Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua tiết đọc hiểu văn bản và tiết luyện nói ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.26 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHƯỚC LONG
TRƯỜNG THCS VĨNH THANH
***    **
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH
QUA TIẾT ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VÀ TIẾT LUYỆN NÓI -NGỮ VĂN 9

Giáo viên: Nguyễn Đồng Lớn

1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH QUA TIẾT ĐỌC-HIỂU VĂN
BẢN VÀ TIẾT LUYỆN NÓI -NGỮ VĂN 9

I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
1/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ
Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng
tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích
ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện đại.
Dạy-học Ngữ văn không chỉ chú trọng dạy cái gì mà dạy như thế nào. Quan điểm tích hợp
và tích cực ln chi phối các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở phần dạy-học Đọc- hiểu văn
bản cũng như dạy các kĩ năng làm Tập làm văn. Một tiết dạy-học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết
phải tạo nên khơng khí hứng thú cho mỗi giờ học. Khơng khí đó chỉ có được khi người dạy biết
da dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học.
Mặc khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn khơng chỉ chú trọng nội
dung mà cịn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy-học.
Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới,
người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ
năng nghe, nói ,đọc ,viết . Trong đó kĩ năng nói là vơ cùng quan trọng .Nói sao cho người nghe


hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Người nói khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong
đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thơng tin đó chính là “nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả
trong giờ học Ngữ văn, người dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh
dạn trước tập thể. Nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại khơng nói ra được. Và như
vậy người thầy sẽ không nhận xét đánh giá đúng về sự tiếp thu ,cảm thụ của các em trong giờ học
Ngữ văn .
Vậy rèn luyện nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy
học mơn Ngữ văn vừa hình thành phong cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể,
có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.
2 /THỰC TRẠNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ :
Qua bảy năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, ở bộ mơn Ngữ văn, hoạt
động nói qua thảo luận nhóm đặc biệt là tiết dạy “luyện nói” mặc dầu nhiều giáo viên cũng đã cố
gắng hết sức nhưng cũng ít người thành cơng qua tiết dạy. Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng
nói cho học sinh chưa nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết. Học sinh không tự tin khi nói trước
đám đơng. Thời gian luyện nói lại có hạn (45 phút) không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh
được nói. Và sách giáo viên cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói.
Do vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn những học
sinh lười sẽ thụ động, không phát huy được. Dù có hoạt động thảo luận nhóm thì những em yếu
cũng ngồi im. Kết quả yếu vẫn yếu, lười vẫn lười. Tâm lý chung, giáo viên rất ngại dạy tiết Luyện
nói, nhất là trình độ học sinh ở vùng nơng thơn. So với yêu cầu của phương pháp dạy mới và
những định hướng của sách giáo viên thì tiết dạy “luyện nói” và hoạt động nói qua phần thảo
luận nhóm cịn nhiều lúng túng chưa đạt yêu cầu.
3/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua 4 năm thực thi chương trình thay sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn THCS, giáo viên bộ
môn Ngữ văn dần dần tiếp cận và nắm vững phương pháp dạy học mới. Người thầy đóng vai trị
chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cũng như rèn
2


các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng việt. Các hoạt động dạy-học cần linh hoạt với những hình

thức, biện pháp dạy học phong phú và có tính sáng tạo của người thầy.
Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết Đọc hiểu
văn bản và tiết luyện nói ở mơn Ngữ văn 9 là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ dạyhọc Ngữ văn. Trong q trình giảng dạy chúng tơi đã có sự tìm tịi, học hỏi và vận dụng và đã
thấy được hiệu quả. Từ đó ,chúng tơi rút ra được những vấn đề mang tính kinh nghiệm và cũng là
gợi ý để tham khảo.
4/ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Với quá trình giảng dạy 3 năm ở môn Ngữ văn 9, vừa tiếp thu học hỏi, vừa thâm nhập thực tế
qua những giờ lên lớp, chúng tôi tự học hỏi lẫn nhau tìm biện pháp để phát huy có hiệu quả tiết
dạy, chủ yếu chú trọng tiết luyện nói. Năm nay, được học chương trình bồi dưỡng thường xuyên
chu kì 2003-2007 và được tham gia các đợt sinh hoạt chun mơn do phịng giáo dục tổ chức về
chun đề luyện nói. Từ đó, chúng tơi đúc kết kinh nghiệm và trong điều kiện cho phép xin được
trình bày về đề tài: “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG
NHÓM TRONG TIẾT ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VÀ TIẾT LUYỆN NĨI Ở MƠN NGỮ VĂN 9
”.
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp. Đây là một
trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông,
lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn
ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết.
Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thơng tin, thì nói và
viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và
phát triển trong nhà trường.
Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác
phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển
tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt,
có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử
chỉ, nét mặt, âm lượng… Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong q trình dạy- học văn, là
biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Luyện nói tốt sẽ
giúp người học sẽ có được một cơng cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

