Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phương pháp chủ nhiệm lớp yếu kém cho giáo viên mới ra trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.74 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP CHỦ NHIỆM LỚP YẾU KÉM CHO GIÁO VIÊN MỚI RA TRƯỜNG

I. Đặt vấn đề:
Giáo viên chủ nhiệm lớp, là người quản lý toàn diện lớp học, là người đại diện
cho tập thể lớp, là người cố vấn các hoạt động học tập và ngoài học tập cho cho học
sinh, là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa
các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Vì vậy, vai trị của giáo viên
chủ nhiệm hết sức quang trọng, một tập thể có mạnh có đồn kết cũng nhờ vào cơng tác
chủ nhiệm tốt. Do thực hiện theo dạy học phân hóa nên trường nào cũng có các lớp yếu
kém, các lớp này đa số tập trung các em quậy, lười biếng học tập, đạo đức kém, gia đình
khơng quan tâm nên việc chủ nhiệm gặp rất nhiều khó khăn. Do đó địi hỏi giáo viên chủ
nhiệm phải là người có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, kiên nhẫn với những em
học sinh chưa ngoan. Việc chủ nhiệm các lớp yếu kém đối với giáo viên có nhiều năm
kinh nghiệm cịn gặp nhiều khó khăn vất vả, đối với các giáo viên mới ra trường thì sẽ
khó khăn gấp vạn lần. Vậy thì làm sao để các giáo viên mới ra trường khi được phân
cơng chủ nhiệm lớp yếu kém vẫn hồn thành tốt được nhiệm vụ được giao?
Là một giáo viên trẻ, tôi công tác chỉ được 3 năm và được Ban giám hiệu nhà
trường tin tưởng phân công chủ nhiệm lớp 6A3 là lớp yếu kém của trường. Thời gian
đầu khi nhận nhiệm vụ tơi gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm, tơi cịn q
trẻ nên nhều em học sinh cá biệt hay trêu trọc. Nhưng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cơ trong trường, sự quan tâm và động viên của Ban giám hiệu, sự quyết tâm học hỏi


tìm hiểu các phương pháp chủ nhiệm giỏi từ trên mạng cho đến người thật việc thật. Kết
quả là sau một năm thực hiện các phương pháp trên tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, xây dựng lớp 6A3 thành một tập thể đồn kết, một tập thế khơng có học sinh cá
biệt, tỉ lệ học sinh yếu về đạo đức lẫn học lực đều giảm so với chỉ tiêu đưa ra.
Thấu hiểu được sự khó khăn, vất vả và trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm
đặc biệt là giáo viên trẻ. Từ việc ứng dụng các phương pháp chủ nhiệm và đã thành
công, tôi mong muốn được giúp đỡ các giáo viên trẻ mới ra trường nên mạnh dạn viết


sáng kiến kinh nghiệm “ Phương pháp chủ nhiệm lớp yếu kém cho giáo viên mới ra
trường”
II. Nội dung:
1. Thực trạng:
Năm học 2018 -2019 được sự phân công của BGH nhà trường làm công tác chủ
nhiệm lớp 6A3. Sĩ số lớp 32/12 em, về học lực của các em lớp tơi chủ nhiệm khơng có
học sinh giỏi, số học sinh có học lực trung bình và khá chỉ khoảng 2/3 lớp, cịn lại là học
lực yếu. Có 2 em là học sinh thuộc diện chính sách: hộ nghèo, cận nghèo. Có 2 em cha
mẹ ly dị sống với ông bà, các em đều là con em gia đình nông dân đa số em cha mẹ đi
làm ăn xa ở Tp. Hồ Chí Minh. Vì vậy đối với học sinh còn thiếu sự quan tâm của các
bậc phụ huynh.
2. Thuận lợi, khó khăn:
2.1. Thuận lợi:


Các em học sinh lớp 6 do mới chuyển trường bước vào cấp 2 gặp nhiều bỡ ngỡ
nên rất nghe lời thầy cơ.
Một bộ phận học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cô, biết vâng
lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đoàn trường, lớp tổ chức.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của
giáo viên và học sinh.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên bộ mơn có
chun mơn vững, nhiệt tình trong giảng dạy.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm và đồn
thể.
2.2. Khó khăn:
Phong Thạnh Tây là một xã vùng sâu, đời sống kinh tế một số gia đình khó khăn,
việc đầu tư cho con em trong q trình học tập cịn nhiều hạn chế.
Điều kiện kinh tế khó khăn, đa phần cha mẹ các em đều đi làm ăn xa ở Tp Hồ Chí
Minh nên việc gặp gỡ trao đổi cơng việc học tập của các em với phụ huynh rất khó khăn.

