Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Bảo quản và khai thác tài liệu hán nôm tại thư viện khoa học xã hội thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 166 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN

TRẦN MINH NHỚ

BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU HÁN NÔM TẠI THƯ
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUN NGÀNH: KHOA HỌC THƠNG TIN THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60 32 02 03

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN

TRẦN MINH NHỚ

BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU HÁN NÔM TẠI THƯ
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUN NGÀNH: KHOA HỌC THƠNG TIN THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60 32 02 03

Giảng viên hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Hồng Sinh



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi với sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Hồng Sinh, kết quả nghiên cứu là khách quan,
trung thực và chưa công bố dưới bất cứ hình thức nào.

Tác giả
Trần Minh Nhớ

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian tham gia chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Khoa
học thông tin – thư viện tại Trường Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh,
cũng như q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự động viên,
giúp đỡ từ quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nay tơi xin gửi lời cảm ơn
chấn thành đến:
- PGS. TS. Nguyễn Hồng Sinh, người đã tận tình hướng dẫn khoa học, truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm và cung cấp cho tôi những nhận xét thiết thực trong
suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu,
- Quý Thầy Cô Khoa Thư viện – Thông tin, trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn đúng tiến độ,
- Quý Thầy Cô, Sinh viên Bộ môn Hán Nôm, lớp Tôn giáo ở những đơn vị tôi

khảo sát: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Học viện Khoa học xã hội tại Tp.
Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành
các cuộc khảo sát.
- Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, tập thể cán bộ, nhân viên Thư
viện Khoa học xã hội Tp. Hồ Chí Minh đã động viên, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện
để tơi được tham gia chương trình đào tạo cao học, và hoàn thành đề tài nghiên
cứu của mình.
- Gia đình, các anh chị đồng nghiệp, và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tp. HCM, ngày 01 tháng 01 năm 2018
Tác giả
Trần Minh Nhớ

ii


MỤC LỤC

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC TÀI
LIỆU .......................................................................................................................... 8
1.1. Khái quát về tài liệu Hán Nôm ......................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm tài liệu Hán Nôm ........................................................................ 8
1.1.2. Nguồn gốc, đặc điểm và giá trị của tài liệu Hán Nôm ................................. 9
1.1.3. Nhu cầu sử dụng tài liệu Hán Nôm ............................................................ 14
1.1.4. Các nguồn tài liệu Hán Nôm đang được lưu giữ ở Việt Nam và nước

ngoài ......................................................................................................................... 14
1.2. Khái quát về bảo quản tài liệu ....................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 18
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo quản tài liệu ................................................. 20
1.2.3. Các nguyên nhân gây hại tài liệu ............................................................... 21
1.2.4. Các yêu cầu đối với việc bảo quản tài liệu................................................. 28
1.3. Khái quát về khai thác tài liệu ....................................................................... 30
1.3.1. Khái niệm ................................................................................................... 30
1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của việc khai thác tài liệu ................................................. 31
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác tài liệu ...................................... 31
1.3.4. Các hình thức khai thác tài liệu .................................................................. 33
1.4. Một số kinh nghiệm trong việc bảo quản và khai thác tài liệu lưu trữ ở Việt
Nam và các nước trên thế giới ............................................................................... 36
1.4.1. Kinh nghiệm trong việc bảo quản tài liệu, dữ liệu Hán Nôm tại Việt
Nam .......................................................................................................................... 36
1.4.2. Kinh nghiệm trong việc khai thác nhằm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của
các nước trên thế giới ............................................................................................... 38
iii


1.5. Cơ sở pháp lý cho công tác bảo quản và khai thác tài liệu Hán Nôm trong
thư viện .................................................................................................................... 41
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU HÁN
NÔM TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ....................................................................................................................... 45
2.1. Giới thiệu về Thư viện..................................................................................... 45
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 45
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.............................................................................. 46
2.1.3. Nhân sự và cơ cấu tổ chức ......................................................................... 46
2.1.4. Nguồn tài nguyên thông tin ........................................................................ 48

2.1.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị .................................................................. 49
2.1.6. Người đọc ................................................................................................... 50
2.2. Đặc điểm tài liệu Hán Nôm tại Thư viện ....................................................... 52
2.2.1. Đặc điểm về nguồn gốc tài liệu .................................................................. 52
2.2.2. Đặc điểm về thời gian xuất hiện tài liệu .................................................... 52
2.2.3. Đặc điểm về hình thức tài liệu ................................................................... 53
2.2.4. Đặc điểm về nội dung tài liệu .................................................................... 54
2.3. Thực trạng bảo quản tài liệu Hán Nơm tại Thư viện .................................. 55
2.3.1. Tình trạng vật lý của tài liệu ...................................................................... 55
2.3.2. Thực trạng bảo quản tài liệu....................................................................... 56
2.3.2.1. Cơng tác bảo quản dự phịng ................................................................... 56
2.3.2.2. Công tác bảo quản phục chế.................................................................... 60
2.3.2.3. Công tác bảo quản tài liệu số .................................................................. 60
2.4. Thực trạng khai thác tài liệu Hán Nôm tại Thư viện .................................. 65
2.4.1. Nhu khai thác tài liệu ................................................................................. 66
2.4.2. Thực trạng khai thác tài liệu....................................................................... 72
2.4.3. Một số khó khăn trong việc khai thác tài liệu Hán Nôm của người đọc tại
Thư viện.................................................................................................................... 80
2.5. Tình hình nhân sự và kinh phí cho công tác bảo quản và khai thác tài liệu
Hán Nôm tại Thư viện............................................................................................ 82
iii
iv


