Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích tác động của ngập nước và những chiến lược thích ứng của người dân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.25 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP NƯỚC
VÀ NHỮNG CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG CỦA
NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHĨM TÁC GIẢ:
NGUYỄN HỮU BÌNH (CHỦ NHIỆM) - 1356090014
NGUYỄN VIẾT TRIỀU TIÊN

- 1356090175

GVHD: TH.S BÙI THỊ MINH HÀ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- BĐKH:

Biến đổi khí hậu

- MLXH:

Mạng lưới xã hội



- UBND:

Ủy ban nhân dân

- HĐND:

Hội đồng nhân dân

- TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng/ biểu

Trang

Biểu đồ 1A: Mẫu nghiên cứu

24

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của ngập lụt chia theo quận

40

Biểu đồ 2: Khảo sát một số biện pháp thích ứng với ngập nước của hộ gia
đình


54

Bảng 1: Ngập nước bắt đầu khi nào

34

Bảng 2: Khoảng thời gian ngập nước xuất hiện

34

Bảng 3: Tình trạng ngập so với 5 năm trước

35

Bảng 4: Tình trạng ngập so với 5 năm trước ở các quận

36

Bảng 5: Thời gian xảy ra ngập lụt

37

Bảng 6: Nguyên nhân gây nên tình trạng ngập lụt

37

Bảng 7: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất

39


Bảng 8: Thiệt hại cơ sở hạ tầng khu vực cư trú

41

Bảng 9: Thiệt hại nhà ở của người dân

42

Bảng 10: Thiệt hại kinh tế - xã hội - môi trường

43

Bảng 11: Tương quan vị trí đia lý và đường phố xuống cấp

44

Bảng 12: Tương quan giữa quận và hệ thống thoát nước

45

Bảng 13: Tương quan giữa quận và tác động đến tài sản

46

Bảng 14: Tương quan giữa quận và ô nhiễm môi trường

46

Bảng 15: Các hoạt động của hộ trước khi ngập


51

Bảng 16: Tương quan giữa quận và các hoạt động trước khi ngập

52

Bảng 17: Các hoạt động của hộ trong và sau khi ngập

53

Bảng 18: Gia đình có sử dụng biện pháp hiện đại để thích ứng với ngập
nước

55


Bảng 19: Hộ gia đình sử dụng nguồn lực tài chính nào để đối phó nếu bị
ngập

56

Bảng 20: Dự định giải quyết ngập nước của gia đình những năm tới

57

Bảng 21: Khó khăn hộ gia đình thường gặp phải trong q trình thích ứng ngập
nước

58


Bảng 22: Khó khăn khác thường gặp phải trong q trình thích ứng ngập nước

59

Bảng 23: Hoạt động hướng tới cộng đồng của hộ gia đình trước khi ngập

61

Bảng 24: Lý do không tham gia các hoạt động hướng tới cộng đồng trước khi
ngập

62

Bảng 25: Hoạt động hướng tới cộng đồng của hộ gia đình trong và sau khi ngập

63

Bảng 26: Quận và lý do không tham gia hoạt động cộng đồng
trong và sau khi ngập
Bảng 27: Vai trò từ các đối tượng trong mạng lưới xã hội đối với việc
thích ứng với ngập nước của người dân

64
66

Bảng 28: Quận và Vai trị từ hàng xóm

68

Bảng 29: Quận và Vai trò từ người quen, bạn bè


69

Bảng 30: Quận và Vai trò từ người thân, họ hàng

69

Bảng 31: Quận và Vai trị từ chính quyền địa phương

71

Bảng 32: Những khó khăn gặp phải khi vay vốn nhà nước

72

Bảng 33: Nơi trú ẩn được bố trí bởi địa phương khi ngập nước nghiêm trọng

73

Bảng 34: Những hoạt động, hành động của chính quyền địa phương để giảm ngập
nâng cao khả năng thích ứng của cộng đồng
Bảng 35: Quận và Những hoạt động, hành động của chính quyền địa phương để
giảm ngập nâng cao khả năng thích ứng của cộng đồng

74
75


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2
2.1 Về biến đổi khí hậu và vấn đề ngập nước.............................................................. 2
2.2 Về mạng lưới xã hội .............................................................................................. 4
2.2.1 Các nghiên cứu mang tính lý luận: ................................................................. 4
2.2.2 Các nghiên cứu mang tính thực nghiệm, thực tiễn.......................................... 8
3. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 16
4. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 16
5. Thao tác hóa khái niệm ............................................................................................. 17
6. Lý thuyết áp dụng...................................................................................................... 20
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 23
7.1 Thu thập thông tin ................................................................................................ 23
7.2 Xử lý thông tin ..................................................................................................... 24
7.3 Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 24
8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................................... 25
9. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 25
10. Cấu trúc bài báo cáo ................................................................................................ 25


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG .................................................................................. 27
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HỊ CHÍ MINH ....... 27
1.1 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 27
1.2 Tổng quan về tình hình ngập lụt của Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THIỆT HẠI DO NGẬP NƯỚC GÂY RA ........... 34
2.1 Thực trạng ngập nước ............................................................................................. 34
2.1.1 Thời gian bắt đầu xuất hiện ngập nước: .......................................................... 34
2.1.2 Tình trạng ngập so với 5 năm trước: ................................................................ 35
2.1.3 Thời gian xảy ra ngập lụt ................................................................................. 37

2.2 Ảnh hưởng và thiệt hại do ngập lụt ......................................................................... 38
2.2.1 Ảnh hưởng do ngập lụt ..................................................................................... 38
2.2.2 Thiệt hại do ngập lụt ......................................................................................... 41
2.2.3 Tương quan vị trí địa lý và vấn đề thiệt hại: .................................................... 44
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI VẤN ĐỀ NGẬP LỤT .................. 49
3.1 Phát huy nội lực từ hộ gia đình ............................................................................... 49
3.1.1 Những hoạt động từ phía chủ hộ gia đình đối với nhà ở của hộ. ..................... 51
3.1.2 Những hướng thích ứng và dự định trong tương lai. ....................................... 54
3.2 Sự hỗ trợ từ phía cộng đồng .................................................................................... 60
3.2.1 Hoạt động hướng tới cộng đồng của hộ gia đình trong thích ứng với ngập. ... 60
3.2.2 Vai trị của mạng lưới xã hội trong thích ứng với ngập nước. ......................... 65
3.3 Chính sách và sự can thiệp từ chính quyền địa phương.......................................... 70
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 83


