Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở tỉnh an giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 96 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ
Ở TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
MÃ SỐ: CS.2017.51

Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Hà Thị Bích Mai

An Giang, tháng 10 năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ
Ở TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
MÃ SỐ: CS.2017.51

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ

ThS. Trần Thị Kim Liên



CN. Hà Thị Bích Mai

CƠ QUAN QUẢN LÝ

An Giang, tháng 10 năm 2018


DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI THỰC HIỆN CHÍNH

Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học:
CN. Hà Thị Bích Mai, Phó chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh An Giang
Thành viên tham gia:
Cử nhân Bùi Dung, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang, tham gia phân tích
các yếu tố pháp lý.
Thạc sĩ Đàm Đức Dương, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã
hội và Nhân văn, phân tích đặc điểm doanh nghiệp.
Thạc sĩ Nguyễn Trúc Lâm, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân
văn, tham gia phân tích yếu tố văn hóa xã hội.

i


Đề tài nghiên cứu khoa học “Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở tỉnh An Giang
hiện nay” do tác giả Hà Thị Bích Mai, cơng tác tại Hội nữ doanh nhân tỉnh An
Giang thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa
học và Đào tạo Trường Đại học An Giang thông qua ngày 18/10/2018.

Thƣ ký


ThS. Nguyễn Thị Lan Phương

Phản biện 1

Phản biện 2

TS. Đặng Hùng Vũ

Ths. Cao Văn Hơn
Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. Võ Văn Thắng

ii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã hỗ trợ và giúp đỡ tơi hồn
thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại học An Giang, Hội nữ doanh nhân tỉnh An
Giang, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội & nhân văn đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu.

Người thực hiện

CN. Hà Thị Bích Mai

iii



TĨM TẮT
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trên địa
bàn tỉnh An Giang. Các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp định tính và
định lượng được sử dụng cho nghiên cứu. Kết quả thu thập và phân tích dữ liệu
288 doanh nghiệp cho thấy: doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chủ yếu là doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (97,7% có vốn dưới 10 tỷ đồng); Hiện nay các yếu tố
ảnh hưởng đến doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có nhiều yếu tố như tuổi tác,
thời gian tham gia kinh doanh, thời gian dành cho công việc ở gia đình….nhưng
qua kết quả phân tích tương quan cho thấy những yếu tố ảnh hưởng chính đến
sản xuất, kinh doanh của nữ doanh nhân là nguồn vốn. Chủ sở hữu là các nữ
doanh nhân liên quan đến nguồn vốn của Hai vợ chồng chiếm 51,5%. Bên cạnh
yếu tố vốn các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nữ doanh nhân còn chịu tác
động bởi người được hỏi ý kiến trong giải quyết các vấn đề kinh doanh (Người
tư vấn kinh doanh) kết quả cho thấy 63,2% người được hỏi là chồng, 24,3% là
các thành viên khác trong gia đình. Ngồi hai yếu tố trên thì trình độ học vấn có
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nữ doanh nhân. Cụ
thể những nữ doanh nhân có trình độ Đại học trở lên có kế hoạch mở rộng sản
xuất kinh doanh với 69,9% trong khi đó các nữ doanh nhân có trình độ thấp hơn
có chiều hướng vẫn tiếp tục kinh doanh như hiện tại. Trình độ học vấn cũng
giúp các nữ doanh nhân đa dạng hơn trong việc tìm kiếm người hỗ trợ ý kiến
trong giải quyết kinh doanh với 91,7% người được hỏi ý kiến là người khác
ngồi chồng và gia đình. Nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các
nữ doanh nhân, các giải pháp được đưa ra dựa vào các yếu tố ảnh hưởng như
nâng cao trình độ, tăng cường các lớp tập huấn, thực hiện quyền bình đẳng giữa
nam và nữ, chia sẻ công việc nhà cũng như công việc kinh doanh. Bên cạnh đó
thúc đẩy việc tiếp cận vốn đối với các nữ doanh nhân bên ngoài vốn của gia
đình.
Từ khóa: Vốn, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, nữ doanh nhân


iv


ABSTRACT

The study aimed to find out the current situation, identifying the factors
affecting to the production and business activities of women-owned enterprises
in An Giang province. Descriptive statistical method, qualitative and
quantitative methods were used for the study. The results of data collection and
analysis of 288 enterprises show that women – owned enterprises are mainly
micro and small enterprises (97.7 % with capital of less than 10 billion VND);
Factors affecting women-owned enterprises are currently many factors such as
age, length of time involved in business, time spent working in the family, etc.,
but through the correlation analysis for The main factors influencing the
production and business of business women are capital. Owners are business
women related to the couple's capital accounts for 51.5%. In addition to the
capital component of production and business activities of business women are
also affected by respondents in solving business problems (business consultant)
results show that 63.2% Of the respondents, 24.3% were family members. Apart
from the above two factors, the educational level affects the production and
business activities of business women. Specifically, women entrepreneurs with
university degrees and above have plans to expand their production and business
with 69.9%, while female entrepreneurs with lower qualifications tended to
remain in business today. . Educational attainment also helps business women
find a wider range of advocates in business dealings, with 91.7% of respondents
being outside the family and husband. In order to promote the productivity of
business women entrepreneurs, the solutions are based on influencing factors
such as raising qualifications, enhancing training courses, exercising equal rights
between men and women. female, share work as well as business. It also

