Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của sinh viên đại học tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ NGUYÊN PHÚ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP TRỰC TUYẾN CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – năm 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ NGUYÊN PHÚ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP TRỰC TUYẾN CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH TIÊN MINH



TP Hồ Chí Minh – năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Võ Nguyên Phú học viên cao học khóa 26 trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan những nội dung và số liệu trong đề tài
nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp kinh
doanh trực tuyến của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả
của quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

VÕ NGUYÊN PHÚ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ......................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................3

1.5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ........................................................3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài ...............................................3
1.7. Kết cấu của luận văn .............................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................5
2.1. Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh .......................................................5
2.2. Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến......................................5
2.3. Ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến ...........................................6
2.3. Một số khung lý thuyết nền...................................................................7
2.3.1. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) ..7
2.3.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Theory of Technology
Acceptance Model - TAM) .................................................................................9
2.3.3. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT: Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology) .................................................9


2.3.4. Lý thuyết khuếch tán đổi mới ......................................................11
2.4. Các nhân tố tác động đến khởi nghiệp trực tuyến tổng hợp từ các
nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................................13
2.4.1. Tính phức tạp ...............................................................................13
2.4.2. Ý kiến người xung quanh .............................................................14
2.4.3. Thái độ .........................................................................................14
2.4.4. Sự tự tin ........................................................................................14
2.4.5. Giáo dục khởi nghiệp ...................................................................14
2.4.6. Hoạt động ngoại khóa ..................................................................15
2.4.7. Điều kiện cơ sở vật chất ...............................................................15
2.5. Sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học về ý định khởi nghiệp trực
tuyến ......................................................................................................................15
3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...............................................................16
2.6. Tóm tắt chương 2 ................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................17

3.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................17
3.1.1. Phương pháp ................................................................................17
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................17
3.2. Nghiên cứu định tính...........................................................................18
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ......................................................18
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................19
3.2.2.1. Tính phức tạp ........................................................................19
3.2.2.2. Ý kiến người xung quanh ......................................................20
3.2.2.3. Thái độ ..................................................................................20


3.2.2.4. Sự tự tin .................................................................................20
3.2.2.5. Giáo dục khởi nghiệp ............................................................20
3.2.2.6. Hoạt động ngoại khóa ...........................................................21
3.2.2.7. Điều kiện cơ sở vật chất ........................................................21
3.2.2.8. Ý định khởi nghiệp trực tuyến ..............................................21
3.4. Các giả thiết nghiên cứu......................................................................22
3.4.1. Tính phức tạp ...............................................................................22
3.4.2. Ý kiến người xung quanh .............................................................22
3.4.3. Thái độ .........................................................................................22
3.4.4. Sự tự tin ........................................................................................23
3.4.5. Giáo dục khởi nghiệp ...................................................................23
3.4.7. Hoạt động ngoại khóa ..................................................................23
3.4.7. Điều kiện cơ sở vật chất ...............................................................24
3.4.8. Sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học về ý định khởi nghiệp
trực tuyến...........................................................................................................24
3.5. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ..............................................................25
3.5.1. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo ...................25
3.5.2. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 26
3.5.2.1. Phân tích EFA đối với nhóm nhân tố ảnh hưởng đến Ý định

khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học ...............................................26
3.5.2.2. Phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc: Ý định khởi
nghiệp trực tuyến ...........................................................................................26
3.6. Thang đo chính thức............................................................................27
3.7. Tóm tắt chương 3 ................................................................................29


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ..................................30
4.1. Thống kê mô tả mẫu............................................................................30
4.2. Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực
tuyến của sinh viên ................................................................................................34
4.3. Đánh giá thang đo chính thức bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .37
4.4. Đánh giá thang đo chính thức bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
...............................................................................................................................38
4.4.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nhóm nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp trực tuyến ....................................................................39
4.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Ý định khởi nghiệp
kinh doanh trực tuyến........................................................................................39
4.4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................40
4.5. Mô hình nghiên cứu chính thức ..........................................................40
4.6. Giả thiết nghiên cứu mô hình chính thức ............................................41
4.7. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thiết nghiên cứu .....................41
4.7.1. Phân tích tương quan ...................................................................41
4.7.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ..................................................42
4.7.2.1. Mô hình hồi quy ....................................................................42
4.7.2.2. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy ..........................43
4.7.2.3. Kiểm định các giả thiết nghiên cứu của mô hình hồi quy và
thảo luận kết quả ...........................................................................................43
4.7.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính...........................46
4.7.3.1. Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa

sinh viên nam và sinh viên nữ .......................................................................46


