Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Mối quan hệ giữa nâng đỡ xã hội và ý thức về giá trị bản thân với thích nghi đại học ở tân sinh viên tại đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.25 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA NÂNG ĐỠ XÃ HỘI VÀ Ý THỨC VỀ GIÁ TRỊ
BẢN THÂN VỚI THÍCH NGHI ĐẠI HỌC Ở TÂN SINH VIÊN TẠI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thuộc nhóm nghành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn


ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA NÂNG ĐỠ XÃ HỘI VÀ Ý THỨC VỀ GIÁ TRỊ
BẢN THÂN VỚI THÍCH NGHI ĐẠI HỌC Ở TÂN SINH VIÊN TẠI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thuộc nhóm nghành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Oanh

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Tâm lý học K06



Năm thứ: 4/4

Nghành học: Tham vấn trị liệu

Giảng viên hướng dẫn : Ts. Trì Thị Minh Thúy

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/05/2017


MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu…………………………………………………………………………

3

Danh mục những từ viết tắt…………………………………………………………………

4

Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài…………………………………………………...

5

TÓM TẮT ĐỀ TÀI………………………………………………………………………….

7

PHẦN MỞ ĐẦU
I.


Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………….. 8

II.

Tổng quan tình hình nghiên cứu……………………………………………………

1.

Nghiên cứu trong nước……………………………………………………………… 12

2.

Nghiên cứu ngồi nước……………………………………………………………… 16

III.

Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………………..

IV.

Mục tiêu đề tài……………………………………………………………………….. 20

V.

Đối tượng khách thể phạm vi nghiên cứu………………………………………….. 21

12

20


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………………………

22

1.

Tân sinh viên …….…………………………………………………………………..

22

2.

Thích nghi và thích nghi đại học……………………………………………………

23

3.

Ý thức về giá trị bản thân…………………………………………………………...

25

4.

Nâng đỡ xã hội……………………………………………………………………….. 28


5.

Nâng đỡ xã hội và thích nghi đại học……………………………………………….

30

6.

Ý thức về giá trị bản thân và thích nghi đại học…………………………………...

31

7.

Ý thức về giá trị bản thân và nâng đỡ xã hội ……………………………………...

31

II.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU…………………………………………………….

33

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
1.

Thành phần tham gia………………………………………………………………

1


34


2.

Thang đo……………………………………………………………………………..

36

3.

Tiến trình thực hiện…………………………………………………………………

37

Chương 3: Kết quả nghiên cứu
1.

Mức độ thích nghi đại học của tân sinh viên tại đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………………

2.

Mức độ ý thức về giá trị bản thân ở tân sinh viên tại đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………………

3.

Mức độ nâng đỡ xã hội của tân sinh viên tại đại học Quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh………………………………………………………………………

4.

39

40
41

Mối quan hệ giữa thích nghi đại học, ý thức về giá trị bản thân và nâng đỡ xã
hội ở tân sinh viên tại đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh……………..

42

PHẦN KẾT LUẬN
I.

Kết luận………………………………………………………………………………

45

II.

Thảo luận……………………………………………………………………………

45

2.1.

Thảo luận………………………………………………………..……………………


2.2.

Một số kiến nghị……………………………………………………………………...

2.3.

Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………

2.4.

Những hạn chế và đề xuất cho những nghiên cứu tương lai……………………...

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………...
Phụ lục………………………………………………………………………………………..

2

45
46
47
50
57


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Trang


Bảng1: Bảng thống kê tần số sinh viên tham gia nghiên cứu ở sáu trường

34

đại học thuộc ĐHQG TPHCM.
Bảng 2: Bảng thống kê tần số sinh viên ở từng khoa khác nhau

35

Bảng 3: Trung bình và độ lệch chuẩn của các loại thích nghi

39

Bảng 4 : Phân loại ý thức về giá trị bản thân

41

Bảng 5: Trị trung bình và độ lệch chuẩn của các kiểu nâng đỡ xã hội

42

Bảng 6: Mối quan hệ giữa thích nghi đại học, ý thức về giá trị bản thân và
nâng đỡ xã hội

42

Biểu đồ

Trang


Sơ đồ 1: Sơ đồ mối liên hệ giữa thích nghi đại học, ý thức về giá trị bản thân,

32

nâng đỡ xã hội

3


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

Ngôn ngữ TBN
Ngữ văn TQ
ĐTVT
Kỹ thuật XD
MMT và TT
KHMT
KHKTTT
CNTT
Quản lý CN
K/h ứng dụng
KTHTCN
KTPM
Quản lý CN
K/h ứng dụng

KTHTCN
KHXH&NV
Đh KHTN
Đh CNTT
Đh BK
Đh KT-L
ĐHQG TPHCM

Ngôn ngữ Tây Ban Nha
Ngữ văn Trung Quốc
Điện tử viễn thông
Kỹ thuật xây dựng
Mạng máy tính và truyền thơng
Khoa học máy tính
Khoa học kỹ thuật thơng tin
Cơng nghệ thơng tin
Quản lý công nghiệp
Khoa học ứng dụng
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Kỹ thuật phần mềm
Quản lý công nghệ
Khoa học ứng dụng
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Khoa học tự nhiên
Đại học Công nghệ thông tin
Đại học Bách Khoa
Đại học Kinh tế - Luật
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh


4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
Tên đề tài: Mối quan hệ giữa nâng đỡ xã hội và ý thức về giá trị bản thân với thích nghi

-

đại học ở tân sinh viên tại Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
-

