Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Kiến thức về HIV AIDS, thái độ trong phòng chống, chăm sóc người bệnh HIV AIDS của sinh viên trường cao đẳng quân y 1 năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.38 KB, 136 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

PHẠM VĂN TRƯỜNG

KIẾN THỨC VỀ HIV/AIDS, THÁI ĐỘ
TRONG PHỊNG CHỐNG, CHĂM SĨC
NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUÂN Y 1 NĂM 2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội – 2019


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ
MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM VĂN TRƯỜNG

KIẾN THỨC VỀ HIV/AIDS, THÁI ĐỘ
TRONG PHỊNG CHỐNG, CHĂM SĨC
NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUÂN Y 1 NĂM 2019


VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8.72.07.01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐÀO XUÂN VINH

Hà Nội - 2019

Thang Long University Library


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đề tài khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi do chính bản thân tôi thực hiện. Các số liệu trong luận văn này là trung thực,
khách quan và chưa từng công bố trong bất cứ cơng trình nào khác. Nếu có bất
cứ sai sót nào tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2019
Người viết cam đoan

Phạm Văn Trường


iv


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tới:
Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các khoa phòng, các thầy cơ giáo
cùng tồn thể cán bộ các cán bộ, nhân viên của Trường Đại học Thăng Long đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại Nhà trường.

Phó giáo sư - Tiến sĩ Đào Xuân Vinh - giáo hướng dẫn của tôi, người đã
tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến góp ý q báu cho
tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Ban giám hiệu, các bạn sinh viên điều dưỡng Trường Cao Đẳng Quân y 1
– Học viện Quân y đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong giai đoạn
thu thập số liệu và hoàn thành nghiên cứu tại Nhà trường.
Bạn bè, người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên tơi trong
q trình hồn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2019
Người viết cam đoan

Phạm Văn Trường

Thang Long University Library


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................... iii
MỤC LỤC......................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………4
1.1. Đại cương về HIV/AIDS.........................................................................4
1.2. Dịch tễ học của nhiễm HIV.....................................................................4
1.2.1. Tác nhân gây bệnh AIDS và một số đặc điểm sinh học của HIV........4
1.2.2. Các đường lây truyền của HIV.............................................................6
1.2.3. Đường lây nhiễm nghề nghiệp với HIV...............................................8
1.2.4. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho NVYT..............................8
1.2.5. Chẩn đoán...........................................................................................10
1.2.6. Phân giai đoạn nhiễm HIV.................................................................11
1.2.7. Tiêu chuẩn chẩn đốn nhiễm HIV tiến triển (bao gồm AIDS)...........13
1.2.8. Tình hình dịch HIV/AIDS và cơng tác chăm sóc điều trị trên thế giới
14
1.3. Mục đích điều trị thuốc kháng HIV (thuốc ARV).................................16
1.4. Một số cơng trình nghiên cứu về kiến thức, thái độ trong phịng chống và

chăm sóc người bệnh HIV/AIDS................................................................. 16
1.5. Giới thiệu về Trường Cao đẳng Quân y 1 - HVQY..............................21
1.5.1. Quá trình hình thành và phát triển......................................................21
1.5.2. Chương trình đào tạo liên quan đến kiến thức, thái độ và phòng chống
HIV/AIDS tại địa điểm nghiên cứu..............................................................22
1.6.

Khung lý thuyết nghiên cứu...............................................................24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........25
2.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................25


2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu.....................................................................25

2.1.2.

Địa điểm nghiên cứu.......................................................................25


vi
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................
2.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................
2.3.

Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh g

2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu ..........................................................
2.3.2. Tiêu chí đánh giá ............................................................................
2.4.

Phương pháp thu thập thơng tin ...............

2.4.1. Công cụ thu thập thông tin .............................................................
2.4.2. Kỹ thuật thu thập thơng tin .............................................................

2.4.3. Qui trình thu thập thơng tin và sơ đồ nghiên cứu ...........................
2.5.

Phân tích và xử lý số liệu .........................

2.6.

Sai số và biện pháp khắc phục .................

2.6.1.

Sai số .......................................................

2.6.2. Biện pháp khắc phục.......................................................................
2.7.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............

2.8.

Hạn chế của đề tài ....................................

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................
3.1.

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứ

3.1.1.

Thông tin chung ......................................


3.2.

Kiến thức về HIV/AIDS, thái độ trong ph

bệnh HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu..................................................
3.2.1.
3.2.2.