PHẦN THỨ 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, với công cuộc biến đổi không ngừng của quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nền kinh tế của nước ta cũng ngày một phát triển theo. Tuy
nhiên cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế, ngay cả với những
khu vực đô thị lớn như TP. HCM, cơ sở hạ tầng ở nhiều khu vực còn hạn chế, xuống
cấp. Mặt khác, Việt Nam được biết đến là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu
ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (WB, 2012). Đặc biệt với những vùng
đơ thị ven biển, có địa hình thấp ở Việt Nam đang đối mặt với vấn nạn ngập lụt.
Cũng theo đó TP. HCM được biết đến là một nơi có địa hình, vị trí địa lý và vị trí xã
hội khá đặc biệt: Là nơi giao lưu kinh tế - văn hóa của cả nước, là một trong 2 trung
tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất nước. Đặc biệt là đây là nơi có vị trí chiến lược vơ cùng
quan trọng của nước ta và cả quốc tế. Về vị trí địa lý, TP. HCM là nơi có địa hình
khá thấp so với mực nước biển do đó rất dễ xảy ra hiện tượng ngập nước khi có vấn
đề xảy ra. Vốn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung Ương, TP. HCM còn được

biết đến là nơi có dân số đơng và chỉ số bình qn đầu người khá cao 5.538
USD/người (Theo báo cáo ĐHĐB Đảng Bộ TP. HCM lần thứ X năm 2015).
Thực tế ngày nay, nhiều nghiên cứu của các học giả trong nước và trên thế
giới đã chỉ ra rằng, các cá nhân trong các nhóm xã hội sử dụng mối quan hệ xã hội
(người thân, bạn bè) như một kênh khơng chính thức hiệu quả. Phạm Huy Cường
(2014) trong bài viết "Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt
nghiệp" đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập
30, Số 4 (2014) 44-53 qua q trình phân tích đã đưa ra kết luận rằng rõ ràng mạng
lưới quan hệ xã hội của mỗi cá nhân là hết sức phức tạp, có nhiều thành tố, với
nhiều chiều cạnh.
Với nguyên tắc phát triển bền vững phải đi đôi với công cuộc bảo vệ môi
trường tránh những tác động của biến đổi khí hậu, ta cần phải có những giải pháp,
biện pháp thiết thực nhất để có thể nâng cao cơng cuộc giải quyết vấn đề ngập nước
tại TP. HCM. Về góc độ kỹ thuật, ta có rất nhiều giải pháp khác nhau song đa số
1


vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả bởi vì đa số các biện pháp đó chưa nhìn nhận vấn
đề ở góc độ xã hội. Do đó để có thể tìm kiếm những giải pháp từ góc độ xã hội với
vấn nạn ngập lụt ở TP. HCM hiện nay từ đó làm cơ sở để xây dựng các giải pháp
thích ứng, giải quyết hiệu quả vấn đề ngập lụt, nhóm sinh viên chúng tôi quyết định
thực hiện đề tài "Phân tích tác động của ngập nước và những chiến lược

thích ứng của người dân thành phố Hồ Chí Minh" để từ đó có những nhận
định tốt nhất về việc xem xét các chiến lược thích ứng bao gồm cả mạng lưới xã hội
gắn với việc giải quyết cụ thể vấn đề ngập nước tại TP.HCM ngày nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Về biến đổi khí hậu và vấn đề ngập nước
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Mơi trường “Các kịch bản biến đổi khí
hậu và nước biển dâng của Việt Nam” (2009), dự đoán vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ

trung bình tại Việt Nam có khả năng tăng khoảng 2,3°C, tổng lượng mưa trong mùa
mưa cũng tăng, trong khi lượng mưa vào mùa khô lại giảm; mực nước biển có thể
dâng thêm từ 65cm tới 1m so với mức trung bình giai đoạn 1980-1999. Nếu khơng
áp dụng biện pháp thích ứng nào và mực nước biển dâng thêm 1m (các tham số lập
kế hoạch của Việt Nam), thì khoảng 40% đồng bằng sơng Cửu Long (châu thổ sông
Mekong), 9% đồng bằng sông Hồng và 3% các địa phương khác khu vực ven biển
có thể chịu rủi ro ngập lụt cao hơn, và trên 20% thành phố Hồ Chí Minh có khả
năng bị ngập. Nếu nhiệt độ tăng 20C, mực nước biển dâng 1m, có thể làm mất
12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23 % dân số (khoảng 17 triệu người). Riêng
với đồng bằng sông Cửu Long, nếu mực nước biển dâng như dự báo vào năm 2030
sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn cực
độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và úng. Nếu mực nước biển
dâng 1m, mà khơng có các hoạt động ứng phó, phần lớn ĐBSCL sẽ hoàn toàn ngập
trắng nhiều thời gian dài trong năm, và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 17 tỷ USD
(Trương Quang Học, 2008). Cùng quan điểm đó trong báo cáo Phát triển con người
2007/2008 (UNDP, 2008) đã dẫn ra rằng “ BĐKH do con người gây ra đang đẩy
thế giới đến một thảm họa sinh thái cùng những tác động không thể đảo ngược đối
2


với sự phát triển con người”. Báo cáo nhấn mạnh BĐKH còn gây ra những xung đột
cũng như những bất bình đẳng trên thế giới hiện nay do sự chênh lệch về thụ hưởng
cũng như sử dụng tài nguyên. Bên cạnh đó, BĐKH có thể chặn đứng và đẩy lùi q
trình phát triển của con người: sản xuất nơng nghiệp và an ninh lương thực bị tác
động, sự khủng hoảng về nước và tình trạng bất an về nước ngày càng tăng lên,
nước biển dâng và nguy cơ thiên tai ngày càng nhiều hơn, sự thay đổi diện mạo các
hệ sinh thái trên trái đất và sau cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Với bài viết "Tác động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên và đời sống xã hội"
của Trương Quang Học và Trần Hồng Thái đã nhận đưa ra được những nhận xét:
Mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn - các hệ sinh thái đất

ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước – nơi ở của các cộng đồng dân cư
lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nuớc, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp
lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các khu bảo
tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển. Nếu nhiệt độ tăng 20C, mực nước biển dâng
1m, có thể làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23 % dân số (khoảng 17
triệu người). Riêng với đồng bằng sông Cửu Long, nếu mực nước biển dâng như dự
báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ
bị nhiễm mặn cực độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và úng. Bão,
sóng nhiệt, lũ lụt, hỏa họan và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn tới các
thảm họa chết người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các bệnh dịch mới.
Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi mực nước biển dâng cũng như các tác động khác của biến đổi khí hậu. Chính
phủ Việt Nam đang kêu gọi hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu và coi là một
trong 5 ưu tiên hàng đầu. Các vùng ven biển, đặc biệt là các xã bãi ngang ven biển
và hải đảo thuộc các xã khó khăn ln cần sự hỗ trợ từ Chính phủ Trung Ương
Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Nguyễn Văn Thắng, Trần Hồng Thái trong bài
viết " Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững" đã chỉ ra rằng hiểu
biết về thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự thích
ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai. Thích ứng với khí
3


hậu hiện tại khơng giống như thích ứng với khí hậu trong tương lai, và điều đó cũng
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thích ứng.Sự thích ứng diễn ra ở
cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Sự sống của tất cả các lồi động thực
vật đều đã và đang thích ứng với khí hậu. Sự thích ứng trở nên ngày càng quan
trọng, ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu và trong cả tiến
trình thương lượng của Cơng ước về BĐKH.
Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Văn Thắng khi đánh giá về BĐKH và sự dâng
lên của nước biển đã nhận định