Chủ yếu liên lạc qua điện thoại.
Một số học sinh còn lại ở nhà với ông bà già yếu nên trong các cuộc họp phụ
huynh quan trọng đầu năm hay cuối năm thường vắng mặt.
Một phần học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức chủ
yếu do tác động từ hồn cảnh gia đình hoặc xã hội, bạn bè.


Một số học sinh có hồn cảnh gia đình khơng thuận lợi, không ổn định, cha mẹ ly
thân, ly dị, đi làm ăn xa lo kiếm sống khơng có thời gian chăm sóc con cái.
Với những thực trạng trên, để chủ nhiệm tốt một lớp yếu kém, đặc biệt là học sinh
ở khối THCS đang ở lứa tuổi tập làm người lớn, địi hỏi người giáo viên phải có bản
lĩnh, tính dứt khốt, sự quan tâm đồng đều đến lớp mình phụ trách, bên cạnh đó người
giáo viên phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương học sinh như con em của
chính mình.
3. Biện pháp:
3.1. Xây dựng cụ thể kế hoạch tháng
Tháng 08/2018
Chủ điểm
“Chào mừng năm học mới và truyền thống nhà trường”.
Nội dung
- Vận động học sinh đến lớp.
- Tổ chức lao động vệ sinh trường lớp.
- Ổn định công tác tổ chức; giáo dục truyền thống.
- Tổ chức tập dượt đội hình chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.
- Tham gia lễ khai giảng năm học.
- Ổn định tổ chức lớp (chọn, cử cán bộ lớp, tổ...)
- Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Lao động tu sửa trường lớp hoặc hoạt động làm sạch trường, lớp học.
- Giáo dục, thực hành vệ sinh răng miệng.
- Phối hợp với TPT Ðội tổ chức Ðại hội Liên, Chi đội TNTP HCM

- Xây dựng và phổ biến nội quy, nề nếp học tập ở trường, ở nhà. Xây


dựng các chỉ tiêu phấn đấu cho từng lớp.
- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 8.
Tháng 09/2018
Chủ điểm
"Chào mừng Ngày khai trường – Tháng an tồn giao thơng"
- Tổ chức hát các bài hát về mùa thu khai trường; Tun truyền và
hướng dẫn về an tồn giao thơng khi tới trường.
- Họp phụ huynh, GVCN tìm hiểu làm quen với gia đình học sinh.
- Hướng dẫn thực hiện nề nếp sinh hoạt và học tập.
- Phát động thi đua chào mừng đại hội liên đội, đại hội Đoàn
- Triển khai các nội dung của phong trào thi đua“Xây dựng trường học
Nội dung
thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tổ chức ký cam kết thực hiện “An tồn giao thơng”
- Kiểm tra nề nếp lớp.
- Tìm hiểu những nhiệm vụ trọng tâm, những chỉ tiêu chính của năm học
mới, hướng phấn đấu của bản thân và tập thể lớp trong năm học mới.
- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 9
Tháng 10/ 2018
Chủ điểm
Chăm ngoan, học giỏi
Nội dung
- Cho học sinh tìm hiểu về chủ điểm: 20/10. Nghe và hát những ca khúc
về mẹ, về phụ nữ Việt Nam anh hùng.
- Tiếp tục xây dựng, củng cố các nền nếp hoạt động cho Học sinh – đội
viên. Chú trọng công tác lao động tu sửa, giữ vệ sinh lớp học sân
trường, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp.