2.6. Nhận xét, đánh giá công tác bảo quản và khai thác tài liệu Hán Nôm tại Thư
viện ........................................................................................................................... 83
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO QUẢN
VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU HÁN NÔM TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................................... 88
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo quản và

khai thác tài liệu Hán Nôm tại Thư viện .............................................................. 88
3.1.1. Định hướng của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ .............................. 88
3.1.2. Định hướng của Thư viện .......................................................................... 89
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu công tác bảo quản và khai thác tài liệu Hán
Nơm tại Thư viện .................................................................................................... 90
3.2.1. Xây dựng chính sách bảo quản và khai thác tài liệu Hán Nôm ................. 91
3.2.2. Đổi mới, nâng cao nhận thức của cán bộ thư viện và người đọc về tầm quan
trọng của công tác bảo quản và khai thác tài liệu Hán Nôm .................................... 94
3.2.3. Xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện công tác bảo quản và khai thác
tài liệu Hán Nôm ...................................................................................................... 95
3.2.4. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm công tác bảo quản và khai thác tài liệu lưu
trữ của một số nước trên thế giới để áp dụng cho Thư viện..................................... 97
3.2.5. Tăng cường cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác
bảo quản và khai thác tài liệu Hán Nôm .................................................................. 98
3.2.6. Tăng cường bổ sung nguồn kinh phí cho cơng tác bảo quản và khai thác tài
liệu Hán Nôm ........................................................................................................... 99
3.2.7. Nhóm giải pháp tăng cường cơng tác bảo quản tài liệu Hán Nơm .......... 101
3.2.8. Nhóm giải pháp tăng cường công tác khai thác tài liệu Hán Nôm .......... 116
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 126
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 136

v
iii


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Stt


Mục từ

Viết tắt

1

Bảo quản tài liệu

BQTL

2

Cán bộ thư viện

CBTV

3

Cơ sở dữ liệu

CSDL

4

Công nghệ thông tin

CNTT

5


Dịch vụ thông tin – thư viện

DVTT-TV

7

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

8

Học viện Khoa học xã hội

HVKHXH

9

Khai thác tài liệu

KTTL

10

Sản phẩm thông tin – thư viện

SPTT-TV

6


ĐHKHXH&NVTP.HCM
ĐHSPTP.HCM

13

Thư viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ
Thư viện
Chí Minh
Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ TVKHTHTP.HCM
Chí Minh
Thư viện Quốc gia Việt Nam
TVQGVN

14

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

VHLKHXHVN

15

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

VKHXHVNB

16

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

VNCHN


17

Viện Thông tin Khoa học xã hội

VTTKHXH

18

Vốn tài liệu

VTL

11
12

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Một số nguồn tài liệu Hán Nôm được lưu giữ tại Việt Nam .................... 15
Bảng 2: Một số nguồn tài liệu Hán Nôm được lưu giữ tại nước ngoài .................. 16
Bảng 3: Thống kê đặc điểm nhân sự Thư viện....................................................... 47
Bảng 4: Thống kê diện tích các phòng, kho tại Thư viện ...................................... 49
Bảng 5: Thống kê các trang thiết bị sử dụng tại Thư viện ..................................... 49
Bảng 6: Đặc điểm về thời gian của tài liệu Hán Nôm theo ký hiệu xếp kho ......... 53
Bảng 7: Đặc điểm hình thức tài liệu Hán Nơm theo ký hiệu xếp kho ................... 53
Bảng 8: Đặc điểm nội dung tài liệu Hán Nôm theo ký hiệu xếp kho .................... 54
Bảng 9: Thống kê tình trạng vật lý tài liệu Hán Nôm theo ký hiệu xếp kho ......... 56

Bảng 10: Thống kê các sản phẩm Thư mục Hán Nôm .......................................... 75
Bảng 11: Yêu cầu đối với cáctông nguyên liệu.................................................... 107

viivi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thư viện .................................................................. 47
Hình 2: Quy trình số hóa tài liệu Hán Nơm của Thư viện ..................................... 61
Hình 3: Quy trình xử lý tài liệu số hóa ................................................................... 64
Hình 4: Biểu đồ nhu cầu sử dụng tài liệu Hán Nôm của người đọc ...................... 66
Hình 5: Biểu đồ nhóm đối tượng khai thác tài liệu Hán Nơm ............................... 67
Hình 6: Biểu đồ mục đích khai thác tài liệu Hán Nơm tại Thư viện...................... 68
Hình 7: Biểu đồ các dạng tài liệu Hán Nơm được người đọc khai thác ................ 69
Hình 8: Biểu đồ nội dung tài liệu Hán Nôm được người đọc khai thác ................ 70
Hình 9: Biểu đồ thống kê lượt người đọc khai thác tài liệu Hán Nôm .................. 71
Hình 10: Biểu đồ thống kê lượt tài liệu Hán Nơm phục vụ người đọc .................. 71
Hình 11: Tiến trình xây dựng chính sách ............................................................... 91

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài liệu Hán Nơm – một trong những nguồn tư liệu văn hóa thành văn phong
phú nhất của dân tộc Việt Nam. Nguồn tài liệu này được ông cha ta dày công tạo ra
bằng việc sử dụng chữ Hán, chữ Nôm để sáng tác, trước thuật, ghi chép các công
văn, tài liệu, thư tịch; khắc trên các bia đá, chuông đồng, biển gỗ và các loại vật mang
tin khác trước khi có các văn bản ghi bằng chữ Quốc ngữ. Ngày nay, tài liệu Hán

Nơm cịn được coi là Di sản của dân tộc – Di sản Hán Nôm. Đây là một dạng tài sản
đặc biệt của Quốc gia, là loại tài liệu lưu trữ rất quan trọng và có giá trị về nhiều mặt:
Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quốc phịng, an ninh ngoại giao, khoa học và
cơng nghệ,… đã và đang được Nhà nước, nhân dân và các tổ chức xã hội quan tâm
bảo vệ.
Ngay từ những năm 60 đến nay, hàng loạt các văn bản pháp quy của Nhà nước
và Chính phủ liên quan đến cơng tác sưu tầm, bảo quản, khai thác và phát huy giá trị
tài liệu Hán Nôm đã ra đời như: Chỉ thị số 117-TTg, Quyết định 311-CP,… Gần đây
nhất là Văn bản số 10/VBHN-VPQH 2013 ra ngày 23/07/2013, hợp nhất Luật di sản
văn hóa quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa (bao
gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể), cũng như xác định quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Có thể nói các văn bản pháp quy ra đời là công cụ, cơ sở định hướng cho các nhà
hoạt động thư viện làm tốt hơn công tác bảo quản và khai thác tài liệu (KTTL) Hán
Nơm, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của tài liệu trong thời đại mới. Đây
có thể coi là một nhiệm vụ chính trị của các đơn vị lưu trữ nguồn tài liệu này nói
chung và Thư viện nói riêng.
Thư viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (Thư viện) là đơn vị trực
thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (VKHXHVNB) – một cơ quan nghiên
cứu đa ngành ở phía Nam, là nơi tiếp quản và lưu giữ kho tài liệu Hán Nôm từ Thư
viện Khảo cổ (thành lập 1956), với 465 đầu tài liệu (490 bản). Tuy nhiên theo thời
gian, cùng với ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguồn tài
liệu này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa, hư hỏng ở mức báo động. Thậm chí,
khó có khả năng sửa chữa và phục chế tài liệu để tái khai thác và lưu trữ nếu khơng
có những hành động kịp thời, trong điều kiện Thư viện chưa có chính sách hay chế

