Tải bản đầy đủ (.pdf) (369 trang)

Lịch sử việt nam cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 369 trang )

TRƢỚNG ĐẠI HOC AN GIANG
KHOA SƢ PHẠM

LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI

ThS. NGUYỄN NGỌC THỦY

AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2014


TRƢỚNG ĐẠI HOC AN GIANG
KHOA SƢ PHẠM

LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI

BAN GIÁM HIỆU

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ BIÊN SOAN

TRẦN THỂ

NGUYỄN NGỌC THỦY

AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2014


Tài liệu giảng dạy “Lịch sử Việt Nam cổ trung đại” do tác giả Ths. Nguyễn
Ngọc Thủy, công tác tại bộ môn Lịch sử, Khoa Sư phạm thực hiện. Tác giả đã báo
cáo nội dung và được hội đồng khao học Khoa thông qua ngày 24 tháng 6 năm


1014.

Tác giả biên soạn

Tr. Bộ Môn Lịch Sử. NGUYỄN NGỌC THỦY

Trƣởng đơn vị

Phó bộ mơn

TRẦN THỂ

LÊ THỊ LIÊN

HIỆU TRƢỞNG

AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2014


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là tài liệu giảng dạy của riêng tơi, nội dung tài liệu có xuất xứ
rõ ràng.
An Giang ngày 27 tháng 6 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Ngọc Thủy


MỞ ĐẦU
Lịch sử cổ đại theo quan niệm hình thái kinh tế, xã hội không bao gồm giai

đoạn công xã nguyên thuỷ. Nhưng để có thể có kiến thức tổng quan về lịch sử Việt
Nam từ nguồn gốc, chúng tôi xin bắt đầu trình bày kiến thức từ giai đoạn Việt Nam
thời nguyên thủy đến đầu thế kỉ thứ X.
Thuật ngữ trung đại xuất hiện đầu tiên ở Italia trong phong trào văn hóa Phục
Hưng (khoảng thế kỉ XVI). Đến thế kỉ XVII, nhà sử học người Đức Corittophor sử
dụng khi phân kì lịch sử thế giới. Thế kỉ XVIII thuật ngữ trung đại được sử dụng phổ
biến. Từ trung đại hiện nay ta sử dụng trong lịch sử Việt Nam là danh từ gốc Hán.
Theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh trung là giữa, đại là đời. Trung đại là
khoảng giữa đời thượng cổ và đời cận cổ.
Lịch sử trung đại theo quan niệm hình thái kinh tế xã hội tương ứng với chế
độ phong kiến. Lịch sử trung đại Việt Nam theo quan điểm mới được bắt đầu từ họ
Khúc củng cố và hoàn thiện độc lập dân tộc năm 905 đến 1858 khi Pháp nổ súng xâm
lược nước ta
Với quan điểm trên, cấu trúc tài liệu giảng dạy Lịch sử Việt Nam cổ trung đại
có những nội dung sau:
Lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại.
Phần 1: Việt Nam thời kì nguyên thủy.
Phần 2: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.
Phần 3: Việt Nam thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
Lịch sử Việt Nam thời kì trung đại
Phần 1: Giai đoạn hình thành và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam.
Phần 2: Giai đoạn phát triển và khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt
Nam.
Từ cấu trúc trên sinh viên sẽ nắm được những kiến thức sau:
Lịch sử Việt Nam cổ đại gồm 3 phần tương ứng với 3 thời kì phát triển của
lịch sử Việt Nam ở thời nguyên thủy và cổ đại. Trong mỗi thời kì sẽ trình bày
những kiến thức cơ bản, tồn diện về tiến trình phát triển, những thành tựu đạt
được của tổ tiên trong quá trình dựng nước, giữ nước.



Ở phần 1 chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức về những bằng cứ chứng minh
về quá trình chuyển biến từ vượn thành người hiện đại của người nguyên thủy ở
Việt Nam và cuộc sống tinh thần, vật chất của họ.
Trong phần 2 tập trung giới thiệu những tiền đề (biết sử dụng kim loại để
chế tạo vật dụng. Nghề trồng lúa nước trở nên phổ biến) hình thành 3 quốc gia cổ
đại: Văn Lang, Champa, Âu lạc.
Phần 3 cung cấp những hiểu biết về chính sách đơ hộ của phong kiến
phương Bắc và những cuộc đấu tranh bền bỉ chống Bắc thuộc của nhân dân ta cuối
cùng đã giành thắng lợi.
Lịch sử Việt Nam trung đại gồm 2 phần: hình thành và xác lập; phát triển
và khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bên cạnh việc phân chia theo
giai đoạn giáo trình chú ý đúng mức đến sự kế tục của các triều đại phong kiến
Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn và triều đại sẽ trình bày những kiến thức cơ bản các
lĩnh vực: tổ chức nội trị, quan hệ đối ngoại, tình hình kinh tế và văn hóa .
Tài liệu giảng dạy được viết để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ
cho sinh viên năm thứ hai, học kì III ngành Sư phạm Lịch sử. Ngồi phần lý thuyết
tài liệu cịn có các câu hỏi ở cuối chương, các phần thực hành, rèn luyện kĩ năng, tài
liệu tham khảo để sinh viên tự nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học bộ môn
ở nhà trường phổ thông.
Mong muốn của người biên soạn là giúp cho sinh viên cập nhật những thành
tựu mới, quan điểm mới về lịch sử Việt Nam giai đoạn cổ trung, dễ dàng nắm bắt
kiến thức, biết đọc và nghiên cứu tài liệu, có khả năng phân tích những vấn đề cụ
thể, từ đó nâng lên thành khả năng lý luận, khái quát, so sánh đối chiếu, rút ra quy
luật, đạt trình độ cần thiết về kiến thức Lịch sử Việt Nam thời kì cổ trung đại.
Trong khi biên soạn, người biên soạn có kế thừa những thành tựu trong nhiều
giáo trình đại học sư phạm trong nước, các chuyên khảo và các trang Web có uy tín.
Người biên soạn mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp để tài liệu được hồn thiện.
An Giang, ngày 24 tháng 6 năm 2014
Người biên soạn


