Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương lươn đồng monopterus albus bằng các loại thức ăn khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ
THỬ NGHIỆM ƯƠNG LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)
BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

Chủ nhiệm đề tài: Ths. PHAN THỊ THANH VÂN

Long Xuyên, tháng 3 năm 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ
THỬ NGHIỆM ƯƠNG LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)
BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

Chủ nhiệm đề tài:
Cán bộ phối hợp:

Ths. PHAN THỊ THANH VÂN
K.s PHAN THANH TÂN


Long Xuyên, tháng 3 năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Phòng Ban Trường Đại Học An
Giang, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp & TNTN cùng Anh, Chị Em đồng nghiệp
Bộ môn Nuôi trồng thủy sản – Cơ Sở 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và
hoàn thành đề tài trong thời gian qua.
Xin gởi lời cảm ơn đến:
PGs.Ts Nguyễn Anh Tuấn và tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Hương, Khoa Thủy Sản trường Đại
Học Cần Thơ đã hổ trợ các trang thiết bị phục vụ cho việc cắt mơ và hóa chất phân tích
hàm lượng hormone trong máu
Em Phan Thanh Tân, Nguyễn Thị Bích Thắm cùng cộng tác tích cực trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.

i


TÓM LƯỢC
Một số đặc điểm sinh học sinh sản của lươn đồng đã được xác định qua các mẫu lươn
được thu định kỳ mỗi tháng một lần (30 mẫu) trong vòng 1 năm tại 2 huyện Châu thành
và Châu Phú (An giang). Mẫu lươn được chuyển về phịng thí nghiệm của Khoa Thủy
sản để phân tích. Sau khi quan sát một số chỉ tiêu về hình thái, lươn được giải phẩu lấy
tuyến sinh dục và tiến hành cắt mô xác định giới tính và các giai đoạn thành thục sinh
dục. Một số mẫu lươn (30 con) được lấy máu để phân tích hàm lượng Testosterone và
17 β Estradiol.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số lươn có chiều dài cơ thể nhỏ hơn 30 cm là ở phase
cái, lớn hơn 50 cm chủ yếu là lươn đực và khoảng giữa thường là lưỡng tính. Kết quả
quan sát mơ học tuyến sinh dục lưỡng tính tồn tại tinh nguyên bào, tinh tử và trứng ở
các giai đoạn 1, 2, 3. Như vậy sự chuyển đổi từ cái sang lưỡng tính rồi đực chỉ xảy ra

trên cùng một tuyến sinh dục của lươn. Lươn cái có hệ số thành thục cao nhất là 14,9%,
lươn lưỡng tính là 9,4%, lươn đực là 0,53%. Mùa vụ sinh sản chính tập trung vào đầu
mùa mưa, kích cỡ thành thục của lươn cái có chiều dài tổng lớn hơn 25 cm, khối lượng
thân trên 16 g. Sức sinh sản thấp (143- 6813 trứng/ lươn cái), kích thước đường kính
trứng tương đối lớn (giai đoạn IV: 0,9-2,01 mm). Hàm lượng T trong huyết tương lươn
đực cao nhất là 3,09 ng/ml, và 17 β Estradiol trong huyết thanh lươn cái cao nhất là
0,96 ng/ml. Đối với lươn lưỡng tính nồng độ 17 β Estradiol có chiều hướng giảm.
Kết quả ương lươn ở giai đoạn từ 3- 23 ngày tuổi với 2 loại thức ăn khác nhau (moina
và artemia) là khơng có sự khác biệt về mặt thống kê (p> 0.05). Khi sử dụng các loại
thức ăn khác nhau trong ương lươn từ 20-40 ngày tuổi cho kết quả tăng trưởng tốt nhất
ở nghiệm thức sử dụng trùng chỉ, trùng chỉ kết hợp với thức ăn chế biến và khác biệt có
ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác (p< 0,05).
.

