Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về phụ nữ với việc phát huy vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới ở long an hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HUỲNH THỊ THỦY TUYÊN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHỤ NỮ
VỚI VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
Ở LONG AN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HUỲNH THỊ THỦY TUYÊN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHỤ NỮ
VỚI VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
Ở LONG AN HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNXHKH
Mã số: 60.22.03.08


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. VŨ NGỌC MIẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Triết học, Trường đại học Khoa học
xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - nơi đã trang
bị cho tôi thêm những kiến thức khoa học trong quá trình học tập nâng cao
trình độ và nghiên cứu khoa học của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Ngọc Miến - người
đã thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt q
trình tơi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thư viện Trường đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; và các tác giả với
các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận văn tơi thực hiện. Đây
là nơi cung cấp cho tôi những tư liệu quan trọng trong q trình tơi thực hiện
đề tài luận văn của mình.
Cuối cùng, tơi xin gửi tới gia đình, cơ quan cơng tác, đồng nghiệp và
bạn bè lời biết ơn sâu sắc đã luôn tạo mọi điều kiện, khích lệ, động viên tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng


Tác giả

Huỳnh Thị Thủy Tuyên

năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn
trung thực, là kết quả thu hoạch tài liệu và nghiên cứu của cá nhân tơi. Tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những thơng tin, dữ liệu đã công bố trong
luận văn này.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Thủy Tuyên


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ PHỤ NỮ VÀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ.......................... 12
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ PHỤ NỮ ............................................................................ 12

1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
phụ nữ ....................................................................................................12
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ........... ..15

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỒ CHI MINH VỀ PHỤ NỮ ............................. 26

1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí và vai trị phụ nữ ................... 26
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ .......................... 43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................ 49
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT HUY VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở
LONG AN HIỆN NAY ............................................................................... 52
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ – KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH LONG AN . 52

2.1.1. Điều kiện địa lý ở tỉnh Long An.......................................................... 56
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Long An .......................................... 59
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ PHỤ NỮ TỈNH LONG AN ............... 66

2.2.1. Thành tựu của phụ nữ Long An trong các lĩnh vực của đời sống xã hội....66
2.2.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của phụ nữ
tỉnh Long An .. ............................................................................................... 82
2.3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ PHỤ NỮ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở LONG AN HIỆN NAY ................................. 89

2.3.1. Phương hướng nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Long An trên các
lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay ................................................................. 89


2.3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò phụ nữ gắn với
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Long An.......................................... 94
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................... 105
KẾT LUẬN ................................................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 110



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, phụ nữ là một lực lượng sản xuất vật chất xã hội, chiếm
hơn phân nửa dân số toàn cầu. Phụ nữ có sự hiện diện trong hầu hết các lĩnh
vực đời sống – xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quân sự…. Xét
trên phương diện tái sản xuất ra lịch sử con người, phụ nữ trực tiếp kết hợp
với nữa thế giới còn lại, sản xuất ra con người. Có thể khẳng định, phụ nữ là
một thành tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu của xã hội lồi người.
Phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Long An nói riêng, cũng có vai
trị trọng yếu như vậy, trong xã hội và trong gia đình. Tuy nhiên do đặc điểm
lịch sử - dân tộc, ở Việt Nam vai trò phụ nữ trong nhiều giai đoạn, nhiều lúc,
nhiều nơi chưa được coi trọng, cho nên chưa phát huy hết vai trị của họ.
Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XX, Người đã suốt đời
đấu tranh cho dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc ta từ dân tộc nô lệ trở thành dân
tộc độc lập, tự do và hạnh phúc. Sinh thời Hồ Chí Minh quan tâm và đánh
giá cao vị trí, vai trị của phụ nữ trong q trình phát triển của lịch sử dân tộc
Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác từng
nhấn mạnh: Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức
dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ…. Có lẽ Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng đầu
tiên của phương Đông bảo vệ và phát huy sức mạnh nữ quyền.
Tư tưởng của Người về phụ nữ được xuất phát từ tình cảm đặc biệt đối
với những người phụ nữ nói chung và từ thực trạng bất bình đẳng của chế độ
phong kiến, sự đơ hộ của giặc xâm lăng đối với nước ta qua từng giai đoạn
lịch sử. Hồ Chí Minh ln đánh giá cao vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam và
cho chúng ta thấy những nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đánh
giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Dẫn lời Saclơ Phuriê: Trong một xã



