Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Bài giảng tạo hình cơ sở dùng cho sinh viên hệ cao đẳng sư phạm mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.41 MB, 46 trang )




Bài 1

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH VÀ VAI TRÕ CỦA NĨ TRONG
CUỘC SỐNG
I. KHÁI NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
- Nghệ thuật tạo hình là mơn nghệ thuật dùng ngơn ngữ đặc trưng của mình để thể hiện chủ
đề nào đó mà tác giả cảm xúc. Nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật tạo ra cái đẹp dựa trên hai mục
đích:
 Đưa cái đẹp vào cuộc sống.
 Tạo ra các tác phẩm tạo hình nhằm làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ đồng thời nâng cao
chất lượng cuộc sống của con người.
- Nghệ thuật tạo hình bao gồm: Hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ và mĩ thuật ứng dụng.
II. CÁC THỂ LOẠI NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH (NTTH), NGƠN NGỮ CỦA NGHỆ THUẬT
TẠO HÌNH VÀ ĐẶC TRƢNG TRUYỀN CẢM CỦA NĨ
Như trên đã trình bày, NTTH bao gồm hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ và mĩ thuật ứng dụng.
Mỗi bộ môn nghệ thuật đều có ngơn ngữ riêng của mình.
1. Hội hoạ: dùng đường nét, hình mảng, màu sắc và đậm nhạt để thể hiện tác phẩm. Đặc trưng
truyền cảm của hội hoạ chính là ngơn ngữ của hội hoạ.
2. Điêu khắc: dùng hình khối để tạo nên tác phẩm. Điêu khắc có hai loại hình, đó là tượng trịn
và phù điêu (chạm nổi). (Minh họa trang 2)
 Tượng tròn: trọn vẹn về hình khối, khơng gian của nó là khơng gian ba chiều. Tác phẩm
tượng tròn tồn tại độc lập trong một khơng gian nhất định, vì vậy, người ta có thể thưởng thức
tượng trịn ở bất cứ góc độ nào. Tượng trịn có hai loại: tượng trong nhà và tượng ngồi trời.
 Phù điêu: khơng gian có hai chiều chính thức là chiều rộng và chiều cao, còn chiều sâu
mang tính ước lệ, gợi tả. Hình khối của phù điêu vẫn được thể hiện đầy đủ nhưng không trọn vẹn về
chiều sâu.
3. Đồ hoạ: ngôn ngữ và đặc trưng truyền cảm giống hội hoạ nhưng khác ở chỗ hội hoạ là tác
phẩm độc bản duy nhất, cịn đồ hoạ có thể ấn lốt mà khơng mất đi giá trị ban đầu.


4. Mĩ thuật ứng dụng: bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như tạo dáng công nghiệp, tạo
dáng đồ gốm, trang trí vải lụa thời trang, làm đồ trang sức,… Vì vậy, ngơn ngữ của nó là ngơn ngữ
tổng hợp, đặc trưng truyền cảm của nó là tiện dụng và đẹp, tạo ra cho con người sự thoả mãn và
hưng phấn trong cuộc sống.
III. VAI TRÕ CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG CUỘC SỐNG
Nghệ thuật tạo hình ln đi sát với đời sống, nhu cầu thẩm mĩ đã ăn sâu vào ý thức của con
người. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phát triển theo sự phát triển của xã hội. Nghệ
thuật tạo hình gắn chặt với cuộc sống, nhằm đáp ứng nhu cầu thoả mãn sự đòi hỏi về cái đẹp của
con người trong cuộc sống.

1


H1. Hổ (Tƣợng đá – Lăng Trần Thủ Độ)

H2. Hình Rồng (Chạm gỗ - chùa Dâu. Bắc Ninh)

2


Bài 2

HÌNH HOẠ
I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm về hình hoạ
- Hình hoạ (cịn gọi là vẽ theo mẫu, vẽ tả thực) là mơn cơ bản của nghệ thuật tạo hình. Hình
họa là loại hình nghệ thuật dùng đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt để diễn tả đối tượng có
thật trong khơng gian ba chiều lên giấy vẽ dựa trên cảm xúc của người vẽ.
- Vẽ hình hoạ là vẽ một đối tượng có thực trước mặt theo đúng đặc điểm của mẫu về đường
nét, tỉ lệ, đậm nhạt,… và theo cảm nhận của người vẽ.

