Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Tìm hiểu tiểu thuyết của bà tùng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

NGUYỄN HỒNG MAI

TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT
CỦA BÀ TÙNG LONG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

NGUYỄN HỒNG MAI

TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT
CỦA BÀ TÙNG LONG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VÕ VĂN NHƠN



Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


Bà Tùng Long (1915-2006)


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn “ Tìm hiểu tiểu
thuyết của Bà Tùng Long” là kết quả cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Kết quả nghiên cứu này chưa từng
được công bố ở đâu và dưới bất cứ hình thức nào. Nếu
khơng đúng, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn
NGUYỄN HOÀNG MAI


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành
luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam.
Xin cho phép tơi được bày tỏ lịng tơn kính, tri ân đến gia
đình - động lực chính giúp tôi cố gắng tiến mãi trên con đường học
vấn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Văn học, Lãnh
đạo trường, Phòng Sau Đại học, Thư viện, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ kiến
thức và tạo điều kiện thuận lợi giúp cho tôi trong suốt thời gian học

tập.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ
Văn Nhơn, thầy đã ln tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh
Xuân, cô đã tích cực trợ giúp tơi trong q trình hồn thành luận văn
này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn
ủng hộ, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/06/2018

Nguyễn Hồng Mai


MỤC LỤC
DẪN NHẬP .................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 3
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 3
2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
3. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 4
3.1. Về văn nghiệp, văn phong của Bà Tùng Long.............................................. 5
3.2. Về nội dung tác phẩm ................................................................................... 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 12
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 13
6. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: CHÂN DUNG VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÀ TÙNG LONG ................... 15
1.1. Bà Tùng Long, tiểu sử và hoạt động báo chí .................................................... 15

1.2. Bà Tùng Long và hoạt động giáo dục .............................................................. 19
1.3. Bà Tùng Long và hoạt động văn học................................................................ 22
1.3.1. Tiểu thuyết feuilleton ............................................................................... 26
1.3.2. Quan niệm văn học của Bà Tùng Long ................................................... 29
1.3.3. Sự nghiệp văn học của Bà Tùng Long ..................................................... 32
Tiểu kết .................................................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
BÀ TÙNG LONG ......................................................................................................... 40
2.1. Khái niệm cảm hứng......................................................................................... 42
2.2. Cảm hứng yêu nƣớc trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long ............................... 46
2.2.1. Ngƣời phụ nữ có tinh thần dân tộc trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long 46
2.2.2. Thái độ đối với chiến tranh qua tiểu thuyết của Bà Tùng Long .............. 48
2.3. Cảm hứng về danh lợi, tình u, hơn nhân, gia đình và xã hội trong tiểu thuyết
của Bà Tùng Long .................................................................................................... 54
2.3.1. Danh lợi trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long ......................................... 54
2.3.2. Tình u và hơn nhân trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long .................... 61
2.3.3. Gia đình và xã hội trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long .......................... 81
Tiểu kết .................................................................................................................... 98
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÀ
TÙNG LONG.............................................................................................................. 100
3.1. Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long ................................... 100
3.1.1. Trần thuật theo kết cấu đảo trình tự thời gian ........................................ 101
3.1.2. Trần thuật theo kết cấu tâm lí................................................................. 102
3.1.3. Trần thuật theo kết cấu liên văn bản (kết cấu đan xen, lồng ghép) ....... 104
3.1.4. Hình thức tự sự qua những bức thƣ ....................................................... 106
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................................ 108


2


3.2.1. Nhân vật sống theo bản năng và nhân vật ln có tinh thần tranh đấu,
tiến bộ trong lí tƣởng phụng sự ........................................................................ 111
3.2.2. Nhân vật chấn thƣơng tình cảm và nhân vật dồn nén theo Phân tâm
học (Freud) ....................................................................................................... 113
3.2.3. Nhân vật kì ảo và nhân vật mất trí nhớ .................................................. 115
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết của nhà văn Tùng Long ............... 118
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại ................................................................................ 118
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại ................................................................................ 123
3.3.3. Giọng điệu trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long ................................... 126
3.3.4. Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long 135
Tiểu kết .................................................................................................................. 137
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 139
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 148
KỂ CHUYỆN KỶ NIỆM HỌC TRÒ VỚI CƠ GIÁO TÙNG LONG .................. 148
HÌNH ẢNH TƢ LIỆU ........................................................................................... 151
TIỂU THUYẾT CỦA BÀ TÙNG LONG ............................................................. 153


3

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Bà Tùng Long là văn sĩ nổi tiếng viết tiểu thuyết tâm lý tình cảm xã hội
trƣớc năm 1975. Tiểu thuyết feuilleton của bà đƣợc đăng trong các báo ở Sài Gòn
và đã xuất bản khoảng sáu mƣơi tác phẩm. Tiểu thuyết của bà đƣợc đông đảo độc
giả ái mộ, đặc biệt là phụ nữ. Sau năm 1975, một số tiểu thuyết của bà đã đƣợc tái
bản. Ngồi ra, bà cịn khai sanh hai mục “Gỡ rối tơ lịng” hay “Tâm tình cởi mở”.
Qua hai mục này bà đã tiếp thu, chia sẻ và giải đáp giúp gỡ rối những hồn cảnh éo
le, tình cảm ngang trái của độc giả. Bà đã thành công vì đã thu hút đƣợc nhiều độc
giả, nhất là nữ phái. Nhƣng hiện nay chƣa có cơng trình nào nghiên cứu sâu rộng về

nữ văn sĩ Tùng Long, vì vậy ngƣời viết có ƣớc vọng nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp và tiểu thuyết của nhà văn. Đồng thời tìm hiểu những cảm hứng chủ đạo của
nhà văn Tùng Long đƣợc thể hiện qua nghệ thuật, bút pháp miêu tả và xử lý nhân
vật. Đặc biệt là khi đọc quyển Hồi ký Bà Tùng Long, ngƣời viết rất cảm động và
kính trọng một nữ nhà văn suốt đời khơng rời cây bút vì phải viết khơng ngừng để
ni chín đứa con cho đến khi con thành danh. Đối với ngƣời viết, bà thật là ngƣời
mẹ Việt Nam gƣơng mẫu mà ngƣời viết cần tìm hiểu thêm nhiều. Đó chính là lí do
và động lực ngƣời viết chọn các tác phẩm của bà để làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Ngƣời viết chủ yếu nhắm vào việc khảo sát mạch nguồn cảm hứng và nghệ
thuật biểu hiện qua những tiểu thuyết Bà Tùng Long viết từ năm 1956 đến các tiểu
thuyết đƣợc tái bản năm 1991.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngƣời viết nghiên cứu một số tiểu thuyết và hồi ký của Bà Tùng Long từ
năm 1956 đến tiểu thuyết đƣợc tái bản năm 1991.
1. Lầu tỉnh mộng, />