ii


ABSTRACT
The ricefield eel, Monopterus albus, were obtained from Chau phu and Chau thanh
districts every month (30 samples) within a year for studying the reproductive
physiology. The samples were transferred from the ricefield to the laboratory at the
College of Aquaculture and Fisheries, Cantho University for analysis. After the
morphological characterization were performed, an incision on the ventral body wall
was made, the gonad was gentle pulled out and weighed for determination of the
gonadosomatic index (GSI), a small portion of the gonadal tissue was fixed in Bouin’s
solution for histological examination. Blood samples (30)were obtained by puncture of
the caudal vasculature for analysis testosterone and 17 β Estradiol.
The results show that the body length of female ricefield eels were lower than 30 cm
and of the male ricefield eels were higher than 50 cm and of the hermaphrodite ricefield
eels were from 40 to 50 cm. The gonads of the hermaphrodite ricefield eels contained

both secondary spermatocytes and previtellogenic oocytes. These observations suggest
that the ricefield eel is protogynous hermaphrodite which develops initially as female
and then change sex as a functional male. The highest of GSI of the female,
hermaphrodite and male rice field eels were 14,9%, 9.4% and 0,53% respectively. The
season of reproduction is beginning of the rainy season. The body length and weight of
mature female eel are 25 cm and 16 g respectively. The productivity of ricefield eel
reproduction is low (143- 6813 eggs/ female). The average size of vitellogigenic
oocytes is high (0,9 – 2,01 mm). The highest concentration of testosterone in the serum
of male rice field eel is 3,09 ng/ mL and of the 17 β Estradiol in the serum of female
rice field eel is 0,96 ng/ mL. The concentration of 17 β Estradiol in serum of the
hermaphrodite eel decreased lightly.
The results of nursery rice field eels frome 3 to 23 days old with two type feed (moina
and artemia) show that survival rate and growth of rice field eels were not significanly
difference (p> 0,05). When uesed difference 5 type on nursery ricefield eels frome 20 to
40 days old, the best growth was obtained in the treaments fed with Tubifex sp,
combined diet of Tubifex sp and processed food and significantly different to other
treaments (p< 0,05).

iii


MỤC LỤC
Lời cảm tạ ................................................................................................................. i
Tóm tắt ...................................................................................................................... ii
Abstract ..................................................................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................... iv
Danh sách bảng ......................................................................................................... vii
Danh sách hình.......................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu.......................................................................................................... 1
2. Nội dung ......................................................................................................... 1
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 2
1. Đối tượng........................................................................................................ 2
2. Phạm vi........................................................................................................... 2
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 2
1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 2
1.1 Đặc điểm sinh học lươn đồng (Monopterus albus) ...................................... 2
1.1.1 Vị trí phân lọai và hình thái cấu tạo.................................................... 2
1.1.2 Đặc điểm phân bố ............................................................................... 3
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng ................................................. 4
1.1.4 Đặc điểm sinh sản ............................................................................... 5
1.2. Sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus) ........................................... 7
1.3. Kỹ thuật ương nuôi lươn đồng ................................................................... 8
1.3.1. Một số kết quả về ương lươn đồng .................................................... 8
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về nuôi thịt lươn đồng ............................. 9
2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
2.2.1. Thu mẫu và cố định mẫu nghiên cứu sinh học ......................................... 13
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu sinh học.............................................................. 14
2.2.3 Thử nghiệm ương lươn đồng bằng các loại thức ăn khác nhau................. 15
CHƯƠNG II.............................................................................................................. 17
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................. 17
I. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản lươn đồng ............................................... 17
1. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng ...................................................... 17
2. Giới tính ................................................................................................................ 17
iv



3. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.......................................................... 21
3.1. Các giai đoạn phát triển của noãn sào.......................................................... 22
3.2. Các giai đoạn phát triển tinh sào………………………………………… 23
3.3. Các giai đoạn trứng và tinh bào của tuyến sinh dục lưỡng tính................... 25
3.4. Kích thước trứng qua các giai đoạn phát triển ............................................. 26
4. Mùa vụ sinh sản ................................................................................................... 26
5. Sức sinh sản ......................................................................................................... 30
6. Hàm lượng Testosterone (T) và 17 β Estradiol (E2) trong huyết tương lươn đồng theo
giới tính ..................................................................................................................... 34
II. Thử nghiệm ương lươn bằng các loại thức ăn khác nhau..................................... 35
1. Mơi trường bể thí nghiệm ..................................................................................... 35
2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................. 36
2.1. Thí nghiệm 1................................................................................................ 36
2.1.1. Tỷ lệ sống của lươn thí nghiệm ......................................................... 36
2.1.2. Sinh trưởng của lươn thí nghiệm ....................................................... 37
2.2. Thí nghiệm 2................................................................................................ 38
2.2.1. Tỷ lệ sống của lươn thí nghiệm ......................................................... 38
2.2.2 Sinh trưởng của lươn thí nghiệm ........................................................ 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................................... 41
I. Kết luận.................................................................................................................. 41
II. Đề xuất ................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 42
Phụ lục 1: Thống kê giới tính lươn qua các đợt thu mẫu ......................................... 45
Phụ lục 2A: Chiều dài TB đực, cái, lưỡng tính tính qua các tháng thu mẫu ............ 46
Phụ lục 2B: Khối lượng TB đực, cái, lưỡng tính tính qua các tháng thu mẫu ......... 46
Phụ lục 3: Quan hệ BW, L & sức sinh sản tuyệt đối ............................................... 48
Phụ lục 4A: Hệ số thành thục của lươn cái qua các tháng ...................................... 50
Phụ lục 4B: Hệ số thành thục của lươn lưỡng tính qua các tháng .......................... 52
Phụ lục 4C: Hệ số thành thục của lươn đực qua các tháng ..................................... 55
Phụ lục 5A: GSI lươn cái theo tháng ...................................................................... 58