4.7.3.2. Kiểm định sự khác biệt Ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa
các sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật và Kinh tế....................46
4.7.3.3. Kiểm định sự khác biệt Ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa
nhóm sinh viên từng mua hàng trực tuyến và chưa từng mua hàng trực tuyến
.......................................................................................................................47
4.8. Tóm tắt chương 4 ................................................................................48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................49
5.1. Kết luận ...............................................................................................49
5.2. Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................50
5.3. Một số đề xuất .....................................................................................50
5.3.1. Đề xuất giảm tính phức tạp của kinh doanh trực tuyến ...............50
5.3.2. Đề xuất tăng sự tích cực của “Ý kiến người xung quanh” đối với
việc sinh viên khởi nghiệp trực tuyến ...............................................................52
5.3.3. Đề xuất nhằm nâng cao thái độ của sinh viên với khởi nghiệp trực
tuyến ..................................................................................................................53
5.3.4. Đề xuất nhằm tăng sự tự tin của sinh viên trong việc khởi nghiệp
trực tuyến...........................................................................................................54
5.3.5. Đề xuất nâng cao chất lượng Giáo dục khởi nghiệp ....................55
5.3.6. Đề xuất tăng cường hoạt động ngoại khóa cho sinh viên ............56
5.3.7. Đề xuất nâng cao điều kiện cơ sở vật chất ...................................57
5.3.8. Đề xuất khác.................................................................................58
5.3.8.1. Hỗ trợ sinh viên nữ tham gia khởi nghiệp trực tuyến ...........58
5.3.8.2. Thường xuyên giao lưu sinh viên giữa các trường các khối
ngành .............................................................................................................59


5.3.8.3. Khuyến khích sinh viên sử dụng các dịch vụ trực tuyến đặc

biệt là mua hàng trực tuyến để khơi gợi những ý tưởng kinh doanh trực
tuyến ..............................................................................................................60
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................60
5.5. Tóm tắt chương 5 ................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

TP HCM
B2C

Thành phố Hồ Chí Minh
Giao dịch thương mại

Business to customer

điện tử giữa công ty và
người tiêu dùng
KNTT

Khởi nghiệp trực tuyến


IT

Information Technology

TPB

Theory

of

Planned Lý thuyết hành vi dự
định

Behavior
TRA

Theory

of

Reasoned Lý thuyết hành động

Action
UTAUT

Công nghệ thông tin

Unified

hợp lý

Theory

of Mô hình chấp nhận và

Acceptance and Use of sử dụng công nghệ
Technology
IDT

Innovation
Theory

EFA

Exploratory
Analysis

Diffusion Lý thuyết khuếch tán
đổi mới
Factor Phân tích nhân tố khám
phá


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả thang đo “Tính phức tạp” ................................................19
Bảng 3.2: Kết quả thang đo “Thái độ” ..........................................................20
Bảng 3.3: Thang đo “Điều kiện cơ sở vật chất” ............................................21
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo sơ bộ ...........25
Bảng 3.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập .............26
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc ...............27


