Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BTHK lịch sử văn minh thế giới 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.29 KB, 12 trang )

ĐỀ SỐ 5:
“Sự ảnh hưởng của Phật giáo ra bên ngoài Ấn Độ và sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa
Việt Nam”.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, có một hiện tượng mang tính quy luật, đó là sự phân
phái của các hệ thống triết lý tôn giáo lớn trong q trình phát triển của chúng. Phật giáo cũng
khơng nằm ngồi quy luật đó. Ra đời vào khoảng thế kỷ VI TCN, ở miền Bắc Ấn Độ, trong làn
sóng địi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội- Phật giáo, một mặt, phủ nhận những giáo lý, lễ
nghi khắt khe của đạo Bà la môn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt; mặt khác, lại
kế thừa những tư tưởng, những yếu tố tích cực của nó như đề cao lịng nhân ái, từ bi, với mục
đích tối cao là “giải thốt” con người khỏi bể khổ của cuộc đời bằng sự tu luyện đạo đức, tu
luyện trí tuệ, thiền định (giới, định, tuệ). Nhờ đó, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được tình cảm
và niềm tin của đông đảo quần chúng, trở thành ngọn cờ đầu của phong trào cách tân tư tưởng và
xã hội ở Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Phật giáo đã phân chia thành nhiều
phái khác nhau, sau đó được truyền bá rộng rãi và trở thành một rong những tôn giáo lớn của
nhân loại. Phật giáo cũng đã thấm sâu vào trong đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Nhận thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu về Phật giáo và ảnh hưởng của nó ra các
quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, em đã chọn đề tài: “Sự ảnh hưởng của Phật giáo ra
bên ngoài Ấn Độ và sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam”. Bài làm cịn nhiều
điều thiếu sót và hạn chế vậy nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ bộ
mơn để giúp em hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!


I.
Một số nét cơ bản về Phật giáo
1. Sự ra đời của Phật giáo


II. Phật giáo là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 TCN

ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học – tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái
tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya. Vị thái tử này (khoảng 563-483 TCN)
đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từ năm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó
sống trong cuộc đời vương giả, nhưng trong một đêm tháng Hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng le
rời hồng cung đi tìm chân lý. Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác nhưng
không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 48 ngày nhập định, Tất Đạt Đa ngộ rõ căn nguyên sinh
thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau, và đề ra phương pháp diệt trừ nỡi khổ
đó cho chúng sinh, bằng học thuyết “Nhân dun sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân
duyên”, “Bát chánh đạo”. Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm
tinh thần trong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác.
2. Nội dung học thuyết Phật giáo
III. Nội dung học thuyết Phật giáo được tóm tắt trong câu nói sau đây của Phật Thích ca:

“Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra cái chân lí về nỡi đau khổ và sự giải thốt khỏi
nỡi đau khổ”. “Cũng như nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là
cứu vớt”. Cái chân lí về nỡi đau khổ và sự giải thốt khỏi nỡi đau khơ ấy được thể hiện trong
thuyết “tứ thánh đế” hay còn gọi là tứ diệu đế, tứ chân đế, tứ đế, nghĩa là bốn chân lí thánh. Đó
là khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Về giới luật, tín đồ Phật giáo phải kiêng 5 thứ đó là khơng sát
sinh, khơng trộm cắp, khơng tà dâm, khơng nói dối, khơng uống rượu. Về mặt Giới quan, Nội
dung học thuyết Phật giáo là thuyết duyên khởi- tức là chữ nói tắt cho câu “chư pháp do nhân
duyên nhỉ khởi” nghĩa là “các pháp đều do nhân dun mà có”. Chính vì vậy nên đạo Phật chủ
trương vô tạo giả tức là không có vị thần linh tối cao sinh ra vũ trụ- đây là sự khác biệt quan
trong với các tôn giáo khác. Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, mọi
người ở bất cứ đẳng cấp nào khi đã tu hành theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những
thành viên bình đẳng của một tăng đoàn.1
IV.
Sự truyền bá đạo Phật ra các quốc gia bên ngoài Ấn Độ
1. Sự phân phái của Phật giáo:

V. Phật giáo với những tư tưởng tiến bộ và tích cực, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được

tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng, trở thành ngọn cờ đầu của phong trào cách tân tư
tưởng và xã hội ở Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do cuộc đấu tranh tư tưởng
giữa các trường phái triết học, tôn giáo khác nhau, cũng như sự thay đổi của cuộc sống, Phật giáo
cũng có sự thay đổi, được hồn chỉnh dần để thích nghi. Qua quá trình này, đặc biệt là qua các
cuộc kết tập kinh điển, Phật giáo phân ra thành nhiều phái khác nhau, với sự khác nhau về giới
luật, triết học, giáo lý, nghi thức mà điển hình là hai bộ phái Tiểu thừa và Đại thừa.
1 Vũ Dương Ninh, Giáo trình lịch sử văn minh thế giới, NXB giáo dục Việt Nam, tr.85.