- Phát động tuần lễ “ dạy tốt – học tốt” chào mừng ngày phụ nữ Việt
Nam 20/10.
- Tham gia đại hội chi đồn, liên đội
- Thăm gia đình học sinh theo kế hoạch;
- Hoàn thành việc điểm danh/ tháng; hồ sơ GVCN;
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với HT
- Lập kế hoạch hoạt động của GVCN theo tình hình của lớp
- Kết hợp với TPTĐ tổ chức cho hs: Sinh hoạt kỷ niệm Ngày PNVN
(ngày 20/10/1930 – 20/10/2018): Viết bài chủ đề Mẹ, học 1 số bài hát về
mẹ, cô giáo.
- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 10.
Tháng 11/2018
Chủ điểm
Kính yêu thầy cô
Nội dung
- Tổ chức phong trào thi đua chào mừng ngày NGVN 20/11 với các nội
dung: Học tập, văn hố, văn nghệ, TDTT. Giáo dục truyền thống tơn sư,
trọng đạo.
- Theo dõi nề nếp, chuyên cần, vận động kịp thời.
- Hoàn thành quỹ Bảo hiểm y tế học sinh.
- Nghe giới thiệu về đội ngũ thầy, cô giáo trong trường.
- Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo VN 20 - 11
- Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em.
- Giáo dục môi trường.


- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 11.
Tháng 12/2018

Chủ điểm
Uống nước nhớ nguồn
- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống Quân đội và truyền thống dựng
nước – giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Tiếp tục các hoạt động thi đua, lao động tu sửa, cải tạo cảnh quan môi
trường. Phối hợp tích cực với các tổ chức: Đồn TN, Đội thiếu niên, Ban
Nội dung

đại diện CMHS Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khố theo chủ đề.
- Tìm hiểu di tích lịch sử Giồng Bốm.
- Tổ chức hội vui học tập chuẩn bị thi HKI. Hoặc giáo dục môi trường.
- Nghe nói chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 12.
Tháng 1, 2 /2019
Chủ điểm
Mừng Đảng, mừng xuân
- Tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết học kỳ I; Trên cơ sở đó có sự điều
chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp.
- Học tập những điều cần làm trong ngày Tết cổ truyền.
- Tổ chức Tham quan ngoại khoá cho học sinh thăm các bảo tàng hoặc
Nội dung

các di tích lịch sử, di tích văn hóa.
- Giáo dục an tồn giao thông.
- Giáo dục vệ sinh răng miệng
- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 1, 2.

- Tổ chức kỳ nghỉ tết nguyên đán đúng kế hoạch, an toàn, tiết kiệm.
Tháng 03/2019



Chủ điểm

u q mẹ và cơ
- Phối hợp với đồn TN, Cơng đồn tổ chức cho Học sinh tìm hiểu về
lịch sử, truyền thống của Đồn TNCS Hồ Chí Minh về ý nghĩa lịch sử
ngày Quốc tế phụ nữ 08/3.
- Phát động phong trào thi đua lập thành tích mừng ngày Quốc tế Phụ nữ

Nội dung

8-3
- Tổ chúc tìm hiểu ngày thành lập Ðồn TNCS Hồ Chí Minh 26-3
- Giáo dục quyền trẻ em
- Giáo dục an tồn giao thơng.

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 3.
Tháng 04/2019
Chủ điểm
Hòa bình và hữu nghị
- Ơn lại lịch sử ngày giải phóng miền Nam 30/4 thống nhất đất nước,
giáo dục truyền thống tự hào của dân tộc, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử. Tổ chức đợt thi đua giành nhiều điểm tốt với hình thức
"Tiến về Sài Gịn"
Nội dung

- Chú ý công tác giáo dục đạo đức cho HS, giáo dục học HS cá biệt.
- Tổ chức cho HS sưu tầm tranh, ảnh học tập và hoạt động của thiếu nhi
các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Văn nghệ chào mừng ngày 30/4 và 1/5

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 4.
Tháng 05/2019
Chủ điểm
Ngàn hoa dâng Bác
Nội dung
- Phát động thi dua cuối năm học, lập thành tích dâng Bác Hồ kính yêu.