1


độ bảo quản tài liệu (BQTL) hợp lý, chưa có bộ phận chuyên trách, cũng như các

trang thiết bị và dụng cụ cần thiết để thực hiện công tác bảo quản, tu bổ và phục chế
tài liệu,... Ngoài ra, do cịn nhiều hạn chế trong cơng tác tổ chức KTTL của Thư viện,
nên phần lớn các tài liệu Hán Nôm vẫn chưa được người đọc tiếp cận và khai thác.
Do đó, hiệu quả khai thác vốn tài liệu (VTL) này hiện nay nhìn chung chưa cao,
những giá trị của tài liệu chưa được phát huy một cách tối đa nhất trước những nhu
cầu ngày càng cao và chuyên sâu của người đọc. Như vậy có thể nói, việc bảo quản
tốt và khai thác hiệu quả tài liệu Hán Nôm là hai nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết
hiện nay đối với Thư viện. Đó cũng là bảo tồn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc của dân tộc Việt Nam trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Từ thực tế trên, cùng với nhận thức về giá trị to lớn của VTL Hán Nôm tại Thư
viện, tác giả chọn đề tài “Bảo quản và khai thác tài liệu Hán Nôm tại Thư viện
Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” cho luận văn cao học. Với đề tài này,
tác giả hy vọng sẽ góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu thực
tiễn và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo quản và
KTTL Hán Nơm tại Thư viện, vì lợi ích bảo tồn và khai thác lâu dài nhằm phát huy
những giá trị vốn có của loại tài liệu này.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số các cơng trình nghiên cứu, bài viết về
công tác bảo quản và khai thác tài liệu Hán Nơm nói chung, và tại các thư viện, đơn
vị cụ thể nói riêng. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu, bài viết đã được bảo vệ thành
cơng, hoặc được đăng trên tạp chí khoa học chun ngành, các kỷ yếu hội thảo khoa
học trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các
cơng trình, bài viết nêu trên để có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu trong
và ngồi nước.
 Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
- Với bài viết Bảo tồn và Phục hồi Bản thảo ở Trung Á (Manuscripts
Preservation and Restoration in Central Asia) của tác giả Sarsenbayeva Botakoz
Shagaliyevna và Shaimardanova Zarema[92] đã cho thấy một chương trình chiến
lược PAC IFLA được thực hiện ở Trung Á trong 2007 nhờ vào việc thành lập một
trung tâm tại Almaty dành cho Kazakhstan và các nước Cộng hịa Trung Á

(Kirghizstan, Taikistan, Turkmenistan và Uzbekistan). Chương trình nhấn mạnh vào
việc ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ để bảo tồn các sách quý hiếm, bản thảo và các

2


bộ sưu tập đặc biệt trong năm thư viện quốc gia (Almaty, Bichkek, Achkabad,
Tachkent) cũng như các hoạt động đào tạo trong lĩnh vực này.
- Tác giả Joachim Wieder trong bài viết “Phục hồi, bảo tồn và lưu trữ tài liệu
của Thư viện được xem như một nhiệm vụ quốc tế” (The Restoration and
Conservation of Library and Archive Materials as an International Task)[83] cũng
đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác phục hồi, bảo tồn và lưu trữ tài
liệu. Coi đó như là một nhiệm vụ bắt buộc ở bất cứ một Thư viện, một quốc gia nào.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, đòi hỏi các thư viện phải nổ lực ứng dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật và cần phải có các biện pháp hỗ trợ từ các tổ chức văn hóa
quốc tế và hiệp hội nghề nghiệp.
 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ “Công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu
Hán Nôm” của tác giả Hoàng Thị Thúy Ngà, bảo vệ năm 2013, tại Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội[17]. Luận văn đã trình bày những giá trị, vai
trị của tài liệu Hán Nơm trong xã hội đương đại và trong nghiên cứu khoa học, cũng
như mục đích và ý nghĩa của công tác sưu tầm và BQTL nói chung. Tác giả đã phân
tích khá kỹ thực trạng công tác sưu tầm và BQTL, cũng như đã đưa ra được những
giải pháp nhằm hồn thiện các cơng tác này tại Viện Thông tin Khoa học xã hội
(VTTKHXH). Tuy nhiên, việc nghiên cứu dừng lại ở công tác sưu tầm và BQTL tại
VTTKHXH. Ở phần thực trạng, tác giả luận văn chưa nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác sưu tầm và các yếu tố (nguyên nhân) ảnh hưởng đến VTL. Các
giải pháp tác giả đưa ra còn khá chung chung (chỉ 10 trang), chưa đi sâu và phân tích
cụ thể từng giải pháp.
- Luận văn thạc sĩ “Bảo quản di sản thư tịch cổ tại VTTKHXH” của tác giả

Nguyễn Thị Thúy Bình, bảo vệ năm 2005, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội[20].
Luận văn đã trình bày được đặc điểm của thư tịch cổ, vai trò của các thư tịch cổ đối
với nghiên cứu khoa học xã hội, cũng như ý nghĩa và những yêu cầu của việc bảo
quản thư tịch cổ tại VTTKHXH. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả luận
văn cũng đã đề xuất và phân tích khá kỹ các giải pháp tăng cường công tác bảo quản
thư tịch cổ tại VTTKHXH. Tuy nhiên, Luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu công
tác bảo quản thư tịch cổ tại VTTKHXH. Ở chương thực trạng, tác giả luận văn chưa
phân tích kỹ các vấn đề liên quan đến công tác bảo quản thư tịch cổ tại VTTKHXH
hiện nay, cũng như các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thư tịch cổ.

