Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tác động của việc tham gia kinh doanh đa cấp đến đời sống của sinh viên đại học quốc gia tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TÊN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA KINH
DOANH ĐA CẤP ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: ThS. Hồng Trọng Tn
THÀNH VIÊN
1556080108 Đinh Lương Chính Thiện
1556080019 Nguyễn Thành Đạt
1556080076 Bùi Đặng Thanh Nhân

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 4/2017


Lời cảm ơn
Để hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý tận tình của q thầy cô trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tiên, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Phịng Quản lý Khoa học –
Dự án đã tạo một môi trường học thuật giúp nhóm tác giả có cơ hội được tiếp cận
với công việc nghiên cứu khoa học – một trong những nhiệm vụ quan trọng của
sinh viên trường.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Địa Lý, trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã
tiếp lửa cũng như động viên các sinh viên của khoa tham gia hoạt động nghiên cứu
khoa học.
Cuối cùng, nhóm tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ThS. Hoàng Trọng
Tuân khoa Địa lý đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nhóm tác giả
một cách tận tình, cụ thể và tạo điều kiện tốt nhất để nhóm tác giả hồn thành báo


cáo nghiên cứu khoa học này một cách hoàn thiện nhất.
Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng hồn thiện kết quả nghiên cứu
khoa học bằng tất cả sự nhiệt tính và năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ và các
bạn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017.
Chủ nhiệm đề tài

Đinh Lương Chính Thiện

i


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học của riêng nhóm tác giả.
Các dữ liệu được trình bày trong báo cáo nghiên cứu khoa học này là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Các kết quả của đề tài nghiên cứu chưa từng được ai
cơng bố ở bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017.
Chủ nhiệm đề tài

Đinh Lương Chính Thiện

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Stt
1


Nội dung

Trang

Danh sách các công ty KDĐC thuộc địa bàn Thành

27

Tên bảng
Bảng 2.1

phố Hồ Chí Minh.
2

Bảng 3.1

Giới tính của sinh viên tham gia KDĐC.

32

3

Bảng 3.2

Trình độ học vấn của sinh viên tham gia KDĐC.

32

4


Bảng 3.3

Phân nhóm thời gian tham gia KDĐC

36

5

Bảng 3.4

Thu nhập mỗi tháng từ việc KDĐC

38

6

Bảng 3.5

Số vốn đầu tư cho việc KDĐC

41

7

Bảng 3.6

Mục đích sử dụng vốn

41


8

Bảng 3.7

Thời gian đến lớp sau khi tham gia KDĐC phân

43

theo giới tính
9

Bảng 3.8

Mối quan hệ giữa kết quả học tập với thời gian lên

45

lớp
10

Bảng 3.9

Số sinh viên bị kỷ luật

46

11

Bảng 3.10


Trạng thái tâm lý khi tham gia KDĐC

55

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Stt

Tên biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 3.1

Kênh thông tin về KDĐC

34

2

Biểu đồ 3.2

Nguyên nhân tham gia KDĐC

35


3

Biểu đồ 3.3

Thời gian dành cho kinh doanh đa cấp trong 1 ngày

37

5

Biểu đồ 3.4

Mục đích sử dụng thu nhập từ KDĐC (%)

39

6

Biểu đồ 3.5

Thời gian lên lớp so với trước khi tham gia KDĐC
(%)

7

Biểu đồ 3.6

Kết quả học tập so với trước khi tham gia KDĐC

8


Biểu đồ 3.7

Tỉ lệ sinh viên bị kỷ luật vì lý do có liên quan đến
KDĐC

42
44
46

9

Biểu đồ 3.8

Mức độ hỗ trợ của KDĐC cho việc học

48

10

Biểu đồ 3.9

Những kỹ năng giao tiếp trang bị cho sinh viên khi

49

iii


tham gia KDĐC

11

Biểu đồ 3.10

Mức độ mở rộng các mối quan hệ khi tham gia
52

KDĐC (%)
12

Biểu đồ 3.11

Mức độ dành thời gian cho các quan hệ xã hội so
54

với trước khi tham gia KDĐC (%)
13

Biểu đồ 3.12

Thái độ của bạn bè khi biết anh/chị tham gia
55

KDĐC (%)
14

Biểu đồ 3.13

Nguyên nhân khiến sinh viên cảm thấy vui vẻ, thoải
56


mái khi tham gia KDĐC
15

Biểu đồ 3.14

Nguyên nhân khiến sinh viên cảm thấy mệt mỏi, áp
59

lực khi tham gia KDĐC.
16

Biểu đồ 3.15

Thời gian dành cho hoạt động giải trí của sinh viên
61

sau khi tham gia KDĐC
17

Biểu đồ 3.16

Thời gian tập thể dục của sinh viên sau khi tham
62

gia KDĐC.

DANH MỤC SƠ ĐỒ/ HÌNH

Stt


Tên sơ đồ/

Nội dung

hình

Trang

1

Hình 1

Sơ đồ kim tứ đồ

4

2

Hình 2

Sơ đồ số lượng mẫu theo trường.