ở Việt Nam hiện tại đang có những kịch bản biến

đổi khí hậu. Cụ thể, nhiệt độ trung bình sẽ tăng thêm 2.50C vào năm 2070 so với
trung bình thời kỳ 1961 - 1990 và tới năm 2100 sẽ thành 30C. Theo đó, chính vì
việc nhiệt độ tăng liên tục sẽ làm số đợt nắng nóng tăng theo qua các năm. Bên cạnh
đó, việc nước biển dâng là một điều đáng lo ngại vì nó là ngun nhân trực tiếp dẫn
đến việc ngập lụt tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Mực nước biển
trung bình có thể tăng 35cm vào năm 2050, 50cm vào năm 2070 và dự tính đến năm
2100, có thể tăng khoảng 1m. Cũng theo bài viết, hiện tượng El Nino có thể xảy ra
thương xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn và thời gian kéo dài hơn.
2.2 Về mạng lưới xã hội
Có thể nói rằng mạng lưới xã hội (MLXH) hay vốn xã hội hiện là một trong số
lĩnh vực được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thưc tế hiện nay đã có khá nhiều
cơng trình đã được biết đến và được xem như là những cơ sở cho việc nghiên cứu
về mạng lưới xã hội trên thế giới cũng như là tại Việt Nam. Trong bài viết này tác
giả sẽ tiếp cận những bài viết về MLXH Nam theo hai hướng:
1. Tính lý luận.
2. Tính thực nghiệm.
2.2.1 Các nghiên cứu mang tính lý luận:
Trong q trình xây dựng bài viết, tác giả đã tiếp cận khá nhiều bài viết có
hướng nghiên cứu mang tính lý luận, lý thuyết về MLXH. Cụ thể có thể điểm qua
như sau:
4


Nhà xã hội học người Pháp Emile Durkhiem khá nổi tiếng với nghiên cứu về
MLXH theo hướng lý thuyết là thuyết cấu trúc chức năng. Ông đã đưa ra cặp khái
niệm là đoàn kết cơ giới và đoàn kết hữu cơ tương ứng với hình thức phân cơng lao
động phức tạp và đơn giản tạo nên những kiểu quan hệ và liên hệ tương ứng giữa

các cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm và với xã hội. Ơng cho rằng mạng lưới
quan hệ chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết hữu cơ trong xã hội hiện đại và
mạng lưới quan hệ chức năng đặc trưng cho kiểu đồn kết máy móc của xã hội
truyền thống (Trích từ trong khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lý Hạo Nghi (2015)
với đề tài "Chiến lược ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của
người dân tỉnh An Giang (Nghiên cứu tại huyện An Phú)"
Nhà nghiên cứu Caulknins (1981) khi nghiên cứu về tổ chức xã hội của những
người nông dân trong cộng đồng vào năm 1856, ông đã nhắc đến nhà dân tộc học
người Na Uy - Sundt và khẳng định rằng chính Sundt là người đầu tiên trên thế giới
đặt nền móng cho mọi nghiên cứu về lĩnh vực MLXH. Trong đó, Sundt thảo luận về
những mối quan hệ giữa các gia đình thông qua những dịp đặc biệt, như đám cưới,
đám tang,.. Bên cạnh đó, Caulkins nhận định rằng, nghiên cứu của Sundt đã tạo nền
tảng cơ bản cho các nhà nhân học, xã hội học và những nhà khoa học xã hội khác.
(Được nhắc đến trong luận văn tiến sĩ "Mạng lưới xã hội của người chấp hành xong
hình phạt tù: nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn
Thị Thu Hòa, 2012)
Tác giả Ningzi Zhang (2005) trong bài viết "Bối cảnh cấu trúc và cuộc sống
hàng ngày của MLXH: mơ hình sát nhập theo nhóm và các tranh luận về MLXH" đã
phát hiện ra một số vấn đề lý thú về vai trò của các mối quan hệ mạnh và các mối
quan hệ yếu trong cuộc đời của cá nhân. Theo đó, tác giả cho rằng, vai trò của các
mối quan hệ này phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người.
Tác giả Emmanuel Pannier trong bài viết "Phân tích mạng lưới xã hội: Các lí
thuyết, khái niệm và phương pháp nghiên cứu" đăng trên tạp chí Xã hội học số 4
(2008) cũng đã chỉ ra rằng John. A Barnes (khoa Nhân học xã hội, Đại học
Manchester) được coi như là người đề ra khái niệm "mạng lưới xã hội" trong các
5


ngành khoa học xã hội. Qua đó ơng đã nhận định rằng khi tiếp cận MLXH cần tiếp
cận dưới góc độ phân tích cấu trúc và phân tích phi cấu trúc.

Có thể kể đến cơng trình của tác giả Vũ Quang Hà với tác phẩm “Các lý thuyết
xã hội học” (2001) đã có đề cập đến lý thuyết mạng lưới xã hội. Theo ơng, lý thuyết
xác định quan tâm chính yếu của nó – các khn mẫu khách quan của các liên hệ
nối kết các thành viên (cá thể và tập thể) xã hội. Công việc của các nhà xã hội học là
nghiên cứu cấu trúc xã hội bằng cách phân tích các khn mẫu liên hệ nối kết các
thành viên.
Ngoài ra, hướng nghiên cứu mạng lưới xã hội cũng đã được đề cập trong cuốn
sách “Lịch sử và lý thuyết xã hội học” của Lê Ngọc Hùng (2002). Tác giả này cho
rằng, lý thuyết mạng lưới xã hội nghiên cứu cấu trúc bên trong của xã hội. Đó là cấu
trúc của các mối liên hệ xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội giữa các cá nhân.
Các nhà xã hội học phải nghiên cứu trên hai cấp độ: cấp độ vi mô khi tập trung
nghiên cứu vào hình thù, khn mẫu, kiểu loại, quy mơ và các đặc điểm định lượng
của cấu trúc mạng lưới xã hội. Trên cấp độ vĩ mô, tập trung vào mật độ và cường độ
của mạng lưới xã hội cho biết những đặc trưng khác nhau của mạng lưới có tác
dụng khác nhau đối với giao tiếp và hội nhập xã hội.
Một bài viết khác của tác giả Lê Ngọc Hùng đăng trên tạp chí Xã hội học số 2
(2003) bàn về “Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: trường hợp
tìm kiếm việc làm của sinh viên”. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến hai vấn
đề: lý thuyết và phương pháp tiếp cận MLXH và vận dụng phương pháp tiếp cận
MLXH để xem xét trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên. Về lý thuyết và
phương pháp tiếp cận MLXH, tác giả cho rằng MLXH dùng để chỉ phức thể các
mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống
thực của họ với tư cách là thành viên của xã hội. Đặc điểm và tính chất MLXH
được nghiên cứu từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Theo hướng lý thuyết tương
tác xã hội tập trung vào phân tích các kiểu hình thức của mạng lưới gồm các mối
liên hệ của các cá nhân đang tác động lẫn nhau. Theo hướng cấu trúc thì cho rằng
quan hệ chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết hữu cơ của xã hội hiện đại và mạng
6