4

2. Tình duyên, tiểu thuyết, NXB Tấn Phát, 1956
3. Chúa tiền chúa bạc, tiểu thuyết, NXB Tấn Phát , 1957, Sài Gòn
4. Còn vương tơ lòng, tiểu thuyết, NXB Tấn Phát, 1957
5. Giang san nhà chồng, tiểu thuyết, NXB Văn Học, 2015, Hà Nội
6. Hoa tỉ muội, tiểu thuyết, NXB Tấn Phát, 1957
7. Mẹ chồng nàng dâu, tiểu thuyết (tái bản), NXB Hội Nhà Văn, 2013
8. Nhị lan, tiểu thuyết (tái bản), NXB Văn Học, 2015, Hà Nội
10. Con đường một chiều, tiểu thuyết (tái bản), NXB Văn Nghệ, 2008
11. Bóng người xưa, tiểu thuyết (tái bản), NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1989
12. Mười hai bến nước, tiểu thuyết, NXB Sông Bé, 1963

13. Tỉnh giấc tình si, tiểu thuyết, NXB Văn Nghệ, 2008, TP.HCM
14. Chỉ một lần yêu, tiểu thuyết (tái bản), NXB Văn Học, 2008, Hà Nội
15. Hứa hẹn, tiểu thuyết (tái bản), NXB Trẻ & Cơng ty văn hóa Phƣơng
Nam, 1990
16. Duyên tình lạc bến, />17. Bên suối chi lan, tiểu thuyết (tái bản), NXB Nghệ Tĩnh, 1991
19. Đời con gái, tiểu thuyết, NXB Phụ Nữ, 2004. Hà Nội
20. Tình chàng ý thiếp, tiểu thuyết, NXB Bình Minh, 1973
21. Một lần lầm lỡ, tiểu thuyết, NXB Tiền Giang, 1989
3. Lịch sử vấn đề
Hiện tại chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về Bà Tùng Long. Luận văn xin
giới thiệu chủ yếu những ý kiến đánh giá liên quan đến cuộc đời và sáng tác của nhà
văn Tùng Long đã đƣợc viết trong quyển Hồi ký Bà Tùng Long xuất bản năm 2014.
Và những bài viết nhận xét, đánh giá về nữ văn sĩ sƣu tầm đƣợc trên các trang
mạng.


5

3.1. Về văn nghiệp, văn phong của Bà Tùng Long
Nhà báo Lam Điền đã cung cấp cho ngƣời đọc thông tin quan trọng là sau
năm 1952 bà ở Quảng Ngãi về lại Sài Gịn, thì bút danh Tùng Long của bà đã đƣợc
“cầu chứng” trong làng văn làng báo… Trong quyển Hồi ký Bà Tùng Long, tác giả
đã ghi lại rất rõ ràng ấn tƣợng sâu sắc về lời phê bình của nhà văn Nhất Linh và nhà
thơ Thanh Tâm Tuyền. Cả hai nhà văn đều khẳng định những thành công của bà
trong văn đàn miền Nam vào thời kỳ phồn thịnh nhất từ năm 1957 đến năm 1963.
Nhà văn Nhất Linh đã đánh giá: “Bà Tùng Long là cây bút ăn khách hiện nay” (Hồi
ký Bà Tùng Long tr.146). Và “Thanh Tâm Tuyền với tập thơ đầu tay, sách đóng
thật đẹp, đã viết: Kính tặng chị Tùng Long, một cây bút đang làm mƣa làm gió trên
văn đàn miền Nam” (Bà Tùng Long, 2014, tr.147).
Trần Quân-phóng viên của báo Times ở Sài Gòn, năm 1963, sau buổi phỏng

vấn Bà Tùng Long, có viết một bài phóng sự về cuộc đời viết văn của bà bằng tiếng
Anh, đƣợc dịch ra tiếng Việt có đoạn nhƣ sau:
Tiểu thuyết ra hằng ngày trên báo của một cây bút nữ đƣợc cả nƣớc nghe tên,
đƣợc cả nƣớc đọc với bút hiệu Bà Tùng Long, một ngƣời bạn trung thành
của những ngƣời nghèo, của những ngƣời vô sản trong xã hội Việt Nam của
chúng ta hiện giờ…Bà đã làm cho bao nhiêu con tim của cả nghìn vạn ngƣời
từ mọi miền đất nƣớc phải hồi hộp, khi bà xuất hiện vào năm 1955 nhƣ là
một cây bút viết feuilleton nổi tiếng nhất trong kỹ nghệ làm báo lúc bấy
giờ… Độc giả của bà thuộc nhiều thành phần khác nhau, phần đông ở giới
lao động, ít học, những ngƣời nội trợ muốn tìm cái chìa khóa hạnh phúc,
những kẻ khơng có phƣơng tiện để đến trƣờng nghe lời giảng dạy của các
thầy giáo, cả những quân nhân ở những vùng xa xôi hay những thủy thủ
thiếu mái ấm gia đình… Ngồi những bộ tiểu thuyết feuilleton mà Bà Tùng
Long đang viết ở báo Sài Gòn Mới và tuần báo Phụ nữ diễn đàn, bà còn có
những tác phẩm in lại thành sách cả 12 bộ vào năm 1963, đây là một kỳ công
mà không một cây bút nữ nào hiện giờ ở đây có thể làm đƣợc. Hai tác phẩm


6

đƣợc nổi tiếng nhất là Giang san nhà chồng và Bóng người xưa (Bà Tùng
Long, 2014, tr.151).
Nhà văn Lê Phƣơng Chi trong bài phỏng vấn “Cuộc gặp gỡ nhà văn lão
thành Bà Tùng Long” cũng đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với hoài bão sáng tác của
nữ sĩ Tùng Long khi nhận định:
Với vốn kiến thức căn bản, đa dạng, Bà Tùng Long có thể viết lối văn mà
giới phê bình văn nghệ mệnh danh là “văn bác học”. Nhƣng bà chỉ thể hiện
một văn phong bình dị dễ hịa nhập với giới bình dân ít học, trình độ hiểu
biết còn hạn hẹp, cho họ cảm nhận đƣợc, để nâng cao kiến thức anh em trong
giới lao động (Lê Phƣơng Chi, 2001).