Bảng 4.1: Thống kê mô tả sinh viên theo giới tính .......................................30
Bảng 4.2: Thống kê mô tả sinh viên theo trường đại học tham gia khảo sát 31
Bảng 4.3: Thống kê mô tả sinh viên theo ngành học ....................................31
Bảng 4.4: Thống kê mô tả sinh viên theo nơi ở của gia đình ........................32
Bảng 4.5: Kinh nghiệm mua hàng trực tuyến của sinh viên .........................32
Bảng 4.6: Thời gian sử dụng Internet mỗi ngày............................................33
Bảng 4.7: Kênh thông tin về khởi nghiệp trực tuyến ....................................33
Bảng 4.8: Thống kê mô tả thành phần “Tính phức tạp” ............................... 34
Bảng 4.9: Thống kê mô tả thành phần “Ý kiến người xung quanh” .............34
Bảng 4.10: Thống kê mô tả thành phần “Thái độ”........................................35
Bảng 4.11: Thống kê mô tả thành phần “Sự tự tin” ......................................35
Bảng 4.12: Thống kê mô tả thành phần “Giáo dục khởi nghiệp” .................36
Bảng 4.13: Thống kê mô tả thành phần “Hoạt động ngoại khóa” ................36
Bảng 4.14: Thống kê mô tả thành phần “Điều kiện cơ sở vật chất” .............37
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo chính thức .38
Bảng 4.16: Kết quả phân tích EFA của các biến độc lập .............................. 39
Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA của các biến phụ thuộc ..........................39
Bảng 4.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................40
Bảng 4.19: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính ...........................................42
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định t-test theo giới tính .......................................46


Bảng 4.21: Kết quả trung bình ý định khởi nghiệp trực tuyến theo giới tính
.................................................................................................................................. 46
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Levene test................................................... 47
Bảng 4.23: Kết quả phân tích Anova theo nhóm ngành ............................... 47
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định T-test............................................................ 48
Bảng 4.25: Trung bình ý định khởi nghiệp theo kinh nghiệm mua hàng trực
tuyến ......................................................................................................................... 48



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định ..................................................7
Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ ........................................................9
Hình 2.3: Mô hình UTAUT ..........................................................................10
Hình 2.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận công nghệ ....13
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................16
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................18


MỞ ĐẦU
Mục đích của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định
khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Trên cơ sở các lý thuyết nền và tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước,
tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định khởi nghiệp trực tuyến”, kết
hợp với kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ, mô hình nghiên cứu sơ bộ được đề xuất.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được tiến hành trên quy mô nhỏ thông qua khảo sát
205 sinh viên đại học tại TP.HCM. Phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích Nhân
tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định thang đo. Nghiên cứu định lượng
chính thức được thực hiện tại 10 trường đại học tại TPHCM, dữ liệu được thu thập
bằng cách khảo sát bảng câu hỏi đối với 350 sinh viên năm cuối các trường đại học.
Kết quả cho thấy Tính phức tạp, Ý kiến người xung quanh, Thái độ, Sự tự tin,
Giáo dục khởi nghiệp, Kinh nghiệm kinh doanh thương mại, Hoạt động ngoại khóa,
Điều kiện cơ sở vật chất đều tác động đến Ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh
viên. Sinh viên nữ có ý định khởi nghiệp trực tuyến cao hơn sinh viên nam, sinh
viên đã từng mua hàng trực tuyến có ý định khởi nghiệp trực tuyến cao hơn sinh
viên chưa từng mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên không có sự khác biệt về ý định
khởi nghiệp trực tuyến giữa sinh viên các ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin, Kỹ
thuật.
Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý đối với các trường đại học,