- Tổ chức Hội vui học tập phục vụ cho ôn tập cuối năm.
- Thi tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
- Tìm hiểu truyền thống Ðội TNTP Hồ Chí Minh.
- Tổ chức tổng kết năm học đúng quy định, chính xác.
- Phối hợp với đồn xã chuẩn bị kế hoạch cho Học sinh hoạt động hè tại
địa phương.
- Tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ 19/5.
- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 5.
Tháng 6, 7/2019
Chủ điểm
Hè, vui khỏe, bổ ích
- Tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế thiếu nhi 01/6; ôn lại truyền thống kỷ
niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7.
- Đề xuất với xã Đồn, chi Đồn thực hiện kế hoạch ơn tập văn hóa; rèn
Nội dung
cho Học sinh hoạt động hè tại địa phương.
- Đánh giá việc rèn luyện đối với HS có học lực, hạnh kiểm yếu; lập
danh sách đề nghị hiệu trưởng phê duyệt và xét cho lên lớp.

Trên đây là kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2018 – 2019 mà tôi xây dựng.

Giáo viên chủ nhiệm - công tác chủ nhiệm có vai trị hết sức quan trọng trong việc giáo
dục tồn diện và hình thành nhân cách học sinh, là yếu tố quan trọng thúc đẩy các hoạt
động của nhà trường phát triển nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục.


3.2. Lập sổ chủ nhiệm
Sổ chủ nhiệm tôi lập theo mẫu qui định của Nhà trường và tôi ghi chép rất chi
tiết, đầy đủ các phần, các mục:
- Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em.
- Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh.
- Lập và ghi danh sách học sinh chia theo tổ ( địa chỉ ghi chính xác).
- Danh sách các thầy cô giáo bộ môn( họ tên, địa chỉ, số điện thoại, những thay
đổi nếu có).
- Bên cạnh đó, cần theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ:
+ Họ và tên học sinh vi phạm.
+ Lỗi học sinh vi phạm, biện pháp xử lý.
+ Số lần vi phạm. Hiệu quả sau mỗi lần xử lý.
+ Mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý.
+ Cam kết giữa học sinh- phụ huynh học sinh- cơ giáo chủ nhiệm.( Có ý kiến và
chữ ký của phụ huynh học sinh).
+ Kẻ thêm bảng danh sách học sinh ở phía sau sổ theo dõi hạnh kiểm hàng tuần
(A+, A, B, C,D).
Có thể nói có cuốn sổ chủ nhiệm trong tay, tôi rất thuận lợi trong việc giám sát và
xếp loại học sinh vào cuối kì và cuối năm.
3.3. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm.
Xã hội phát triển với nhiều sự đổi thay trong đó kinh tế đất nước phát triển cũng


khơng ít tác động tiêu cực đến con người đặc biệt là sự sa sút về nhân cách đạo đức của

con người mà trong đó có học sinh. Thực tế cho thấy, các em ở lứa tuổi 12- 15 có những
thay đổi về tâm sinh lý, thích bắt chước, đua địi, thích chơi hơn là học và cũng rất dễ bị
lơi kéo, cám dỗ của những kẻ xấu ngồi xã hội.
Trước tình hình chung như vậy, nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng cho con
em mình. Đây cũng là nỗi bâng khuâng, trăn trở của mọi người thầy, cô từ các cấp học
trong nhà trường. Cho nên việc tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề
cần thiết, đó là chìa khố mở cánh cửa của mối liên hệ giữa gia đình nhà trường và xã
hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn. Thời gian và nội dung họp phụ
huynh đầu năm nằm trong kế hoạch của nhà trường.
Để buổi họp được thành công tốt đẹp, tôi tiến hành một số công việc sau:
- Viết thư mời và yêu cầu học sinh gửi về cho phụ huynh. Yêu cầu các em
nhắc nhở phụ huynh đi họp đầy đủ, đúng giờ và chỉ xét cho những trường hợp vắng có lí
do chính đáng rồi liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm ngay ngày hôm tại trường
(hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại).
- Tổ chức phiên họp: Trang trí phịng họp, ghi bảng chào mừng, chuẩn bị phiếu
góp ý.