- Rèn luyện hình hoạ là rèn luyện cách nhìn về bố cục, về cảm nhận cái đẹp trước thực tế và
kĩ năng thể hiện đối tượng.
2. Khái niệm về nét, hình, mảng, khối, đậm nhạt
a. Nét: Là những ký hiệu, là phương tiện cơ bản để biểu hiện hình dạng của đồ vật. Nét là
đường viền bao xung quanh một hình vẽ. Nét có những loại cơ bản sau:
- Nét thẳng: gồm có nét đứng và nét ngang.
- Nét cong: gồm có nét cong, nét lượn sóng và nét cong khép kín.
- Nét xiên: gồm có nét xiên trái, xiên phải. Các nét xiên vẽ nối đuôi nhau tạo thành nét gấp
khúc.
b. Mảng: Là 1 phần bề mặt của vật thể. Mảng có mảng to, mảng nhỏ, mảng đậm, mảng
nhạt.
c. Hình: Hình và mảng ln gắn bó với nhau bởi mảng tạo nên hình, song hình lại có hình
tổng thể và hình chi tiết (hình tổng thể là hình trọn vẹn của đường bao xung quanh vật thể, hình chi
tiết là hình của từng bộ phận trên vật thể).
d. Khối: Là toàn bộ các chiều của sự vật. Khối muốn nổi lên được phải nhờ tác động của
ánh sáng tạo ra các mảng sáng tối khác nhau.
e. Đậm nhạt: Do tác động của ánh sáng chiếu vào vật tạo nên các độ đậm nhạt khác nhau,
nhờ vậy mà mọi vật thể trong thiên nhiên mới được nổi lên một cách rõ rệt.
II. LUẬT XA GẦN
1. Khái niệm và tác dụng của luật xa gần (LXG)
- LXG là một khoa học giải thích, trình bày diễn biến của sự vật về hình thể, đường nét từ
gần đến xa khi ta nhìn tự nhiên từ một điểm nhìn nhất định.
- Giải quyết mọi tương quan về đường nét của những vật thể cùng loại, cùng kích thước ở
những vị trí xa, gần khác nhau trong khơng gian.
- Nếu khơng nắm vững LXG thì hình vẽ dễ bị méo mó, xộc xệch, khơng tạo được cảm giác
xa, gần như trong không gian thực.
2. Những đƣờng, điểm chính trong luật xa gần
Muốn tạo được khơng gian có xa, gần như không gian thực trên giấy vẽ, cần phải nắm được
những đường và điểm chính cấu thành LXG.


3


a. Đƣờng tầm mắt (đƣờng chân trời)
- Là giới hạn xa nhất của mặt bằng mà mắt ta có thể nhìn thấy được.
- Là đường ta thấy nằm ngang giữa bầu trời và mặt biển hay mặt đất.
* Cách xác định đường tầm mắt: (ĐTM)
 Dùng 1 tấm bìa phẳng nâng ngang tầm nhìn, khi 2 mặt trên, dưới của tấm bìa tạo thành
một đường thẳng cắt cảnh vật ở đâu thì đó chính là ĐTM.
 Dùng que đo đặt ngang tầm nhìn, que đo cắt cảnh vật ở đâu, đó chính là ĐTM.
b. Đƣờng chân cảnh
- Là đường thẳng nằm ngang dưới chân khung cắt cảnh.
- Khoảng cách giữa ĐTM và đường chân cảnh phụ thuộc vào vị trí nơi ta đứng vẽ.
- Khi ta đứng trên cao thì ĐTM ở trên cao, khoảng cách giữa ĐTM và đường chân cảnh lớn,
ta sẽ thấy cảnh rộng. Khi đứng thấp thì ngược lại.
c. Điểm trơng chính
- Là giao điểm giữa tia nhìn chính và ĐTM.
- Thay đổi theo vị trí đứng nhìn và làm phối cảnh thay đổi theo.
d. Điểm tụ
- Là điểm gặp nhau của những đường thẳng song song không song song với ĐTM, điểm tụ
nằm trên ĐTM.
- Điểm tụ của những đường thẳng song song thẳng góc với mặt phẳng của khung cắt cảnh
gọi là điểm tụ chính. Các điểm tụ khác gọi là điểm tụ riêng.
e. Điểm cách xa
Là điểm nằm trên ĐTM, có góc 45 độ so với tia nhìn chính (đường thẳng từ mắt tới điểm
tụ).
3. Các qui luật thay đổi về đƣờng nét, hình khối trong khơng gian
- Những đường thẳng song song không song song với đường tầm mắt (ĐTM) càng vào sâu
trong khơng gian, càng có xu hướng xích lại gần nhau và gặp nhau tại điểm tụ nằm ở ĐTM.
- Những đường thẳng song song không song song ĐTM nếu nằm bên trên ĐTM thì có xu

hướng đi xuống ĐTM.
- Những đường thẳng song song không song song ĐTM nếu nằm bên dưới ĐTM thì có xu
hướng đi lên ĐTM.
- Những đoạn thẳng đứng song song và những đoạn thẳng nằm ngang song song ĐTM thì
khơng gặp nhau mà càng vào sâu trong khơng gian, chúng có xu hướng thu hẹp khoảng cách, chiều
cao và độ dài nhưng chúng không thay đổi về hướng.
- Những vật ở gần ta nhìn thấy rõ chi tiết hơn những vật ở xa.
- Cùng một màu nhưng vật nhìn gần bao giờ cũng thấy rực rỡ, tươi tắn hơn nhìn ở xa.

GẦN

XA
4


to
rõ (có chi tiết)

nhỏ
mờ (khơng rõ chi tiết)