promotes access to capital for business women outside of the family's capital.
Keywords: capital, women-owned enterprise, female entrepreneur

v


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa
học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
An giang, ngày 27 tháng 10 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Hà Thị Bích Mai

vi


MỤC LỤC
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix
Bảng biểu .............................................................................................................. x
Biểu đồ .................................................................................................................. x
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
1. 1 Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.......................................... 2
1.4 Nội dung nghiên cứu và phương án thực hiện............................................ 2
1.5 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................ 3

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và luận giải sự cần thiết triển khai
nhiệm vụ ............................................................................................................ 3
2.1.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................. 3
2.1.2 Luận giải về sự cần thiết triển khai nhiệm vụ ........................................ 8
Chƣơng 3: CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 10
3.1 Cách tiếp cận, tiến trình nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ......................... 10
3.2 Điều tra khảo sát ....................................................................................... 11
3.3 Phỏng vấn sâu ........................................................................................... 12
3.4 Thảo luận nhóm tập trung........................................................................ 12
3.5 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 12
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 14
4.1 Các đặc điểm cá nhân của nữ doanh nhân tham gia khảo sát .............. 14
4.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia khảo sát 16
4.2.1 Loại hình doanh nghiệp ....................................................................... 16
4.2.2 Lĩnh vực kinh doanh............................................................................. 17
4.2.3 Số lượng lao động trong doanh nghiệp ............................................... 18
4.2.4 Địa điểm kinh doanh ............................................................................ 19
4.2.5 Những người sáng lập doanh nghiệp................................................... 19
4.2.6 Vốn của doanh nghiệp ......................................................................... 19
vii


4.2.7 Kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp................................... 20
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia khảo sát ............................................... 23
4.3.1 Chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp ................................................. 23
4.3.3 Đóng góp của nữ doanh nhân vào thu nhập gia đình ......................... 25
4.3.4 Thời gian của nữ doanh nhân dành cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh ............................................................................................................. 26
4.3.5 Trách nhiệm chăm sóc con cái của nữ doanh nhân ............................ 27

4.3.6 Ảnh hưởng của nguồn vốn đến hoạt động của doanh nghiệp ............. 29
4.3.7 Điều kiện để các doanh nghiệp nữ vay vốn từ các ngân hàng ............ 32
4.3.8 Sự trợ giúp từ các tổ chức.................................................................... 34
4.3.9 Các lĩnh vực cần được hỗ trợ để cải thiện và phát triển sản xuất, kinh
doanh ............................................................................................................. 37
4.3.10 Các yếu tố gây trở ngại cho doanh nghiệp ........................................ 39
4.4. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ........... 40
Chƣơng 5 ............................................................................................................ 42
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 42
3.1 Kết luận...................................................................................................... 42
3.2 Khuyến nghị .............................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 45
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 47

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
UBND: Ủy ban nhân dân
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

ix



Bảng biểu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Tự bảng

Trang

Định nghĩa về tiêu chí doanh nghiệp tại Việt Nam................................... 7
Khoảng độ tuổi của các nữ doanh nhân .................................................. 14
Trình độ học vấn của các nữ doanh nhân................................................ 15
Trình độ học vấn và chức vụ của nữ doanh nhân ................................... 16
Các loại hình doanh nghiệp ...................................................................... 17
Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................ 17

Lĩnh vực kinh doanh và loại hình doanh nghiệp..................................... 18
Xét quy mơ vốn và loại hình doanh nghiệp ............................................ 20
Kế hoạch phát triển doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp ................ 22
Chủ sở hữu tài sản và lý do thành lập doanh nghiệp .............................. 23
Trình độ học vấn và người được hỏi ý kiến ............................................ 25
Thời gian làm việc nhà và thời gian dành cho công việc kinh doanh .... 27
Con cái được chăm sóc và lĩnh vực kinh doanh ..................................... 28
Vốn hoạt động của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh ..................... 30
Các tổ chức hỗ trợ và lĩnh vực kinh doanh ............................................ 35
Các lĩnh vực hỗ trợ và loại hình doanh nghiệp ...................................... 36
Các yếu tố gây trở ngại cho doanh nghiệp ............................................. 39

Biểu đồ
STT

Tựa hình

Trang

1

Số lượng lao động trung bình trong các doanh nghiệp nữ ...................... 18

2

Đóng góp của nữ doanh nhân vào thu nhập của gia đình ....................... 26

3

Các điều kiện để được vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng ................. 32