4


VI. Sau khi Đức Phật diệt độ, các môn đệ cũng như các tăng sỹ trong hàng ngũ tăng gia có

quan điểm khác nhau về giáo lý và giới luật của Đức Phật, thể hiện rõ ở hai quan điểm bảo thủ
( nghĩa là “không ai được thêm bớt chút nào trong các luật lệ mà Đức Thế Tôn đã ban hành” ) và
cách tân ( tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, có thể thêm bớt vào những lời giảng, những giới luật của
Đức Phật cho phù hợp ). Xét cho cùng, nguyên nhân cơ bản, sâu xa nhất dẫn đến sự phân phái
của Phật giáo, đó là sự thay đổi cuộc sống hiện thực xã hội. Tư tưởng bao giờ cũng là tấm gương
phản ánh hiện thực xã hội. Khi thực tiễn xã hội thay đổi, tất yếu tư tưởng cũng thay đổi cho phù
hợp với hoàn cảnh cụ thể. Đó là quy luật khách quan. Cuộc sống xã hội Ấn Độ thay đổi, muốn
tồn tại, Phật giáo cũng phải thay đổi để thích nghi với hồn cảnh trong từng giai đoạn cụ thể. Sự
thay đổi thích nghi ấy, một mặt, tạo ra sự phát triển và mặt khác, đã dẫn đến sự phân phái.
2. Hai con đường truyền bá Đạo Phật:
VII. Phật giáo ở Ấn Độ được truyền bá ra bên ngồi qua hai hướng chính đó là đại thừa và

tiểu thừa, quá trình phân phái của Phật giáo cũng chính là q trình đi lên của tơn giáo này. Khi
đức Phật thuyết pháp, tuỳ theo trình độ mọi người mà Ngài truyền theo mức cạn sâu cao thấp.
Do sự lĩnh hội của thính chúng có thấp có cao, có nơng có sâu, khơng đồng nhất nên sau này sinh

ra sự phân biệt giữa Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana). Phật giáo từ Ấn Độ, truyền
sang phương Bắc, dùng kinh điển chữ Phạn, còn gọi là Bắc tông hay Đại thừa, được truyền vào
Tây Tạng vào khoảng thế kỉ thứ III, rồi từ đó truyền sang Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và
Việt Nam. Giáo phái Tiểu thừa được truyền bá rất sớm tới đảo Sri Lanka, rồi truyền tới các nước
Myanmar, Thái Lan, Lào. Dù là Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ- cho rằng người xuất gia đi tu mới được
cứu vớt) hay Đại thừa (cỗ xe lớn- cả những người trần tục quy y theo cửa Phật đều được cứu vớt)
đều không xa rời các đạo lí căn bản của Phật Thích Ca Mâu Ni,... Cho tới ngày nay quan niệm
này đã khơng cịn ở các tín đồ theo đạo Phật mà chỉ cịn gọi Bắc Tông (Phật Giáo phát triển) và
Nam Tông (Phật Giáo nguyên thủy). Có thể nói răng, dù đạo Phật được truyền bá đến bất cứ nơi
nào cũng rất dễ dàng hòa nhập, lan tỏa và đi cùng với dân tộc đó. Trong gần 50 năm, Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni đã đi qua rất nhiều sứ xở trên đất nước Ấn Độ để hàng phục rất nhiều ngoại
đạo bằng Le phải và Lòng từ bi. Hiện nay số lượng Phật tử trên thế giới từ 1,2 đến 1,6 tỉ người 2,
qua đó thấy rằng đạo Phật đã có mặt góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng nền văn hóa, kinh
tế, chính trị, nghệ thuật của nhiều quốc gia. Tuy rằng Ấn Độ- nơi phát sinh ra đạo Phật không coi
đây là tơn giáo chính, song nó lại phát triển rộng ở nhiều nước châu Á, trở thành quốc giáo của
nhiều nước.
3. Sự du nhập của đạo Phật vào Việt Nam
VIII.