10

3

Hình 3

Tháp nhu cầu Maslow


16

4

Hình 4

Sơ đồ phản ứng dây truyền theo cấp số nhân

19

5

Hình 5

Sơ đồ mơ hình trả thưởng bậc thang (li khai)

20

6

Hình 6

Sơ đồ mơ hình trả thưởng ma trận

21

7

Hình 7


Sơ đồ khu đô thị ĐHQG TP.HCM

30

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHKHTN: Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐHKHXHNV: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
ĐHQG TP.HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
KDĐC : Kinh doanh đa cấp
NXB: Nhà xuất bản
PVS: Phỏng vấn sâu
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

v


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................. i
Lời cam đoan ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ/ HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3
3. Tổng quan đề tài nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 8
4.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 8
4.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 8
4.3. Địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 8
4.4. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 9
5.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 9
5.1.1. Thu thập thông tin định tính ................................................. 9
5.1.2. Thu thập thơng tin định lượng .............................................. 9
5.2. Phương pháp xử lý thông tin ......................................................... 10
vi


5.2.1. Xử lý thơng tin định tính ..................................................... 10
5.2.2. Xử lý thông tin định lượng .................................................. 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 11
6.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................ 11
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................ 11
7. Kết cấu đề tài ................................................................................................. 11
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 12
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP 12
1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................ 12
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh đa cấp ......................................... 12
1.1.2. Khái niệm về sinh viên ........................................................ 13
1.1.3. Khái niệm về đời sống ......................................................... 13
1.2. Các lý thuyết tiếp cận ..................................................................... 15
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ............................... 15

1.2.2. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến của Karl Marx .................. 16
1.3. Tác động của KDĐC đến đời sống sinh viên ................................ 17
1.3.1. Tác động đến đời sống vật chất .................................................... 17
1.3.2 Tác động đến đời sống tinh thần ..................................................... 17
1.4. Đặc điểm của kinh doanh đa cấp ................................................... 18
1.4.1. Nguyên lý phát triển của hệ thống kinh doanh đa cấp ....... 18
1.4.2. Các mơ hình của kinh doanh đa cấp ................................. 19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP ........................... 23
vii


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển kinh doanh đa cấp .................. 23
2.2. Thực tiễn kinh doanh đa cấp ở Việt Nam ..................................... 25
2.3. Thực tiễn kinh doanh đa cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh ........ 27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................ 29
CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA KINH DOANH ĐA CẤP
ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ..... 30
3.1. Khái quát Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh ................................... 30
3.2. Khái quát mẫu nghiên cứu ............................................................. 31
3.3. Tác động của việc tham gia kinh doanh đa cấp đến đời sống sinh
viên Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh ................................................................ 34
3.3.1. Tác động về mặt vật chất ................................................... 34
3.3.1.1. Tác động về việc làm ............................................ 34
3.3.1.2. Tác động về thu nhập ............................................ 37
3.3.2. Tác động về mặt tinh thần ................................................. 41
3.3.2.1. Tác động đến hoạt động học tập ............................ 41
3.3.2.2. Tác động đến các mối quan hệ xã hội ................... 50
3.3.2.3. Tác động đến trạng thái tâm lý ............................. 55
3.3.2.4. Tác động đến thể chất ........................................... 60

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................ 62
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 63
1. Kết luận ............................................................................................. 63
1.1.

Kết quả đạt được .................................................................... 63

1.2.

Hạn chế .................................................................................... 64

2. Khuyến nghị ........................................................................................ 64
viii


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 66
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 79

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh xã hội với xu hướng hội nhập phát triển như ngày nay thì
việc các cơng ty kinh doanh bán hàng đa cấp du nhập vào Việt Nam ngày càng
nhiều là một điều khơng thể nào tránh khỏi. Điều đó diễn ra vì theo như ơng Bạch
Văn Mừng – Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh – người đứng đầu đơn vị trực tiếp
quản lý hoạt động Kinh Doanh Đa Cấp (KDĐC) cho biết “Nghị định số 42 đã nâng
cao các điều kiện đăng ký hoạt động so với trước đây để thanh lọc các doanh
nghiệp yếu kém. Tuy nhiên, nghị định không giới hạn số lượng doanh nghiệp được

đăng ký hoạt động, đồng thời cũng quy định rất rõ ràng, minh bạch các điều kiện
đảm bảo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký.
Theo đó, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ các điều kiện đều được đăng ký hoạt động”
(Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thơng Quốc tế, 2016).
Từ đó có thể thấy, Nhà Nước ta đã cố gắng tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hoạt động theo lĩnh vực đa cấp này được nhanh chóng đi vào hoạt động vì
những lợi ích mà loại hình này mang lại. Chẳng hạn như với việc thực hiện KDĐC,
nó như một phương thức tiếp thị sản phẩm kinh doanh giúp bán được sản phẩm trực
tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty hoặc
thông qua một nhà phân phối duy nhất mà không phải thông qua các đại lý hay cửa
hàng bán lẻ.
Bên cạnh đó, sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) nói riêng với bản tính năng động, nhanh nhẹn, ham
học hỏi và đặc biệt là ln có ước muốn nhanh chóng làm giàu, sớm gặt hái được
thành công nên thường được các công ty KDĐC nhắm đến như một đối tượng
khách hàng tiềm năng. Với mục đích bản chất của việc KDĐC cộng với bản tính
của sinh viên thì tưởng chừng đây là một sự kết hợp hoàn chỉnh để đem lại lợi ích
cho cả hai nếu như các công ty KDĐC hoạt động đúng theo các quy tắc do Nhà
Nước quy định theo nghị định 42/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, với việc các công ty đa
cấp ngày càng nhiều lên khiến cho việc kiểm sốt hoạt động kinh doanh này cịn
1


khá lỏng lẻo và trở nên không thật sự hiệu quả. Cụ thể, theo Giám Công ty Luật
Hợp Danh Thiên Thanh – Luật sư Nguyễn Thế Truyền cho rằng “Ngay cả ở Mỹ,
nơi đẻ ra loại hình đa cấp đã tồn tại mấy chục năm nay nhưng tới giờ chỉ có khoảng
40 cơng ty hoạt động theo mơ hình này được cấp phép. Trong khi đó, KDĐC mới
vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 nhưng tới nay đã có khoảng 80 cơng ty được
cấp phép” (Trịnh Tuyết, 2016).
Từ đó ngày càng có nhiêu cơng ty KDĐC biến tướng, bỏ qua đạo đức kinh