4

Những khó khăn vay vốn liên quan lĩnh vực kinh doanh ...................... 34

5
Các quan điểm của nữ doanh nhân về hình ảnh nữ doanh nhân trong xã
hội ........................................................................................................................ 38

x


Chƣơng 1 GIỚI THIỆU
1. 1 Đặt vấn đề
Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và
vừa, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của Việt Nam. Theo tổng cục
Thống kê năm 2014, Việt Nam có 95.906 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
chiếm 21% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (Tổng cục thống kê, 2014).
Tạo việc làm cho 1,63 triệu lao động, nộp ngân sách khoảng 61,8 ngàn tỷ đồng,
tạo ra 4,8 ngàn tỷ đồng thu nhập cho người lao động.
Tại An Giang, tính đến ngày 31/12/2016 có 5.117 doanh nghiệp đang hoạt
động với tổng vốn đăng ký 44.178 tỷ đồng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế
của địa phương. (Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, 3/3/2017).
Tiếp tục phát triển doanh nghiệp về số lượng và chất lượng, đồng thời
nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi,
bình đẳng, minh bạch cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp do
phụ nữ làm chủ, là một trong những mục tiêu quan trọng của tỉnh An Giang, làm
thế nào để đến năm 2020, An Giang có 10.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập.
Để đạt được mục tiêu trên, Tỉnh đã và đang thực hiện đồng bộ các nhiệm
vụ và giải pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy việc hình thành và phát triển các doanh

nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Và vào tháng 03 năm
2017, Hội Nữ doanh nhân tỉnh An Giang đã được thành lập nhằm đoàn kết, tập
hợp các nữ doanh nhân trong tỉnh, hỗ trợ nữ doanh nhân phát triển sản xuất,
kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng tỉnh nhà.
Để có cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai các chương trình,
kế hoạch cụ thể hỗ trợ nữ doanh nhân và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ của
tỉnh trong thời gian tới, cần có một nghiên cứu về thực trạng hoạt động sản xuất,
và các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
do phụ nữ làm chủ ở tỉnh An Giang.
- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở tỉnh An Giang.
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phát triển
sản xuất, kinh doanh.

Trang 1


1.3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các doanh
nghiệp nữ
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh do phụ nữ là chủ trên địa bàn các huyện Tịnh Biên, Phú Tân, Chợ
Mới, Thoại Sơn, thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xun. Do tính chất
cơng việc kinh doanh, thời gian hạn chế của các nữ doanh nhân nên chúng tôi
chỉ thực hiện khảo sát khi được sự đồng ý của các nữ doanh nhân.

1.4 Nội dung nghiên cứu và phƣơng án thực hiện
Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu. Tổng quan tình
hình nghiên cứu phụ nữ tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của phụ nữ, các lý thuyết và khái
niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Nội dung 2: Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
do phụ nữ làm chủ ở tỉnh An Giang. Điều tra, khảo sát thu thập thông tin thực
trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở
tỉnh.
Nội dung 3: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Nhóm nghiên cứu được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã
hội và Nhân văn và sự phối hợp chặt chẽ của Hội Nữ doanh nhân, Hiệp hội
Doanh nghiệp tỉnh An Giang, các Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thành phố
trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung của nghiên cứu tại
các địa phương và doanh nghiệp.
1.5 Thời gian nghiên cứu
- Từ thực hiện tháng 10/2017 đến 9/2018.

Trang 2


Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và luận giải sự cần thiết triển khai
nhiệm vụ
2.1.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngoài nước
Báo cáo của World Bank (2017) cho biết: phụ nữ chiếm 49,6% dân số của