Kiến thức của sinh viên về HIV và phòng
Thái độ đối với người bệnh HIV/AIDS và trong chăm sóc người bệnh

HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu ..........................................................
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS, thái độ phịng
chống, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS .....................................................
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................
4.1. Kiến thức về HIV/AIDS, thái độ trong phịng chống và chăm sóc người
bệnh HIV/AIDS của sinh viên .....................................................................

Thang Long University Library


vii
4.1.1 Kiến thức về HIV/AIDS của sinh viên................................................63
4.1.2. Thái độ với người nhiễm HIV/AIDS của sinh viên năm thứ 2 và thứ 3
69
4.1.3. Thái độ của sinh viên năm thứ 3 trong chăm sóc cho người nhiễm
HIV/AIDS....................................................................................................70
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS và thái độ phịng
chống, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của sinh viên Trường Cao đẳng Quân


y 1.................................................................................................................71
KẾT LUẬN..................................................................................................73
1.

Kiến thức về HIV/AIDS, thái độ trong phịng chống và chăm sóc người

bệnh HIV/AIDS của sinh viên năm thứ 2 và thứ 3 tại Trường Cao đẳng Quân
y 1 ................................................................................................................. 73
2.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS, thái độ phòng chống

và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của sinh viên Trường Cao đẳng Quân y
1 ....................................................................................................................
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
AIDS

CĐQY 1
ĐTNC
HIV


HVQY
CSNB
NTCH
NVYT
SD
SV
TB
UNAIDS

Thang Long University Library


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Chương trình học các mơn liên quan...........................................22
Bảng 1.2. Chương trình/nội dung thực tập Bệnh viện................................. 23
Bảng 2.1. Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu.............................................. 26
Bảng 2.2. Bảng tóm tắt cách tính điểm cho từng câu...................................34
Bảng 2.3. Thang Likert 6 mức độ................................................................ 35
Bảng 2.4. Thang Likert 5 mức độ................................................................ 36
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu........................................................................ 37
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu và xã hội của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.2. Nguồn thơng tin tìm hiểu về HIV/AIDS theo năm học...............41
Bảng 3.3. Tỉ lệ nhớ những chủ đề trong các học phần liên quan đến HIV/AIDS

đã được học tại Trường................................................................................ 42
Bảng 3.4. Tỷ lệ sinh viên đã từng chăm sóc người bệnh HIV/AIDS...........43

Bảng 3.5. Phân bố kiến thức đối với người bệnh HIV/AIDS của sinh viên 44
trong chăm sóc người bệnh HIV theo các mức độ.......................................44
Bảng 3.6. Điểm kiến thức của sinh viên về HIV/AIDS...............................44
Biểu đồ 3.1. Kiến thức đúng của sinh viên về bệnh học HIV/AIDS...........45
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ kiến thức đúng của sinh viên về bệnh học HIV/AIDS....45
Bảng 3.7. Kiến thức đúng của sinh viên về cách tiệt trùng và phòng lây truyền

đối với HIV.................................................................................................. 46
Bảng 3.8. Kiến thức đúng về cách dự phòng các nhiễm trùng cơ hội cho người

bệnh HIV/AIDS của sinh viên..................................................................... 47
Bảng 3.9. Kiến thức đúng về các loại nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở người

bệnh HIV/AIDS........................................................................................... 48
Bảng 3.10. Kiến thức về phòng ngừa phơi nhiễm đúng cho nhân viên y tế 49
Bảng 3.11. Xác định đúng những tình huống có nguy cơ phơi nhiễm nghề
nghiệp...........................................................................................................50
Bảng 3.12. Kiến thức đúng của sinh viên về các biện pháp phòng tránh kim
tiêm/vật sắc nhọn đâm phải trong q trình chăm sóc người bệnh..............51
Bảng 3.13. Thái độ đối với người bệnh HIV/AIDS và trong chăm sóc cho


x
người bệnh HIV/AIDS.................................................................................52
Bảng 3.14. Điểm thái độ “xa lánh” đối với người bệnh HIV/AIDS của đối
tượng nghiên cứu..........................................................................................54
Bảng 3.15. Điểm thái độ “thông cảm” đối với người bệnh HIV/AIDS của đối

tượng nghiên cứu..........................................................................................56
Bảng 3.16. Điểm thái độ “đồng cảm” trong chăm sóc cho người bệnh

HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu.......................................................... 57
Bảng 3.17. Điểm thái độ “không đồng cảm” trong chăm sóc cho người bệnh
HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu.......................................................... 58
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới tính với kiến thức HIV/AIDS..............59
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa năm học với kiến thức HIV/AIDS.............60
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa năm học với thái độ đối với người nhiễm
HIV/AIDS....................................................................................................60
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức học tập và thái độ đối với người
bệnh HIV/AIDS........................................................................................... 61
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kinh nghiệm chăm sóc và kiến thức về HIV
của SV..........................................................................................................62
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kinh nghiệm chăm sóc đối với thái độ với
người bệnh HIV/AIDS.................................................................................62

Thang Long University Library


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới cuối năm 2017, Human
Immunodeficiency Virus (HIV) tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn
trên toàn cầu, đã cướp đi hơn 35 triệu sinh mạng, riêng trong năm 2017 có
940.000 người chết vì các ngun nhân liên quan đến HIV. Tính đến cuối năm
2017, tồn cầu có khoảng 36,9 triệu người bệnh HIV với 1,8 triệu người bị
nhiễm mới. Trong đó, khu vực Châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 25,7
triệu người bệnh HIV, số mới mắc cũng chiếm hơn hai phần ba tổng số ca nhiễm
HIV mới trên toàn cầu. Mặc dù số mới mắc vẫn tăng lên, tuy nhiên với nhiều
hoạt động triển khai trên phạm vi rộng của Tổ chức Y tế thế giới từ năm 2000
đến 2017, tỉ số số ca nhiễm HIV mới giảm 36% và tử vong liên quan đến HIV

đã giảm 38% với 11,4 triệu người. Thành tựu này là kết quả của những nỗ lực to
lớn của các chương trình HIV quốc gia được hỗ trợ bởi xã hội dân sự và một loạt
các đối tác phát triển [33], [57].
Tại Việt Nam, theo báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS (Acquired
Immuno Deficiency Syndrom ) của Bộ Y tế trong 3 quý đầu năm 2017, số người
bệnh HIV/AIDS được báo cáo đang còn sống là 208.371 nhưng chỉ quản lý được
80% trường hợp, tổng số người bệnh HIV tử vong từ đầu dịch được báo cáo là
91.840 trường hợp. Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện mới 6.883
trường hợp nhiễm HIV, số chuyển sang giai đoạn AIDS là 3.484, tử vong là 1.260.
Trong số mới phát hiện mắc, nữ chiếm 22%, nam 78%, lây truyền qua đường tình
dục 58%, lây truyền qua đường máu 32%, mẹ truyền sang con 2,6%, không rõ
chiếm 8%. Về phân bố theo nhóm tuổi số người mới phát hiện mắc có 40% trong
độ tuổi từ 30 – 39, 30% từ 20 – 29%, 19% từ 40 – 49, 6% trên 50 tuổi, 3% từ 14
– 19, 2% trẻ em từ 0 – 13 tuổi. Kết quả giám sát cho thấy, tỉ lệ nhiễm HIV trong
nhóm nghiện chích ma túy là 9,53%, phụ nữ bán dâm là 2,39% và quan hệ tình dục
đồng giới nam là 7,36%. Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới
nam đã tăng từ 5,1% năm 2015 lên 7,36% năm 2016 [4], [7], [8], [29], [34].

Theo đánh giá của Bộ Y tế, số liệu dịch HIV có xu hướng giảm. Tuy nhiên,


2
dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng, những nơi được
đầu tư mạnh của các tổ chức quốc tế vẫn cịn có thể phát hiện thêm nhiều người
bệnh HIV. Dự báo vẫn còn nhiều người bệnh HIV khơng thuộc nhóm nguy cơ
cao do đó rất khó phát hiện sớm, các trường hợp này thường chẩn đoán muộn
giai đoạn AIDS [8], [36].
Với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế đã có rất nhiều các hoạt
động nhằm gia tăng tuyên truyền, tăng cường hoạt động hỗ trợ chăm sóc nhưng
vẫn cịn rất nhiều trường hợp không quản lý được, hàng năm số mới mắc vẫn

không ngừng tăng lên. Việc thực hiện mục tiêu thanh toán đại dịch HIV/AIDS
vào năm 2030 ở nước ta rất khó đạt được [6], [57]. Chính vì vậy, việc thay đổi
phương pháp tiếp cận, tuyên truyền, hỗ trợ chăm sóc tích cực, hiệu quả bằng
cách thực hiện cơng bằng trong các chính sách y tế, khơng kỳ thị trong CSNB
HIV/AIDS và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Phương pháp này đòi hỏi nguồn
nhân lực là những người điều dưỡng tại các cơ sở y tế phải có kiến thức vững
chắc về HIV/AIDS, được tập huấn về tâm lý liệu pháp và có chính sách hỗ trợ
để động viên khuyến khích phù hợp.
Sinh viên điều dưỡng, những người sẽ trực tiếp theo dõi, tư vấn và chăm sóc
cho những người bệnh HIV/AIDS tại các cơ sở y tế trong tương lai cần phải có kiến
thức trong việc phịng chống và chăm sóc cho người bệnh HIV/AIDS. Liệu kiến
thức về phòng chống HIV/AIDS của sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba của
Trường Cao đẳng Quân y 1 đã thực sự tốt? Thái độ của nhóm đối tượng này trong
chăm sóc người bệnh HIV/AIDS và phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS như thế
nào? Để giải đáp những câu hỏi trên, chúng tôi nghiên cứu “Kiến thức về
HIV/AIDS, thái độ trong phịng chống, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của