Trong thực tế giảng dạy ở trường thuộc địa bàn nông thôn, đa số học sinh chưa có kỹ năng
nói trước tập thể, rất ngại nói, khơng tự tin khi nói trước đơng người. Đối với học sinh ở trường
nơng thơn, trình độ có hạn, phần tiếp thu còn chậm so với học sinh ở thị xã. Hơn nữa, thời gian
học tập của các em rất hạn chế, bởi vì các em đa số con nhà nơng. Sau buổi học về các em cịn rất
nhiều cơng việc của gia đình nên có phần ảnh hưởng đến việc học, nhất là đến vụ mùa. Với học
sinh, các em có vẻ xem nhẹ hoạt động nói trong giờ học.
Do thời gian thảo luận cũng như luyện nói quá ít so với nội dung yêu cầu, một vài giáo viên
chưa chú trọng khâu luyện nói cho học sinh. Chính vì thế mà hoạt động nói của học sinh chưa đáp
ứng yêu cầu mong muốn.
Ở một vài giáo viên việc dạy tiết Đọc-hiểu văn bản rơi vào đơn điệu, nhàm chán bởi giáo
viên chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn, đàm thoại. Những học sinh phát biểu đa số là học
sinh khá giỏi. Còn những em học sinh trung bình, yếu kém thì vẫn cứ trầm lặng, nhút nhát.Việc
tăng cường tính hợp tác để tạo hứng thú cho những đối tượng đó hầu như khơng có. Và như thế
nhiều học sinh khơng có cơ hội để rèn kĩ năng nói.
3


Có nhiều giáo viên có sự chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh song cịn lúng túng trong khâu
soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp. Một phần cũng do sách giáo viên khơng có
hướng dẫn cụ thể (nhất là ở tiết luyện nói )
Khi giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc
tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong giờ học tiết Đọc-hiểu văn bản cũng như trong tiết
luyện nói đạt hiệu quả cao .Khơng khí học tập của học sinh khác hẳn khi GV thuyết giảng. Ở các
em lộ rõ sự thích thú, đa số các thành viên trong nhóm có vẻ háo hức và nói một cách tự nhiên.
Tất cả như có một luồng điện vơ hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên khơng khí
học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả thảo luận, được trình bày những điều mà
nhóm đã phát hiện, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắc lọc rút
ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc GV có điều kiện để điều chỉnh và phấn khích
các em học tập, thực tế niềm vui đựợc GV quan tâm sẽ cho các em thêm sự tự tin vào khả năng
của mình là phải học tập tốt hơn, cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau.

Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ mơn Ngữ văn của các em
trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả năng
nói để HS nói ra được những điều mình tư duy, cảm thụ trong giờ học văn bản cũng như trong tiết
luyện nói.
Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc
những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trứơc tập thể. Vừa là biện pháp có khả
năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao
chất lượng dạy học mơn Ngữ văn.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH
Ngay từ đầu năm học, chúng tôi phổ biến những qui định đối với môn Ngữ văn đối với việc
học Ngữ văn nói chung và cho kĩ năng luyện nói nói riêng để học sinh có tâm thế chuẩn bị :
a.Dụng cụ :
- Đầy đủ sách giáo khoa
- Vở : Vở học, vở soạn, vở bài tập
- Bảng phụ (4 em có một bảng phụ). Bảng phụ các em có thể dùng tờ lịch cũ bọc giấy
bóng ngồi. Một cây bút lơng. Hoặc các em có thể mua bảng giấy da đen cỡ (80-60cm) nhưng
bảng đen thì việc đem đi học hơi cồng kềnh nên dùng bảng phụ bằng giấy lịch bọc nhựa tiện hơn.
b.Chia nhóm :
Để tiện việc hoạt động, thảo luận nhóm, chúng tơi chia lớp làm 10 nhóm, mỗi nhóm 4 em
liền kề nhau (bàn trên và bàn dưới) cho câu hỏi thảo luận ngắn trong một tiết học văn bản hoặc
tiếng việt.
Đối với tiết luyện nói, chia lớp làm năm nhóm, mỗi nhóm từ 7-8 em. Trong mỗi nhóm cử ra
một em viết chữ rõ ràng chịu trách nhiệm ghi vào bảng phụ sau khi đã thống nhất ý kiến trong
nhóm. Các em cịn lại trong nhóm đều ghi vào vở soạn của mình ý kiến thống nhất của tổ.
c. Cách học :
- Chuẩn bị bài mới ở nhà: Tự tay em soạn bài mới, không phải dùng vở soạn cũ của
anh, chị để lại, học phân mơn nào soạn theo phân mơn đó. Đặc biệt tiết Luyện nói phải soạn một
dàn ý chi tiết và phải dự kiến lời nói dựa vào dàn ý đó.

- Hoạt động trong giờ học: thảo luận nhóm, phát biểu xây dựng bài.
d. Truy bài 15 phút :
- Trong sinh hoạt 15 phút, ngoài việc làm bài tập, câu hỏi khó ở bài soạn, lớp trưởng
phải kiểm tra tình hình soạn bài của lớp qua tổ trưởng.

4


- Trước khi vào tiết học, lớp trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài cho giáo viên. Nếu
giáo viên kiểm tra phát hiện một trường hợp không chuẩn bị bài mà lớp trưởng khơng báo cáo thì
lớp trưởng và tổ trưởng của em đó chịu trách nhiệm (trừ điểm thi đua )
ae. Phiếu đánh giá nhận xét ( dành cho phần luyện nói)
Mỗi em phải có phiếu nhận xét trong sổ tay. Sổ này dùng cho suốt năm học.

