳng hạn, khi trẻ đến lớp không chào cô, không chào các bạn,
cô nên nhắc nhở nhẹ nhàng: “Con chào cô và các bạn đi nào!” Hoặc “Bạn Phạm
Hưng ngoan hơn nếu tự mình biết chào cơ vào lớp, chào mẹ con đi học’’...
Những việc này tưởng như đơn giản nhưng nếu khơng tự ý thức rèn
luyện mình thì khó có thể thực hiện được. Bởi giáo viên cũng là con người, cũng
có những cảm xúc vui buồn của cá nhân nhưng trước trẻ ta phải biết kiềm chế để
khi bên trẻ đúng với nghĩa là người mẹ thứ hai của trẻ đó là sự u thương, trìu
mến, gần gũi, ân cần, sự dịu dàng dành cho trẻ, để trẻ mãi ngân lên câu hát:
“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giao như mẹ hiền”.
5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Song song với việc thực hiện biện pháp giáo dục trên, là giáo viên chủ
nhiệm lớp, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia
đình và nhà trường.Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là chuyện một
sớm một chiều mà là cả một quá trình. Các kỹ năng sống phải được giáo dục,
rèn luyện đồng nhất thì mới bền vững và thành kỹ năng. Nếu chỉ dạy kỹ năng
cho trẻ ở trường thơi thì chưa đủ. Bên cạnh đó, mơi trường gia đình rất thích hợp
để giáo dục kỹ năng cho trẻ. Trẻ được tiếp thu các kỹ năng thông qua gia đình
một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà hiệu quả cao. Mặt khác, nuôi dạy con luôn là

mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh nhất là trong thời buổi hiện nay,
ai cũng muốn con mình đạt thành tích cao trong học tập cũng như trưởng thành
hơn về mặt nhân cách.
Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa có kiến thức về kỹ năng sống, không
biết kỹ năng tự phục vụ bao gồm những kỹ năng gì? Cần giáo dục trẻ từ đâu,
dạy trẻ như thế nào? Chính vì vậy cần phải tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
để họ hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng tự phục vụ, những kiến thức cần dạy
trẻ, phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, tự
nhiên. Việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh được tiến hành trong giờ đón,
trả trẻ, thơng qua bảng tuyên truyền, mời phụ huynh tham ra trực tiếp vào các
hoạt động của lớp hay qua buổi họp phụ huynh. Cụ thể là:
Trong buổi họp đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm
quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời kỳ
hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hóa và trị chơi giải trí đã ảnh
hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Chia sẻ một số
phương pháp giáo dục trẻ: Ở nhà không cho trẻ xem điện thoại nhiều, không
12/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
làm hộ trẻ, khuyến khích trẻ tự đánh răng, rửa mặt, chọn và mặc quần áo, khơng
nói tục trước mặt trẻ, cho trẻ tham gia vào những công việc ở nhà vừa sức với
trẻ, hay trò chuyện với trẻ, khi trẻ làm sai ko được quát mắng trẻ. Phụ huynh lớp
tôi đều thực hiện tốt điều đó và trẻ ln ln vui vẻ khi đến lớp.
Thơng qua giờ đón, trả trẻ tơi thường xun trao đổi thơng tin giữa giáo
viên và phụ huynh để tìm hiểu thêm thông tin về trẻ từ phụ huynh và phản hồi
thông tin về trẻ khi ở trường cho phụ huynh nắm:
Ví dụ: Trao đổi với phụ huynh: “Hơm nay ở lớp cơ giáo thấy bạn Mai
Anh rât thích làm việc giúp cô như phơi khăn,lau bàn…. Ở nhà cháu thích làm
gì giúp bố mẹ? Cháu thích làm những việc gì giúp bố mẹ, bố mẹ có để cho cháu