3


- Bài viết “Công tác phục hồi, lưu giữ và bảo quản VTL Hán Nôm cổ ở thư viện
trường đại học sư phạm Hà Nội” của tác giả Vũ Huy Thắng, đăng trên tạp chí Thư
viện Việt Nam, số 03 năm 2008[51]. Nội dung nói về thực trạng cơng tác phục hồi,
lưu giữ và bảo quản VTL Hán Nôm ở thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Bài viết “Lưu trữ - Khai thác và phát huy giá trị di sản Hán Nôm trong nghiên
cứu khoa học xã hội và nhân văn” của tác giả Nguyễn Xuân Diện và Chu Tuyết Lan,
đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu
trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn” năm 2010.[68] Bài viết giới thiệu
khái quát về kho di sản Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN), những
kinh nghiệm trong công tác sưu tầm, bảo quản và nghiên cứu khai thác di sản Hán
Nôm Việt Nam.
- Bài viết “Chút thiển ý về việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hán
Nôm hiện nay” của tác giả Nguyễn Hữu Thông, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “Bảo
tồn và phát huy di sản Hán Nôm Huế” xuất bản năm 2003.[63] Bài viết nêu lên giá
trị của tài liệu Hán Nôm, cũng như các nguyên nhân gây hư hỏng, thất tán tài liệu.
Đồng thời, tác giả bài viết cũng đề cập đến thực trạng công tác sưu tầm; vấn đề cung
cấp, tập huấn kiến thức cho các chủ sở hữu tư liệu và vấn đề làm thế nào để phát huy

hiệu quả giá trị của loại tài liệu được coi là di sản văn hóa của dân tộc.
 Tình hình nghiên cứu tại Thư viện
Đến nay đã có một cơng trình nghiên cứu liên quan đến nguồn tài liệu Hán Nơm
của Thư viện. Đó là luận văn thạc sĩ “Tổng quan về giá trị văn học và văn hóa của
nguồn tư liệu Hán Nơm ở Thư viện Khoa học xã hội Tp. Hồ Chí Minh” của tác giả
Nguyễn Thị Bảo Anh, bảo vệ năm 2016, tại Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHKHXH&NVTP.HCM).[18]. Tuy nhiên, Luận
văn chỉ trình bày một cách khái quát về nguồn gốc, đặc điểm, tình hình nguồn tài liệu
Hán Nơm tại Thư viện; cũng như phân tích, đánh giá các giá trị văn học, văn hóa của
tài liệu. Hồn tồn chưa nghiên cứu ở góc độ khoa học thư viện, đặc biệt là công tác
bảo quản và khai thác vốn tài liệu này.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu và bài viết trên chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu khái quát giá trị của tài liệu Hán Nôm, cũng như các vấn đề liên quan đến công
tác sưu tầm, bảo quản, khai thác và phát huy giá trị tài liệu Hán Nôm ở một cơ quan,
đơn vị cụ thể như: VNCHN, VTTKHXH, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Vì vậy,
đề tài “Bảo quản và khai thác tài liệu Hán Nôm tại Thư viện Khoa học xã hội Thành

4


phố Hồ Chí Minh” là một đề tài hồn tồn mới, chưa có cơng trình nghiên cứu nào
trùng lập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo quản và KTTL Hán Nơm tại Thư
viện. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác
bảo quản và KTTL Hán Nôm tại Thư viện.
 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ tập trung giải
quyết những vấn đề sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến tài liệu Hán Nôm,
công tác bảo quản và KTTL trong thư viện.
- Khảo sát đặc điểm, tình trạng vật lý của tài liệu Hán Nơm tại Thư viện.
- Khảo sát nhu cầu sử dụng tài liệu Hán Nôm của người đọc tại Thư viện, và
một số đơn vị khác như: Học viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
(HVKHXH), Trường ĐHKHXH&NVTP.HCM, trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh (ĐHSPTP.HCM), và các trung tâm nghiên cứu thuộc VKHXHVNB.
- Khảo sát và phân tích thực trạng BQTL Hán Nơm tại Thư viện.
- Khảo sát và phân tích thực trạng KTTL Hán Nơm tại Thư viện.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo quản và
KTTL Hán Nôm tại Thư viện.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Công tác bảo quản và KTTL Hán Nôm,
+ Nhu cầu sử dụng tài liệu Hán Nôm.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thư viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
+ Một số đơn vị khác như: HVKHXH, trường ĐHKHXH&NVTP.HCM, trường
ĐHSPTP.HCM, và các trung tâm nghiên cứu thuộc VKHXHVNB.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa các
lý luận về tài liệu Hán Nôm, công tác bảo quản và KTTL trong thư viện qua các văn
bản chỉ đạo của Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác; các tài liệu

5


chuyên ngành khoa học thư viện – thông tin, đặc biệt là các tài liệu lý luận về nguồn
lực thông tin thư viện, công tác bảo quản và KTTL thư viện.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Sử dụng để xem xét tình trạng vật lý của tài

liệu Hán Nơm trong kho và các nguyên nhân gây hại tài liệu này, cũng như nắm được
thực trạng công tác bảo quản và KTTL Hán Nơm của Thư viện. Từ đó, đưa ra những
nhận xét về ưu, nhược điểm của công tác này.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng để thực hiện điều tra, khảo sát
nhu cầu sử dụng tài liệu Hán Nôm của người đọc và khả năng đáp ứng của Thư viện
hiện nay.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng để tìm hiểu thực trạng các công
tác thư viện và là cơ sở để xây dựng các đề xuất về giải pháp. Phỏng vấn bao gồm:
+ Phỏng vấn lãnh đạo Thư viện về kế hoạch, phương hướng phát triển Thư viện,
các vấn đề liên quan đến công tác bảo quản và khai thác nguồn tài liệu Hán Nôm của
Thư viện.
+ Phỏng vấn cán bộ thư viện (CBTV) về nhu cầu của người đọc hiện nay, tình
hình khai thác các VTL thư viện và khả năng đáp ứng của Thư viện.
- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu: Sử dụng để thống kê,
phân tích và tổng hợp số liệu thu được từ khảo sát thực tế, điều tra bằng bảng hỏi để
có minh chứng cho kết quả nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học:
Luận văn góp phần khẳng định giá trị của tài liệu Hán Nơm, cũng như vai trị,
ý nghĩa của công tác bảo quản và khai thác nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nguồn
tài liệu này trong xã hội đương đại. Đồng thời, luận văn cung cấp cho các nhà nghiên
cứu và những người quan tâm đến VTL Hán Nôm những hiểu biết về nguồn tài liệu
này tại Thư viện.
Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các thư viện, đơn vị lưu trữ khác ở Việt
Nam trong việc tổ chức bảo quản và khai thác VTL nói chung và tài liệu Hán Nơm
nói riêng.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ giúp đánh giá đúng tình trạng vật lý của các tài
liệu Hán Nôm, cũng như thực trạng công tác bảo quản và KTTL này tại Thư viện.