tươi, rực rỡ

tái, kém rực rỡ

nóng

lạnh

III. CÁC DỤNG CỤ VẼ HÌNH HOẠ VÀ CÁCH SỬ DỤNG

- Giá vẽ.
- Bảng vẽ.
- Bút chì mềm, tẩy.
- Que đo, dây dọi.
(Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng)
IV. PHƢƠNG PHÁP VẼ HÌNH HOẠ
1. Quan sát mẫu vẽ
- Trước khi vẽ cần quan sát kỹ mẫu vẽ để nắm đặc điểm của mẫu, nắm tỉ lệ, sáng tối, đậm
nhạt, chất liệu, vị trí của mẫu so với đường tầm mắt .
- Quan sát, nhận xét về mẫu tốt thì dễ hồn thành tốt bài vẽ hình hoạ.
2. Dựng hình, bố cục trên giấy
- Đo tỉ lệ chiều ngang, chiều cao của mẫu để xác định khung hình chung, chọn cách bố cục
thích hợp.
- So sánh tỉ lệ từng phần của mẫu, phân chia các phần đó trên khung hình chung.
3. Phác hình và chỉnh hình
- Dựa vào các phần đã phân chia, phác hình của vật mẫu bằng các nét thẳng.
- So sánh tỉ lệ giữa các mẫu hay các phần của mẫu, đối chiếu hình vẽ với mẫu thật để điều
chỉnh cho đúng, chỉnh hình cho giống mẫu.
- Cần thường xuyên lùi ra xa để quan sát hình vẽ xem đã sát mẫu chưa. Có thể dùng que đo,
dây dọi để kiểm tra lại hình.
4. Đánh bóng:
- Xác định hướng ánh sáng chiếu vào mẫu.
- Phân chia các vùng sáng tối trên hình vẽ.
- Vẽ bóng theo đặc điểm mẫu.
- Chú ý nét gạc bóng, khơng di bóng.
* Khi đánh bóng cần chú ý:
- Phải ln so sánh tồn bộ, khơng q chú ý vào chi tiết nào.
- Nên dim mắt khi quan sát để ánh sáng đơn giản bớt.
- Khi đi bóng chỗ nào, phải so sánh với tương quan chung của cả bài vẽ.
- Trong lúc đánh bóng nếu phát hiện những chỗ sai về hình thì vừa chỉnh hình, vừa đánh

bóng. Tuỳ theo những chỗ ánh sáng sắc cạnh, khúc chiếc hay nhạt nhoà mà nhấn nét nhẹ nhàng cho
thích hợp.

5


Bố cục đẹp, hình vững, ánh sáng trong trẻo là những yêu cầu cơ bản của một bài hình hoạ
tốt.
CÂU HỎI
1. Thế nào là vẽ hình hoạ?
2. Nêu những đường, điểm chính trong LXG.
3. Khi áp dụng LXG vào bài vẽ cần lưu ý những điểm gì?
4. Nêu cách tiến hành một bài vẽ theo mẫu. Minh hoạ trình tự đó.
5. u cầu cơ bản của một bài hình hoạ đẹp là gì?
6. Khi vẽ bóng cần lưu ý những điều gì?
BÀI TẬP
Thực hành vẽ theo mẫu bằng chì, hai đến ba bài: mẫu vẽ là những quả và đồ vật đơn giản, vẽ
trên giấy vẽ khổ A 4 .

H1. Cảnh vật khi đứng nhìn từ 1 điểm nhìn nhất định

H2. Đƣờng tầm mắt trên cao

6


H3. Đƣờng tầm mắt dƣới thấp

H4. Điểm cách xa


H5. Khối hộp đặt ngang, trên, dƣới đƣờng tầm mắt
7


Bài 3

MÀU SẮC
I. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC CỦA MÀU SẮC
 Màu: Chỉ những màu nguyên chất chưa pha trộn hay diễn biến do ánh sáng làm chuyển
đi: đỏ, xanh, vàng …
 Sắc: Chỉ những màu đã diễn biến theo ánh sáng hay đã pha trộn những sắc thái khác
nhau.
- Xung quanh ta, mọi vật đều có màu sắc. Ở đâu có ánh sáng, ở đó có màu sắc, ánh sáng
càng mạnh thì màu sắc càng rực rỡ.
- Theo định luật tán sắc của Niu Tơn khi phân tích ánh sáng trắng qua lăng kính, ta được
một vùng quang phổ bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Người ta cho đó là cơ sở của
màu sắc có trong thiên nhiên và từ đó đúc kết thành qui luật của màu sắc.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MÀU SẮC
Trong bảy màu trên, trừ màu chàm khơng có bản sắc rõ ràng, còn ba màu cơ bản là đỏ, lam,
vàng và ba màu tím, cam, xanh lá cây là kết quả pha trộn từng cặp của ba màu cơ bản mà ra.
1. Màu cơ bản (màu gốc, màu nguyên chất)
Là màu tự bản thân nó đã có mà khơng cần pha trộn, gồm ba màu: đỏ, lam, vàng.
2. Màu nhị hợp (màu trung gian)
Là màu pha trộn từ hai màu gốc. Có ba màu nhị hợp chính:
- Cam = đỏ

+ vàng.

- Lục = vàng + lam.
- Tím = lam + đỏ.

3. Màu bổ túc
- Là màu khi đặt cạnh nhau nó tơn nhau lên, vừa hửng màu, vừa tươi sắc.
- Các cặp màu bổ túc:


Đỏ



Vàng – tím.



Lam

– xanh lá cây (lục).
– cam.

4. Màu tƣơng phản
- Là màu đặt cạnh nhau sẽ làm tăng cường độ về màu sắc của nhau.


Đỏ cạnh vàng ta thấy đỏ và vàng mạnh hơn.



Vàng cạnh lam, ta thấy vàng và lam rực rỡ hơn.




Đen cạnh trắng thấy đen hơn và trắng hơn.



Nóng cạnh lạnh thấy nóng hơn và lạnh hơn.

