Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chuyen de Ngu van 102009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.76 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI AN</b>
<b> TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU</b>


<b>BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ</b>



<b>I CƠ SỞ LÝ LUẬN:</b>


Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại, đáp
ứng yêu cầu đào tạo con người phát triển toàn diện. Nghị quyết hội nghị lần II
BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp GDĐT, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Luật
Giáo dục (điều 5) cũng đã qui định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và có ý chí vươn lên”.


Đổi mới phương pháp dạy học không phải là tạo ra một phương pháp khác
với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học
giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ
vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt
hơn cái đã có. Nói như vậy, khơng phải chúng ta dung hồ để làm “hơi khác hay
tương tự cái đã có”. Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi hỏi của sự
tiến bộ. Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập
cho học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu
điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần
nhiều “bỏ quên học sinh”. Nên bình thường, học sinh bị động trong tiếp nhận. Cịn
phương pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh.


Đổi mới phương pháp dạy học khơng có nghĩa là thay đổi hồn tồn phương
pháp dạy học theo hướng hiện đại mà đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các
phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới.



Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh thông qua
hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới.
Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lịng mong muốn hành động được
nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt
động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh khơng cịn bị thụ động. Học
sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu
biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với người giáo viên là: Trong một giờ lên lớp,
phải làm sao cho những học sinh khá giỏi được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri


<b>ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thức là một chân trời mới. Cịn những học sinh học yếu nhất cũng khơng thấy bị bỏ
rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Để học sinh chủ động,
tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy.


Một trong những điều kiện quan trọng tác động lớn tới việc hiện đại hóa
giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học là công nghệ thông tin - một trong
những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học.


Nắm bắt được điều đó, Tổ Ngữ văn Trường THCS Phan Bội Châu đã có
những cố gắng nhất định để vận dụng vào việc giảng dạy của mình.


<b>II. CƠ SỞ THỰC TIẾN:</b>
<b>1) Thuận lợi:</b>


- Đội ngũ giáo viên giảng dạy Ngữ văn của Trường THCS Phan Bội Châu
đa số trẻ, nhiệt tình, nhạy bén với cơng việc. Ln có ý thức trách nhiệm, tự học tự
rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và luôn được bồi dưỡng thường
xuyên về đổi mới phương pháp.



- Tổ nhóm chun mơn ln có sự trao đổi, bàn bạc để cùng tháo gỡ những
vướng mắc trong soạn giảng theo tinh thần đổi mới phương pháp và ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học nhất là sự giúp đỡ của các đồng nghiệp có nhiều
kinh nghiệm.


- Được sự chỉ đạo sâu sát của Ngành và sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh
đạo nhà trường.


<b>2) Khó khăn:</b>


- Đối với bộ mơn Ngữ văn, trang thiết bị hầu như khơng có gì. Chỉ vài bức
tranh, đơi cái đĩa CDrom nên giáo viên phải tự tìm tòi làm đồ dùng dạy học để
phục vụ giảng dạy. Vì thế rất mất nhiều thời gian, cơng sức cho một tiết dạy.


- Đội ngũ giáo viên văn đa số trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều.
- Học sinh vùng ven biển cịn nhiều khó khăn, trình độ tiếp thu còn hạn chế
so với học sinh nội thành nên cũng ảnh hưởng rất lớn trong việc xây dựng tiết dạy
theo tinh thần đổi mới phương pháp.


<b>III. NHỮNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG</b>
<b>NGHỆ THÔNG TRONG TỔ CHUYÊN MÔN</b>


Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông
tin đã được tiến hành từ những năm gần đây. Riêng với tổ chuyên môn trường đã
thực hiện qua những việc làm sau:


<i><b>1. Tổ, nhóm chun mơn đã tổ chức bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn</b></i>
<i><b>Ngữ văn cho học sinh:</b></i>



- Ngay từ đâù năm học, cùng với các môn học khác, tổ chuyên môn đã tổ
chức phương pháp học tập bộ môn cho học sinh nhằm giúp các em có phương
pháp học tập đúng đắn, phù hợp với yêu cầu ĐMPP để học tập tích cực, chủ động,
tìm tịi chiếm lĩnh tri thức khoa học. Cụ thể là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Tăng cường hoạt động tìm tịi quan sát, tìm tự liệu, sưu tầm văn thơ.


