Tải bản đầy đủ (.pdf) (282 trang)

Nghề hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ căng thẳng vai trò và xung đột vai trò (khảo sát một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 282 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ PHƯƠNG HẠ

NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Ở PHỤ NỮ:
CĂNG THẲNG VAI TRÒ VÀ XUNG ĐỘT VAI TRÒ
(Khảo sát một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch
tại thành phố Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ PHƯƠNG HẠ

NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Ở PHỤ NỮ:
CĂNG THẲNG VAI TRÒ VÀ XUNG ĐỘT VAI TRÒ
(Khảo sát một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch
tại thành phố Hồ Chí Minh)

Chuyên ngành Xã hội học
Mã ngành: 60310301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này thực sự đánh dấu bước trưởng thành của tôi trong chặng đường học
tập, nghiên cứu và giảng dạy về ngành xã hội học. Vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn đến
PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến, nguyên trưởng khoa Xã hội học, quý thầy cô khoa Xã
hội học thuộc trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và gia đình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến,
giáo viên hướng dẫn, luôn động viên, chia sẻ, tận tình chỉ dẫn và dạy tơi từng bước đi
từ hình thành cho đến khi hồn tất luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa Xã hội học thuộc trường Khoa
học xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ tôi trong thời gian tham gia học tập và thực hiện
luận văn.
Cảm ơn các bạn nữ hướng dẫn viên du lịch đã đồng ý nhận lời tham gia phỏng
vấn sâu, sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện riêng tư trong gia đình, những va chạm,
những thử thách trong cơng việc dường như chỉ cịn trong ký ức để giúp tơi có được
những thơng tin q giá góp phần hồn tất luận văn.
Và để tơi có được những thành quả như hôm nay, là chuỗi ngày hết sức khó khăn,
có cả nước mắt và những lời động viên, cùng những mong mỏi tha thiết của gia đình.
Xin cảm ơn những người thân u trong gia đình, ln cho tôi nguồn động lực mạnh
mẽ, động viên tôi những khi tưởng chừng không thể đi tiếp con đường này.
Cuối cùng, dù có dùng những ngơn từ hoa mỹ vẫn chưa đủ diễn đạt sự biết ơn của
tôi. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả bằng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất!

Bùi Thị Phương Hạ



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi chú rõ ràng trong phần tài
liệu tham khảo và phía dưới mỗi bảng biểu.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.

Bùi Thị Phương Hạ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN 1: ............................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................... 2

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 5


3.

4.

2.1

Mục tiêu chung.................................................................................................................. 5

2.2

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 5

2.3

Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................ 6

Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 6
3.1

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 6

3.2

Khách thể nghiên cứu........................................................................................................ 6

Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 6
4.1

Ý nghĩa luận ...................................................................................................................... 6


4.2

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................... 7

5.

Điểm mới và hạn chế của đề tài ............................................................................................. 7

6.

Kết cấu của luận văn ............................................................................................................... 8

PHẦN 2: ............................................................................................................................................... 9
NỘI DUNG .......................................................................................................................................... 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..................................................... 10
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 10

1.1.2
1.2.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 32

Cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 35

1.2.1.

Cách tiếp cận chính trong nghiên cứu: ............................................................... 35


1.2.2.

Lý thuyết cấu trúc - chức năng: ........................................................................... 36


1.2.3.

Lý thuyết vai trò:................................................................................................... 38

1.2.4.

Sự giao thoa của các hướng tiếp cận và quan điểm của tác giả luận văn......... 42

1.3.

Những khái niệm chính ................................................................................................... 43

1.3.1.

Khái niệm hướng dẫn viên du lịch: ..................................................................... 43

1.3.2.

Khái niệm vai trò xã hội: ...................................................................................... 45

1.3.3.

Khái niệm xung đột vai trò: ................................................................................. 47


1.3.4.

Khái niệm định kiến giới: ..................................................................................... 48

1.4.

Đặc điểm nghề nghệp của hướng dẫn viên du lịch: ........................................................ 49

1.4.1.

Vai trò của hướng dẫn viên .................................................................................. 49

1.4.2.

Những yêu cầu đối với HDVDL ........................................................................... 52

1.5.

Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 53

1.6.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 55

1.6.1.

Phương pháp luận ................................................................................................. 55

1.6.2.


Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 55

1.6.2.1. Mẫu nghiên cứu và tiến trình chọn mẫu trong thực tế .................................. 55
1.6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 57
1.6.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ...................................................... 60
CHƯƠNG II: SỰ CĂNG THẲNG VAI TRÒ VÀ XUNG ĐỘT VAI TRÒ TRONG CÁC DẠNG
HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA NỮ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ...................................................................................................... 62
2.1

Đặc điểm về địa bàn và mẫu nghiên cứu ..................................................................... 62

2.1.1

Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 62

2.1.2

Đặc điểm về mẫu nghiên cứu .................................................................................. 69

2.2
Sự căng thẳng vai trò của nữ hướng dẫn viên du lịch trong các hoạt động nghề
nghiệp tại nơi làm việc .............................................................................................................. 71
2.2.1

Vấn đề thu nhập trong hoạt động nghề nghiệp của nữ HDVDL ...................... 73

2.2.2

Thời gian hoạt động nghề nghiệp của nữ HDVDL............................................. 76


2.2.3

Cường độ làm việc trong hoạt động nghề nghiệp của nữ HDVDL ................... 79

