Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh gói thầu thi công nhà nhiều tầng ở thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.07 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LÊ ANH SƠN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH GĨI THẦU THI CƠNG
NHÀ NHIỀU TẦNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG BẮC AN

TPHCM – 2014


Trường Đại học Thủy Lợi

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
Ngành: Quản lý xây dựng

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường đại học Thủy Lợi đã tạo
điều kiện học tập tốt nhất cho học viên và các Thầy Cơ của trường đã tận tình
giảng dạy trong suốt khóa học.
Đặc biệt tơi xin trân trọng biết ơn Tiến sĩ Hồng Bắc An đã tận tình hướng
dẫn và chỉ dạy từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành luận văn.


Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã
tạo điều kiện, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

GVHD: Tiến sĩ. Hồng Bắc An

HVTH: Lê Anh Sơn
Lớp: 21QLXD11-CS2


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn cao học đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH GÓI THẦU THI CƠNG NHÀ NHIỀU TẦNG Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH” theo quyết định giao đề tài luận văn số 690/QĐ-ĐHTL của
trường đại học Thủy Lợi ngày 22/05/2014 là công trình độc lập của cá nhân tơi với
sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hoàng Bắc An. Các số liệu trong luận văn là trung thực
và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


DANH MỤC VIẾT TẮT
TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

WB:

Ngân hàng Thế Giới

IBRD:


Ngân hàn Tái Thiết và Phát Triển Quốc Tế

IDA:

Hiệp hội phát triển quốc tế

ICB: Đấu thầu cạnh tranh quốc tế
ADB:

Ngân hàng Phát Triển Châu Á

JBIC:

Ngân hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản

BĐS:

Bất động sản

HSDT:

Hồ sơ dự thầu

EPC:
cơng trình

Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ cạnh tranh theo nghĩa rộng trong đấu thầu xây dựng....................36
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình về thời gian trong đấu thầu rộng...................................43
Hình 3.1: Sơ đồ mơ hình SWOT............................................................................48
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp xây dựng......50
Hình 3.3: Phối cảnh dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ Thảo
Điền........................................................................................................................71


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng1.1: So sánh những điểm mới của luật đấu thầu 43/2013/QH13 với
61/2009/QH11........................................................................................................16
Bảng 1.2: So sánh những điểm mới của nghị định số 63/2014/NĐ-CP và nghị định
số 85/2009/NĐ-CP….............................................................................................20
Bảng 3.1: Đối tượng và trọng số của đối tượng tham gia khảo sát..........................51
Bảng 3.2: Thống kê khảo sát diện rộng về chỉ tiêu đánh giá nhà thầu phụ.............52
Bảng 3.3: Thống kê khảo sát diện rộng về chỉ tiêu đánh giá nhà thầu chính...........53
Bảng 3.4: Nhóm các chỉ tiêu theo mức độ quan trọng của nhà thầu chính............64
Bảng 3.5: Nhóm các chỉ tiêu theo mức độ quan trọng của nhà thầu phụ...............65
Bảng 3.6: Tính trọng số các chỉ tiêu của nhà thầu phụ bằng ma trận Wakentin.....66
Bảng 3.7: Tính trọng số các chỉ tiêu của nhà thầu chính bằng ma trận
Wakentin................................................................................................................67


Trường Đại học Thủy Lợi

[1]

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
Ngành: Quản lý xây dựng


MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------4
1. Tính cấp thiết của đề tài

4

2. Mục đích của đề tài

5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu-----------------------------------------------5
4. Phương pháp nghiên cứu

6

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẠNH TRANH ĐẤU THẦU
XÂY DỰNG-------------------------------------------------------------------------------------8
1.1.Tổng quan về pháp luật đấu thầu trên thế giới---------------------------------8
1.1.1. Pháp luật về đấu thầu của một số nước trên thế giới [1]--------------8
1.1.2. Quy định về đấu thầu của một số tổ chức trên thế giới [1]-----------9
1.1.3. Đánh giá chung về pháp luật đấu thầu trên thế giới------------------11
1.2.Tổng quan về tình hình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Việt Nam
những năm qua
11
1.2.1. Quá trình phát triển của pháp luật về đấu thầu xây dựng ở Việt Nam