- Màu tương phản, màu bổ túc thường được dùng trong vẽ pa-nơ, áp-phích, tạo hiệu quả
mạnh đập vào mắt người qua lại.
- Thổ cẩm của dân tộc thiểu số cũng thường dùng màu tương phản.
8


5. Màu nóng, lạnh, đậm, nhạt
- Màu sắc tạo cảm giác nóng, lạnh khác nhau.
- Màu tạo cảm giác nóng, ấm: gồm những màu nghiêng về đỏ, vàng, cam,…
- Màu tạo cảm giác lạnh: gồm những màu nghiêng về xanh lam, lục, tím,…
- Màu đậm tạo cảm giác nặng. Màu nhạt tạo cảm giác nhẹ.
III. MÀU HOÀ SẮC VÀ CÁCH TẠO MÀU HỒ SẮC
- Màu hồ sắc là những màu khi đặt cạnh nhau tạo được sự hài hoà, dễ chịu.
- Sự hài hoà đối lập với loè loẹt, sặc sỡ. Sặc sỡ khác với rực rỡ.
 Sặc sỡ: dùng nhiều màu tươi, chói chang nhưng khơng hài hồ, tạo cảm giác khó chịu.
 Rực rỡ: dùng nhiều màu tươi nhưng hoà hợp được với nhau, tạo cảm giác dễ chịu, ưa
nhìn, tươi tắn.
Dưới đây là ba cách tạo màu hoà sắc cơ bản
1. Đậm nhạt cùng sắc (màu đồng sắc)
- Là dùng đậm nhạt của một màu ở nhiều độ khác nhau.
- Ví dụ
 Dùng nâu vẽ từ nâu nhạt đến nâu đậm, nâu ngã sang vàng đất, nâu sẫm,…
 Dùng một loại màu xanh để vẽ phong cảnh từ xanh nhạt đến xanh đậm, xanh ngã vàng,
ngã sang lam … cốt để được đậm nhạt của cảnh vật có nhiều sắc độ.

- Dùng đậm nhạt cùng sắc tạo nên một hồ sắc dễ nhìn, ln có một màu chủ đạo để lôi
cuốn mắt người xem, đây cũng là cách làm dễ nhất.
2. Dùng cặp màu bổ túc
- Dùng hai màu bổ túc đặt cạnh nhau với những cung bậc đậm nhạt khác nhau một cách nhịp
nhàng hoặc liều lượng ít, nhiều để tạo được một hồ sắc đẹp.
- Có thể dùng kèm với các màu trung tính (đen, trắng) hoặc những màu sẫm.
3. Dùng màu tƣơng phản
- Nếu đặt các màu tương phản cạnh nhau mà thấy rợ q thì có thể đặt màu xám hay màu
trung gian vào giữa để làm dịu đi, cũng có thể làm nhạt một màu đi.
- Đặt màu nóng cạnh màu lạnh cũng làm tăng cường độ ánh sáng cho hoà sắc (tương phản
nóng lạnh).
- Màu nóng hay lạnh cịn phụ thuộc vào khơng gian, thời gian.
Ba cách tạo hồ sắc trên là cơ bản, phổ biến trong khi tìm hồ sắc, là đầu mối để ta tìm
những hồ sắc khác.
Đặt được những màu đẹp mắt cạnh nhau, tạo được những hoà sắc êm dịu, tươi mát hay
mạnh mẽ là do luyện được mắt quan sát, nhận thức được các sắc độ điển hình của màu dân tộc
thường dùng, được ưa thích.
IV. CÁCH SỬ DỤNG MÀU
1. Bột màu
- Là màu ở dạng bột, khi sử dụng trộn bột màu với keo và nước (keo da trâu hay keo dán) để
giữ độ bám của màu theo tỉ lệ 1/10 so với nước pha màu (cũng có thể dùng hồ nếp quậy lỗng giữ
được rất bền).
9


- Khi lấy màu vào cọ để tô không nên lấy quá nhiều, cần lấy màu sao cho có độ đặc vừa
phải. Tơ kín hình vẽ từ màu nhạt đến màu đậm.
- Bước đầu dùng màu bột nên có một số màu sau: trắng, đen, vàng chanh, vàng nghệ, vàng
đất, đỏ cam, đỏ tía, đỏ tươi, lam da trời, xanh dương, xanh lá cây, nâu đất.
2. Màu nƣớc

- Là màu đã được nghiền kỹ với keo đựng trong ống kẽm hoặc trong các ngăn hộp, lọ, khi
vẽ dùng cọ mềm để vẽ cho nhẹ nhàng, không làm giấy lầy lên, mất vẻ trong trẻo của màu nước.
- Màu nước được pha lỗng với nước sạch trên pallete khơng hút nước. Không nên chồng
màu nhiều lần, màu dễ bị khô, xỉn.
- Cọ vẽ và nước rửa cọ phải luôn sạch. Nên có ít nhất hai cây cọ trịn: một để vẽ màu sáng,
một để vẽ các màu đậm.
3. Bút chì màu
- Khơng nên vót nhọn, dễ bị gẫy.
- Khi tơ, cầm bút hơi nghiêng, gạch các nét đều nhau liên tiếp từ thưa đến dày, từ nhạt đến
đậm. Không nên tô chỗ dày, chỗ mỏng, khơng tơ chờm ra ngồi hình vẽ.
CÂU HỎI:
1. Thế nào là màu cơ bản? Gồm những màu gì? Thế nào là màu bổ túc? Có mấy cặp màu bổ
túc chính?
2. Thế nào là màu nóng, màu lạnh? Thế nào là màu tương phản? Màu đồng sắc?
3. Thế nào là màu hoà sắc? Phân biệt sự khác nhau giữa màu sặc sỡ và màu rực rỡ?
4. Có mấy cách tạo màu hồ sắc cơ bản? Lấy ví dụ cho từng cách?