2.2.4

Hoạt động nghỉ ngơi của nữ HDVDL .................................................................. 85

2.3
Sự xung đột vai trò của nữ hướng dẫn viên du lịch trong hoạt động sinh hoạt vật
chất tại gia đình ....................................................................................................................... 111


2.3.1

Hoạt động quản lý chi tiêu trong gia đình của nữ HDVDL ............................ 112

2.3.2

Hoạt động tái sản xuất trong gia đình của nữ HDVDL ................................... 117

2.3.3

Các hoạt động lao động ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ HDVDL ................ 132

2.3.4

Hoạt động giao tiếp của nữ HDVDL trong gia đình ........................................ 138


2.3.5

Hoạt động cộng đồng của nữ HDVDL .............................................................. 148

2.4

Quan niệm xã hội đánh giá về nghề của nữ HDVDL ............................................... 149

PHẦN 3: ........................................................................................................................................... 160
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 160
1.

Kết luận ................................................................................................................................ 161

2.

Khuyến nghị......................................................................................................................... 164

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 170
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 174


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Đặc điểm chi tiết về mẫu nghiên cứu ……………………………

84

Hộp 2.2 Trường hợp điển hình về mức độ ảnh hưởng đến tinh thần và hạnh
phúc ………………………………………...………………………………


86

Hộp 2.3 Trường hợp điển hình về phụ nữ và quyền quyết định …………...

91

Hộp 2.4 Trường hợp điển hình về phụ nữ và định kiến giới ……………….

92

Hộp 2.5 Trường hợp điển hình về quyền ra quyết định ……………………

97

Hộp 2.6 Trường hợp điển hình mức độ ảnh hưởng đến tinh thần và hạnh
phúc ………………………………………………………………………

100

Hộp 2.7 Trường hợp điển hình về cách thức xử lý của người trong cuộc..

101

Hộp 2.8 Trường hợp điển hình về cách thức xử lý của người trong cuộc..

104

Hộp 2.9 Trường hợp điển hình về phản ứng của doanh nghiệp..………….

111


Hộp 2.10 Trường hợp điển hình về cuộc sốn gia đình và những mâu thuẫn
trong gia đình ………………………………………………………………

115

Hộp 2.11 Trường hợp điển hình về sự khác biệt ứng xử trong gia đình …..

128

Hộp 2.12 Trường hợp điển hình về chăm sóc con cái trong gia đình …….

131

Hộp 2.13 Trường hợp điển hình về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe……

136

Hộp 2.14 Trường hợp điển hình về sự khác biệt vai trị giới ………..……

141

Hộp 2.15 Trường hợp điển hình về sự phân biệt ứng xử trong gia đình ....

142

Hộp 2.16 Trường hợp điển hình về quan niệm xã hội đối với nghề ………

149


Hộp 2.17 Trường hợp điển hình về phản ứng của gia đình về nghề………

144


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HDVDL

Hướng dẫn viên du lịch

PVV

Phỏng vấn viên

TL

Trả lời

INPOUND

Khách du lịch quốc tế, người Việt tại Hải ngoại đến thăm quan
du lịch Việt Nam

OUTPOUND


Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi thăm quan
đi thăm quan các nước khác

NỘI ĐỊA

Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi thăm quan
đi thăm quan du lịch Việt Nam

TOUR

Chuyến đi


1

PHẦN 1:
MỞ ĐẦU


2

1. Lý do chọn đề tài
Hiện tượng căng thẳng vai trò, xung đột vai trò và những tác động ảnh hưởng
kinh tế - xã hội của nó đã thu hút sự chú ý của nhiều giới nghiên cứu. Đặc biệt các
nước phương Tây đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tình trạng căng thẳng nơi
làm việc, tình trạng xung đột vai trị nơi làm việc và gia đình. Tình trạng căng thẳng
tại nơi làm việc ngày càng trở thành vấn đề bức xúc đối với từng cá nhân và cả xã
hội, đặc biệt là các xã hội công nghiệp. Tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng đối
với người phụ nữ khi trên thực tế tỷ lệ lao động nữ tham gia vào thị trường lao động
ngày càng tăng hầu hết các nước trên thế giới.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn của cả
nước. Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Thành Ủy, Ủy Ban Nhân dân thành
phố, ngành du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Năm 2012, thành phố đã đón
3.800.000 lượt khách quốc tế (chiếm 56% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam) với
doanh thu là 71.279 tỷ đồng (chiếm 44,5%) tổng doanh thu du lịch cả nước đóng góp
11% GDP của thành phố. Khách du lịch nội địa tăng đều đặn hằng năm, ngay cả
trong thời kỳ chịu sự tác động của suy thoái kinh tế với tỷ lệ từ 20% - 30%/năm.
Riêng trong 6 tháng đầu năm năm 2013, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế của thành
phố tăng 5%, tuy giảm 5% so với tốc độ tăng cùng kỳ (6 tháng đầu năm năm 2012
tăng 10%) nhưng tăng trưởng vẫn cao gần gấp đôi mức tăng trưởng của cả nước
(khách quốc tế đến Việt Nam tăng 2,6%). Tính đến tháng 6/2013, có 818 doanh
nghiệp lữ hành, trong đó doanh nghiệp lữ hành quốc tế là 462, doanh nghiệp lữ hành
nội địa là 356 và 08 văn phịng đại diện người nước ngồi ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố luôn nằm trong danh sách 10 doanh
nghiệp lữ hành hàng đầu của cả nước.1 Đây thực sự là tín hiệu tốt cho thấy du lịch
thành phố tăng trưởng bền vững, ổn định, quy mô hoạt động ngày càng lớn, đóng góp
có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng
được yêu cầu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có chiều sâu, đảm bảo
1