Nhà báo Lam Điền trong bài báo “Chia tay nhà văn của làng báo “Gỡ rối tơ
lòng” trên báo Tuổi Trẻ online ngày 28/04/2006 có lời nhận định: vào đầu thập niên
1980, chúng tôi biết đến bút danh Bà Tùng Long khi các loại tiểu thuyết tình cảm
thịnh hành từ miền Nam đến miền Trung…. “Bà vẫn đem tiếng nói của mình cổ súy
cho tinh thần bình đẳng nam nữ, đề cao vai trò phụ nữ trong gia đình Việt, giáo dục
lối sống mới”. Ơng cũng đã thể hiện sự tinh tế của một độc giả trong việc nhận xét
về tiểu thuyết của bà: “Khi đọc những tác phẩm Đời con gái, Hứa hẹn, Tỉnh giấc
tình si, Tìm về bến thương, Mười hai bến nước... lại thấy bà trăn trở với những cung
bậc tình cảm của phụ nữ” (Lam Điền, 2006).
Ở điểm này, Trần Quân và Lê Phƣơng Chi đã cùng quan điểm khi nhận định
về văn phong của Bà Tùng Long. Theo Trần Quân, Bà Tùng Long có thể chiếm
đƣợc một chỗ đứng đáng kính nể hơn trong lịch sử của nền văn chƣơng hiện đại nếu
bà viết một lối văn sâu sắc hơn, trau chuốt hơn với những tình cảm dạt dào của sự
sống, bớt đi những lời đối đáp không cần thiết. Tuy nhiên: “Bà cũng nhƣ các cây
bút nữ khác rất hiếm hoi lúc bấy giờ đƣợc độc giả biết đến cũng chỉ vì phƣơng diện
tình cảm con ngƣời, nhƣ con đƣờng duy nhất mà họ đeo đuổi để tạo đƣợc sự hòa
thuận trong các gia đình, sự hịa bình trong xã hội” (Bà Tùng Long, 2014, tr.154).
Lê Phƣơng Chi cũng đã đề cao vị trí của Bà Tùng Long trên văn đàn mà đối
tƣợng bà quan tâm là giới thanh niên nam nữ bình dân đƣơng thời, ơng cho rằng:


7

“Có thể so sánh nhà văn nữ Bà Tùng Long với nhà văn nữ Quỳnh Dao của Đài
Loan, là những nhà văn nữ đi vào lĩnh vực tâm lý của giới thanh niên nam nữ bình
dân đƣơng thời, nhƣng ở Sài Gòn, Bà Tùng Long đã bƣớc sớm hơn Quỳnh Dao một
thập niên” (Bà Tùng Long, 2014. tr. 320).
Nhà thơ Lê Minh Quốc trong bài viết Nhật ký 14.7.2013 đã đƣa ra nhận định
đại ý là trên văn đàn miền Nam thập niên 1950 – 1960, ta thấy có nhiều nhà văn
giƣơng cao ngọn cờ cách tân, đổi mới…trong đó có sự đóng góp của Bà Tùng

Long. Chính Thanh Tâm Tuyền phải thốt lên những lời thán phục vì sự lựa chọn
bền bỉ, vì một quan niệm văn chƣơng khơng chạy theo trào lƣu văn học thời thƣợng
lúc bấy giờ. Bà tuyên bố: “Tôi là nhà giáo, tôi viết văn để ni con”. Đơn giản q,
bình dị q, nhƣng thật sự phải là ngƣời cầm bút mới đồng cảm đƣợc sự nhọc nhằn
của con chữ, mới thấm thía đƣợc nỗi khó khăn với từng dịng chữ miệt mài trên
trang giấy từ ngày này qua tháng nọ.
Viết đối với bà là lẽ sống. Nhân vật của bà cũng từ đời sống này bƣớc vào
trang văn. Vì thế nó gần gũi, thân mật và có chung tiếng nói với ngƣời đọc.
Những nhân vật ấy với những bi kịch của hôn nhân, của tình u đơi lứa…
đƣợc viết từ những thập niên trƣớc, nhƣng nay vẫn còn đƣợc ngƣời đọc
chia sẻ. Bởi những tình huống “nhỏ to tâm sự” ấy khơng bao giờ cũ. Thế hệ
này có thể khác thế hệ trƣớc nhiều thứ nhƣng trong tình yêu thì họ cũng gặp
những “ca” nan giải nhƣ nhau. Bà Tùng Long đã bắt mạch đƣợc điều để từ
đó tác phẩm của bà có sức sống lâu dài. Do đó, khơng phải ngẫu nhiên mà
nhiều, rất nhiều tiểu thuyết của bà nhƣ Mẹ chồng nàng dâu, Vợ lớn vợ bé,
Bóng người xưa, Đời con gái… đã tái bản đồng loạt. Còn tái bản dài dài
(Lê Minh Quốc, 2013).
Ngƣời viết xin trích dẫn lời nhận xét của Trần Văn Khê đƣợc đăng trang bìa
quyển Hồi ký Bà Tùng Long:
Bà Tùng Long là một nữ văn sĩ nổi tiếng từ thập niên 1950 ở miền Nam. Bà
viết giản dị, mộc mạc, lối văn của miền Nam, nhƣ Hồ Biểu Chánh nhƣng
hiện đại hơn vì bà có học qua chƣơng trình trung học Pháp. Đó là loại văn


8

chƣơng dễ đọc, phù hợp với bạn đọc đại chúng, với những câu chuyện mang
nhiều tính chất luân thƣờng đạo lý… khác với loại văn chƣơng trau chuốt
của miền Bắc, mà Tự Lực Văn Đoàn là tiêu biểu. … (Bà Tùng Long, 2014).
3.2. Về nội dung tác phẩm

Thực tế, sách giáo dục, truyện hay tiểu thuyết… đều là ngƣời bạn hữu ích
của mỗi độc giả, khi ngƣời đọc có thể gạn đục khơi trong để có lúc tìm thấy chính
mình trong tác phẩm. Có lúc ngƣời đọc cũng bị lơi cuốn, hịa theo hình tƣợng nhân
vật, theo cốt truyện để thấm thía tình đời, tình ngƣời, từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm mà ứng xử sao cho thành cơng trong cuộc sống, cho đƣợc lịng ngƣời
và đẹp lịng mình. Đó chính là nội dung mà nhà văn Bội Chi đã viết khi nhận xét
qua “Mấy lời nói đầu” của quyển tiểu thuyết Chúa tiền chúa bạc và Hoa tỉ muội của
Bà Tùng Long: “Bộ tiểu thuyết Chúa tiền chúa bạc của Bà Tùng Long có thể là một
cuốn phim truyền thần không hơn không kém”, “Đọc quyển Chúa tiền chúa bạc, ta
thấy tình đời mà ta sợ, ta lại thấy tình đời mà ta yêu…” (Bà Tùng Long, 1953, tr. 2).
Ông cũng đặt ra nghi vấn cho tiểu thuyết Hoa tỉ muội với hai nhân vật Thu
Cúc và Xuân Lan (hai chị em song sinh) nhƣng có hai xu hƣớng, hai cuộc đời. Thu
Cúc thì ích kỷ, điêu ngoa, dâm đảng… Xuân Lan thì đoan trang, điềm đạm, giàu
lịng hy sinh: “Phải chăng tác giả có thâm ý xây dựng các độc giả thanh niên về phái
yếu trên sự sụp đổ của một cô gái lãng mạn, và thúc đẩy họ mạnh dạn bƣớc lên con
đƣờng chính đại quang minh của cô gái đoan trang để thâu hoạch một thành cơng
vơ cùng sáng chói” (Bà Tùng Long, 1953, tr. 2).
Bên cạnh những nhận định, phê bình đánh giá về văn nghiệp văn phong của
các nhà văn, nhà báo về nội dung các tiểu thuyết của Bà Tùng Long với những tình
cảm trân trọng, chân thực và nồng nhiệt, cịn có những ý kiến đánh giá về những
khuyết điểm cịn tồn tại trong cơng việc viết văn của bà. Đó là điều khơng thể tránh
khỏi trong mối quan hệ mật thiết giữa ngƣời viết và ngƣời đọc.
Trong Báo Nắng Sớm (Tuần báo Trào phúng, Văn chƣơng, Xã hội), Hàm
Anh đã phê bình tiểu thuyết Tình duyên của Bà Tùng Long nhƣ sau:


9

Tình duyên chứa đựng một cốt truyện tầm thƣờng, nếu khơng nói là nhạt
nhẽo. Một cơ gái “cành vàng lá ngọc” (Lệ Nga) hiến thân dễ dàng cho một

kép hát (Vũ Ban) rồi trao tình cho một trai đã có vợ (Nguyên Văn), để rồi lại
lấy ngƣời kép hát cũ. Khơng có gì là tình tiết ly kỳ, và văn thể mộc mạc đến
mức quá bằng phẳng, nên không thể lơi cuốn đƣợc ngƣời đọc. Có thể một
câu chuyện rất tầm thƣờng, mà ngƣời kể có duyên dáng cũng làm say mê
đƣợc ngƣời nghe… Văn thể của Tình dun khơng đƣợc ngồi viết thận trọng
và kéo dài một cách bằng phẳng, do đó khơng lơi cuốn, khơng rung cảm
ngƣời đọc… (Hàm Anh, 1957).
Sau khi đƣa ra hàng loạt những hình ảnh, câu văn, đoạn văn để dẫn chứng và
chứng minh cho nhận xét của mình, nhà văn Hàm Anh viết: Suốt cuốn sách cứ hết
Nguyên Văn, lại Vũ Ban rồi Lệ Nga, nhắc đi nhắc lại mỗi câu chuyện khiến ngƣời
đọc không thể không nản (Hàm Anh, 1957).
Tuy nhiên, Hàm Anh cũng chọn lọc lại đƣợc những ƣu điểm trong tác phẩm
Tình duyên, và cũng nhƣ những nhà văn, nhà báo khác đã đánh giá về đặc điểm tiểu
thuyết của Bà Tùng Long. Hàm Anh cũng đã công nhận cuốn tiểu thuyết tâm lý
ái tình của Bà Tùng Long tuy dở, song cũng còn đọc đƣợc hơn những cuốn tiểu
thuyết khác, ở chỗ nó có “luân lý” và có “hậu”, thích hợp cho một số độc giả phụ
nữ. Lệ Nga về sau biết ăn năn tội lỗi quay trở về con đƣờng phải, chịu uốn mình
trong khn khổ gia đình. Cịn Vũ Ban một kép hát trẻ tuổi vì tình mà để rƣợu chè
hủy hoại thân thể, nhân cách, nhờ có tình u Lệ Nga giúp chàng khơi phục lại niềm
tin, trở nên con ngƣời sống có ích và có ý nghĩa khi biết đem tài nghệ của mình
phục vụ tha nhân. Kết thúc câu truyện, tác giả để hai ngƣời tội lỗi đoàn tụ với nhau,
sau mƣời năm cách biệt sóng gió cho nó có “hậu”. Có lẽ hai điểm nói trên có thể
đƣợc coi là những ƣu điểm đã vớt vát lại cho cuốn Tình duyên chăng? Và Hàm Anh
cũng khơng qn để lời khuyến khích đồng nghiệp Tùng Long trên con đƣờng dài
sáng tác: “Tôi rất ƣớc mong đƣợc giới thiệu một tác phẩm khác có giá trị hơn của
nữ sĩ. Và tôi cũng tin tƣởng ở tài năng cũng nhƣ sự cố gắng của nữ sĩ ”. Ngƣời viết


10


luận văn nhận thấy câu cuối cùng của lời phê trên cũng có cái “hậu” trong phƣơng
pháp phê bình của Hàm Anh vậy (Hàm Anh, 1957).
Có sự gặp gỡ ý kiến giữa Thanh Tâm Tuyền, Lê Phƣơng Chi, Lê Minh Quốc,
Vƣơng Trùng Dƣơng…. khi đánh giá Bà Tùng Long có “một quan niệm văn
chƣơng không chạy theo trào lƣu văn học thời thƣợng lúc bấy giờ”. Có “sự lựa chọn
bền bỉ cùng chữ nghĩa suốt cả một cuộc đời” với một mục đích “giáo dục thanh niên
thanh nữ” rõ ràng, kể cả các em thiếu nhi trong các tiểu thuyết của bà.
Trong bài viết Thiên chức nhà giáo, tâm hồn nhà văn: Bà Tùng Long, nhà
văn Vƣơng Trùng Dƣơng đã đề cập đến hai vấn đề, một là tình yêu và sự nghiệp
của Bà Tùng Long và hai là nêu cao tâm hồn của nữ văn sĩ, ông viết:
Truyện của bà đƣa ra những thao thức, trắc trở trong đời sống, hoàn cảnh
nghiệt ngã... nhƣng rồi kết cuộc cũng tạo đƣợc niềm cảm thơng, tìm đƣợc lối
thốt cho cuộc sống. Nhà văn đề cập về tâm lý xã hội có tính cách giáo dục,
xây dựng hơn nhân gia đình, ca ngợi tình u, đề cao vai trị của nữ giới
trong xã hội (Vƣơng Trùng Dƣơng, 2006).
Điểm gặp gỡ kế tiếp của các phóng viên, nhà văn, nhà thơ ở chỗ họ đều cho
rằng các tiểu thuyết nào của bà viết cũng đề cao tình nghĩa, đạo lý Á Đơng, nhân vật
chính là phụ nữ sau bao nhiêu gian trn sóng gió, cuối cùng đều có hạnh phúc, đều
“kết thúc có hậu”. Kết thúc có hậu làm cho những độc giả khi đọc tiểu thuyết của bà
cảm thấy thƣ giãn, nhẹ nhàng với hy vọng cải thiện bản thân, hịa mình trong cuộc
sống bề bộn, toan tính của xã hội con ngƣời. Đó là ý kiến của tác giả T.B đã khẳng
định:
Tiểu thuyết của bà cũng viết từ những khó khăn trong thực tế đó và cái kết
có hậu là ƣớc mơ có thể đạt đƣợc của mỗi ngƣời. Nếu bạn đã nhức đầu với
tiểu thuyết hiện đại khi quan niệm: “Ngƣời khác là địa ngục của ta” (Sartre).
Đọc tiểu thuyết của Bà Tùng Long, bạn sẽ thấy đời sống nhẹ nhàng hơn khi
nhận ra: Ngƣời khác là ngƣời mang lại hạnh phúc cho ta (T.B, 2008).
Theo lời tƣờng thuật của Vũ Thƣ Hữu trong Nguyệt san Sách và tranh số 33
với nội dung: “Vài chi tiết về cuộc họp ngày 10/1/2009 và về bữa ăn tất niên ngày



