Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng chấn thương do bạo lực ở lứa tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên Việt Nam năm 2010 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.35 KB, 82 trang )


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG



VŨ THỊ CẨM THANH




TÊN ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG CHẤN THƢƠNG DO BẠO LỰC
Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN VIỆT NAM NĂM 2010
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN





LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76






HÀ NỘI, 2010



ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG



VŨ THỊ CẨM THANH



TÊN ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG CHẤN THƢƠNG DO BẠO LỰC
Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN VIỆT NAM NĂM 2010
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN



MÃ SỐ: 60.72.76


Hƣớng dẫn khoa học:
TS. PHẠM VIỆT CƢỜNG




HÀ NỘI, 2010



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CDC : Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ
ĐH : Đại học
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
EAs : Đơn vị mẫu (50 hộ gia đình)
PC 2010 : Điều tra di biến động dân số Việt Nam năm 2010
SAVY 1 : Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần 1
SAVY 2 : Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần 2
TNTT : Tai nạn thương tích
TBXH : Thương binh xã hội
VTN&TN : Vị thành niên và thanh niên
VNIS 2010 : Điều tra Quốc gia về tai nạn thương tích năm 2010
YTCC : Y tế Công Cộng















iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU iix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Những khái niệm liên quan. 4
1.1. Khái niệm và phân loại chấn thương chung 4
1.2. Khái niệm và phân loại bạo lực: 4
1.3. Khái niệm VTN&TN 5
2. Tình hình bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN trên thế giới và Việt Nam: 6
3. Bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN: Đặc điểm, yếu tố nguy cơ, hậu quả và biện pháp
ngăn chặn 8
3.1. Đặc điểm bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN 8
3.2. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN 9
3.3. Hậu quả của bạo lực 13
3.4. Có thể làm gì để ngăn chặn bạo lực thanh thiếu niên? 15
4. Các nghiên cứu về bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN đã tiến hành. 19
4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới. 19
4.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam 20
5. Điều tra quốc gia tai nạn thương tích năm 2010 (VNIS 2010) 22
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
1. Đối tượng: 23
2. Thời gian và địa điểm: 23
3. Thiết kế nghiên cứu: 23
4. Phương pháp chọn mẫu: 23
5. Kỹ thuật thu thập thông tin: 23

6. Xử lý và phân tích số liệu: 24
7. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu: 25
8. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu: 26

v
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. 27
2. Tỷ suất chấn thương do bạo lực trong lứa tuổi VTN&TN 30
3. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình với chấn thương do bạo lực. 40
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 45
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. 45
2. Tỷ suất chấn thương do bạo lực trong lứa tuổi VTN&TN 45
3. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình với chấn thương do bạo lực. 50
4. Vấn đề về cỡ mẫu và phiên giải kết quả 52
5. Hạn chế của nghiên cứu. 53
Chƣơng 5: KẾT LUẬN 55
1. Thực trạng chấn thương do bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN Việt Nam 55
2. Mối liên quan giữa một số yếu tố với chấn thương do bạo lực 56
Chƣơng 6: KHUYẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 63
Phụ lục 1: Giới thiệu nghiên cứu VNIS 2010. 63
Phụ lục 2: Khung lý thuyết của nghiên cứu 65
Phụ lục 3: Các biến trong nghiên cứu 66
Phụ lục 4: Thiết kế và ước lượng mẫu của VNIS 2010. 68
Phụ lục 5: Tóm tắt bộ câu hỏi của VNIS 2010 và câu hỏi của nghiên cứu. 71










vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo giới tính và nhóm tuổi
tính trên 100.000 VTN&TN 31
Bảng 2: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo khu vực tính trên
100.000 VTN&TN 31
Bảng 3: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo giới tính và khu vực
tính trên 100.000 VTN&TN 31
Bảng 4: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo vùng và giới tính tính
trên 100.000 VTN&TN 32
Bảng 5 : Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo số nhân khẩu trong
gia đình tính trên 100.000 VTN&TN………………………………………………33
Bảng 6: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo tình trạng hôn nhân
tính trên100.000 VTN&TN………………………………………………………. 34
Bảng 7: Tỷ lệ % chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo nhóm tuổi và địa
điểm xảy ra TNTT 36
Bảng 8: Tỷ lệ % chấn thương do bạo lựcVTN&TN phân theo nhóm tuổi và hoạt
động khi TNTT xảy ra 37
Bảng 9: Phân bố tỷ lệ % nguyên nhân chấn thương do bạo lực theo nhóm tuổi 38
Bảng 10: Tỷ suất chấn thương do bạo lực phân theo nhóm tuổi và mối quan hệ giữa
nạn nhân và người gây thương tích tính trên 100.000 VTN&TN 39
Bảng 11: Tỷ lệ % phân theo kết quả điều trị 40
Bảng 12: Mối liên quan giữa đánh nhau/ hành hung và tuổi của ĐTNC 40
Bảng 13: Mối liên quan giữa đánh nhau/ hành hung và giới 41

Bảng 14: Mối liên quan giữa chấn thương do bạo lực và tình trạng hôn nhân của
ĐTNC 41
Bảng 15: Mô hình hồi quy logistics phân tích mối liên quan của các yếu tố cá nhân
gia đình với chấn thương do bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN 42

vii
Bảng 16: Mối liên quan giữa chấn thương do bạo lực và giới trong nhóm 10-17 tuổi
43
Bảng 17: Mối liên quan giữa chấn thương do bạo lực trong nhóm 10-17 tuổi và
nghề nghiệp của cha……………………………………………………………… 43
Bảng 18: Mối liên quan giữa chấn thương do bạo lực trong nhóm 10-17 tuổi và
số nhân khẩu trong gia đình………………………………………………… ……44

























viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ % theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 27
Biểu đồ 2: Phân bố tỷ lệ % theo giới tính và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu . 27
Biểu đồ 3: Phân bố tỷ lệ % theo khu vực sống của đối tượng nghiên cứu 28
Biểu đồ 4: Phân bố tỷ lệ % theo vùng điều tra. 28
Biểu đồ 5: Phân bố tỷ lệ % theo bậc học cao nhất của đối tượng nghiên cứu 29
Biểu đồ 6 : Phân bố tỷ lệ % nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 29
Biểu đồ 7 : Phân bố tỷ lệ % theo tình trạng hôn của đối tượng nghiên cứu 30
Biểu đồ 8: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo điều kiện kinh tế
hộ gia đình tính trên 100.000 VTN&TN 33
Biểu đồ 9 : Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo trình độ học vấn
tính trên 100.000 VTN&TN 34
Biểu đồ 10: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo nghề nghiệp tính
trên 100.000 VTN&TN 35















ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN đang là vấn đề mà hầu hết các quốc gia trên
toàn thế giới phải đối mặt. Điều đáng lo ngại là trong khi xã hội ngày càng phát
triển tiến bộ, lớp người trẻ tuổi được quan tâm, chăm sóc đầy đủ hơn về vật chất và
tinh thần nhưng bạo lực trong nhóm này lại có xu hướng tăng, kéo theo đó là những
ảnh hưởng cho cá nhân, gia đình, cộng đồng. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu hướng đó, kết quả của một số cuộc điều tra trên toàn quốc cũng như qua các số
liệu thống kê cho thấy bạo lực trong lứa tuổi VTN&TN Việt Nam những năm gần
đây thật sự đáng báo động. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi vấn đề bạo lực ở lứa tuổi
VTN&TN như thế nào? các yếu tố liên quan là gì? chúng tôi tiến hành nghiên cứu
về vấn đề chấn thương do bạo lực ở VTN&TN Việt Nam.
Nghiên cứu cắt ngang mô tả này là một đề tài nhánh của điều tra Quốc gia về
tai nạn thương tích năm 2010 (VNIS 2010). Số liệu của nghiên cứu được lấy ra từ
cấu phần điều tra về TNTT không tử vong (bao gồm 50.000 hộ gia đình được chọn
ngẫu nhiên hệ thống). Toàn bộ thông tin về những người trong độ tuổi 10 – 24 tuổi
được rút ra và phân tích. Các sự kiện chấn thương do bạo lực của các đối tượng
VTN&TN trong hộ gia đình, các yếu tố liên quan đến chấn thương do bạo lực ở cấp
độ cá nhân, gia đình, những hậu quả chấn thương do bạo lực được thu thập bằng bộ
câu hỏi tại hộ gia đình. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2010 – 6/2011
tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Kết quả nghiên cứu: tỷ suất chấn thương do bạo lực chung trong nhóm
VTN&TN là 124/100.000. Con số này cao hơn hẳn ở nông thôn so với thành thị, ở

nam so với nữ, trong nhóm VTN&TN chưa kết hôn so với nhóm đã lập gia đình.
Hoạt động phổ biến nhất khi khi TNTT xảy ra là khi đang học tập, chiếm tỷ lệ cao
nhất 39,6%.
Trong số các vụ đánh nhau/ hành hung xảy ra thì nguyên nhân chủ yếu nhất
vẫn là mâu thuẫn trong quan hệ hàng xóm, bạn bè, chiếm 69,3%. Hầu hết người gây
thương tích cho nạn nhân là người lạ với tỷ suất là 63,5/100.000.

x
Xét riêng trong nhóm tuổi học đường là nhóm 10-17 tuổi cho thấy một loạt
bằng chứng cho vấn đề chấn thương do bạo lực học đường: địa điểm thường xuyên
xảy ra chấn thương do bạo lực là tại trường học với tỷ lệ 34,1%; hoạt động khi chấn
thương do bạo lực xảy ra đặc biệt cao là khi đang học tập, chiếm tới hơn một nửa
(51,6%); nguyên nhân dẫn đến chấn thương do bạo lực thì có tới 76,8% là do mâu
thuẫn trong quan hệ bạn bè; mối quan hệ giữa nạn nhân và người gây thương tích
chủ yếu là bạn bè đồng nghiệp với tỷ suất 43/100.000, gần gấp đôi tỷ suất
VTN&TN bị người lạ hành hung gây thương tích.
Tỷ suất nằm viện do chấn thương là 74,3/100.000. Hầu hết các trường hợp
nằm viện do chấn thương do bạo lực đều kết thúc điều trị và không để lại di chứng,
hoặc di chứng có thể phục hồi được.
Tìm hiểu mối liên quan hai biến cũng như đa biến cho thấy các yếu tố: nam
giới, độ tuổi 15-24, chưa kết hôn là những yếu tố làm tăng nguy cơ của việc
VTN&TN tham gia vào bạo lực. Trong nhóm 10-17 tuổi: có mối liên quan giữa
nghề nghiệp của cha và việc con có tham gia vào bạo lực, trẻ trong gia đình ít con
có nguy cơ tham gia vào bạo lực cao gấp 8,4 lần so với trẻ trong gia đình nhiều con.
Kết quả cho thấy vấn đề chấn thương do bạo lực của VTN&TN ở Việt Nam
là rất cao, đặc biệt là chấn thương do bạo lực học đường. Từ đó cũng thấy được sự
cần thiết phải có những giải pháp tăng cường giáo dục của nhà trường, gia đình
trong việc giảm thiểu chấn thương do bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN Việt Nam trong
thời gian tới.