6


Từ đó, sử dụng và tạo thêm các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo
quản và KTTL Hán Nơm nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị VTL này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về bảo quản và khai thác tài liệu
Chương II: Thực trạng bảo quản và khai thác tài liệu Hán Nôm tại Thư viện
Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo quản và khai thác tài liệu
Hán Nôm tại Thư viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

7


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về tài liệu Hán Nôm
1.1.1. Khái niệm tài liệu Hán Nôm
Theo Pháp lệnh Thư viện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày
28/02/2001[15]: Tài liệu là một dạng vật chất đã ghi nhận những thơng tin ở dạng
thành văn, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng.
Hay tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ,
cơng trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim;
băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật;
sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và
vật mang tin khác. (theo mục 2, điều 2, Luật lưu trữ 2011 [9]).
Tài liệu là phương tiện bảo đảm thông tin cho quản lý và sản xuất. Theo nghĩa

rộng, tài liệu cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội loài người, giúp loài người
ghi nhớ những tri thức và kinh nghiệm trong quá trình sống, làm việc và đấu tranh
bảo vệ quyền lợi của mình. Tài liệu hình thành khi các ký tự, chữ viết xuất hiện.[5]
Như vậy, có thể thấy bản chất của tài liệu chính là kết quả của q trình lao động
sáng tạo của con người tạo ra. Nó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội tiến lên
thông qua sự kế thừa những tri thức hay kinh nghiệm từ đời này sang đời khác, từ
thế hệ này, sang thế hệ khác. Con người muốn xây dựng xã hội mới phải biết tiếp thu
những tri thức đã tích lũy trong sách báo và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tại.
Tóm lại, tài liệu có thể hiểu là vật mang tin, trên đó ghi cố định thơng tin bằng
chính văn, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích lưu trữ, bảo quản và phục vụ cho nhu
cầu của người đọc.
Từ khái niệm tài liệu, ta có thể hiểu, tài liệu Hán Nơm là vật mang tin, mà trên
đó các thông tin được ghi chép lại bằng chữ Hán, chữ Nơm. Chữ Hán, cịn gọi là
Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ nho,
chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Hán có
nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào Việt Nam, và được vay mượn để tạo nên chữ
viết cho ngôn ngữ của dân tộc. Chữ Nơm (字喃), cịn gọi là Quốc âm (chữ Hán: 國
音, là một hệ chữ ngữ tố (chữ tượng hình) từng được dùng để viết tiếng Việt, gồm
các từ Hán - Việt và các từ vựng khác. Nó bao gồm bộ chữ Hán tiêu chuẩn và các
chữ khác được tạo ra dựa theo quy tắc.

8


Tài liệu Hán Nơm cũng có thể hiểu theo nghĩa là những tư liệu hồn tồn chữ
Nơm, hồn tồn chữ Hán cổ, và hỗn hợp vừa chữ Nôm, vừa chữ Hán cổ.[36, tr.40]
“Hàng ngàn năm lịch sử, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán và chữ Nôm để sáng
tác, trước thuật, ghi chép các công văn tài liệu, thư tịch; khắc trên các bia đá, chuông
đồng, biển gỗ và các loại tư liệu khác,… Những văn bản viết bằng chữ Hán và chữ
Nơm đó, ngày nay thường được gọi là di sản Hán Nôm”[33, tr.5]. Như vậy, tài liệu

Hán Nơm cịn có một khái niệm khác, đó là di sản Hán Nơm. Theo Điều 1, Luật Di
sản Văn hóa năm 2013, thì tài liệu Hán Nơm có thể coi là Di sản văn hóa, “là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngồi ra, tài liệu Hán Nơm cịn được xem xét với hai khái niệm khác, đó là tài
liệu quý hiếm, và tài liệu lưu trữ Quốc gia. Theo từ điển thuật ngữ về Công tác thư
viện của Nga, xuất bản năm 1986 định nghĩa: “Sách quý hiếm là cuốn sách được bảo
quản hoặc xuất bản với số lượng tương đối nhỏ và giữ được giá trị nghệ thuật, khoa
học, thư mục và cá giá trị khác. Là một bản của xuất bản phẩm có những dấu hiệu
khác thường giúp phân biệt nó với những số bản cịn lại của xuất bản phẩm, trang
trí đặc biệt bằng tay, có thủ bút của tác giả và đóng bìa cứng đặc biệt”. Như vậy có
thể nói, tài liệu Hán Nơm q hiếm ở chỗ: Đây là những tài liệu chứa thông tin về
các sự kiện, biến cố lịch sử; Đời sống văn hóa, xã hội ở từng thời kỳ; Có ý nghĩa nền
tảng đối với quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, trong quan
hệ đối ngoại, nghiên cứu khoa học lịch sử, văn hóa; Có số lượng bản ít (thậm chí là
duy nhất một bản, khơng có bản thứ hai giống nó về nội dung thơng tin, phương thức
ghi tin và các đặc điểm bề ngoài), và không thể bổ khuyết được nếu như bị mất hoặc
hư hỏng.
Theo Điều 2, Luật lưu trữ năm 2011[9], thì tài liệu Hán Nơm cịn là tài liệu lưu
trữ Quốc gia, bởi nó có giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phịng, an ninh, ngoại giao,
văn hố, giáo dục,… được hình thành trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam,
trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, và các nhân vật
lịch sử tiêu biểu, phục vụ việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khoa học và hoạt động
thực tiễn.
1.1.2. Nguồn gốc, đặc điểm và giá trị của tài liệu Hán Nôm
1.1.2.1. Nguồn gốc
Căn cứ vào các ký tự được khắc trên rìu đồng, trống đồng, lưỡi cày đồng thuộc
nền văn hóa Đơng Sơn và trên vách đá cổ ở Sapa (Lào Cai) vào giai đoạn văn hóa
đồng thau phát triển – văn hóa Gị Mun, các nhà nghiên cứu cho rằng, trước thời Bắc