Nguyễn Ngọc Thủy


MỤC LỤC

LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ ĐẠI
PHẦN 1: VIỆT NAM THỜI KÌ NGUYÊN THỦY..................................................1
CHƯƠNG 1: VIỆT NAM THỜI XÃ HỘI BẦY NGƯỜI .......................................3
1.1. DI TÍCH NGƯỜI VƯỢN Ở VIỆT NAM ..........................................................3
1.1.1. Di cốt người vượn ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hay (Lạng Sơn) ...............3
1.1.2. Di chỉ văn hóa sơ kì đá cũ Núi Đọ (Thanh Hóa) ..........................................5
1.1.3. Di chỉ văn hóa sơ kì đá cũ Xn Lộc (ĐồngNai)..........................................6
1. 2. TRẠNG THÁI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VƯỢN CỔ Ở VIỆT NAM...........................8
1.2.1. Trạng thái xã hội và đời sống tinh thần .......................................................8
1.2.2. Trạng thái kinh tế và đời sống vật chất .........................................................9
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM THỜI XÃ HỘI THỊ TỘC......................................................................11
2.1. DI CỐT NGƯỜI HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM................................................................................12
2. 2. CÁC VĂN HÓA KHẢO CỔ TỪ HẬU KÌ ĐÁ CŨ ĐẾN HẬU KÌ ĐÁ MỚI Ở VIỆT
NAM....................................................................................................................................................................13
2.2.1. Văn hóa khảo cổ hậu kì đá cũ .....................................................................13
2.2.2. Văn hóa đá mới .................................................................... 16
2.3. TRẠNG THÁI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM .........23
2.3.1. Trạng thái kinh tế và đời sống vật chất .......................................................23
2.3.2. Trạng thái xã hội, địa bàn cư trú và đời sống tinh thần ..............................24
2.4. CÁC VĂN HÓA KHẢO CỔ SƠ KÌ ĐỒ ĐỒNG .............................................30
2.4.1. Văn hóa Phùng Ngun ..............................................................................30
2.4.2. Văn hóa Hoa Lộc, Sa Huỳnh và Đồng Nai .................................................31
2.5. TRẠNG THÁI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ THỜI SƠ KÌ ĐỒ
ĐỒNG.........................................................................................................................33

PHẦN 2: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ..............36
CHƯƠNG 3: VƯƠNG QUỐC VĂN LANG THỜI HÙNG VƯƠNG & VƯƠNG
QUỐC ÂU LẠC THỜI THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG .............................36


3.1. VƯƠNG QUỐC VĂN LANG THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG .............................37
3.1.1 Những tiền đề và điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang ...............................37
3.1.2. Nhà nước Văn Lang........................................................................................................................... 41
3.2. VƯƠNG QUỐC ÂU LẠC .................................................................................43
3.2.1. Nguồn gốc Tây Âu và Thục Phán ...............................................................43
3.2.2. Kháng chiến chống Tần và sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc ......................44
3.2.3. Tổ chức bộ máy nhà nước ...........................................................................45
3.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA CƯ
DÂN VĂN LANG – ÂU LẠC ..................................................................................47
3.3.1. Tình hình kinh tế .........................................................................................47
3.3.2. Tình hình xã hội ..........................................................................................49
3.3.3. Đời sống vật chất ........................................................................................49
3.4. TÌNH HÌNH VĂN HĨA CỦA CƯ DÂN VĂN LANG - ÂU LẠC .................50
3.4.1. Tình hình văn hóa .......................................................................................50
3.4.2. Đời sống tinh thần .......................................................................................51
3.4.3. Vị trí ý nghĩa của thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam .......54
3.5. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TRIỆU
ĐÀ ................................................................................................. 54
3.5.1. Triệu Đà cát cứ và thành lập nước Nam Việt ............................................54
3.5.2. Cuộc xâm lược của Triệu Đà ......................................................................55
CHƯƠNG 4: SỰ RA ĐỜI VÀ SUY VONG CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM 57
4.1. SỰ RA ĐỜI CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM ..............................................57
4.1.1. Mối quan hệ giữa vương quốc Phù Nam và vương quốc Campuchia ........57
4.1.2 Những bằng cứ khoa học về mối liên hệ của vương quốc Phù Nam và văn
hóa Ĩc Eo ....................................................................................................................58

4.1.3. Vương quốc Phù Nam.................................................................................59
4.2. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM ........................61
4.3. TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, ĐỜI SỐNG


VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN PHÙ NAM. ................................................................62
4.3.1. Tổ chức chính trị, xã hội .............................................................................62
4.3.2. Tình hình kinh tế, đời sống vật chất.......................................................... \64
4.4. TÌNH HÌNH VĂN HĨA ....................................................................................67
4.4.1. Tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán ..................................................67
4.4.2. Chữ viết, văn học, nghệ thuật .....................................................................68
4.4.3. Kiến trúc, điêu khắc ....................................................................................69
CHƯƠNG 5: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CỔ
CHAMPA...................................................................................................................72
5.1. SỰ RA ĐỜI CÁC TIỂU QUỐC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG BẮC
THUỘC CỦA NGƯỜI CHĂM. ...............................................................................72
5.1.1. Văn hóa Sa Huỳnh ......................................................................................72
5.1.2. Sự hình thành các tiểu vương quốc và cuộc đấu tranh giành độc lập .........74
5.2. VƯƠNG QUỐC CHAMPA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ THỨ X ..............75
5.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG
QUỐC CHAMPA......................................................................................................76
5.3.1. Kinh tế.........................................................................................................76
5.3.2. Xã hội ..........................................................................................................76
5.3.3. Chính trị ......................................................................................................77
5.4. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN CHAMPA
(thế kỉ II – X) .............................................................................................................78
5.4.1. Đời sống vật chất ........................................................................................78
5.4.2. Đời sống tinh thần .......................................................................................79
PHẦN 3: VIỆT NAM THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC
(179TCN – 905) .........................................................................................................86

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC
LẦN THỨ NHẤT (179 TCN – 43) .........................................................................86
6.1. ÂU LẠC DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA HỌ TRIỆU ..................................87
6.2. ÂU LẠC DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA NHÀ HÁN ...................................87


6.3. KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG .....................................................................88
6.3.1. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ...............................................................88
6.3.2. Những năm độc lập thời Trưng Vương ......................................................91
6.3.3. Kháng chiến bảo vệ đất nước thời Trưng Vương .......................................92
CHƯƠNG 7 : BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC LẦN THỨ HAI (43602) .............................................................................................................................95
7.1. ĐẤT NƯỚC DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA ĐÔNG HÁN VÀ NAM TRIỀU.....96
7.1.1. Phong kiến Trung Quốc tăng cường chính sách trực trị .............................96
7.1.2. Phong kiến Trung Quốc ra sức bóc lột nhân dân ta ....................................97
7.1.3. Phong kiến Trung Quốc đẩy mạnh đồng hóa nhân dân ta ..........................98
7.2. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG THỜI KÌ BẮC
THUỘC LẦN THỨ HAI ........................................................................................100
7.2.1. Cuộc đấu tranh phát triển kinh tế ..............................................................100
7.2.2. Chuyển biến về mặt xã hội........................................................................103
7.3. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA NHÂN DÂN TA
...................................................................................................................................104
7.3.1. Những cuộc đấu tranh trước khởi nghĩa Lí Bí ..........................................104
7.3.2. Khởi nghĩa Lí Bí và việc thành lập nhà nước vạn Xuân ............................105
CHƯƠNG 8: BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC LẦN THỨ BA (602907) ...........................................................................................................................108
8.1. VẠN XUÂN DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA TÙY, ĐƯỜNG .............................109
8.2. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN
TA............................................................................................................................. 109
8.2.1. Xã hội ........................................................................................................109
8.2.2. Văn hóa .....................................................................................................110
8.3. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA NHÂN DÂN TA

...................................................................................................................................112
8.3.1. Những cuộc khởi nghĩa trước Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ ..........112
8.3.2. Khúc Thừa Dụ xây dựng nền tự chủ .........................................................113


LỊCH SỬ VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
PHẦN 1 : GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ XÁC LẬP CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
Ở VIỆT NAM (907 – 1527) ....................................................................................115
CHƯƠNG 1 : HOÀN THIỆN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ HOÀN THÀNH
THỐNG NHẤT QUỐC GIA (THẾ KỈ X) ...........................................................118
1.1. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN ĐỘC LẬP DÂN TỘC .................................119
1.1.1. Công cuộc mở rộng quyền tự chủ của họ Khúc .........................................119
1.1.2. Công cuộc khôi phục và củng cố nền tự chủ của Dương Đình Nghệ ........120
1.1.3. Ngơ Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938) ...............122
1.2. THỐNG NHẤT QUỐC GIA VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
THỜI NGÔ-ĐINH- TIỀN LÊ ...............................................................................123
1.2.1. Nước Đại Cồ Việt dưới triều Ngô .............................................................123
1.2.2. Nước Đại Cồ Việt dưới triều Đinh............................................................126
1.2.3. Nước Đại Cồ Việt thời Tiền Lê ................................................................127
CHƯƠNG 2: NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI VƯƠNG TRIỀU LÝ (1009 – 1225) ....132
2.1. TỔ CHỨC NỘI TRỊ CỦA NHÀ LÝ ..............................................................133
2.1.1. Sự xác lập nhà Lý .....................................................................................133
2.1.2. Tổ chức nội trị ...........................................................................................134
2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ DƯỚI TRIỀU LÝ ....................................................135
2.2.1. Nơng nghiệp ..............................................................................................135
2.2.2. Thủ công nghiệp, thương nghiệp ..............................................................136
2.3. HOẠT ĐỘNG BANG GIAO DƯỚI TRIỀU LÝ...........................................137
2.3.1. Với Champa ..............................................................................................137
2.3.2. Với nhà Tống ............................................................................................137
2.4. KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG DƯỚI TRIỀU LÝ .................................138