Phụ lục 5B: GSI lươn lưỡng tính theo tháng ........................................................... 59
Phụ lục 5C : GSI lươn đực theo tháng .................................................................... 61
Phụ lục 6A: GSI GSI lươn cái theo nhóm chiều dài ................................................ 63
Phụ lục 6B: GSI lươn lưỡng tính theo nhóm chiều dài ............................................ 64
Phụ lục 6C: GSI lươn đực theo nhóm chiều dài ....................................................... 65
Phụ lục 7: Sức sinh sản của lươn theo chiều dài ...................................................... 67
v


Phụ lục 8A: Theo dõi tăng trọng lươn ở thí nghiệm 1 .............................................. 69
Phụ lục 8B: Theo dõi tăng trọng lươn ở thí nghiệm 2 .............................................. 70
Phụ lục 9: Tỷ lệ sống................................................................................................. 74
Phụ lục 10: Theo dõi môi trường .............................................................................. 75
Phụ lục 10A: Tăng trọng lươn tn1 ............................................................................ 84
Phụ lục 10B: Tăng trọng lươn tn2............................................................................. 84
Phụ lục 11A: Tỷ lệ sống tn1...................................................................................... 86
Phụ lục 11B: Tỷ lệ sống tn2 ..................................................................................... 86

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Một số tên khác được sử dụng (Theo fishbase.org) .............................................. 2
Bảng 2: Tốc độ sinh trưởng của lươn đồng (Monopterus albus) theo một số tác giả ......... 5
Bảng 3: Ảnh hưởng của 18 lần tiêm (2lần/tuần): sGnRH-A, DOM, sGnRH-A+ DOM
hoặc não thùy cá chép lên sự thay đổi giới tính của lươn đồng cái .................................... 7
Bảng 4: Sử dụng chất kích thích lươn đồng đẻ .................................................................. 8
Bảng 5: Kết quả nuôi lươn đồng theo một số tác giả........................................................ 11
Bảng 6: Một số bệnh ở lươn đồng theo một số tác giả .................................................... 12
Bảng 7: Chiều dài và khối lượng lươn theo giới tính........................................................ 20

Bảng 8: Trung bình đường kính trứng lươn ở các giai đoạn thành thục(n=30) ................ 26
Bảng 9: Sức sinh sản của lươn qua các đợt thu mẫu......................................................... 31
Bảng 10: Sức sinh sản của lươn ở các nhóm chiều dài khác nhau.................................... 32
Bảng 11: Quan hệ giữa chiều dài, khối lượng cơ thể, khối lượng tuyến sinh dục với giới
tính .................................................................................................................................... 32
Bảng 12: Kết quả kiểm tra hàm lượng hormone trong huyết tương lươn bằng phương
pháp Elisa ......................................................................................................................... 34
Bảng 13: Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1 ....................................................... 36
Bảng 14 Các yếu tố mơi trường trong thí nghiệm 2.......................................................... 36
Bảng 15: Tỷ lệ sống của lươn thí nghiệm 1 ...................................................................... 37
Bảng 16: Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sự sinh trưởng của lươn thí nghiệm1 ....... 37
Bảng 17: Tỷ lệ sống của lươn thí nghiệm 2 ...................................................................... 38
Bảng 18: Ảnh hưởng của các loại thức lên sự sinh trưởng của lươn thí nghiệm 2........... 39
Bảng hình 1: Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cái và tế bào trứng lươn ........ 22
Bảng hình 2: Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đực và tinh trùng lươn .......... 24