2

hội nhất định, trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo tự nhiên của sự phải
phóng chung, hay C.Mác: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội
mà khơng có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc
làm của đàn bà con gái, thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào? và V.I.Lênin: Đảng
cách mệnh mới phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước,
như thế cách mệnh mới gọi là thành công. Trên cơ sở tiếp thu các giá trị, tư
tưởng, văn hóa của nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin về nữ quyền
và giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng
của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Người đã từng nói: Nếu khơng giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã
hội chỉ một nửa. Với một quốc gia Châu Á có nền phong kiến nghìn năm lịch
sử, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” thấm nhuần từ gốc rễ trong hầu hết mỗi
người dân Việt Nam thì tư tưởng trên của Người thật sự tiến bộ, nhân văn. Di
sản tư tưởng phụ nữ mà Cụ Hồ để lại cho dân tộc là một tài sản quý báu mà
chúng ta cần nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn.
Thấm nhuần quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh, trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và
thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của
Đảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong
Nghị quyết Đại hội Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ
chính trị…. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện để
phụ nữ phát triển, thúc đẩy bình đẳng giới, hướng tới mục tiêu nam nữ bình
quyền, đưa việc phát huy vai trị và vị trí của người phụ nữ là một trong những
nhiệm vụ cấp thiết trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và cơng cuộc hội nhập quốc tế, tình hình phụ nữ và cơng tác
phụ nữ còn nhiều mặt hạn chế và thách thức mới như: trình độ học vấn thấp



3

nên bị hạn chế về cơ hội việc làm và thu nhập, tỷ lệ phụ nữ mù chữ ở vùng
sâu, vùng xa còn cao, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước còn
thấp,.... Đặc biệt, phụ nữ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện vai trị của
người mẹ - người thầy đầu tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia
đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị nước ta
đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó chỉ đạo như sau:
“Cơng tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát
huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng
đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải
chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai
trị người cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên
của con người” (Bộ Chính trị, 2007, trang 4).
Không những thế, Bộ luật lao động của nước ta khẳng định: Nhà nước
bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới; tạo
mọi điều kiện để lao động nữ phát huy khả năng của mình, bảo hộ các chế độ
làm việc, sử dụng lao động nữ và chế độ liên quan đến thai sản trong q
trình lao động…. Những chính sách ban hành trên đã tạo điều kiện cho phụ
nữ phát huy vai trị của mình trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội về chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm sâu sát và kịp thời
của Đảng và Nhà nước ta đối với chị em phụ nữ trong giai đoạn đổi mới. Với
những quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn và sự phấn đấu không
ngừng nghỉ của phụ nữ cả nước, chị em đã dần khẳng định được vị trí, vai trị
của mình, hướng đến giải phóng hồn tồn, nâng cao địa vị của bản thân

không chỉ trong xã hội Việt Nam mà cịn trên tồn Thế Giới.


4

Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, người
phụ nữ đã có những đóng góp vơ cùng quan trọng. Qua các thời kì lịch sử,
phụ nữ Việt Nam đã dệt nên truyền thống quý báu thông qua tám chữ vàng
mà Bác Hồ trao tặng Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Bước vào
giai đoạn hội nhập dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam đã có
những cơ hội thuận lợi để phát triển, cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống, từng bước vượt qua những rào cản của xã hội.
Vì thế, phụ nữ Việt Nam ngày nay đã và chứng minh sức mạnh cũng như vai
trị quan trọng của mình, họ thực sự vươn lên làm chủ chính bản thân và làm
chủ các cơng ty, doanh nghiệp, đảm nhận nhiều nhiệm vụ trọng yếu trong hệ
thống chính trị của nước ta.
Long An là một trong mười ba tỉnh thành thuộc khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế, việc phát huy vai trò và nguồn lực của phụ
nữ đã được Đảng và chính quyền địa phương quan tâm đặc biệt và bước
đầu đã thu được những thành tựu rất quan trọng. Tuy nhiên, xét về tổng
thể, việc quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh và của Đảng ta vào việc
phát huy vai trị của phụ nữ cả nước nói chung, phụ nữ tỉnh Long An nói
riêng vẫn là một địi hỏi cấp thiết cả trên phương diện lý luận lẫn phương
diện thực tiễn.
Ở nhiều địa phương đơi khi vai trị của ngượi phụ nữ bị xem nhẹ. Bên
cạnh đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, một bộ phận người phụ nữ
trong tỉnh vẫn còn chịu rất nhiều thiệt thòi: tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn
còn tồn tại trong đời sống, trình độ học vấn, trình độ văn hóa và nghề nghiệp
còn hạn chế, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cơng tác lãnh đạo cịn thấp, gánh vác