2.4.1. Phá tan cứ điểm xâm lược Ung Châu bẻ gãy từ đầu thế chủ động của nhà
Tống. .........................................................................................................................138
2.4.2. Trận quyết chiến chiến lược trên sơng Như Nguyệt .................................139
2.5. TÌNH HÌNH VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU LÝ ..................................................144


2.5.1. Tôn giáo ....................................................................................................144
2.5.2. Kiến trúc và điêu khắc ..............................................................................145
2.5.3. Nghệ thuật dân gian ..................................................................................146
CHƯƠNG 3: NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI VƯƠNG TRIỀU TRẦN (1225 – 1400)
...................................................................................................................................148
3.1. SỰ THÀNH LẬP NHÀ TRẦN .......................................................................149
3.2. TỔ CHỨC NỘI TRỊ CỦA NHÀ TRẦN ........................................................149
3.2.1. Tổ chức bộ máy nhà nước .........................................................................149
3.2.2. Tổ chức quân đội ......................................................................................152
3.2.3. Luật pháp ..................................................................................................153
3.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ DƯỚI TRIỀU TRẦN ..............................................153
3.3.1. Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp .................................................153
3.3.2. Thủ công nghiệp, thương nghiệp ..............................................................154
3.4. HOẠT ĐỘNG BANG GIAO DƯỚI TRIỀU TRẦN ....................................154
3.4.1. Với Champa ..............................................................................................154
3.3.2. Với Mơng- Ngun ...................................................................................155
3.5. KHÁNG CHIẾN CHỐNG MƠNG – NGUN ...........................................156
3.5.1. Cuộc kháng chiến lần thứ 1 (1258) ...........................................................156
3.5.2. Cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1285) ...........................................................157
3.5.3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba (1287 – 1288) .............................................158
3.5.4. Nguyên nhân thắng lợi ..............................................................................159
3.6. TÌNH HÌNH VĂN HĨA THỜI TRẦN ..........................................................161
3.6.1. Đời sống tư tưởng .....................................................................................161
3.6.2. Tình hình giáo dục và thi cử .....................................................................163

3.6.3. Văn học .....................................................................................................163
3.6.4. Các ngành khoa học khác .........................................................................165
3.6.5. Nghệ thuật diễn xướng ..............................................................................167


CHƯƠNG 4: ĐẠI VIỆT DƯỚI TRIỀU HỒ VÀ NHỮNG CẢI CÁCH CỦA HỒ
QUÝ LY (1400 – 1407) ...........................................................................................170
4.1. SỰ RA ĐỜI CỦA TRIỀU HỒ ........................................................................171
4.1.1. Sự suy vong của nhà Trần .........................................................................171
4.1.2. Sự thành lập nhà Hồ ..................................................................................172
4.2. NHỮNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY ......................................................173
4.2.1. Cải cách chính trị và quân sự ....................................................................173
4.2.2. Cải cách kinh tế, tài chính .........................................................................175
4.2.3. Cải cách văn hóa – giáo dục .....................................................................176
4.2.4. Tác dụng và hạn chế của công cuộc cải cách............................................179
4.3. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MINH CỦA VƯƠNG TRIỀU HỒ .....179
4.3.1. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của vương triều Hồ ........................179
4.3.2. Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh của triều Hồ
...................................................................................................................................181
CHƯƠNG 5: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ĐẦU THẾ KỈ XV VÀ
KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) ..............................................................183
5.1. ĐẠI VIỆT DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA NHÀ MINH ......................................183
5.2. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRƯỚC KHỞI NGHĨA LAM
SƠN ..........................................................................................................................185
5.2.1. Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-1409) và Trần Quý Khoáng (1409-1414)
...................................................................................................................................185
5.2.2. Khởi nghĩa của Phạm Ngọc (1419-1420) .................................................187
5.2.3. Khởi nghĩa Lê ngã (1419-1420)................................................................187
5.2.4. Phong trào Áo đỏ (1407-1427) .................................................................187
5.3 KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)...........................................................187

5.3.1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa .......................................................................187
5.3.2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa ........................................................................188
5.3.3. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi ................................................192


CHƯƠNG 6: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN THỊNH ĐẠT THỜI LÊ
SƠ (1428 – 1527)......................................................................................................196
6.1. TỔ CHỨC NỘI TRỊ THỜI LÊ SƠ ................................................................197
6.1.1. Phục hồi và phát triển nhà nước trung ương tập quyền ............................197
6.1.2. Luật pháp ..................................................................................................200
6.1.3. Tổ chức quân đội và củng cố quốc phòng ...............................................200
6.2 SỰ NGHIỆP BANG GIAO VÀ BẢO VỆ BIÊN CƯƠNG ............................201
6.3. SỰ PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ..............................................202
6.3.1. Tình hình ruộng đất và nơng nghiệp .........................................................202
6.3.2. Tình hình cơng thương nghiệp ..................................................................203
6.4. CẤU TRÚC XÃ HỘI THỜI LÊ SƠ ...............................................................204
6.5. TÌNH HÌNH VĂN HĨA THỜI LÊ SƠ ..........................................................206
6.5.1. Giáo dục ....................................................................................................206
6.5.2. Văn học, sử học.........................................................................................206
6.5.3. Tơn giáo, tín ngưỡng. ................................................................................207
6.5.4. Nghệ thuật diễn xướng ..............................................................................207
6.5.5. Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc.............................................................208
CHƯƠNG 7: VƯƠNG QUỐC CHAMPA THỜI VƯƠNG TRIỀU PHẬT THỆ
(VIJAYA) (988 – 1471) ...........................................................................................210
7.1. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA VƯƠNG QUỐC CHAMPA THỜI VƯƠNG
TRIỀU PHẬT THỆ (VIJAYA)(988- 1471)...........................................................211
7.1.1. Giai đoạn thống nhất và phát triển (cuối thế kỉ X đến thế kỉ XIII) ...........211
7.1.2. Giai đoạn khủng hoảng (giữa thế kỉ XIV đến thế kỉ XV) .........................213
7.1.3. Giai đoạn suy vong của vương quốc Champa (cuối thế kỉ XV đến thế kỉ
XVII) .........................................................................................................................213