11

18/1/2009 của CLB Sách Xƣa Và Nay”, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã mở đầu một cuộc
họp bằng cách giới thiệu hai cuốn sách một xƣa và một nay và nhận định:
Cốt truyện rất đơn giản, đời thƣờng y nhƣ các tiểu thuyết của Bà Tùng Long
ở nƣớc ta, tóm lại là rất dễ thƣơng và dễ đi vào lòng ngƣời hơn là những loại
viết cầu kỳ, khoe chữ, triết lý lung tung, đao to búa lớn… (Vũ Thƣ Hữu,
2009).
Lê Văn Nghệ, trong bài “Hồi ký của một nữ sĩ” đăng trên Báo Phụ nữ đã
đánh giá:
Nhà văn Bà Tùng Long là một hiện tƣợng độc đáo của văn học miền Nam,
từ thập niên 1940. Có lẽ chƣa có một nhà văn nữ nào suốt đời cầm bút chỉ
viết đề tài duy nhất: hơn nhân gia đình. Sức viết ấy thật ghê gớm. Cho đến
cuối đời, bà đã viết trên một ngàn truyện ngắn và khoảng sáu chục cuốn tiểu
thuyết đã một thời độc giả say đắm…Do đó, các tiểu thuyết nhƣ Bóng người
xưa, Nàng dâu mẹ chồng, Đời con gái, Nẻo về tình yêu, Vợ lớn vợ bé… một
thời đƣợc nữ giới “gối đầu giƣờng” vì họ tìm đƣợc các tình tiết, tâm lý nhân
vật gần gũi đời thƣờng. Sau năm 1975, một loạt tác phẩm của bà lại đƣợc tái
bản, vì dù là thời nào đi nữa, tiếng nói bình đẳng, bênh vực quyền lợi nữ giới
vẫn là câu chuyện thời sự (Lê Văn Nghệ, 2014).
Nguyễn Hiền đã tƣờng thuật lại buổi lễ: “Tƣởng niệm Bà Tùng Long nhà
văn, nhà giáo gƣơng mẫu”. Buổi lễ đã qui tụ khoảng một trăm ngƣời để tƣởng niệm
cố nhà văn Bà Tùng Long, trong buổi lễ đó có ký giả Trọng Minh, nhà báo Du
Miên, nhà thơ Trần Lam Giang, nhà giáo lão thành Phan Ngô.v.v… Du Miên và
Trần Lam Giang đã nói về tiểu sử của nhà văn nữ Tùng Long Lê Thị Bạch Vân:
Nhà giáo Tùng Long sống với làng báo Sài Gịn suốt 29 năm, khơng chỉ viết
tiểu thuyết, mà cịn viết chuyện cổ tích, chuyện ngắn, mẹo vặt, và phụ trách
mục “Gỡ rối tơ lòng”. Lần đầu tiên, bà đã đƣa mục cố vấn hôn nhân, hạnh
phúc gia đình vào làng báo Việt ngữ Sai Gịn, dần dà trở thành thần tƣợng

của độc giả và của những môn sinh từng đƣợc bà dạy học. Với những hoạt


12

động giáo dục và văn học, xã hội, bà đã chứng tỏ là một bậc nữ lƣu cao quí,
một ngƣời viết văn viết báo lƣơng thiện, tƣ cách, là tấm gƣơng để chúng tôi
noi theo. Cho đến ngày nay, Bà Tùng Long vẫn là mẫu mực cho những
ngƣời làm báo chúng tôi... (Nguyễn Hiền, 2015).
Tiếp theo là Nguyễn Thanh Liêm, tác giả bộ sách Vẻ vang dân Việt, từng làm
chung tờ Sài Gòn Mới với Bà Tùng Long đã đƣa ra nhận xét: “Với mục Gỡ rối tơ
lòng, bà đã xây dựng lại những mối tình trắc trở sống thực, có thực”. Cuối cùng,
Nguyễn Hiền đúc kết những ý kiến, nhận xét trên:
Tuy ngừng viết từ 36 năm qua, nhƣng với lễ tƣởng niệm cùng những lời
đánh giá đƣợc đƣa ra, cho thấy trong giòng văn học hợp lƣu từ nhiều nguồn
suối sáng tạo của văn nhân Miền Nam Việt Nam thời chiến chinh, tác phẩm
của bà là một ngọn thủy lƣu mang phù sa phục vụ đại chúng mà phần lớn là
giới nữ. Trong hơn 60 tiểu thuyết, đã có 16 cuốn đƣợc tái bản sau 1975 đến
nay (Nguyễn Hiền, 2015).
Nhìn chung, số lƣợng bài viết nhận định, phê bình và đánh giá về tác giả
cũng cịn hạn chế, lẻ tẻ. Trong diễn đàn văn học chƣa có một đề tài nghiên cứu nào
liên quan đến những tác phẩm của bà tƣơng đối đầy đủ, để vinh danh một nữ văn sĩ
có số lƣợng sáng tác khá đồ sộ, khơng thua gì các nhà văn nam và cũng đã vang
bóng một thời ở miền Nam. Tuy nhiên, tất cả những ý kiến, nhận định, đánh giá trên
sẽ là tiền đề góp phần định hƣớng, gợi mở cho ngƣời viết trong quá trình thực hiện
đề tài “Tìm hiểu tiểu thuyết của Bà Tùng Long”.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết tiến hành các phƣơng pháp sau:
- Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp hầu làm nổi
bật giá trị nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết của Bà Tùng Long. Ngƣời viết cũng

tìm hiểu, so sánh với vài tác giả và tác phẩm có trƣớc, hoặc cùng thời với tác giả để
tìm ra mối quan hệ và đồng thời xác định vị trí, vai trị của nhà văn trong nền văn
học giai đoạn này.


13

- Ngƣời viết cũng không quên vận dụng thi pháp học tiểu thuyết trong quá
trình tìm hiểu tác phẩm của nhà văn, với mục đích nghiên cứu văn bản tiểu thuyết
để khám phá những nét đặc sắc về thủ pháp tự sự, những kết cấu nghệ thuật… với
ẩn ý sâu xa trong tác phẩm mà nhà văn đã biểu hiện qua sáng tác của mình.
- Ngƣời viết ứng dụng phƣơng pháp Phân tâm học để hiểu rõ một số hình
tƣợng nhân vật đƣợc diễn tả trong tác phẩm ở tình trạng “ức chế” hay “tâm bệnh”.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn tìm hiểu cuộc đời và những đóng góp của một nữ văn sĩ nổi tiếng
từ thập niên 1950 ở miền Nam. Qua đó ngƣời viết nắm bắt đƣợc mạch nguồn cảm
hứng chủ đạo và nghệ thuật biểu hiện cảm hứng trong tiểu thuyết của tác giả. Đặc
biệt là về ý thức nữ quyền đã đƣợc Bà Tùng Long lồng trong hầu hết nội dung tiểu
thuyết trong cuộc sống gia đình, xã hội và quốc gia. Trên cơ sở đó khẳng định
những đóng góp của Bà Tùng Long trong suốt hành trình viết văn khơng ngừng
nghỉ. Và vai trị, vị trí của bà trong lịng độc giả, nhất là nữ phái trong giai đoạn
trƣớc 1975.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết Luận, Thƣ mục tham khảo, Phụ lục luận văn tổ
chức thành ba chƣơng:
Chƣơng một: Chân dung và sự nghiệp của Bà Tùng Long
Luận văn giới thiệu vài nét về tiểu sử, những hoạt động báo chí, giáo dục và
văn học của nhà văn Tùng Long. Ngƣời viết trình bày khái niệm tiểu thuyết
Feuilleton, quan niệm văn học và sự nghiệp văn học của tác giả. Bà Tùng Long đã
khai sinh mục Gỡ rối tơ lòng và Tâm tình cởi mở. Bà là một nhà báo, nhà văn và