đời sống việc làm cịn gặp nhiều khó khăn, vẫn cịn nạn bạo hành gia đình,
… Định kiến về giới và những tàn dư phong kiến đã và đang cản trở lớn đối


5

với việc phát huy vai trò và địa vị của phụ nữ của tỉnh Long An trong giai
đoạn hiện nay
Trước những tồn tại và bất cập trên, sự vận dụng tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Long An là
điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là
một nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu lý luận ở Việt Nam. Tuy nhiên,
những nghiên cứu theo hướng này còn nhiều vấn đề cần được nhận thức và
luận giải sâu sắc thêm.
Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của công cuộc đổi mới đất nước.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phụ nữ đối với sự nghiệp đổi mới
quê hương, đất nước, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ
với việc phát huy vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới ở Long An hiện
nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Cho đến nay chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu về vấn đề mà đề
tài đặt ra. Tuy nhiên, có nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề có liên
quan đã được cơng bố. Có thể phân loại các cơng trình này thành ba nhóm
chính như sau:
Nhóm thứ nhất là các cơng trình nghiên cứu về các nội dung khác
nhau trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó ít nhiều có đề cập đến
tư tưởng của Người về phụ nữ và giải phóng phụ nữ. Có thể nêu ra một số
cơng trình tiêu biểu như:
Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970), Nxb. Phụ nữ

gồm những lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1925 đến
1969, những văn kiện, những lời huấn thị liên quan đến vấn đề giải phóng
phụ nữ.


6

Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân với tác phẩm Hồ Chí Minh và
một nửa nhân loại, Ban khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 1990. Tác
phẩm đề cập đến chủ nghĩa nhân văn của Hồ Chí Minh về phụ nữ, thể hiện
qua những lời kêu gọi, bài nói chuyện và những vần thơ của Bác.
Phạm Hồng Điệp với cơng trình Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ
của phụ nữ, Nxb. Văn hóa Thơng tin, 2008, đã tập hợp những bài nói, bài
viết của Hồ Chí Minh về chủ đề giải phóng phụ nữ. Thể hiện lịng kính
trọng, biết ơn sâu sắc của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế đối với Người.
Võ Nguyên Giáp với cơng trình nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh
với sự nghiệp xây dựng con người mới trong cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh,
người chiến sĩ cộng sản kiên cường”, Nxb. thông tin Lý luận, Hà Nội,
1990, đã đề cập đến con người, sự nghiệp, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh,
trong đó nói nhiều đến tư tưởng nhân văn của Người về con người và giải
phóng con người.
Phạm Văn Đồng với cơng trình Hồ Chí Minh và con người Việt Nam
trên con đường dân giàu, nước mạnh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1993, đã đề cập đến quá trình đấu tranh của con người trong lịch sử lồi
người nói chung, người Việt trong lịch sử Việt Nam nói riêng và hoạt động
của Hồ Chí Minh nhằm giải phóng con người, xây dựng một cuộc sống hạnh
phúc cho người dân đất Việt, dựng nên đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Qua việc tìm hiểu những tác phẩm của nhóm thứ nhất, tác giả đã tiếp
thu và kế thừa có chọn lọc, vận dụng vào việc làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh
về giải phóng phụ nữ.

Nhóm thứ hai là các cơng trình nghiên cứu về vị trí, vai trị của người
phụ nữ, về nữ quyền, về giới và bình đẳng giới ở Việt Nam,… Trong đó,
phần nghiên cứu lý thuyết cũng ít nhiều đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
phụ nữ và giải phóng phụ nữ. Có thể nêu ra một số cơng trình tiêu biểu như:


7

Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam của Lê Thi được
nhà xuất bản Phụ nữ Hà Nội cho in xuất bản năm 1999, tác phẩm đã trình bày
vấn đề nghiên cứu khoa học về người phụ nữ, những vấn đề cần quan tâm và
giải quyết như thực trạng đời sống của người lao động nữ trong giai đoạn đổi
mới đất nước, về văn hóa, sức khỏe, gia đình và sự bình đẳng về giới nhằm
đẩy mạnh sự tiến bộ của phụ nữ và sự bình đẳng về giới ở Việt Nam.
Nguyễn Linh Khiếu với công trình Nghiên cứu phụ nữ: Giới và Gia
đình, Nxb. Khoa học Xã hội, 2003, đã khái quát về gia đình và vai trị của
người phụ nữ trong gia đình; sự bình đẳng của phụ nữ nói chung và phụ nữ
nơng thơn nói riêng trong thời đại ngày nay.
Bùi Thị Tính với cơng trình Phụ nữ và giới, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2010, đã cung cấp thông tin về những vấn đề lý luận và thực tiễn
của vấn đề giới và phong trào nữ quyền; trình bày quan điểm về giới và con
đường giải phóng phụ nữ.
Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng với cơng trình Phụ nữ, giới và phát
triển, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1996, đã phân tích q trình phát triển của các
văn bản luật và chính sách liên quan đến phụ nữ.
Tác giả đã nghiên cứu và vận dụng một số ý của những tác phẩm trên
vào phân tích vai trị của phụ nữ trong gia đình, đẩy mạnh tiến bộ phụ nữ,
bình đẳng giới.
Nhóm thứ ba là các cơng trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, đặc
biệt là lịch sử các phong trào phụ nữ, các tổ chức phụ nữ Việt Nam thời hiện