- Vận dụng linh hoạt các hình thức học tập như thảo luận nhóm, hoạt cảnh,
đọc phân vai, trò chơi, đố vui để học, vẽ tranh, thuyết trình, ngâm thơ, hát minh
họa, kể chuyện theo tranh, phiếu học tập…


<i><b>2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Ngữ văn</b></i>
<i><b>a) Đưa phim ảnh, âm thanh vào bài giảng:</b></i>


- Đưa hình ảnh vào tiết dạy rất tiện lợi, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh. Tiết
kiệm được thời gian, chuyển tải được nhiều kiến thức để các em hiểu rộng và sâu
hơn. (mh1)


- Về âm thanh cũng được chú trọng đưa vào tiết dạy. Âm thanh để rèn luyện
kỹ năng nghe đọc từ bộ đĩa Ngữ văn 6-9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (mh2). Âm
thanh nhạc, thơ để minh hoạ bài dạy thêm sinh động (mh3).


- Chèn phim minh hoạ cho nội dung tác phẩm văn học nhằm hỗ trợ cho việc
cảm thụ bài học sâu sắc (mh4).


<i><b>b) Thay cho bảng phụ, giấy rô ki, đèn chiếu:</b></i>


Bảng phụ, giấy rô ki là phương tiện dạy học phổ biến nhất đối với giáo viên
Ngữ văn. Từ khi ứng dụng phương tiện hiện đại đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình
dạy học. Cụ thể:



<i><b>* Trong khâu tìm hiểu, hình thành kiến thức mới ở Tiếng Việt và Tập làm văn:</b></i>


Với đặc trưng bộ môn là từ việc tìm hiểu những ví dụ, bài tập qui nạp thành những
đơn vị kiến thức nên giáo viên thường sử dụng bảng phụ, giấy rơ ki để ghi sẵn
những ví dụ, những bài tập để hình thành kiến thức mới. Nay nhờ ƯDCNTT giúp
cho người giáo viên đỡ vất vả trong khâu chuẩn bị bảng phụ, giấy rô ki … thường
là cồng kềnh khi mang đến lớp. Khi sử dụng mất thời gian nhưng sức lôi cuốn
thiếu hấp dẫn bằng trình chiếu trên máy <b>(mh5)</b>


<i><b>* Trong các tiết ơn tập bằng sơ đồ: Lập bảng hệ thống kiến thức (văn bản), hay sử</b></i>


dụng sơ đồ ôn tập (Tiếng Việt). Đối với các bài ôn tập chương, học phần hoặc học
kì cần hệ thống kiến thức để học sinh dễ nắm được kiến thức trọng tâm (mh6).


<i><b>* Trong khâu tìm hiểu văn bản: Thường ta sử dụng bảng phụ để liệt kê những chi</b></i>


tiết, dừng lại ở những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc để khắc sâu kiến thức. Sẽ dễ
dàng hơn rất nhiều nếu ta sử dụng CNTT (mh7).


<i><b>c) Trong tổ chức các trò chơi chiếm lĩnh tri thức: </b></i>


- Trị chơi ơ chữ: sử dụng các trị chơi ơ chữ để giải thích từ, kiểm tra bài cũ, luyện
tập củng cố… (mh8).


- Thảo luận nhóm: giáo viên có thể đưa ra nội dung thảo luận, cài đặt thời gian tính
giờ để các em thảo luận. Thảo luận có hạn định thời gian vừa giúp các em nhạy
bén, chủ động, phát huy óc tư duy sáng tạo trong học tập vừa tạo khơng khí thi đua
giữa các nhóm tạo hứng thú trong học tập.