www.svtttdl.hochiminh city.gov.vn/…./dulich


3

chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu, khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát
triển du lịch bền vững thì cơng tác quản lý nhà nước về du lịch cũng địi hỏi phải có
bước chuyển và thay đổi sao cho phù hợp với tình hình mới – trong đó công tác đào
tạo nguồn nhân lực du lịch phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Nguồn nhân lực

của “ngành cơng nghiệp khơng khói” này ln có chiều hướng tăng, mỗi năm tăng
bình qn 10% mặc dù kinh tế có khó khăn.
Từ nay đến năm 2025, mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng từ 3.000 –
4.000 hướng dẫn viên du lịch; tuy nhiên nguồn nhân lực này chưa đáp ứng cả về số
lượng lẫn chất lượng so với nhu cầu thực tế. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 50
cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch, tuy các trường có khoa du lịch đào tạo rất đông
nhưng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thực tế và cịn bộc lộ nhiều bất cập: chương
trình đào tạo tại nhiều trường còn chú trọng đến lý thuyết mà chưa có điều kiện tổ
chức nâng cao thực hành, vì vậy, sinh viên ra trường thiếu kỹ năng trong khi nhân
lực ngành du lịch phải được học từ thực tế để biết cách tổ chức, xử lý tình huống,
thơng thuộc địa bàn du lịch; hầu hết kiến thức của sinh viên khi ra trường chưa đáp
ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và phải tự đào tạo trong quá trình tác nghiệp
ngồi kiến thức nhà trường cung cấp. Trong thực tế, du lịch cạnh tranh bằng hướng
dẫn viên, người hướng dẫn đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra một chuyến đi
có chất lượng và hướng dẫn viên gắn bó với bộ mặt của cơng ty hay nói cách khác,
gắn với chất lượng dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng. Và một nghịch lý đang
diễn ra đối với nguồn nhân lực du lịch – đó là, các trường đào tạo hướng dẫn viên du
lịch, từ trung cấp đến đại học, khơng khó để nhận thấy sự chênh lệch về giới, điều đó
thể hiện ở số sinh viên nam rất ít so với số sinh viên nữ. Ngồi ra, chương trình đào
tạo khơng có một mơn học hay chuyên đề bổ trợ kiến thức cho sinh viên nữ về những
hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới, bổ sung những kiến thức, kỹ năng
mềm như: kỹ năng ứng phó tình huống khẩn cấp: cách phịng ngừa và đối phó với
các hiện tượng lạm dụng, quấy rối tình dục, kỹ năng tuyên truyền giáo dục du khách
trong việc sử dụng các dịch vụ “nhạy cảm” liên quan đến thuần phong mỹ tục Việt


4

Nam, giúp họ tự tin và bản lĩnh hơn trong công việc sau khi ra trường với môi trường
làm việc sau này rất nhiều cám dỗ.

Những con số thống kê về hoạt động ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh đã
nêu ở trên cho thấy nữ hướng dẫn viên du lịch đảm nhiệm vai trò “làm dâu trăm họ”
tại doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đương đầu với nhiều cạm
bẫy, dễ bị lạm dụng, phải chịu áp lực công việc cao như nam giới. Đồng thời, họ phải
hồn thành vai trị của người vợ, người mẹ trong gia đình, họ thường lâm vào tình
trạng xung đột vai trị. Thậm chí do áp lực cao về thời gian, độ tuổi, giới tính, tính
chất cơng việc địi hỏi cao về trí lực và thể lực, do nhu cầu tiến thân trong xã hội hiện
đại,… nhiều nữ hướng dẫn viên du lịch cịn gặp khó khăn trong việc thực hiện được
mong muốn chính đáng là tìm được “một nửa của mình” để thực hiện được vai trị
làm vợ, làm mẹ.
Xung đột vai trò ở mức độ lớn tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp và những hậu quả không nhỏ về mặt xã hội. Sự căng thẳng trong xã hội
ở cấp độ lớn tất yếu sẽ dẫn đến những thiệt hại không nhỏ về kinh tế và xã hội: Giảm
hiệu quả hoạt động, căng thẳng trong gia đình, ly hơn, tỷ lệ độc thân (ni con một
mình, chưa có gia đình) ngày càng cao… Xung đột vai trò là một hiện tượng tất yếu
trong xã hội hiện đại khi phụ nữ nói chung trong đó có nữ hướng dẫn viên du lịch
ngày càng tham gia vào nhiều hoạt động bên ngồi gia đình. Hiện tượng xung đột vai
trò và tác động ảnh hưởng kinh tế - xã hội của hiện tượng này đã được nghiên cứu
khá nhiều ở các nước phương Tây nhưng ở khu vực Châu Á bắt đầu có một số cơng
trình về chủ đề này được thực hiện.
Đề tài hướng vào giải đáp những câu hỏi: hiện trạng, mức độ và phạm vi ảnh
hưởng của hiện tượng xung đột vai trò ở nữ hướng dẫn viên du lịch như thế nào? Nhu
cầu trợ giúp (vật chất và tinh thần) của họ là gì? Mạng lưới hỗ trợ xã hội hiện nay (số
lượng và các loại hình dịch vụ, dư luận xã hội…) đã đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của
các nhóm xã hội trong đó có nữ hướng dẫn viên du lịch hay chưa? Nhu cầu giải quyết
tình trạng căng thẳng vai trò và mức độ khả năng nữ hướng dẫn viên du lịch vượt qua
được những thách thức trong xung đột vai trị v.v… để trên cơ sở đó đề xuất một số