11
1.2.2. Tình hình thị trường xây dựng Việt Nam tính đến năm 2013-------21
1.2.3. Thực trạng về cạnh tranh đấu thầu xây dựng ở Việt Nam những năm
qua [24];[25]
22
1.2.4. Đánh giá chung về cạnh tranh đấu thầu xây dựng ở Việt Nam những
năm qua
25
1.3.Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xây dựng tại thành phố HỒ
CHÍ MINH
26
1.3.1. Cơ hội [11]
26
1.3.2. Thách thức [10];[2]
27
Kết luận chương 1:

29

CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẠNH TRANH ĐẤU
THẦU XÂY DỰNG NHÀ NHIỀU TẦNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH-----30
GVHD: Tiến sĩ. Hoàng Bắc An

HVTH: Lê Anh Sơn
Lớp: 21QLXD11-CS2


2.1. Khái niệm chung về nhà nhiều tầng [3]---------------------------------------30
2.2. Các yếu tố tác động đến thị trường xây dựng nhà nhiều tầng tại thành phố
Hồ Chí Minh

30
2.2.1. Vị trí địa lý [4]
30
2.2.2. Điều kiện tự nhiên [4]
31
2.2.3. Điều kiện kinh tế – xã hội [4]----------------------------------------------32
2.2.4. Đánh giá tác động môi trường TPHCM đối với công tác thi công nhà
nhiều tầng
33
2.3. Mục tiêu của đấu thầu xây dựng [5]-------------------------------------------34
2.3.1. Với chủ đầu tư
34
2.3.2. Đối với nhà thầu
34
2.4. Các hình thức và yêu cầu đối với đấu thầu xây dựng [6]-------------------35
2.4.1. Các hình thức
35
2.4.2. Các nguyên tắc cơ bản [12]
35
2.5. Khái niệm về cạnh tranh đấu thầu xây dựng [7]-----------------------------36
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng [8];
[13]37
2.6.1. Nhóm các yếu tố bên trong
37
2.6.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài
40
2.6.2.5. Điều kiện thị trường
47
Kết luận chương 2:


47

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH GĨI THẦU THI CƠNG NHÀ NHIẾU TẦNG TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH----------------------------------------------------------------49
3.1. Đề xuất phương pháp hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp khi tham
gia thi công nhà nhiều tầng tại TPHCM--------------------------------------------49
3.1.1. Lý thuyết về mơ hình SWOT [14]----------------------------------------49
3.1.2. Sơ đồ quy trình hoạch định chiến lược-----------------------------------51
3.2. Khảo sát diện rộng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu thi
công nhà nhiều tầng được áp dụng tại TP.HCM----------------------------------53
3.2.1. Quy trình khảo sát diện rộng-----------------------------------------------53
3.2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát diện rộng-------------------------------------54
Bảng 3.1: Đối tượng và trọng số của đối tượng tham gia khảo sát----------54


3.3.

Phân tích và đánh giá các tiêu chí đã được chọn lọc khảo sát diện rộng
-55
3.3.1. Giá dự thầu
55
3.3.2. Tiến độ 56
3.3.3. An tồn lao động
57
3.3.4. Biện pháp thi cơng
58
3.3.5. Nhân lực
58
3.3.6. Uy tín doanh nghiệp

60
3.3.7. Thiết bị 60
3.3.8. Hệ số trúng thầu
61
3.3.9. Chất lượng sản phẩm
62
3.3.10. Kinh nghiệm
62
3.3.11. Năng lực tài chính
63
3.3.12. Lợi nhuận đạt được
64

3.4. Đề xuất phương pháp định lượng khả năng thắng thầu thi công nhà nhiều
tầng tại TPHCM
64
3.4.1. Xác định các chỉ tiêu và xây dựng thang điểm--------------------------64
3.4.2.Xác định trọng số của từng chỉ tiêu bằng ma trận vng Warkentin 65
3.4.3. Tính tốn khả năng thắng thầu và ra quyết định------------------------69
3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh gói thầu thi cơng nhà
nhiều tầng tại thành phố Hồ Chí Minh---------------------------------------------70
3.5.1. Giải pháp và chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ----------------70
3.5.2. Giải pháp và chiến lược cho doanh nghiệp lớn-------------------------71
3.5.3. Giải pháp phát triển và nâng cao năng lực đấu thầu cho doanh nghiệp
xây dựng
74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ-----------------------------------------------------83
1. Những kết quả đạt được