doanh, sử dụng mọi thủ đoạn nhằm thu về lợi nhuận nhanh nhất thông qua thực hiện
KDĐC mang tính chất lừa đảo trên mơ hình tháp ảo. Cùng với đó thì số người bị hại
liên quan đến các cơng ty KDĐC mang hình thức lừa đảo cũng ngày càng tăng lên
nhanh chóng, vào tháng 09 năm 2015 số người tham gia đa cấp đã đạt đến khoảng
1,16 triệu người, trong khi con số này năm 2006 chỉ đạt khoảng 235 nghìn người
(Kiều Diễm, 2016). Nếu như trước đây, đối tượng chủ yếu của các công ty đa cấp là
những người nghèo, tham gia để mong được đổi đời thì đến nay những người tham
gia mạng lưới bán hàng đa cấp cịn có trí thức, giáo viên, cơng nhân và đặc biệt hơn
hết là đối tượng sinh viên.
Dường như, sự biến tướng mang tính chất lừa đảo này đã khiến cho sinh viên
ngày càng lún sâu vào con đường KDĐC, buộc họ phải cố gắng duy trì theo loại
hình KDĐC này một cách bắt buộc để hy vọng lấy lại số vốn ban đầu hoặc thực
hiện ước mơ làm giàu. Điều này có một sự ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến đời sống
của sinh viên từ gia đình, bạn bè, học hành cho đến sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy,
nhóm tác giả cho rằng, việc thực hiện nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết
nhằm phân tích và chỉ ra các tác động tích cực và tiêu cực của việc tham gia KDĐC
đến đời sống của sinh viên ĐHQG TP.HCM. Qua đó đưa ra những kết luận và
khuyến nghị cần thiết cho các sinh viên/ tổ chức/ cơ quan liên quan. Đây cũng là lý
do khiến nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của việc tham gia kinh
doanh đa cấp đến đời sống của sinh viên ĐHQG TP.HCM” làm chủ đề nghiên
cứu.

2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Chỉ ra những tác động của việc tham gia KDĐC đến đời sống vật chất, tinh
thần của sinh viên ĐHQG TP.HCM.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp cơ sở lý thuyết về vấn đề KDĐC
- Tìm hiểu thực trạng về việc tham gia mạng lưới KDĐC của sinh viên
ĐHQG TP.HCM.
- Tìm hiểu những nguyên nhân khiến sinh viên ĐHQG TP.HCM quyết định
tham gia vào mạng lưới KDĐC.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ kinh tế, gia đình, xã hội là động lực thúc
đẩy thành nguyên nhân tham gia KDĐC của sinh viên ĐHQG TP.HCM.
- Đưa ra các kết luận và khuyến nghị phù hợp cho các cá nhân/ tổ chức có
liên quan.
3. Tổng quan đề tài nghiên cứu
KDĐC là loại hình kinh doanh tiếp thị qua mạng lưới đã du nhập vào Việt
Nam được một thời gian. Đối tượng thường chiếm ưu thế của loại hình này là sinh
viên và trong đó có sinh viên ĐHQG TP.HCM. Do đó, Nhà nước cũng đã đưa ra
một số nghị định, luật lệ nhất định nhằm quản lý, duy trì và kiểm soát hoạt động
kinh doanh này một cách hiệu quả nhất, điển hình như Nghị định 42/2014/NĐ-CP.
Chính vì những lý do đó, đã có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này mà dưới
đây tác giả đề tài xin được tổng quan qua quá trình nghiên cứu.
Robert T.Kiyosaki & Sharon L. Lechter (2010), tác giả Dạy con làm giàu
(tập 11) đã chỉ ra những tác động tích cực mà kinh doanh tiếp thị mạng lưới đem lại
cho người dân Mỹ. Theo đó, ơng cho rằng lợi ích nhất mà kinh doanh thương mại
mạng lưới mang lại chính là những khóa học rèn luyện kĩ năng bán hàng, cách thức
để đạt đến sự giàu có thật sự mà những người tham gia vào mạng lưới này sẽ được
những lãnh đạo cấp trên hướng dẫn và đào tạo để giúp họ có thể đạt được những
3


điều đó. Và theo tác giả, đó cũng chính là mục đích cao cả nhất của kinh doanh
thương mại mạng lưới.
Bạn bè cũng là một trong những yếu tố quyết định việc tham gia vào một
mạng lưới kinh doanh tiếp thị. Tác giả đã vẽ ra một Kim tứ đồ:


Hình 1: Sơ đồ kim tứ đồ

Tương ứng với từng góc phần tư khác nhau “ L – là người làm cơng ; T –
người làm tư, có cơ sở làm ăn nhỏ hoặc người làm chuyên môn; C – là chủ doanh
nghiệp lớn; Đ – là người đầu tư”. Tưng ứng với từng góc phần tư sẽ có những nhóm
bạn bè khác nhau. Nếu đa số bạn bè nằm trong góc phần tư C và Đ, tức là những
người có cùng chí hướng kinh doanh tiếp thị mạng lưới thì đó sẽ như một nguồn
động lực thúc đẩy bạn tham gia vào kinh doanh tiếp thị mạng lưới.
Phan Thanh Lưu (2010), Tìm hiểu về việc tham gia bán hàng đa cấp của sinh
viên ĐHQG TP.HCM. Các tác giả cũng đã phân tích khá cụ thể về các hình thức,
các dạng mơ hình kinh doanh của KDĐC. Đề tài trên làm rõ được những ưu điểm
tốt nhất của KDĐC đến nhiều khía cạnh. Về mặt người tiêu dùng với lợi ích có
nhiều lựa chọn, cơ hội được sử dụng hàng hóa chất lượng cao, có quyền kinh doanh
các sản phẩm chất lượng. Mặt xã hội, giúp huy động được sức lao động và nguồn
vốn nhàn rỗi kích thích tiêu dùng, tăng khoản thu ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi
xã hội. Đối với doanh nghiệp phân phối hàng hóa theo hình thức kinh doanh thương
mại giúp loại bỏ được khâu trung gian tạo ra một mạng lưới khách hàng trung thành.
Đối với thành viên tham gia mạng lưới này, giúp có được một khoản thu nhập
tương đối đáng kể, được quyền tự do chọn đối tác đồng nghiệp, có nhiều cơ hội phát
triển cá nhân. Đặc biệt, đề tài làm rõ “Mơ Hình Tháp Ảo” – là mơ hình biến tướng
mà các cơng ty KDĐC có khuynh hướng lừa đảo hiện nay ở Việt Nam đang áp
dụng. Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ những nguyên nhân, tác động của loại hình

4


kinh doanh này đến sinh viên ĐHQG TP.HCM. Các tác giả chỉ dừng lại ở việc khảo
sát mức độ hài lịng.
Lê Hồng Vũ (2010), Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt

Nam, đã nghiên cứu một cách chi tiết về bán hàng đa cấp từ định nghĩa, lịch sử đến
nguyên lý phát triển, đồng thời còn phân tích cụ thể ưu điểm và nhược điểm của loại
hình kinh doanh này, so sánh giữa bán hàng truyền thống và bán hàng đa cấp. Đặc
biệt, đề tài này đã chỉ ra sự khác biệt giữa bán hàng đa cấp bất chính và bán hàng đa
cấp hợp pháp; giúp những người tiêu dùng và những ai muốn tham gia vào loại hình
này có nhận biết mà đề phịng, hoạt động đúng đắn; giúp chính phủ để ra những
biện pháp thích hợp để kiểm soát cũng như ngăn chặn hoạt động của các cơng ty đa
cấp bất chính kịp thời. Mặc dù chỉ ra các đặc điểm cụ thể của bán hàng đa cấp,
trong đó nhấn mạnh mơ hình “hình tháp ảo” là chính nhưng tác giả chưa đề cập và
phân tích đến các mơ hình khác như mơ hình bậc thang , mơ hình ma trận, mơ hình
chiều ngang, mơ hình nhị phân dựa theo sự phân chia mơ hình của Nguyễn Trung
Tồn (2011). Có nhiều cách cơ bản được sử dụng trong hầu hết các sơ đồ trả thưởng
bán hàng đa cấp, do các công ty đã sáng tạo ra rất nhiều kế hoạch trả tiền cho mạng
lưới tiếp thị đa cấp. Vì thế, việc chỉ ra các mơ hình này là cần thiết. Nó giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của các công ty đa cấp. Từ việc tìm hiểu về
định nghĩa, lịch sử, đặc điểm,… của các công ty đa cấp ở các nước trên thế giới
cùng với sự hiểu biết về sự du nhập của bán hàng đa cấp, các quy định của pháp luật
về bán hàng đa cấp ở Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một cái nhìn tồn
cảnh về hoạt động KDĐC ở nước ta. Nhưng chú trọng hơn cả là hoạt động của các
công ty đa cấp bất chính. Theo đó, “bán hàng đa cấp bất chính xuất hiện ở Việt Nam
dưới các tên gọi khác nhau như kinh doanh mạng lưới trực tiếp, hợp tác tiêu thụ đa
tầng, nhưng tất cả đều là biến tường của “hình tháp ảo”. Những mơ hình “hình
tháp ảo” này đang hoạt động công khai, thách thức dư luận và ngày càng phổ biến
rộng rãi, hoạt động sôi nổi. Thậm chí, chúng cịn lấn át, gây ảnh hưởng rất lớn đối
với các công ty đa cấp hợp pháp. Một ưu điểm đáng chú ý trong đề tài này là tác giả
đã cụ thể hố các cơng ty đa cấp bất chính ở Việt Nam dựa vào việc điều tra khái
quát về tình hình và cách thức hoạt động của ba công ty: công ty Sao Việt –
Savicom, công ty Colony và công ty Sinh Lợi. Song, tác giả chưa đề cập đến sự
5