Xét về mặt địa lý Việt Nam nằm ở bán đảo Đơng Dương, là nơi có nhiều điều
kiện thuận lợi cho việc giao lưu tiếp xúc với các nước trong khu vực. Ấn Độ và Trung
Hoa là hai nước có nền văn minh lớn cổ xưa. Việt Nam nằm cạnh hai nước, cho nên
chịu nhiều ảnh hưởng của hai nền văn minh này.

2 />
5


IX.


Trong những năm đầu Công nguyên, Việt Nam đang ở thời kỳ Bắc thuộc, về
tôn giáo tầng lớp trên của xã hội bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, tầng
lớp dưới có quan niệm về ơng trời – đấng gây phúc họa cho con người và quan niệm
đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian. Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam ngay
từ đầu Công nguyên bằng hai con đường; đường thủy thông qua con đường buôn bán
với thương gia Ấn Độ. Đường bộ thông qua giao lưu văn hóa với Trung Quốc mà
Trung Quốc khi ấy cũng tiếp nhận Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ. Như vậy Phật
giáo Việt Nam mang cả sắc thái Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Đạo Phật truyền
vào Việt Nam không phải thông qua con đường xâm lược, không phải do sự cưỡng
chế của Trung Hoa mà thông qua đường giao thương buôn bán. Đạo Phật đến bằng
con đường hịa bình, những giáo lý của đạo Phật về bình đẳng, bắc ái, cứu khổ, cứu
nạn…gần gũi với cư dân Việt Nam do đó dễ được chấp nhận. Mặt khác thời kỳ này
cịn có các tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước, cộng với sự tồn tại
của Nho giáo, đạo Lão được Trung Quốc truyền vào, tuy nhiên các tín ngưỡng, tơn
giáo đó cịn có nhiều mặt khiếm khuyết đối với đời sống tâm linh cộng đồng và đạo
Phật đã bổ sung vào chỗ thiếu hụt ấy. Vì vậy đạo Phật ở Việt Nam được giao thoa bởi
các tín ngưỡng bản địa, cũng như ảnh hưởng bởi đạo Lão ở Việt Nam.

X.
Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam:
1. Về chính trị- xã hội:
XI. Với triết lý từ bi, bình đẳng khuyến khích con người theo cái thiện, loại trừ cái ác, Phật

giáo dễ dàng chinh phục lòng người. Phải chăng con người Việt Nam sẵn có lịng khoan dung,
đức độ, nhân ái khi gặp được đạo Phật với triết lý tư tưởng gần gũi với dân tộc nên được đón
nhận mạnh me và trở thành một trong những tơn giáo lớn tại Việt Nam. Chính điều này đã được
lịch sử dân tộc chứng minh khi các vị vua đứng đầu một quốc gia lại mượn tư tưởng của Phật
giáo để cai trị, điều hành đất nước. Phật giáo đã hồ mình với dân tộc, gắn bó với dân tộc, các
thiền sư đã xuất gia nhưng vẫn nhập thế để giúp đời, giúp nước, giúp dân bằng trí tuệ, hiểu biết
của mình góp phần đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc.

XII. Có nhiều lí do khiến các thiền sư Việt Nam tham gia vào chính sự. Đầu tiên có le họ là

những người có học, có ý thức về quốc gia , sống gần gũi nên thấu hiểu được nỗi đau khổ của
một dân tộc bị nhiều lần ngoại bang đô hộ. Thứ hai là sự đặc biệt tin tưởng của các nhà vua đối
với các thiền sư rằng họ khơng có ý tranh ngơi vị của nhà vua. Thứ ba, không giống với các nhà
Nho gia, các thiền sư không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp vua mà thơi), nên họ có
thể cộng tác với bất cứ vị vua nào đem lại hạnh phúc cho dân chúng. Thời vua Đinh Tiên Hoàng
đã phong cho thiền sư Ngô Châu Lưu làm Tăng Thống, thời Tiền Lê có ngài Vạn Hạnh, ngài Đỡ
Pháp Nhuận, ngài Khng Việt cũng tham gia triều chính. Trong đó đặc biệt phải nhắc đến thiền
sư Vạn Hạnh đã có cơng xây dựng triều đại nhà Lý khi dưa Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt
chế độ bạo tàn của Lê Long Đĩnh- ơng vua có biệt danh kẻ dóc mía trên đầu sư. Thời nhà Trần có
thiền sư Đa Bảo, thiền sư Viên Thông,... đều được các vua tin dùng trong bàn bạc quốc sự như cố
vấn triều đình. Vai trị và ảnh hưởng của Phật giáo trong thời kỳ độc lập tự chủ dân tộc đã góp
6


phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Đạo đức Phật
giáo được sử dụng trở thành chuẩn mực về đạo đức con người Việt Nam. Ngay cả những vị vua
thời Lý – Trần cũng xuất gia tu hành theo đạo Phật. Hình ảnh các vị vua theo đạo Phật làm ảnh
hưởng sâu sắc đến quần chúng nhân dân và họ đã lựa chọn cho mình một tơn giáo phù hợp với
điều kiện tu hành, phù hợp với lối sống, văn hoá dân tộc đồng thời cũng mang bản sắc văn hoá
Việt Nam. Đó là tu hành nhưng vẫn nhập thế giúp đời, giúp vua trị nước an dân. Tầng lớp tăng ni
đã góp phần khơng nhỏ trong việc tham mưu cho các quan và vua thời Lý – Trần trong việc triều
chính. Như vậy, tư tưởng Phật giáo đã gần gũi với tư tưởng của các triều đại phong kiến nước
nhà, lấy tư tưởng của Phật giáo để làm nền tảng trị nước an dân và đã có những kết quả tốt đẹp
trong quá trình dựng nước và giữ nước
2. Ảnh hưởng đến văn học:
XIII. Các tác phẩm văn học của các nhà văn nhà thơ nước ta chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Phật

giáo. Sự ảnh hưởng này xuất hiện ngay trong những kì đầu khi Phật giáo du nhập vào nước ta,

song mạnh me nhất là từ thế kỉ thứ XVIII trở về sau. Cũng oán ngâm khúc của tác giả Nguyễn
Gia Thiều (1741-1798) là tác phẩm viết bằng chữ Nôm, là khúc ngâm của người cũng nữ bị vua
ruồng bỏ than ốn về thân phận của mình. Bản thân tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của Phật
giáo, nhất là triết lí ba pháp ấn: Vơ Thường, Khổ, Vơ Ngã. Qua thế kỉ XIX với đại thi hào
Nguyễn Du (1765-1820) với áng văn bất hủ là truyện Kiều, một truyện thơ Nôm viết bằng thể
thơ lục bát dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, gồm 3254 câu
thơ. Tác phẩm này chịu ảnh hưởng của Phật giáo, nổi bật là thuyết Khổ Đế, một phần quan trọng
của giáo lí Tứ Diệu Đế- đó là tinh thần về thuyết hiếu đạo, thuyết nhân quả và nghiệp báo.
Truyện cổ tích thế sự cũng ảnh hưởng từ Phật giáo, mang yếu tố của đạo Phật như truyện "Tấm
Cám". Phật giáo đã thể hiện triết lý nhân sinh sống phải tu thân tích đức, làm điều thiện, điều
lành, hướng con người tới ứng xử nhân văn, cao đẹp. Ngay đoạn kết của truyện Tấm Cám cũng
mang tư tưởng Phật giáo của nhân dân "Thiện thắng ác", "Chính nghĩa thắng gian tà",... Nói
tóm lại, Phật giáo Việt Nam, với ảnh hưởng mạnh me của mình ở khía cạnh tích cực nhất, đã có
mặt trong dịng văn học tràn đầy tình thương cao cả của đức từ bi hỉ xã, là hình bóng của lý
tưởng Bồ Tát thường ban vui cứu khổ.
3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tập quán:
XIV. Phật giáo đã gớp phần không nhỏ trong việc định hình và duy trì khơng ít tập tục dân gian

mà chúng ta vẫn còn thấy ngày nay. Dưới thời Lý - Trần, xuất hiện phong tục thờ các dị vật như
cau nhiều thân, rùa nhiều đầu, ngựa nhiều móng, hổ, voi, sen trắng, hươu trắng, hươu đen,…Do
ảnh hưởng từ trong Phật giáo, những vật này không được cho là sự bất bình thường về mặt sinh
học mà được quan niệm như là những “điềm” báo sự tốt đẹp. Đức Phật khi ra đời gắn liền với
những điềm báo như voi trắng, hoa sen, vầng hào quang,… Hơn nữa, dưới thời Lý - Trần, phần
lớn các con vật được coi là lạ và linh thiêng trong phong tục tập quán của người Việt thì đều
mang màu trắng được đặt ở vị thế cao quý, được thờ phụng ở mọi nơi như đình, đền, chùa,…