lưới quan hệ phi chức năng đặc trưng cho kiểu đồn kết máy móc của xã hội truyền
thống. MLXH với tư cách là cấu trúc xã hội bao gồm các mối tương tác xã hội và
trao đổi xã hội, trong đó hệ giá trị, chuẩn mực và niềm tin được hình thành. Nhờ
vậy các thành viên của MLXH đều chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ và có những lợi
ích ràng buộc lẫn nhau khi theo đuổi những mục đích của họ. Theo tác giả nghiên
cứu mạng lưới xã hội là tập trung nghiên cứu hình thù, kiểu mẫu, loại, quy mơ, đặc
điểm tính chất sự hình thành và vận động và biến đổi của MLXH với hai hướng
chính là: nghiên cứu định lượng: tần suất tiếp xúc, cường độ giao tiếp, mật độ quan
hệ, độ bền vững về thời gian phạm vi phân bố trong không gian của mạng lưới và
nghiên cứu định tính là nghiên cứu về chiều hướng, vị trí kiểu dạng, tính chất, độ tin
cậy của các mối qua hệ tạo thành mạng lưới xã hội. Nghiên cứu của ơng đã cho thấy
có ba kiểu MLXH trong tìm kiếm việc làm của sinh viên: Kiểu truyền thống - trong
đó cá nhân chủ yếu dựa vào các mối quan hệ gia đình; kiểu hiện đại - cá nhân chủ
yếu dựa vào các mối qua hệ chức năng với các cơ quan, tổ chức và các thiết chế của
thị trường lao động và kiểu hỗn hợp - kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Tác giả Lê Minh Tiến trong một bài viết trên Tạp chí Khoa học Xã hội số 9
(2006) “Tổng quan phương pháp phân tích mạng lưới xã hội trong nghiên cứu xã
hội” đã đưa ra một bức tranh tổng quan về phân tích MLXH. Tác giả phân biệt
những điểm khác biệt giữa lối phân tích theo biến số truyền thống với cách phân
tích MLXH. Theo đó, phân tích theo biến số thường dùng trong nghiên cứu thực
nghiệm xã hội chú trọng đến các đặc trưng dân số học và kinh tế - xã hội của các tác
nhân như tuổi tác, giới tính, học vấn… và xem hành vi của cá nhân bị quy định bởi
những đặc trưng đó. Trong khi lối phân tích MLXH nhấn mạnh đến các mối quan
hệ xã hội giữa các tác nhân, coi đó là yếu tố quyết định đến hành vi chứ không phải
là các đặc trưng của các tác nhân. Đồng thời, sự khác biệt của các tác nhân khơng
do các đặc trưng quyết định mà chính là cấu trúc của quan hệ xã hội quyết định.
Như vậy nhìn chung, đã có rất nhiều các bài viết của các tác giả về tính lý luận
khi tiếp cận chủ đề mạng lưới xã hội. Đặc điểm của những bài viết trên là đều có
hướng tiếp cận rất đa dạng và phong phú, vừa tiếp cận về lý thuyết và xen lẫn thực
7



nghiệm. Tuy nhiên những bài viết trên vẫn còn mang tính kế thừa hoặc bổ sung,
chưa có những phát hiện mới.
2.2.2 Các nghiên cứu mang tính thực nghiệm, thực tiễn
Tác giả Lee Jae Yeol (2008) với bài viết "Quan hệ xã hội của người Hàn
Quốc" đã được giới chuyên môn đánh giá cao là một trong những cơng trình cho
thấy rõ mạng lưới quan hệ xã hội của người Hàn Quốc. Theo đánh giá từ tác giả Lý
Hạo Nghi (2015), những kết quả của Lee Jae Yeol đã chứng minh cho đặc điểm và
tính chất quan hệ của mạng giao kết mạng lưới quan hệ xã hội của người Hàn Quốc
nói riêng và đặc điểm tính chất quan hệ của MLXH nói chung.
Với tác giả Mark Granovetter trong “Sức mạnh của những quan hệ yếu” (tạm
dịch) in trong Tạp chí xã hội học Mỹ số 78 ((1973) tr 1360 - 1368), ông đã nhận
định khi nghiên cứu các kiểu mạng lưới xã hội, mật độ và cường độ của các mối
liên hệ xã hội có tác dụng khác nhau đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội. Trái
với quan niệm thơng thường, ơng cho rằng những người có mối qua hệ dày đặc
khép kín trong đó mọi người đều quen biết và thân thiết nhau có thể tạo ra sự hạn
chế trong việc trao đổi thông tin và cản trở sự liên hệ với thế giới bên ngoài. Ngược
lại, một MLXH gồm những mối liên hệ yếu ớt lỏng lẻo thưa thớt ln tỏ ra có lợi
cho sự trao đổi thơng tin.
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Đặng Nguyên Anh (1998) mang tên "Vai
trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư” đăng trên Tạp chí Xã hội học số 1
(1998). Bài viết dựa trên kết quả của cuộc khảo sát “Di cư và sức khỏe” do viện Xã
hội học (thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia) tiến hành năm
1997, tác giả cho rằng MLXH được xem như một nhân tố quan trọng, quyết định
tồn bộ q trình di cư từ đó bài viết được xem như là một trong số cơ sở đặt nền
mống cho việc nghiên cứu về MLXH tại Việt Nam. Bài viết cho thấy, MXLH là
một trong những yếu tố xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến người di cư thể hiện ở
quyết định xuất cư, trợ giúp của họ hàng, đồng hương, bạn bè… đến việc ổn định
cuộc sống, tìm kiếm việc làm và gởi tiền về quê. Bài viết này vận dụng hướng tiếp

cận xã hội học tìm hiểu vai trị của MLXH trong q trình di cư. Kết quả phân tích
8