nhà giáo gƣơng mẫu với những thành tựu sáng tác và quan niệm rõ ràng về văn học:
“Viết là niềm vui muôn thuở của tôi…”.
Chƣơng hai: Những cảm hứng chủ đạo
Luận văn xin trình bày cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Bà Tùng
Long bao gồm: khái niệm cảm hứng, cảm hứng yêu nƣớc: ngƣời phụ nữ có tinh


14

thần dân tộc, thái độ đối với chiến tranh. Cảm hứng về danh lợi, cảm hứng về tình
u và hơn nhân, cảm hứng về gia đình và xã hội trong tiểu thuyết của Bà Tùng
Long.
Chƣơng ba: Nghệ thuật biểu hiện trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long
Ngƣời viết xin thông qua các tiểu mục: nghệ thuật biểu hiện trong tiểu thuyết
của nhà văn Tùng Long. Nghệ thuật tự sự, trần thuật theo các loại kết cấu: kết cấu
tâm lí, kết cấu liên văn bản và tự sự qua những bức thƣ. Nghệ thuật xây dựng nhân
vật và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Ngôn ngữ và giọng điệu, thời gian và
không gian trong tiểu thuyết của nhà văn Tùng Long.


15

CHƢƠNG 1:
CHÂN DUNG VÀ SỰ NGHIỆP
CỦA BÀ TÙNG LONG
1.1. Bà Tùng Long, tiểu sử và hoạt động báo chí
Bà Tùng Long tên thật Lê Thị Bạch Vân sinh ngày 1 tháng 8 năm 1915 tại
Đà Nẵng. Bà xuất thân từ gia tộc có truyền thống yêu nƣớc, có mấy đời tham gia
chống Pháp. Theo lời bà kể trong quyển Hồi ký thì ơng nội của bà xuất thân là tùy
viên vừa có văn, vừa có võ dƣới trƣớng ngài Lê Văn Duyệt. Thời Pháp chiếm Việt

Nam, ông không muốn làm việc cho Pháp nên đi buôn trên chiếc ghe bầu từ Bắc chí
Nam, dành dụm tiền đóng góp cho Hội (?) để đƣa ngƣời ra nƣớc ngoài vận động
cho phong trào chống Pháp. Nối tiếp gƣơng cha, thân phụ của bà, ơng Lê Tƣờng khi
cịn đi học đã gia nhập phong trào Duy Tân do nhà chí sĩ Phan Châu Trinh phát
động. Khi trƣởng thành, vì hồn cảnh gia đình và để tránh sự dịm ngó của mật
thám Pháp, ơng phải vào làm việc ở hãng Sica của Pháp, chuyên làm rƣợu, nấu
rƣợu bán cho dân. Ông sát cánh với trách vụ là thủ quỹ cho Đảng Phục Hƣng do
ông Phan Thành Tài-thân phụ của các ông Phan Bá Lân, Phan Thuyết phụ trách.
(Bà Tùng Long, 2014, tr.18). Khi phong trào bị tan rã, ông Phan Thành Tài bị án tử
hình, một số ngƣời khác bị đày ra Cơn Đảo lãnh án tù từ 10 đến 20 năm. Một thành
viên trong đảng thƣơng hồn cảnh gia đình bà con cịn nhỏ dại, nên bí mật khuyên
cha bà hãy cho mẹ bà ẵm bà về quê nội ở Hội Sơn để tránh tai mắt mật thám. Đồng
thời thiêu hủy tất cả giấy tờ có liên quan đến đảng, nhờ thế mà gia đình bà thốt
nạn.
Khi tình hình lắng đọng, mẹ bà đƣa bà trở về Đà Nẵng, lúc đó bà nội của bà
cũng đã già yếu. Vì chữ hiếu, buộc lịng cha bà phải thi vào sở Thƣơng chánh (nay
gọi là Hải quan) Đà Nẵng. Năm 1924, bà mới chín tuổi đã xa nhà, ra Đà Nẵng ở nhà
bà ngoại để học tiểu học, vì ở Tam Quan khơng có trƣờng tiểu học cho học sinh nữ.
Năm 1930 bà đậu thủ khoa kỳ thi tiểu học Pháp ở Đà Nẳng, rồi ra Huế học trƣờng


16

Trung học Đồng Khánh. Năm 1932, thân phụ bà đổi vào Sài Gòn, bà học những
năm cuối trƣờng Trung học Áo Tím (sau này là trƣờng Gia Long, rồi trƣờng Trung
học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay).Thời gian này bà đã nổi tiếng
trong trƣờng về hai môn Pháp Văn và Việt Văn (Bà Tùng Long, 2014, tr 60).
Năm 1935, bà thành hôn cùng nhà báo, nhà thơ Hồng Tiêu Nguyễn Đức
Huy. Ơng là em của ơng Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận chủ nhiệm tờ Sài Thành
(1929) (Hồng Tiêu làm chủ bút). Sau đổi là Sài Gòn Mới (1946-1974).