-

Ngày :
Môn :
Họ và tên :
Phần nhận xét, đánh giá :
- Tác phong nói :
- Giọng nói :
- Nội dung nói :
2/ Yêu cầu đối với giáo viên :
- Chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp nói chung và nhất là cho những tiết rèn cho học
sinh kĩ năng nói
- Dặn dị học sinh cụ thể các nội dung chuẩn bị cho bài học mới
-Chú ý ,theo dõi và ghi chép những vấn đề cần nhận xét đối với học sinh trong q trình
luyện nói
- Ln tìm ra những ưu điểm trong phần trình bày của từng học sinh và khen các em kịp

thời trước lớp để động viên tạo hứng thú nói cho cả lớp
- Đối với những em cịn rụt rè, nhút nhát hoặc nói nhỏ ,giáo viên cho nói những phần có
nội dung đơn giản dễ trình bày và nên cố phát hiện ra nhũng ưu điểm của các em trong tác phong,
lời nói để khen .Nếu có nhũng điểm chưa hài lịng thì nhắc nhở thật khéo léo, tế nhị để các em tự
tin hơn ở lần nói sau.
- Sau mỗi lần trình bày nói trước lớp giáo viên khuyến khích bằng những tràn vỗ tay để tạo
khơng khí sơi nổi cho giờ học
- Chọn những em nói tốt trình bày cả bài luyện nói để tạo ấn tượng cho cả lớp khi sắp kết
thúc tiết học. Đó sẽ là điều kích thích niềm mong muốn được nói hay như bạn ở nhiều đối tượng
để các em chuẩn bị thật kĩ cho bài luyện nói ở những bài sau.
- Cho điểm khuyến khích đối với những em nói tốt ,những em có sự cố gắng trong q
trình luyện nói.
3/ RÈN KĨ NĂNG NĨI QUA HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM TRONG TIẾT ĐỌC
HIỂU VĂN BẢN
Thường trong một tiết học Ngữ văn sẽ có từ 2-3 câu hỏi thảo luận nhóm, thời gian thảo
luận từ 2-3 phút, thường là dạng câu hỏi mở, chúng tôi cho các em thảo luận nhóm 4. Đây là
những câu hỏi ngắn, học sinh tư duy trả lời :
- Trước hết cá nhân trình bày quan điểm của mình trước nhóm :
Các em cần đọc kỹ câu hỏi, xác định nội dung yêu cầu
của câu hỏi, suy nghĩ và viết ra trong vở của mình, sau đó trình bày ra nhóm, nêu ý kiến của mình
giống bạn thì nhất trí khỏi phải nói lại mất thời gian .Từ các ý kiến, nhóm trưởng khái quát lại nội
dung mà nhóm đã nhất trí, mỗi em trong nhóm phải nắm vững nội dung đó. Em được cử ghi chép
sẽ ghi vào bảng phụ.
- Trình bày ý kiến của nhóm trước lớp :
Hết thời gian thảo luận giáo viên có thể gọi bất kỳ một em trong nhóm trả lời. Các nhóm cịn
lại sẽ nhận xét ý kiến về phần trình bày của tổ bạn
Giáo viên nhận xét:
Cần chú ý hai mặt :
5



+ Nội dung nói : phải đáp ứng yêu cầu của câu hỏi thảo luận nhóm khơng thiếu ,khơng
thừa tránh dàn trải, lan man thiếu tập trung.
+ Kĩ năng nói : trình bày lưu lốt ,mạch lạc làm nỗi rõ vấn đề bằng giọng nói tự nhiên
to rõ dễ nghe dễ theo dõi, tránh đọc ê a, hoặc nói quá nhỏ, nói nhát gừng...
Thảo luận nhóm là một hình thức hoạt động dạy học tạo môi trường thuận lợi cho học sinh
trao đổi, bàn bạc một cách tự nhiên trước những thành viên đồng trang lứa có quan hệ bè bạn gần
gũi về những vấn đề nội dung, ý nghĩa ,giá trị nghệ thuật của văn bản văn học. Các em có sự đồn
kết hợp tác để từ đó phát triển khả năng nhận thức cảm thụ về văn học, mạnh dạn giải quyết các
vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác phân tích văn bản. Đặc biệt là qua thảo luận nhóm, kĩ năng
nói của học sinh của học sinh được học sinh rèn luyện dần dần một cách chắc chắn, hiệu quả
* Một số câu hỏi thảo luận nhóm để luyện nói cho học sinh trong tiết Đọc -hiểu văn bản
Thời gian thảo luận là 1-2 phút.
Ở bài “ Phong cách Hồ Chí Minh”, sau khi học sinh tìm hiểu được cách tiếp xúc văn hóa
của Bác,GV cho học sinh thảo luận câu hỏi : “ Cách tiếp xúc văn hóa của Bác cho ta thấy vẻ đẹp
nào trong phong cách của Bác ?” Hoặc câu “Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa
giản dị và thanh cao “ ?
Ở bài : “ Đấu tranh cho một thế giới hịa bình”, Trong q trình phân tích ở ý 3 ( Chiến
tranh hạt nhân là cực kỳ phi lý ) sẽ cho HS thảo luận câu hỏi: “Theo tác giả, trái đất chỉ là cái làng
nhỏ trong vũ trụ nhưng lại là nơi độc nhất có phép mầu của sự sống trong hệ mặt trời. Em hiểu
như thế nào về ý nghĩ ấy ?” ( HS có thể trả lời : Trong vũ trụ, trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ
nhưng là hành tinh duy nhất có sự sống. Khoa học chưa khám phá được sự sống ở nơi nào khác
ngoài trái đất. Đó là sự thiêng liêng kỳ diệu của trái đất nhỏ bé của chúng ta ).
Ở bài : “ Tuyên bố về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”. Trong
phần tìm hiểu nội dung ở phần 2,có thể cho HS thảo luận câu :“ Theo em, những nỗi bất hạnh mà
trẻ em thế giới phải chịu có thể giải quyết bằng cách nào ?”( Loại bỏ chiến tranh, bạo lực, xóa bỏ
đói nghèo…..)
Ở bài : “ Người con gái Nam Xương”, Ở cuối bài ta có thể cho HS thảo luận câu : “Một
con người có phẩm chất tốt đẹp, khát khao hạnh phúc gia đình như Vũ Nương đã từ chối nhân
gian. Điều đó giúp em hiểu gì về hiện thực cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế

độ phong kiến ?”
( Hiện thực cuộc sống áp bức bất công. Trong cuộc sống ấy những con người bé nhỏ, đức hạnh
không thể tự bảo vệ được hạnh phúc chính đáng của mình ).
Ở bài : “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, sau khi cho HS phát hiện những cảnh được gợi tả ở 8
câu cuối, cho HS thảo luận câu : “Mỗi cảnh được diễn tả bằng một cặp câu thơ lục bát gợi liên
tưởng đến thân phận và nỗi buồn riêng của Kiều. Hãy diễn giải điều này trên từng nét cảnh ?( HS
phân tích từng cặp câu )
Ở bài : “Lục Vân Tiên gặp nạn”, sau khi phân tích về hành động của Trịnh Hâm, cho HS
thảo luận câu : “ Ý kiến của em như thế nào về Trịnh Hâm, khi Vân Tiên đã từng là bạn của Trịnh
Hâm ? Từ đó em có suy nghĩ về lòng ghen ghét của con người ? ( Lòng đố kỵ là nguyên nhân của
sự phản bội và tội ác). Hay câu : “Qua tấm lòng nhân nghĩa và cuộc sống của ơng Ngư, Nguyễn
Đình Chiểu muốn bày tỏ tình cảm gì đối với người lao động ? ( Tin yêu và quý trọng nhân cách
của những người lao động).
Ở bài “Đồng chí”, cho HS đọc đoạn thơ thứ 2 và cho HS thảo luận câu hỏi : “ Em cảm
nhận được vẻ đẹp nào của tình đồng chí ?”( Vẻ đẹp của tình yêu thương mộc mạc, chân thành,
thắm thiết, đồng cam cộng khổ chia nhau cái chết nơi chiến hào ...)
Ở bài : Đoàn thuyền đánh cá”, cuối bài có thể cho HS thảo luận câu: “Theo em, nhờ
đâu nhà thơ sáng tác nên bài thơ Đoàn thuyền đánh cá với những câu thơ hấp dẫn như
vậy ?”(Trực tiếp quan sát; Dồi dào trí tưởng tượng; Tấm lịng tha thiết với vẻ đẹp và sự giàu có
của đất nước……)
6


Ở bài “Bếp lửa”, cho HS thảo luận Câu: “Khi viết lời thơ: Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên
nhắc nhở-Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Người cháu muốn nhắc bà nhóm lửa? hay nhắc
ai? Nhắc điều gì?” (Tự nhắc mình khơng được qn những lận đận đời bà, khơng được qn tấm
lịng ấm áp của bà, khơng được quên sự tận tụy hy sinh và tình nghĩa của bà……)
Ở bài “Ánh trăng”, có thể cho thảo luận câu: Từ sự xa cách giữa người và trăng, nhà thơ
muốn nhắc nhở điều gì? Vì sao có sự xa lạ, cách biệt giữa người và trăng? (Vì khơng gian khác
biệt ; thời gian khác biệt; điều kiện sống nên có sự cách biệt. Từ đó nhà thơ muốn nhắc nhở

khơng nên quên quá khứ, phải thủy chung…). Hoặc câu : “Nếu ánh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp
và những giá trị truyền thống, thì lời thơ nói về sự vơ tình và giật mình của con người trước trăng
có ý nhắc nhở ta điều gì trong cuộc sống ?” (Phải trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị
truyền thống, lãng quên quá khứ tốt đẹp là phản bội lại chính bản thân mình….).
Ở bài “ Lặng lẽ Sa Pa”, ở cuối bài cho HS thảo luận câu: “Vì sao tác giả không đặt tên cụ
thể cho từng nhân vật của mình mà chỉ gọi theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp ?” (Để ca ngợi
những con người có phẩm chất tốt đẹp ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, những con người âm
thầm lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, làm tăng thêm sức khái quát của truyện…..).
Ở bài “ Chiếc lược ngà” khi phân tích nhân vật bé Thu, có thể cho HS thảo luận câu: “Bé
Thu đã khơng nhận Ba vì vết sẹo trên mặt ơng Sáu, nhưng cũng từ vết sẹo ấy, Thu đã nhận ra
người cha u q của mình. Theo em, có thể hiểu như thế được khơng? Vì sao? (Được, vì Thu sợ
vết sẹo do chưa biết ơng Sáu là cha mình. Khi biết ba mình là Ơng Sáu, Thu đã hơn lên vết sẹo
trên má ba nó. Đó là tình cảm ruột thịt….). Hay câu : “Đọc Chiếc lược ngà, em cảm nhận được vẻ
đẹp nào trong tình cảm cha con Bé Thu? (Tình cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hoàn cảnh éo
le…….).
Ở bài “ Bàn về đọc sách” sau khi tìm hiểu văn bản, cho HS thảo luận câu: “Những lời
bàn trong văn bản “Bàn về đọc sách” cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc
sách ?” (Sách là tài sản tinh thần q giá của nhân loại. Muốn có học vấn phải đọc sách. Biết cách
đọc sách thì mới tích lũy và nâng cao học vấn….). Hay là câu: “Cách viết văn nghị luận trong bài
“Tiếng nói của văn nghệ có gì giống và khác so với bài “Bàn về đọc sách”? (đều là lập luận từ các
luận cứ giàu lý lẽ, dẫn chứng xác thực. Khác: Tiếng nói văn nghệ là bài nghị luận văn học nên có
sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh và gợi cảm….).
Ở bài “Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-Ten” thảo luận câu : “Trong
hai cách nhìn của Buy-Phơng và của La-Phơng-Ten về lồi vật, em thích cách nhìn nào hơn? Vì
sao? (HS tự bộc lộ).
Trong bài “ Con cị”,có câu thảo luận : “Hình tượng con cị xun suốt lời ru với những
biểu tượng nào? (Con cò, đứa con nhỏ, người mẹ, cuộc đời) Hoặc câu: “Đọc bài thơ Con cò, em
cảm nhận những điều cao đẹp nào của tình mẹ và những lời ru ? (Tình mẹ là tình cảm cao đẹp và
bền bỉ vì nó được xây đắp bằng đức tính hy sinh quên mình của tình yêu thương che chở…. Lời
hát ru rất cần thiết vì nó ni dưỡng và bồi đắp lòng nhân ái trong cuộc đời mỗi con người….).