- Nhìn tranh kể chuyện: Qua quan sát tranh để kể lại nội dung văn bản (mh9).
Thuyết trình (mh10).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ứng dụng CNTT trong việc thể hiện các bài tập trắc nghiệm chiếm ưu thế,
nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh. Sử dụng nhiều ở khâu kiểm tra bài cũ, củng
cố bài học hay ở những buổi ngoại khoá (mh11).


<i><b>e) Trong các buổi ngoại khố mơn ngữ văn:</b></i>


Nhờ có phần mền trình chiếu Powepoint và máy chiếu đa năng Projector nên
đã cải tiến cách thức tổ chức ngoại khóa. Trước đây nội dung ngoại khóa được cụ
thể hóa bằng các câu hỏi, hệ thống bài tập... thường thể hiện thiếu trực quan, nếu
có dưới dạng trị chơi ơ chữ và được kẻ trên giấy khổ lớn nay đã được thay thế
hoàn toàn nhờ các thiết bị hiện đại. Qua mỗi lần ngoại khóa như thế, đối tượng học
sinh tham gia đầy đủ hơn bởi trực quan sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn nên chất
lượng càng được nâng cao thiết thực.


Ví dụ một cách thiết kế “Trị chơi ơ chữ” chiếu trên Projector khi tổ chức
ngọai khóa (mh12).


<i>III. VẬN DỤNG ĐMPP VÀ ƯDCNTT VÀO TIẾT DẠY CHUYÊN ĐỀ THÔNG</i>
<i>TIN NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000.</i>


Trước yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học mang lại lợi ích rất nhiều. Với phạm vi tiết học cụ thể, kinh nghiệm
ĐMPP và ƯDCNTT của tập thể tổ, của giáo viên còn hạn chế nhưng cũng đã cố
gắng xây dựng ở một số mặt tích cực như sau:


- Xây dựng bài dạy bằng phương tiện điện tử
- Sử dụng video để vào bài và tổng kết bài



- Sử dụng bài tập trắc nghiệm để kiểm tra bài cũ, củng cố bài mới
<i>- Sử dụng trò chơi Đố bạn để giải thích từ ngữ</i>


<i>- Thảo luận nhóm Em thử tưởng tượng mình là bao bì ni lơng hoặc túi đựng có</i>


<i>chất liệu khác, khi nghe Sở Khoa học công bố tác hại vô cùng khủng khiếp của bao</i>
<i>bì ni lơng, em có suy nghĩ gì?</i>


<i>- Đóng vai: Em hãy đóng vai một tuyên truyền viên để thông tin này vào đời sống</i>


<i>biến thành hành động cụ thể!</i>


- Tích hợp với những văn bản đã học, với các phân môn khác.


- Phương pháp đàm thoại, câu hỏi có tình huống, rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
IV. KẾT LUẬN.


Tóm lại ứng dụng cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến
việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng ở bộ môn Ngữ văn. Tuy
nhiên khi ứng dụng CNTT chúng ta cần chú ý lựa chọn những tình huống dạy học
thích hợp, tránh lạm dụng. Biết kết hợp hài hoà giữa phương pháp truyền thống và
hiện đại thì chắc chắn sẽ có những tiết học đạt kết quả tốt.


Song chúng tôi thiết nghĩ rằng, trong phạm vi của tổ chuyên môn, việc tiếp
cận và ứng dụng CNTT cũng còn hạn hẹp so với các ứng dụng mà nó mang lại là
vơ bờ. Trong qua trình thực hiện khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong lãnh
đạo và các đồng nghiệp góp ý chân tình để ngày một đưa việc ứng dụng CNTT và
ĐMPP dạy học tốt hơn. Xin cảm ơn!



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×