sinh viên Trường cao đẳng quân y 1 năm 2019 và một số yếu tố liên quan” với
các mục tiêu:
1.

Đánh giá kiến thức về HIV/AIDS và thái độ phịng chống, chăm sóc

người bệnh HIV/AIDS của sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba tại Trường Cao
đẳng Quân y 1 năm 2019.

Thang Long University Library


3

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS và thái

độ phịng chống, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về HIV/AIDS
HIV được viết tắt của cụm từ “Human Immunodeficiency Virus” dùng để
chỉ loại virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi HIV xâm nhập vào
cơ thể sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể con người mất khả năng
chống lại miễn dịch [24].
AIDS được viết tắt của cụm từ “Acquired Immunodeficiency Syndrome”
là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của quá trình
nhiễm HIV, giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm nên người
bệnh HIV dễ mắc nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư, các bệnh này diễn biến ngày
càng nặng dẫn đến tử vong cho người bệnh [24].
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tỉ lệ nhiễm bệnh thường gặp ở những
nhóm nguy cơ cao (gái mại dâm, ma túy …), do đặc điểm dịch HIV/AIDS, do thiếu
hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ, do truyền thông chưa đầy đủ hoặc không
phù hợp và đặc điểm tâm lý xã hội ở Việt Nam khiến cơng tác phịng, chống, chăm
sóc, thống kê người bệnh HIV gặp nhiều khó khăn [8].

1.2. Dịch tễ học của nhiễm HIV
1.2.1. Tác nhân gây bệnh AIDS và một số đặc điểm sinh học của HIV
Tác nhân gây bệnh AIDS là HIV - những Retrovirus, với acid nhân là RNA,
chúng có khả năng tổng hợp thành DNA từ những mã di truyền của RNA nhờ vào

một men đặc biệt gọi là men sao mã ngược (reverse transcriptase - RT) nhưng
không hoàn chỉnh. Điều này, giúp cho virus thay đổi kháng nguyên, tạo nên nhiều
biến chủng khác nhau, giúp cho virus thốt khỏi sự tìm diệt của hệ miễn dịch [19].

1.2.1.1. Hình dạng và cấu trúc
HIV có đặc điểm chung của họ Retrovirus. Virus hồn chỉnh có cấu trúc 3
lớp: Lớp vỏ ngoài (envelop), vỏ trong (capsid) và lớp lõi của HIV.

Thang Long University Library


5
* Lớp vỏ ngoài (envelop):
Lớp envelop là một màng lipid kép có kháng nguyên chéo với màng sinh
chất tế bào và có các gai nhú. Gai nhú là các phân tử glycoprotein có trọng
lượng phân tử 160 kilodalton (gp160) gồm hai phần:
-

Glycoprotein màng ngồi có trọng lượng phân tử là 120 kilodalton

(gp120). Đây là kháng nguyên dễ biến đổi nhất, gây khó khăn cho phản ứng bảo
vệ cơ thể và chế vaccin phịng bệnh.
- Glycoprotein xun màng có trọng lượng phân tử 41 kilodalton
(gp41)
[9].
* Vỏ trong (capsid) bao gồm hai lớp protein:
- Lớp ngồi hình cầu tạo bởi protein có trọng lượng 18 kilodalton
(gp18).
-


Lớp trong hình trụ khơng đều cấu tạo bởi các phân tử protein có trọng

lượng phân tử là 24 kilodalton (gp24). Đây là kháng nguyên rất quan trọng để
chẩn đoán HIV/AIDS sớm và muộn [9].
* Lõi của HIV: Gồm genom và các enzym [9].
1.2.1.2. Sức đề kháng
HIV khơng có khả năng tồn tại lâu ở ngoại cảnh và dễ dàng bị bất hoạt bởi
các yếu tố vật lý, hóa học và nhiệt độ. Chúng bị diệt bởi nhiệt độ > 56 o C sau 20
phút, với cồn, với các chất tẩy và diệt trùng thông thường như dung dịch
cloramin, nước Javel, hơi nước nóng [19].
1.2.1.3. Sự xâm nhập và nhân lên của HIV
Virus có khả năng nhận diện các receptor là nhóm CD4 và các receptor khác;
có men tiêu proteine (các protease) giúp nhóm thành phần mà virus vừa tổng hợp
được lại thành những virus hoàn chỉnh và phá vỡ tế bào vật chủ để phóng thích các
virus thế hệ sau ra bên ngoài, tiếp tục tấn cơng các tế bào đích khác [19].