Bài “ Nói với con” cho thảo luận câu: “Em cảm nhận như thế nào về lời thơ: “Người
đồng mình tự đục đá kê cao q hương-Cịn q hương thì làm phong tục?” (Con người lao động
sáng tạo để tồn tại, để giữ vững truyền thống dân tộc, có ý chí vươn lên khơng chùn bước trước
khó khăn. Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Ý chí sống can trường dũng cảm…).
Bài “Mây và sóng” cho thảo luận câu : “Bài Mây và sóng nói với ta những điều tốt đẹp
nào trong cuộc sống tình cảm của con người? ” (Tình yêu mẹ là niềm vui thiêng liêng, bền chặt
trong tâm hồn con người).
Bài “ Những ngôi sao xa xôi”, thảo luận câu: “Qua truyện Những ngôi sao xa xơi em
hiểu gì về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước? ” (Sống trong
sáng- không quản gian khổ, hy sinh…)

7


Với những câu hỏi có tính chất tình huống hoặc khái quát ,tổng hợp vấn đề cảm thụ văn
học như trên địi hỏi các em có tinh thần hợp tác .Và chính sự hợp tác đó sẽ giúp các em nói một
cách tự tin hơn.
4/ RÈN KĨ NĂNG NĨI QUA TIẾT LUYỆN NĨI Ở PHÂN MƠN TẬP LÀM VĂN :
a.Xác định mục đích u cầu của việc luyện nói :
Để cho học sinh có thể thực hiện tốt tiết luyện nói, chúng tơi cho trước đề tài cho các em
về nhà soạn, hướng dẫn các em:
- Xác định đề tài (Nói cái gì ?)
- Xác định đối tượng giao tiếp (Nói trong hồn cảnh nào ?)
- Xác định mục đích giao tiếp (Nói để làm gì ?)
- Cách thức giao tiếp (Nói cho thuyết phục người nghe)
- Nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói)
- Tạo tâm thế vững vàng khi nói : Tự tin, mạnh dạn
- Tác phong tự nhiên, giọng rõ ràng quán xuyến người nghe.
- Yêu cầu tập thể lớp chú ý lắng nghe, theo dõi ghi chép ,nhận xét
b. Hướng dẫn học sinh soạn bài trước ở nhà :

Mỗi em đều phải soạn bài vào vở bài tập của mình ở nhà. Tới lớp, trước khi tiến hành luyện
nói, lớp trưởng kiểm tra việc soạn bài của lớp thông qua tổ trưởng, nhóm trưởng, sau đó báo cáo
cho giáo viên. Để kiểm tra lại giáo viên kiểm tra lại khoảng từ 5-10 em
d 3. Tiến hành luyện nói :
Trước hết giáo viên cho học sinh nêu lại đề bài và ghi lên bảng. Tiếp theo cho các em phân
tích đề và nêu nội dung yêu cầu cần đạt theo các bước tiến hành mà các em đã học. Sau đó, giáo
viên treo bảng phụ có ghi dàn ý để các em theo dõi và cho các em thảo luận và nói theo nhóm lớn
(7-8 em). Phần mở bài cho một nhóm thảo luận; phần thân bài có thể cho 2-3 nhóm thảo luận, tùy
theo số luận điểm của đề tài; phần kết luận, một nhóm thảo luận.Thời gian thảo luận và nói trước
nhóm là 10 phút. Trong q trình thảo luận, mỗi em trong nhóm phải nói lên được nội dung mà
mình đã soạn ở nhà để cả nhóm bàn bạc góp ý đi đến thống nhất và hình thành một đoạn văn
tương đối hồn chỉnh. Em được phân cơng ghi sẽ ghi ý chính vào bảng phụ. Cả nhóm đều phải
nắm vững ý kiến chung của tổ. Hết thời gian thảo luận, chúng tôi gọi một em đại diện trong nhóm
trả lời. Khi có một em nói, cả lớp sẽ theo dõi, ghi nhận xét vào phiếu. Mỗi một em trình bày xong,
chúng tơi sẽ chỉ định một em nhận xét đánh giá (có thể 2-3 em nhận xét). Sau khi các nhóm trình
bày xong, chúng tơi cho một em khá hoặc giỏi nói lại tồn bài cho cả lớp nghe. Cuối cùng giáo
viên góp ý bổ sung để lớp rút kinh nghiệm.
Các bước thực hiện trong tiết luyện nói chúng tơi tiến hành theo trình tự sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài luyện nói của học sinh (2phút)
- Bước 2: Giáo viên cùng học sinh tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài đại cương (3-5 phút)
- Bước 3: Giáo viên nêu yêu cầu về hình thức nói và nội dung nói (2phút)
- Bước 4: HS luyện nói trong nhóm ( 10 phút)
- Bước 5: HS luyện nói trước lớp ( 20-25 phút)
- Bước 5: Giáo viên tổng kết tiết luyện nói (3phút).
Đối với lớp 9, có 2 tiết luyện nói. Đó là: Luyện nói về tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả
nội tâm; Luyện nói về văn nghị luận: Nghị luận về một đoạn thơ-bài thơ.
Trong giờ luyện nói, chúng tơi chú ý nhắc nhở HS mấy điểm sau:
- Phải soạn bài ở nhà trước, soạn một dàn ý chi tiết và tự tập nói trước ở nhà cho sn sẻ,
mạch lạc.
- Khi nói trước tổ, trước nhóm phải nói rõ ràng, mắt tập trung hướng vào người nghe.