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương và bạo lực là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng đang có xu
hướng gia tăng trên toàn thế giới với mức độ nhanh chóng, ảnh hưởng đến tất cả các
lứa tuổi, các dân tộc và tình trạng kinh tế xã hội. Theo ước tính mỗi năm có khoảng
5 triệu người tử vong do tất cả các nguyên nhân chấn thương [5]. Tuy nhiên con số
này vẫn có thể còn thấp hơn so với thực tế, đặc biệt là ở những nước có thu nhập
thấp và trung bình nơi các hệ thống giám sát và số liệu còn nhiều hạn chế.
Chấn thương bao gồm hai cấu phần: chủ định và không có chủ định. Chấn
thương không có chủ định thường được hiểu như một “tai nạn”. Trong khi đó, chấn
thương chủ định (chấn thương do bạo lực) là những chấn thương có sự chuẩn bị
trước, hoặc do chính những nạn nhân chủ định gây ra (tự tử hoặc cố gắng tự tử)
hoặc do người khác (đánh nhau, hành hung, hiếp dâm, lạm dụng). Và điều đáng lo
ngại là trong những năm gần đây, mặc dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng tình
trạng bạo lực lại trở thành vấn nạn của nhiều quốc gia. Với sự biến động của tình
hình kinh tế, những bất ổn trong đời sống xã hội…đã và đang tác động đến tâm sinh
lý của mọi tầng lớp, đặc biệt đối với nhóm đối tượng nhạy cảm là VTN&TN. Bạo
lực ở nhóm người trẻ tuổi này là vấn đề nổi cộm hiện nay, có thể bắt gặp ở bất kỳ
đâu trên khắp thế giới, báo chí và truyền thông đưa tin hàng ngày về vấn đề xung
đột giữa các băng nhóm, đánh nhau, hành hung trong trường học, trên đường phố,
bạo hành gia đình
Năm 2000, ước tính có khoảng 199.000 vụ giết người trong lứa tuổi
VTN&TN xảy ra trên toàn cầu (tỷ suất 9,2/100.000 dân), nói cách khác, trung bình
có khoảng 565 trẻ VTN&TN chết mỗi ngày do bạo lực giữa các cá nhân [11].
Tại Mỹ bạo lực là nguyên nhân đứng thứ hai trong những nguyên nhân gây
tử vong ở nhóm 10 – 24 tuổi. Trong năm 2007, có 5.764 người trong độ tuổi 10 –
24 bị giết, tương đương với 16 người/ ngày. Thống kê năm 2008, có hơn 650.000
trường hợp được điều trị tại các cơ sở y tế bởi chấn thương do bạo lực trong nhóm
10 – 24 tuổi [10].


2
Tại Việt Nam, theo Điều tra về VTN&TN (SAVY 1) năm 2005 cho thấy
trong số 7.584 người được hỏi có tới 8% thanh thiếu niên cho biết đã từng bị người
ngoài đánh bị thương tích. Có 2,5% số đối tượng được phỏng vấn nói rằng đã từng
tụ tập gây rối [2]. Tuy nhiên con số này có thể thấp hơn thực tế liên quan đến những
hành vi phi đạo đức và phạm pháp mà mọi người luôn luôn không muốn thừa nhận
khi được hỏi.
Cũng theo các số liệu mới nhất của SAVY 2 năm 2010, có 1,4% thừa nhận
đã từng đánh người khác, 7,6% thừa nhận đã từng bị chấn thương do người ngoài
đánh (trong tổng số 10.044 người trả lời) [3].
Các con số thống kê ở trên đã cho thấy bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN là một
cấu phần quan trọng, cần được quan tâm đúng mức, kịp thời do sự lan nhanh và tính
ảnh hưởng của nó đến xã hội: giảm chất lượng cuộc sống, giảm năng suất lao động,
tăng gánh nặng bệnh tật…, làm xã hội suy yếu vì nhóm VTN&TN là tương lai, tài
sản của mỗi một quốc gia.
Với mong muốn góp phần đưa ra những cảnh báo cho gia đình, nhà trường
và xã hội về một vấn đề có thể ngăn ngừa được, tuy phức tạp và khó đi tìm câu trả
lời thỏa đáng, nghiên cứu này được tiến hành dưới hỗ trợ và giúp đỡ của Trung tâm
Nghiên cứu chính sách và phòng chống Chấn thương, Trường Đại học Y tế Công
cộng Hà Nội với mục đích tìm hiểu thực trạng bạo lực trong lứa tuổi VTN&TN Việt
Nam, bên cạnh đó tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng bạo lực và tự tử,
từ đó cung cấp các bằng chứng giúp đạt được hiệu quả trong việc hoạch định chính
sách. Nghiên cứu này là một đề tài nhánh nằm trong khuôn khổ điều tra quốc gia về
tai nạn thương tích ở Việt Nam năm 2010.









3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng chấn thương do bạo lực trong lứa tuổi vị thành niên và thanh
niên Việt Nam năm 2010.
2. Xác định một số yếu tố cá nhân và gia đình liên quan đến chấn thương do bạo lực
trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2010.























4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Những khái niệm liên quan.
1.1. Khái niệm và phân loại chấn thƣơng chung
Thuật ngữ chấn thương được dùng để mô tả tổn thương thực thể của cơ thể
phải chịu một tác động đột ngột hoặc quá nhanh ngoài khả năng chịu đựng của cơ
thể. Nó có thể là tổn thương trên cơ thể do phải chịu một lực tác động vượt quá sức
chịu đựng, hoặc rối loạn chức năng do thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống (không
khí, nước, nhiệt độ phù hợp) như đuối nước, ngạt hoặc bị lạnh cóng [5].
Chấn thương có thể được phân loại theo nhiều cách. Một phương pháp được
dùng phổ biến để phân loại chấn thương là dựa vào sự có chủ ý hay không chủ ý
của nạn nhân và người khác. Theo cách phân loại này, chấn thương được chia làm
ba nhóm chính sau [5]:
- Không chủ định (tai nạn).
- Chủ định (cố ý).
- Chủ ý không xác định (nghĩa là trong trường hợp khó xác định chấn
thương là do chủ định hay do tai nạn).
Một phương thức khác thường dùng để phân loại chấn thương là dựa vào cơ chế
gây ra chấn thương. Các cơ chế gây ra chấn thương bao gồm [5]:
- Va chạm giao thông đường bộ.
- Ngộ độc.
- Ngã.
- Cháy/ bỏng.
- Đuối nước.
- Súng bắn.
1.2. Khái niệm và phân loại bạo lực:

Bạo lực được định nghĩa theo rất nhiều cách, nhưng theo định nghĩa của Tổ
chức Y tế Thế giới trong “Báo cáo toàn cầu về bạo lực và sức khỏe” thì bạo lực là:
“Việc cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực đối với bản thân,

5
người khác hoặc một nhóm người, cộng đồng, dẫn đến hậu quả hoặc nguy cơ dẫn
đến chấn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc gây
ra các tổn hại khác” [11].
Định nghĩa này thừa nhận bề rộng và sự phức tạp liên quan trong việc xác
định một hành vi bạo lực. Và định nghĩa tổng quát này được tiếp tục phân chia
thành ba loại nhỏ theo mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân [11].
- Tự gây bạo lực trong đó thủ phạm và nạn nhân là một người và được chia
thành tự lạm dụng và tự tử.
- Bạo lực giữa các cá nhân được chia thành hai nhóm:
Bạo lực gia đình và bạo lực tình dục: Thể loại bạo lực này rất phổ biến giữa
các thành viên trong gia đình và với bạn tình. Thể loại bạo lực này bao gồm các
hình thức như lạm dụng trẻ em, bạo lực tình dục, hành hạ người cao tuổi.
Bạo lực cộng đồng: Bạo lực xảy ra giữa các cá nhân không có mối quan hệ
ruột thịt, họ có thể quen biết nhau hoặc không quen biết nhau trước đây. Thể loại
bạo lực này bao gồm bạo lực ở giới trẻ, các hành động bạo lực ngẫu hứng, hiếp dâm
hoặc quấy rối tình dục bởi người lạ và các hành động bạo lực xảy ra tại các cơ quan
như trường học, công sở, nhà tù.
- Bạo lực tập thể liên quan đến bạo lực có động cơ rõ ràng và có sự cam kết
của các nhóm lớn hoặc một tổ chức và có thể được chia thành bạo lực chính trị,
kinh tế và xã hội.
Định nghĩa trên cũng công nhận rằng tác hại của bạo lực có thể là về thể
chất, tình dục, tâm lý, hoặc liên quan đến sự thiếu thốn, bỏ bê.
1.3. Khái niệm VTN&TN
Theo Tổ chức Y tế thế giới “vị thành niên” được định nghĩa là thời kỳ trong
độ tuổi 10-19, “thanh niên” là nhóm tuổi từ 15-24 và khái niệm “thanh thiếu niên” ở

đây được hiểu kết hợp trong độ tuổi 10-24.
VTN&TN thường được xem là lứa tuổi đang tìm kiếm lời giải đáp cho câu
hỏi “tôi là ai?”. Đây là nhóm luôn là tâm điểm chú ý của các bậc cha mẹ, nhà
trường, cộng đồng, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách và

6
quản lý xã hội, bởi vì hiện nay với sự biến đổi xã hội đang diễn ra mạnh mẽ,
VTN&TN có nhiều cơ hội phát triển mới nhưng đồng thời cũng có nhiều nguy cơ
phơi nhiễm với những áp lực và hiện tượng chưa từng xảy ra trước đây. Trên chặng
đường quá độ thành người trưởng thành, vị thành niên phải xây dựng và củng cố
một hệ thống giá trị, trở nên độc lập hơn và trải qua hàng loạt những thay đổi về thể
chất, tinh thần và xã hội. Đây cũng là giai đoạn mà thanh thiếu niên thường tò mò
và thử những hành vi tương đối nguy hại.
Tại Việt Nam hiện nay, nhóm VTN&TN đang chiếm một tỷ trọng lớn. Theo
Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2010 của Tổng cục Thống
kê, năm 2010 dân số nhóm 10-24 tuổi chiếm 26,7% tổng dân số [4].
2. Tình hình bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN trên thế giới và Việt Nam:
Năm 2000, có 199.000 vụ giết người của thanh niên xảy ra trên toàn cầu, ước
tính 9,2 vụ/100.000 dân. Nói cách khác, có trung bình 565 VTN&TN trong độ tuổi
từ 10-29 chết mỗi ngày do bạo lực giữa các cá nhân. Tỷ lệ các vụ giết người có khác
nhau đáng kể theo từng khu vực, dao động từ 0,9 vụ/100.000 dân trong các quốc gia
thu nhập cao của Châu Âu và các bộ phận của châu Á và Thái Bình Dương, 17,6
vụ/100.000 tại châu Phi và 36,4 vụ/100.000 dân tại Mỹ Latinh [11].
Tại Mỹ, tình trạng bạo lực đang leo thang và trở nên đáng báo động khi nó là
nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho lứa tuổi 10 – 24. Theo báo cáo của Trung tâm
Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), năm 2007, có 5.764 người trong độ tuổi
10-24 đã bị giết, trung bình là 16 người/ ngày. Năm 2008, hơn 656.000 ca chấn
thương do bạo lực ở thanh thiếu niên đã được điều trị tại các phòng cấp cứu Mỹ.
[10]. Và kết quả cuộc điều tra toàn quốc năm 2009 cho thấy, khoảng 32% số học
sinh trung học trả lời đã từng tham gia vào ít nhất một cuộc đánh nhau trong vòng

12 tháng trước thời điểm điều tra [20].
Trong một cuộc khảo sát về an toàn cá nhân được tiến hành tại Australia năm
2005 cho thấy 12% phụ nữ tuổi 18-24 bị tấn công bởi một người đàn ông trong
vòng 12 tháng qua, 3% trong số này bị tấn công bởi một người phụ nữ. Tỷ lệ nam
độ tuổi 18-24 bị tấn công bởi một người cùng giới là 19% cao gấp gần 5 lần so với