Bà Tùng Long là thân mẫu của 9 ngƣời con trong đó có nhà thơ Nguyễn Đức
Trạch, nhà văn Nguyễn Đức Lập và nhà văn Nguyễn Đông Thức.
Năm 1935-1936, Bà Tùng Long viết báo cho tờ Phụ Nữ Tân Văn. Khi tờ Phụ
Nữ Tân Văn bị đình bản, bà thuê bảng hiệu (manchette) báo Tân Thời và làm chủ
bút chuyên viết về vấn đề phụ nữ. Tờ báo đƣợc nhiều độc giả ủng hộ, đƣợc một
năm thì bà mang thai và chủ cho thuê thấy báo bán chạy bèn tìm cách lấy báo lại dù
chƣa hết thời hạn, nên bà ngƣng làm báo. Sau khi sanh xong, bà vừa dạy học ở
trƣờng Tôn Thọ Tƣờng vừa viết trang phụ nữ cho nhật báo Sài Thành.
Năm 1943, tình hình chính trị có sự biến chuyển, Nhật xâm chiếm Việt Nam và
sau đó Mỹ thả bom ở Sài Gịn. Gia đình bà phải tản cƣ về quê chồng ở Quảng Ngãi,
lánh nạn ở vùng quê Mỹ Thắng-Nghĩa Kỳ. Năm 1952, trƣớc hoàn cảnh khó khăn
chung trong vùng kháng chiến, mặc dầu bà vừa dạy học vừa lãnh thêu cờ, khăn, bao
gối, cũng không đủ ni con, con bà bữa đói, bữa no. Bà đƣợc chính quyền địa
phƣơng và giới chức tại đây thơng cảm hoàn cảnh nên chấp thuận cho bà dẫn con về
Sài Gòn, còn chồng bà ở lại.
Về Sài Gòn, bà ở nhà mẹ tại đƣờng Lƣơng Hữu Khánh và mở lớp dạy môn
Pháp Văn và Việt Văn tại nhà. Sau đó, bà dạy Pháp Văn và Việt Văn tại các trƣờng
Les Lauries, Tân Thịnh, Đạt Đức (Bà Tùng Long, 2014, tr. 300). Nhƣng vì lƣơng
khơng đủ sống, bà bắt đầu viết truyện dài đăng từng ngày (feuilleton) cho một số
nhật báo ở Sài Gòn.
Từ năm 1953, Bà Tùng Long là ngƣời đầu tiên khởi xƣớng mục Gỡ rối tơ
lòng trên báo Sài Gòn Mới, và đổi tên là mục Tâm tình cởi mở cho báo Tiếng Vang


17

từ năm 1962-1972. Với hai mục này bà góp phần thu hút rất nhiều độc giả cho các
tờ báo, nhất là phụ nữ và giới trẻ rất ái mộ bà.
Nguyên nhân chính bà mở ra mục này là khi bà đọc mấy tờ tuần báo Marie
Claire và Elle, La Femme, thấy ở trang đầu báo Marie Claire có mục Couer À

Couer (Từ trái tim đến trái tim) do một cây bút nữ viết với chuyên đề hỏi đáp ngắn
gọn về tâm sự, tình cảm cho các độc giả nữ rất hấp dẫn và thành công. Bà liền liên
tƣởng đến số đơng phụ nữ Việt Nam cũng trong hồn cảnh “nỗi niềm tâm sự biết tỏ
cùng ai”. Nên bà đã đề nghị với bà Bút Trà, chủ nhiệm báo Sài Gòn Mới, viết
mục Gỡ rối tơ lòng và ký bút hiệu Tùng Long.
Chỉ trong vòng vài ba tháng, mục Gỡ rối tơ lòng trên báo Sài Gòn Mới đã
thu hút một số độc giả đáng kể, tên Bà Tùng Long bắt đầu đƣợc nhiều ngƣời chú ý
và các đại lý của báo Sài Gòn Mới đều gia tăng số lƣợng báo.
Với vai trị Gỡ rối tơ lịng hay Tâm tình cởi mở, bà đƣợc các giới, nhất là
“hàng triệu độc giả” xem bà nhƣ là một thành viên trong gia đình. Bà đƣợc mời len
lỏi vào từng ngõ ngách tâm tình thầm kín của từng thành viên gia đình để gỡ từng
mối tơ rối mù đã quấn lấy con ngƣời. Những chuyện tình ngang trái, mối tình phiêu
lƣu hay những khó khăn vƣớng mắc trong gia đình đều đƣợc bà nhẹ nhàng tháo gỡ.
Sở dĩ bà đạt đƣợc vị trí kính nể và tin tƣởng gởi gắm tâm tình của hàng triệu độc
giả, là nhờ bà thƣờng xuyên xuất hiện trên báo chí. Bà lại có chân trong các đồn thể xã
hội, nhƣ Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Dục Anh, Bình dân học hội…
Bà kể mỗi ngày bà đƣa lên báo một vấn đề, có khi đăng trọn bài viết của độc
giả, có khi tóm tắt khi họ viết quá dài rồi sau đó trả lời. Nhờ vậy mà độc giả rất
thích mục này, nhiều chị em có cùng tâm sự cùng vấn đề đều có thể tìm thấy lời giải
đáp mà khơng cần phải gởi tâm sự của mình đến nữa. Bà rất tâm lý khi chủ trƣơng:
“Tôi không yêu cầu họ phải viết tên thật, không cần địa chỉ rõ ràng, chỉ cần có cốt
truyện là trả lời…” (Bà Tùng Long, 2014, tr.161).
Bạn đọc gửi thƣ cho bà gồm nhiều đối tƣợng khác nhau, không chỉ phụ nữ,
các em học sinh mà cịn cả đấng mày râu, khơng chỉ là những ngƣời bình dân ít học


18

mà kể cả giới trí thức nhƣ giáo viên, bác sĩ… Không chỉ độc giả ở Việt Nam mà cả
ở bên Lào cũng có nhiều ngƣời là độc giả trung thành với bà.

Bà viết trong Hồi Ký:
Có nhiều vấn đề liên quan đến cả một cuộc đời ngƣời trong cuộc, có liên
quan đến gia đình và xã hội, tơi phải suy nghĩ suốt mấy ngày liền, không
dám trả lời bừa bãi (Bà Tùng Long, 2014, tr.163).
Phƣơng châm tƣ vấn của bà là gì?
Bà đã trả lời cho Lê Phƣơng Chi trong bài “Nữ văn sĩ Tùng Long và bí quyết
Gỡ rối tơ lịng”:
Tơi khơng bao giờ khun các cặp ly dị. Mọi chuyện đều có thể hàn gắn.
Trƣớc khi đƣa ra lời khun, tơi ln tự đặt mình vào hồn cảnh những
ngƣời gặp rắc rối với tƣ cách là ngƣời chị, ngƣời bạn, ngƣời thân của họ (Lê
Phƣơng Chi, 2003).
Độc giả sẵn sàng gởi tâm sự nhờ bà chia sẻ. Đề tài chia sẻ của bà với độc giả
càng ngày nhƣ vết dầu loang lan rộng. Những vấn đề liên quan đến cuộc sống ở xã
hội thời bấy giờ nhƣ vấn đề tình ái và sự nghiệp. Những va chạm trong đời sống gia
đình giữa chồng vợ, con cái; tình yêu và bổn phận; vấn đề hôn nhân bị cƣỡng bức
và tự do kết hôn... Độc giả tin cậy ở kiến thức của bà nên đã nhờ bà tƣ vấn về nhiều
lĩnh vực khác nhau, từ việc pháp luật đến thuốc men điều trị, về những chuyện trên
thế giới và những trào lƣu tân tiến ở xã hội phƣơng Tây. Các em học sinh nhờ bà
hƣớng dẫn chọn trƣờng, hƣớng nghiệp, tìm ký túc xá… Nên đêm đêm bà phải
thƣờng xuyên đọc nhiều loại sách kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau để trả lời
những câu hỏi của độc giả. Bà thích nhất là đọc loại sách học làm ngƣời và tiểu
thuyết trinh thám (Bà Tùng Long, 2014, tr.168). Khi cần tham vấn về luật pháp bà
đã nhờ hai luật sƣ Nguyễn Phƣớc Đại và Huỳnh Ngọc Anh. Bà đã phụ trách
mục Gỡ rối tơ lòng và mục Tâm tình cởi mở cho hai báo Sài Gịn Mới và Tiếng
Vang cho đến năm 1972 (Bà Tùng Long, 2014, tr.167-168).