Người hướng dẫn: Ts. Trì Thị Minh Thúy

-

Sinh viên thực hiện:

Họ tên

Lớp

Khoa

Năm thứ

Số năm đào tạo


Nguyễn Thị Oanh

K06

Tâm lý học

4

4

Trần Danh Nhân

K06

Tâm lý học

4

4

Nguyễn Thị Ngọc Huyền

K06

Tâm lý học

4

4


Đoàn Thị Thanh Kiều Vỹ

K07

Tâm lý học

3

4

Phạm Thị Thoa

K19

Xã hội học

4

4

2. Mục tiêu của đề tài
-

Cung cấp số liệu khảo sát về mức độ thích nghi đại học của tân sinh viên tại đại

học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
-

Tìm ra mối tương quan giữa các biến nâng đỡ xã hội, ý thức về giá trị bản thân,


thích nghi đại học với nhau ở tân sinh viên tại đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
-

Đưa ra một số khuyến nghị giúp làm tăng khả năng thích nghi đại học ở tân sinh

viên tại đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
3. Kết quả nghiên cứu
Tân sinh viên tại ĐHQG TPHCM có mức độ thích nghi đại học, mức độ ý thức về giá trị
bản thân và mức độ nâng đỡ xã hội đều ở mức trên trung bình. Số lượng các sinh viên có ý thức
về giá trị bản thân cao hơn gấp 3 lần các sinh viên có ý thức về giá trị bản thân thấp hơn. Đồng
5


thời, giữa 3 yếu tố: nâng đỡ xã hội, ý thức về giá trị bản thân và thích nghi đại học ở tân sinh
viên ĐHQG TPHCM đều có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với nhau.
Ngày 15 tháng 05 năm 2017
Chủ nhiệm đề tài

6


TĨM TẮT ĐỀ TÀI

Nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối quan hệ giữa thích nghi đại học, ý thức về giá
trị bản thân và nâng đỡ xã hội ở tân sinh viên tại đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Kết
quả của nghiên cứu thu được thông qua việc tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi theo cách lấy mẫu
thuận tiện được tiến hành trên 460 tân sinh viên đến từ nhiều khoa khác nhau thuộc sáu trường
đại học (đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Công nghệ thông tin, đại học Quốc tế,
đại học Kinh tế- Luật, đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Bách Khoa) thuộc đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh. Thơng tin thu được sau khi phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS

phiên bản 20 cho thấy tân sinh viên tại đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có mức độ
thích nghi đại học ở mức trên trung bình. Kết quả từ việc phân tích chỉ số tương quan r cho thấy
có mối tương quan thuận khá mạnh giữa ý thức về giá trị bản thân và thích nghi đại học; Có mối
tương quan thuận trung bình giữa nâng đỡ xã hội và thích nghi đại học; Ý thức về giá trị bản
thân và nâng đỡ xã hội cũng có mối tương quan thuận trung bình với nhau. Nghiên cứu nhấn
mạnh tầm quan trọng của nâng đỡ xã hội và ý thức về giá trị bản thân đối với q trình thích nghi
của tân sinh viên với đại học.

7


PHẦN MỞ ĐẦU

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tân sinh viên hay sinh viên năm nhất bắt đầu học đại học thường có những kỳ vọng về

cuộc sống đại học từ lâu trước khi thực sự rời khỏi nhà. Dù kỳ vọng ấy là gì đi nữa, gần như mọi
sinh viên đều gặp phải những trải nghiệm đầy thách thức khi bước vào trường đại học mà họ
không lường trước được. Cuộc sống thay đổi thường tạo ra sự căng thẳng, và chắc chắn những
thay đổi liên quan đến việc rời khỏi nhà để học đại học là cần thiết và nó có thể dẫn đến những
cảm xúc khác nhau trong đó có nỗi buồn, sự cơ đơn và lo lắng. Những cảm xúc này là điển hình
và là một phần của quá trình chuyển đổi phát triển bình thường để học đại học (“Adjusting To
College”, n.d.).
Khi có sự thay đổi thì cần phải có sự thích nghi. Thích nghi đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống của tất cả mọi người cho dù người đó có nhận ra hay khơng. Bởi thế giới chúng
ta đang sống là một thế giới động. Khơng có gì là vĩnh viễn. Mọi thứ có thể thay đổi khơng lúc
này thì lúc khác ( Powell, 1983, được trích dẫn bởi Thúy, Hema, 2003). Đối với tân sinh viên,
chuyển đến học đại học thường gắn liền với mức độ cao của sự cơ đơn, sự thích nghi khơng tốt

về mặt tình cảm và sự trầm cảm, những điều mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc thể hiện tại
đại học (Wintre & Yaffe, 2000, trích dẫn trong Alt& Itzkovich, 2016).