3.4. Xây dựng nề nếp lớp học.
Muốn xây dựng được nề nếp lớp học tốt thì trước hết giáo viên cần phải nắm bắt
được tình hình học sinh của lớp về mọi mặt. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực


hiện ngay công tác điều tra. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em
điền đầy đủ thông tin trong phiếu:
Phiếu giới thiệu bản thân
- Họ và tên: ……………
- Là con thứ …………… trong gia đình có ………đứa con
- Hồn cảnh gia đình………………………
- Kết quả học tập năm trước……………………
- Mơn học u thích…………………………

- Mơn học cảm thấy khó……………………………
- Những người bạn thân nhất trong lớp………………
- Sở thích………………………………
- Địa chỉ ( số điện thoại) gia đình………………
Thơng qua phiếu điều tra tôi nắm được đầy đủ thông tin cần thiết của từng học
sinh để ghi vào sổ chủ nhiệm. Và quan trọng hơn là tôi đã hiểu một phần về học sinh
của mình, điều đó giúp tơi rất nhiều trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Tôi
đã trực tiếp đến gặp mặt một số phụ huynh lớp mình để biết được điều kiện sống của học
sinh. Mục đích đi thăm gia đình phụ huynh nhằm qua tiếp xúc với phụ huynh để biết
được phụ huynh quan tâm đến việc học tập của học sinh như thế nào. Từ đó tơi có kế
hoạch chủ nhiệm cụ thể rõ ràng và chỉ đạo, hướng dẫn học sinh theo kế hoạch đó.
- Bầu ban cán sự lớp: Việc bầu chọn ban cán sự lớp là một việc cần thiết mà người
giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay khi mới nhận lớp. GV phải phân tích


cho học sinh hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó. Tổ chức cho
học sinh xung phong ứng cử, sau đó chọn 5 em tiêu biểu để bầu chọn 3 em. Những em
đạt số phiếu cao nhất sẽ được chọn vào ban cán sự lớp.
- Sau khi bầu chọn được ban cán sự lớp thì nhiệm vụ tiếp theo là phân công nhiệm
vụ cụ thể và giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp.
+ Nhiệm vụ của lớp trưởng : Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp, điểm danh
sĩ số của lớp, điều khiển các bạn xếp hàng.
+Nhiệm vụ của hai lớp phó: Kiểm tra bài 15 phút đầu buổi, giúp đỡ các bạn học
yếu học bài, làm bài, phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật.
+ Nhiệm vụ của mỗi em tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ sau đó phát sổ cho các
em. Tơi hướng dẫn các em cách ghi chép trong sổ một cách cụ thể. Mỗi em sẽ làm đúng
nhiệm vụ của mình.
+ Số học sinh trong lớp được chia làm 4 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng. Tổ trưởng
chịu trách nhiệm phân công, điểu khiển các bạn trong tổ làm trực nhật.
+ Lớp phó lao động chịu trách nhiệm kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày của

lớp. Tổ nào làm không tốt, lớp phó lao động có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm một
ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần tự quản, tự theo dõi nhắc
nhở nhau giữ sạch lớp cũng như nề nếp lớp.
- Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt
động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của


em đó và cũng thấy được khả năng hồn thành nhiệm vụ của em đó như thế nào, từ đó
xây dựng cho lớp học của mình một nề nếp tự quản tốt.
- Tôi lựa chọn một em học sinh ngoan, hịa đồng với các bạn trong lớp, khơng cho
em giữ chức vụ gì trong ban cán sự giống như một cán sự ngầm, âm thầm thông báo cho
tôi các hoạt động trong lớp khi lớp trưởng che giấu cho các bạn. Với cán sự lớp ngầm
này tôi đã nhiều lần kịp thời giải quyết các xung đột ngăn cản thành bạo lực.
3.5. Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp.
a. Xây dựng mối quan hệ thầy trị.
- Khi giao việc tơi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này
thầy sẽ trở nên nói ít, học trị làm nhiều. Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy khi lên lớp, tơi ln chú ý
đến cả cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, cách cầm sách, chữ viết,… để trò noi theo.
- Khi học sinh làm bài chưa đúng, tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại
lớp. Với cách làm đúng, nói đúng trong học tập, các em sẽ trở thành những con người tự
tin, trung thực, khơng gian dối.
- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tơi ln cố gắng kiềm chế và tơn trọng
học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa
chữa. Tơi khơng bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự
trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ.
Thậm chí có em sẽ ốn hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học
nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động.



- Đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi
không trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho
rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các
em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu ngun nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo
dục các em.
- Hàng ngày, tơi ln khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những ưu
điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tơi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ
nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng khơng qn chỉ ra
những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hồn thiện hơn.
- Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học
sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với
học trò.
b. Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Tục ngữ có câu “Học thầy khơng tày học bạn”. Nhưng trong thực tế, một lớp học
thường xuất hiện nhiều nhóm học trò. Các em chia bè phải, phân biệt giàu nghèo, hay
nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay dỗi, hay hờn giận. Cịn các em nam
thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng
nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất chất lượng học tập của lớp. Là
một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Để xây dựng mối quan hệ
bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tơi luôn tạo ra


các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như
sau:
- Trong mỗi tiết học, tơi thường xun chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các
em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác. Lúc
đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay mặt ra chỗ khác, hoặc
ngồi im khơng tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại cãi nhau, khơng ai chịu
làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi kết quả thảo luận vào phiếu, dẫn
đến khơng hồn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó, tơi tun bố sẽ đánh giá kết quả

của từng nhóm và lấy kết quả đó chung cho tất cả các thành viên của nhóm. Do đó,
những em khá, giỏi buộc phải tích cực nếu khơng sẽ bị điểm kém. Cịn những em khơng
tích cực hợp tác, tơi sẽ cho ngồi riêng một mình và phải làm tồn bộ cơng việc của một
nhóm, làm đến đâu thì đạt điểm đến đó. Bị ngồi một mình nên khơng thể hồn thành
cơng việc và phải nhận điểm kém, trong khi các bạn ở các nhóm đều được điểm cao.
Các em đó sẽ khơng dám hờ hững nữa. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh
trong lớp đã được cải thiện.
- Tơi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng y về việc làm,
cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào dó trong lớp chứ khơng nói
xấu, khơng xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì
tơi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê
bình thì tơi phải điều tra nẵm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học
sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.


- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không
để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tơi gặp gỡ trao đổi riêng với
từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai
sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hịa và bắt tay nhau vui vẻ trở
lại.
- Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn nào đau
ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua quà đến thăm bạn, động viên bạn
an tâm chữa bệnh; những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép bài cho bạn.
3.6. Đối với các em học sinh cá biệt:
- Nắm chắc hoàn cảnh gia đình: nơi ở, thành phần, điều kiện kinh tế, sinh sống
cùng ai.
- Nắm được ưu điểm và khuyết điểm của học sinh cá biệt.
- Kịp thời động viên, giúp đỡ khi em gặp khó khăn.
- Đối với các em học sinh cá biệt thì một thay đổi nhỏ của các em cũng đáng trân
trọng, phải kịp thời khích lệ.

- Học sinh cá biệt chắc chắn các em sẽ thường xuyên vi phạm nội quy, người giáo
viên chủ nhiệm nên tìm rõ ngun nhân. Khơng nên phạt nặng trong những lần đầu vi
phạm các em sẽ càng thêm chán nản. Trường hợp này giáo viên nên sử dụng tình cảm,
tâm sự chia sẽ cùng các em. Để các em thấy được trường học khơng phải chỉ dạy học mà
cịn dạy làm người.