7.1.4. Nguyên nhân Champa diệt vong ..............................................................216
7.2. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THỜI VƯƠNG TRIỀU PHẬT THỆ ...................217
7.2.1. Tổ chức hành chánh ..................................................................................217
7.2.2. Tổ chức quân đội ......................................................................................218


7.2.3. Luật pháp và thuế ......................................................................................218
7.3. QUAN HỆ GIỮA CHAMPA VỚI CÁC VƯƠNG QUỐC LÁNG GIỀNG..
...................................................................................................................................218
7.3.1. Quan hệ với Đại Việt ................................................................................218
7.3.2. Quan hệ với Campuchia ............................................................................221
7.3.3. Quan hệ giữa Champa và nhà Tống, nhà Minh .......................................221
7.4. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI CHAMPA THỜI VƯƠNG TRIỀU PHẬT
THỆ ..........................................................................................................................222
7.4.1. Kinh tế.......................................................................................................222
7.4.2. Xã hội ........................................................................................................224
7.5. TÌNH HÌNH VĂN HĨA CHAMPA THỜI VƯƠNG TRIỀU PHẬT THỆ
...................................................................................................................................225
PHẦN 2: GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ
PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM (1527 – 1858)........................................................228
CHƯƠNG 8: NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI VƯƠNG TRIỀU MẠC VÀ NỘI CHIẾN
NAM - BẮC TRIỀU (1527 – 1592) ........................................................................231
8.1. SỰ THÀNH LẬP TRIỀU MẠC .....................................................................232
8.1.1. Sự sa đọa và hỗn loạn trong triều đình nhà Lê .........................................232
8.1.2. Tình cảnh khổ cực và sự phản kháng của nông dân .................................233
8.1.3. Nhà Lê đổ, triều Mạc thành lập ...............................................................234
8.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ THỜI MẠC .........................................................234
8.2.1. Tình hình nội trị ........................................................................................234
8.2.2. Về đối ngoại ..............................................................................................236
8.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ THỜI MẠC..............................................................238

8.4. TÌNH HÌNH VĂN HĨA THỜI MẠC ............................................................239
8.5. NỘI CHIẾN NAM – BẮC TRIỀU .................................................................241
8.5.1. Diễn biến cuộc nội chiến Nam – Bắc triều ...............................................241
8.5.2. Nguyên nhân thất bại của nhà Mạc trong chiến tranh Nam- Bắc triều .....243
CHƯƠNG 9: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI XUNG ĐỘT VÀ PHÂN LIỆT TRỊNHNGUYỄN (1592 – 1789)..........................................................................................246


9.1. MÂU THUẪN VÀ XUNG ĐỘT TRỊNH - NGUYỄN..................................247
9.1.1. Khái quát ...................................................................................................247
9.1.2. Mâu thuẫn và xung đột Trịnh – Nguyễn ...................................................247
9.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ GIỮA HAI ĐÀNG ..............................................252
9.2.1. Chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài ......................................252
9.2.2. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong..................................................253
9.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ GIỮA HAI ĐÀNG...................................................256
9.3.1. Tình hình kinh tế nơng nghiệp Đàng Ngồi..............................................256
9.3.2. Tình hình kinh tế nơng nghiệp Đàng Trong.............................................257
9.3.3. Tình hình cơng thương nghiệp ..................................................................258
9.4. TÌNH HÌNH VĂN HĨA GIỮA HAI ĐÀNG .................................................265
9.4.1. Hệ tư tưởng, tơn giáo, tín ngưỡng .............................................................265
9.4.2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật ..................................................................266
9.4.3. Khoa học – kỹ thuật ..................................................................................268
CHƯƠNG 10: PHONG TRÀO NÔNG DÂN THẾ KỈ XVIII VÀ KHỞI NGHĨA
TÂY SƠN (1771 – 1789) .........................................................................................270
10.1. TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRONG
CẢ NƯỚC ................................................................................................................271
10.1.1. Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến và phong trào nơng dân đàng
ngồi ..........................................................................................................................271
10.1.2. Sự khủng hoảng của xã hội Đàng Trong ................................................277
10.2. KHỞI NGHĨA TÂY SƠN .............................................................................280
10.2.1. Phong trào nông dân Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang

thống trị Nguyễn, Trịnh, Lê ......................................................................................280
10.2.2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh ....................................284
CHƯƠNG 11: NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN .............289
11.1. VIỆC THIẾT LẬP CÁC CHÍNH QUYỀN TÂY SƠN ..............................290
11.2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NỘI CỦA CHÍNH QUYỀN QUANG TRUNG.........292
11.2.1. Trấn áp bọn phản động trong nước .........................................................292