83


2. Những tồn đọng trong quá trình thực hiện đề tài------------------------------83
3. Những kiến nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo-----------------------------83
TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------85
PHỤ LỤC------------------------------------------------------------------------------88


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển đất nước, với chính sách mở cửa, kêu gọi đầu
tư nước ngoài Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo hành
lang pháp lý thuận lợi cho các hợp đồng kinh tế nói chung và cho các cơng
tác đấu thầu nói riêng. Theo sau đó thì tại các thành phố lớn ở Việt Nam
các cơng trình nhà nhiều tầng, nhà siêu cao tầng những năm gần đây được
triển khai xây dựng rất nhiều, đặc biệt là tại TPHCM, một thành phố năng
động và phát triển nhất Việt Nam. Với nhiều điều kiện thuận lợi nhưtrên là
một tín hiệu đáng vui mừng cho ngành xây dựng nước nhà, nhưng song
song với những cơ hội là khơng ít những thách thức cho các doanh nghiệp
xây dựng khi tham gia vào các dự án nhà nhiều tầng. Thực tế là công tác
đấu thầu thi công nhà nhiều tầng ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao. Đa
phần các cơng trình nhà nhiều tầng ở thành phố Hồ Chí Minh đều do nhà
thầu nước ngồi trúng thầu.
Trong mơi trường kinh doanh hiện đại thì lực lượng và công nghệ sản
xuất luôn phát triển một cách nhanh chóng, sản phẩm tạo ra lnđịi hỏi
mẩu mã, chất lượng ngày càng cao hơn, các doanh nghiệp phải đối mặt với
sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhà nhiều tầng có thể coi là một sản
phẩm mới ở thị trường Việt Nam nên dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật, tiêu chuẩn xây dựng nhưng đối với những doanh nghiệp thì
ln cần có một quy trình đấu thầu nhà nhiều tầng cụ thể hơn nữa. Nghiên

cứu chương trình đào tạo hiện nay của các trường đại học, trung tâm đào
tạo ở Việt Nam hiện nay chúng ta sẽ nhận thấy là nội dung đào tạo về đấu
thầu


xây dựng nhà nhiều tầng chưa được đầu tư, giảng dạy đúng mức. Sinh viên
ra trường không đủ kiến thức để có tham gia vào cơng tác đấu thầu. Chính
vì vậy cần có thêm nhiều tài liệu, đề tài nghiên cứu để các sinh viên cũng
như những kỹ sư xây dựng, người làm công tác đấu thầu xây dựng sử dụng
làm tài liệu hướng dẫn tham khảo.
Từ những lý do nêu trên tác giả đã chọn đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG
CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH GĨI THẦU THI CƠNG NHÀ NHIỀU
TẦNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
chuyên nghành Quản lý xây dựng.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về cạnh tranh đấu thầu thi công
nhà nhiều tầng, luận văn sẽ đạt được những mục đích sau:
-

Hệ thống hóa lại những văn bản pháp luật về đấu thầu nói chung và về
đấu thầu xây dựng nói riêng.

-

Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến thị trường xây dựng nhà
nhiều tầng ở TPHCM.

-


Phân tích và đánh giá những chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
cạnh tranh đấu thầu thi công nhà nhiều tầng ở TPHCM.

- Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh gói thầu thi cơng nhà
nhiều tầng ở TPHCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về cạnh tranh đấu thầu thi cơng nhà
nhiều tầng đứng trên góc độ của nhà thầu thi công.