9


thuộc, người Việt đã có chữ viết gọi là chữ Khoa đẩu (chữ viết hình con nịng nọc)
thuộc văn tự ghi âm1. Đến năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán đơ hộ nước ta, và
từ đó người Việt đã tiếp nhận chữ Hán. Giống như các nước đồng văn khác, Việt
Nam đã tiếp thu và sử dụng chữ Hán trong lịch sử, nhưng đồng thời cũng sáng tạo ra
một di sản vô cùng độc đáo, thể hiện bản lĩnh văn hố dân tộc Việt Nam, ghi lại ngơn
ngữ của chính mình, khác hẳn với bất kỳ quốc gia nào, đó chính là chữ Nơm của
người Việt.
Chữ Nơm hình thành dựa trên cách cấu tạo hình thể của chữ Hán cùng với cách
đọc Hán – Việt để ghi lại ngôn ngữ của người Việt. Chữ Nơm được hình thành vào
khoảng thế kỷ VIII, IX, đây có thể gọi là giai đoạn đồng hoá chữ Hán. Tức là dùng
chữ Hán để phiên âm một số từ Việt dưới thời Bắc thuộc và được chế tác thành hệ
thống bắt đầu từ thời kỳ Việt Nam khôi phục nền độc lập tự chủ. Đặc biệt là dưới các
triều đại nhà Lý (1009 - 1225), nhà Trần (1226 - 1400), chữ Nôm theo thời gian thịnh
hành và phát triển song song cùng chữ Hán.
Như vậy, chữ Hán và chữ Nơm đã có một q trình hình thành và được sử dụng
lâu dài ở Việt Nam, là phương tiện chuyển tải những giá trị truyền thống, biểu đạt
những đặc trưng văn hóa, phản ánh nhân sinh quan và thế giới quan của lớp người
Việt qua hàng chục thế kỷ. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, văn hóa phương Tây
xâm nhập mạnh mẽ vào đời sống của người dân nước ta, chữ Latin, chữ Pháp dần
dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm.
Cũng giống như các ngôn ngữ khác, do nhu cầu truyền tải thông tin, ông cha ta
đã ghi lại những tri thức, kinh nghiệm trong đời sống và sản xuất hàng ngày,… bằng
chữ Hán, chữ Nôm trên các vật mang tin với các chất liệu khác nhau như: Đất sét,
đá, gỗ, đồng, tre nứa, vải, giấy,… và đó chính là những di sản mà chúng đón nhận,
kế thừa ngày nay. Hay nói cách khác, đó là tài liệu, thư tịch Hán Nơm.
1.1.2.2. Đặc điểm
Theo cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi trong kỷ yếu hội thảo “Thư tịch cổ và nhiệm

vụ mới” [36, tr.40] thì đặc điểm của tài liệu Hán Nôm được xem xét theo các phương
diện sau:
 Một là tính khơng ngun vẹn: Tài liệu Hán Nơm đã từ lâu khơng cịn ngun
vẹn, nó bị khiếm khuyết và cho đến nay lại càng khiếm khuyết. Đó là sự mất mát,
trải dài từ đời này sang đời khác vì thiên tai, khí hậu, chiến tranh, vì sự thiếu ý thức
và cẩn trọng của con người, và vì rất nhiều lý do khác. Sự mất mát này có những lúc

Lê Trọng Khánh (2010), Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình Khoa đẩu, Từ điển Bách khoa Trung tâm Văn hóa Tràng An, Hà Nội, Tr. 18, 20.
1

10


có thể nói là hết sức nghiêm trọng, khơng gì có thể bù đắp nổi. Vua chúa phong kiến
ngày xưa cũng thường chủ trương thu thập sách vở trong dân gian. Cho nên, những
bộ sách quý và hiếm thường tập hợp ở cung đình nhưng mỗi lần có sự thay triều đổi
đại thì “sách vở, tài liệu lại quẳng bỏ đầy đường”, hoặc phó cho những cuộc đốt phá
khơng thương tiếc như Lê Q Đơn đã nói đến trong bài tựa thiên “Nghệ văn chí”
của bộ Lê triều thơng sử.
Phan Huy Chú, khi nghiên cứu thư tịch nước nhà cũng đau lịng thốt lên: “Than
ơi, sách vở các triều đại đã từng tảng mát, sách mất đã khó sưu tầm, sách còn lại
nhiều sai lẫn, đằng đẳng ngàn năm biết theo đâu mà khảo xét” (Lịch triều hiến
chướng loại chí. Văn tịch chí)2. Hầu hết tài liệu Hán Nơm của ông cha ta ngày xưa
nói chung không mấy quyển được xuất bản. Vì vậy, tài liệu một khi đã mất hoặc hư
hỏng thì khó có thể hồi cố lại được.
 Hai là tính giai cấp: Tài liệu Hán Nơm có thể được chia thành hai loại. Một
là, bộ phận tài liệu Hán Nơm đại biểu cho dịng văn hóa bác học, cho dịng văn hóa
thống trị và bốc lột. Hai là, bộ phận tài liệu Hán Nôm đại biểu cho dịng văn hóa bình
dân, văn hóa quần chúng. Nó bao gồm những tài liệu thuộc thể loại sáng tác biên
dịch: Thơ, ca, truyện, tuồng, chèo, văn học dân gian các loại. Nhưng số lượng bộ

phận tài liệu này không nhiều, và chúng cũng chỉ được coi là tương đối phong phú
kể từ thế kỷ XVIII trở đi. Ai cũng hiểu rõ là đại bộ phận sách Hán Nôm được sáng
tác và lưu hành chủ yếu cho tầng lớp quý tộc, quan lại, vua chúa, vì quần chúng nhân
dân ngày ấy phần đông đều mù chữ. Như vậy, tài liệu Hán Nơm vốn khơng có tính
giai cấp nhưng ở đây gần như được coi là công cụ của từng giai cấp.
 Ba là, tính dân tộc tương đối rõ nét: Mặc dù, trong bối cảnh “học nhờ, viết
mướn”, và mỗi một bộ phận đại biểu cho một dịng văn hóa khác nhau, phục vụ chủ
yếu cho một giai cấp khác nhau, nhưng tài liệu Hán Nơm nói chung vẫn mang tính
dân tộc tương đối rõ nét. Những tác phẩm lịch sử, văn học địa phương chỉ thường
phản ánh ý thức tự chủ, lịng tự hào dân tộc,… khắc họa các khía cạnh khác nhau của
đời sống sinh hoạt trong quá khứ. Dù là sách lý luận đạo đức, kinh kệ tôn giáo, hay
gia phả,… cũng bao hàm ít nhiều yếu tố dân tộc, hoặc có mục đích răn dạy, hoặc gửi
gắm một tình cảm với quê hương làng nước, hoặc để lại một vài lời dặn dị nào đó
cho hậu thế,… Tóm lại ý thức, suy tư, tình cảm ký thác của các bậc tiền nhân vẫn rải
rác trên nhiều trang giấy Hán Nôm, mà hiện nay tiếc rằng chúng ta chưa làm tốt cơng
việc tìm tịi, khai khác, học hỏi.

Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. Ban Hán Nôm (1979), Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới : Kỷ yếu hội nghị:
"Vấn đề thư tịch Hán Nôm" ngày 28/4/1978 tại Hà Nội, Tr. 112.
2

11


 Bốn là, tính coi nhẹ khoa học kỹ thuật: Tìm hiểu tình hình sách vở của một xã
hội có thể biết sức sản xuất của xã hội phát triển đến đâu. Qua thống kê nội dung tài
liệu Hán Nôm, thì phần lớn là tài liệu thuộc các lĩnh vực: Lịch sử, văn học, địa lý,
tôn giáo,… điều này chứng tỏ rằng thời kỳ ngự trị của chế độ phong kiến, sức sản
xuất cịn thấp, óc khoa học kỹ thuật cịn chưa phát triển mạnh. Ngay cả nơng nghiệp
là một nghề cơ bản và chủ yếu của dân tộc ta, vậy mà những vấn đề liên quan đến

trồng trọt, chăn ni,… dường như khơng có, hoặc nếu có thì cũng chỉ rất ít.
Ngồi bốn đặc điểm trên, tài liệu Hán Nơm cịn có một đặc điểm hết sức đặc
biệt đó là sách khắc in thì ít, nhưng sách chép tay thì nhiều. Lý do là nghề in và xuất
bản tuy xuất hiện từ thời Lý nhưng cho đến thế kỷ XIX gần như vẫn chưa phát triển
được bao nhiêu. Chính vì thế, sách lưu hành trong xã hội ngày trước phần lớn là sách
chép tay.
1.1.2.3. Giá trị
Giá trị của tài liệu Hán Nôm là khả năng đáp ứng các nhu cầu về thông tin tài
liệu của người đọc trong các hoạt động, đời sống xã hội. Như chúng ta đã biết, trong
xã hội có rất nhiều lĩnh vực hoạt động, do vậy giá trị của tài liệu cũng đa dạng và
được tổ hợp thành các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, về mặt giá trị nghiên cứu khoa
học, cũng như trong thực tiễn công tác lưu trữ và KTTL, người ta có thể chia giá trị
tài liệu Hán Nơm ra làm ba nhóm chính, đó là: Giá trị văn chương, giá trị lịch sử và
giá trị thực tiễn.
 Giá trị văn chương của tài liệu Hán Nôm: là cơ sở để tìm hiểu sự hình thành
và phát triển của các tác phẩm, các trào lưu văn học trong từng giai đoạn lịch sử. Đó
là các giá trị về việc sử dụng ngơn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh
và tái hiện đời sống xã hội qua các tác phẩm văn học. Với các tác phẩm văn học cổ
điển của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng còn lưu giữ lại cho đến ngày nay sẽ là món
ăn tin thần không thể thiếu đối với những người yêu văn học và là nguồn tư liệu quý
đối với những người làm công tác nghiên cứu văn học,… Hơn hết giá trị mà nó đóng
góp cho nghiên cứu văn học sử, cũng như các ngành khác nằm trong sự kết nối chặt
chẽ với giá trị văn hóa là vơ cùng lớn lao. Điều đó được thể hiện qua hai tiêu chí: Về
mặt nội hàm tác phẩm có nội dung phản ánh, giá trị nghệ thuật, thể loại, ngôn ngữ văn tự; về mặt tổng quan của tư liệu có tính trọn vẹn và tính độc đáo, hiếm có.
Số lượng tài liệu Hán Nôm thuộc lĩnh vực văn học khá đồ sộ, chiếm phần lớn
trong hầu hết các kho Hán Nôm hiện được lưu giữ. Bên cạnh các sáng tác bằng chữ
Hán, các tác phẩm chữ Nôm cũng chiếm số lượng không nhỏ, đề tài đa dạng, phản
ánh một diện mạo đa sắc của mảng văn học. Tuy còn nhiều vấn đề còn được xem

12



xét, nhưng những tác phẩm văn chương còn lại đến hôm nay thể hiện sức sống, âm
hưởng cảm xúc của ngôn ngữ dân tộc, tinh thần sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ,
nhà văn. [33, tr.245]
 Giá trị lịch sử của tài liệu Hán Nôm: là khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng
thông tin tài liệu cho việc nghiên cứu quá khứ, nghiên cứu lịch sử, và để xem xét,
đánh giá những vấn đề của xã hội đã qua. Tài liệu Hán Nôm sẽ là nguồn cung cấp
những cứ liệu có giá trị khơng những bổ sung cho chính sử, mà cịn cho phép giải
quyết những vấn đề có ý nghĩa của lịch sử khơng được phản ánh trong sử sách
Đối với các ngành khoa học công nghệ và ứng dụng tài liệu càng mới càng có
giá trị thực tiễn cao, các tài liệu kỹ thuật sau 5 năm có thể coi là đã lạc hậu. Cịn riêng
đối với các ngành khoa học xã hội với đặc thù nghiên cứu có thể coi các tài liệu càng
lâu, càng cổ thì càng có giá trị cao về mặt lịch sử. Tài liệu Hán Nôm đã ghi chép lại
một cách chân thực những nét văn hóa, những sự kiện lịch sử, những kiến thức,
những hiểu biết,… của ông cha ta trong suốt mấy ngàn năm văn hiến của lịch sử dân
tộc. Những bộ sử vơ giá cịn lưu lại đến ngày nay sẽ là nguồn sử liệu vơ giá, chính
thống giúp cho các nhà sử học khai thác, gạn lọc để tái hiện và nghiên cứu lịch sử
dân tộc.
 Giá trị thực tiễn của tài liệu Hán Nôm: là khả năng phục vụ sử dụng thông tin
của tài liệu cho các hoạt động hiện hành trong xã hội như: Hoạt động về chính trị,
qn sự, kinh tế, văn hố, giáo dục, khoa học, kỹ thuật. Ở nhiều nước, giá trị thực
tiễn của tài liệu được gọi là giá trị hiện hành, tức giá trị phục vụ thông tin cho các
hoạt động đang diễn ra trong xã hội.[49]
Chữ Hán cùng với chữ Nơm là phương tiện ghi chép tồn bộ tri thức của dân
tộc trong quá khứ về văn hóa, văn học, lịch sử, địa lý, giáo dục, tôn giáo, tư tưởng…
trong suốt một thời kỳ dài của dân tộc. Do đó, những tri thức này có thể được tận
dụng trong đời sống xã hội hiện nay. Đơn cử như việc tham khảo, nghiên cứu các bộ
tục lệ, hương ước hay những văn bản điển chế, những bộ luật kinh điển được cha
ông ta xây dựng rất công phu trong việc xây dựng các quy định làng xã văn hóa việc mà cha ông ta trước đây đã làm nhiều lần. Hay việc ghi chép của các sự tích như

sự tích đức Thánh dưới dạng bi ký và thư tịch với những thơng tin về sự tích, ngày
hóa Thánh ở hai làng thuộc xã Tiên Lữ và Bối Khê, sự hiển linh phù hộ cho đất nước
trong cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược, và những nghi thức tế lễ mỗi khi làng
vào hội,… là cơ sở cho việc nghiên cứu củng cố và quản lý văn hóa làng xã hiện nay.