thế giới nhưng chỉ chiếm 40,8% lực lượng lao động chính thức; sự tham gia của
phụ nữ vào lực lượng lao động sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, nếu phụ nữ
bị loại trừ khỏi lực lượng lao động thì thu nhập bình quân đầu người của thế giới
sẽ giảm gần 40%. Tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp ngày càng tăng, ở các thị
trường mới nổi, có từ 31 đến 38% doanh nghiệp nhỏ và vừa chính thức do phụ
nữ làm chủ, mặc dù mức độ tăng trưởng trung bình thấp hơn so với doanh
nghiệp do nam làm chủ. Ở một số nước, các cơng ty do phụ nữ làm chủ cịn gặp
khó khăn trong đăng ký kinh doanh so với cơng ty do nam giới làm chủ, như
phải bổ sung giấy tờ hoặc được ủy quyền của người chồng, xác lập quyền sở
hữu để tiếp cận tín dụng…
Nghiên cứu của Maria Minniti (2003) ở 37 quốc gia trên phạm vi toàn cầu
nhận thấy: tỷ lệ phụ nữ tham gia kinh doanh khác nhau có ý nghĩa giữa các quốc
gia, như là 0,6% ở Nhật, 18,5% ở Thái Lan; đặc điểm của từng quốc gia xác
định sự khác biệt này; thường thì tỷ lệ nam tham gia cao hơn nữ 50%, nhưng ở
một số nước như Thái Lan, Trung Quốc và Nam Phi, sự khác biệt là khơng có ý
nghĩa. Nghiên cứu cho biết ở các quốc gia có thu nhập thấp, tăng trưởng dân số
và trình độ học vấn của phụ nữ thường kết hợp với mức độ tham gia kinh doanh
cao hơn ở cả nam giới và phụ nữ; ngược lại, kinh tế ổn định (việc làm và phúc
lợi xã hội ổn định) sẽ khuyến khích sự tham gia kinh doanh của phụ nữ và nam
giới ở cả các nước có thu nhập cao và thu nhập thấp. So với nam giới, doanh
nhân nữ có số vốn khởi nghiệp, vốn cổ phần nhỏ hơn và các khoản vay ngân
hàng nhiều hơn. Sự phân phối việc làm cho phụ nữ ở các khu vực và sự tham gia
của phụ nữ vào các vị trí quản lý có tương quan với mức độ doanh nghiệp nữ; ở
các nước có thu nhập cao, tỷ lệ nữ trong khu vực công và các vị trí quản lý
tương quan thuận với cơ hội kinh doanh, trong khi ở các quốc gia có thu nhập
thấp là tương quan nghịch. Tác giả đề xuất giải pháp xây dựng khung chính sách
hợp lý cho doanh nghiệp nữ, tạo nền tảng khuyến khích phụ nữ tham gia kinh
doanh; chính quyền các cấp cùng làm việc để tạo ra môi trường khuyến khích và
ni dưỡng tinh thần kinh doanh; nên giải quyết các yếu tố như giáo dục, đào
tạo và hịa giải cơng việc gia đình, nhằm tạo ra và đảm bảo sự hiện diện của các

điều kiện cơ bản thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
Tulus Tambuman (2009) nghiên cứu dữ liệu ở các quốc gia đang phát
triển của Châu Á (bao gồm các quốc gia thuộc ASEAN, Trung Quốc và các
Trang 3


quốc gia thuộc Nam Á) cho biết: các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trị quan
trọng, chiếm hơn 95% số lượng hãng xưởng, tạo sinh kế cho hơn 90% lực lượng
lao động của các quốc gia đang phát triển của Châu Á; doanh nghiệp nữ thường
là doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong các ngành nghề truyền thống và có thu
nhập thấp; các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển của doanh
nghiệp nữ là trình độ giáo dục thấp và thiếu cơ hội đào tạo, cơng việc gia đình
nặng nhọc, những giới hạn về pháp lý, truyền thống, phong tục, văn hóa hoặc
tơn giáo, thiếu tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức và các cơ sở vật chất
khác.
Abdi Ibrahim Farah (2014) nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến sự
tham gia kinh doanh của phụ nữ ở thị trấn Mandera, miền Trung Mandera,
Kenya, cho biết: các yếu tố cá nhân (trách nhiệm đối với gia đình, tình trạng hơn
nhân và giáo dục) (94,7% phụ nữ tham gia khảo sát đồng ý); các yếu tố văn hóaxã hội (kinh tế, an ninh có ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động kinh doanh của
phụ nữ. Sự tham gia hoạt động kinh doanh của phụ nữ bị giới hạn do những hạn
chế trong việc tiếp cận với các nguồn vốn xã hội, văn hóa, con người và tài
chính. Nữ doanh nhân cần được trao quyền tiếp cận với thông tin doanh nghiệp
các phương tiện tiếp thị mà nam giới có; cần được hỗ trợ về tài chính trong lĩnh
vực cơng nghiệp dịch vụ.
Claudia Muller (2006) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến doanh
nghiệp nữ ở 5 huyện thuộc tỉnh Aceh, Indonesia, phát hiện rằng phụ nữ thường
bắt đầu kinh doanh nhằm bổ sung thu nhập cho gia đình, nữ doanh nhân hầu như
phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc kinh doanh so với nam doanh nhân.
Ở Aceh, các yếu tố văn hóa-xã hội như quan niệm phụ nữ khơng nên đi làm việc
bên ngồi, phụ nữ chỉ có thể làm tốt một số công việc; việc thiếu một cấu trúc