5


phương thức hữu hiệu, giúp họ nâng cao khả năng kiểm sốt tình huống xung đột vai
trị, tình trạng stress. Bên cạnh đó, về phía đơn vị đào tạo cũng như doanh nghiệp
kinh doanh du lịch cũng cần chú ý hơn về vấn đề bình đẳng giới trong phân cơng
cơng tác, nhằm tạo điều kiện cho hai giới phát triển tối đa năng lực của họ đặc biệt là
đối với nữ hướng dẫn viên. Đó là lý do cho sự lựa chọn vấn đề “Nghề hướng dẫn
viên du lịch ở phụ nữ: Căng thẳng vai trò và xung đột vai trò” (Khảo sát một số
doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Qua nghiên cứu, đề tài muốn tìm hiểu hiện trạng và mức độ căng thẳng vai trò và
xung đột vai trò ở nữ hướng dẫn viên du lịch từ đó xem xét các mức độ ảnh hưởng
của xung đột vai trò đến bản thân người phụ nữ và mối quan hệ gia đình. Nhằm cung
cấp dữ liệu khoa học cho những nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách bổ
sung kiến thức, hiểu biết, nhận thức về giới, bảo vệ lợi ích cho phụ nữ, thực hiện bình
đẳng giới và đặc biệt là nâng cao năng lực, khả năng thích ứng cho phụ nữ nói chung
và nữ hướng dẫn viên du lịch nói riêng.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ những mục tiêu chung, tác giả đã cụ thể hóa bằng những mục tiêu cụ thể nhằm
xác định vấn đề cần phải nghiên cứu rõ ràng và chi tiết hơn.
-

Tìm hiểu quan niệm xã hội về vai trị giới trong gia đình và xã hội trong bối
cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.

-

Chỉ ra sự phân công lao động trong thực tế trong các hộ gia đình của nữ
hướng dẫn viên du lịch.


-

Tìm hiểu những biểu hiện và mức độ của hiện tượng xung đột vai trò ở nữ
hướng dẫn viên du lịch.

-

Những nguyên nhân dẫn đến xung đột vai trò ở nữ hướng dẫn viên du lịch.

-

Sự ảnh hưởng của xung đột vai trò đối với bản thân nữ hướng dẫn viên du
lịch và quan hệ gia đình họ.


6

-

Đánh giá sự ảnh hưởng của các chính sách Nhà nước và doanh nghiệp đến
sự phân công lao động theo giới trong gia đình nữ hướng dẫn viên.

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu cụ thể nêu trên, đề tài sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:
-

Xây dựng cơ sở luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài này
(tìm kiếm các lý thuyết và phương pháp của những người đã thực hiện

những vấn đề về căng thẳng vai trò và xung đột vai trò; từ đó đặt các câu hỏi
nghiên cứu và các thao tác thiết kế nghiên cứu khác).

-

Thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn sâu (đối với các đối
tượng cung cấp thơng tin và những đối tượng có liên quan) và thông tin thứ
cấp qua các tài liệu sẵn có.

-

Xử lý thơng tin định tính.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là căng thẳng vai trò và xung đột vai trò ở nữ
hướng dẫn viên du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Nữ hướng dẫn viên du lịch tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn
4.1 Ý nghĩa luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm hướng đến một mục tiêu quan trọng của
đề tài đó là phát hiện khả năng vượt qua những thách thức trong căng thẳng vai trò và
xung đột vai trò từ những vấn đề cá nhân của đội ngũ nữ hướng dẫn viên du lịch
trong điều kiện làm việc và khả năng biến chuyển thành vấn đề xã hội được nghiên
cứu dưới góc độ khoa học.


7


4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp người đọc có một cái nhìn sâu sát hơn đối với
hiện trạng căng thẳng vai trò và xung đột vai trò, cung cấp một phần tổng quan cơ sở
dữ liệu khoa học cho những nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách bổ sung
kiến thức, hiểu biết, nhận thức về giới, bảo vệ lợi ích cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng
giới và đặc biệt là nâng cao năng lực, khả năng thích ứng cho phụ nữ nói chung và nữ
hướng dẫn viên du lịch nói riêng.
Thơng qua nghiên cứu này, đề tài muốn hướng đến một vài suy nghĩ để giúp
những nhà nghiên cứu có thêm tư liệu khi nghiên cứu về giới trước những biến đổi xã
hội gia tăng hiện nay. Đó cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu
cùng chủ đề hay lĩnh vực sau này.
5. Điểm mới và hạn chế của đề tài
Điểm mới của đề tài này thể hiện ở chỗ:
Về mặt nội dung, đề tài tìm kiếm, khám phá những yếu tố thật sự về mức độ căng
thẳng vai trò và xung đột vai trò ở nữ hướng dẫn viên du lịch trong quá trình tham gia
các hoạt động xã hội. Qua đó, tác giả xem xét các mức độ ảnh hưởng của xung đột
vai trò đến bản thân người phụ nữ và mối quan hệ gia đình.
Về mặt lý thuyết, đề tài này vẫn tiếp tục sử dụng những lý thuyết quen thuộc từ
Giới và phát triển và xã hội học gia đình, do chưa tìm được những lý thuyết hay
hướng tiếp cận chuyên sâu cho lĩnh vực cụ thể này. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, hy
vọng sau khi thực hiện đề tài này tác giả có thể đề xuất một số ý tưởng đóng góp
thêm vào hệ thống lý thuyết nghiên cứu về giới, gia đình của nhóm ngành dịch vụ.
Về giới hạn, mẫu nghiên cứu bao gồm nhóm nữ hướng dẫn viên du lịch đang hoạt
động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Trong số đó, có những cá nhân khơng
tham gia trực tiếp với vai trò hướng dẫn viên du lịch và đã chuyển sang hoạt động ở
một số bộ phận khác trong phịng kinh doanh của doanh nghiệp hay khơng tiếp tục
tham gia các hoạt động xã hội vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, kết quả
nghiên cứu chỉ phản ánh một số khía cạnh của q trình hoạt động mà họ đã từng
tham gia với vai trò là hướng dẫn viên. Một phần mẫu được lựa chọn trên cơ sở mạng