tương đồng của ba cơng ty này để có thể vạch trần khuynh hướng hoạt động chung
của hầu hết các cơng ty đa cấp bất chính ở nước ta để mục “bài học kinh nghiệm”
thêm phần thuyết phục và mục “giải pháp” ở cuối đề tài thêm phần thực tế, hữu
dụng.
Trần Thị Hương Huế (2009), Hoạt động Marketing đa cấp công ty TNHH
Nonivina – thực trạng và giải pháp phát triển. Tác giả đã đề cập đến khía cạnh tích
cực, bộ mặt khả quan của các công ty đa cấp khi du nhập vào Việt Nam. Dù không
cùng hướng nghiên cứu với Lê Hoàng Vũ (2010) trong đề tài Những tình huống bán
hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam, nhưng cả hai đều thống nhất nguyên lý phát
triển của các cơng ty đa cấp. Đó là ngun lý chia sẻ và nguyên lý cấp số nhân.
Điểm mới của đề tài của Trần Thị Hương Huế (2009) là chỉ ra những mơ hình đa
cấp. Hơn nữa, đề tài này cịn phân biệt mơ hình bán hàng đa cấp với mơ hình kinh
doanh “hình tháp ảo” dựa trên các tiêu chí sản phẩm, chi phí đầu vào, hứa hẹn thu
nhập. Đây có thể xem là điểm nổi bật của đề tài, bởi theo Lê Hoàng Vũ (2010,
tr.24): “Marketing đa cấp ngày càng phát triển rộng rãi, được nhiều người ủng hộ
nhưng cũng khơng ít người phản đối. Một trong những ngun nhân phổ biến dẫn
đến nghi ngờ hoặc phản đối là sự lẫn lộn giữa marketing đa cấp, dạng hợp pháp
với hình tháp ảo là dạng lừa đảo đang bị cấm ở các nước đang phát triển”.
Tuy nhiên, đề tài của Trần Thị Hương Huế (2009) chưa làm rõ thực trạng các
công ty đa cấp ở Việt Nam. Đặc biệt là chưa tìm được xu hướng phát triển của loại
hình bán hàng đa cấp ở nước ta để có thể định hướng được sự phát triển của cơng ty
mình đang nghiên cứu. Hướng chính của đề tài này là chủ yếu phân tích hoạt động
và giải pháp khắc phục hạn chế để phát triển của công ty đa cấp hợp pháp, cụ thể là
công ty TNHH Nonivina – nhà phân phối của tập đồn Tahitian Noni International
mang tầm uy tín và nổi tiếng trên thế giới. Qua đó, đề tài mang lại cái nhìn tích cực
và tồn diện hơn trong bức tranh tổng thể về hoạt động đa cấp ở Việt Nam.
Xét về phương diện đời sống sinh viên, hầu như những nghiên cứu về đời
sống thanh niên, trong đó có sinh viên đều là nghiên cứu mở nhưng Đặng Cảnh
Khanh (2006), trong cuốn Xã hội học Thanh Niên đã tiếp cận vấn đề đời sống

thanh niên dựa trên ba định hướng. Thứ nhất, nghiên cứu vị trí, vai trị của thanh
niên trong sự vận động và phát triển đất nước cũng như ảnh hưởng của những vấn
6


đề xã hội đến nhận thức và hành vi của thanh niên. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích
và lý giải vấn đề tâm lý, tâm trạng nhu cầu và hành vi của họ. Thứ ba là nghiên cứu
những hoạt động phong trào cũng như tổ chức chăm sóc, rèn luyện, giáo dục thanh
niên. Bàn về vấn đề tác động của nền kinh tế thị trường đối với thanh niên. Đặng
Cảnh Khanh đã chỉ ra rằng sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nghịch
lý đáng buồn. Nếu không được nghiên cứu và điều chỉnh kịp thời thì sự tăng trưởng
kinh tế nhanh có thể kéo theo những sự suy thối tương ứng về văn hóa, đạo đức, xã
hội của thanh niên. Trước mắt họ là một khối lượng ngày càng lớn những thông tin
cần phải xem xét và xử lý những chiều tốt – xấu, sáng – tối khác nhau tác động đến
họ một cách khách quan. Ngồi ra, tác giả cịn đề cập đến nhận định của G.Mead –
nhà xã hội học đặt nền móng quan điểm “tương tác biểu trưng” trong tư duy xã hội.
Ơng cho rằng sự hình thành nên bản thân nhân cách một con người không phải chỉ
yếu tố tự thân con người mà là kết quả của quá trình tương tác liên tục: “Cái tôi (I)
= Cái tôi thuần túy (Self) + Cái người khác trong tôi (Me)” (Đặng Cảnh Khanh,
2006, tr.158).
Như vậy, dựa vào cơng thức trên, ta có thể kết luận môi trường sống cũng
như sự định hướng và nỗ lực mà mỗi cá nhân lớn lên và trưởng thành có ảnh hưởng
đến cái tơi mỗi người. Cụ thể hơn, theo tác giả, nhóm thanh niên đã tham gia vào
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội thì phương thức xã hội hóa của họ có hướng
nghiêng về hội nhập và thực tiễn. Cuộc sống của họ trở nên chín chắn, dày dặn hơn
nhờ được tiếp thu được kinh nghiệm và kiến thức từ những va chạm với cuộc sống.
Ngược lại, với nhóm thanh niên chỉ học ở nhà trường mà không tham gia vào các
hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa thì việc xã hội hóa nghiêng về lĩnh hội những
kiến thức lý luận và trựu tượng từ khoa học và sách vở. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa
ra những tác động tiêu cực của việc tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội

đến đời sống thanh niên, đặc biệt là sinh viên mà chỉ dừng lại ở việc khái quát hóa
quá trình xã hội hóa của họ rồi đưa ra những giải pháp chung nhất cho mỗi vấn đề.
Lê Thị Yên Di và Hồng Cơng Thảo (2003), Nghiên cứu hoạt động học tập, làm
thêm, đời sống tình cảm và giải trí của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn hiên nay. Các tác giả đã tiếp cận đời sống đó trên nhiều khía cạnh từ
hoạt động học tập, việc làm thêm, đời sống tình cảm đến hoạt động giải trí. Về hoạt
7