đại. Trong đó đề cập đến vai trị của Hồ Chí Minh với tư cách là người lãnh
đạo có ảnh hưởng lớn đến sự ra đời và quá trình vận động của các phong
trào, các tổ chức này. Có thể nêu ra một số cơng trình tiêu biểu như:
Nguyễn Đức Hạt với cơng trình Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán
bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009, đã


8

đưa ra những luận cứ khoa học, thực tiễn về việc nâng cao vị trí, vai trị,
năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý
của phụ nữ trong hệ thống bộ máy Đảng, nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở
nước ta trong tình hình mới.
Lê Thi, Đỗ Thị Bình với cơng trình Mười năm bước tiến bộ của phụ
nữ Việt Nam (1985-1995), Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1997, đã đề cập đến những
nét chung của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1985-1995 như: các vấn đề về việc
làm, giáo dục, sức khỏe, vai trị xã hội của phụ nữ, hơn nhân và gia đình,
pháp luật và tệ nạn xã hội.
Hay Lê Thị Nhâm Tuyết với cơng trình Phụ nữ Việt Nam qua các thời
đại, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973, đã giới thiệu về phụ nữ Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử. Trong phần lịch sử hiện đại, tác giả giới thiệu lần
lượt phụ nữ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử được bắt đầu với năm đầu
tiên của chế độ dân chủ cộng hòa.
Tham khảo những tác phẩm ở nhóm thứ ba, tác giả đã tập trung làm rõ
vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị cũng như những chính sách pháp
luật về nữ quyền….
Ngồi ra cịn phải kể đến một số tác phẩm khác như:
Pháp luật vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (1996), Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý (1997), Nxb. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.
Lê Thi (1998) Vấn đề đào tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao địa vị
người phụ nữ Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội.
Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ (1970), Nxb. Phụ nữ,
Hà Nội.
Vấn đề giải phóng phụ nữ (1976), Nxb. Sự thật, Hà Nội.


9

Dự báo xu thế phụ nữ thế kỷ XXI (2001), Nxb. Lao động, Hà Nội.
Các cơng trình nghiên cứu đã nêu đã đề cập đến những khía cạnh khác
nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ. Những kết quả nghiên cứu có
giá trị gợi mở và tham khảo rất hữu ích đối với chúng tơi khi triển khai đề tài
luận văn của mình.
Ở Long An, ngồi Báo cáo các ban chấp hành Hội Liên Hiệp phụ nữ
tỉnh Long An tại Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Long An lần thứ XIII nhiệm
kỳ 2006-2010, nhiệm kỳ 2011-2016; Báo cáo của Ban chấp hành Hội Liên
Hiệp phụ nữ tỉnh khóa VIII trình Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ IX,
nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, cùng các bài báo bàn
về phụ nữ, các văn bản tổng kết hàng năm của tỉnh như: Báo cáo sơ kết 5
năm thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020; Báo cáo
tình hình hoạt động vì sự nghiệp tiến bộ của phụ nữ Long An giai đoạn
2001-2010 của Sở lao động thương binh và xã hội Tỉnh đến nay; Chương
trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An giai đoạn 2001-2010; Báo cáo
tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2018…. vẫn chưa có cơng trình khoa học nào
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ với việc
phát huy vai trò của phụ nữ Long An hiện nay. Những tài liệu trên có đánh
giá, tổng kết khá đẩy đủ những thành tựu, hạn chế mà Tỉnh đã thực hiện,

trong đó cơng tác phụ nữ, cũng như đề ra các mục tiêu, chính sách thực hiện
bình đẳng giới, phát huy vai trị của phụ nữ mà lãnh đạo Long An đã chỉ đạo
thực hiện. Đây sẽ là cơ sở, nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả trong
q trình hồn thành luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận một số vấn đề tư tưởng Hồ Chí