Hơn nữa, những sinh

viên năm nhất có hồn cảnh khác nhau thì có sự thích nghi khác nhau với đại học. Có những
sinh viên có mức độ thích nghi đại học cao hơn những sinh viên khác. Độ cần thiết của sự thích
nghi phụ thuộc vào số lượng các thay đổi và mức ý nghĩa của các thay đổi đó (Thúy, Hema,
2003). Những sinh viên rời khỏi trường trung học để học đại học toàn thời gian và sống trong
khn viên trường có xu hướng sẽ trải qua nhiều sự điều chỉnh nhất. Những sinh viên còn đang

8


sống ở nhà và duy trì tình bạn trung học sẽ phải điều chỉnh ít hơn. Sinh viên là người trưởng
thành đang theo học bán thời gian và được cân bằng bởi trường học, nơi làm việc, và gia đình có
u cầu điều chỉnh ít nhất (Chickering, Schlossberg, 1995, được trích dẫn bởi Love, 2014).
Mơi trường đại học mang đến cho sinh viên một thời gian độc lập với các quy tắc và giới
hạn độ tuổi. Sinh viên đại học có thể cảm thấy mình đầy quyền năng và có khả năng chấp nhận
rủi ro với việc mình làm. Nhưng những cơ hội và cả những hậu quả đều có thể rất cao. Các sinh
viên năm nhất đại học sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực liên quan đến các tình huống xã hội quan hệ tình dục, ma túy và rượu bia. Với sự phát triển của tri thức, sinh viên ngày nay đang
cảm thấy áp lực ngày càng tăng để biết những gì họ muốn làm, chọn một con đường sự nghiệp
và kế hoạch cho tương lai của họ. Áp lực này đang gây ra những tình trạng đáng buồn như lạm
dụng chất, lo lắng và thậm chí trầm cảm (Shatkin, 2015).
Trong một cuộc khảo sát năm 1999 trên 683 trường cao đẳng và đại học được thực hiện
trong những ngày đầu tiên đi học thực hiện bởi Đại học California tại Los Angeles, 30,2% tân
sinh viên thừa nhận rằng họ thường xuyên cảm thấy bị quá tải, tỷ lệ này gần gấp đôi tỷ lệ trong
năm 1985 (Altschuler, 2000, được trích dẫn trong Santrock, 2009). Theo một nghiên cứu quốc
gia trên hơn 300 000 sinh viên tại hơn 500 trường cao đẳng và đại học ở Mỹ thì sinh viên ngày
nay trải qua nhiều căng thẳng và áp lực hơn trong quá khứ (Pryor & cộng sự, 2007). Một cuộc

khảo sát quốc gia khác được thực hiện bởi “the American College Health Association”(2008)
trên 90 000 sinh viên thuộc 177 đại học. Kết quả cho thấy cảm nhận mọi thứ vơ ích, cảm thấy
q tải với tất cả những gì phải làm, cảm thấy tinh thần kiệt quệ, cảm thấy buồn chán và trầm
cảm, không phải là khơng phổ biến ở sinh viên (được trích dẫn từ Santrock, 2009). Một nghiên
cứu khác lại chỉ ra rằng bối cảnh học tập tạo ra nhiều sự căng thẳng nhất cho sinh viên là các bài
kiểm tra, thi cuối khóa, các cuộc thi, giảng viên và môi trường lớp học, quá nhiều bài kiểm tra

9


giấy và bài luận, công việc và tương lai (Murphy, 1996, được trích dẫn từ Santrock, 2009). Tại
Việt Nam trong một cuộc điều tra xã hội về lối sống của sinh viên ở đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, thạc sỹ Nguyễn Ánh Hồng (n.d) đã rút ra ba kiểu sống cơ bản của sinh viên: 60%
sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10 % hướng vào vui chơi và hưởng thụ; 30% có
thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập (được trích dẫn từ Đỗ Văn
Biên, 2013).
Vì vậy, khơng chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới, việc sinh viên gặp khó khăn để thích
nghi và thành công với đại học không phải là không phổ biến. Tác động của nó có thể gây ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Việc này khiến cho nhiều nhà chuyên
môn phải băn khoăn trăn trở và tìm cách để giúp cho sinh viên có thể đối phó với những khó
khăn của họ ngay từ những năm đầu tiên.
Gray và cộng sự (2013) kết luận là nâng đỡ xã hội (social support) giúp tiên đoán một
cách mạnh mẽ sự thích nghi xã hội với đại học. Nâng đỡ xã hội là những nguồn lực, bao gồm
viện trợ vật chất, hỗ trợ cảm xúc xã hội và hỗ trợ thông tin được cung cấp bởi những người xung
quanh để giúp một người đối phó với những khó khăn và căng thẳng trong cuộc sống ( Gerrig và
cộng sự, 2002). Ở sinh viên năm nhất, nhiều tài liệu nói về vai trị của nâng đỡ xã hội trong q
trình thích nghi lấy quan điểm từ góc độ của căng thẳng mà nâng đỡ xã hội là một cơ chế đệm và
nguồn lực cho phép các sinh viên thực hiện q trình chuyển đổi sang một mơi trường học tập và
xã hội mới. Nâng đỡ xã hội cũng làm giảm khả năng gặp phải căng thẳng trong cuộc sống. Các
nghiên cứu trước đây đã xem xét các tác động nâng đỡ xã hội từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả

cha mẹ, gia đình rộng lớn hơn, bạn bè, các giảng viên và công nhân viên (Credé & Niehorster,
2012).