13


1.1.3. Nhu cầu sử dụng tài liệu Hán Nôm
Theo tâm lý học, nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người trong một điều
kiện, hoàn cảnh nhất định để sống và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi
trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau,
và được thể hiện ra trên nhiều mặt, nhiều dạng khác nhau. Người ta chia nhu cầu
thành hai loại: Nhu cầu vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại,…) và nhu cầu tinh thần (nâng cao
sự hiểu biết, học tập, nghiên cứu, các mối quan hệ xã hội,…).[26, tr.19]
Trên cơ sở nhận thức như thế, ta có thể thấy nhu cầu sử dụng tài liệu Hán Nơm
là một loại nhu cầu tinh thần. Đó là nhu cầu về thông tin (hay nhu cầu tin) của người
đọc. Theo quan điểm các nhà thông tin học hiện đại, nhu cầu tin là loại nhu cầu tinh
thần đặc biệt, đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng
xã hội) đối với sự tiếp nhận và sử dụng thơng tin nhằm suy trì hoạt động sống của
con người [54]. Nhu cầu tin của người đọc thường nảy sinh khi họ “cần nắm bắt được
những kết quả của một lĩnh vực mà họ quan tâm, khi họ cần nắm bắt được các thông
tin dữ kiện, những số liệu và phương pháp cần cho việc của họ”[23, tr.139]. Như vậy
có thể nói, nhu cầu sử dụng tài liệu Hán Nôm là nhu cầu được tiếp cận và khai thác,
sử dụng các thông tin được lưu giữ trong tài liệu để phục vụ cho những mục đích
nhất định, có thể liên quan đến nghiên cứu, giảng dạy, học tập và các công tác thực
tiễn khác.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập, nghiên cứu của con
người ngày càng cao. Điều đó càng thúc đẩy việc tìm kiếm và khai thác các nguồn
tài liệu, nhất là các tài liệu cổ xưa, quý hiếm như Hán Nôm. Tuy việc sử dụng chữ

Hán, chữ Nôm khơng cịn thịnh hành như trước đây, nhưng khơng vì thế mà nhu cầu
sử dụng tài liệu này lại giảm đi. Tài liệu Hán Nôm được coi là công cụ, phương tiện
phục vụ cho nhu cầu đào tạo, nhu cầu học tập, tìm hiểu của sinh viên, học viên thuộc
chuyên ngành về ngôn ngữ học (Hán Nôm học) ở các trường đại học, học viện; Cung
cấp các thông tin, cứ liệu giá trị cho công tác nghiên cứu của các nhà sử học, nhà văn
hóa, nhà chính trị,… trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, phong tục, đời
sống xã hội của dân tộc,... trong các thời kỳ trước. Từ đó, đưa ra được những minh
chứng, đúc rút được những kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển
đất nước và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nước nhà.
1.1.4. Các nguồn tài liệu Hán Nôm đang được lưu giữ ở Việt Nam và nước ngoài
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một số liệu tổng hợp, thống kê chính
xác về nguồn tài liệu Hán Nơm hiện được lưu giữ tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức và
cá nhân trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, ngoài các trung tâm lưu trữ Quốc gia, hầu

14


hết nguồn tài liệu Hán Nôm được lưu giữ chủ yếu trong các thư viện công cộng, thư
viện của các viện nghiên cứu và trường đại học như: Thư viện Quốc gia Việt Nam
(TVQGVN), Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
(TVKHTHTP.HCM), Thư viện Viện Sử học, Thư viện Viện Văn học, Thư viện
VNCHN, Thư viện VTTKHXH, Thư viện ĐHQGHN,... Nhiều nhất phải kể đến Thư
viện của VNCHN, hiện đang lưu giữ trên 34.000 đơn vị sách Hán Nôm, hơn 56.000
đơn vị thác bản văn khắc Hán Nôm như: Bia đá, chuông đồng, khánh, bản gỗ… từ
thế kỷ XI đến thời Nguyễn thế kỷ XX.[68, tr.45]. Ở nước ngồi, tài liệu Hán Nơm
tản mạn ở nhiều quốc gia, tập trung nhiều ở Pháp.
Bảng 1: Một số nguồn tài liệu Hán Nôm được lưu giữ tại Việt Nam3
STT
1


3

Tên đơn vị
Quy mô kho tài liệu
Trung tâm Lưu trữ Gồm 773 tập gốc tương đương khoảng 200.000 tờ
Quốc gia I
tài liệu; Tài liệu Địa bộ trên 10.000 tập.

2

Thư viện Quốc gia Có 5.280 bản Hán Nơm viết tay, trong đó có 1.965
Việt Nam
tên sách với 147.955 trang tài liệu được số hóa.

3

Có khoảng 34.000 bản sách Hán Nơm, hơn 56.000
Thư
viện
Viện
thác bản văn khắc Hán Nôm như: bia đá, chuông
Nghiên cứu Hán Nơm
đồng, khánh, bản gỗ…

4

Thư viện Viện Thơng
Có 3.534 bản sách Hán Nơm.
tin Khoa học xã hội


5

Thư viện Viện Văn
Có 1.556 bản sách Hán Nôm
học

6

Thư viện Đại học
Hơn 500.000 trang tài liệu Hán Nơm.
Quốc gia Hà Nội

7

Có trên 300 bản sách Hán Nôm, hàng vạn tư liệu,
Thư viện tỉnh Nghệ
gia phả, thần tích, nội dung của 1.700 sắc phong,
An
câu đối; 50 tấm mộc bản triều Nguyễn.

8

Khoa ngữ văn trường
Có 177 đầu sách, với 647 bản sách Hán Nôm.
Đại học Huế

9

Thư viện trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đơ Có 82 đầu sách Hán Nôm.

Huế

Nguồn: Tác giả lấy từ cổng thông tin của các đơn vị hoặc xin trực tiếp thông qua hình thức gửi mail.

15


×