7


XV. Phong tục thờ cúng tổ tiên và thờ Thành Hoàng làng cũng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của


Phật giáo. Đây là tín ngưỡng phổ biến nhất của người Việt Nam. Nó bắt nguồn từ niềm tin rằng,
linh hồn người chết vẫn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của những
người đang sống, đặc biệt là con cháu trong gia đình. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, người chết
được nhà chùa làm lễ cầu siêu và sau đó được “gửi” vào chùa để đức Phật che chở.Tục cúng
Rằm, mồng Một là tập tục cúng Sóc, Vọng, theo quan niệm truyền thống, vào thời điểm đó Mặt
Trời và Mặt Trăng thơng suốt nhau, vì thế mà thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với
con người để lắng nghe những lời cầu nguyện, ước muốn của cõi giới khác Bên cạnh tập tục đi
chùa sám hối vào ngày Rằm, mồng Một, người Việt còn đi chùa lễ Phật vào những ngày Rằm
tháng Giêng, Rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan). Đây là một tập tục, một nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống người Việt Bên cạnh tập tục đi chùa sám hối vào ngày
Rằm, mồng Một, người Việt còn đi chùa lễ Phật vào những ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng
Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan). Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được
trong đời sống người Việt.
4. Ảnh hưởng của Phật giáo đến nghệ thuật:
XVI. Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chng

gác trống theo mơ hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời
gian, tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt
đã tạo ra một mơ hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Chùa tháp ở Việt
nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre
làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng. Theo Nguyễn
Quân và Phan Cẩm Thương thì kiến trúc Chùa Tháp ở Việt Nam là "một quần thể kiến trúc có
quy mơ khơng lớn, tương xứng với tầm vóc con người, phân bố lớp kiến trúc theo một trục dọc
kéo dài gây cảm giác đi sâu không cùng, đưa tự nhiên xen kẻ trong các thành phần, chú trọng
cảnh quan sông nước, vườn chùa, làm cho cơng trình có tính chất cởi mở ln lớn hơn khối thực
thể của nó"
Phật giáo có hệ thống in chữ của chùa, hệ thống các tác giả là bậc tăng ni tu hành
theo đạo Phật và các Nho sỹ có ảnh hưởng của đạo Phật. Những điều đó đã góp phần vào nền
văn học nghệ thuật nước nhà mang màu sắc Phật giáo nhưng trên nền tảng văn học nghệ thuật

của dân tộc Việt Nam. Những cơng trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng như: Tượng Phật Chùa
Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng Ninh), Tháp Bảo Thiên: gồm 12 tầng, cao 20 trượng do vua
Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1057 trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía Tây Hồ
Lục Thủy (tức Hồ Gươm Hà Nội ngày nay) bằng đá và gạch, riêng tầng thứ 12 đúc bằng đồng.
Đây là đệ nhất danh thắng đế đô một thời, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh (đúc bằng đồng vào
thời vua Trần Nhân Tông (1279-1293) đặt tại chùa Phổ Minh (làng Tức Mặc, Nam Hà). Vạc sâu
6 thước, rộng 10 thước nặng trên 7 tấn (11). Vạc to tới mức có thể nấu được cả một con bị
mộng, trẻ con có thể chạy nơ đùa trên thành miệng vạc. Đến nay vẫn còn 3 trụ đá kê chân vạc
trước sân chùa Phổ Minh), chùa Pháp Vân ở Bắc Ninh, chùa Một Cột ở Hà Nội, Chùa Sùng
XVII.