các cơ quan quản lý giáo dục để thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Khởi nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của
các quốc gia. Các công ty này đóng góp rất lớn vào việc phát triển và gia tăng chất
lượng cho sản phẩm và dịch vụ. Đây là lực lượng luôn đi đầu trong việc tiếp cận
những ý tưởng mới, áp dụng công nghệ mới và thúc đẩy sự sáng tạo trong nền kinh
tế của các quốc gia (Audretsch et al., 2006). Tại Việt Nam, sau cuộc cải cách kinh tế
trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước ngày càng công
nhận vai trò quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân mà khởi nguồn chính là các
doanh nghiệp khởi nghiệp (Nghị quyết Đại hội XII Đảng, 2016).
Tại Việt Nam, ngoài các hình thức kinh doanh truyền thống thì cùng với sự
bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng Internet, việc kinh doanh trên mạng ngày
càng phổ biến và thu hút một lực lượng lớn người dân tham gia. Tỷ lệ người dân tại
Việt Nam sử dụng Internet đạt mức cao và ngày càng có nhiều người từ thành thị
đến nông thôn có cơ hội tiếp cận Internet. Thị trường thương mại điện tử B2C trong
năm 2016 đạt khoảng 5 tỷ USD tăng 20% so với năm 2015 và chiếm khoảng 3%
tổng mức bán lẻ và tiêu dùng cả nước (Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông
tin, 2016). Việc kinh doanh trên mạng có lợi thế là việc gia nhập dễ dàng, chi phí
đầu vào thấp, không yêu cầu địa điểm kinh doanh, mạng lưới khách hàng rộng khắp
đang thu hút ngày càng nhiều sinh viên mới ra trường tham gia.
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên những mô hình
kinh doanh truyền thống, đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, nguồn vốn. Trong
khi đó kinh doanh trên Internet lại dễ dàng tham gia hơn nhưng còn chưa được quan
tâm đúng mức. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có ít có nghiên cứu nào về khởi

nghiệp kinh doanh trực tuyến, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hành vi của
người sử dụng dịch vụ trực tuyến hoặc mua hàng trực tuyến.
Với sự phát triển của mạng Internet và các công nghệ ngày càng hiện đại, dự
báo việc kinh doanh trên Internet sẽ ngày càng phát triển. Hiện nay, phong trào khởi


2

nghiệp tại TP.HCM ngày càng thu hút được sự tham gia của nhiều bạn sinh viên.
Với mong muốn tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP.HCM” làm luận
văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của
sinh viên đại học tại TP HCM
- Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của
sinh viên đại học tại TP HCM
- Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại
học tại TP HCM theo các phân nhóm của các biến định tính theo giới tính, ngành
học và kinh nghiệm mua hàng trực tuyến
- Đề xuất các hàm ý nhằm khuyến khích và gia tăng ý định khởi nghiệp trực
tuyến của sinh viên.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức
- Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng sơ bộ.
 Nghiên cứu định tính được thực hiện vào tháng 5 năm 2018 tại TP.HCM qua
phương pháp thảo luận nhóm gồm mười sinh viên năm cuối đại học các

trường đại học tại TP.HCM. Mục đích là tìm hiểu các khái niệm nghiên cứu,
xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ, điều chỉnh hoặc bổ sung thang đo.
 Nghiên cứu sơ bộ định lượng được tiến hành vào tháng 6 năm 2018 tại
TP.HCM, bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Số lượng
quan sát là 206, phương pháp chọn mẫu là lấy mẫu phi xác suất thuận tiện,
đối tượng là sinh viên năm cuối đại học tại TP.HCM. Mục đích là kiểm định


3

sơ bộ hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA của thang đo trước
khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng với phương
pháp là khảo sát sinh viên đại học bằng bảng câu hỏi với phương pháp chọn mẫu
phi xác suất thuận tiện. Nghiên cứu thực hiện trên 350 sinh viên đại học năm cuối
tại TP.HCM. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, T-test và
ANOVA để kiểm định mô hình và các giả thiết nghiên cứu. Nghiên cứu được thực
hiện tại TP.HCM vào tháng 7 năm 2018.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên
đại học tại TP.HCM?
Mức độ tác động của từng yếu tố đối với ý định khởi nghiệp trực tuyến của
sinh viên đại học tại TP.HCM như thế nào?
Có hay không sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa sinh viên
nam và nữ?
Có hay không sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa sinh viên
học ngành công nghệ thông tin, ngành kỹ thuật và kinh tế?
Có hay không sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa sinh viên
từng có kinh nghiệm mua hàng trực tuyến và chưa từng mua hàng trực tuyến?
Hàm ý và chính sách nào cần thực hiện nhằm khơi gợi, hình thành, gia tăng ý