7
nam độ tuổi từ 25 trở lên (4%). Có tới 29% nam giới tuổi từ 18-19 tham gia vào bạo
lực, cao hơn hẳn so với tỷ lệ này ở nhóm 20-24 tuổi (15%) [7]. Từ năm 1997 đến
năm 2007, tỷ lệ vị thành niên tại Australia bị buộc tội hành hung tăng 48% [8], một
con số không hề nhỏ.
Tại Liên bang Nga Tội phạm bạo lực đã tăng lên đáng kể tại kể từ cuối năm
1980. Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Văn phòng khu vực
Châu Âu: Nga có tỷ lệ cao nhất của bạo lực trong giới trẻ ở châu Âu. Mười sáu
trong số 100.000 người tuổi từ 10 đến 29 bị giết hại ở Nga mỗi năm từ 2004 đến
2007, một con số thống kê gây sốc. Albania và Kazakhstan xếp hạng thứ hai và thứ
ba trên danh sách của WHO, với mức tương ứng 11,2 và 10,7 trên 100.000 ca tử
vong ở những người trẻ tuổi. Phần còn lại của 10 quốc gia cao nhất cũng bao gồm
các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ Belarus, Ukraine, Kyrgyzstan, Estonia,
Lithuania và Latvia. Theo khảo sát, các nước an toàn nhất cho thanh niên ở châu Âu
là Đức, Áo, Cộng hòa Séc, mức độ tội phạm ở tuổi vị thành niên và thanh niên ở
Anh và Pháp thấp hơn 34 lần so với Nga [16].
Tại Việt Nam, theo Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên năm
2003 cho thấy, có 8% thanh thiếu niên (trong tổng số 7.584 người) cho biết đã từng
bị người ngoài đánh bị thương, 2,5% số đối tượng được phỏng vấn nói rằng đã từng
tụ tập gây rối [2]. Cũng theo số liệu của cuộc điều tra này lần 2 trên tổng số 10.044
VTN&TN, năm 2008, 7,6% thừa nhận đã từng bị chấn thương do người ngoài đánh,
1,4% thừa nhận đã từng đánh người khác đến mức người đó phải đi điều trị [3].
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng ở bất kỳ nơi đâu tỷ lệ nữ là nạn
nhân của bạo lực luôn thấp hơn nam. Điều này chứng tỏ rằng nam là nhóm dân số

có các yếu tố nguy cơ cao hơn [1] [28] [31] .

8
3. Bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN: Đặc điểm, yếu tố nguy cơ, hậu quả và biện
pháp ngăn chặn.
3.1. Đặc điểm bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN
Bạo lực được đề cập đến rất nhiều trong vòng 20 năm trở lại đây và được coi
như là một vấn đề y tế công cộng trên toàn thế giới. Bạo lực xuất hiện dưới nhiều
hình thức và tác động đến mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Ngày nay, bạo lực là một vấn đề lớn phải đối mặt với vị thành niên và thanh
niên. Một cảnh báo được đưa ra: “Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 12 - 24, bạn phải
đối mặt với nguy cơ cao nhất là nạn nhân của bạo lực”.
Không có lời giải thích duy nhất cho sự gia tăng bạo lực ở lứa tuổi vị thành
niên và thanh niên. Nhiều yếu tố khác nhau gây ra hành vi bạo lực. Mức độ hiện
diện của các yếu tố này càng phổ biến trong đời sống bao nhiêu thì khả năng xảy ra
các hành vi bạo lực càng dễ dàng bấy nhiêu.
Cũng không bao giờ có câu trả lời đơn giản, xác đáng cho câu hỏi “nguyên
nhân của bạo lực là gì?”,”lý do tại sao những người trẻ tuổi tham gia vào bạo lực?”,
nhưng các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố liên quan đã khiến trẻ em
và thanh thiếu niên có nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực. Yếu tố nguy cơ có thể được
tìm thấy trong cá nhân, môi trường, hoặc khả năng của cá nhân để đáp ứng các yêu
cầu của môi trường. Một số yếu tố xuất hiện khi còn nhỏ hoặc thậm chí trước đó,
trong khi số khác không xuất hiện cho đến tuổi vị thành niên. Một số liên quan đến
gia đình, những người khác, khu phố, trường học, hoặc nhóm đồng đẳng.
Hành vi bạo lực thường diễn ra vì một hoặc nhiều điều sau đây:
Thể hiện cảm xúc: Một số người sử dụng bạo lực để giải phóng cảm giác tức
giận hay thất vọng. Bế tắc trong việc tìm câu trả lời cho vấn đề của mình, họ sử
dụng bạo lực như một cách để thể hiện và kiểm soát cảm xúc.
Sự lôi kéo: Bạo lực được sử dụng như là một cách để kiểm soát những người
khác hoặc nhận được cái mà họ muốn.

Trả thù: Bạo lực được sử dụng để trả đũa lại những người đã làm tổn thương
họ hoặc những người mà họ quan tâm.

9
Bạo lực là một hành vi học được: cũng giống như tất cả các hành vi được học
khác, nó có thể thay đổi, mặc dù không phải dễ dàng. Vì không có một nguyên nhân
duy nhất nên cũng không có một giải pháp đơn giản để giải quyết bạo lực. Việc tốt
nhất mà bản thân mỗi người có thể làm là học cách nhận ra những dấu hiệu cảnh
báo bạo lực ở bạn bè, những người xung quanh và chính bản thân mình.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bạo lực ở thanh thiếu niên, tuy nhiên
sự hiện diện của các yếu tố này không đồng nghĩa với việc thanh thiếu niên đó chắc
chắn sẽ có hành động bạo lực.
3.2. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN
Hành vi bạo lực ở VTN&TN là kết quả tích lũy của sự tương tác của nhiều
yếu tố - gia đình, cá nhân, cộng đồng và xã hội. Và qua việc tổng kết các nghiên
cứu đã được tiến hành, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng nên mô hình sinh thái, thể
hiện mối liên quan giữa các yếu tố này tác động đến vấn đề bạo lực ở lứa tuổi
VTN&TN [17].
Yếu tố cá nhân
Ở mức độ cá nhân, các yếu tố gây ảnh hưởng tới các hành vi nguy cơ dẫn đến
bạo lực bao gồm: sinh học, tâm lý và hành vi tính cách. Các yếu tố này có thể đã
xuất hiện từ khi còn nhỏ hoặc khi đang dậy thì và mức độ thay đổi phụ thuộc vào
môi trường gia đình, bạn bè và các yếu tố văn hóa và xã hội.
Yếu tố sinh học:
Một nghiên cứu tại Brazil đưa ra giả thuyết rằng cho con bú có thể bảo vệ
chống lại sự phát triển của hành vi bạo lực. Giả thuyết này căn cứ trên cơ chế sinh
học là trong sữa mẹ có sự hiện diện của các chất góp phần phát triển thần kinh, bên
cạnh đó yếu tố hành vi và cảm xúc – sự kết nối tình cảm giữa mẹ và con khi bú - có
thể ức chế sự xuất hiện của hành vi phạm tội sau này [19]. Tuy nhiên, có rất ít
nghiên cứu về vấn đề này do vậy chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục.