10

Minh về phụ nữ, trình bày những nội dung chủ yếu về việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh, một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ
Long An trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Phân tích, làm rõ cơ sở lí luận về những vấn đề của tư tưởng
Hồ Chí Minh về phụ nữ.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
phụ nữ vào việc phát huy vai trò của phụ nữ Long An trong giai đoạn đổi
mới hiện nay.
Thứ ba: Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát huy vai trò của phụ nữ Long An
trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực đời sống xã
hội. Đồng thời nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong việc phát huy vai
trò của phụ nữ Long An trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ bàn về rất
nhiều vấn đề như: vai trò của phụ nữ, bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ, tiến
bộ phụ nữ, công tác phụ nữ....
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trị của phụ nữ và giải phóng phụ nữ. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu
việc thực hiện vai trò của phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội,
văn hóa tỉnh Long An trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ
trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.


11

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn có sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học bao
gồm: phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích, tổng hợp hệ thống,....
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí
Minh về phụ nữ, vai trị của phụ nữ.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đề xuất một số phương hướng và giải
pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Long An trong sự nghiệp đổi mới
hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
cho những ai quan tâm đến vấn đề phụ nữ. Đồng thời, luận văn có thể dùng
làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu vấn đề phụ nữ trong
chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm hai chương, 5 tiết.


12

Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHỤ NỮ VÀ VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHỤ NỮ

1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về phụ nữ
Điều kiện kinh tế xã hội của thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX
Sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc tiến hành xâm lược vũ trang các
nước Châu Á, Châu Phi, Mỹ la-tinh nhằm thiết lập hệ thống thuộc địa cho
mình. Nguyên nhân là do chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển ở trình
độ cao và chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc
quyền. Nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đặt ra yêu cầu
bức thiết về thị trường. Các nước đế quốc xâm chiếm, tiến hành khai thác,
tàn phá mọi tiềm năng kinh tế, những truyền thống vốn có, làm cho các nước
thuộc địa phải phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Đời sống các nước thuộc
địa lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là phụ nữ, dẫn đến mâu thuẫn giữa các
dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân, ngày càng gay gắt. Những
mâu thuẫn đó đã thành tiền đề gắn kết phong trào cách mạng các nước thuộc
địa với phong trào cách mạng quốc tế.
Do sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc nên một số
nước đế quốc phát triển sau muốn chia lại thuộc địa trên bản đồ thế giới dẫn
đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX, lịch sử thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc cùng với sự

bùng lên mạnh mẽ của các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước
tư bản. Dưới sự lãnh đạo của V.I Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân Nga
đã làm cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, lật đổ chế độ bóc


13

lột, giành chính quyền về tay cơng nhân, làm tiền đề giải phóng phụ nữ,
khẳng định vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Thắng lợi của
cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đã mở ra một thời đại mới - thời đại
quá độ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi tồn thế giới.
Thành cơng của Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa học thuyết chủ nghĩa
Mác - Lênin về chủ nghĩa cộng sản trở thành hiện thực đồng thời cỗ vũ mạnh
mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á. Sau
thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, năm 1919 V.I. Lênin thành
lập Quốc tế cộng sản. Ông đề ra lý luận cách mạng vơ sản có thể thành cơng
ở một số nước, thậm chí trong một nước tư bản phát triển trung bình, nêu lên
tư tưởng cơ bản về sự đồn kết giữa giai cấp vô sản ở các nước đế quốc và
các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Sự ra đời
tổ chức này và ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga đã
tạo ra những tiền đề cơ bản thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người nói chung và phụ nữ nói riêng
ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Thời kỳ phong kiến cùng với tư tưởng Nho giáo, người phụ nữ Việt
Nam khơng có địa vị trong xã hội cũng như gia đình. Cuộc sống của họ ln
gói gọn trong hai chữ phục tùng qua tư tưởng tam tòng của Nho giáo “Tại
gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là, suốt cuộc đời của
người phụ nữ, từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành và lúc xế chiều điều
phải cung phụng, phục tùng những người đàn ơng, kể cả con trai do chính

mình mang nặng đẻ đau. Với Tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” bám rễ hàng
nghìn năm lịch sử, người đàn ơng có quyền lực tuyệt đối trong gia đình, việc
sinh con nhất định phải là quý tử, nếu như người con dâu, người vợ không
sinh được con trai, tất nhiên mọi tội lỗi đều đổ lên vai của họ. Không những