định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của sinh viên trong giai đoạn hiện nay?
1.5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên các
trường đại học tại TP Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: TP. Hồ Chí Minh
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên chính quy năm cuối các trường đại học tại
TP Hồ Chí Minh năm 2018
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài
Tính mới của đề tài thể hiện ở những điểm sau:


4

- Là một trong số ít đề tài tại Việt Nam nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh
doanh trực tuyến.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Đóng góp vào lý thuyết kinh doanh khởi nghiệp
- Kết quả nghiên cứu giúp các nhà giáo dục, trường đại học đề ra chính sách nhằm
nâng cao tinh thần khởi nghiệp trực tuyến trong giới sinh viên.
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và tính
mới của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Khái niệm nghiên cứu ý định khởi nghiệp trực
tuyến, Một số khung lý thuyết cơ sở, tổng hợp các nhân tố tác động đến ý định khởi
nghiệp trực tuyến từ lý thuyết cơ sở và các nghiên cứu trước, Mô hình nghiên cứu
đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu, Định nghĩa biến
và thang đo, cách chọn mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập thông tin

được tiến hành như thế nào, các kỹ thuật thống kê được sử dụng trong luận văn
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả xử lý dữ liệu từ kết quả
khảo sát bao gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo, kết quả phân tích hồi quy
tuyến tính, kết quả kiểm định t-test và Anova
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Kết luận, đóng góp của đề tài, hạn chế của
đề tài, đề xuất hàm ý để tăng cường ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Mục đích của chương 2 là trình bày các khái niệm liên quan đến Ý định khởi
nghiệp kinh doanh và khởi nghiệp trực tuyến, cơ sở lý thuyết liên quan đến các
nhân tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp trực tuyến, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp trực tuyến từ các nghiên cứu trước.
2.1. Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh
Hiện nay có nhiều định nghĩa về khởi nghiệp kinh doanh:
- Theo Gupta, V. K., & Bhawe (2007) là quá trình lên kế hoạch và thực hiện
kế hoạch đó để tạo lập doanh nghiệp
- Theo Yetisen et al. (2015) khởi nghiệp kinh doanh là quá trình thiết kế,
thành lập và vận hành một doanh nghiệp mới.
- Theo Scott, S.; Venkatraman (2000) Khởi nghiệp kinh doanh liên quan đến
khả năng nhận ra cơ hội, đánh giá cơ hội khả thi hay không và quyết định tận dụng
cơ hội.
Khi nói đến Khởi nghiệp kinh doanh, có nhiều cách tiếp cận khác nhau và
nhìn chung đều hướng đến việc tạo ra một công việc kinh doanh có thể mang lại lợi
nhuận. Theo quan điểm của tác giả, Khởi nghiệp kinh doanh là việc hình thành ý
tưởng kinh doanh và bắt đầu kinh doanh trên ý tưởng đó từ đó tạo ra một công việc
do bản thân làm chủ và chịu trách nhiệm.
2.2. Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến

Theo Matlay (2004), Khởi nghiệp trực tuyến là việc khởi tạo những công ty
vận hành một phần hoặc toàn bộ trên hệ thống thương mại điện tử. Hệ thống thương
mại điện tử gắn liền với hệ thống các trang Web, được sinh ra trong thời đại
“dot.com”. Những nhà khởi nghiệp trực tuyến là những nhà khởi nghiệp, những
người đi tiên phong trong việc phát triển một công ty có hoạt động và hướng đến thị
trường tự do trên Internet (Millman et al., 2009).
Theo Manuel (2006), khởi nghiệp trực tuyến tạo ra các doanh nghiệp hoạt
động trên Internet để bán sản phẩm và thực hiện các dịch vụ trực tuyến. Ngoài các
sản phẩm và dịch vụ mang tính thương mại, khởi nghiệp trực tuyến bao gồm việc