Với rất nhiều các nghiên cứu đã tiến hành, thì tuổi được coi là một trong số
các yếu tố nguy cơ của bạo lực. Ở nhóm VTN&TN, bạo lực giữa các cá nhân
thường phổ biến hơn ở lứa tuổi thấp [22]. Giải thích được đưa ra là thanh thiếu niên

10
trưởng thành có nhiều kỹ năng để giải quyết xung đột mà không cần đến bạo động.
Nghiên cứu cắt ngang trên 4.500 thanh thiếu niên từ 12 – 19 tuổi tại Malaysia năm
2001 cũng cho thấy có một sự suy giảm đáng kể các hành vi bạo lực sau tuổi 17.
Cũng trong nghiên cứu này, giới tính nổi lên như một ảnh hưởng quan trọng đến các
hành vi phạm tội [26].
Mối liên quan giữa giới tính với bạo lực cũng được tìm thấy trong một
nghiên cứu năm 2007 tại 3 trường trung học và 2 trường cao đẳng Nam Delhi. Tỷ lệ
tham gia vào bạo lực giữa các cá nhân cao hơn đáng kể ở nam giới so với nữ, điều
này cũng phù hợp với các kết luận chung trên thế giới cho đến nay, và củng cố lý
thuyết cho rằng nam giới có nhiều khả năng tham gia vào bạo lực hơn so với thanh
thiếu niên nữ. Điều này có thể là do sự khác biệt về tâm sinh lý giữa nam và nữ.
Trong khi nam giới thường dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn thì nữ lại ít có xu
hướng công khai bạo lực thể chất [28].
Yếu tố tâm lý và hành vi cá nhân
Các tính cách cơ bản và các hành vi có tính dự báo khả năng xảy ra bạo lực ở
VTN&TN là [10] [13]:
 Bốc đồng hoặc tuyệt vọng
 Rối loạn tâm thần: tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách
 Khả năng kiềm chế kém
 Có tiền sử hiếu chiến từ rất sớm
 IQ thấp/ thành tích học tập kém
 Lạm dụng rượu, chất gây nghiện.
Thanh thiếu niên sử dụng ma túy, hút thuốc hoặc uống rượu thường xuyên
thể hiện nhiều hành động bạo lực hơn [30] [32] [33]. Điều này đã được chứng minh
trong một nghiên cứu ở nhóm thanh thiếu niên tại Scotland, thấy rằng sử dụng ma

túy có liên quan với hành vi bạo lực gia tăng ở thanh thiếu niên [27].
Nghiên cứu khác trên 7511 học sinh trong lứa tuổi 15 – 19 tuổi ở Bồ Đào
Nha cũng cho kết quả tương tự: có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi hút thuốc,

11
uống rượu với bạo lực. Nghiên cứu này cũng cho thấy những đối tượng sử dụng cần
sa thường tham gia vào các hành vi bạo lực nhiều hơn các đối tượng khác [31].
Trí thông minh thấp và kết quả học tập ở trường kém cũng có mối liên quan
với bạo lực ở giới trẻ.
Các mối quan hệ
Các yếu tố nguy cơ về mặt cá nhân được nêu ở trên không bao giờ tồn tại tách
biệt với các yếu tố nguy cơ khác. Các yếu tố liên quan tới mối quan hệ của giới trẻ
như gia đình, bạn bè, bạn đồng lứa cũng đồng thời ảnh hưởng đến các hành vi bạo lực
và hiếu chiến ở chúng. Gia đình luôn có tác động mạnh mẽ nhất trong suốt thời thơ
ấu, trong khi ở tuổi vị thành niên ảnh hưởng của bạn bè và đồng trang lứa lại gia tăng.
Ảnh hưởng của gia đình
Hành vi của cha mẹ và môi trường của gia đình là yếu tố trung tâm của việc
phát triển các hành vi bạo lực ở giới trẻ. Việc giám sát và theo dõi con cái lỏng lẻo
của bố mẹ và việc mắng chửi, đánh đập khi giáo dục con cái sẽ báo hiệu các hành
động bạo lực khi chúng khi trưởng thành [11].
Theo một nghiên cứu của McCord ở Boston, Mỹ trên 250 trẻ đã thấy rằng,
nếu trẻ 10 tuổi thiếu sự giám sát của bố mẹ, bị cha mẹ sử dụng các hình phạt bằng
chửi bới, đánh đập sẽ làm gia tăng nguy cơ bị kết án do tham gia bạo lực cho đến
năm 45 tuổi [11].
Thu nhập gia đình là đặc trưng kinh tế xã hội có mối liên quan chặt chẽ với
bạo lực ở VTN&TN. Những trẻ sinh ra trong các gia đình nghèo có khả năng phạm
tội cao hơn so với những trẻ sống trong gia đình khá giả [22].
Một nghiên cứu ở Arizona cho thấy rằng các bà mẹ có nhiều con ít có khả
năng giám sát con của mình [24]. Bên cạnh đó, gia đình đông con thường là những
gia đình nghèo, sống ở những nơi có mật độ tội phạm cao, do vậy trẻ có thể tiếp xúc

dễ dàng hơn với vũ khí, ma túy và rượu [18]. Các yếu tố này làm tăng nguy cơ
phạm tội ở giới trẻ.
Ngoài ra, các gia đình có bà mẹ độc thân và không có học thức thường xuyên
phải đối mặt với các khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Điều này đã