phục vụ bản thân những việc vừa sức
Có một số phụ huynh không đưa con đi học nên không trao đổi trực tiếp
thì tơi cũng thường xun đăng ảnh các hoạt động của trẻ ở lớp trên nhóm zalo,
facebook để phụ huynh cùng nắm bắt và rèn luyện cùng con. Nhờ phương châm
“Trường học là nhà, nhà là trường học” qua một thời gian, trẻ lớp tôi tiến bộ rõ
rệt như đến lớp chào cô, chào bố mẹ, khi trả lời biết xưng hô lễ phép, biết giúp
đỡ người lớn, giúp đỡ bạn.
6. Biện pháp 6:Sử dụng phương pháp trực quan làm mẫu khi tổ chức hướng
dẫn
kỹ
năng
cho
trẻ.
Chúng ta biết tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan hình
tượng, trẻ tư duy thơng qua các hình tượng mà trẻ nhìn thấy và nắm bắt được,
đến cuối độ tuổi mẫu giáo nhỡ thì tư duy logic mới bắt đầu phát triển. Đối với
trẻ mọi sự vật hiện tượng, hay một cơng việc nào đó đều mới mẻ và lạ. Nên khi
chúng ta truyền thụ cho trẻ một kiến thức hay một kỹ năng nào đó thì chúng ta
phải làm mẫu kết hợp với phân tích giảng giải thì trẻ mới có thể nắm bắt được
kiến thức và thơng qua một thời gian trẻ mới có thể hình thành được kỹ năng đó.
Ngược lại nếu chúng ta chỉ nói, phân tích mà khơng làm mẫu thì chắc chắn trẻ sẽ
khơng thể hiểu và làm được vì vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, và kỹ năng của trẻ
sẽ khơng bao giờ có thể hình thành được. Vì vậy khi dạy cho trẻ một kỹ năng
nào đó dù đơn giản hay phức tạp tơi ln làm mẫu cho trẻ.
Ví dụ 1: Cô truyền thụ kỹ năng đội mũ bảo hiểm: Tay cầm ngửa mũ lên, phía
trước của mũ quay vào phía trong lịng mình, 2 dây vắt sang 2 bên cạnh ngồi
của mũ, 2 ngón trỏ và ngón cái giữ lấy 2 quai mũ, 2 tay vuốt 2 dây quai cho
thẳng, 2 tay cầm chốt khoá ấn vào nhau cho đến khi có tiếng “tách” là chốt đã
đóng chặt.
Ví dụ 2: Dạy kỹ năng đóng cửa, mở cửa: (Ảnh minh họa)


13/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
+ Bước 1. Cô đưa trẻ ra đứng trước cửa ra vào của lớp, giới thiệu tên bài học và
thao tác cho trẻ quan sát.
+ Bước 2. Tay trái giữ cánh cửa, tay phải cầm tay cửa và mở ra từ từ, thao tác
nhẹ nhàng.
3. Đóng vào cũng thực hiện thao tác tương tự.
4. Cho lần lượt trẻ thực hiện thao tác đóng, mở cửa
Ví dụ 3: Dạy kỹ năng đeo khẩu trang y tế đúng cách:
+ Bước 1: cầm 2 quai khẩu trang lên sao cho mặt xanh ở ngồi, mặt trắng ở phía
trong, kẹp nhôm hướng lên trên.
+ Bước 2: Sử dụng 2 đầu ngón tay của mỗi bàn tay lồng 2 dây đeo khẩu trang
vào 2 tai
+ Bước 3: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ thanh kim loại theo sống mũi
+ Bước 4: Kéo và điều chình khẩu trang sao cho phủ xuống cằm
+ Bước 5: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo tháo ra và cho vào thùng rác
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự giúp
đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ học
sinh đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ (3-4) các kỹ năng
sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau:
a.Đối với trên trẻ:
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của
ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường, tôi
thấy số trẻ đạt các kỹ năng đều tăng lên rõ rệt: Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ
được hình thành những thói quen vệ sinh văn minh, biết chào hỏi khi có khách
đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cơ giáo, bố mẹ,