8

lưới xã hội của các nữ hướng dẫn viên du lịch và những người làm trong ngành du
lịch tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay số lượng nữ hướng dẫn viên du
lịch rất nhiều nhưng một thực tế họ khơng bố trí cơng việc hướng dẫn với nhiều quan
niệm khác nhau sẽ được mô tả và phản ánh trong đề tài vì thế nên thơng tin thu thập
cũng bị ảnh hưởng. Do nghiên cứu trong phạm vi nhỏ, luận văn chưa chỉ ra được sự
khác biệt về giới trong q trình phân cơng lao động của các cá nhân tại các vùng
miền khác nhau hoặc tại các thời điểm khác nhau.
Cuối cùng, về mặt phương pháp đối với đề tài nghiên cứu này được xây dựng
theo phương pháp luận định tính nên những phát hiện khơng sử dụng để khái quát
trên phạm vi rộng lớn, nhưng chỉ có thể mang tính điển hình cho một nhóm nữ hướng
dẫn viên du lịch tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được hình thành bởi ba phần chính:
Phần 1 - Mở đầu: giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, hạn chế của đề tài, cũng như ý
nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Phần 2 - Nội dung gồm hai chương, trong đó chương một: giới thiệu về cơ sở lý
luận và phương pháp luận đề tài, chương hai: trình bày kết quả nghiên cứu nghề
hướng dẫn viên du lịch ở phụ nữ: Căng thẳng vai trò và xung đột vai trò (khảo sát
một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh).
Phần 3 - Kết luận và khuyến nghị nêu lên những phát hiện và những nhận định
dựa trên những thông tin đã thu thập và đánh giá được.


9


PHẦN 2:
NỘI DUNG


10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phân cơng lao động theo giới cho phép chỉ ra sự khác biệt và bất hợp lý từ góc độ
giới trong cơng việc, lợi ích và địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới từ đó dẫn đến sự
xuất hiện hiện tượng xung đột vai trò và những tác động ảnh hưởng kinh tế - xã hội
của nó đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về
tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc, tình trạng xung đột vai trị nơi làm việc và gia
đình; những chủ đề liên quan đến hiện tượng xung đột vai trị của giới quản lý, cơng
nhân, nhân viên văn phòng, người phụ nữ,…ngày càng trở thành vấn đề bức xúc đối
với từng cá nhân và xã hội, đặc biệt hiện tượng này xuất hiện nhiều ở các xã hội cơng
nghiệp. Tình trạng căng thẳng ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng đặc biệt đối với
phụ nữ khi trên thực tế tỉ lệ lao động nữ tham gia vào thị trường lao động ngày càng
tăng. Điều đó chứng tỏ trong xã hội đang xuất hiện xu hướng mới, xóa dần khoảng
cách chênh lệch về giới tính trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Phụ nữ có được thu
nhập do họ tạo ra và có thể cải thiện được điều kiện sống của chính họ và gia đình
họ. Vấn đề này đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu khi số lượng phụ nữ tham gia
vào những hoạt động ngoài xã hội ngày càng gia tăng, họ đã tiến hành nghiên cứu về
các chủ đề có liên quan đến hiện tượng xung đột vai trò.
Bên cạnh đó vấn đề nghiên cứu về giới và cách thức cải thiện tình hình phụ nữ
trong xã hội có thể được thực hiện nhiều cách khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề
đã và đang xảy ra trong các nhóm xã hội. Giới là vấn đề hiện nay đang thu hút sự
quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên ngành nghiên cứu xã
hội như xã hội học, cơng tác xã hội, chính sách xã hội, tâm lý học… Bên cạnh đó,
vấn đề giới ln được thể hiện dưới nhiều khía cạnh và những góc nhìn khác nhau

như quan hệ giới, bất bình đẳng về giới, giới và phát triển, vai trò và địa vị của phụ
nữ trong gia đình, phân cơng lao động theo giới…
Trong những năm trở lại đây, vấn đề giới và phát triển đã trở thành một trong
những mục tiêu quan trọng hàng đầu cho chiến lược phát triển của các quốc gia nhằm
hoạch định những chính sách xã hội về giới và giải quyết những vấn đề liên quan.