của bài viết cho ta thấy mạng lưới di cư có ảnh hưởng sâu rộng đối với các hình thái
và đối tượng di chuyển khác nhau. Thực tế này đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước
đối với di cư trước hết cần có tính chọn lọc. Kết quả thu được cho thấy được là
MLXH góp phần giảm bớt chi phí di cư, tìm kiếm việc làm cũng như thúc đẩy sự
hội nhập của người di chuyển trên địa bàn nhập cư.
Cũng trong cùng vùng chủ đề trên, hai tác giả Văn Thị Ngọc Lan và Trần Đan
Tâm trong bài viết “Thử khảo sát sự vận động của mạng lưới xã hội trong đời sống
di cư” đã tìm hiểu vai trị của MLXH đối với đời sống đơ thị, từ đó chứng minh về
một hướng vận động của q trình giảm nghèo trong đời sống đô thị. Đối tượng của
cuộc nghiên cứu là người dân đô thị và người lao động nhập cư nói chung tại
TPHCM. Với số liệu từ cuộc nghiên cứu “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đơ thị
hóa tại TP.HCM”, sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu và phỏng vấn sâu tại 3
phường ở TPHCM năm 1998, bài viết cho thấy MLXH có ảnh hưởng sâu rộng đến
đời sống di cư như cung cấp thông tin về nơi nhập cư, tìm việc làm... Mạng lưới xã
hội phi chính thức (bạn bè, đồng hương...) có vai trị quan trọng so với sự mờ nhạt
của MLXH chính thức như chính quyền, đồn thể đối với đời sống người nhập cư.
Tuy nhiên, sau khi đến thành phố, việc mở rộng mạng lưới xã hội hướng về đô thị
của người nhập cư hầu như không mấy mạnh mẽ. Thời gian làm việc căng thẳng ở
các xí nghiệp khơng cho phép họ mở rộng giao tiếp, nhất là tiếp cận với người thành
phố. Ngay trong khu nhà trọ họ cũng chủ yếu gặp gỡ những người cùng quê. Người
nhập cư chủ yếu lao động và tiết kiệm tối đa để gửi tiền về quê. Với MLXH như
vậy, để trở thành một thành viên đô thị thật sự, họ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều
thời gian. Bài biết đã cung cấp cái nhìn mới về vai trị của mạng lưới xh đối với đời
sống người dân đơ thị nói chung và người nhập cư vào đơ thị nói riêng, nhất là xóa
đói giảm nghèo cho người nghèo, vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng chưa
được nghiên cứu nhiều. Những phát hiện trong bài sẽ giúp chính quyền và các tổ

chức có những chính sách và hoạt động phù hợp giúp người đơ thị xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, các giả thiết được đặt ra những bài viết còn chung chung, chưa
sâu sắc. Bài viết chủ yếu miêu tả kết quả nghiên cứu, nếu có những nhận xét hay
9


giải thích sắc sảo về các vấn đề mới được phát hiện từ cuộc nghiên cứu thì bài viết
sẽ có tính thuyết phục hơn.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về cấu trúc MLXH
hoặc nếu có thì nó cũng mang theo khuynh hướng và chịu ảnh hưởng bởi các quan
niệm của các nhà khoa học trên thế giới. Một trong số đó là cơng trình của tác giả
Hồ Thị Kim Uyên với đề tài :“Vai trị của MLXH trong việc chăm sóc nạn nhân
chất độc hóa học da cam/ dioxin tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp Huyện A
Lưới, tình Thừa Thiên Huế)”. Với phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp
định tính tiến hành khảo sát 2 đợt (tháng 11/2006 và tháng 3/2007) tại huyện A
Lưới, tình Thừa Thiên Huế tác giả chỉ ra vai trò các tương tác và sự vận hành giữa
các actor trong MLXH trong việc trợ giúp chăm sóc sức khỏe y tế nạn nhân. Mạng
lưới chăm sóc y tế được hình thành bởi qua hệ giữa thiết chế xã hội như nhà nước,
thiết chế y tế, các tổ chức xã hội; tổ chức quốc tế đối với nhóm nạn nhân nhiễm độc
hóa học da cam/ dioxin. Mạng lưới chăm sóc tại gia đình là MLXH cơ bản gắn với
các qian hệ mạnh giữa các thành viên trong gia đình, trong đó đặc biệt là vai trị của
người phụ nữ rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu về thể chất cũng
như tinh thần đối với nhóm nạn nhân. Các thành viên trong gia đình là các actor
quan trọng trong việc tìm kiếm dịch vụ và xúc tiến chăm sóc y tế của những nạn
nhân nhiễm độc hóa học da cam/ dioxin tại cộng đồng.
Năm 2005, tác giả Lê Hải Hà với luận văn thạc sỹ Xã hội học “Mạng lưới xã
hội và mạng lưới trợ giúp người cao tuổi ở khu vực đồng bằng sông Hồng” đã
nghiên cứu phân ra các mạng lưới xã hội của người cao tuổi ở cả nông thôn và
thành thị như mạng lưới gia đình, họ hàng, bạn bè, láng giềng và đồn thể, đồng
thời tìm hiểu mạng lưới trợ giúp xã hội hiện có đối với người cao tuổi đồng bằng

sông Hồng. Kết quả cho thấy, các mạng lưới gia đình, họ hàng, hàng xóm của người
cao tuổi có mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ với người cao tuổi hơn các mạng lưới bạn
bè và mạng lưới các đoàn thể quần chúng, hiệp hội, câu lạc bộ. Do đó, gia đình, họ
hàng, hàng xóm được mơ tả như những mạng lưới cục bộ, có các hoạt động trợ giúp
về tinh thần và phương tiện thường xuyên hơn bạn bè; các đoàn thể quần chúng, các
10


Hội, Câu lạc bộ là những mạng lưới mở với các quan hệ không thường xuyên và
lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, do đề tài sử dụng phương pháp phân tích thứ cấp dựa trên
kết quả hai cuộc nghiên cứu người cao tuổi: Nghiên cứu định lượng người cao tuổi
đồng bằng sông Hồng (Bùi Thế Cường, 1996) và nghiên cứu định tính người cao
tuổi Việt Nam do UNFPA tài trợ được nhóm nghiên cứu của Viện Xã hội học (do
Bùi Thế Cường làm trưởng nhóm tiến hành trong năm 2000) có nội dung nghiên
cứu rất rộng nên thiếu thông tin trong quá trình khai thác các nguồn số liệu nhằm
phục vụ mục đích nghiên cứu.
Tác giả Trần Hữu Quang đã có bài đăng trên tạp chí Khoa học xã hội số 07
(2006) với chủ đề “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội”. Bài viết cho rằng vốn xã hội là
một khái niệm trung tính, có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Vốn xã hội dùng để chỉ
một cách tổng hợp hiện thực và đặc trưng của những mối liên kết giữa con người
với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội. Những mối liên kết này chịu sự chi
phối quyết định của các chuẩn mực (chính thức và phi chính thức) và các định chế
đang tồn tại trong cộng đồng hay xã hội ấy, và được biểu hiện ra thành những hiện
tượng mà chúng ta có thể quan sát được như sự tin cậy giữa con người với con
người với nhau, và các loại MLXH khác nhau. Chúng ta chỉ có thể quan sát và đo
lường những biểu hiện ra bên ngoài của vốn xã hội như sự tin cậy, sự hợp tác, sự
tham gia vào các hội đoàn và các MLXH. Tác giả đề xuất nhà nghiên cứu khi
nghiên cứu vốn xã hội của cá nhân phải đặt vốn xã hội trong bối cảnh văn hóa xã
hội và bối cảnh các định chế xã hội trong đó hình thành nên vốn xã hội. Như vậy,
MLXH có thể được xem như là một trong những chỉ báo dùng để đo lường vốn xã