10


Ngồi nâng đỡ xã hội thì ý thức về giá trị bản thân cũng là một trong những yếu tố có thể
tiên đốn cho q trình thích nghi ở tân sinh viên (Dubois, Bull, Sherman, 1998). Bởi ý thức về
giá trị bản thân được xem như một nguồn lực hiệu quả giúp vượt qua stress ( Fleish & Hojat,
1983, được trích dẫn bởi Thúy, Hema, 2003). Ý thức về giá trị bản thân là một thái độ đánh giá
tổng quát về phía bản thân mà có thể gây ra ảnh hưởng đến cả tâm trạng và hành vi đồng thời có
tác động như một hiệu ứng mạnh mẽ lên một loạt các hành vi cá nhân và xã hội (Gerrig và cộng
sự, 2002). Vì vậy ý thức về giá trị bản thân có thể tác động đến cách thức mà sinh viên đối phó
với các vấn đề, nhận thức mơi trường mới và những tình huống mới lạ họ có thể gặp phải (Credé
& Niehorster, 2012).
Qua những tìm hiểu về thích nghi ở sinh viên, chúng tơi nhận thấy đây là một vấn đề
quan trọng cần phải được quan tâm nghiên cứu. Bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân
lực và vị thế của lao động Việt Nam trên trường quốc tế trong thời đại mở cửa và hội nhập. Các
nghiên cứu về đề tài thích nghi ở Việt Nam chưa nhiều và vẫn cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy qua
nghiên cứu này, chúng tơi mong muốn đóng góp phần nào cho những nghiên cứu về thích nghi
ở sinh viên Việt Nam, qua những tìm hiểu về mối quan hệ giữa thích nghi đại học với nâng đỡ xã
hội và ý thức về giá trị bản thân ở sinh viên năm nhất tại sáu trường đại học thành viên (đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Quốc tế, đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Bách khoa,
đai học Kinh tế- Luật, đại học Công nghệ Thông tin) thuộc đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.

11


II.


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu trên tân sinh viên hay sinh viên năm nhất nói riêng và trên sinh viên nói

chung đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước thực hiện. Bên cạnh các đề tài
về lối sống và các tệ nạn xã hội ở sinh viên hay vấn đề ngoại ngữ và hội nhập, thì cũng có nhiều
đề tài tìm hiểu về thích nghi và các khía cạnh liên quan đến sự thích nghi ở sinh viên. Trong quá
trình thực hiện nghiên cứu này chúng tơi đã cố gắng để có thể tiếp cận nhiều nhất với các đề tài
nghiên cứu về thích nghi hoặc có liên quan đến chủ đề này ở sinh viên nói chung và sinh viên
năm nhất nói riêng. Việc tìm hiểu các đề tài này giúp chúng tơi nắm được các khía cạnh trong
vấn đề thích nghi ở sinh viên đã được nghiên cứu như thế nào, những mặt nào mà các nghiên cứu
trước thực hiện tốt, đáng học tập và những mặt nào cần phải cải thiện. Bởi có những sự khác
biệt trong cấu trúc và cách thức nghiên cứu giữa các đề tài trong nước và ngồi nước nên chúng
tơi xin được phân chia các nghiên cứu ở trong nước ra riêng so với các nghiên cứu ngồi nước.
1.

Nghiên cứu trong nước
Đã có một số đề tài trong nước nghiên cứu về thích nghi hay có liên quan đến vấn đề

thích nghi ở sinh viên và đặc biệt là sinh viên năm nhất. Các đề tài đó thường nói đến những
thay đổi trong cuộc sống sinh viên, những khó khăn mà sinh viên Việt Nam gặp phải và cần phải
khắc phục để có được thành cơng.
Khi chọn con đường học đại học, đồng nghĩa với việc sinh viên chọn làm quen với những
sự thay đổi liên quan đến phương thức và mơi trương học tập hồn toàn mới. Một trong những
thay đổi mà sinh viên cần phải làm quen là phương thức học tập theo tín chỉ. Quan tâm tơi vấn
đề này, Đặng Thanh Nga (2014) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số

12



yếu tố đến sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên
Trường Đại Học Luật Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện trên khách thể là 355 sinh viên đang
học năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba. Phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa điều tra
bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Nghiên cứu đã chỉ ra cả yếu tố chủ quan và khách quan đều có
ảnh hưởng đến q trình thích ứng với hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên. Trong đó
các yếu tố chủ quan gây ra khó khăn nhiều nhất cho sinh viên là: Bản thân chưa tự giác và chủ
động trong học tập, chưa có kỹ năng phương pháp học tập phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ.
Cịn yếu tố khách quan có ảnh hưởng lớn nhất là khối lượng kiến thức mà sinh viên phải tiếp thu
trong một ngày quá nặng.
Đối với các sinh viên năm nhất vấn đề thích nghi với phương thức học tập theo tín chỉ
khơng phải là khó khăn duy nhất mà họ phải đối mặt. Những khó khăn đó đã được chỉ ra trong
nghiên cứu của Đặng Thị Lan (2014) về “Một số khó khăn trong hoạt động học của sinh viên
những năm đầu ở trường đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp điều tra viết và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành trên 506 sinh
viên. Kết quả chỉ ra sinh viên năm nhất đang gặp khó khăn ở phương pháp học đại học, nội dung
học và khả năng học tập. Ngồi ra sinh viên năm nhất cịn gặp khó khăn ở nhịp độ nhanh của
việc học ở đại học và việc giảng dạy ở đại học. Sinh viên năm nhất gặp ít khó khăn nhất về vấn
đề thi và kiểm tra, phân phối và sắp xếp thời gian trong quá trình học đại học. Đi sâu hơn nữa thì
có một nghiên cứu khác về các tình huống có vấn đề trong hoạt đông học tập của sinh viên.
Nghiên cứu này tiến hành trên hai nhóm khách thể là sinh viên và giảng viên và kết luận có 15
tình huống học tập có vấn đề được đánh giá xuất hiện ở mức độ thường xuyên ở cả hai nhóm
khách thể này. Nguyên nhân phổ biến làm nảy sinh các tình huống có vấn đề trong hoạt động
học tập của sinh viên tập trung ở ba yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập của sinh viên.