động học tập, tác giả quan tâm đến thời gian nghe giảng bài, làm việc nhóm, tần
suất lên thư viện, ... Từ đó, các tác giả đưa ra kết luận rằng sinh viên ĐHKHXHNV
rất tích cực trong việc học. Thời gian mà mỗi sinh viên tự học khá nhiều. Vì vậy,
ngồi thời gian lên lớp, sinh viên cịn chủ động tìm tịi tài liệu, học hỏi những kiến
thức chun sâu hơn trong ngành học của mình. Cịn về việc làm thêm, tác giả chú
ý đến số giờ làm thêm, mục đích cũng như sự phù hợp chun mơn giữa cơng việc
làm thêm với chuyên ngành đang theo học. Theo nghiên cứu của tác giả, 45,9

sinh

viên trong mẫu nghiên cứu làm thêm. Những cơng việc sinh viên có thể làm trong
thị trường việc làm phần lớn không phù hợp với chuyên mơn của sinh viên. Ngồi
việc học hỏi thêm kinh nghiệm thực tiễn trong việc làm thêm, sinh viên còn muốn
tự trang trải học phí, đặc biệt là những sinh viên đến từ nơng thơn. Tương tự, đời
sống tình cảm của sinh viên được thể hiện qua các mối quan hệ gia đình, bạn bè và
tình u. Cịn hoạt động giải trí được nhận định qua các hoạt động đọc sách, nghe
nhạc, xem ti vi,… Song, không chỉ dừng lại ở việc mơ tả, đưa ra các số liệu nói về
đời sống sinh viên mà tác giả còn chỉ sự tương quan, mối quan hệ giữa những vấn
đề trên với kết quả học tập của sinh viên ĐHKHXHNV.
Từ những nghiên cứu nêu trên, có thể thấy, nghiên cứu về ảnh hưởng của
hoạt động KDĐC đến đời sống của sinh viên ĐHQG TP.HCM là vấn đề còn bỏ ngỏ

và cần được làm rõ.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
Những tác động của KDĐC đến đời sống của sinh viên ĐHQG TP.HCM.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên ĐHQG TP.HCM tham gia mạng lưới KDĐC. Cụ thể là các sinh
viên đang còn theo học tại trường từ năm thứ nhất đến năm thứ 4.
4.3. Địa bàn nghiên cứu
- Tại các trường đại học thuộc ĐHQG TP.HCM (điển cứu: Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).
- Các công ty đa cấp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn TP.HCM.
8


4.4. Thời gian nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: nhóm tác giả tổng hợp các đề tài nghiên cứu về vấn đề tài
kinh doanh đa cấp trong và ngoài nước trong khoảng thời gian từ 2003 đến nay.
- Dữ liệu sơ cấp: nhóm tác giả tiến hành thu thập số liệu khảo sát thông qua
bảng hỏi và phỏng vấn sâu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Nhưng đóng vai trị chính là ngun cứu định lượng, nghiên cứu định tính góp phần
giải thích và làm rõ các kết quả nghiên cứu định lượng.
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
5.1.1. Thu thập thơng tin định tính
Thơng tin định tính được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp phỏng
vấn sâu bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Cụ thể, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 8 sinh
viên tham gia KDĐC. Số sinh viên được chia đều ở hai khối tự nhiên và xã hội nhân
văn thuộc hai nhóm sinh viên năm 1,2 và sinh viên năm 3,4. Bảng hỏi được trình
bày tại phụ lục 1 của đề tài.

5.1.2. Thu thập thông tin định lượng
- Dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu qua các thống kê, báo cáo số liệu chuyên
ngành có sẵn, các đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu vấn đề liên quan.
- Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông qua công cụ bảng bảng hỏi cấu trúc.
+ Phương pháp chọn mẫu: ở đây, đề tài kết hợp cách chọn mẫu phán
đoán và phương pháp chọn mẫu tăng nhanh (cịn gọi quả bóng tuyết snowball sampling) vì khách thể của đề tài ở dạng khó tiếp cận.


Chọn mẫu phán đoán: các tác giả lựa chọn mẫu dự trên

phán đoán về trường đang theo học (dựa vào địa bàn nghiên cứu),
giới tính, số năm đang theo học (dựa vào hình dạng, trang phục).


Chọn mẫu tăng nhanh: do khách thể nghiên cứu của đề

tài mang tính chất tương đối nhạy cảm và khó tiếp cận, tìm kiếm.
Cụ thể, khi tiến hành khảo sát thử bằng các phương pháp khác,
9


nhóm tác giả đã khơng nhận được sự hợp tác cũng như rất khó
khăn trong việc tìm kiếm các đối tượng tham gia KDĐC với thời
gian cần thiết, phù hợp với mục đích của đề tài. Do đó, nhóm tác
giả đã quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu tăng nhanh.
Cụ thể, trước hết, nhóm nghiên cứu chọn một số đối tượng để
phỏng vấn sau đó nhờ họ giới thiệu những người khác mà họ
quen biết.
+ Cỡ mẫu:


Hình 2: Sơ đồ số lượng mẫu theo trường

5.2. Phương pháp xử lý thơng tin
5.2.1. Xử lý thơng tin định tính
Đối với phỏng vấn sâu: tác giả tiến hành gỡ băng, kết hợp với những thông
tin định lượng thu thập được nhằm phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau
và sau đó sắp xếp theo thứ tự đề mục.
5.2.2. Xử lý thông tin định lượng
Đối với bảng hỏi: tác giả tiến hành nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu và xử lý
bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả số liệu sau khi xử lý sẽ được phân tích bằng
phương pháp thống kê mô tả và kiểm định mối tương quan giữa các biến. Cụ thể
dùng phương pháp kiểm định T-test để kiểm định biến định tính và định lượng;
kiểm định Chi-square để kiểm định hai biến định tính với nhau; dùng kiểm định
person để kiểm định 2 biến định lượng với nhau. Nếu Sig ≤ 0,05 và số ô trong bảng
chéo ≤ 20% tức giữa hai biến có mối quan hệ với nhau.