11

Mục tiêu mang lại sự “bình đẳng giới” cho tất cả các nhóm trong xã hội dưới nhiều
cách tiếp cận khác nhau, mỗi cách tiếp cận định hướng mục tiêu mong muốn đạt
được mà những người làm công tác phát triển giới hướng tới. Đồng thời, giúp cho
nhà hoạch định chính sách nắm rõ những nguyên nhân của hiện tượng bất bình đẳng
và khoảng cách về giới. Định hướng phát triển giới không chỉ tập trung phát triển ở
khu vực đơ thị mà nó cịn được lan tỏa đến các vùng nơng thơn, khơng chỉ phát triển
những nhóm lớn mà cịn tập trung chú ý vào những nhóm nhỏ trong cơ cấu xã hội.
Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về các nội dung được tác giả quan
tâm trong quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu.
1.1.1

Những nội dung chính được quan tâm

Trong xã hội hiện đại, con người càng nắm giữ nhiều vai trị thì càng dễ rơi vào
tình trạng xung đột vai trị khi những kỳ vọng của một vai trị khơng tương thích với
kỳ vọng của những vai trò khác mà họ đang đảm trách ở những mơi trường khác.
Điều đó cũng có nghĩa có nhiều cấp độ xung đột vai trị.
Nghiên cứu hiện tượng xung đột vai trị cơng việc – gia đình có nghiên cứu của
TS. Leslie Hammer với đề tài Xung đột vai trị cơng việc - gia đình (Work – Family
Role Conflict) do Đại học Portland State và tổ chức phi lợi nhuận A sloan Work and
Family tiến hành nghiên cứu2. Kết quả nghiên cứu khẳng định trạng thái xung đột

giữa vai trị trong gia đình và vai trị trong cơng việc ở mức độ cao có mối tương
quan cao với trạng thái tình thần: khơng thoải mái trong cuộc sống, mệt mỏi, lo lắng
và sức khỏe kém; Có mối tương quan mạnh với hiện tượng gia tăng xung đột với mọi
người, với hiện tượng li dị, vắng mặt tại cơng ty, cơng việc bị trì hỗn và mất tính
sáng tạo trong cơng việc.
Powell, Gary N, Hình thành lại khái niệm xung đột gia đình – cơng việc đối với
những cặp vợ chồng cùng điều hành doanh nghiệp: một mơ hình lý thuyết
(Reconceptualizing work – family conflict for business/marriage partners: a theorical
model) đăng trên tạp chí Quản lý doanh nghiệp nhỏ, 1997.
2

/>

12

Đối tượng nghiên cứu khảo sát là những người đã có gia đình, có mối liên kết
kinh doanh (mơ hình), cơng việc – gia đình (mơ hình) married people, partnerships
(models), work-family (models). Cơng trình nhỏ này nghiên cứu động thái mối quan
hệ chồng - vợ của những cặp vợ chồng đang cùng nhau điều hành doanh nghiệp. Số
lượng doanh nghiệp do hai vợ chồng cùng nhau điều hành ở Mỹ đang gia tăng theo
mỗi năm, ước tính lên tới 700.000 cặp vợ chồng. Mặc dù nghiên cứu chỉ tiến hành
khảo sát những cặp vợ chồng cùng điều hành trong khu vực doanh nghiệp gia đình,
động thái của những mối quan hệ kinh doanh gia đình có thể gây nên những hậu quả
sâu sắc ảnh hưởng đến thành công của hoạt động kinh doanh.
Một trong những khái niệm quan trọng liên quan, đi liền với những quan hệ gia
đình trong cơng trình này là xung đột gia đình - cơng việc. Các nhà nghiên cứu kết
luận rằng, khó có thể định vị những cặp vợ chồng kinh doanh vào những mô hình
quan hệ hiện có và do vậy cần thiết phải xây dựng một định nghĩa mới và mơ hình
xung đột gia đình – cơng việc. Cơng trình đã sử dụng nhiều lý thuyết từ những
trường phái nghiên cứu khác nhau để phát triển một khung khái niệm có thể phản ánh

được hết những động thái của mối quan hệ này. Khung khái niệm này xác định
những yếu tố gây nên và hậu quả của xung đột vai trị gia đình – công việc đối với
những vợ chồng cùng điều hành doanh nghiệp. Tóm lại, các nhà nghiên cứu tập trung
vào vấn đề: Có thể giải thích hiện tượng xung đột vai trị gia đình – cơng việc trong
khn khổ mối quan hệ gia đình – cơng việc của những cặp vợ chồng và những đối
tác kinh doanh như thế nào? Mơ hình chính là xung đột vai trị gia đình – cơng việc.
Xung đột vai trị gia đình – cơng việc được các nhà nghiên cứu định nghĩa như
là “một hình thức xung đột giữa các vai trị trong đó những sức ép vai trị trong cơng
việc và trong gia đình khơng tương thích với nhau ở một vài khía cạnh”.
Tác giả Joachin Quah và Kathleen M. Camphell với đề tài nghiên cứu về Xung
đột vai trị và sự khó phân định về vai trò là những yếu tố gây nên sự căng thẳng
trong công việc của những nhà quản lý Singapor (Role Conflict and Role Ambiguity
as Factors in Work Stress Among manager Singapor)3.
3