khơng nói tục, đánh bạn, kính trọng cơ giáo và người lớn, biết giữ gìn vệ sinh
chung, nơi công cộng, biết tránh một số nguy hiểm thường gặp trong hoàn cảnh
cụ thể.( Bảng minh chứng kèm theo)
b. Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh thấy rõ con mình nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin thích đi học, yêu
trường, yêu lớp, yêu cô, yêu bạn.Thấy được sự tiến bộ của con phải thông qua
hoạt động đi dã ngoại khu sinh thái Cao cấp Đan Phượng vào tháng 1/2020, tận
mắt nhìn thấy các con có ý thức tổ chức kỉ luật (biết đi theo hàng, biết giữ trật tự
khi đi tham quan chùa), biết lấy đồ ăn cho mình, có kỹ năng chơi các trị chơi;
đặc biệt thấy con có nhiều kỹ năng tốt rất cần thiết cho cuộc sống nên thấy rất
tin tưởng và yên tâm khi cho con đi học. Chính vì vậy các bậc cha mẹ rất nhiệt

14/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
tình kết hợp với giáo viên cũng như nhà trường để rèn con mình ở nhà mọi lúc
mọi nơi.
c. Đối với giáo viên
- Được phụ huynh tin tưởng, trẻ yêu mến. Bản thân tôi thấy mình, mạnh dạn,
tự tin khi điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối
hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ.
- Có kinh nghiệm hơn trong cơng tác tìm tịi nghiên cứu tư liệu, tự học hỏi để
nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, kinh nghiệm cũng như tính nhẫn nại,
kiên trì trong việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khẳng định rằng : Dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là một việc vô cùng quan
trọng đối với cơng tác phát triển tồn diện của trẻ nhỏ. Vì thế là một giáo viên
chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng

phải khắc phục mọi khó khăn để hướng dẫn, rèn giũa trẻ, hình thành ý thức, thói
quen tốt cho trẻ. Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ tự tin
hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của
trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện
được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè.
2. Khuyến nghị
- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức nhiều buổi tập huấn, kiến tập về dạy kỹ
năng sống cho cán bộ giáo viên được học tập và trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Hỗ trợ thêm cho giáo viên các học cụ, đạo cụ để dạy kỹ năng sống cho trẻ như
bộ Montesterie, các đĩa hướng dẫn kỹ năng.
- Đối với nhà trường: Cần trang bị thêm nhiều tài liệu liên quan đến dạy kỹ
năng sống cho trẻ.
Xây dựng phòng chuyên biệt về giáo dục kỹ năng sống để trẻ có thể hoạt
động hiệu quả tích cực: Phịng thủ cơng, phịng bếp, phòng thực hành,...
Trên đây là những biện pháp dạy trẻ kỹ năng tự phục ở trường mầm non mà
tôi đã đúc kết từ kinh nghiệm của tôi. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp trên và các bạn
đồng nghiệp để sáng kiến của tơi được hồn thành tốt hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
D.PHỤ LỤC MINH CHỨNG
I. Bảng khảo sát số liệu:
1. Số liệu khảo sát đầu năm
15/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
STT
1
2
3

4

Nội dung khảo sát
Kỹ năng tự phục vụ
(Rửa mặt, rửa tay, vệ sinh cá nhân)
Kỹ năng giữ gìn sức khỏe và an tồn
(KN an tồn, tránh nguy hiểm,…)
Kỹ năng ứng xử
(KN hợp tác chia sẻ với bạn và lễ giáo)
Kỹ năng quan tâm đến môi trường
(Bỏ rác đúng quy định, vệ sinh mơi trường, chăm
sóc cây…)