13


Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi xác lập 45 tình huống học tập chứa
đựng sự mâu thuẫn giữa yếu cầu của hoạt động học tập với khả năng hiện có của sinh viên xảy ra
trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập. Mẫu nghiên cứu là mẫu ngẫu nhiên trên 268

sinh viên và 96 giảng viên (Hoàng Thị Quỳnh Lan, 2015).
Các chủ đề về tương hợp hay vấn đề tâm lý mà sinh viên trong đó có sinh viên năm nhất
đang gặp phải cũng được nhiều nghiên cứu trong nước đề cập. Lê Minh Nguyệt (2014) nghiên
cứu mức độ tương hợp tâm lý giữa giảng viên và sinh viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
Nghiên cứu này sử dụng mẫu gồm 316 sinh viên năm thứ nhất, sinh viên năm thứ ba và 42 giảng
viên với phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn
sâu và quan sát. Nghiên cứu đã chỉ ra mức độ tương hợp tâm lý giữa giảng viên và sinh viên
trường đại học Sư phạm Hà Nội chỉ ở mức trung bình và biểu hiện tương đối rõ ở sự đồng cảm,
tiếp đến là sự hiểu biết và cuối cùng là sự hợp tác lẫn nhau. Nhìn chung sự tương hợp giữa sinh
viên năm thứ ba với giảng viên cao hơn tương hợp giữa sinh viên năm thứ nhất với giảng viên.
Nguyễn Xuân Long, Vũ Ngọc Hà (2014) nghiên cứu : “ Một số yếu tố ảnh hưởng đến trí thơng
minh và trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường đại học Ngoại ngữ , đại học Quốc Gia Hà Nội”.
Nghiên cứu được tiến hành trên 175 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba của các khoa tiếng
Anh, tiếng Trung, tiếng Nga và tiếng Pháp. Với phương pháp điểu tra bằng bảng hỏi và xử lý số
liệu bằng SPSS nghiên cứu đã chỉ ra không nhiều sinh viên cho rằng họ thường xuyên làm chủ
được cảm xúc của mình, hiểu cảm xúc của người khác và ứng xử tốt với người xung quanh. Yếu
tố tích cực của bản thân trong học tập, rèn luyện và yếu tố giáo dục của nhà trường là hai yếu tố
có ảnh hưởng mạnh nhất đến trí thơng minh trí tuệ cảm xúc của sinh viên. Nghiên cứu “Thực
trạng kỹ năng sống của sinh viên trong giai đoạn hiện nay” cho thấy giáo dục kỹ năng sống có
vai trị quan trọng trong giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã

14


hội nhưng nhìn chung kỹ năng sống của sinh viên vẫn cịn hạn chế. Có nhiều yếu tố tác động
tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kỹ năng sống của sinh viên. Bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và được tiến hành trên 66 giảng viên và 900 sinh viên của
một số trường đại học thuộc khu vực Hà Nội (Nguyễn Thị Hà Lan, 2015).
Một nghiên cứu của Trần Hữu Luyến, Bùi Thị Hồng Thái (2015) trình bày kết quả điểu
tra về bảo mật thông tin trên mạng xã hội và tự đánh giá bản thân của 4205 sinh viên sử dụng

mạng xã hội. Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, các số liệu điều tra được xử lý bằng phần
mềm SPSS 16.0 gồm các phép thống kê mơ tả (tính giá trị phần trăm, điểm trung bình, độ lệch
chuẩn), các phép tốn tìm mối liện hệ giữa các biến (chi bình phương, so sánh giá trị trung bình
bằng t-test, phân tích phương sai ANOVA) nghiên cứu chỉ ra 81,80 % sinh viên khi sử dụng
mạng xã hội có bảo vệ thơng tin cá nhân, nhưng có đến 73,20% sinh viên bảo mật thông tin ở
mức độ thấp. Các sinh viên đều có xu hướng đánh giá bản thân ở mức chuẩn và cao, trong đó
những sinh viên có bảo mật thơng tin và bảo mật thông tin càng ở mức độ cao, càng có xu hướng
tự đánh giá bản thân tích cực hơn so với những sinh viên khơng có bảo mật thông tin và bảo mật
thông tin ở mức độ thấp. Mối quan hệ giữa số giờ sử dụng mạng xã hội và tự đánh giá bản thân
của người sử dụng được điều tiết bởi việc có bảo mật thơng tin hay không.
Trên đây là những đề tài nghiên cứu trong nước mà nhóm nghiên cứu nhận thấy có liên
quan đến chủ đề nghiên cứu của mình. Các nghiên cứu trong nước này đã phần nào chỉ ra được
những vấn đề mà sinh viên Việt Nam gặp phải trong quá trình thích nghi với cuộc sống đại học.
Tuy nhiên những vấn đề nghiên cứu về thích nghi ở trong nước vẫn cịn ít và vẫn chưa có đề tài
nào quan tâm nghiên cứu tới những mối quan hệ giữa việc thích nghi ở sinh viên với những yếu
tố như nâng đỡ xã hội hay ý thức về giá trị bản thân. Nhóm nghiên cứu nghĩ rằng cần phải có

15


nhiều đề tài hơn nữa trong nước đi sâu tìm hiểu về vấn đề đóng góp cho những nổ lực nhằm thúc
đẩy sự thành cơng ở sinh viên.
2.

Nghiên cứu ngồi nước
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu trong nước thì có một lượng lớn và đa dạng các đề tài

nghiên cứu ngồi nước nói về vấn đề thích nghi trên sinh viên và sinh viên năm nhất. Nhóm xin
tóm lược một số đề tài như sau:
2.1.