12
làm giảm khả năng giáo dục con cái và bà mẹ khó cung cấp các kỹ năng phù hợp để
giải quyết tình huống khi con gặp khó khăn, mâu thuẫn. Tình trạng này đã được
nhấn mạnh như là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các hành vi bạo lực và
phạm tội ở trẻ [23]. Nghiên cứu tại Malaysia cũng cho kết quả tương tự: thanh thiếu
niên sống cùng bà mẹ độc thân có nhiều khả năng tham gia vào các cuộc đánh nhau
hơn so với người ở cùng cả cha và mẹ [25].
Có mối liên quan giữa bạo lực ở con cái với tuổi của bà mẹ. Một nghiên cứu
tại Brazil cho thấy con gái của bà mẹ vị thành niên có nguy cơ tham gia vào bạo lực
và phạm pháp cao hơn gấp 3 lần so với con gái của bà mẹ trưởng thành [19].
Theo nghiên cứu, điều này là do mối quan hệ nhân quả, bà mẹ vị thành niên là
một dấu hiệu của các yếu tố khác dự đoán cho hành vi bạo lực. Với phụ nữ trong
tuổi vị thành niên, khả năng trở thành mẹ cao hơn ở những người nghèo so với
những người khá giả. Và khi đó điều kiện kinh tế của những bà mẹ trẻ này cùng với
việc thiếu kỹ năng giáo dục con cái đã trở thành yếu tố gián tiếp tác động đến hành
vi bạo lực của trẻ. Mặt khác, nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết, là những đứa trẻ
sinh ra từ bà mẹ vị thành niên thường là do mang thai ngoài ý muốn, điều này có thể
làm cho bà mẹ không yêu thương đứa con của mình, dẫn đến sự trừng phạt về thể
chất sau này, từ đó ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.
Ảnh hưởng của bạn bè
Ảnh hưởng của bạn bè đồng trang lứa ở lứa tuổi vị thành niên nói chung được
xem xét như các yếu tố khá quan trọng và tích cực trong mối quan hệ cá nhân
nhưng bên cạnh đó chúng cũng có các tác động tiêu cực. Có bạn bè phạm tội cũng
có liên quan đến bạo lực ở những người trẻ [11].
Nghiên cứu cắt ngang trên 4.500 học sinh tại Malaysia cho thấy khi chơi

cùng với những học sinh bỏ học thì nguy cơ tham gia vào các hành vi bạo lực ở
thanh thiếu niên tăng lên [26].
Yếu tố cộng đồng
Cộng đồng nơi mà thanh thiếu niên đang sống có ảnh hưởng rất quan trọng
tới gia đình họ cũng như các nhóm bạn đồng đẳng của họ. Nhìn chung các thanh

13
thiếu niên ở các vùng thành thị thường liên quan đến bạo lực nhiều hơn giới trẻ
sống ở vùng nông thôn [11].
Các cộng đồng có nhiều băng nhóm, nghiện ngập cũng có tỷ lệ cao bạo lực ở
giới trẻ. Việc tương tác xã hội trong một cộng đồng cũng đồng thời ảnh hưởng đến
tỷ lệ bạo lực ở giới trẻ: ví dụ các hành động và ăn nói cộc cằn, thô lỗ, thiếu niềm tin
và sự quan tâm giữa các thành viên cộng đồng .
Có một số bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với bạo lực trên truyền hình và
các trò chơi bạo lực liên quan tới sự gia tăng tính hung hãn ở trẻ em, và sự hung
hăng này làm tăng nguy cơ tham gia vào các hành vi bạo lực. Điều tra quốc gia trực
tuyến tại Mỹ với 1.588 thanh niên đã được tiến hành vào năm 2006 cho thấy mặc dù
tiếp xúc với bạo lực trong truyền thông không phải là lý do duy nhất cho bạo lực
thanh thiếu niên nhưng nó cũng góp phần làm tăng nguy cơ [34].
Yếu tố xã hội
Một số yếu tố xã hội có thể dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp
luật liên quan đến bạo lực như: Thay đổi dân số và xã hội, phân hóa giàu nghèo, cơ
cấu chính trị, ảnh hưởng của văn hóa…
Xã hội bất bình đẳng đóng một vai trò quan trọng trong các căn nguyên của bạo
lực [21] [27]. Tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng cao, nghèo đói và sự không chắc chắn
về tương lai được cho là có liên quan với việc làm tăng nguy cơ của bạo lực [21].
Trên đây là các yếu tố liên quan đến bạo lực ở VTN&TN đã được nhiều
nghiên cứu chứng minh và đã được WHO thiết kế thành một khung lý thuyết cho
mọi nghiên cứu về bạo lực ở giới trẻ (Phụ lục 2). Nghiên cứu này chỉ phân tích các
yếu tố liên quan ở cấp độ cá nhân và gia đình và một yếu tố xã hội (vùng sinh thái)

đến vấn đề bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN.
3.3. Hậu quả của bạo lực.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bạo lực ở
lứa tuổi vị thành niên và thanh niên kéo dài trong độ tuổi từ 10 đến 24, nhưng các
mô hình dẫn đến bạo lực có thể bắt đầu từ sớm hơn rất nhiều, trong thời thơ ấu. Có
rất nhiều hậu quả của bạo lực thanh thiếu niên - đối với thủ phạm, các nạn nhân và