Bài 4

TRANG TRÍ
I. KHÁI NIỆM, CƠNG DỤNG
- Trang trí là bộ mơn nghệ thuật làm đẹp cho đời sống (sắp xếp các vật dụng cho đẹp mắt,
dùng màu sắc, chất liệu tạo ra những kiểu vật dụng đẹp, cần thiết cho đời sống hàng ngày).
- Trang trí tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống, từ những vật dụng nhỏ nhất đến những
cơng trình thế kỷ đều song song tồn tại hai giá trị là giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ. Trang trí làm
cho cuộc sống thêm tươi vui, khích lệ con người thêm yêu lao động, yêu cuộc sống.
Ở trường mầm non, việc trang trí đẹp, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thơ sẽ làm trẻ
thích đến trường, yêu trường, có tác dụng bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, hình thành tình yêu đối với
đồ vật và thế giới xung quanh ở trẻ.
II. HOẠ TIẾT TRANG TRÍ

1. Khái niệm
10


Hoạ tiết trang trí là những hình vẽ hoa lá, chim thú, con người,… được đơn giản, cách điệu,
làm cho đẹp hơn nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng.
2. Phƣơng pháp xây dựng hoạ tiết trang trí hoa lá
a. Chép hoa lá
- Chọn hoa lá: chọn hoa lá đẹp, đơn giản, rõ ràng.
- Chọn hướng vẽ: quan sát nhiều hướng, nhiều góc độ, chọn góc độ đẹp nhất của hoa lá để
chép.
- Cách vẽ: quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ, xác định và phác khung hình chung
của hoa lá. Vẽ phác các bộ phận của hoa lá và đường chu vi bằng nét thẳng (phác nhẹ tay để dễ tẩy
xố). Sửa hình, vẽ chi tiết, hồn chỉnh hoa lá.
* Chú ý: + Kích thước hình chép to vừa phải, đủ thể hiện chi tiết, đặc điểm.
+ Không viền nét đậm đều.
b. Đơn giản và cách điệu hoa lá
Từ hoa lá thật muốn trở thành hoạ tiết cần phải đơn giản,cách điệu.
- Đơn giản: Lược bỏ những nét không đặc trưng, các chi tiết không đẹp, giữ lại đặc điểm
riêng, nét đẹp của hoa lá. Sắp xếp lại, tạo cho hoa lá có hình dáng cân đối, nhịp nhàng.
- Cách điệu: Sắp xếp lại các chi tiết đẹp cho phù hợp. Có thể hư cấu, nâng cao (thêm vào
hoặc bớt đi) để hình vẽ đẹp hơn mà vẫn giữ được đặc điểm của hoa lá.
3. Cách sử dụng hoạ tiết trong trang trí
- Khi đã phân bố được hình mảng đậm nhạt, cần chọn những hoạ tiết đã được cách điệu sao
cho phù hợp với nội dung và bố cục.
- Khi vẽ hoạ tiết cần chú ý đến nét. Nét có tác dụng liên kết các mảng tạo sự nhịp nhàng, cần
có nét cong, nhọn, nét gẫy khúc … tạo nhịp điệu cho bố cục.
III. BỐ CỤC TRANG TRÍ
1. Khái niệm về bố cục trang trí
Bố cục trang trí là một nghệ thuật sắp xếp các hình mảng, hoạ tiết, đường nét, màu sắc và

đậm nhạt sao cho hài hồ trong một hình hay một tổng thể được trang trí.
2. Những yêu cầu cơ bản về bố cục trang trí
Nếu phải bố cục trang trí trong một hình lớn cần nhiều hoạ tiết thì phải chọn hoạ tiết phù
hợp rồi sắp xếp các nhóm hoạ tiết thành mảng. Khi tạo ra các mảng trang trí, phải tạo được sự
phong phú của mảng, sự chuyển tiếp của các mảng phải tạo sự nhịp nhàng, thuận mắt, giải quyết
được cái chính, cái phụ, làm nổi bật được cái chính. Tương quan đậm nhạt và tương quan màu sắc
phải hài hoà, thuận mắt.
3. Một số nguyên tắc
a. Đăng đối
- Là sự đối xứng qua một trục hoặc một mảng trọng tâm.
- Đặt hoạ tiết theo lối đăng đối để tạo sự hài hoà, đẹp mắt.
b. Nhắc lại
- Đặt hai hay nhiều hoạ tiết giống nhau trên cùng một hình trang trí gọi là nhắc lại.
- Thể thức này dễ tạo cảm giác vui mắt.
c. Xen kẻ
11


- Dùng hai hay nhiều hoạ tiết khác nhau đặt xen kẻ theo một thứ tự nhất định.
- Thể thức này tạo sự phong phú về hoạ tiết.
d. Phá thế
- Là sự sắp xếp hình mảng, đậm nhạt, màu sắc, đường nét khác nhau, tạo sự tương phản.
Tuy không đều, không giống nhau nhưng vẫn tạo sự thăng bằng, cân xứng, không lấn át nhau.
e. Cân đối
- Là sự hài hồ, khơng lấn át của các mảng, các hoạ tiết trong cùng một hình trang trí.
- Nên có mảng lớn, mảng nhỏ để tránh sự đều nhau gây buồn tẻ. Lớn nhỏ mà hài hồ, dễ
chịu, khơng lấn át nhau mới tạo cảm giác vui mắt.
4. Phƣơng pháp vẽ một bài trang trí
Muốn thể hiện một bài trang trí, ta phải chia ra thành từng bước như sau:
- Nghiên cứu chủ đề và chọn hoạ tiết trang trí.