hỗ trợ kinh doanh chính thức là nguyên do làm cho các nữ doanh nhân phụ
thuộc nhiều vào nguồn cung cấp tài chính, những lời khuyên về kinh doanh và
hỗ trợ về tinh thần của gia đình họ. Tác giả đề xuất, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ do nữ làm chủ cần được hỗ trợ để có được những kiến thức và kỹ năng cần
thiết cho hoạt động kinh doanh của họ, cần được tiếp cận với các nguồn vốn vay
chính thức, làm thế nào để được vay và trả vốn vay.
Trong nước
Nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam
của Dự án Sáng kiến hỗ trợ khu vực tư nhân vùng Mê Kông, Ngân hàng Phát
triển Châu Á và Hiệp hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (2016)
cho biết: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam
theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2013 chiếm 25% tổng số DNNVV
đang hoạt động, quy mô quy mô siêu nhỏ và nhỏ là chủ yếu (98,8%), hoạt động
phần lớn trong lĩnh vực dịch vụ (61,4%). DNNVV do phụ nữ làm chủ tạo việc
làm cho hơn 1,63 triệu lao động (chiếm gần 14,5% tổng việc làm trong các
DNNVV); nộp ngân sách nhà nước khoảng 61,8 ngàn tỷ đồng; tạo ra 4,8 ngàn tỷ
Trang 4


đồng thu nhập cho người lao động (chiếm 24,2% tổng thu nhập của người lao
động trong các doanh nghiệp). Nghiên cứu chỉ ra những trở ngại chính của
DNNVV do phụ nữ làm chủ là: thiếu kiến thức, kỹ năng (quản trị doanh nghiệp,
nhân sự, tài chính, tiếp thị…); khó tiếp cận các nguồn lực, thị trường (vay vốn
khó khăn vì khơng có tài sản thế chấp, khơng có sự ủng hộ của người chồng và
gia đình trong quá trình vay vốn); ít có cơ hội tham gia xúc tiến thương mại; bất
lợi trong xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh... Tác giả đã đề xuất một
số khuyến nghị chính sách về quy định/định nghĩa về DNNVV do phụ nữ làm
chủ để làm cơ sở cho các chính sách hỗ trợ; các nội dung hỗ trợ DNNVV do phụ
nữ làm chủ gồm: bồi dưỡng kiến thức quản trị, quản lý nhân sự, tài chính,
marketing, lập kế hoạch kinh doanh…; cung cấp thơng tin nguồn lực, chính sách

và thị trường; có chính sách tạo điều kiện dễ dàng hơn cho DNNVV do phụ nữ
làm chủ vay vốn; hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ xây dựng mạng lưới kinh
doanh và thực hiện xúc tiến thương mại…
Nghiên cứu của Công ty tài chính quốc tế (2017) cũng cho biết các
DNNVV đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam,
chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp, đóng góp 50% GDP và tạo ra 50% số
lượng việc làm cho xã hội. Nghiên cứu cho thấy một số quan niệm sai lầm hiện
đang ảnh hưởng đến hình ảnh và tiếm năng tăng trưởng của các doanh nhân nữ
và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ như: các doanh nhân nữ ngại rủi ro trong
việc tìm kiếm tài trợ hơn so với các doanh nhân nam; phụ nữ chỉ tập trung vào
các hoạt động kinh doanh nhỏ; phụ nữ có con khơng có thời gian để lãnh đạo
doanh nghiệp; phụ nữ có những ưu tiên khác và ít có khả năng trả nợ hơn so với
nam giới; phụ nữ chỉ làm việc trong các doanh nghiệp gia đình và phần lớn do
nam giới làm chủ; phụ nữ cần được đào tạo về tài chính nhiều hơn so với nam
giới; phụ nữ khơng có thời gian cho học hỏi và xây dựng mạng lưới.
Tỉnh An Giang
Theo số liệu của UBND tỉnh (2017), tính đến 31/12/2016, tổng số doanh
nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh là 7.800 doanh nghiệp (349 công ty cổ phần; 01
công ty hợp danh; 1.911 công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
2.536 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; 3.003 doanh nghiệp tư nhân)
với tổng vốn đăng ký là 45.639 tỷ đồng và 3.289 chi nhánh/văn phòng đại
diện/địa điểm kinh doanh đăng ký hoạt động. Số đăng ký còn hoạt động đến
ngày 31/12/2016 là 5.177 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 44.178 tỷ đồng;
trong đó, cơng ty cổ phần chiếm tỷ lệ 4,56% (236 doanh nghiệp), công ty TNHH
hai thành viên trở lên chiếm tỷ lệ 24,07% (1.246 doanh nghiệp), công ty TNHH
một thành viên chiếm tỷ lệ 33,46% (1.732 doanh nghiệp), doanh nghiệp tư nhân
chiếm tỷ lệ 37,90% (1.962 doanh nghiệp) và 01 công ty hợp danh chiếm tỷ lệ
0,02%. Có 4.686 doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 89,78%)
và 3.926 doanh nghiệp có đăng ký lao động dưới 10 người (chiếm 76,72%),
1.152 doanh nghiệp có đăng ký lao động từ 10 người đến dưới 200 người (chiếm