6

cung cấp các dịch vụ được trả tiền qua quảng cáo (Bolton, W.K. and Thompson,
2000).
Ở Việt Nam, vẫn chưa có khái niệm cụ thể về khởi nghiệp trực tuyến, nhưng
Theo Nghị định về thương mại điện tử số: 52/2013/NĐ-CP: “Hoạt động thương mại
điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại
bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động
hoặc các mạng mở khác.”
Ngoài ra cần phân biệt 2 khái niệm “khởi nghiệp số” (Digital
entrepreneurship) và “khởi nghiệp trực tuyến” (Internet entrepreneurship). Khởi
nghiệp số liên quan đến các sản phẩm như nhạc trực tuyến, e-book, phần mềm, ứng
dụng. Một nhà khởi nghiệp số có thể tạo ra các sản phẩm của mình bằng các thiết bị
công nghệ nhưng lại phân phối các sản phẩm của mình qua các kênh truyền thống.
Khởi nghiệp trực tuyến là một khái niệm tập trung vào các giao dịch kinh doanh và
mô hình dựa trên nền tảng Internet (McKelvey, 2001).
Tóm lại, khởi nghiệp trực tuyến là việc tạo ra các công ty và mô hình kinh
doanh mà hoạt động của nó diễn ra một phần hoặc toàn bộ trên hệ thống Internet và
dựa trên hệ thống Internet.

2.3. Ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến
Ý định biểu hiện kết quả của các hoạt động nhận thức hướng đến một sự kiện
hoặc đối tượng, được xem xét với các biểu hiện liên quan. Dựa trên lý thuyết hành
vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB), Ajzen (1991) cho rằng hành vi
được hình thành dưới sự kiểm soát của ý định. Ý định chịu sự tác động của thái độ,
chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được
chứng minh bằng cơ chế dự đoán mong muốn trở thành hiện thực (Bagozzi, 1992),
theo đó dự định sẽ khuyến khích tư duy “phải làm và sẽ làm” từ đó tạo ra các hành
vi liên quan. Mặc dù kết quả những phân tích tổng hợp cho rằng tương quan giữa ý
định và hành vi không cao (Armitage & Conner, 2001), khả năng ước tính của ý
định vẫn còn hiệu lực. Trong nghiên cứu của về khởi nghiệp, Krueger et al. (2000)


7

cho rằng ý định có tác động tích cực đến hành vi, và chắc chắn khả năng giải thích
bằng ý định thì tốt hơn điều kiện (ví dụ: vị trí việc làm) hoặc yếu tố cá nhân.
Crant (1996) định nghĩa ý định khởi nghiệp là đánh giá về khả năng làm chủ
một công việc kinh doanh, trong khi đó Krueger & Brazeal (1994) xem ý định khởi
nghiệp là một cam kết lập ra một công việc kinh doanh. Theo Warshaw & Davis
(1985), thì đánh giá qua ý định có khả năng dự báo tốt hơn cam kết, trong nghiên
cứu này ý định nghĩa khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến là việc ước đoán về khả
năng của cá nhân rằng họ sẽ bắt đầu và sở hữu một công việc kinh doanh trực tuyến
của bản thân. Định nghĩa này không nhấn mạnh đến tính cam kết và không bao gồm
ý định tiếp quản một công việc kinh doanh trực tuyến đã có sẵn hay tạo ra một công
việc kinh doanh trực tuyến cho một người chủ khác.
2.3. Một số khung lý thuyết nền
2.3.1. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Lý thuyết hành vi dự định được phát triển bởi (Ajzen, 1991) được sử dụng
phổ biến để giải thích và dự đoán nhiều kiểu hành vi. Theo TPB, Thái độ, Chuẩn

chủ quan, Kiểm soát hành vi tác động đến ý định hành vi qua đó tác động đến hành
vi thực sự. Mô hình được tóm tắt theo hình dưới.
Thái độ

Chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Hành vi thực sự

Kiểm soát hành vi
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định
Nguồn: (Ajzen, 1991)
Thái độ cá nhân được đo lường dựa trên niềm tin đối với các thuộc tính sản
phẩm và được đánh giá chủ quan bởi các cá nhân. Thái độ được cấu thành từ: nhận
thức, cảm xúc (sự ưa thích) và xu hướng thực hiện hành vi. Fishbein, M., & Ajzen