 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng
các cơng trình nhà nhiều tầng tại TPHCM trong 10 năm gần đây, giai đoạn từ
2004 - 2014.
- Các văn bản pháp quy của Nhà nước về đấu thầu xây dựng.
- Quá trình của hoạt động đấu thầu từ khi chuẩn bị, lập kế hoạch, công
bố kết quả, thương thuyết và ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu.
- Chiến lược kinh doanh và khả năng cạnh tranh thi công nhà nhiều
tầng của doanh nghiệp xây dựng tại TPHCM.
- Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu được cá chủ đầu tư áp dụng trong đấu
thầu các cơng trình nhà nhiều tầng tại TPHCM.
4. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp kế thừa: luận văn kế thừa và học tập có chọn lọc các tư
liệu, tài liệu về đấu thầu xây dựng, đặc biệt là ở TPHCM trong những
năm gần đây để phân tích, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm.

-


Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: bằng hai hình thức là phỏng vấn
trực tiếp và gửi phiếu điều tra đến các chuyên gia có lựa chọn trong
lĩnh vực đấu thầu xây dựng và trong lĩnh vực xây dựng tại TPHCM.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Với kết cấu, phương pháp nghiên cứu đã trình bày như trên, luận văn
có những đóng góp chủ yếu sau đây:


- Tổng quan về pháp luật đấu thầu trên thế giới. Qua đó phân tích và đánh
giá khách quan về những những điểm hay trong pháp luật về đấu thầu
của một số nước và một số tổ chức trên thế giới để có thể học tập và áp
dụng tại Việt Nam.
- Đánh giá và đưa ra cái nhìn tổng quát về tình hình thị trường xây dựng
Việt Nam và cụ thể hơn là thị trường xây dựng nhà nhiều tầng ở
TPHCM trong những năm qua.
- Hệ thống hóa q trình phát triển của luật pháp đấu thầu ở Việt Nam và
quy trình đấu thầu theo pháp luật hiện hành.
- Phân tích và đánh giá những yếu tố tác động đến thị trường xây dựng
TPHCM và khả năng cạnh tranh đấu thầu xây dựng nhà nhà tầng ở
TPHCM.
- Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh gói thầu thi công nhà
tầng ở TPHCM.


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẠNH TRANH ĐẤU
THẦU XÂY DỰNG

1.1. Tổng quan về pháp luật đấu thầu trên thế giới
1.1.1. Pháp luật về đấu thầu của một số nước trên thế giới [1]


Nga
Tổng thống Nga ban hành nghị định kèm theo quy chế đấu thầu, những

văn bản này phù hợp với quy chế đấu thầu quốc tế nên các hoạt động đấu thầu
quốc tế diễn ra ở nước Nga khơng phải tốn nhiều cơng sức và việc nghiên cứu
tìm hiểu các quy định của các tổ chức quốc tế trước khi tiến hành chúng. Cơ
chế quản lý, giám sát, xử phạt về tiêu cực trong đấu thầu ở Nga được thực
hiện rất nghiêm minh vì vậy đã hạn chế được các hiện tiêu cực của những
người làm công tác xét thầu đến mức thấp nhất.


Hàn Quốc
Trên cơ sở luật hợp đồng chính phủ Hàn Quốc ban hành các hướng dẫn

để thực hiện các hoạt động đấu thầu. SAROK là cơ quan được thành lập với
nhiệm vụ tổ chức thực hiện đấu thầu tất cả các nhu cầu mua sắm công của
Hàn Quốc, đây là hệ thống mua sắm công tập trung thống nhất cao để đảm
bảo được tính cơng bằng trong đấu thầu.


Campuchia
Luật đấu thầu Campuchia rất đơn giản và tập trung chỉ có 9 điều với độ

dài khoảng 10 trang A4, nội dung chỉ quy định một cách tổng quát về các hình



thức, quy trình đấu thầu và về quản lý, giám sát hoạt động đấu thầu. Việc tổ
chức đấu thầu tại Campuchia thực hiện tập trung thông qua một hội đồng.
1.1.2. Quy định về đấu thầu của một số tổ chức trên thế giới [1]


Ngân hàng Thế Giới (WB)

Để quản lý các hoạt động mua sắm và tuyển dụng tư vấn WB có hai văn bản:
-

Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA của WB với
hàng hóa và xây lắp.

-

Hướng dẫn của WB về tuyển dụng chuyên gia tư vấn.