19

Song song với việc đóng góp tâm trí, tình cảm của Bà Tùng Long để Gỡ rối

tơ lòng giúp mọi ngƣời trong đời sống thƣờng nhật, bà còn là một trong những nhà
giáo gƣơng mẫu, là kĩ sƣ tâm hồn của giới thanh thiếu niên.
1.2. Bà Tùng Long và hoạt động giáo dục
Khi cịn ngồi ghế nhà trƣờng, cơ nữ sinh Bạch Vân đã ao ƣớc trở thành một
nữ giáo viên nơi thơn q. Ở đó “có nền trời xanh trên những mái nhà và nơi đó có
chim kêu ríu rít trên các cành cây tƣơi mát...” (Bà Tùng Long, 2014, tr. 152 & 323).
Và mộng ƣớc đã thành, cô đã trở thành nữ giáo viên vào năm 1934 sau khi thi đậu
ra trƣờng. Năm sau, cô Bạch Vân lập gia đình với nhà báo Hồng Tiêu-Nguyễn Đức
Huy và viết báo với bút hiệu Bà Tùng Long. Năm 1936, bà ốm nghén, nên ngƣng
viết báo, về nhà cụ thân sinh ở Sài Gòn để nghỉ ngơi chuẩn bị sinh con. Sau đó, bà
đi dạy học tại trƣờng Tơn Thọ Tƣờng và viết cho trang Phụ Nữ của nhật báo Sài
Thành.
Năm 1943, khi vợ chồng bà di cƣ lên vùng Mỹ Thắng, Nghĩa Kỳ, nơi có
thắng cảnh Thạch Bích Tà Dƣơng (Bóng chiều Thạch Bích), mỗi chiều về nắng
chiếu vào vách núi tạo nên một vẻ đẹp kỳ ảo, là cảnh đẹp thứ 4 trong 12 cảnh đẹp
của tỉnh Quảng Ngãi ( Nguyễn Đơng Thức, 2018, tr.14). Nhƣng gia đình bà ở chợ
Gò Mỹ Thịnh ở Nghĩa Thắng là một xã nghèo nhất ở quận Tƣ Nghĩa với đất cằn
cỗi, quanh năm chỉ trồng khoai mì, khoai lang. Ngƣời dân ở đây chỉ biết đi làm
thuê, làm mƣớn, đàn ông đi đốt than trên núi, đàn bà đi đốn củi trong rừng. Bà tâm
sự: “Sống ở Mỹ Thịnh lúc bấy giờ, tơi đã chết cả ngƣời vì cứ phải lo nghĩ về miếng
cơm manh áo của lũ con…” (Bà Tùng Long, 2014, tr.292).
Tuy nhiên, với tấm lòng nhân hậu và vốn học vấn sẵn có, Bà Tùng Long đã
trở thành cơ giáo dạy kèm cho một em trai chăn bò sống đơn chiếc với cảnh mẹ ghẻ
con chồng. Em mới học nửa năm lớp ba đã phải bỏ học để chăn bò, làm rẫy...rồi lần
lƣợt bé chăn bò rủ thêm bạn bè cùng cảnh ngộ nghèo khó, nên học trị bà tăng lên ba
em, rồi năm em. Bà dạy các em làm toán, làm luận văn, dạy vẽ bản đồ, tập viết chữ
cho đẹp. Bà dạy có kết quả nên tiếng lành đồn xa. Ở An Mỹ, An Hội các thầy cô
cũng lên xem cách bà dạy. Lớp học của bà càng ngày càng đông nhƣng lại là một



20

lớp học phức tạp, vì học sinh gồm nhiều thành phần tuổi tác và hồn cảnh khác
nhau. Có ngƣời đã có vợ con, có ngƣời là nơng dân sáng dậy từ năm giờ để cày cấy,
đến tám giờ mới đến trƣờng. Có ngƣời làm ở các cơ sở cách mạng tối mới về học
(Bà Tùng Long, 2014, tr. 293). Bà khơng có sách để dạy mơn Tốn (Arithmétique)
và Hình học (Géométrie), nên bà phải tự soạn chƣơng trình và những bài giảng Việt
văn theo trí nhớ để dạy học (sau này gọi là giáo án).
Bà dạy học trong hoàn cảnh thiếu thốn, lớp học ban ngày còn nhờ ánh sáng
mặt trời, đến lớp đêm phải đốt đèn dầu mù u, mỗi lần lên lớp là phải có hai ngƣời
học trị cầm đèn mù u đứng hai bên cho bà giảng bài.
Rồi bà xin mở trƣờng Tiểu học tƣ thục Tân Dân, bà dạy từ lớp ba trở lên, còn
chồng bà dạy số mù chữ và vỡ lịng, ơng Hồng Tiêu nói đùa với bà: “Phần anh chặt
xây bỏ vỏ, phần em chạm trổ...” (Bà Tùng Long, 2014, tr. 294).
Tuy thế lớp học vẫn đạt kết quả khả quan, bà kể:
Năm đó tơi đƣa năm em học sinh (đầu tiên) đi thi Tiểu học. Các em học với
tôi mới đƣợc sáu tháng, khi vơ học trình độ chỉ lớp ba, lớp nhì, vậy mà cả
năm em đều đậu tiểu học. Em xếp hạng thứ 15 tồn tỉnh là đứa học trị...
chăn bị đầu tiên của tơi. Sau đó, có em đậu vơ trƣờng Trung học Bình dân,
trƣờng Trung học Rừng Xanh... thế là trƣờng của tôi đƣợc đƣợc tiếng thơm.
Đầu niên học kế đó, nhiều bậc cha mẹ có con em đang học ở trƣờng công
cũng kéo về cho học với tơi… (Bà Tùng Long, 2014, tr. 294).
Bà khơng địi hỏi về học phí, chỉ ra một điều kiện các em siêng năng học và
có gì trả nấy. Em nào cha mẹ giàu thì đóng tiền, em nào nghèo thì năm mƣời lon
gạo, mùa đƣờng cho đƣờng, mùa đậu cho đậu. Trong nhà bà lúc ấy có cả khạp
đƣờng, hũ đậu đen, đậu đỏ, các con bà trƣa nào cũng có chè ăn. Rồi thì khoai lang,
khoai mì, bắp tƣơi, cho đến bầu bí, rau cải, trứng gà, trái cây, khơng thiếu thứ gì. Có
nhiều em nghèo q, bà càng thơng cảm, không nề hà và cũng đối xử nhƣ các em có
cha mẹ đóng tiền sịng phẳng (Bà Tùng Long, 2014, tr. 294).
Và năm 1949, nơi thôn quê nghèo khổ này, gia đình bà đã ăn một cái tết

trong tình cảm của bà con, hàng xóm và những học trị thân yêu với nhiều tặng


×