/>

13

Đây là kết quả nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát 194 nhà quản lý đang
theo học cao học quản trị kinh doanh tại trường Đại học quốc gia Singapore (NUS).
Kết quả nghiên cứu phát hiện rằng: Xung đột vai trị và tình trạng khó phân định rạch
rịi vai trị có mối tương quan dương tính và có ý nghĩa với tình trạng căng thẳng
trong cơng việc của các nhà quản lý Singapore; Tình trạng căng thẳng trong cơng
việc có mối tương quan âm tính và có ý nghĩa đến sự hài lịng trong cơng việc. Cơng
trình nghiên cứu này nhận định rằng, tình trạng làm việc căng thẳng là phổ biến trong
mẫu nghiên cứu khảo sát và nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng này trước hết
đều có liên quan đến những vai trò mà họ đảm nhiệm.
Sự xung đột và căng thẳng vai trò tại nơi làm việc khi gặp nhiều áp lực từ cơng
việc và tính trách nhiệm với con cái không được quan tâm chăm sóc đó cũng chính là

nội dung của đề tài “Mối quan tâm lo lắng của cha mẹ sau thời gian con tan học ở
trường” (“Parental Concern About After - School Time”)4 do TS. Karen Gareis và
Rosalind Banett nghiên cứu. Đây là kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu
phụ nữ tại trường Đại học Bradeis và Tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ Catalyst cùng
thực hiện với tên gọi tắt là PCAST. Cơng trình tiến hành khảo sát 1.755 người đang
làm việc cho Cơng ty Fortune có trụ sở tại các tiểu bang của Mỹ. Kết quả khảo sát
cho thấy các bậc phụ huynh bị lâm vào tình trạng căng thẳng (stress) cao là do trong
lúc họ đang làm việc tại công ty, chịu áp lực cao từ công việc đồng thời họ lo lắng
con cái họ sau giờ tan học ở trường khơng có ai chăm sóc. Áp lực về công việc và
trách nhiệm với con cái đã khiến họ bị lâm vào tình trạng stress càng cao. Đồng thời
nghiên cứu cũng phát hiện thấy: con càng lớn thì mức độ stress của bố mẹ càng cao
vì lo sợ khơng biết con mình đang quan hệ với ai? Chúng cư xử như thế nào khi
khơng có phụ huynh bên cạnh? Chúng có bị lạm dụng tình dục sau khi tan trường
khơng? Kết quả nghiên cứu khẳng định chính sự lo lắng của bố mẹ sau thời gian con
tan trường đã ảnh hưởng tới công việc qua những biểu hiện: công việc bị gián đoạn,

Theo Karen Gareis and Rosalind Banett, “Parental Concern About After - School Time”,
www.catalyst.org
4


14

không quan tâm đến công việc, thờ ơ với những cơ hội nghề nghiệp và ảnh hưởng
đến hạnh phúc cá nhân.
Xie J.L. và Jamal M, “ Tình trạng Type A: tình trạng căng thẳng, thái độ có
liên quan đến cơng việc và hành vi phi làm việc: nghiên cứu những nhà quản lý ở
Trung Quốc” (The Type A Experience: Stress, Job-related Attitudes and non-work
Behavior: A Study of Managers in China). Tạp chí quốc tế (International Journal).
Cơng trình tiến hành nghiên cứu các nhà quản lý tại các Công ty kinh doanh ở Trung

Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhà quản lý bị stress ở Type A chiếm đa số và là
do họ bị áp lực phải hoàn thành nhiều vai trò cùng một lúc.
James A. Coan, giảng viên khoa thần kinh Đại học Virginia, Mỹ, Bị stress hãy
nắm chặt tay chồng,5. Đây là nghiên cứu đầu tiên về phản ứng của hệ thần kinh, về
sự thay đổi của não diễn ra như thế nào trong tình trạng họ có mối liên hệ xã hội”.
Qua hình ảnh chụp cắt lớp cộng hưởng não những phụ nữ tham gia nghiên cứu, đã
phát hiện thấy tình trạng căng thẳng sẽ nhanh chóng qua đi khi người phụ nữ nắm
chặt tay chồng.
"Con cái" hay "cơng việc"?. Đó là kết quả khảo sát năm 2007 của Hãng
Synovate trong 425 giám đốc doanh nghiệp lớn ở một số đơ thị của Ấn Độ, nhằm tìm
hiểu và xây dựng mơ hình hành vi của các cặp vợ chồng, tạo cho họ tình trạng cân
bằng giữa cơng việc và gia đình. Theo đó, có tới 62% các cặp vợ chồng ở Delhi và
35% các cặp vợ chồng ở Mumbai chỉ ở bên các con vào dịp cuối tuần; Chỉ có 23,5%
các cặp vợ chồng ở Pune thực hiện được việc chơi đùa với con vào ngày nghỉ. 6
Tình trạng căng thẳng, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải stress vào
bất cứ lúc nào. Nhiều biến cố trong đời sống đều có thể gây ra stress - sinh con, kết
hôn, tang tế... Sinh hoạt ngày nay biến chuyển ngày càng nhanh và càng thêm nhiều
yếu tố mới đưa đến stress như máy vi tính, tiếng ồn của xe cộ, sự cạnh tranh... Stress
làm tổn hại cuộc sống nhiều mặt: mệt mỏi nhưng khó ngủ, lo lắng, kém tập trung tâm
trí, mất vui. Người mắc stress sau vài năm sẽ dễ bị bệnh tim. Vượt qua stress trong
5

Theo Dân trí, Social.asp

6

Trác Nhi (Theo Hindustantimes) (Báo Tuổi trẻ, 24-2-2008).