14

vậy người phụ nữ phải ngậm đắng nuốt cay, cam chịu số phận kiếp “chồng
chung” với những thê thiếp khác của phu quân. Bởi lẽ, pháp luật lúc bấy giờ
ưu ái, cho phép người đàn ơng có quyền “Tam thê, tứ thiếp”, cịn phụ nữ thì
khơng. Có thể nói, phụ nữ là nơ lệ của xã hội phong kiến.
Tóm lại, người phụ nữ thời phong kiến bị trói buộc bởi muôn vàn bổn
phận và nghĩa vụ nhưng lại không hề có được nhân quyền như nam giới.
Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, trong gần một trăm
năm bị thực dân pháp đô hộ, nhân dân Việt Nam đã mất quyền sống, quyền
tự do, quyền làm người cơ bản, số phận của người phụ nữ Việt Nam đã bi đát
lại vô cùng bi đát. Nhân phẩm của họ bị luật lệ phong kiến cổ hũ và chế độ
thực dân tàn ác chà đạp. “Toàn thể nhân dân đau khổ vì sự bóc lột... thuế má,
tạp dịch tăng lên. Ruộng đất nhiều lần bị bọn địa chủ đồn điền Pháp chiếm
đoạt. Pháp thi hành hành chính sách gây nạn đói để làm cho nơng dân bần
cùng. Giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản Việt Nam bị nghẹt thở vì sự áp
bức nặng nề của tư bản thuộc địa” (Dương Thoa, 1976, trang 76). Về tội ác
của thực dân cướp nước đối với phụ nữ cũng như đối với cả dân tộc, nhà thơ
Nguyễn Đình Chiểu đã nói:
“Khi bọn thực dân Pháp đến một làng, tất cả dân chúng chạy trốn cả,
chỉ còn hai cụ già, một thiếu nữ, một thiếu phụ đang cho đứa con mới
đẻ bú, tay dắt một con bé gái lên tám tuổi. Bọn giặc đã thiêu sống ông
già trên đống củi, đã hãm hiếp hai người phụ nữ và em bé giái, đã giết
cô giá chặt tay lấy chiếc nhẫn, chặt cổ lấy chiếc vịng, chỉ cịn người

đàn bà trốn thốt cịn tất cả thì chết cả!” (Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập
1, 1995, trang 65).
Chủ nghĩa đế quốc Pháp đã thi hành những chính sách vơ cùng tàn
bạo. Chúng chia nước ta làm ba “Kỳ”, bắt hàng triệu người dân trở thành
nguồn nhân công lao động rẻ mạt, thực hiện chính sách ngu dân; mở sịng


15

bạc, nhà chứa, tiệm nhảy nhiều hơn trường học, bệnh viện, cấm nghiêm ngặt
sách báo tiến bộ; cho “tự do” tiêu thụ rượu, thuốc phiện nhằm đánh bay lý
tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
Trước tình cảnh đó, nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra như phong
trào Cần Vương, phong trào Duy Tân của Phan Bội Châu, phong trào cải
cách dân chủ tư sản do Phan Châu Trinh ... phong trào nào cũng có sự
hưởng ứng tích cực và tham gia đơng đảo của chị em phụ nữ. Mặc dù
phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ nhưng tất cả đều thất bại. Nguyên
nhân là do chưa có đường lối cứu nước đúng đắn và sáng suốt. Do đó, sứ
mệnh lịch sử đặt ra cho dân tộc Việt Nam là phải tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn để cứu nhân dân ta, phụ nữ ta để thoát ra khỏi ách thống trị
của đế quốc và tay sai.
Trong sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước ấy, Hồ Chí Minh
đã xuất hiện, Người đã chọn con đường giải phóng dân tộc phù hợp với thực
tiễn Việt Nam, đó chính là con đường cách mạng vô sản. Bác đã xuất hiện
đúng lúc, với những tư tưởng và ý kiến đúng, phù hợp với yêu cầu của thời
đại, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước thời bấy giờ. Dưới ánh sáng tư
tưởng của Người, dân tộc Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng
đã đứng lên làm cách mạng thắng lợi, giải phóng đất nước, giải phóng dân
tộc, giải phóng con người.
1.1.2. Tiền đề hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phụ nữ

Tinh hoa văn hóa thế giới về phụ nữ
Nhiều nhà tư tưởng tiến bộ, những nhà hoạt động xã hội, những nhà
văn, những người đã dùng ngòi bút và hoạt động của mình để bênh vực cho
quyền lợi của người phụ nữ, địi quyền bình đẳng về giới trong xã hội, đấu
tranh giải phóng phụ nữ, làm thay đổi định kiến hà khắc của xã hội đối với
phụ nữ. Có thể khái qt qua các thời kì cơ bản sau:


16

Phong trào phụ nữ ngay từ khi ra đời đã là phong trào địi quyền bình
đẳng, địi giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào nam giới, gọi tắt là “Phong trào nữ
quyền”. Thời đại khai sáng vào thế kỉ XVIII, ở phương Tây nhiều nhà tư
tưởng đã đấu tranh quyết liệt cho việc học tập của phụ nữ, tiêu biểu là bà
Mary Wollstonecraff, một nhà văn, nhà triết học, bảo vệ quyền phụ nữ người
Anh. Tác phẩm Bản chứng minh về quyền của phụ nữ của bà được coi là
một bản Tuyên ngôn nữ quyền đầu tiên, mở đầu cho lịch sử phát triển của
phong trào nữ quyền. Tác giả hình dung ra một trật tự xã hội được thiết lập
dựa trên lý trí và thốt khỏi mọi định kiến lý luận, sự thấp kém của phụ nữ
không phải bẩm sinh mà là hậu quả của một quá trình giáo dục lệch lạc do
nam giới áp đặt lên phụ nữ, bà gợi ý cả nam và nữ nên cùng được hưởng một
nền giáo dục dựa trên lý trí.
Vào năm 1848, bản công ước đầu tiên về quyền phụ nữ ra đời - Công
ước Seneca Falls. Bản tuyên ngôn Seneca Falls mở đầu bằng câu: Đàn ông
và đàn bà sinh ra đều bình đẳng, đã đề ra chương trình đấu tranh cho nữ
quyền, cơng nhận quyền được làm chứng trước tịa án để chống lại người
chồng bạo hành của người phụ nữ, quyền đối với con cái của họ trong trường
hợp ly hôn, quyền được làm việc và giữ lại tiền lương của mình và đặc biệt
là quyền được tham gia bỏ phiếu của người phụ nữ - một trong những quyền
gây nhiều tranh cãi nhất trong thời kỳ này.

Ngày 8/3/1899, nữ cơng dân nước Mỹ đấu tranh địi tăng lương, giảm
giờ làm. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào
phụ nữ lao động trên thế giới. Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế xã hội chủ
nghĩa họp tại Copenhagen (Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày
Quốc tế phụ nữ với khẩu hiệu: ngày làm 8 giờ, làm việc ngang nhau, bảo vệ
bà mẹ và trẻ em.... Từ đó, ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ
nữ lao động trên tồn thế giới, đấu tranh vì tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh


17

phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phụ nữ tại nhiều nước có quyền đi
bầu cử. Nhiều nước ở Châu Á có xu hướng đấu tranh cho quyền lợi của phụ
nữ như: phát triển giáo dục, phát huy địa vị phụ nữ. Tháng 6/1946, Ban về
địa vị của phụ nữ (CSW) được thành lập.
Năm 1948, Bản Tuyên ngôn về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, điều
2, đã tuyên bố: Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền lợi và tự do đã
được nêu trong bản tun ngơn này, khơng có sự phân biệt chủng tộc, màu
da, giới tính.
Các phong trào đấu tranh về quyền của phụ nữ trên thế giới đã ảnh
hưởng sâu sắc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ. Cuối năm
1912 đến cuối năm 1913, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tun ngơn độc lập của
nước Mỹ năm 1776, Người đã tiếp thu những tư tưởng vĩ đại như “quyền
bình đẳng”, “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” của con
người... đồng thời chỉ ra những tồn tại tiêu cực như chế độ phân biệt chủng
tộc Apartheid, sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động
trong đó có phụ nữ....
Hồ Chí Minh cũng đi sâu nghiên cứu những tư tưởng trong bản Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền cùa Pháp 1789. Người cho rằng cách mệnh

Pháp và cách mệnh Mỹ là hai cuộc cách mệnh “không đến nơi” vì cơng nơng
ở chính quốc vẫn cực khổ, cịn cơng nơng các nước thuộc địa vẫn cịn bị áp
bức. Từ đó, Người đã tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo con đường cách
mạng vô sản, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc
lập cho dân tộc và bình đẳng cho mọi người trong đó có phụ nữ Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn là người thấm nhuần triết lý phương Đơng
một cách có chọn lọc. Người kế thừa các giá trị tiến bộ của tư tưởng Nho,
Phật giáo... nhưng khơng đồng tình với tư tưởng phong kiến coi thường lao