8

(1975) cho rằng quyết định phụ thuộc vào khả năng mang lại lợi ích của các thuộc
tính và mức độ nhiều ít khác nhau.
Chuẩn chủ quan là sức ép xã hội về nhận thức khi tiến hành thực hiện hoặc
không thực hiện hành vi. Chuẩn chủ quan được đo lường bằng sự tác động, thúc đẩy
thực hiện hoặc không thực hiện của các tác nhân gây ảnh hưởng và niềm tin về sự
ảnh hưởng đó.
Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực
hiện hành vi và thực hiện hành vi có bị kiểm soát, hạn chế hay không. Nhân tố kiểm
soát hành vi tác động trực tiếp đến việc thực hiện hay không thực hiện hành vi. Việc
dự đoán hành vi có xảy ra hay không phụ thuộc vào ý định và nhân tố kiểm soát

hành vi.
TPB được áp dụng thành công để dự đoán và giải thích nhiều hành vi khác
nhau như lựa chọn đánh giá, vi phạm giao thông,... Lý thuyết TPB cung cấp lý
thuyết chi tiết liên quan đến việc hợp nhất nhiều cấu trúc và định nghĩa về mỗi cấu
trúc.
TPB cho biết nếu một cá nhân nhìn nhận một hành vi là tốt, xã hội có chung
cái nhìn đó và bản thân cá nhân chắc chắn có điều kiện thuận lợi để thực hiện hành
vi thì hành vi đó càng có khả năng được thực hiện. Nếu cá nhân có sự kiểm soát cao
đối với hành vi thì càng có động lực thực hiện hành vi. Mô hình TPB khắc phục
được hạn chế của TRA (Theory of Reasoned Action-Lý thuyết hành động hợp lý) vì
giải thích được hành vi theo thói quen và theo kế hoạch. Tuy nhiên, mô hình vẫn
chưa giải thích được hành vi vô thức vì TPB dựa trên giả thiết rằng mọi người đều
có suy nghĩ hợp lý và đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên những thông tin sẵn
có. Thực tế cho thấy chỉ 40% những biến đổi về ý định được giải thích bằng TPB
(Ajzen, 1991), điều này có nghĩa còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định
ngoài ba nhân tố trên.


9

2.3.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Theory of Technology Acceptance Model
- TAM)
Dựa trên mô hình hành vi dự định (TPB) của Ajzen, Davis (1989) đã phát
triển mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để dự đoán hành vi trong lĩnh vực công
nghệ thông tin. Theo đó Nhận thức về tính hữu dụng (Perceived Usefulness) và
Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (Perceived Ease of Use) tác động đến quyết định
sử dụng các hệ thống và sản phẩm công nghệ thông tin.
Nhận thức về tính hữu dụng chỉ xác suất bản thân người tiêu dùng tin rằng
việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin có thể tăng năng suất lao động của họ
đối với cùng một công việc cụ thể. Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng chỉ xác suất

chủ quan người tiêu dùng tin rằng họ không phải nỗ lực trong lúc sử dụng sản phẩm.
Quan điểm sử dụng được định nghĩa là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực về việc thực
hiện một hành vi mục tiêu (Fishbein, M., & Ajzen, 1975). Dự định sử dụng là nhận
thức về xu hướng hay khả năng quyết định sử dụng dịch vụ hay hệ thống. Hành vi
sử dụng là mức độ hài lòng, khả năng sẵn sàng tiếp tục sử dụng hay mức độ cũng
như tần suất sử dụng dịch vụ/hệ thống trong thực tế.
Nhận thức về tính
hữu dụng
Quan điểm sử

Dự định sử

Hành vi sử

dụng

dụng

dụng

Nhận thức về tính
dễ dàng sử dụng
Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ
Nguồn: (Davis, 1993)
2.3.3. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT: Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology)
Rất nhiều mô hình và lý thuyết đã được xây dựng và phát triển qua các thời
kỳ với mục tiêu khám phá các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin (Al-Qeisi



×