- Chia khoảng bề mặt và vẽ hình trang trí.
- Tìm đậm nhạt.
- Phác thảo màu và thể hiện.
IV. MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANG TRÍ TIÊU BIỂU
A.TRANG TRÍ ĐƢỜNG DIỀM
1. Khái niệm và công dụng của đƣờng diềm

a. Khái niệm
Thông thường đường diềm là một hình thức trang trí theo chiều ngang kéo dài nhưng cũng
có khi trang trí theo chiều dọc hoặc khép kín.
Đường diềm được bố trí và đánh giá trong một tổng thể trang trí nhằm làm đẹp hơn, phong
phú hơn và có ý nghĩa tổng thể trang trí đó.
b. Cơng dụng
Đường diềm được sử dụng trang trí trên nhiều đồ dùng hàng ngày cũng như trên các cơng
trình kiến trúc như trang trí trên áo, váy phụ nữ, trẻ em, trên báo tường, câu lạc bộ, lớp mẫu giáo, …
làm tăng sự duyên dáng, hấp dẫn, làm đẹp thêm cho cơng trình, đồ vật.
2. Một số u cầu trong trang trí đƣờng diềm
a. Bố cục
Ngồi những u cầu chung về bố cục, khi trang trí đường diềm cần chú ý sắp xếp hình
mảng, đậm nhạt, hoạ tiết, màu sắc theo thể thức xen kẻ, nhắc lại (có thể đặt hoạ tiết đảo ngược) và
phải tạo được nhịp điệu nhịp nhàng liên tục (đường lượn).
b. Hoạ tiết
Có thể là hoa lá, chim mng, lồi vật,… được lựa chọn phù hợp với nội dung và bố cục.
c. Màu sắc
Nên chọn màu nhẹ nhàng, trang nhã, êm dịu, hài hoà.
3. Phƣơng pháp tiến hành một bài trang trí đƣờng diềm
a. Nghiên cứu nội dung
12



Nghiên cứu nội dung để chọn hoạ tiết, màu sắc phù hợp (trang trí đường diềm cho nhà trẻ,
mẫu giáo khác trang trí đường diềm ở câu lạc bộ thanh niên…).
b. Tìm bố cục
+ Tìm phác thảo đen trắng:
- Vẽ hai đường thẳng nằm ngang song song.
- Phân chia các khoảng, tìm hình mảng và phân bố đậm nhạt tạo được nhịp điệu cho đường
diềm.
(Cần tìm nhiều phác thảo nhỏ để chọn).
+ Tìm phác thảo màu:
Dựa vào phác thảo đen trắng được chọn tìm phác thảo màu đúng với độ đậm nhạt của phác
thảo đen trắng.
(Tìm nhiều phác thác màu nhỏ để chọn).
+ Tìm hoạ tiết:
Tìm hoạ tiết phù hợp các hình mảng trong phác thảo.
c. Thể hiện
- Phóng hình lên giấy bằng khuôn khổ đường diềm định vẽ, sửa hình vẽ cho gọn gàng.
- Can hình vào giấy định thể hiện.
- Tô màu theo đúng tinh thần phác thảo đã chọn.
B.TRANG TRÍ HÌNH VNG - TRÕN - HÌNH CHỮ NHẬT
1. Khái niệm - cơng dụng
a. Khái niệm
Trang trí hình vng, hình trịn, hình chữ nhật là sắp xếp các hình mảng, hoạ tiết, đường nét,
màu sắc và đậm nhạt trên bề mặt các hình ấy sao cho hài hồ, đẹp mắt, phù hợp đặc điểm, tính chất
từng loại hình.
- Đặc điểm của hình vng có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc vng.
- Đặc điểm của hình trịn có điểm trung tâm chính là tâm của hình trịn.
- Đặc điểm của hình chữ nhật có hai cạnh đối diện bằng nhau và bốn góc vng.
b. Cơng dụng
Trang trí hình vng, hình trịn, hình chữ nhật thường được ứng dụng trang trí trên thảm,
khăn trải bàn, gạch hoa …

2. Một số u cầu trong trang trí hình vng, hình chữ nhật, hình trịn
a. Hình mảng đậm nhạt
Khi trang trí cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng loại hình mà bố cục cho cân đối, hợp lý,
không làm phá vỡ khn hình. Nếu cắt bỏ đường chu vi thì mảng trọng tâm và các hoạ tiết cịn lại
trong đó vẫn làm cho người xem có cảm giác về khn hình của nó.
Sử dụng các nguyên tắc đăng đối, xen kẻ, phá thế … để sắp xếp các hình mảng.
b. Hoạ tiết

13


Chọn những hoạ tiết phù hợp với các mảng hình, có hoạ tiết cho mảng chính và các mảng
phụ.
c. Màu sắc
Chọn màu sắc phù hợp với đậm nhạt của các mảng hình, làm nổi rõ trọng tâm, thu hút mắt
người xem và thể hiện được đặc điểm của hình vng, hình chữ nhật, hình trịn. Có thể dùng các
màu mạnh hay trầm để tạo cảm giác vui nhộn, rực rỡ hay thanh nhã, sâu lắng.
3. Phƣơng pháp tiến hành
a. Chọn chủ đề
Có thể chọn một chủ đề nào đó theo yêu cầu bài học để tìm hoạ tiết, màu sắc phù hợp.
Ví dụ:
- Chủ đề mùa xn: có thể vẽ hoa lá, chim muông, chọn gam màu tươi tắn.
- Chủ đề thể thao: có thể chọn các dáng đẹp trong thể thao và các dụng cụ thể thao có tính
trang trí để tạo hoạ tiết.
b. Tìm bố cục
+ Tìm phác thảo đen trắng:
Đây là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả bài trang trí, do đó cần tìm nhiều phác thảo để
chọn. Tìm phác thảo chủ yếu là tìm vị trí, hình dáng các hình mảng và đậm nhạt của chúng, chưa
vội đi vào chi tiết.
* Hình vng, hình chữ nhật:

- Vẽ khung hình vng hoặc hình chữ nhật.
- Từ điểm trung tâm (giao điểm hai đường chéo) có thể chia khung hình làm bốn hay làm
tám phần và xếp hình mảng theo các nguyên tắc đăng đối, xen kẻ.
- Mảng trọng tâm nằm giữa hình, có tỉ lệ cân đối với hình và các mảng phụ.
- Các mảng hình bốn góc bằng nhau, đăng đối nhau qua hai đường chéo.
- Có thể thêm các mảng phụ làm phong phú bố cục.
- Sắp xếp hình mảng cần lưu ý các mảng trống.
* Hình trịn:
- Vẽ khung hình trịn.
- Xác định điểm trung tâm, chia hình trịn làm bốn, sáu, tám hoặc ba, năm phần đều nhau để
tìm vị trí các mảng hình.
- Mảng trọng tâm nằm giữa hình trịn.
- Các mảng phụ có thể là các mảng hình đăng đối nhau, nhắc lại hoặc xen kẻ tạo thành các
hình đồng tâm. Cần thay đổi kích thước, hình thể các mảng hình làm phong phú bố cục.
+ Tìm phác thảo màu:
- Căn cứ vào hình mảng, đậm nhạt của phác thảo đen trắng mà chọn màu sắc cho phù hợp.
- Cần tìm nhiều phác thảo màu để chọn một phác thảo đẹp nhất.
+ Tìm hoạ tiết:
- Dựa vào phác thảo đen trắng và phác thảo màu tìm hoạ tiết cho phù hợp.
- Cần chú ý khơng làm thay đổi hình dạng và tỉ lệ các hình mảng đó.
14


c. Thể hiện
- Phóng hình: có thể vẽ kỹ hoạ tiết một góc của hình sau đó can sang các góc cịn lại.
- Can hình lên giấy vẽ (khơng can đậm quá).
- Vẽ màu theo đúng tinh thần phác thảo đã chọn.
CÂU HỎI
1. Việc trang trí phù hợp ở trường mầm non đem lại lợi ích gì?
2. Thế nào là hoạ tiết trang trí? Nêu cách sử dụng hoạ tiết trong trang trí.

3. Để có hoạ tiết trang trí cần phải làm gì?
4. Thế nào là đơn giản hoa lá? Thế nào là cách điệu hoa lá?
5. Thế nào là bố cục trang trí?
6. Trong bố cục trang trí có những nguyên tắc cơ bản nào?
BÀI TẬP
1. Thực hành trang trí một đoạn đường diềm bằng những hoạ tiết tùy chọn, khổ 7cm x 21cm
hoặc 7cm x 25cm.
2. Thực hành trang trí một hình vng kích thước khoảng 14cm x 14cm hoặc trang trí một
hình trịn đường kính 15cm.
(Thực hành trên giấy vẽ khổ A.4).

H1. Cách chép hoa, lá

15


H2. Hoa, lá cách điệu (Bài vẽ của sinh viên cao đẳng mầm non ĐHAG)

H3. Đối xứng

H4. Phá thế

H5. Nhắc lại và xen kẻ

16


H6. Các bƣớc tiến hành trang trí đƣờng diềm

H7. Các bƣớc tiến hành trang trí hình vng


17


H8. Các bƣớc tiến hành trang trí hình trịn

Bài 5

CÁCH ĐIỆU CON VẬT
I. PHƢƠNG PHÁP CHÉP
Tương tự như hoa lá, muốn cách điệu con vật cần phải có hình con vật. Có thể chép từ thực
tế, phim ảnh, sách báo, tài liệu …
Trước khi chép cần chọn con vật, chọn hướng vẽ và nắm phương pháp vẽ thì hình chép mới
đạt.
1. Chọn con vật
Có thể chọn những con vật mình thích hoặc cần dùng để vẽ tranh minh hoạ, tranh truyện.
2. Chọn hƣớng vẽ
Có thể chọn góc độ ngang (thấy tồn dáng chung) hoặc góc thẳng (thấy rõ mặt).
3. Cách vẽ
- Quan sát, nhận xét tỉ lệ, xác định và phác hình chung của con vật (chú ý đặc điểm của con
vật).
- Vẽ đường chu vi hình dáng bên ngồi bằng các nét thẳng, vẽ các bộ phận, các nét đặc
trưng của con vật (phác nhẹ tay để dễ tẩy xố).
- Sửa hình, hồn chỉnh con vật.
II. CÁCH ĐIỆU CON VẬT
18


Từ hình con vật thật muốn dùng để trang trí hoặc vẽ tranh minh hoạ, tranh truyện, cần phải
đơn giản, cách điệu.