18

động tay chân, đặc biệt coi khinh phụ nữ.... Hồ Chí Minh lấy mục tiêu giải
phóng con người làm trung tâm, mưu cầu hạnh phúc cho con người nói
chung và phụ nữ nói riêng.
Có thể nói, Hồ Chí Minh trong q trình tìm đường cứu nước đã tiếp
thu có chọn lọc văn hóa phương Đơng và phương Tây để làm giàu và biến tri
thức ấy thành của mình, ứng dụng một cách phù hợp và hiệu quả trong thực
tiễn. Đó là cả một quá trình đầy gian truân, cần rất nhiều ý chí và nghị lực,
khơng phải bất kỳ ai cũng có thể làm được.
Chủ nghĩa Mác - Lênin về phụ nữ
Quá trình khảo sát thế giới, đâu đâu Người cũng chứng kiến cảnh
người phụ nữ có địa vị thấp hèn trong xã hội, trong gia đình. Người nhận
thấy, ngồi nỗi khổ của người dân mất nước, người phụ nữ ở các thuộc địa,
phụ thuộc còn phải chịu nỗi đau khổ riêng, đó là sự ràng buộc của những luật
lệ từ trong các xã hội cũ để lại.... Vì vậy, song song với mong muốn giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cịn có mong muốn riêng là giải phóng cho những người phụ nữ.
Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đã đọc Luận cương của Lênin về các vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa và tìm ra con đường đi cho dân tộc. Người đã

tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin quan điểm về giải phóng con người, trong
đó có giải phóng phụ nữ - một trong những quan điểm thấm đượm tinh thần
nhân văn cao cả. Đây là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, coi
con người là nhân vật trung tâm, chủ thể duy nhất có khả năng nhận thức và
cải tạo thế giới. Theo đánh giá của Mác thì trong lịch sử nhân loại khơng có
một phong trào to lớn nào của những người áp bức mà lại khơng có phụ nữ
lao động tham gia. Phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất
cả những người bị áp bức. Trong bộ Tư bản, C. Mác đã chỉ ra: “Trong những
tuần lễ cuối tháng Sáu 1863, tất cả các tờ báo hàng ngày ở Luân Đôn đều


19

đăng một tin về đề tài “giật gân”: “Death from simple overwork” (“Chết vì
lao động quá sức”) (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, 1993, trang
373). Giới chủ tư bản bóc lột sức lao động của phụ nữ bằng cách kéo dài thời
gian lao động của họ trong mơi trường thiếu vệ sinh, thiếu cả khí thở, “đó là
chuyện những cơ gái trong mùa may mặc thì thường làm việc một mạch 30
giờ không nghỉ” (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, 1993, trang
373). Những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã tố cáo chế độ bóc lột kiểu tư
bản chủ nghĩa đối với lao động nữ, đó là bóc lột lao động đến kiệt sức sau
khi họ được nhà tư bản mua về. Những phụ nữ đang mang thai và nuôi con
nhỏ cũng vẫn phải làm việc cật lực. Nguyên nhân là do nhà tư bản đã khơng
nhìn thấy sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về sức khỏe và thể lực, bắt
phụ nữ làm việc ngang sức với đàn ông, khiến họ bị kiệt sức trong lao động.
Người phụ nữ trở thành nô lệ, công cụ lao động của giới tư sản.
Trong hơn nhân và gia đình, C. Mác và Ph.Ăng-ghen đã vạch trần bản
chất hơn nhân và gia đình tư sản, người phụ nữ trở thành phương tiện và
công cụ sản xuất, thành nô lệ của đàn ông:
“Đối với người tư sản, vợ hắn chỉ qua chỉ là công cụ sản xuất. Cho nên

nghe nói cơng cụ sản xuất phải được đem dùng chung thì tất nhiên là
hắn kết luận rằng chính đàn bà rồi cũng phải chịu cái số phận chung là
bị xã hội hóa... Các ngài tư bản của chúng ta chưa thỏa mãn là đã sẵn
có vợ và con gái của vơ sản để dùng, đó là chưa kể chế độ mãi dâm
công khai, các ngài ấy còn lấy việc cắm sừng lẫn nhau làm một thú vui
đặc biệt...” (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 4, 1993, trang 623).
Ph.Ăng-ghen cũng chỉ rõ, chế độ “1 vợ, 1 chồng” trong xã hội tư bản
chủ nghĩa chỉ riêng đối với đàn bà, không phải đối với đàn ông. Nếu người
vợ vượt ra ngoài khuôn khổ ấy sẽ bị lên án, bị trừng phạt nghiêm khắc. Còn
V.I. Lê-nin đã viết:


×