8


Nghiêm ở Hà Nội, Tượng Quán Thế âm Bồ Tát ở chùa Bút Tháp – Bắc Ninh, Đại hồng chung
chùa Cổ Lễ, Nam Định… để lại một nét đặc sắc về mỹ thuật và kiến trúc tôn giáo của Việt Nam.
5. Ảnh hưởng đến hội họa:

Mái chùa cổ kính giữa núi non tĩnh mịch hay các lễ hội viếng chùa ngày đầu xuân
hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền học Phật giáo luôn là đề tài gây nhiều cảm
hứng cho các nghệ nhân và họa sĩ Việt Nam. Nhiều trang lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài
đề cập đến Phật giáo đã được các họa sĩ, nghệ nhân lên tuổi ở Việt Nam thể hiện một cách
sống động và tinh tế qua các tác phẩm như "chùa Thầy" của Nguyễn Gia Trí sáng tác năm 1938,
"Lễ Chùa" của Nguyễn Siêu, "Bức Tăng" của Đỗ Quang Em, "Đi Lễ Chùa" của Nguyên Khắc
Vịnh. Đặc biệt từ thập niên tám mươi trở lạiđây, có "Thiền Quán", "Quan Âm Thị Hiện"; "Bích
Nhãn", "Rừng Thiền" của họa sĩ Phượng Hồng, "Hồi Đầu Thị Ngạn" của Huỳnh Tuần Bá; "Nhất
Hoa Vạn Pháp" của Văn Quan3.
XVIII.

XIX.


3 />
9


XX.

KẾT LUẬN

Với những giáo lí tốt đẹp của mình, Phật giáo đã nhanh chóng được lan rộng bằng
nhiều con đường, ra nhiều quốc gia cùng số lượng tín đồ khá lớn. Riêng với Việt Nam, Phật
giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc và đã trở thành một phần
bản sắc của dân tộc. Trong bài xã luận của tạp chí Phật giáo Việt Nam đã viết : "Trong tâm
hồn dân tộc Việt Nam thật đã sẵn có mầm móng tinh thần Phật giáo. Hèn gì mà Đạo Phậtvới dân
tộc Việt Nam trong gần hai ngàn năm nay, bao giờ cũng theo nhau như bóng với hình trong
cuộc sinh hoạt tồn cầu. Đã là viên đá nền tảng cho văn hóa dân tộc, cố nhiên Phật giáo Việt
Nam vĩnh viễn phải là một yếu tố bất ly của cuộc sống toàn diện. Ngày nay những hào
nhoáng của một nền văn minh vật chất đã làm mờ mắt một số đông người, nhưng cơ bản của
nền văn hóa dân tộc đang cịn bền chặt, khiến cho người Việt Nam dù có bị lơi cuốn phần nào
trong một thời gian, rồi cũng hồi đầu trở lại với cội nguồn yêu dấu ngàn xưa...".4 Tuy
nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng chính tinh thần khai phóng, dung hịa và phương
tiện của Phật giáo VN đã bị một số người lợi dụng và cố tình hiểu sai lạc đi, biến Phật giáo, chùa
chiền thành một nơi xa lánh, tách biệt với xã hội, cúng kiến mê tín và bị kẻ xấu lợi dụng để xin
xăm, bói quẻ, đốt vàng mã, là những sinh hoạt biến dạng vốn không phải của Đạo Phật. Người
viết bài này đã hơn một lần cảm thấy hổ thẹn, khi nghe các nhà nghiên cứu tơn giáo nước ngồi
đề cập đến nhiều loại hình mê tính dị đoan mà họ đã mục kích được khi đến thăm các chùa
ở Việt Nam. Do đó, người viết thiết nghĩ, đánh giá về tầm ảnh hưởng về vị trí và vai trị Phật
giáo trong nền văn hóa và lịch sử dân tộc cần phảidựa trên tinh thần khoa học và khách quan để
thấy những mặt thiếu sót, lạc hậu, tệ nạn để có thể hạn chế, loại bỏ cũng như mặt tích cực, hữu
ích để duy trì và phát triển.

XXI.

XXII.
XXIII.

4 Tạp chí Phật giáoViệt Nam, quan điểm của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, số ra ngày 15/8/1956

10


XXIV.
XXV.

PHỤ LỤC

Một số cơng trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của đạo Phật

XXVI.

XXVII.
XXVIII. Chùa Một Cột (Hà Nội)

XXIX.

Chùa Dâu (Bắc Ninh)

Chùa Bái Đính (Ninh Bình)
XXX.
11



XXXI.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Dương Ninh, Giáo trình lịch sử văn minh thế giới, NXB giáo dục Việt Nam 2015
/> /> />5. />1.
2.
3.
4.

12



×