Những nghiên cứu về thích nghi
Trong một nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thích nghi của sinh viên ở một

trường đại học tại Zimbabwe, Canada ( Julia & Veni, 2012). Các vấn đề về nhân cách, cảm xúc,
xã hội và trường học ở sinh viên được phân tích trên mẫu ngẫu nhiên là 115 sinh viên tham gia
ba học kì đầu tiên. Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc bao gồm các câu hỏi mở và đóng.
Nghiên cứu phát hiện một lượng lớn sinh viên đã thất bại trong việc thích nghi với các yêu cầu
đến từ trường đại học, điều này có liên quan tới các điều kiện kinh tế hiện hành tại Zimbabwe.
Al-khatib, Awamleh, Samawi (2012) nghiên cứu sự thích nghi với cuốc sống đại học của sinh
viên tại đại học Albalqa Applied, Jordan. Nghiên cứu tiến hành với 334 đơn vị mẫu bao gồm
171 sinh viên nam và 163 sinh viên nữ được chọn ngẫu nhiên là đại diện cho 10% tổng thể mẫu.
Nghiên cứu tìm ra tỉ lệ thích nghi của sinh viên với cuộc sống đại học là khiêm tốn và khơng có
khác biệt ý nghĩa thống kê trên thang đo sự thích nghi ở đại học với giới tính, trường đại học,
mức học và sự tương tác giữa những yếu tố này.
Cũng trong một nghiên cứu khác thì ở sinh viên năm nhất có sự trưởng thành trong cảm
xúc kém hơn và do đó thấy khó khăn trong việc thích nghi về mặt cảm xúc trước sự thay đổi của
môi trường khi so với sinh viên năm cuối. Do sinh viên năm cuối là những người có sự quen
thuộc với mơi trường xung quanh, nên dễ dàng hội nhập vào cơ cấu xã hội của trường đại học

16


(Sharma, 2012). Cuộc khảo sát của Lai (2014) với 279 tân sinh viên từ khoa khoa học xã hội,
nghệ thuật và nhân văn ở một trường đại học tư nhân đã cho thấy sinh viên năm nhất càng thích
nghi xã hội, cảm xúc - cá nhân, học thuật thì càng thích nghi tốt và gắn bó chặt chẽ với trường
đại học của mình hơn.
Về vấn đề sự khác biệt trong thích nghi đại học giữa nam và nữ, một nghiên cứu được
tiến hành trên 80 sinh viên đại học (40 nam và 40 nữ) của trường Cao đẳng công lập Ganderbal,
Kashmir, Ấn Độ, đã chỉ ra khơng có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy giữa các sinh viên

nam và nữ về tổng điểm số thu được trên thang đo mức độ thích nghi. Hai nhóm cũng khơng có
sự khác nhau về điểm số thu được riêng biệt trên bất kỳ khía cạnh nào của thang đo mức độ thích
nghi. Hơn nữa hai nhóm cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể về thành tích học tập của họ
(Ganai & Mir, 2013). Trong một nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của giới tính và nơi cư trú
đến việc thích nghi đại học của tân sinh viên. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu một mẫu 117
tân sinh viên tại đại học Kỹ thuật Tafila. Các khách thể đến từ các vùng khác nhau ở Jordan.
Kết quả cho thấy nam sinh viên có sự thích nghi tốt hơn so với nữ sinh viên. Đồng thời, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tân sinh viên đến từ các thành phố khác khơng có khả năng thích nghi với
mơi trường đại học vì sự khác biệt, vì mơi trường, vị trí của trường đại học, ngồi những cảm
giác cơ lập từ gia đình và bạn bè (Al-Qaisy, 2010).
2.2.

Những nghiên cứu về nâng đỡ xã hội ở sinh viên
Gray và cộng sự (2013) tiến hành nghiên cứu về thích nghi xã hội ở đại học trong thời đại

của phương tiện truyền thông đại chúng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi thành
công và bền bỉ lên đại học. Đi từ việc nhận thấy rằng những phương tiện truyền thông xã hội
như Facebook được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng có tiềm năng thúc đẩy một cách tích cực
sự chuyển đổi lên đại học bằng khuyến khích kết nối và tương tác giữa những người bạn cùng

17


tuổi với nhau. Nghiên cứu muốn kiểm tra vai trò của Facebook đối với sự thích nghi xã hội ở
sinh viên trong năm đầu ở trường đại học bằng sử dụng dữ liệu khảo sát trên 338 sinh viên và
xem việc sử dụng Facebook là một yếu tố tiên đoán cụ thể cho sự nâng đỡ xã hội và thích nghi
xã hội. Kết quả cho thấy mối tương quan thuận giữa hai biến là số lượng bạn bè trên Facebook
của sinh viên và việc họ giải quyết các hành vi hợp tác với bạn học. Nghiên cứu cũng đo lường
nâng đỡ xã hội và sự thích nghi xã hội, cũng như mối tương quan thuận giữa thích nghi xã hội và
sự kiên trì ở đại học. Kết luận rằng nâng đỡ xã hội giúp tiên đoán một cách mạnh mẽ sự thích