WB có 3 hình thức đấu thầu:
-

Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB), hình thức này phải thơng báo mời
thầu công khai đúng lúc trên báo “Kinh doanh phát triển” của Liên Hợp
Quốc.

-

Chào hàng cạnh tranh quốc tế và trong nước.

-


Hợp đồng trực tiếp hoặc tự làm.

Hồ sơ mời thầu được WB quy định rõ:
-

Không nêu tên nhãn hiệu trong hồ sơ mời thầu.

-

Ngôn ngữ, đồng tiền sử dụng và cách quy đổi từ các đồng tiền khác
nhau về một đồng tiền chung được quy định rõ ràng để đảm bảo tính
cơng bằng khi đánh giá các hồ sơ dự thầu.

Tiêu chuẩn trúng thầu dựa trên 2 điều kiện: đáp ứng hồ sơ mời thầu và có giá
chào thầu thấp nhất và hợp lý nhất.
Ưu tiên đối với doanh nghiệp và hàng hóa sản xuất trong nước. Với hợp đồng
xây dựng ICB thì dành mức ưu đãi là 7,5% cho các nhà thầu trong nước.


Trường Đại học Thủy Lợi

[10]

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
Ngành: Quản lý xây dựng

Trường hợp mua sắm sai quy định, gian lận và tham nhũng trong đấu thầu thì
WB sẽ hủy phần vốn vay phân bổ cho hạng mục đó.



Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

ADB cũng có hai văn bản cho hai lĩnh vực mua sắm là tuyển dụng tư vấn và
mua sắm:
- Hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển châu Á về tuyển dụng chuyên gia
tư vấn.
- Hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển châu Á về mua sắm.
ADB quy định có 5 hình thức mua sắm gồm:
-

Đấu thầu cạnh tranh quốc tế rộng rãi.

-

Chào hàng cạnh tranh quốc tế.

-

Đấu thầu cạnh tranh trong nước.

-

Đấu thầu hạn chế.

-

Mua sắm trực tiếp.

ADB sẽ từ chối trao hợp đồng hoặc đình chỉ cấp vốn nếu phát hiện có hành
động tham nhũng và gian lận trong quá trình thực hiện hợp đồng. Công khai

tên cũng như nguyên nhân của các công ty không đủ tư cách hợp lệ vĩnh viễn
hoặc trong một thời hạn về thời gian nhất định.
Thông báo mời thầu phải đăng tải cơng khai trên tạp chí “Cơ hội kinh doanh
ADB” và một tờ báo lưu hành rộng rãi trong nước của bên vay.


Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC)

Cũng như WB và ADB, JBIC có 2 văn bản quy định:
- Hướng dẫn tuyển dụng tư vấn của Ngân hàng Hợp tác Quốc tê Nhật Bản.
- Hướng dẫn mua sắm của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản.
GVHD: Tiến sĩ. Hoàng Bắc An

HVTH: Lê Anh Sơn
Lớp: 21QLXD11-CS2


Điểm khác biệt của JBIC so với WB và ADB là khơng có chế độ ưu tiên nào
đối với nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu.
1.1.3. Đánh giá chung về pháp luật đấu thầu trên thế giới
Quy chế đấu thầu trong nước luôn phù hợp với quy chế đấu thầu quốc
tế tạo thuận lợi cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh khi đấu thầu quốc tế.
Tổ chức hoạt động đấu thầu tập trung trên phạm vi toàn quốc hoặc từng
vùng có cùngđiều kiện nhưnhauđểtăng tính khách quan, vơ tư, cơng bằng
bình đẳng.
Quy chế đấu thầu đơn giản, gọn nhẹ và tập trung nhưng hiệu lực rất cao.
Tách rời các quy định về đấu thầu giữa mua sắm hàng hóa và dịch vụ với
đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Thông báo mời thầu rộng rãi và công khai để đảm bảo cạnh tranh công
bằng.