- Đối với các em học sinh cá biệt tôi dành nhiều tình cảm hơn, thường xuyên chủ
động tâm sự với các em về việc học ở lớp ở nhà, tâm sự chuyện gia đình. Từ những tình
cảm chân thành đó, tơi thấy các em thay đổi đạo đức rõ ràng hơn. Mặc dù học vẫn còn
yếu nhưng các em khơng cịn bị các thầy cơ bộ mơn phê bình về đạo đức.
III. Kết quả đạt được:
Trong năm học 2018 – 2019, với các biện pháp nêu trên tôi đã thu được nhiều kết
quả khả quan. Rõ ràng, qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh lớp tôi
ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan, tình cảm cơ trị, bạn bè ngày
càng gắn bó, thân thiện, ý thức tự giác, tự quản của các em ngày một nâng cao.
Học sinh biết tự điều chỉnh mình cũng như nhắc nhở nhau để giữ gìn nề nếp lớp
học. Lớp trở thành lớp tự quản tốt thường được tuyên dương ở các tiết sinh hoạt dưới cờ
đầu tuần.
Việc phê và tự phê trong học sinh cũng đã trở thành thói quen, em nào cũng cố
gắng sửa đổi để được tuyên dương trước lớp.
Sĩ số học sinh ln duy trì 100%. Khơng có học sinh bị trách phạt trước tồn
trường; học sinh đến trường ln đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; khơng
có học sinh gây gỗ, đánh nhau trong và ngồi nhà trường.100% học sinh đều tích cực
tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi học phụ đạo cũng như bồi dưỡng trái buổi.
Số liệu cụ thể:
Học lực
Giỏi
Khá


Học kì I
0
6

Học kì II
0
8

Cả năm
0
8


Trung bình 20
21
21
Yếu
6
3
3
Kém
Hạnh kiểm
Tốt
26
29
29
Khá
6
3
3

Trung bình
- Nhìn vào số liệu cụ thể chúng ta có thể thấy rõ được sự phát triển theo hướng tích cực
của học sinh. Tỉ lệ yếu kém giảm đạo đức các em cũng được nâng lên
- Tỉ lệ này đạt cao hơn chỉ tiêu đầu năm nhà trường phân cho các lớp yếu.
IV. Kết luận:
Công tác chủ nhiệm rất phức tạp, khó khăn, địi hỏi người GVCN phải bỏ nhiều
công sức và thời gian. Để làm tốt vai trị của mình GVCN cần biết đặt tình thương, trách
nhiệm để giải quyết các tình huống của lớp phụ trách trên cơ sở nề nếp, kỷ cương của
nhà trường, biết phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội
Khơng thể có một khuôn mẫu nhất định cho hoạt động của GVCN. Công tác chủ
nhiệm là một bộ phận quan trọng trong nhà trường, địi hỏi GVCN phải hết sức sáng tạo,
có một tinh thần trách nhiệm cao, mới gánh vác được nhiệm vụ này có hiệu quả.
Trong cơng tác này giáo viên chủ nhiệm khơng nên nóng vội, áp đặt, mà cần có
lịng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học sinh lên
trên hết, đối xử và xếp loại công bằng, công khai, minh bạch, giành nhiều thời gian và
tâm sức thì khi đó cơng tác chủ nhiệm sẽ khơng cịn khó khăn phức tạp mà sẽ là niềm
vui cho mỗi giáo viên khi đến trường.


Có được kết quả này là sự chỉ đạo của BGH kết hợp mối quan tâm đồng lòng hiệp
sức của GVCN, GVBM, Đoàn thể, và cả sự nỗ lực phấn đấu tiến bộ của HS, sự quan
tâm của cha mẹ HS
V. Kiến nghị:
Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của GVCN, nhà trường cần quan tâm
nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm lớp.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, chuyên đề về công tác
chủ nhiệm.
Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với giáo viên chủ nhiệm có thành tích tốt.
Trên đây là một số phương pháp nhằm giúp giáo viên trẻ có thêm kinh nghiệm
trong việc chủ nhiệm lớp yếu kém. Nhiều phương pháp chủ nhiệm xây dựng tập thể lớp

vững mạnh trong công tác chủ nhiệm mà tôi đã vận dụng và có hiệu quả trong cơng tác
chủ nhiệm lớp 6A3. Tơi mạnh dạn viết lên sáng kiến của mình và đưa ra để đồng nghiệp
cùng tham khảo. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp BGH nhà trường, q đồng nghiệp
để tơi có dịp bổ sung, sửa chữa và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm hay.

Tôi

chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT

Phong Thạnh Tây, ngày 6 tháng 5 năm 2019

DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

NGƯỜI VIẾT

TRƯỜNG


Mai Thị Kiều Diễm

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT

DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ


PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO



×