hội.
Một cơng trình khác mang tên"Mạng lưới xã hội của người cao tuổi ở thành
phố Quy Nhơn" của tác giả Phan Thị Kim Dung (2007). Nội dung của cơng trình
này đa số tập trung vào phân tích những đặc điểm định lượng như thời gian duy trì
mối quan hệ, tần số, cường độ quan hệ và sự tin cậy của các liên hệ trong mạng lưới
để đo lường sức mạnh của các mối liên hệ trong MLXH. Kết quả phân tích cho thấy
được là: Các mối quan hệ (mạnh/yếu) trong MLXH đã phát huy vai trò nhất định
11


trong đời sống của người cao tuổi. Tuy nhiên các mối liên hệ mạnh như gia đình, họ
hàng, hàng xóm có vai trị quan trọng trong sự tương trợ về vật chất nhiều hơn so
với các quan hệ yếu như bạn bè, đoàn thể. Tuy nhiên, các quan hệ yếu có vai trị
quan trọng trong đời sống tinh thần của người cao tuổi.
Bài viết "Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội và vốn xã hội cho
phát triển" của Ngô Đức Thịnh được đăng trên Website tạp chí cộng sản ngày
24/9/2008 cũng chỉ ra rằng Mạng lưới xã hội và vốn xã hội là hai khái niệm khác
nhau, nhưng chúng lại liên hệ chặt chẽ với nhau. Trên một phương diện nào đó,
mạng lưới xã hội góp phần tạo nên vốn xã hội và ngược lại, vốn xã hội góp phần
củng cố vững chắc hơn các mạng lưới xã hội. Mạng lưới xã hội và vốn xã hội là
một thực thể khách quan, là di sản của truyền thống, tuy hình thành trong trường kỳ
lịch sử, nhưng nó ln biến đổi, cập nhật với sự biến đổi xã hội, được con người
nhận thức và sử dụng nhằm ổn định và phát triển xã hội. Thí dụ, vào thế kỷ XV,
thời Hồng Đức, cùng với việc biên soạn "Luật Hồng Đức", lúc đó trước việc các
làng xã soạn thảo hương ước thì vua Lê Thanh Tơng ra chiếu chỉ cấm các làng xã
làm việc này, với lý do: Nhà nước đã có luật, làng xã khơng cần hương ước nữa.
Nhưng ngay sau đó, nhận ra một thực tế là hương ước chính là một dạng của "vốn
xã hội" cần thiết hỗ trợ cho luật Nhà nước, nên nhà vua anh minh ấy đã rút lại lệnh
cũ và ban hành lệnh chỉ cho phép các làng xã soạn thảo hương ước và nó đã tồn tại
suốt 500 năm qua với tư cách là công cụ quản lý nông thôn hữu hiệu. Tóm lại qua

bài viết, tác giả yêu cầu mỗi chúng ta cần nhận thức rõ tính tất yếu cũng như tính
hai mặt của các cơ cấu xã hội, mạng lưới xã hội và nguồn lực này, làm năng động
hóa chúng phục vụ cho sự nghiệp phát triển nơng thơn hiện nay.
Bên cạnh đó, tác giả Lê Q Long (2014) với luận văn thạc sĩ Xã hội học "Vai
trò của MLXH trong việc tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên vi
phạm pháp luật (Nghiên cứu trường hợp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh)"
đã có đề cập về cuộc nghiên cứu và quan sát người phụ nữ gốc Latinh đang sống tại
San Francisco và đang mưu sinh bằng việc làm thuê giúp việc nhà trong một số gia
đình giàu có. Qua cuộc nghiên cứu đó, chủ nhiệm đề tài - nhà xã hội học Pierette
12


Houdagneu - Cotelo đã có sự phát hiện rằng các phụ nữ này đã tạo ra MLXH của
riêng họ và từ đó nhờ có mạng lưới đó họ đã xây dựng được nguồn vốn xã hội đó là
kinh nghiệm của từng thành viên trong mạng lưới, đó chính là những nguồn tư liệu
quý giá giúp họ có thể nâng cao được đồng lương của họ bằng chính kinh nghiệm
của những người trong mạng lưới họ có.
Nếu trong luận văn của Lê Quý Long có đề cập đến nghiên cứu của Pierette
Houdagneu thì trong luận văn thạc sĩ Xã hội học "MLXH của công nhân nhập cư ở
khu công nghiệp Việt Nam - Singapore" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thắm (2009)
cũng có sự đề cập đến nghiên cứu của Darden. Cũng theo đó, qua nghiên cứu về
việc MLXH ảnh hưởng như thế nào đến kết quả tìm việc làm của người nghèo
mang tên "MLXH tác động đến việc làm của phụ nữ nghèo khu vực thành thị", ông
đã tổng quan một số nghiên cứu về ảnh hưởng MLXH đến cá nhân. Ông đã chỉ ra
rằng rất nhiều nghiên cứu trước đây về MLXH có mẫu nghiên cứu chỉ gồm nam
giới (Greanovetter 1973; Linet al1981). Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu về
sự khác nhau về giới trong việc sử dụng MLXH và hiệu quả của MLXH đối với
từng giới là điều thường thấy trong các nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ
có khuynh hướng có các mối quan hệ mạnh với những người gần nhà, người thân,
người ni dưỡng và có bạn tâm tình với những người cùng tầng lớp với họ