Luôn giám sát và xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cơ quan và cá nhân
vi phạm trong đấu thầu và thực hiện các hợp đồng.
1.2. Tổng quan về tình hình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Việt
Nam những năm qua
1.2.1. Quá trình phát triển của pháp luật về đấu thầu xây dựng ở Việt
Nam


Giai đoạn từ năm 1954 cho tới 1975:

Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa theo mơ hình kinh tế tập trung không
tạo được môi trường cho sự cạnh tranh kinh tế. Do đó vấn đề đấu thầu khơng
được đặt ra.


Ở miền Nam, các quy chế về đấu thầu đều do Chính phủ ban hành và áp
dụng bắt buộc áp dụng đối với tất cả các bên tham gia đấu thầu cơng trình
Chính phủ.


Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1993:

Từ 1988 trở về trước đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo Điều lệ
Xây dựng cơ bản ban hành theo Nghị định số 232/CP ngày 06/06/1981. Các
doanh nghiệp xây lắp tự làm và giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy dẫn đến việc
mua bán thầu, kết quả là có nhiều cơng trình thi cơng khơng chất lượng và
kém hiệu quả.
Tháng 11/1987 trong quyết định 217-HĐBT đưa ra một số điều quy định về
đấu thầu. Tuy nhiên vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể vì vậy việc áp
dụng và thực hiện vẫn chưa mang lại hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 09/05/1988 quyết định số 80-HĐBT về
các chính sách đổi mới cơ chế quản lí xây dựng cơ bản được ban hành và
thơng tư số 03/BXD-VKT được ban hành ngày 10/01/1989 để hướng dẫn.
Tuy nhiên thơng tư 03/BXD-VKT có nhiều khuyết điểm khi áp dụng thực tế
nên ngày Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 24/BXD-VKT vào ngày
12/02/1990 thay thế cho thông tư 03.
Quyết định số 24/BXD-VKT có thể xem là quy chế đấu thầu trong xây
dựng đầu tiên của Việt Nam. Trong nội dung quyết định này nêu ra các vấn đề
cơ bản của đấu thầu xây dựng: phạm vi, đối tượng điều chỉnh, quyền và nghĩa
vụ của các bên, các hình thức và trình độ tổ chức đấu thầu.


Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1998:


Quyết định số 24/BXD-VKT cịn mang nặng tính quản lý về mặt hành
chính Nhà nước. Vì vậy để thay thế cho quyết định số 24/BXD-VKT ngày
7/3/1994


Thủ tướng Chính phủ và Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 92-TTg về
quy chế đấu thầu trong xây lắp của kèm theo quyết định số 60-BXD/VKT
ngày 30/3/1994. Quy chế gồm 32 điều, mở rộng hơn hình thức đấu thầu,
phạm vi các cơng trình cần đấu thầu và quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của
các bên trong đấu thầu
Tuy nhiên chỉ 2 năm sau để theo kịp sự phát tiển của nền kinh tế vào ngày
17/07/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/1996/NĐ-CP về thủ tục
đấu thầu, trong đó dành riêng một chương cho đấu thầu trong xây dựng. Hình
thức chỉ định thầu và các nguyên tắc đấu thầu quốc tế đã được đề cập đến
trong nghị định này.

Ngày 23/08/1997 Chính phủ đã ban hành nghị định số 93/1997/NĐ-CP để
sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định số 43/CP. Nhưng chỉ trong một
thời gian ngắn nghị định số 93/1997/NĐ-CP cũng không theo kịp sự phát
triển của nền kinh tế.


Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2004:

Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ra đời ngày 1 tháng 9 năm 1999. Nghị định
này quy định ba phương thức đấu thầu là đấu thầu một túi hồsơ, đấu thầu hai
túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn.
Do các quy định chặt chẽ trong nghị định số 88/1999/NĐ-CP làm mất
quyền tự chủ của bên mời thầu trong việc chỉ định thầu, làm giảm ý nghĩa
kinh tế của đấu thầu. Ngày 05/05/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
14/2000/NĐ- CP bổ sung 8 điều của Nghị định số 88/1999/NĐ-CP, nhằm và
các điểm mới dành cho đấu thầu xây lắp như:
- Phương pháp gía đánh giá phù hợp với các quy định về đấu thầu trên thế
giới.