10


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở phân tích tác động của KDĐC đến đời sống sinh viên ĐHQG
TP.HCM sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn dữ liệu tham khảo về những vấn
đề có liên quan đến đến mối liên hệ giữa KDĐC và đời sống của sinh viên.
Đề tài cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm và mong muốn
nghiên cứu trên những lĩnh vực kinh doanh đa cấp.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất được một số kiến nghị, định
hướng cụ thể để sinh viên có thể lựa chọn được cho mình cách giải quyết tốt nhất
trước vấn đề sự ảnh hưởng của KDĐC đến đời sống của sinh viên ĐHQG TP.HCM.

7. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài được
chia làm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP
Chương 2. THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA KINH DOANH ĐA CẤP
ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

11


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh đa cấp
Thuật ngữ “Muti Level Marketing” được hiểu với nghĩa là “KDĐC”. Ngoài
ra, thuật ngữ này còn được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau như “kinh
doanh theo mạng”, “bán hàng đa cấp”, “tiếp thị theo tầng”,… Song, chúng đều chỉ
phương thức bán hàng trực tiếp mà cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng
biệt hoạt động lưu hành, bán và phân phối sản phẩm một cách độc lập.
Theo Richard (2005, tr.39 – 40) định nghĩa “Kinh doanh theo mạng là bất kì
một phương pháp kinh doanh nào mà cho phép một cá thể kinh doanh độc lập tiếp
nhận vào cơng việc của mình các cá thể kinh doanh khác và lấy ra được các khoản
hoa hồng từ các công việc kinh doanh của các cá thể mà họ thu hút được”. Như vậy,
theo quan điểm này, những người tham gia vào KDĐC để có thể thu được những lợi
ích cho bản thân họ thì cần phải thu hút những người khác vào công việc này.
Những người khác cũng phải tìm những người tiếp theo, cứ thế tạo thành một mạng
lưới. Người nào tìm được càng nhiều người vào mạng lưới thì lợi ích họ thu được
càng cao.

Trong Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp do Chính phủ Việt
Nam ban hành, tại Điều 2 cũng đã đề cập đến lợi ích của những người tham gia
KDĐC thông qua định nghĩa: “Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh
doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia
sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/ hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả
bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra
và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận”(Chính phủ, 2005). Định nghĩa
này cũng khá tương đồng với định nghĩa của Richard nhưng cụ thể hơn. Khái niệm
“Cá thể kinh doanh độc lập” đã được cụ thể hóa thành “các doanh nghiệp”. Và lợi
ích của người tham gia vào KDĐC không chỉ dừng lại ở những tiền hoa hồng từ
những người mà họ thu hút được mà đã được mở rộng bằng cả số tiền hoa hồng,
tiền thưởng từ kết quả bán hàng của chính bản thân họ.
12


Như vậy, từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu KDĐC là hình thức kinh
doanh hàng hóa trực tiếp, sử dụng những mạng lưới những nhà phân phối, hoạt
động độc lập với cơng ty để phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng cuối cùng mà khơng cần thơng qua các đại lý nào khác. Chính vì thế, các số
tiền như chi phí trung gian, chi phí quảng cáo, tiếp thị,… có thể loại bỏ khá đáng kể
và được góp vào các khoảng tiền hoa hồng. Khoản tiền hoa hồng những người phân
phối sản phẩm được hưởng là từ sản phẩm mình bán được và ăn phần trăm trên hoa
hồng của hệ thống dưới mình.
1.1.2. Khái niệm về sinh viên
Với khái niệm “sinh viên” được bắt nguồn từ một từ gốc Latinh: “Students”
với nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức. Theo Lê Hữu Thảo,
Trần Văn Nam (2007, tr.268), Từ điển Hán – Việt có định nghĩa “Sinh viên là
người học ở bậc đại học”. Còn theo Quy chế Học sinh Sinh viên trong các trường
đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: “sinh viên” là người đang theo học hệ đại
học và cao đẳng mà cụ thể trong đề tài này nhóm tác đang muốn hướng đến đối

tượng sinh viên đang tham gia kinh doanh đa cấp thuộc ĐHQG TP.HCM ở khối
Khoa học tự nhiên và Khoa học Xã hội và Nhân văn.
1.1.3. Khái niệm về đời sống
Trong đề tài Đời sống công nhân nhập cư tại TP.HCM, Nguyễn Tất Thành
(2014, tr.32-33) có đề cập đến khái niệm đời sống. Theo đó, đời sống “để chỉ tổng
hợp hiện tượng phát sinh do tác động lẫn nhau của các cá thể và cộng đồng tồn tại
trong không gian nhất định và thời gian nhất định, là tổng thể xã hội nhằm đáp ứng
nhu cầu của con người, thông qua các hoạt động của các bộ phận cấu trúc xã hội,
mỗi cá nhân bằng nỗ lực của mình tạo dựng cuộc sống riêng”. Khi mở rộng nội
hàm, khái niệm này cịn dùng để chỉ các hiện tượng thích nghi lẫn nhau trong q
trình sống. Sở dĩ có mơi trường sống là do sự tồn tại cùng nhau, sự tương tác lẫn
nhau của những thành phần trong mơi trường đó.
Cịn trong “Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam” (Nguyễn Lân, 2003), định nghĩa
khái niệm đời sống với bốn nghĩa. Thứ nhất, là tình trạng tồn tại của sinh vật chẳng
hạn như đời sống của cây cỏ, đời sống của súc vật, đời sống của con người. Thứ hai,