22,51%). Thành phố Long Xuyên có 1.705 doanh nghiệp (chiếm 32,93%), các
Trang 5


địa phương khác có từ 280 đến 417 doanh nghiệp.
Tỉnh An Giang đang tập trung phát triển doanh nghiệp, phấn đấu đạt mục
tiêu đến năm 2020 có 10.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập; hộ kinh doanh
chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp 01%/năm tổng số hộ kinh
doanh đang hoạt động trên địa bàn huyện của năm trước; tồn tỉnh có tổng số hộ
chuyển sang doanh nghiệp là 700 doanh nghiệp/năm. Chương trình hành động
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2016-2020 được Tỉnh
triển khai nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính
quyền, cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng, góp phần xây dựng mơi trường kinh
doanh thơng thống, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi, tạo động lực cho thu hút đầu
tư và phát triển doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội
tỉnh An Giang. Năm 2017 đã được Tỉnh chọn là “năm doanh nghiệp”.
Tỉnh An Giang đã cho phép thành lập Hội Nữ doanh nhân tỉnh An Giang
tháng 03 năm 2017 nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Theo báo cáo của Hội (2017), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm khoảng
20% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh. Doanh nghiệp do phụ nữ làm
chủ ngày càng phát triển và có những đóng góp đáng kể cho kinh tế - xã hội địa
phương. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do phụ
nữ làm chủ cũng gặp khơng ít khó khăn, thử thách, cần được sự hỗ trợ của các
ngành, các cấp, của Hội và sự nỗ lực vươn lên của chính nữ doanh nhân.
Cơ sở lý luận
Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được hiểu khác nhau ở các quốc gia. Ở
Mỹ và Canada, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp có sở hữu của
phụ nữ từ 51% trở lên và được điều hành hàng ngày bởi một hoặc nhiều phụ nữ.
Ở Anh, doanh nghiệp do nữ quản lý là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sở hữu.
Ở Hàn Quốc, doanh nghiệp do nữ làm chủ là doanh nghiệp có vốn sở hữu của

phụ nữ hoặc do phụ nữ quản lý điều hành và tỷ lệ sở hữu do Nghị định của chính
phủ quy định.
Các tổ chức quốc tế cũng có những định nghĩa khơng hồn tồn giống
nhau. Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) định nghĩa doanh nghiệp do phụ nữ làm
chủ là doanh nghiệp có từ 51% tổng số vốn trở lên thuộc sở hữu của phụ nữ.
Trong trường hợp số liệu không cho phép thì có thể sử dụng định nghĩa “mở
rộng”: (i) doanh nghiệp có từ 51% vốn trở lên thuộc sở hữu của một phụ nữ
hoặc (ii) doanh nghiệp có 26% vốn trở lên thuộc sở hữu của phụ nữ và có ít nhất
một phụ nữ tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp, có thể là giám đốc hoặc
phó giám đốc (định nghĩa này được các nước Cambodia, Indonesia, Myanmar,
Philippines và Việt Nam và Ấn Độ sử dụng trong nghiên cứu về doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ).

Trang 6


Ngân hàng Thế giới trong “khảo sát doanh nghiệp”, có hai cách hiểu về
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ: (i) doanh nghiệp chỉ do phụ nữ làm chủ sở
hữu, (ii) doanh nghiệp do phụ nữ quản lý điều hành (định nghĩa này được sử
dụng nhiều ở các nước Châu Phi khi đề cập tới doanh nghiệp do phụ nữ làm
chủ). Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa doanh nghiệp do
phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp có tồn bộ tài sản thuộc sở hữu của một phụ nữ
duy nhất.
Theo nghị định số 56/2009/ND-CP thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và được chia
thành ba cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mơ tổng nguồn vốn hoặc số lao động
bình qn năm. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Định nghĩa về tiêu chí doanh nghiệp tại Việt Nam
Quy mơ
Khu vực


Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Số lao động

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Tổng
nguồn vốn

Số lao động

Tổng
nguồn vốn

Số lao động

I. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản

10 người trở 20 tỷ đồng
xuống
trở xuống20
tỷ đồng trở
xuống


từ trên 10
người đến 200
người

từ trên 20 tỷ từ trên 200
đồng đến
người đến
100 tỷ đồng 300 người

II. Công nghiệp
và xây dựng

10 người trở 20 tỷ đồng
xuống
trở xuống

từ trên 10
người đến 200
người

từ trên 20 tỷ từ trên 200
đồng đến
người đến
100 tỷ đồng 300 người

III. Thương mại
và dịch vụ

10 người trở 10 tỷ đồng
xuống

trở xuống

từ trên 10
người đến 50
người

từ trên 10 tỷ từ trên 50
đồng đến
người đến
50 tỷ đồng
100 người

Nguồn : Trích khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (2017) định nghĩa
doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp có một hoặc nhiều
phụ nữ sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý
điều hành doanh nghiệp đó.