1. Đơn giản
Lược bỏ đi những nét rườm rà, chi tiết, giữ lại những nét đặc trưng của con vật (thỏ: tai dài;
mèo: râu dài; chuột: tai tròn; voi: tai to, có ngà và vịi …).
2. Cách điệu
- Trên cơ sở đơn giản phát triển, cường điệu các nét đặc trưng của con vật bằng nét thẳng
hoặc cong.
- Có thể đơn giản hố hình dáng con vật hoặc nhân cách hố cho nó phù hợp với tính chất,
mục đích sử dụng.
* Cần ghi nhớ:
Dù cách điệu theo kiểu nào thì cũng phải giữ được đặc điểm của con vật.
CÂU HỎI
1. Nêu mục đích của việc cách điệu con vật?
2. Khi cách điệu con vật cần lưu ý điều gì?
BÀI TẬP
Thực hành cách điệu một vài con vật quen thuộc trên khổ giấy A.4.

H1. Cách điệu theo kiểu trang trí

19


H2. Cách điệu theo kiểu nhân hóa

Bài 6

GIỚI THIỆU TỈ LỆ NGƢỜI
I. TỈ LỆ MẶT NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH, TRẺ EM
1. Tỉ lệ mặt ngƣời trƣởng thành
- Đặc điểm riêng về hình thức bên ngồi khn mặt mỗi người tuy có khác nhau nhưng
những nét chung về cấu tạo đầu người thường vẫn giống nhau.

- Nếu chia đầu người từ cằm đến trán (chân tóc) thành ba phần đều nhau ta có:
 Từ trán (chân tóc) đến đầu lơng mày.
 Từ lông mày đến chân mũi.
 Từ chân mũi đến cằm.
- Nếu chia mặt theo chiều dọc thành năm phần đều nhau thì phần ở giữa là khoảng cách của
hai mắt, mắt ở phần thứ hai và thứ tư.
- Từ mắt đến lông mày bằng bề cao mắt khi mở to.
- Vị trí hai tai từ ngang lơng mày đến ngang chân mũi.
- Từ hai đầu mắt buông dây dọi xuống thường chạm hai cánh mũi và hai góc cằm.
- Từ hai đuôi mắt buông dây dọi xuống thường gần chạm hai thành cổ.
- Nếu chia ngang đầu ra hai phần bằng nhau thì mắt nằm ngay giữa.
2. Tỉ lệ mặt trẻ em
- Khuôn mặt trẻ em thường ngắn hơn khuôn mặt người trưởng thành, phần sọ lớn. Nếu chia
đầu ra làm hai phần bằng nhau thì đường ngang giữa chạy ngang qua đầu lông mày trẻ em.
- Mắt mũi miệng gần nhau hơn.
- Khoảng cách giữa hai mắt cách hơi xa nhau so với người trưởng thành.
20


II. TỈ LỆ TOÀN THÂN NGƢỜI
1. Tỉ lệ thân thể đàn ơng và phụ nữ (tỉ lệ điển hình)
- Lấy đầu làm chuẩn, chiều cao toàn thân gồm bảy đầu rưỡi chiều cao của đầu người, trong
đó phần thân chiếm bốn đầu.
- Nếu đứng thẳng, dang hai tay thẳng ngang vai thì từ đầu bàn tay này đến đầu bàn tay kia
bằng chiều cao toàn thân. Ở nam dang tay có thể dài hơn chiều cao thân một ít, dang tay nữ thường
ngắn hơn chiều cao tồn thân.
- Thân hình nữ được qui trong khung hình chữ nhật đứng: vai và chậu hơng bằng nhau, có
khi chậu hơng lớn hơn vai một chút.
- Thân hình nam giới qui theo hình thang cân để ngược: vai rộng, chậu hông hẹp hơn.
2. Tỉ lệ thân thể trẻ em (lấy tỉ lệ điển hình)

Cũng lấy đầu làm chuẩn, tuỳ theo lứa tuổi có sự thay đổi, trẻ càng nhỏ thì đầu càng to so với
thân mình.
- Trẻ nhỏ, sơ sinh: cao 3,5  4 đầu, chiều cao khoảng 1/4 người lớn.
- Trẻ tuổi mẫu giáo: cao khoảng 5 đầu, cao khoảng 1/2 người lớn.
- Trẻ tiểu học: khoảng 5,5  6 đầu, cao khoảng 2/3 người lớn.
- Tuổi thanh, thiếu niên: cao 6,5  7 đầu, cao khoảng 3/4 người lớn.
- Trưởng thành: cao bằng 7,5 đầu  8 đầu.
III. MỘT VÀI NÉT BIỂU CẢM KHUÔN MẶT
1. Vẻ mặt buồn
Nét mắt, mũi, miệng cụp xuống nghiêng ra ngoài.
2. Vẻ mặt lặng lẽ
Mắt, mũi, miệng nằm ngang.
3. Vẻ mặt vui
Nét mắt, mũi, miệng vểnh lên cao ở phía ngồi.
4. Vẻ mặt trầm tƣ suy nghĩ
Cơ mí mắt nhúm lại, miệng mím lại.
5. Vẻ mặt cƣời
Mắt nheo, đường mũi miệng chuyển thành đường cong lên, có đường vành hai bên mép.
6. Vẻ mặt buồn khóc
Nét mắt, mũi, miệng cong xuống nét nhăn ở mặt, ở bên mũi, miệng cụp chéo xuống.
CÂU HỎI
1. Nhìn minh hoạ tồn thân người, tự tìm vị trí đầu ứng với từng phần trên cơ thể.
2. Tìm sự khác nhau giữa mặt người lớn và mặt trẻ em.
3. Lấy đầu làm chuẩn, so với thân thể người lớn, thân thể trẻ em phát triển thế nào?

21


H1. Tỉ lệ đầu ngƣời lớn, trẻ em


H2. Tỉ lệ thân thể trẻ em

H3. Vài nét biểu cảm

22


×