Trong cơ thể người bệnh, virus khó bị tiêu diệt. Chúng tấn cơng các tế bào
có mang phân tử CD4 cùng với các phân tử có ái tính với chemokin như các tế


6
bào lympho T (gọi là tế bào CD4+), tế bào Langerhans dưới da, tế bào đệm
(glial) ở hệ thần kinh, đại thực bào, tế bào mono và tế bào lympho ở vùng mầm
của hạch bạch huyết. Chúng ẩn trong các hạch bạch huyết ở giai đoạn đầu, sau
đó tiếp cận với các tế bào có receptor thích hợp, đặc biệt tế bào T CD4+, xâm
nhập và phá hủy tế bào này. Sự giảm dần số lượng T CD4+ làm cơ thể mất khả
năng miễn dịch với ngọai cảnh, dẫn đến nhiễm trùng dễ dàng và tử vong [19].
Việc đánh giá số lượng T CD4 là một biện pháp hữu hiệu để đánh giá mức
độ suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS. Lượng T CD4 đơn độc có thể
tiên đốn tương đối khả năng bệnh tiến triển trong 1 – 2 năm. Những người bệnh

có số lượng T CD4 giảm trên 7% trong khoảng 1 năm có khả năng phát triển
thành AIDS gấp 35 lần so với người bệnh có T CD4 ổn định [56], [32]. Theo
một số nghiên cứu, tỉ lệ trung bình T CD4 ở người nhiễm HIV/AIDS giảm từ 7 –
15%/năm hoặc khoảng 30 – 90 tế bào/năm. Sự suy giảm TCD4 có liên quan đến
nồng độ virus trong máu, khi mồng độ virus là 30.000 – 50.000/ml máu thì số
lượng T CD4 < 50 TB/mm3 [11].
Theo những nghiên cứu trên thế giới số lượng tế bào TCD4 ở người bình
thường là 500TB/mm3 - 1400TB/mm3; TCD8 là 180TB/mm3 đến 860TB/mm3;
Tỷ lệ CD4/CD8 là 1,1 - 3,5 [39]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu cho thấy
số lượng T CD4 ở người bình thường là 700 - 1200TB/mm 3, tỷ lệ TCD4/TCD8
là 1,2 [1], [11]. Ngoài tế bào lympho TCD4 là một dấu ấn đại diện quan trọng để
đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS, cịn có một chỉ
số khác cũng có giá trị trong việc đánh giá tiến trình nhiễm HIV của người
nhiễm HIV/AIDS; đó là số lượng tế bào bạch cầu lympho. Cũng giống như tế
bào lympho TCD4, tế bào lympho cũng giảm dần theo sự suy giảm của hệ thống
miễn dịch. Bởi vậy, có thể dựa vào sự thay đổi số lượng tế bào lympho để đánh
giá tiến trình nhiễm HIV/AIDS [28].
1.2.2. Các đường lây truyền của HIV
1.2.2.1. Lây truyền qua đường máu
Nếu vết thương hở tiếp xúc với máu bị nhiễm HIV thì sẽ có nguy cơ bị lây
truyền bệnh. Các đối tượng có nguy cơ dễ bị lây nhiễm qua đường máu là những


Thang Long University Library


7
người tiêm chích ma túy, trong q trình truyền máu và các sản phẩm máu,
người được cấy ghép tạng.
Lây truyền HIV qua đường máu cũng là vấn đề lo ngại đối với những