(Granovette 1983, 1995; Campbell and Marsden 1985; Campbell 1988; Browne
2000; Ibarra 1992, 1993; Stoloff et al 1999). Trái lại, nam giới có khuynh hướng có
các mối quan hệ trong môi trường làm việc hiện tại. Nam giới thường có MLXH
cùng những người nam khơng cùng tầng lớp để tìm việc làm hay trao đổi các lợi ích
khác (Granovette 1983, 1995; Campbell and Marsden 1985; Campbell 1988;
Browne 2000). Thêm vào đó, trong khi nam giới sử dụng mạng lưới phi chính thức
lại tìm được việc làm mang tính phân biệt giới hơn và tiền lương thấp hơn (Drentea
1998; Browne 2000). Đồng thời, sự khác nhau về tầng lớp xã hội cũng được chú ý
đến trong các nghiên cứu về MLXH. William Julius Wilson đã nghiên cứu về sự tập
trung nghèo và các tác động của nó lên kinh tế và xã hội. Trọng tâm của nghiên cứu
này là sự thiếu vắng các MLXH chéo với các tầng lớp khác nhau của người nghèo
13


khi họ sống tập trung ở các khu vưc ổ chuột. Sự tách biệt khu dân cư mang tính
chủng tộc của người nghèo đô thị làm cho họ bị cô lập với xã hội và khả năng học
tập, làm việc của người nghèo trở nên rời rạc hơn (Willson 1996).
Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Thắm (2009) qua bài viết “Mạng lưới xã
hội của công nhân nhập cư ở khu công nghiệp Việt Nam- Singapore” đã giúp nhận
định rằng các đặc trưng MLXH của công nhân nhập cư ở khu công nghiệp Việt
Nam - Singapore. Chỉ ra các mối quan hệ mạnh và yếu trong MLXH của công nhân
nhập cư trong việc giúp họ giải quyết các vấn đề: tìm việc làm, nơi ở, sinh hoạt
hằng ngày, giải quyết các vấn đề về đề tài chính... Kết quả nghiên cứu cho thấy
cơng nhân nhập cư chủ yếu duy trì MLXH với những người thân, họ hàng, đồng
hương đã quen biết trước. Cơng nhân ít hoặc khơng thiết lập các mối quan hệ với cá
đoàn thể, hội, câu lạc bộ khác tại nơi nhập cư. Các mối qua hệ yếu có vai trị đáng
kể khi cơng nhân cần thay đổi việc làm, chỗ trọ, ít co ý nghĩa trong việc giúp họ giải
quyết các vấn đề về tài chính hay hỏi ý kiến khi cần quyết định những vấn đề quan
trọng. Đây được đánh giá là một bài tham khảo hữu ích về cách thức thực hiện một
cuộc nghiên cứu về MLXH.

Tạp chí Xã hội học số 1 (2009) có bài đăng của Hoàng Bá Thịnh "Vốn xã hội,
mạng lưới xã hội và những phí tổn" ơng đã nói rằng MLXH có thể đặc biệt quan
trọng trong q trình xây dựng danh tiếng của một người. Bên cạnh đó MLXH có
thể chia theo nhiều cấp độ khác nhau (vi mơ, trung gian, vĩ mơ) và MLXH của các
cá nhân có thể khác nhau điều này tùy thuộc vào vốn xã hội và vốn con người của
cá nhân như thế nào. Trong mạng lưới xã hội, vốn con người nằm ở các đầu mối
còn vốn xã hội nằm ở các đường liên hệ, quan hệ giữa các đầu mối. Người ta có thể
phân chia mạng lưới xã hội thành mạng lưới xã hội vi mơ (quan hệ xã hội trong các
nhóm nhỏ) và mạng lưới xã hội vĩ mô (quan hệ xã hội trong các nhóm lớn, cộng
đồng, xã hội). Quan trọng hơn, ông đã đề cập về từ "niềm tin" hay "lòng tin" và cho
rằng hạt nhân của vốn xã hội, mạng lưới xã hội chính là lịng tin/ niềm tin. Nói một
cách khác, chữ tín trong quan hệ giữa các cá nhân được xem như là chất keo kết

14


dính và gắn kết cũng như là duy trì mạng lưới các quan hệ xã hội. Và để duy trì, đề
cao chữ tín, nhiều khi phải chấp nhận những tổn thất to lớn hơn.
Bên cạnh đó, đồng hướng tiếp cận với tác giả Phan Thị Kim Dung thì tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến với luận văn thạc sĩ Xã hội học (2012) "Mạng lưới xã hội của
người tái định cư (nghiên cứu trường hợp phường An Phú và phường Thạnh Mỹ
Lợi, Quận 2 thuộc dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm)" cũng đưa ra được những nhận
định rằng MLXH của người di cư - tái định cư có quy mô và phân bố không gian
khác nhau. Người tái định cư có các đặc điểm nhân khẩu khác nhau thì có MLXH
khác nhau. Một nhận định tiếp theo là MLXH của người tái định cư đóng vai trị
quan trọng trong việc giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn về tìm kiếm việc
làm, tài chính và giáo dục cũng như để thích ứng với nơi ở mới. Cuối cùng là tác giả
đã nhận định rằng người tái định cư lựa chọn chiến lược sử dụng MLXH dựa trên
việc có hay không người thân ruột thịt tại nơi tái định cư. Từ những nhận định trên,
tác giả đã nêu ra được một số khuyến nghị góp phần vào việc quy hoạch hiệu quả

đơ thị tại TP. HCM dưới góc nhìn xã hội học.
Dưới góc độ so sánh, hai tác giả Nguyễn Quý Thanh và Cao Thị Hải Bắc trong
bài viết "Quan hệ xã hội và vốn xã hội: Nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn
Quốc" được đăng trên tạp chí Xã hội học số 3 (2012) đã tổng kết được rằng về qui
mơ xã hội, người Việt có qui mô rộng hơn người Hàn. Tuy nhiên, khuynh hướng
giữ vững qui mô quan hệ xã hội với những quan hệ truyền thống lâu đời như gia
đình, họ hàng của người Hàn rõ nét hơn người Việt. Về đặc tính quan hệ xã hội, cả
người Việt và người Hàn đều mang 2 đặc trưng cơ bản: Tính đồng nhất và tính thứ
bậc trong quan hệ. Tuy nhiên, tính thứ bậc được biểu hiện chặt chẽ hơn trong quan
hệ xã hội của người Hàn so với người Việt. Từ những đặc trưng giống và khác về
mạng quan hệ xã hội ở trên, Việt Nam và Hàn Quốc có những phương thức khai
thác vốn xã hội riêng của mình. Vốn xã hội từ quan hệ gia đình, họ hàng vẫn ln
đóng vai trị quan trọng và được khai thác triệt để trong nhiều lĩnh vực đời sống xã
hội của cả người Hàn và người Việt.