Để tiết học có kết quả, chúng tơi cho HS đề về nhà soạn trước (Chỉ soạn đề cương).
c . Định hướng dàn ý cho tiết luyện nói
8


Ở tiết luyện nói thứ nhất (Phần văn tự sự kết hợp với nghị luận). Có thể chọn 1 trong 3
đề có ở sách giáo khoa phần luyện tập. Tơi chọn đề 3: “Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm
“Chuyện người con gái Nam Xương” đến chỗ trót đã qua. Hãy đóng vai Trương Sinh kể lại
câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.”
Trước khi tiến hành luyện nói, Giáo viên kiểm tra vở soạn của HS và các em trình bày dàn ý
vào bảng phụ, sau đó GV chốt lại và đưa ra bảng phụ mà GV đã chuẩn bị sẵn lên bảng đen cho
HS theo dõi để luyện nói và hướng dẫn HS :
- Phải xác định ngơi kể cho phù hợp (Tơi)
- Phải hóa thân vào Trương Sinh kể lại câu chuyện theo trình tự
- Các nhân vật và các sự việc cịn lại chỉ có vai trị như một cái cớ để nhân vật Tơi giải
bày tâm trạng của mình.
Dàn ý:
1. Mở bài : Tự giới thiệu về mình, nêu mối quan hệ với Vũ Nương trong câu chuyện.
2. Thân bài: Kể lại nội dung đoạn truyện (ngôi kể là ngôi thứ nhất: tôi – Trương Sinh). Trong q
trình kể có thể hiện sự hối hận của người kể.
3. Kết luận: Trương Sinh suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương và ân hận về việc làm của mình
Ở tiết luyện nói thứ 2 trong chương trình (Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Có thể linh
động chọn đề bài sau:
Đề: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu “của Hữu Thỉnh.
a. Yêu cầu :
- Nghị luận về một khổ thơ trong bài thơ
- Vấn đề nghị luận: Phân tích, cảm nhận về cái hay cái đẹp về nội dung và hình
thức của khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh
b. Dàn ý :
1. Mở bài : - Giới thiệu tác giả-Tác phẩm

- Giới thiệu khổ thơ đầu-Nêu khái quát về giá trị nội dung của khổ thơ.
2. Thân bài :
* Cảm nhận thu sang của tác giả (Phân tích vai trị của các giác quan)
- Bức tranh vơ hình của thời gian: Khúc giao mùa: hạ-thu
- Bức tranh được vẽ lên bởi giác quan đa dạng của người họa sĩ. (Bắt đầu là khứu
giác"xúc giác -> Thị giác -> đến cảm nhận của nhà thơ)
- “Mùi hương ổi phả vào trong gió se”- Câu thơ có cái ấm nồng của mùa hạ lại có
cái lạnh se của mùa thu -> Sự giao mùa kỳ diệu. Dòng cảm xúc bất ngờ.
- Hai câu thơ đầu thoáng chút bâng khuâng xao xuyến.
- Mạch cảm xúc tiếp tục ở 2 câu cuối: “Sương chùng chình qua ngõ-Hình như thu đã
về”: Sương chùng chình đi qua như cố ý chậm lại. Một cảm giác mơ hồ, hư hư thực thực ấy đã
gợi nên một thời điểm nhạy cảm rất khó xác định “ hình như thu đã về”
* Phân tích vẻ đẹp, hay của các từ ngữ “hương ổi, phả, gió se, chùng chình, hình
như”
* Suy nghĩ về mùa thu thiên nhiên thời khắc giao mùa :
- Từ cái bất ngờ nhận ra tín hiệu mùa thu, xen lẫn vào những cảm xúc có phần nào bâng
khuâng luyến tiếc.
- Cảm nhận bằng các giác quan một cách tinh tế nhạy cảm Qua đó thể hiện tình u thiên
nhiên, u làng q , yêu mùa thu.
3. Kết luận :
- Qua hình ảnh, hương vị quen thuộc, gần gũi đặc trưng của mùa thu và những
cảm nhận tinh tế, tác giả đã thể hiện thành công vẻ đẹp thiên nhiên thời điểm giao mùa.
d .Những điểm cần chú ý trong tiết luyện nói :
9