người được chăm sóc y tế tại các khu vực có vệ sinh khơng đạt tiêu chuẩn. Nhân
viên y tế như điều dưỡng, nhân viên phịng thí nghiệm và các bác sĩ [5].
1.2.2.2. Lây truyền qua đường tình dục
Phần lớn HIV lây qua đường quan hệ tình dục khơng an tồn. Lây truyền
qua đường tình dục có thể xảy ra khi chất tiết sinh dục của người có chứa virus,
tiếp xúc với niêm mạc sinh dục, miệng hoặc trực tràng của người bạn tình. Ở các
quốc gia có thu nhập cao, nguy cơ nữ lây truyền cho nam là 0,04% cho mỗi lần
quan hệ và nam truyền cho nữ là 0,08%. Vì những lý do khác nhau, nguy cơ này
cao hơn từ 4 đến 10 lần ở các nước có thu nhập thấp. Người nhân trong giao hợp
qua đường hâu mơn có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn nhiều, 1,7% cho mỗi lần
quan hệ [5].
Các phân tích nghiên cứu về việc sử dụng bao cao su cho thấy nếu sử
dụng bao cao su đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường tình dục
của HIV khoảng 85% [5].
1.2.2.3. Lây truyền từ mẹ sang con
Việc lây truyền virus từ mẹ sang con có thể xảy ra trong thời kỳ mang
thai, trong quá trình chuyển dạ hoặc thông qua việc cho con bú. Trong trường
hợp không được điều trị dự phòng, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con khoảng 25%
đến 40%. Tuy nhiên, với sự kết hợp điều trị bằng thuốc kháng virus và phương
pháp khác thì nguy cơ này có thể được giảm xuống thấp cịn khoảng 1% [5].
Sau khi sinh thì có thể ngăn ngừa lây truyền bằng cách tránh nuôi con bằng
sữa mẹ; tuy nhiên, điều này liên quan đáng kể đến các bệnh khác. Cho con bú hoàn
toàn bằng sữa mẹ và cung cấp điều trị dự phòng kháng virus mở rộng cho trẻ sơ
sinh có hiệu quả trong việc tránh lây truyền. UNAIDS ước tính có 430.000 trẻ em
bị nhiễm HIV trên toàn thế giới trong năm 2008 (19% là các ca nhiễm


8
mới), chủ yếu là từ đường mẹ sang con và thêm 65.000 ca lây nhiễm đã được
ngăn chặn thông qua việc cung cấp điều trị dự phòng bằng thuốc ARV cho phụ

nữ nhiễm HIV dương tính [5].
HIV được tìm thấy với nồng độ thấp trong nước bọt, nước mắt và nước
tiểu của các cá nhân bị nhiễm bệnh, nhưng không có trường hợp nào bị lây
nhiễm bởi những chất tiết này được ghi nhận và nguy cơ lây truyền là không
đáng kể. Muỗi không thể truyền HIV [5].
1.2.3. Đường lây nhiễm nghề nghiệp với HIV
Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới cũng như tại Việt Nam ngày một
gia tăng. Trong khi chưa có vaccin phịng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu thì
một trong những vấn đề thời sự cần quan tâm hiện nay là làm thế nào giảm thiểu
nguy cơ lây nhiễm nhất là đối với các cán bộ y tế làm việc trong mơi trường chăm
sóc sức khỏe đều có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS cao. Điều này cũng được thấy
rõ đối với cả những nhân viên y tế trong việc phục vụ, thăm khám, tiếp nhận, chăm
sóc người bệnh và cả với sinh viên thực tập tại cơ sở điều trị chủ yếu liên quan đến
tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch thể của người bệnh như:

-

Kim tiêm đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm xét

nghiệm hoặc khi rút kim ra khỏi đường truyền tĩnh mạch.
- Đưa dụng cụ trong q trình phẫu thuật hoặc làm thủ thuật chọc dị.
-

Máu, chất dịch của cơ thể của người bệnh bám vào các vùng da tổn thương

(chàm, bỏng, vết xước từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng) [3].

1.2.4. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho NVYT
Những biện pháp phòng ngừa tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể,
niêm mạc và thương tổn do vật sắc nhọn trong q trình thực hành chun mơn:

-

Coi tất cả người bệnh đều có nguy cơ truyền bệnh và có nguy cơ bị

nhiễm bệnh. Rửa tay và sát khuẩn tay là kỹ thuật quan trọng nhất trong phòng
ngừa nhiễm khuẩn chéo.
- Sử dụng phương tiện phịng hộ thích hợp khi tiếp xúc hoặc tiến hành

Thang Long University Library


9
những kỹ thuật liên quan đến máu, dịch cơ thể, dịch não tuỷ và nước ối:
+

Đi găng cả hai tay trước khi đụng chạm da tổn thương, niêm mạc hoặc

máu và dịch cơ thể, dụng cụ bẩn và những vật liệu nhiễm hoặc trước khi thực
hiện một thủ thuật [16].
+