Trang 7


Trong nghiên cứu này, sử dụng khái niệm doanh nghiệp do phụ nữ làm
chủ là doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên và phụ nữ là
chủ doanh nghiệp hoặc là giám đốc/phó giám đốc doanh nghiệp đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, có thể nhóm lại thành các
nhóm yếu tố theo mục đích nghiên cứu. Nhóm các yếu tố về đặc điểm cá nhân:
tuổi, trình độ học vấn, trình độ chun mơn, tình trạng hơn nhân, động cơ kinh
doanh… Nhóm các yếu tố về văn hóa - xã hội: trách nhiệm gia đình, tơn giáo,

dân tộc, chính sách và quy định pháp luật… Nhóm các yếu tố về kinh tế: nguồn
vốn, nhân lực, cơ sở vật chất, thị trường… Trong nghiên cứu này, sử dụng cả 03
nhóm yếu tố và chọn lựa các yếu tố phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bao
hàm tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp nữ làm chủ chỉ tìm hiểu một số thơng tin chủ yếu về hoạt động
và kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nữ trong năm 2016: doanh
thu, chi phí và lợi nhuận, sản phẩm, thị trường, nguồn nhân lực… nhằm phục vụ
cho việc nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
2.1.2 Luận giải về sự cần thiết triển khai nhiệm vụ
Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu ở phần trên cho thấy
sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh, vào quản lý điều hành doanh nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế ở các quốc gia và địa phương. Phát triển doanh nghiệp nữ, doanh nghiệp do
phụ nữ làm chủ đang là nhu cầu và xu thế ở các quốc gia và địa phương nhằm
thúc đẩy tạo ra tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ phải nỗ lực vuợt qua các trở ngại, thách thức có phần
khó khăn hơn so các doanh nghiệp nam. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng hoặc tác
động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như sự phát triển của doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ, bao gồm các đặc điểm về nhân khẩu học, các yếu tố
văn hóa-xã hội, các yếu tố về kinh tế, sự an toàn… Và tùy theo đặc điểm của
mỗi quốc gia, mỗi địa phương có sự khác nhau về yếu tố và mức độ ảnh hưởng,
cần phải có những nghiên cứu cụ thể thực trạng để đề xuất những giải pháp hỗ
trợ thiết thực và có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ
nữ làm chủ.
Tại An Giang, chưa có một nghiên cứu sâu nào về doanh nghiệp do phụ
nữ làm chủ để phục vụ cho việc hoạch định và triển khai các chương trình, kế

hoạch phát triển doanh nghiệp của Tỉnh. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng
Trang 8


đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở tỉnh
An Giang hiện nay” do nhóm nghiên cứu thực hiện hy vọng sẽ cung cấp cơ sở
khoa học và thực tiễn ban đầu cho các ngành, các cấp trong tỉnh An Giang, Hội
Nữ doanh nhân, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nhận diện được các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó,
đưa ra các khuyến nghị giải pháp để doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phát triển
bền vững hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang.

Trang 9


Chƣơng 3: CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cách tiếp cận, tiến trình nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Cách tiếp cận
Nghiên cứu kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã
trình bày ở phần trên và vận dụng cho phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực
tiễn tại địa phương.
Khung phân tích:
Các đặc điểm cá nhân và doanh
nghiệp
-

Độ tuổi, học vấn, chun
mơn vv..


Hoạt động
sản xuất,
kinh doanh

Yếu tố gia đình
- Bao gồm cả vật chất và tinh thần
v.v

Yếu tố kinh tế và các thể chế
- Kinh tế khu vực, các cơquan nhà
nước, đị a phương, các hiệp hội,
ngân hàng v.v…

Các đặc điểm cá nhân của nữ doanh nhân: tuổi, trình độ học vấn, trình độ
chun mơn, dân tộc, tơn giáo, động cơ kinh doanh.
Các đặc điểm của doanh nghiệp nữ: hình thức doanh nghiệp, sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, số lượng người làm việc trong doanh nghiệp,
địa điểm kinh doanh, những người sáng lập, năm thành lập, vốn điều lệ, sở hữu
trí tuệ, kế hoạch phát triển dài hạn.
Các yếu tố gia đình và kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp nữ: quyền sở hữu tài sản kinh doanh, phần trăm thu
nhập đóng góp vào thu nhập của gia đình, thời gian dành cho công việc kinh
doanh, nguồn vốn hoạt động, nguồn vốn vay, tiếp cận với vốn vay, tiếp cận thị
Trang 10


trường, công nghệ, các dịch vụ hỗ trợ của cơ quan nhà nước và các tổ chức
khác; những yếu tố gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp nữ, nhu cầu và đề xuất của nữ doanh nhân về cải thiện môi trường kinh
doanh và phát triển doanh nghiệp nữ.