2. Số liệu khảo sát cuỗi năm:
ST
Nội dung khảo sát
T
1 Kỹ năng tự phục vụ
(Rửa mặt, rửa tay, vệ sinh cá nhân)
2
3

4

Đầu năm

Kỹ năng giữ gìn sức khỏe và an toàn
(Kn an toàn, tránh nguy hiểm,…)
Kỹ năng ứng xử
(KN hợp tác chia sẻ với bạn và lễ

giáo)
Kỹ năng quan tâm đến môi trường
(Bỏ rác đúng quy định, vệ sinh môi
trường, chăm sóc cây…)

10/26
8/26
7/26
12/26

Đầu năm
Số trẻ

Cuối năm
Số trẻ

10/26

23/26

8/26

20/26

7/26

18/26

12/26


23/26

3. Phiếu tổng hợp điều tra về kỹ năng sống của trẻ năm học 2019-2020:
STT
1

Họ và tên
Hồng Lan Anh

Kỹ năng tự phục
vụ
Đạt

x

KN giữ gìn sức
khỏe và an tồn
Đạt

x

16/15

KN ứng xử
Đạt
x



KN quan tâm

đến mơi trường
Đạt

x


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
2

Cù T. Mai Anh

x

x

x

3

Ng. Tiến Bảo

x

4

Ng Quỳnh Chi

x

5


Ngơ Minh Đạt

x

6

Ng Tiến Đạt

x

x

x

7

T. Thùy Dương

x

x

x

8

Bùi Đình Hiếu

x


x

9

Ng Duy Hiếu

x

x

10

Ngơ Minh Hồng

x

x

x

11

Ng Quang Huy

x

x

x


x

12

Ng Tuấn Khang

x

x

x

x

13

Ng Minh Khôi

x

x

14

Bùi Tuấn Kiệt

x

15


Dương Tú linh

x

16

Lê Khánh Linh

17

x
x

x
x

x
x

x
x

x

x
x
x
x


x

x
x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Trần Tuyết Mai

x


x

x

x

18

Tạ Hải Minh

x

x

x

x

19

B. Hồng Nhung

x

x

20

N. T Hương Trà


x

x

21

Ng Hương Trà

x

x

x

x

22

Ng Hương Trà

x

x

x

x

23


Ng. Bảo Trâm

x

x

x

x

24

Quang Trường

x

25

Tạ Nhã Uyên

x

26

P. Phương Chi
Số trẻ
Tổng

Tỷ lệ(%)


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x
x

x

x

x
x


23

3

20

6

18

8

23

3

89%

11%

77%

23%

69%

31%

89%


11%

II. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG:
1.Phiếu điều tra về kỹ năng tự phục vụ của trẻ:
PHIỀU ĐIỀU TRA 1
Kỹ năng tự phục vụ cua trẻ
17/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
Họ và tên : ……………………………………………………………………….
Lớp : ……………… Trường mầm non :………………………………………..

STT

ĐẦU NĂM
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Đạt

1

Trẻ có kỹ
năng tự
phục vụ
trong sinh
hoạt




CUỐI
NĂM
Đạt CĐ

1. Trẻ thực hiện được kỹ năng
rửa tay, lau mặt, súc miệng,
bê ghế, cất ba lô
2. Trẻ thực hiện được một số
việc đơn giản như tháo tất, cởi
quần áo,… với sự giúp đỡ của
người lớn
3. Sử dụng bát, thìa, cốc đúng
cách
Đánh giá chung:

2.Phiếu điều tra về kỹ năng giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an tồn của trẻ:
PHIỀU ĐIỀU TRA 2
Kỹ năng giữ gìn sức khỏe và an toàn
Họ và tên : ……………………………………………………………………….
Lớp : ……………… Trường mầm non :………………………………………..
STT