14
xã hội nói chung. Thanh niên liên quan đến bạo lực có thể bắt nạt, bạo lực thể xác,
bạo lực tình dục, và đe dọa. Hậu quả của nó không chỉ đơn thuần ở vấn đề sức khỏe:
tử vong, thương tích và tàn tật mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: tăng
chi phí trong việc chăm sóc sức khỏe, giảm giá trị của cuộc sống, phá vỡ những mối
quan hệ tốt đẹp cũng như xói mòn cơ cấu xã hội [6]. Hàng năm có hơn 1 triệu người
trên hành tinh này bị cướp đi sinh mạng và nhiều người khác bị thương tật từ các vụ
xung đột vũ trang và bạo lực. Khó có thể ước lượng được chính xác con số hàng tỷ
đô la phí tổn cho chăm sóc sức khỏe do hậu quả của bạo lực hàng năm trên thế giới,
ngoài ra còn hàng tỷ đô la khác do thiệt hại về kinh tế của các quốc gia do mất ngày
công lao động, thiệt hại sức lao động và cơ hội đầu tư.
Hành vi bạo lực là tốn kém, cả về con người và kinh tế. Trong năm 2005, có
khoảng 308.200 ca nhập viện liên quan đến bạo lực tại Hoa Kỳ, với tổng giá trị 2,3
tỷ USD chi phí bệnh viện. Nạn nhân là nam giới chiếm 82,4% số ca nhập viện, hệ
quả là từ các cuộc tấn công, trong khi đó trẻ em gái và phụ nữ chiếm 63,9% liên
quan đến ngược đãi và 58,5 % do tự gây ra bạo lực cho bản thân [15].
Thống kê trong năm 2009 của CDC cho thấy gần 700.000 thanh niên trong độ
tuổi từ 10 và 24 được điều trị tại phòng cấp cứu mỗi năm cho các thương tích bị gây
ra bởi bạo lực ở giới trẻ liên quan đến các cuộc tấn công. Trong một cuộc khảo sát
toàn quốc của học sinh trung học, khoảng 6% cho biết không đi học vào một hoặc
nhiều ngày trong 30 ngày trước cuộc điều tra bởi vì họ cảm thấy không an toàn ở
trường hoặc trên đường đến trường và về nhà [10].
Các chi phí kinh tế của bạo lực bao gồm các chi phí trực tiếp của y tế, lập

chính sách và dịch vụ pháp lý, và các chi phí gián tiếp của thu nhập và năng suất bị
mất, bị mất đầu tư vào con người, vốn, chi phí bảo hiểm cuộc sống và chất lượng
cuộc sống giảm. Ước tính chi phí giữa các nước rất khác nhau do sử dụng các
phương pháp tính toán khác nhau. Bạo lực ước tính chi phí của Mỹ tương đương
gần 3,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong năm 2005, 51.173 ca tử vong liên
quan đến bạo lực (giết người, tự sát và các biện pháp can thiệp của pháp luật) dẫn
đến 47 triệu USD trong chi phí tổng cộng [9]. Các chi phí của bạo lực ở Anh và xứ

15
Wales đã được ước tính 40,2 tỷ USD (khoảng 20 tỷ franc) hàng năm. Còn theo báo
cáo của Viện tội phạm Australia, tại nước này: tội phạm chi phí hết khoảng 36 triệu
USD, chi phí của các vụ giết người là 950 nghìn USD mỗi năm. Các số liệu này
bao gồm chi phí y tế, sản lượng bị mất, và chi phí vô hình như đau và đau khổ và sợ
hãi [14].
Ngoài các hậu quả trực tiếp về thể chất là tử vong hoặc thương tích, các hậu
quả gián tiếp cho nền kinh tế do bạo lực gây ra, phải đề cập đến cấu phần quan
trọng là hậu quả về tinh thần, đặc biệt đối với trẻ em, những ảnh hưởng tâm lý có
thể là: trầm cảm, sợ hãi, stress, cảm giác tội lỗi, mặc cảm, trốn tránh cuộc sống, mất
khả năng hội nhập xã hội … Những trẻ em và vị thành niên sống và lớn lên trong
một môi trường có nhiều hành vi bạo lực: lời nói, hành động, bạo lực tinh thần, tình
cảm hay bạo lực thể xác, sẽ làm cho tâm hồn các em bị tổn thương nặng nề, những
tổn thương này dần dần ăn sâu vào tiềm thức. Vì thế các em lớn lên mà không ý
thức được sự tổn thương đã ảnh hưởng đến hành vi và cách ứng xử của bản thân.
Các đối tượng này có khuynh hướng từ chối cho là mình bạo lực, hoặc không muốn
nhớ đến các cảm xúc bị tổn thương trước đây, hoặc sẽ dần dần chai sạn mất cảm
xúc với hành vi bạo lực, do đó các em ứng xử bạo lực vói người khác mà không có
một cảm nhận gì đối với người bị bạo lực, dẫu cho nạn nhận năn nỉ hay khóc lóc,
hoặc dửng dưng khi nhìn một hành vi bạo lực mà không nhận ra đó là hành vi sai trái.
Sự tổn thương của tuổi ấu thơ hoặc vị thành niên do hành vi bạo lực gây ra nếu không
được điều trị, chúng nằm im trong tiềm thức và sẽ tìm nơi để bộc phát.

3.4. Có thể làm gì để ngăn chặn bạo lực thanh thiếu niên?
Bạo lực ở VTN&TN là một vấn đề phức tạp, đa chiều. Thanh thiếu niên
thường có những suy nghĩ, việc làm bồng bột, manh động, không lường trước hậu
quả. Bên cạnh đó, ngày nay, VTN&TN đang sống trong một môi trường với nhiều
ảnh hưởng của các loại sách báo độc hại, phim ảnh ngoài luồng, thông tin, hình ảnh
trên mạng internet, khiến nhiều thanh niên, thiếu niên, học sinh nhiễm thói hung
bạo. Một chương trình để ngăn chặn bạo lực ở giới trẻ đòi hỏi phải có sự tham gia

×