- Quy định mốc tối đa và tối thiểu đối với một số khâu chủ yếu của quá trình
đấu thầu.
- Cho phép tổ chức đấu thầu quốc tế khi không có nhà thầu Việt Nam nào
đáp ứng yêu cầu gói thầu, nhà thầu quốc tế cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt
Nam; điều kiện dự thầu phải có trụ sở chi nhánh ở địa phương tham gia đấu
thầu.
- Quy định rõ các trường hợp mà bên chủ đầu tư có thể chọn phương thức
chỉ định thầu.
Để chi tiết, cụ thể hoá hơn nữa các quy định của pháp luật về đấu thầu xây
lắp nghị định số 66/2003/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành ngày

12/06/2003


Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2012:

Để tạo sự thống nhất mang tính đồng bộ cao giữa luật đấu thầu và luật xây
dựng Chính phủ đã ban hành liên tiếp 2 nghị định: nghị định 111/2006/NĐCP về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo
luật xây dựng và nghị định 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều
của nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Tuy nhiên vẫn cịn vướng mắc, bất cập trong quá trình đấu thầu, lựa chọn
nhà thầu xây dựng và một số điểm không thống nhất giữa luật đấu thầu và luật
xây dựng nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2008/NĐ-CP vào ngày
05/5/2008 để thay thế cho Nghị định số 111/2006/NĐ-CP. Tiếp theo đó là trong
năm 2009 Chính phủ đã ban hành liên tiếp: luật đấu thầu số 61/2009/QH11,
nghị định số 85/2009/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng, luật số 38/2009/QH12 về sửa đổi bổ
sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Những


văn bản mới này bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, nêu rõ giữa
chủ đầu tư với nhà thầu không cùng một cơ quan quản lý và độc lập với nhau


về tài chính, khơng có cổ phần hoặc vốn góp với nhau trên 50% . Quy định rõ
về các tiêu chí chấm thầu và lựa chọn nhà thầu.


Giai đoạn hiện hành:

Ngày 26/11/2013, luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đã được Quốc hội khóa

XIII thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014. Kể từ ngày này
luật đấu thầu năm 2005 sẽ hết hiệu lực thi hành.
Ngày 26/06/2014 Chính phủ ban hành nghị định 63/2014/NĐ-CP về hướng
dẫn lựa chọn nhà thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 15/08/2014. Cụ thể, luật
đấu thầu số 43/2013/QH13 và nghị định 63/2014/NĐ-CP có những điểm mới
căn bản sau:
Bảng1.1: So sánh những điểm mới của luật đấu thầu 43/2013/QH13
với 61/2009/QH11
Luật đấu thầu 43/2013/QH13

Luật đấu thầu 61/2009/QH11

Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà Không quy định
đầu tư
Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách
hợp lệ khi có đã đăng ký trên hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia
Điều 11. Bảo đảm dự thầu

Bảo đảm dự thầu không áp dụng

Bảo đảm dự thầu áp dụng cho cả trường cho trường hợp chào hàng cạnh
hợp chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu tranh
cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm
hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.
Bên mời thầu có trách nhiệm hồn trả hoặc
giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà Bảo đảm dự th ầu được trả lại
cho các nhà thầu không trúng thầu



trong


đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn thời gian không quá 30 ngày kể từ
quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu ngày thông báo kết quả đấu thầu
cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày
kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được
phê duyệt
Điều 12. Thời gian trong quá trình lựa - Thời gian thông báo mời thầu tối
chọn nhà thầu, nhà đầu tư

thiểu là 10 ngày trước khi phát

- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ

hành hồ sơ mời thầu;

tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu

được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể

tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu

từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời

trong nước, 30 ngày đối với đấu

nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ


thầu quốc tế kể từ ngày phát hành

tuyển, thông báo mời thầu, thông báo

hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng

mời chào hàng, gửi thư mời thầu đến

thầu

trước thời điểm đóng thầu;

- Khơng quy định cụ thể thời gian

- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối
thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong
nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế,
kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được
phát hành đến ngày có thời điểm đóng
thầu.
- Thời hạn gửi văn bản thơng báo kết quả
lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham
dự thầu theo đường bưu điện, fax là 05
ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa
chọn nhà thầu được phê duyệt.


×