13


là sự hoạt động của người ta trong từng lĩnh vực. Thứ ba, là phương tiện để sống.
Thứ tư, là lối sống của cá nhân hay tập thể.
Trong số những định nghĩa trên, đề tài nghiên cứu này tiếp cận khái niệm đời
sống với góc nghĩa thứ hai, nghĩa là sự hoạt động của sinh viên ĐHQG TP. HCM
trong từng lĩnh vực. Cụ thể ở đây nhóm tác giả phân chia khái niệm đời sống thành
đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Vật chất là hiện thực khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức của con người và
đối lập với ý thức. Đời sống vật chất đáp ứng nhu cầu ăn ở, đi lại và nhu cầu về thể
xác con người (Minh Tâm, 1998). Đề tài này dùng những chỉ tiêu về (1) việc làm,
(2) thu nhập, (3) chi tiêu để làm rõ nguyên nhân, thực trạng việc tham gia KDĐC
của sinh viên ĐHQG TP.HCM cũng như phản ánh đời sống vật chất của những sinh

viên đang làm công việc này. Dựa vào những chỉ tiêu này, ta có thể rút ra những
nhu cầu vật chất cơ bản mà sinh viên có được. Từ đó, nhóm nghiên cứu tiến hành
đánh giá những mặt lợi và mặt hại của KDĐC đến đời sống vật chất của sinh viên
ĐHQG TP.HCM.
Tinh thần nói chung là những hoạt động liên quan đến đời sống nội tâm của
con người, nói riêng là tổng thể ý nghĩ, tình cảm, tâm tư của con người. Chính
những thái độ, ý nghĩ đó có ý nghĩa quyết định hành động và thực hiện hành vi của
con người (Minh Tâm, 1998). Trong đề tài này, sử dụng những chỉ tiêu về trạng thái
tâm lý (gồm 5 mức độ: vui vẻ, thoải mái; bình thường, áp lực, mệt mỏi), hoạt động
giải trí và hoạt động thể chất để đánh giá đời sống tinh thần của sinh viên đang tham
gia bán hàng đa cấp. Tương tự như đời sống vật chất, nhóm nghiên cứu dựa vào
những kết quả thu được từ những biến này để đưa ra kết luận những tác động tích
cực cũng như tác động tiêu cực của việc KDĐC đến đời sống tinh thần sinh viên
ĐHQG TP.HCM.
Sinh viên là đối tượng năng động, trẻ trung, sáng tạo và luôn hướng đến cái
mới. Trong bối cảnh hội nhập với quốc tế, đời sống của sinh viên có nhiều biến đổi
vừa theo hướng tích cực (tiếp thu giá trị mới, hiện đại) và vừa theo hướng tiêu cực
(có những biểu hiện không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, giá trị truyền thống

14


dân tộc) do ảnh hưởng từ nhiều tác động khác nhau trong đó có việc tham gia
KDĐC của một số bộ phận sinh viên.
1.2. Các lý thuyết tiếp cận
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Abraham Maslow (1908 – 1970) là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ.
Ông được xem là cha đẻ của tâm lý học nhân văn và được cả thế giới biết đến thông
qua Thuyết nhu cầu – một lý thuyết nghiên cứu và phân loại các nhu cầu của con
người thành các cấp bậc khác nhau. Thuyết nhu cầu của ông cho đến nay vẫn còn

được áp dụng rộng rãi phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực.
Theo A.H. Maslow (1943), ông cho rằng hành vi của con người bắt nguồn
từ nhu cầu của họ. Ông phân chia nhu cầu của con người thành 5 bậc thang khác
nhau tương ứng với 5 nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của con người và khi các nhu
cầu cấp dưới được thoả mãn đến một giới hạn nhất định thì sẽ nảy sinh những nhu
cầu kế tiếp ở mức độ địi hỏi cao hơn điều đó đồng nghĩa với việc muốn thoả mãn
nhu cầu ở mức độ cao hết thì trước hết những nhu cầu ở cấp độ thấp phải được thoả
mãn trước. Thang nhu cầu của A. H. Maslow gồm 5 bậc:
Bậc 1. Những nhu cầu về sinh lý (The physicological needs): là bao gồm
những nhu cầu căn bản và thiết thực nhất của con người nhằm mục đích duy trì sự
sống và thoả mãn bản chất của một con người như: ăn, uống, ngủ, tình dục, khơng
khí để thở, nhiệt độ ổn định của máu, protein, … Đây là những nhu cầu sinh lý
không thể thiếu cho sự tồn tại của con người. Nó được xem như là nhu cầu nền tảng
của các loại nhu cầu còn lại.
Bậc 2. Những nhu cầu về an toàn (The safety needs): gồm những nhu cầu
được an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản,… Trong những tình huống mang tính
chất nguy hiểm thì chính nhu cầu về an toàn này sẽ thúc đẩy các hành vi của con
người với mục đích đảm bảo sự an tồn của họ.
Bậc 3. Những nhu cầu tình cảm và được trực thuộc (The love needs): là
những nhu cầu về mặt trao đổi tình cảm, được yêu thương, chia sẻ, được trực thuộc
một tổ chức xã hội nào đó, vì con người là một bộ phận của xã hội nên họ muốn
được chấp nhận. Điều này cho thấy con người có nhu cầu “giao tiếp” để có thể hồ
nhập vào xã hội để phát triển và hồn thiện bản thân mình. (Đào Phú Quý, 2010).
15


×