11.2.2. Xây dựng chính quyền mới .....................................................................293
11.2.3. Phục hồi và phát triển kinh tế .................................................................294
11.2.4. Chỉnh đốn và cải cách văn hóa giáo dục .................................................296
11.3. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA QUANG TRUNG ................................298
11.4. SỰ SỤP ĐỔ CỦA VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN ..........................................300
11.4.1. Nguyễn Ánh chiếm Gia Định .................................................................300
11.4.2. Nguyễn Ánh chiếm thành Hồng Đế, phủ Qui Nhơn (Bình Định) và Phú
Xuân ..........................................................................................................................302
11.4.3. Nguyễn Ánh chiếm Bắc Hà, triều Tây Sơn sụp đổ .................................304
11.4.4. Nguyên nhân thất bại ..............................................................................304
CHƯƠNG 12: NƯỚC VIỆT NAM DƯỚI THỜI VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
(1802 – 1858) ............................................................................................................308
12.1. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN ....................................309
12.1.1. Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương ........................................309
12.1.2. Phân chia hành chính và tổ chức chính quyền địa phương .....................311
12.1.3. Thuế khóa và lao dịch .............................................................................313
12.1.4. Luật pháp ................................................................................................314
12.1.5. Quân đội ..................................................................................................314
12.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ DƯỚI THỜI NGUYỄN ........................................315
12.2.1. Nông nghiệp ............................................................................................315
12.2.2. Thủ công nghiệp .....................................................................................322
12.2.3. Thương nghiệp ........................................................................................323

12.3. TÌNH HÌNH XÃ HỘI THỜI NGUYỄN ......................................................325
12.3.1. Tình hình xã hội ......................................................................................325
12.3.2. Các cuộc nổi dậy tiêu biểu ......................................................................326
12.4. TÌNH HÌNH VĂN HĨA THỜI NGUYỄN .................................................. 327
12.4.1. Tơn giáo, tín ngưỡng ...............................................................................327
12.4.2. Giáo dục ..................................................................................................328


12.4.3. Văn học ...................................................................................................329
12.4.4. Sử học .....................................................................................................329
12.4.4. Địa lý và Địa lý Lịch sử ..........................................................................330
12.4.5. Nghệ Thuật..............................................................................................330
12.4.6. Kỹ thuật công nghệ .................................................................................330
12.5. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRIỀU NGUYỄN ...............................331
12.5.1. Với nhà Thanh ........................................................................................331
12.5.2. Với Xiêm La, Cao Miên, Lào .................................................................331
12.5.3. Với phương Tây ......................................................................................332
12.6. VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ XÂM LƯỢC CỦA
THỰC DÂN PHÁP .................................................................................................334
12.6.1. Cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến Nguyễn ................334
12.6.2. Âm mưu của thực dân Pháp ....................................................................337
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................339
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................341
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................343
PHU LỤC 3 ..............................................................................................................347


DANH MỤC HÌNH ẢNH
LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ ĐẠI
(TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X)

Hình 1.1. Răng hóa thạch Người vượn ........................................................................4
Hình 1.2. Rìu tay ...........................................................................................................6
Hình 2.1. Cơng cụ lao động của văn hóa Sơn Vi ........................................................14
Hình 2.2. Cơng cụ văn hóa Hịa Bình .........................................................................15
Hình 2.3. Cơng cụ lao động tìm thấy trong văn hóa Bắc Sơn ....................................17
Hình 2.4. Rìu mài lưỡi có bọng lắp cán ......................................................................18
Hình 2.5. Cơng cụ đá Bắc Sơn ....................................................................................20
Hình 2.6. Di cốt người trong nền văn hóa Hạ Long ..................................................21
Hình 2.7. Đồ trang sức bằng vỏ óc biển ....................................................................22
Hình 2.8. Hang động đá vơi ........................................................................................26
Hình 2.9. Đồ Đá Phùng Nguyên .................................................................................31
Hình 3.1. Lưỡi cày đồng .............................................................................................38
Hình 3.2. Sơ đồ thành Cổ Loa ....................................................................................46
Hình 3.3. Vũ khí thời Đơng Sơn .................................................................................52
Hình 3.4. Trống Đồng Đơng Sơn ................................................................................53
Hình 3.5. Hình thuyền trên thân trống đồng Ngoc Lũ ................................................53
Hình 4.1. Vương quốc Phù Nam.................................................................................60
Hình 4.2. Tiền đồng ở cảng Ĩc Eo .............................................................................65
Hình 4.3. Nhẫn hình bị Nandin bằng vàng -Thế kỷ II - III (An Giang).....................66
Hình 4.4. Tượng thần Vishnu bằng đồng....................................................................68
Hình 4.5. Chữ viết của người Phù Nam ......................................................................69
Hình 4.6. Tương phật bằng gỗ và cột nhà của người Phù Nam ..................................70
Hình 5.1 Tượng Phật Đồng Dương – Cuối thế kỷ thứ 9 .............................................80
Hình 5.2. Tháp Chăm ..................................................................................................83


LỊCH SỬ VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN 1858)
Hình 1.1. Bản đồ kháng chiến chống quân Nam Hán lần 1 ......................................120
Hình 1.2. Bản đồ chiến thắng Bạch Đằng 938 ..........................................................122