Đeo kính bảo vệ, mặt nạ, tạp dề, khẩu trang nếu có nguy cơ bắn máu

hoặc dịch cơ thể [16].
+

Mặc áo choàng bảo vệ da khỏi máu hay dịch cơ thể, để phịng quần áo

bị vấy bẩn trong q trình thao tác có tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể [16].
- Sử dụng những phương tiện, đồ vải và thực hành chăm sóc an tồn:

+

Phương tiện chăm sóc nên sử dụng một lần, nếu phải sử dụng lại thì

dụng cụ phải được khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng kỹ thuật.
+

Đồ vải không được dùng tay trực tiếp cầm mà phải đi găng cao su, đeo

khẩu trang khi thu gom đồ vải trong buồng bệnh. Đồ vải đã sử dụng được đựng
trong túi khơng thấm nước. Túi đồ vải bẩn, dính máu hoặc dịch cơ thể phải có
gắn nhãn. Luộc sơi dụng cụ trong thời gian 20 phút trở lên (tính từ khi sôi).
+ Hấp ở nhiệt độ 120°C, 2 atm trong 20 phút.
+ Ngâm chất thải nguy hại.
- Các phương pháp thường được áp dụng để tiệt trùng đối với HIV là
30
phút trong các dung dịch hóa chất sát khuẩn như cồn Ethanol 70o, Povidone
iodine 2, 5%, Natri hypochlorite 0,5%, Formaldehyde 4%.
- Phịng ngừa thương tổn do vật sắc nhọn:
+

Khơng bẻ gãy, uốn cong kim hoặc đậy nắp kim hay tháo kim bằng tay

ra khỏi bơm tiêm.
+ Bỏ ngay kim tiêm hay vật sắc nhọn vào hộp cứng sau khi sử dụng.
+ Không để kim hoặc vật sắc nhọn rơi vãi, hạn chế việc sử dụng kim.
+ Đầu kim hay vật sắc nhọn phải để xa cơ thể.


10

+ Cẩn thận khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn như rút máu tĩnh mạch, đặt
catheter.
-

Quản lý và thải bỏ chất thải y tế an toàn theo đúng quy chế để tránh tổn

thương cho nhân viên thu gom, tránh lây truyền bệnh ra cộng động và giữ môi
trường buồng bệnh an tồn [25], [26].
1.2.5. Chẩn đốn
Do tính chất quan trọng cho cá nhân cũng như nguy hiểm cho cộng đồng,
chẩn đoán nhiễm HIV sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người bệnh về mặt thể
chất cũng như tâm lý, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và danh dự gia đình nên
phải hết sức thận trọng khi kết luận một người bệnh HIV. Chỉ định và kết quả xét
nghiệm còn tùy giai đoạn của người bệnh.
1.2.5.1. Xét nghiệm phát hiện kháng thể
-

Là các xét nghiệm đang được xử dụng phổ biến ở nước ta nhưng không

phát hiện được HIV ở giai đọan sơ nhiễm. Vì vậy khi âm tính phải xét nghiệm
lần 2, sau 3 tháng khơng có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm nào khác. Nếu vẫn âm
tính mới có quyền kết luận là khơng nhiễm.
-

Ngược lại, ở trẻ < 1 tuổi, mẹ HIV (+), nếu xét nghiệm (+), vẫn khơng kết

luận được cháu bị nhiễm, vì đó là kháng thể kháng HIV của mẹ truyền qua. Do
đó phải xét nghiệm lại trong những năm sau từ 18 tháng tuổi trở lên. Có ba loại
xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV đang dùng ở nước ta:
+


Test Serodia: Độ nhạy thấp, nhưng độ đặc hiệu cao. Chỉ có giá trị sàng lọc

ban đầu. Những người Serodia (+) là những người có thể nhiễm, cần xác định thêm
bằng các xét nghiệm khác trước khi khẳng định. Ngược lại, người Serodia

(-) thì rất ít có nguy cơ nhiễm HIV.
+

Test ELISA: Phát hiện một loại kháng thể tùy theo kit chọn trước. Phản

ứng này có độ nhạy cao > 90%. Độ nhạy và độ đặc hiệu càng cao với các thế hệ
xét nghiệm sau. Tuy nhiên vẫn không chắc chắn 100%.
+ Test Western - Blot: Kết luận chỉ chắc chắn 100% khi người bệnh có xét

Thang Long University Library


11
nghiệm HIV (+) với phương pháp Western - Blot. Phương pháp này phát hiện một
loạt nhiều kháng thể đặc hiệu chống nhiều loại kháng nguyên khác nhau của HIV.
Do đó loại trừ được phản ứng dương tính giả [19]. Tuy nhiên xét nghiệm Western

- blot rất đắt tiền nên chưa thể xử dụng đại trà.
1.2.5.2. Xét nghiệm tìm trực tiếp virus hay các sản phẩm virus
-

Phương pháp khuếch đại gen (PCR), phương pháp dùng gen mồi thăm dò,

là phương pháp đặc hiệu, cho phép phát hiện ngay cả trong giai đọan sơ nhiễm.