nghi xã hội với đại học. Cũng theo nghiên cứu này thì dùng tên Facebook để kết nối với bạn học
và hợp tác trong những dự án giáo dục giúp sinh viên cảm thấy kết nối hơn với trường đại học,
việc dùng Facebook thực sự nâng đỡ những hành vi tiền xã hội có liên hệ với sự thích nghi của
sinh viên với đại học, điều này làm gia tăng khả năng sinh viên trở lại trường trong những năm
tiếp theo.
Trong một nghiên cứu với 250 sinh viên năm thứ nhất các trường đại học về giáo dục ở
bang Kwara, Nigeria, để kiểm tra sự đóng góp của yếu tố tâm lý và xã hội dự đốn các thích nghi
đại học. Kết quả chi ra rằng sự tự đánh giá bản thân, trí thơng minh cảm xúc, nâng đỡ xã hội đều
là các giá trị tiên đốn sự thích nghi (Salami, 2011).
Những ảnh hưởng đáng kể của sự quan tâm về mặt tài chính, về mặt thương lượng hỗ trợ
gia đình và về trách nhiệm, cùng với sự đa dạng chủng tộc (nhận thức và hành vi) có ảnh hưởng
đến thích nghi của sinh viên và ý thức hội nhập trong năm đầu tiên. Nhận thức về ảnh hưởng của
mơi trường cạnh tranh, sự hài lịng với các mơn học và khả năng thay đổi là chìa khóa cho vấn đề
chuyển đổi môi trường của tất các sinh viên năm đầu (Hurtado và cộng sự, 2006).

18


2.3.

Những nghiên cứu về ý thức về giá trị bản thân ở sinh viên
Pritchard, Wilson, Yamnitz, (2007), đã tiến hành một cuộc điều tra. Bảng hỏi được phát

cho 525 sinh viên năm nhất thuộc đại học Evansville thực hiện vào 2 thời điểm: 1 tuần trước năm
học mới và 1 tháng trước khi kết thúc năm học. Kết quả cho thấy rằng các chiến thuật đối phó
tiêu cực và cầu tồn sẽ dự đốn sức khỏe thể chất kém hơn và dự đoán việc sử dụng rượu vào
cuối năm. Đồng thời, sự lạc quan và ý thức về giá trị bản thân dự đoán kết quả thể chất và tâm lý
tốt hơn. Một nghiên cứu khác đã thu thập dữ liệu câu hỏi từ 79 sinh viên tại 2 thời điểm trong
năm đầu đại học của họ để kiểm tra những thay đổi trong ý thức thuộc về trường đại học, chất
lượng của các mối quan hệ bạn bè, và những thích nghi tâm lý có liên quan. Kết quả cho thấy

những sinh viên có những thay đổi tích cực trong ý thức thuộc về trường đại học cũng đồng thời
thay đổi tương ứng tích cực trong việc tự nhận thức (ví dụ, năng lực học thuật, giá trị bản thân)
và giảm trong các vấn đề hành vi nội hóa của họ. Đồng thời, chất lượng của mối quan hệ bạn bè
cũng có liên hệ với việc giảm mức độ của các vấn đề về mặt hành vi. Như vậy, có thể thấy rằng
ý thức thuộc về trường đại học và chất lượng tình bạn là những yếu tố quan trọng trong việc
thích nghi đại học của tân sinh viên (Pittman & Richmond, 2008).
Một nghiên cứu khác được tiến hành đo đạc trong hai khoảng thời gian khác nhau của
năm học đã cho kết quả về việc thích nghi học tập ở cuối năm nhất đại học đã được tiên lượng
bởi sự phát triển của ý thức về giá trị bản thân gắn liền với tập thể. Đồng thời, sự phát triển của
ý thức về giá trị bản thân gắn liền với tập thể có mối liên hệ với sự phát triển của thích nghi đại
học từ học kỳ I đến học kỳ II của sinh viên. Ngoài ra, sự thay đổi trong sự tự đánh giá bản thân
cá nhân cũng như chất lượng của các mối quan hệ ở trường đại học của sinh viên và số lượng của
các hoạt động ngoại khóa có ảnh hưởng đến sự thích nghi trong môi trường đại học (Bettencourt
và cộng sự, 1999).

19


3.

Nhận xét
So với các đề tài ngoài nước, các đề tài trong nước thường có ý nghĩa nghiên cứu thấp

hơn. Điều này chủ yếu là do các nhà nghiên cứu trong nước thường tự thiết kế ra các thang đo
và bảng hỏi, chưa chú trọng đến tính hiệu lực và độ mạnh của các thang đo đó. Hơn nữa có
nhiều đề tài trong nước còn sơ sài trong cách báo cáo phương pháp nghiên cứu, sơ sài trong việc
phân tích kết quả nghiên cứu, một số đề tài cũng không báo cáo các chỉ số (sig, r, …) thể hiện
mức ý nghĩa và độ mạnh của các kết quả nghiên cứu.
III.


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời những câu hỏi liên quan đến sự thích nghi và

những mối quan hệ giữa sự thích nghi, nâng đỡ xã hội và ý thức về giá trị về bản thân như sau :
1. Mức độ thích nghi đại học của tân sinh viên tại đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
như thế nào?
2. Có mối quan hệ có ý nghĩa giữa nâng đỡ xã hội và thích nghi đại học ở tân sinh viên hay
khơng?
3. Có mối quan hệ có ý nghĩa giữa ý thức về giá trị bản thân và thích nghi đại học ở tân sinh
viên hay khơng?
4. Có mối quan hệ có ý nghĩa giữa nâng đỡ xã hội và ý thức về giá trị bản thân ở tân sinh
viên hay không?
IV.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1. Cung cấp số liệu khảo sát về mức độ thích nghi đại học của tân sinh viên tại đại học
Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tìm ra mối tương quan giữa các biến nâng đỡ xã hội, ý thức về giá trị bản thân, thích nghi
đại học với nhau ở tân sinh viên tại đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

20


3. Đưa ra một số khuyến nghị giúp làm tăng khả năng thích nghi đại học ở tân sinh viên tại
đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

V.

ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1.

Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa nâng đỡ xã hội và ý thức về giá trị bản thân với thích nghi đại học ở tân
sinh viên tại đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

2.

Khách thể và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm toàn bộ tân sinh viên năm học 2016-2017 tại đại học
Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh (đại học Bách Khoa, đại học Khoa học Tự nhiên, đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Quốc tế, đại học Công nghệ Thông tin, đại
học Kinh tế-Luật).

21


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.

Tân sinh viên
Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng 2 thuật ngữ là tân sinh viên và sinh viên năm nhất

với ý nghĩa như nhau để chỉ những sinh viên đang theo học năm đầu tiên tại các trường đại học.

Nghiên cứu này quan tâm tới đối tượng là những người có trải nghiệm học đại học lần đầu tiên,
khơng bao gồm những người đang học năm nhất nhưng đã có kinh nghiệm học đại học trong
những năm trước đây (chuyển trường, chuyển nghành, năm thứ nhất hệ văn bằng 2, thi lại,…)
Các sinh viên năm nhất điều đang ở trong độ tuổi từ 18 đến 25, là một giai đoạn phát triển đặc
biệt đánh dấu sự chuyển đổi từ vị thành niên sang người lớn. Giai đoạn này có những đặc trưng
như: Nhận dạng bản thân, đặc biệt là trong tình u và cơng việc; Bất ổn định trong tình u,
cơng việc và giáo dục; Có ít các nghĩa vụ xã hội so với những người ở độ tuổi lớn hơn, chủ yếu
lo cho bản thân mình và ít có những cam kết, trách nhiệm với người khác khiến họ có cơ hội tạo
lập sự tự chủ và tự kiểm sốt cuộc sống riêng; Có những cảm giác ở giữa khi mà nhiều người
trong độ tuổi này không xem mình là vị thành niên hay là một người lớn thực thụ; Mọi thứ đều
có thể xảy ra với người ở độ tuổi này khi họ có được thời gian và cơ hội để thay đổi cuộc sống
của mình (Arnett, 2006). Cũng trong giai đoạn phát triển này rất nhiều bạn vẫn đang trong giai
đoạn xác định công việc nào họ muốn theo đuổi, bản sắc nào họ muốn trở thành và phong cách
sống nào họ muốn theo đuổi (ví dụ như độc thân, sống chung hay kết hôn) (Santrock, 2009).
Một trong những thay đổi quan trọng ở tân sinh viên là thay đổi môi trường học tập.
Việc chuyển đổi từ môi trường học phổ thông sang môi trường học đại học địi hỏi tính tự chủ
nhiều ở tân sinh viên khi có những thúc đẩy thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc và sự hình thành

22


các vòng tròn bạn bè mới (Ellison và cộng sự, 2002). Đối với rất nhiều sinh viên năm nhất, sự
chuyển đổi này bao gồm sự di chuyển đến một môi trường rộng lớn hơn, tương tác nhiều hơn với
các bạn học đến từ những vùng địa lý khác nhau và có những quan niệm đạo đức khác nhau.
Hơn nữa, đi từ học sinh năm cuối ở trường cấp ba đến sinh viên năm đầu tại trường đại học gây
ra một hiện tượng có thể gọi là “lên voi xuống chó” ở các bạn sinh viên này, khi họ phải trải qua
q trình chuyển đổi từ nhóm lớn tuổi và có nhiều quyền lực nhất ở trường phổ thơng sang nhóm
nhỏ tuổi và có ít quyền lực nhất ở mơi trường đại học (Santrock, 2009). Tuy nhiên sự chuyển
đổi từ trường phổ thông sang đại học cũng bao gồm những đặc điểm tích cực. Sinh viên sẽ có
cảm giác trưởng thành hơn, có nhiều mục tiêu để lựa chọn và theo đuổi hơn, có nhiều thời gian

dành cho bạn bè, có nhiều cơ hội để khám phá nhiều phong cách sống và giá trị khác nhau, tận
hưởng khoảng thời gian được sống độc lập và ít chịu sự giám sát từ bố mẹ, có thể thử thách khả
năng trí tuệ bằng các bài tập ở trường (Santrock & Halonen, 2008).
Vì vậy, sinh viên năm nhất được kỳ vọng phải tạo ra một chuỗi những sự thích nghi để đối

phó với những chặng đường mới trong cuộc sống; Những sự thích nghi này bao gồm từ thích
nghi với mơi trương học thuật, xã hội, đến thích nghi với những con người mới, cảm xúc mới,…
(Baker & Siryk, 1984; Hiester, Nordstrom & Swenson, 2009) nếu khơng họ có thể bị loại ra khỏi
mơi trương đại học ngay chính năm đầu tiên (Rausch & Hamilton, 2006).
2.

Thích nghi và thích nghi đại học
Có nhiều định nghĩa về sự thích nghi, theo Sufian (2004) thích nghi là khả năng một cá

nhân đáp ứng được nhu cầu tâm lý của mình và biết tự chấp nhận cũng như u thích cuộc sống
mà khơng xảy ra các xung đột, biết chấp nhận và tham gia vào các hoạt động xã hội. Thích nghi
được Al-ananni (2005) định nghĩa là những hành vi được vạch ra để vượt qua khó khăn hay
những kĩ thuật được con người sử dụng để thõa mãn nhu cầu, đáp ứng các động cơ cũng như làm

23


×