15


Gần đây nhất thì nổi bật là tác giả Phạm Huy Cường với bài viết "Mạng lưới
quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp" đăng trên tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 4 (2014) 44-53 đã nói rằng
cần khẳng định mạng lưới quan hệ xã hội có vai trị quan trọng trong q trình tìm
kiếm việc làm của mỗi cá nhân. Các kết quả nghiên cứu của tác giả cũng xác nhận
mối liên hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội với các khía cạnh kinh tế và phi kinh tế
của công việc. Các kết quả thu được cũng khẳng định và gợi mở rằng khi nghiên
cứu về mạng lưới quan hệ xã hội trong thị trường lao động, cần có những phân tích
rất cụ thể đặc điểm của các mối quan hệ xã hội và đặc điểm cũng như quy mô các
nguồn lực mà mạng lưới quan hệ xã hội tạo cơ hội cho mỗi cá nhân có thể huy động
để đạt được mục đích cá nhân của mình. Chỉ có như vậy các phân tích kết quả
nghiên cứu mới nhận thức được đầy đủ mỗi liên hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội

với quá trình tìm kiếm và các kết quả tìm kiếm việc làm.
Nhìn chung các bài viết trên tuy đã có sự phân tích về mạng lưới xã hội cũng
như là những yếu tố xoay quanh mạng lưới. Đặc biệt, họ đều tiếp cận ở những địa
bàn đơ thị và có sự xem xét về mặt quy mô, cấu trúc mạng lưới và phần nào đã làm
rõ được vai trò của mạng lưới xã hội. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hướng tiếp cận
vận dụng mạng lưới xã hội trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu cịn rất nhiều
hạn chế do đó nhóm tác giả chưa tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu phục vụ cho
việc nghiên cứu.
3. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu những tác động của ngập nước tại TP.HCM thơng
qua đó tìm hiểu chiến lược thích ứng của người dân trước tình hình ngập nước hiện
nay.
4. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng ngập lụt thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thơng qua các
vấn đề chung như: thời gian ngập lụt, thời gian thường xảy ra ngập lụt, tình trạng

16


ngập so với 5 năm trước, những yếu tố thường ảnh hưởng do ngập lụt... và sẽ xem
xét tương quan giữa các vị trí địa lý với tình hình ngập lụt.
Phân tích những thiệt hại do ngập lụt qua những yếu tố như mức độ ảnh
hưởng, các cơ sở hạ tầng bị thiệt hại, thiệt hại kinh tế - xã hội- mơi trường của hộ
gia đình.
Xác định chiến lược thích ứng của người dân với vấn đề ngập lụt tại thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay thơng qua những yếu tố như các biện pháp tham gia chống
lụt trước và sau khi ngập lụt của người dân, các biện pháp truyền thống để chống
lụt, các biện pháp hiện đại để chống lụt, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và
vai trị của mạng lưới xã hội trong việc thích ứng với ngập lụt.
5. Thao tác hóa khái niệm

5.1 Chiến lược thích ứng
Trương Quang Học trong quyển "Hỏi & đáp về BĐKH" đã định nghĩa đây là
hoạt động của con người nhằm thích ứng với các biểu hiện thời tiết thất thường
trong điều kiện biến đổi khí hậu.
5.2 Mạng lưới xã hội
Trong những năm gần đây, thuật ngữ mạng lưới xã hội (MLXH) được đề cập
nhiều, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Và trong thực tế,
mỗi nhà nghiên cứu thường xác định nó tùy theo sự lựa chọn góc độ tiếp cận. Trong
cơng trình nghiên cứu của Barnes (1954), khi mô tả tổ chức xã hội tại Bremnes, nhà
nhân học người Anh J.A.Barnes đã phân tích các mối liên hệ giữa các thành viên
trong cộng đồng và đã sáng tạo ra thuật ngữ MLXH. Theo Barnes MLXH là “các
mối quan hệ của con người”.
Mạng lưới xã hội được xem như một sự đảm bảo để con người có thể tồn tại
và có vị trí nhất định trong cộng đồng đó. Các tương tác xã hội ln dựa vào hoặc
tạo nên mối quan hệ nào đó, mang lại lợi ích nhất định cho cá nhân và nhóm xã hội.
Hiện có nhiều quan điểm về khái niệm mạng lưới xã hội, chúng ta có thể điểm qua
một số quan điểm sau:
17


Văn Thị Ngọc Lan và Trần Đan Tâm (1998) định nghĩa như sau: Mạng lưới
xã hội có thể hiểu ngắn gọn là toàn bộ các quan hệ xã hội mà con người thiết lập
trong quá trình sống. Mặt khác, dù có ý thức hay khơng, hoạt động sống của con
người đều là những hoạt động trong mạng lưới và phụ thuộc vào mạng lưới xã hội
Kế thừa từ những nghiên cứu trên thì trong đề tài này, như trong các mục ở
phần mở đầu đã chỉ ra thì tác giả sẽ tiếp cận MLXH theo định nghĩa của Văn Thị
Ngọc Lan và Trần Đan Tâm. MLXH trong bài sẽ được hiểu như là phức thể các mối
quan hệ xã hội do người dân trong cuộc khảo sát xây dựng, duy trì và phát triển
trong cuộc sống thực của họ với tư cách là thành viên xã hội; là phức hợp các mối
quan hệ của các cá nhân trong các nhóm, các tổ chức, các cộng đồng.

Nói như vậy có thể hiểu là, đời sống của các khách thể nghiên cứu trong bài sẽ
được xem xét dưới lăng kính xã hội học thông qua hướng tiếp cận từ thuật ngữ
"mạng lưới xã hội". Mà trong phạm vi đề tài này, điều tác giả quan tâm và cần làm
rõ nhất về thuật ngữ "mạng lưới xã hội" chính là những mối quan hệ trong bạn bè,
gia đình, người thân, họ hàng, hàng xóm, láng giềng và các tổ chức chính trị - xã
hội khác nhau và vai trò của những đối tượng trên trong việc giúp người dân có thể
dễ dàng đối phó với những khó khăn mà họ mắc phải từ việc ngập lụt song song với
sự can thiệp từ chính quyền địa phương.
5.3 Biến đổi khí hậu
Hiện nay thuật ngữ “biến đổi khí hậu” (BĐKH) dường như khơng cịn xa lạ
đối với mọi người dân Việt Nam, và trong nhiều trường hợp nó được vận dụng hoặc
vơ thức hoặc có chủ ý vào việc giải thích những gì đã, đang và sẽ xảy ra đối với
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trong
báo cáo lần thứ Tư (AR4) (2007) “Biến đổi khí hậu" là sự biến đổi trạng thái của hệ
thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động
của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng
thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí
18


hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài
thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng
thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu.
Trong ấn phẩm "Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam" của Viện khoa học
khí tượng thủy văn và mơi trường (2010) thì biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí
hậu (định nghĩa của Cơng ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt
động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và đóng góp
thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được.
Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một

tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một
khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ.
Theo Điều 1, điểm 2 của "Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi
Khí hậu (UNFCCC)" (1992), biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt
động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành
phần của khí quyển tồn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được
trong những thời kỳ có thể so sánh được (United Nations, 1992). “Biến đổi khí hậu
là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần,
khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của
con người”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008, tr.6) định nghĩa biến đổi khí hậu “là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu
duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
Tóm lại, với các tổ chức và những nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau
cũng sẽ có những định nghĩa về biến đổi khí hậu khác nhau. Nhìn chung, những
định nghĩa trên đều có yếu tố nội hàm biến đổi khí hậu là những sự thay đổi về khí
hậu và thời tiết cũng như là những hiện tượng thiên tai, hiện tượng cực đoan thất
thường về thời tiết.
19


×