15


cuộc sống hiện đại trình bày một chương trình hãy năng động để giải quyết chứng
stress. Bạn sẽ học cách đánh giá stress trong cuộc sống, những dấu hiệu cảnh cáo cần
lưu ý, những biến cố và tình huống thường gây ra stress. Từ đó, bạn sẽ biết cách đối
phó với chúng để có lối sống thăng bằng hơn. Trong tác phẩm của Pasty Westcott,
Vượt qua stress trong cuộc sống hiện đại (Huyền Tố biên dịch), Nxb Trẻ xuất bản,
cuốn sách đã phân tích những tác nhân gây ra căng thẳng trong cuộc sống hiện đại
chính là do mỗi cá nhân ngày càng phải đảm trách nhiều vai trò cùng một lúc, đặc
biệt là người phụ nữ, họ vừa tham gia cơng việc ngồi xã hội vừa đảm trách vai trị
chăm sóc gia đình con cái.
Cơng việc - cuộc sống: làm thế nào để cân bằng? Vấn đề này được các tác giả
nhóm Bizpro7đưa ra nhận định, mặc dù chưa được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến
nhiều, song việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên được xem là
một yếu tố mang tính chiến lược trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại các công sở trong
thế kỷ XXI. Các chương trình hỗ trợ cân bằng cơng việc và cuộc sống ln có tác
dụng cải thiện lịng trung thành của nhân viên đối với cơng ty, giảm tỉ lệ vắng mặt
cũng như duy trì nguồn trí lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong những giai đoạn
khó khăn. Trong khi các cơng ty đều hướng tới việc giảm chi phí để tăng hiệu quả,
thì nhiệm vụ của các chuyên gia về nguồn nhân lực là phải hiểu được tầm quan trọng
của việc tạo ra một sự hài hịa giữa cơng việc và cuộc sống cho người lao động, cũng
như tác động tích cực của các chương trình hỗ trợ cho mục tiêu cân bằng này.
Năm 1997, Powell và Gary thực hiện một cuộc khảo sát về thái độ ứng xử của
những cặp vợ chồng cùng quản lý chung doanh nghiệp, doanh nghiệp gia đình, định
nghĩa về hiện tượng xung đột vai trị cơng việc – gia đình, đối với các cặp vợ chồng
cùng điều hành cơng việc với nhau, xung đột vai trị cơng việc – gia đình phát sinh
khi các cá nhân trong mối quan hệ cộng tác không đồng ý với việc phân phối thời
gian mà mỗi người dành cho công việc và dành cho gia đình8
Vai trị giới – vị thế xã hội của phụ nữ
7


Bizpro Group. Dịch từ Coolavenues.
Trích lại từ bài viết của Lê Thị Mai về “Xung đột vai trị cơng việc – gia đình ở nữ doanh nhân
thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học xã hội số 3 (175),2013
8


16

Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình, với đề tài: “Vai trị
phụ nữ trong đời sống gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” luận văn thạc sĩ
CNXHKH- Trương Trần Hoàng Phúc muốn góp phần vào nhiệm vụ giải phóng phụ
nữ trong bối cảnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và bình đẳng giới hiện nay. Mục đích
của đề tài là làm rõ vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình ở thành phố Hồ
Chí Minh trên cơ sở phân tích lí luận chung về gia đình, vai trị giới và tìm hiểu thực
trạng vai trị phụ nữ hiện nay. Ở các thành phố lớn trong đó có thành phố Hồ Chí
Minh, vai trị trụ cột kinh tế hiện nay đã khơng cịn là độc quyền của người chồng,
người vợ có xu hướng cùng chồng bàn bạc và đưa ra quyết định đối với vấn đề quan
trọng của gia đình. Tuy nhiên hiện nay phần lớn phụ nữ phải đảm trách hai vai trị:
vừa chăm sóc gia đình, vừa tham gia làm kinh tế họ làm hầu hết các cơng việc nội trợ
và chăm sóc con cái các đối tượng phụ thuộc. Phụ nữ là người chịu đau khổ và thiệt
thòi nhiều nhất trong vấn nạn bạo hành. Phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính cơng
việc chăm sóc. Họ có ít thời gian nhàn rỗi hơn đàn ơng mặc dù trên thực tế, phụ nữ
làm những công việc được trả cơng ngồi gia đình ngày càng nhiều hơn trước đây.
Sự phân cơng lao động theo giới tính làm cho xã hội trao trách nhiệm chăm sóc lên
vai người phụ nữ. Việc phân công lao động theo giới, địa vị thấp kém và sự phụ
thuộc kinh tế của người phụ nữ trong gia đình là nguyên nhân dẫn đến bạo hành gia
đình nó bắt nguồn từ chế độ gia trưởng có nguồn gốc trong cơ cấu trong phân biệt
giới tính.
Vai trị, vị trí của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là trong giai đoạn
hiện nay – giai đoạn đất nước đang trong xu thế hội nhập và phát triển. Vấn đề này

được xác định rõ trong bài viết: “Vị thế, vai trò người phụ nữ trong xu thế hội nhập
và phát triển đất nước” của ThS. Lê Thị Linh Trang. Từ chỗ nhận thức đúng đắn về
những vai trò này, hy vọng mỗi người sẽ có thể tự thân giải quyết các vấn đề tương
tự như trên, hướng đến hạnh phúc của người phụ nữ, từ đó góp phần xây dựng một
xã hội văn minh có sự bình đẳng về giới. Trong lịch sử lồi người từ trước đến nay,
phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người
lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm


×