- Ở tiết luyện nói nào cũng chú ý khâu chuẩn bị của học sinh, các em chuẩn bị càng kĩ tiết
luyện nói càng hiệu quả
- Ở tiết dạy trên lớp, giáo viên cần :
+ tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và luyện nói trước nhóm, nói trước lớp

+ chú ý hướng dẫn kĩ về hình thức và nội dung nói
+ theo dõi và cho học sinh ghi chép những điều cần nhận xét
5/ RÈN KĨ NĂNG NÓI QUA MỘT GIÁO ÁN CỤ THỂ
Với những lớp mà đối tượng học sinh đa số học tốt mơn văn thì giáo viên có thể cho luyện
nói theo yêu cầu của đề bài trong sách giáo khoa (tiết 140 -Luyện nói -Nghị luận về một đoạn thơ
bài thơ).Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh đã được chúng tơi chú ý thể hiện qua các hoạt động
dạy- học ở giáo án sau đây.
Tiết 140
LUYỆN NÓI :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I) Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh củng cố kiến thức về cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
-Luyện tập kĩ năng nói và đặc biệt là nói trước tập thể đơng người một cách tự tin rõ ràng,
mạch lạc
2.Học sinh :
- Hs âoüc lải bi thå Bếp lửa
- Lập dàn ý theo đề bài : Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ bếp lửa của
Bằng Việt
- Chuẩn bị dàn ý đại cương, dàn ý chi tiết, bảng phụ
- Đem sgk lồùp 9/1, tỏỷp trỗnh baỡy theo daỡn yù trổồùc åí nh
III/ Tiến trình tổ chức các họat động dạy học :
1) Ổn định lớp :
2) Kiểm tra bài cũ : (5 phút) GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3) Giới thiệu bài mới : (2 phút )
Việc rèn kỹ năng rất cần thiết đối với các em .Nói như thế nào cho rõ ràng mạch lạc, tự tin
nhất là trình bày nói cho bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ như hôm nay. Cô tin rằng với sự
chuẩn bị có nhiều cố gắng của các em, tiết luyện nói hơm nay sẽ đạt được những hiệu quả tốt.
4) Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh, phân tích Đề bài:
đề, lập dàn ý
Bếp lửa sưởi ấm một đời –Bàn về bài
GV: Nhắc lại qui trình của một bài tập làm thơ bếp lửa của Bằng Việt
văn? (hs trả lời, gv nhắc lại cho học sinh khắc
sâu)
GV cho học sinh nhắc lại đề bài, gv ghi bảng.
GV:
I/ Phân tích đề:
+ Đề bài thuộc kiểu bài gì?
1. Kiểu bài: Nghị luận về bài thơ
+ Dạng bài nghị luận cụ thể là gì ?
2. Nội dung: Bếp lửa sưởi ấm một đời. (Bếp
+ Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề nào trong lửa từ trong kỉ niệm của tuổi thơ luôn sưởi
bài thơ ?
ấm tâm hồn, nâng đỡ con người trên chặng
GV chốt :Về kiểu bài, dạng bài nghi luận về hành trình dài của cuộc đời )
Bài thơ, (ghi bảng Phần phân tích đề)
Hướng dẫn hs lập ý:
+ Theo yêu cầu đề tài, phần mở bài ta phải làm
gì?
+ Phần thân bài, để nghị luận về vấn đề đó II/ Dàn ý đại cương
10


trong bài thơ, em cần xây dựng hệ thống luận
1.
điểm như thế nào?
+Dùng những luận cứ, luận chứng nào?
+Kết bài ra sao?

(cho hs trao đổi nhóm, thảo luận) sau đó ghi
bảng phụ và trình bày ở bảng, các nhóm khác
2.
nhận xét, gv nhận xét về dàn ý và đưa ra dàn ý
đại cương ở bảng phụ cho hs tham khảo và so
a.
sánh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tiến hành nói.
GV cho học sinh nói trong nhóm (10ph), nói
trước lớp 20 ph.
GV hướng dẫn yêu cầu nói.
+ Nói trước nhóm: Đứng lên, mỗi em nói một
phần theo qui định của tổ, cả tổ chú ý lắng
nghe và chọn bạn nói tốt nhất đề xuất nói
trước lớp.
+ Nói trước lớp cần chú ý:
- Về hình thức: Có lời mở đầu (lời chào, giới
thiệu) lời kết thúc (lời cảm ơn); lời nói rõ ràng,
gọn, có ngữ điệu; chú ý quán xuyến đối tượng
nghe.
- Về nội dung: Đảm bảo nội dung trong dàn ý,
ý mạch lạc.
+ Đối tượng nghe: Tập trung theo dõi bạn
nói, nhận xét bạn nói theo yêu cầu trên.
Tiến hành nói: Sau 10 phút nói trong nhóm,
gv cho hs nói trước lớp:
3.
+ 2 em nói MB
+ 2 em nói TB
+ 2 em nói KB

+ 2 em nói cả bài
+ 2 em nói cho cả lớp nhận xét, so sánh, rút ra
ưu điểm, hạn chế
+gv nháûn xẹt, chè ra ỉu âiãøm, khuút
âiãøm, bäø sung nhỉỵng cn thiãúu sọt
Hoạt động 3: GV tổng kết tiết học.
+ Nhận xét về sự chuẩn bị của hs.
+ Về tiết luyện nói của hs: ưu điểm, tồn tại,
cần khắc phục ở tiết sau...
Hoạt động 4: Hướng dẫn chuẩn bị tiết sau.
Chuẩn bị bài: Văn bản Những ngôi sao xa xôi

Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Bằng Việt và bài thơ
Bếp lửa
- Khái quát giá trị của bài thơ và hình ảnh
Bếp lửa
Thân bài: Nghị luận về vấn đề trong bài
thơ
Hình ảnh Bếp lửa khơi nguồn cho những
cảm xúc về bà :
-Sự liên tưởng từ hình ảnh thân thương,ấm
áp : Bếp lửa
- Bếp lửa của tuổi thơ nhọc nhằn gian khổ
sống bên bà
b.Bếp lửa sưởi ấm tâm hồn tuổi thơ thơ
-Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp
-Bếp lửa gợi những liên tưởng trong kỉ
niệm về bà
c.Bếp lửa với những suy ngẫm về bà

- Bà là người nhóm lửa ,người giữ lửa .
- Ngọn lửa trở thành kỉ niệm thân thương
,thành niềm tin thiêng liêng kì diệu .
- Ngọn lửa của tình yêu thương ,niềm tin
nâng bước cháu trong suốt chặng đường
dài của cuộc đời
d.Bếp lửa-hình tượng thơ đặc sắc :
->Vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý
nghĩa biểu tượng
Kết bài:
- Khẳng định giá trị của hình tượng bếp
lửa
- Suy nghĩcủa bản thân về hình ảnh Bếp
lửa

VI /. KẾT LUẬN :
Bài học kinh nghiệm mà chúng tơi rút ra được từ q trình nghiên cứu và vận dụng như sau :
1. Về giáo viên :
Muốn thực hiện đạt yêu cầu việc luyện nói cho học sinh giáo viên cần:
- Đầu tư vào bài soạn, nghiên cứu kỹ để có câu hỏi thảo luận cho học sinh.
11


-

-

-

Câu hỏi phải khuyến khích được tất cả HS trong lớp suy nghĩ. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng,

vừa sức để học sinh có thể trả lời
Ngay từ đầu, xây dựng cho học sinh phương pháp học tập, những qui định đối với học sinh về
việc học nói chung, mơn văn nói riêng.
Hướng dẫn cho học sinh cách học cũng như cách soạn bài (Nhất là đối với tiết luyện nói)
Có kế hoạch kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
Rèn cho học sinh biết tự tổ chức thảo luận nhóm
Cần tơn trọng ý kiến HS, tạo điều kiện, dẫn dắt HS thể hiện quan điểm cá nhân của mình.
Ln ln theo sát diễn biến của cuộc thảo luận và có thể tham gia như một thành viên.
Nắm vững qui trình tiết luyện nói và tiến hành các bước một cách linh hoạt, thuần thục.
2. Về học sinh :
- Đầy đủ dụng cụ học tập, nhất là bảng phụ, chuẩn bị cả về ngơn ngữ để có được hành văn
lưu loát, ý tứ phong phú.
- Mỗi cá nhân cần phải chuẩn bị bài kĩ trước ở nhà.
- Trước khi thảo luận, cần phải xác định vấn đề cần thảo luận.
- Mỗi cá nhân cần phải tự tin, thoải mái khi tham gia thảo luận, nói trước nhóm, nói
trước lớp.
- Mỗi cá nhân đều phải tích cực và ý thức hoạt động trong nhóm.
- Mỗi cá nhân đều phải ghi chép cụ thể và đầy đủ ý kiến sau khi tổ đã bàn bạc thống
nhất
Tóm lại ,dạy văn là một cơng việc địi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo. Do vậy
người dạy văn phải có sự nghiên cứu, tìm tịi, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học mới để việc tổ chức các hoạt động dạy - học văn bản trở nên phong phú, đa dạng và có chiều
sâu. Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong tiết Đọc-hiểu văn bản và luyện nói ở
mơn ngữ văn 9 là một hoạt động mang tính chun mơn của người giáo viên dạy văn trong quá
trình thực thi giảng dạy chương trình thay sách. Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Văn bản nói riêng và cho bộ mơn Ngữ văn nói chung.
Vấn đề được trình bày trên đây dưới dạng một sáng kiến kinh nghiệm, không có mong muốn
gì hơn được bày tỏ những đóng góp nhỏ vào công việc giảng dạy văn và mong được q thầy cơ
góp ý. Trong q trình giảng dạy, chúng tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để làm tốt nhiệm vụ của
người giáo viên dạy văn.
VI/ ĐỀ NGHỊ :
Đối với giáo viên:

+ Giáo viên dạy các cấp mầm non và tiểu học cần chú ý hơn đến việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn
cho học sinh .
+ Giáo viên dạy Ngữ văn THCS cần có sự đầu tư giảng dạy trong việc rèn kĩ năng nói và phải
thực hiện thường xuyên đồng bộ từ các lớp 6,7,8 đến lớp 9 .
Đối với phòng giáo dục : Tiếp tục phát huy việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên mơn về
việc rèn kĩ năng nói cho học sinh để giáo viên được giao lưu, trao đổi,học hỏi Đối với Bộ giáo
dục:
+Cung cấp tài liệu, băng hình về việc rèn kĩ năng nói cho học sinh trong dạy -học Ngữ văn.
+Tăng tiết luyện nói về văn học ở khối lớp 8, 9 để học sinh tập thuyết trình văn học một lần trên
một năm học.
.
Người thực hiện
Nguyễn Đồng Lớn
12



×