Hình 1.3. Lược đồ kháng chiến chống Tống lần 1 (981) ..........................................127
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lí ................................................................134
Hình 2.2. Sơ đồ phịng tuyến sơng Cầu ....................................................................141
Hình 3.1. Bộ máy nhà nước thời Trần ......................................................................151
Hình 3.2. Hành chánh địa phương thời Trần ............................................................152
Hình 3.3. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Mơng Cổ 1258 ....................................157
Hình 3.4. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Ngun Mơng Cổ 1285 ......................158
Hình 3.5. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông Cổ 1287 ......................159
Hình 3.6. Con rồng thời Trần ....................................................................................167
Hình 4.1. Cổng phía Nam thành Tây đơ, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ...................175
Hình 5.1. Sơ đồ trần Chi Lăng - Xương Giang .........................................................191
Hình 6.1. Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ (1427- 1527) ................................198
Hình 6.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước trung ương nhà Lê Sơ............................199
Hình 6.3. Sơ đồ tổ chức hành chánh các đạo thừa tuyên ..........................................199
Hình 7.1. Lãnh thổ Champa vào thế kỉ x ..................................................................212
Hình 7.2. Lãnh thổ Champa từ sau 1471 .................................................................214
Hình 7.3. Lãnh thổ Thuận Thành trấn (1697-1832)..................................................215
Hình 7.4. Tên vương quốc Champa qua các thời kì lịch sử ......................................216
Hình 9.1. Đại Việt thời Trịnh Nguyễn phân tranh ....................................................251
Hình 9.2. Lược đồ tiến trình Nam Tiến ....................................................................255
Hình 10.1. Lược đồ quân Xiêm tiến quân sang nước ta ...........................................282
Hình 10.2. Lược đồ trận rạch Gầm – Xồi Mút ........................................................282
Hình 10.3. Sơ Đồ Quan Trung đại phá quân Thanh .................................................286
Hình 11.1. Tiền Quang Trung ..................................................................................297


Hình 11.2. Đức Cha Adran, Giám mục Pigneau de Behaine. ...................................301
Hình 11.3. Phú Xuân Thế kỷ XIX ............................................................................304
Hình 12.1. Bản đồ hành chánh thời Minh Mệnh .....................................................312



LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ ĐẠI
(Từ nguồn gốc đến thế kỉ X)
PHẦN 1

VIỆT NAM THỜI KÌ NGUYÊN THỦY
(Từ nguồn gốc đến khoảng thế kỉ VII TCN)

Việt Nam thời nguyên thủy được trình bày hai nội dung: Việt Nam thời xã hội
bầy người và xã hội Việt Nam thời công xã thị tộc. Sinh viên cần chú ý những nội
dung chủ yếu sau:
Quá trình chuyển tiếp từ vượn thành người đã diễn ra liên tục trên đất nước
ta. Điều này được minh chứng khi các nhà khảo cổ khai quật được di cốt người-vượn
ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hay (Lạng Sơn), di cốt hóa thạch của người tinh khơn
tìm thấy ở giai đoạn sớm (Homo Sapiens) đến người tinh khôn giai đoạn muộn
(Homo Sapiens Sapines).
Giai đoạn đầu, kết cấu xã hội phổ biến có lẽ là bầy người ngun thủy, hình
thái tiền thị tộc có lẽ đã xuất hiện. Từ Thẩm Ồm đến Sơn Vi người hiện đại đã xuất
hiện và tổ chức xã hội của họ cũng biến đổi: bầy người nguyên thủy được thay bằng
thị tộc, bộ lạc. Từ Hạ Long, tổ chức xã hội phổ biến của cư dân nguyên thủy là thị
tộc mẫu hệ, đến Phùng Nguyên xuất hiện những gia đình phụ hệ với tổ chức xã hội
mới là công xã nông thôn.
Công cụ lao động cũng được cải tiến dần dù hết sức chậm chạp. Buổi đầu
người vượn biết ghè, tách đá tạo nên những chiếc rìu vạn năng, tiếp theo cơng cụ lao
động được ghè đẻo quanh rìa những viên cuội để tạo ra công cụ, đến đầu đồ đá mới
họ phát minh ra kĩ thuật mài đá, chế tạo đồ gốm. Hậu kì đá mới xuyên lỗ và khoan
tách lõi; kĩ thuật cưa, khoan đá, mài, chuốt bóng và kĩ thuật tạo nấc. Bước sang thời
kì đồ đồng cách nay khoảng 3.000-4.000 năm kĩ thuật đồ đá bước vào đỉnh cao nhất.
Bên cạnh đó là phát minh ra vật liệu chế tạo cơng cụ mới là đồng, làm đồ gốm và dệt
vải.

Phương thức kiếm sống, chủ yếu là săn bắt và hái lượm kéo dài từ Núi Đọ
đến Hịa Bình, Bắc Sơn. Tuy dấu vết nơng nghiệp sơ khai đã được tìm trong văn hóa
Hịa Bình nhưng đến Hạ Long trồng trọt mới khẳng định tầm quan trọng của mình,
săn bắt hái lượm đẩy xuống hàng thứ yếu và đến Phùng Nguyên nghề trồng lúa nước
trở nên phổ biến.
1


Người vượn giai đoạn bầy người ở nước ta có lẽ đã vượt qua giai đoạn tạp
hơn, tín ngưỡng, tơn giáo chưa xuất hiện nhưng đã có những trị giải trí trong lúc rỗi
rãi. Từ Sơn Vi, một vài tập tục nguyên thủy bắt đầu xuất hiện, rõ nhất là tập tục chôn
người chết ở ngay nơi cư trú.