Mẫu nghiên cứu
Theo công thức n= Nt2 x pq/ N€2 + t2 x pq
Trong đó: N : Tổng thể mẫu
t: hệ số tin cậy của thông tin
€: phạm vi sai số chọn mẫu
pq: là phương sai của tiêu thức thay phiên
Trong đó, p + q = 100% = 1 và p =1-q. Tức là tổng của p và q là một số
khơng đổi, cho nên tích của chúng lớn nhất khi hai số này bằng nhau. Tức là p=q
= 0,5 và pq = 0,25.
n= Nt2 x 0,25/ N€2 + t2 x 0,25
Tổng số doanh nghiệp còn hoạt động theo kế hoạch phát triển doanh nghiệp
của UBND tỉnh (2017) là 5.177 doanh nghiệp. Như vậy, tính số mẫu để khảo
sát, với mức độ tin cậy là 90% (t = 2), sai số khơng q 5% (0,05). Từ đó, số
mẫu được là:
n = 1.035 22  0,25/ 1.035(0,05)2 + 22  0,25 = 288 doanh nghiệp
Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu từ
51% vốn điều lệ trở lên và phụ nữ là chủ hoặc giám đốc doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia khảo sát được chọn ngẫu nhiên từ
danh sách doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được các cơ quan quản lý của tỉnh
cung cấp, tập trung ở các địa bàn có nhiều doanh nghiệp nữ (Long Xuyên, Châu
Đốc, Chợ Mới, Phú Tân, Tịnh Biên và Thoại Sơn).
3.2 Điều tra khảo sát
288 doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ được phỏng vấn thông qua
bảng hỏi, với các câu hỏi mở và đóng, mục đích nhằm thu thập đa dạng những
thông tin cung cấp và kết hợp với thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu cũng
như việc thu thập thêm những thông tin về phát triển doanh nghiệp, những khó
khăn, giải pháp mà doanh nghiệp gặp phải. Toàn bộ bảng hỏi tập trung vào các
nhóm chính.

Trang 11











Thơng tin nhân khẩu học
Doanh nghiệp
Kinh doanh và gia đình
Vốn
Các lĩnh vực hỗ trợ
Môi trường kinh doanh
Các yếu tố gia đình

3.3 Phỏng vấn sâu
Bên cạnh việc khảo sát thơng qua bảng hỏi, nghiên cứu còn tiến hành
phỏng vấn 20 nữ doanh nhân là chủ của các doanh nghiệp đã được lựa chọn
tham gia phỏng vấn sâu thông qua phương pháp định tính. Người phỏng vấn sẽ
sử dụng những câu hỏi theo chủ đề và là những câu hỏi mở. Có 10 nữ doanh
nhân ở Tp Long Xuyên, 10 nữ doanh nhân ở Tp Châu Đốc. Mục đích nhằm tìm
hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3.4 Thảo luận nhóm tập trung
Thảo luận nhóm tập trung nhằm thu những thơng tin trực tiếp từ các doanh
nghiêp. Có 2 cuộc thảo luận nhóm tập trung,1 nhóm ở Tp Long Xuyên, 1 nhóm
ở Tp Châu Đốc. Mỗi nhóm có 10 người tham dự (mỗi nhóm là 10 người: 07
doanh nghiệp nữ, 02 đại diện Hiệp hội doanh nghiệp và Hội Nữ doanh nhân, 01

cán bộ nghiên cứu) để tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp hỗ trợ và
phát triển doanh nghiệp.
Những chủ đề được đưa ra thảo luận
- Những vấn đề nữ doanh nhân phải gặp phải khi bắt đầu kinh doanh
- Làm thế nào có thể cân bằng giữa cơng việc và trách nhiệm gia đình
- Vấn đề tiếp cận vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng
3.5 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê mô tả và phương
pháp phân tích tương quan là những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong
nghiên cứu.
Các thông tin và số liệu trong nghiên cứu này chủ yếu được thu thập từ
các tài liệu đã được công bố kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, các báo
cáo, thống kê của các cơ quan nhà nước…
Thiết kế và sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
theo khung lý thuyết để tìm hiểu thực trạng và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
Trang 12


đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các đề xuất kiến nghị và
giải pháp phát triển doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Thu thập thông tin hiện
trạng, số liệu trong 12 tháng qua (kể từ thời điểm khảo sát). Công việc thu thập
dữ liệu được thực hiện chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017.
Sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin định tính tìm hiểu ngun nhân, lý
giải vấn đề từ kết quả nghiên cứu định lượng.
Xử lý dữ liệu nghiên cứu
Sử dụng kỹ thuật phân tích số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,
phương pháp so sánh và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp do nữ làm chủ, phân tích đề xuất các giải pháp
nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu đã đề ra.

Sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu định lượng SPSS, phiên bản 16.0 để
phân tích định lượng (thống kê về tần suất và phân bố tỷ lệ, các bảng chéo, các
phép thử về mối tương quan giữa các biến số, kiểm định Chi bình phương).

Trang 13


×