ĐẦU NĂM
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Đạt

1

Trẻ có kỹ
năng giữ

gìn sức
khỏe và
an tồn

1. Trẻ có một số hành vi tốt
trong ăn uống. sinh hoạt:
Không cười đùa khi ăn.
Không tự ý lấy thuốc, biết ăn
chin, uống sơi.
2. Trẻ có một số hành vi tốt
trong vệ sinh phòng bệnh:
Đánh răng, đội mũ khi ra
nắng, mặc ấm khi lạnh,..
3. Nhận ra và tránh một số vật
dụng nguy hiểm
4. Biết tránh nơi nguy hiểm
khi được nhắc nhở

18/15



CUỐI
NĂM
Đạt CĐ


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
5.Không làm một số hành
động nguy hiểm như: Leo

trèo, nghịch vật sắc nhọn, đi
theo người lạ.
Đánh giá chung:
3.Phiếu điều tra về kỹ năng ứng xử của trẻ:
PHIỀU ĐIỀU TRA 3
Kỹ năng ứng xử của trẻ
Họ và tên : ……………………………………………………………………….
Lớp : ……………… Trường mầm non :………………………………………..
STT

ĐẦU NĂM
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Đạt

1

Trẻ có kỹ
năng ứng
xử
(KN hợp
tác chia
sẻ với bạn
và lễ
giáo)



CUỐI
NĂM
Đạt CĐ


1.Biết chào hỏi lễ phép và nói
cảm ơn, xin lỗi.
2. Cùng chơi đồn kết với bạn
trong nhóm
3. Nghe lời người lớn, biết
dùng các từ “vâng ạ”, “dạ”
trong giao tiếp.
Đánh giá chung:

4. Phiếu điều tra về kỹ năng quan tâm đến môi trường của trẻ:
PHIỀU ĐIỀU TRA 4
Kỹ năng quan tâm đến môi trường của trẻ
Họ và tên : ……………………………………………………………………….
Lớp : ……………… Trường mầm non :………………………………………..
STT

ĐẦU NĂM
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Đạt

1

Trẻ có kỹ 1. Bỏ rác đúng nơi quy định
năng quan

19/15




CUỐI
NĂM
Đạt CĐ


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
tâm đến
mơi
trường.

2. Chăm sóc cây
Đánh giá chung:

III. ẢNH MINH CHỨNG:

Ảnh minh họa 1: Trẻ tự cất ba lô, cất dép khi đến lớp

Ảnh minh họa 2: Trẻ vệ sinh góc sáng tạo

20/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi

Ảnh minh họa: KN giót nước

Ảnh minh
trẻ kỹ
khi gặp


họa 4: Dạy
năng xử lý
người lạ

Ảnh minh họa: Trẻ tự xúc cơm, lấy gối

Ảnh minh họa: Trẻ gấp, phơi khăn, trẻ bê ghế

21/15


SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi

Ảnh minh họa: KN đóng cửa, mở cửa

Ảnh minh họa: KN tự phục vụ khi đi dã
ngoại

PHỤ LỤC
STT
A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài

PHỤ LỤC

Trang
3

1


Cơ sở lý luận

3

2
II

Cơ sở thực tiễn
Mục đích nghiên cứu

4
5

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi và kế hoạch thực hiện
BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Tình trạng trước khi thực hiện
Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Xây dựng nội dung, kế hoạch giáo dục kỹ năng
sống cả năm học cho trẻ.
Biện pháp 2: Hình thành cho trẻ có kỹ năng tự ý thức.
Biện pháp 3:Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động
trong ngày.
Biện pháp 4: Giáo viên phải là tấm gương cho trẻ.

5

5
5
5
5
5
5
6
7
7

III
IV
V
VI
B
I
1
2
II
1
2
3
4

22/15

9
10
13



SKKN: Một số biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
5

14

III
C

Biện pháp 5:Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh để
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Biện pháp 6: Giáo viên phải sử dụng phương pháp trực quan
làm mẫu khi tổ chức hướng dẫn kỹ năng cho trẻ.
Kết quả thực hiện
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

D

ẢNH MINH CHỨNG

19

6

23/15

16
16
18




×