2


CHƢƠNG 1

VIỆT NAM THỜI XÃ HỘI BẦY NGƢỜI
Sinh viên nắm những kiến thức cơ bản sau:
Vào thời sơ kì đá cũ cách nay trên dưới 30 vạn năm người vượn đã cư trú rải
rác nhiều nơi trên đất nước ta. Điều này được minh chứng khi các nhà khảo cổ khai
quật được di cốt người-vượn ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hay (Lạng Sơn) và di chỉ
đá cũ ở Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai).
Người vượn ở Việt Nam thuộc giai đoạn Homoerestus (người vượn đứng
thẳng) trong tiến trình phát triển từ vượn thành người. Về mặt kết cấu xã hội phổ
biến có lẽ là bầy người nguyên thủy, hình thái tiền thị tộc có lẽ đã xuất hiện.
Giai đoạn này người vượn biết ghè, tách đá tạo nên những chiếc rìu vạn
năng. Phương thức kiếm sống chủ yếu của họ là săn bắt và hái lượm. Có thể họ chưa
có nơi cư trú ổn định, sống lang thang ở những nơi có nguồn nước, trong rừng, ngủ

trong hang động, mái đá, hoặc cũng đã có thể dựng lều bằng cánh cây, xương thú.
Người vượn đã vượt qua giai đoạn tạp hơn, tín ngưỡng, tơn giáo chưa xuất
hiện nhưng có lẽ đã có những trị giải trí trong lúc rỗi rãi.
Nhiệm vụ của sinh viên:
Đọc kỹ giáo trình và các tài liệu tham khảo cần thiết được giới thiệu ở cuối
tài liệu
Trả lời câu hỏi cuối mỗi chương để nắm vững kiến thức của bài.
Xem sách giáo khoa lịch sử lớp 10 từ trang 70 đến trang 72 để vận dụng vào
thực tiễn giảng dạy ở trường Phổ thơng.
Tìm hiểu thêm về thời kì đồ đá ở Tây Nguyên chưa được trình bày trong giáo
trình.

1.1. DI TÍCH NGƢỜI VƢỢN Ở VIỆT NAM
1.1.1. Di cốt ngƣời vƣợn ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hay (Lạng Sơn)
Trong lịch sử loài người, giai đoạn đầu tiên trước khi hợp lại thành các thị tộc
là thời kì bầy người nguyên thủy. Trong khảo cổ học, thời kì này tương ứng với thời
kì đồ đá cũ, trong nhân loại học tương ứng với thời kì Người vượn.
Người vượn ở Việt Nam là cá thể người đầu tiên, có nguồn gốc trực tiếp từ
những cá thể của giống vượn cổ (vượn cổ, tồn tại cách đây khoảng 6 triệu năm; tiếp
theo là người khéo léo, tồn tại cách đây khoảng 3 triệu rưỡi đến 4 triệu năm; giai
3


đoạn ba là người đứng thẳng, tồn tại cách đây khoảng 20 đến 30 vạn năm). Đó là
những con người đầu tiên về cơ bản đã thoát khỏi cuộc sống vốn có của lồi vật, bắt
đầu cuộc sống có tổ chức, hình thành nên xã hội lồi người

Hình 1.1. Răng hóa thạch Ngƣời vƣợn
Nguồn: Nguyễn Lân Cường, Tạp chí Khảo cổ học, số 3-1998, trang 17
Trên đất nước Việt Nam di chỉ khảo cổ của người vượn được tìm thấy trong

các hang đá ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hay nay thuộc huyện Bình Châu, tỉnh Lạng Sơn.
Hiện vật là một số răng người vượn và nhiều xương cốt động vật ở thời Cánh Tân
1
(theo phân kì của địa chất học, thời Canh Tân là giai đoạn đầu của kỉ đệ tứ tương
ứng với thời kì đồ đá cũ) như hổ, báo, lợn rừng, gấu, voi, vượn khổng lồ.
Niên đại tuyệt đối của hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hay bằng phương pháp
ESR là 475.000 năm cách ngày nay với sai số là 10%. Cũng có ý kiến cho rằng
Người vượn Thẩm Khuyên, Thẩm Hay cách nay trên dưới 250.000 năm 2. Hiện vật
là hai chiếc răng hóa thạch được xác định là răng cửa hàm trên, tìm thấy trong lớp
trầm tích màu đỏ ở hang Thẩm Hay. Cùng với những chiếc răng này, các nhà khảo
cổ học cịn tìm thấy 9 chiếc răng tại hang Thẩm Khuyên có cùng niên đại. Kết quả
nghiên cứu xác định rằng, các răng hóa thạch nói trên là răng của một lồi Người
vượn đang trong q trình tiến hóa, có thể tồn tại trong khoảng thời gian tương ứng
với nhóm cuối cùng của Người vượn Bắc Kinh 3. Đây là một bằng chứng về sự tồn

Thời Cánh Tân gồm có 3 giai đoạn: sơ kì Cánh Tân có niên đại từ 3,5 triệu năm
đến khoảng 70 vạn năm. Trung kì Cánh Tân từ 70 vạn năm đến 15 vạn năm. Hậu kì Cánh
Tân từ 15 vạn năm đến 12 vạn năm.
1

2

Nguyễn Lân Cường, Tạp chí Khảo cổ học, số 3-1998, Tr.17

3

Người vượn Bắc Kinh cách ngày nay khoảng 20-50 vạn năm

4



×