-

Đánh giá hiệu quả của các thuốc kháng virus (đo nồng độ virus trong

máu), phát hiện trẻ sơ sinh có nhiễm HIV hay khơng. Đây là một kỹ thuật phức
tạp và đắt tiền.
- Kỹ thuật tìm các protein virus như p24 (hiện nay test ELISA thế hệ 4
vừa

cho phép phát hiện kháng thể, vừa phát hiện KN p24) có tính đặc hiệu, nhưng
khơng hằng định.
-

Phân lập HIV là phương pháp chính xác và có thể khảo sát được nhiều

đặc tính của virus [19].
1.2.6. Phân giai đoạn nhiễm HIV
1.2.6.1. Giai đoan sơ nhiễm (Hội chứng nhiễm virus cấp tính)
* Biểu hiện lâm sàng
-

Thường xuất hiện sau 2 - 4 tuần nhiễm HIV và kéo dài trong 1 - 2 tuần.

Khoảng 20 - 50% số người bệnh HIV có biểu hiện các triệu chứng nhiễm HIV
cấp tính. Các biểu hiện lâm sàng giống như nhiễm các loại virus khác.
+
Hội chứng giả cúm: Sốt 38 – 40oC hoặc sốt nhẹ thất thường, đau đầu,
mệt mỏi, đau nhức mình mẩy tồn thân, sưng hạch ở một số nơi như cổ, nách…
+


Phát ban dạng sởi hoặc sẩn đỏ trên da mặt, ngực hoặc tứ chi với đường

kính 5 - 10mm, kéo dài khoảng 5 - 8 ngày.
+ Có thể ngứa nhẹ, nơn, buồn nôn, tiêu chảy, gan, lách to, loét miệng, sinh

dục.


- Các triệu chứng lâm sàng sẽ hết sau vài ngày. Trong giai đoạn này,
nồng


12
độ virus trong máu rất cao, cho nên nguy cơ lây truyền HIV cho người khác là
rất lớn. Tuy nhiên, giai đoạn này dễ bị bỏ qua.
* Những thay đổi miễn dịch
- Thay đổi tế bào lympho T CD4: Ở người bình thường khoảng 800 1000
3

tế bào/mm . HIV xâm nhập rồi nhân lên trong tế bào T CD4 và phá hủy tế bào, làm
số lượng tế bào này giảm đột ngột trong thời gian ngắn. Sau đó T CD4 có xu hướng
hồi phục tạm thời vì trong giai đoạn này khả năng tái tạo tế bào của tủy

xương còn tốt.
-

Sự xuất hiện kháng thể HIV: Trong 3 tháng đầu, lượng kháng thể đặc hiệu

chống HIV trong cơ thể người bệnh chưa sinh ra hoặc còn thấp nên các xét nghiệm

phát hiện kháng thể trong máu người bệnh thường âm tính, vì vậy được gọi là

“giai đoạn cửa sổ”. Một người bệnh HIV ở “giai đoạn cửa sổ” có thể lây lan
virus cho người khác, mà không hay biết về tình trạng nhiễm HIV của họ [19].
1.2.6.2. Giai đoạn khơng triệu chứng (Giai đoạn tiềm tàng)
Đây là giai đoạn không có biểu hiện lâm sàng, mặc dù trong máu có HIV
và người bệnh HIV trở thành nguồn lây cho mọi người thông qua các hành vi
nguy cơ. Giai đoạn này thường kéo dài từ 5 - 10 năm hoặc lâu hơn [24].
1.2.6.3. Giai đoạn có triệu chứng
* Biểu hiện lâm sàng
- Bệnh lý hạch tồn thân.
- Sốt kéo dài khơng rõ nguyên nhân.
-

Biểu hiện da, niêm mạc: Phát ban sẩn ngứa, viêm da tuyến bã, zona

(herpes zoster); viêm loét miệng tái diễn, nấm candida miệng, âm đạo, bạch sản
dạng lông ở miệng.
- Tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Nhiễm trùng hô hấp tái phát nhiều lần.
- Sụt cân dưới 10% trọng lượng cơ thể mà không rõ lý do.


Thang Long University Library


×