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Tương quan chiều dài và khối lượng lươn .......................................................... 17
Hình 2: Tỷ lệ cái, lưỡng tính, đực qua các tháng thu mẫu ................................................ 18
Hình 3: Tỷ lệ cái, lưỡng tính, đực qua các tháng thu mẫu (Khộng kể số khơng xác định) ... 18
Hình 4: Tỷ lệ giới tính ở các nhóm chiều dài khác nhau .................................................. 19
Hình 5: Tỷ lệ cái, lưỡng tính, đực theo các nhóm khối lượng ......................................... 19
Hình 6: Khối lượng trung bình cái, lưỡng tính, đực qua các tháng thu mẫu .................... 20
Hình 7: Chiều dài trung bình cái, lưỡng tính, đực qua các tháng thu mẫu ....................... 21
Hình 8: Hình thái ngồi tuyến sinh dục lươn cái .............................................................. 23
Hình 9: Hình thái ngồi tuyến sinh dục lươn đực ............................................................. 25
Hình10: Các dạng tuyến sinh dục lưỡng tính của lươn qua quan sát mơ.......................... 25

Hình 11: Hình thái ngồi tuyến sinh dục lươn lưỡng tính ............................................... 26
Hình 12: Hệ số thành thục của lươn cái qua các tháng ..................................................... 27
Hình 13: Hệ số thành thục của lươn cái ở các nhóm chiều dài khác nhau........................ 27
Hình 14: Hệ số thành thục của lươn lưỡng tính qua các tháng ......................................... 28
Hình15: Hệ số thành thục của lươn lưỡng tính ở các nhóm chiều dài khác nhau............ 29
Hình 16: Hệ số thành thục của lươn đực qua các tháng.................................................... 29
Hình 17: Hệ số thành thục của lươn đực ở các nhóm chiều dài khác nhau ...................... 30
Hình 18: Tương quan giữa khối lượng cơ thể với khối lượng tuyến sinh dục ở 3 pha giới
tính .................................................................................................................................... 33
Hình19: Tương quan giữa chiều dài cơ thể với khối lượng tuyến sinh dục ở 3 pha giới
tính .................................................................................................................................... 34
Hình 20: Tăng trưởng lươn ương ở thí nghiệm 1.............................................................. 37
Hình 21: Tăng trưởng lươn ương ở thí nghiệm 2.............................................................. 39

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay nghề ni cá rất phát triển, góp phần đem lại thu nhập
cho người dân và kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Trong tập đồn cá ni ở Đồng Bằng Sơng
Cửu long, ngồi những đối tượng ni phổ biến cá tra, cá ba sa, cá mè, cá chép, cá rô phi; hiện
nay có nhiều đối tượng đang được chú ý phát triển như cá lóc, cá sặc rằn, cá rơ đồng, lươn. Đặc
biệt lươn đồng là một đối tượng mới được áp dụng nuôi ở một số tỉnh như An Giang, Đồng
Tháp.
Lươn đồng có tên khoa học là Monopterus albus, tên tiếng Anh là Asian Swamp Eel (Rice
Eel), thuộc họ Synbranchidea
Lươn là lồi có kích thước trung bình, sinh trưởng chậm phân bố ở thủy vực nước ngọt như
ao, hồ, ruộng lúa. Lươn sống và đẻ trứng trong hang, chịu được hàm lượng oxy thấp, giàu chất
hữu cơ nhờ có cơ quan hô hấp phụ là da. Thức ăn chủ yếu của lươn là động vật.

Ở nước ta trước đây, lươn chủ yếu được khai thác từ tự nhiên, những năm gần đây đã nổi lên
phong trào nuôi lươn đồng ở nhiều nơi với quy mơ gia đình. Con giống chủ yếu được lấy từ tự
nhiên với những kích thước khác nhau. Lươn được nuôi trong ao đất hoặc bể xi măng với đáy và
thành bùn dày để lươn đào hang, làm tổ. Việc ni lươn đã góp phần tăng thu nhập gia đình và
bảo vệ nguồn lươn tự nhiên.
Để có thêm những thơng tin liên quan đến đối tượng ni có giá trị kinh tế này, làm cơ sở cho
việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi lươn đồng nói riêng. Đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương lươn đồng (Monopterus albus)
bằng các loại thức ăn khác nhau” là nội dung nghiên cứu quan trọng, nhằm làm nền tảng cho
các nghiên cứu tiếp theo mang tính kỹ thuật như: sinh sản nhân tạo, phát triển thức ăn và nuôi
thương phẩm.
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học về sinh sản lươn đồng, nhằm làm cơ sở cho việc phát triển
kỹ thuật sinh sản và kỹ thuật ương lươn đồng.
Thử nghiệm ương lươn đồng bằng các loại thức ăn khác nhau nhằm tìm ra loại thức ăn thích
hợp, góp phần tăng hiệu quả sản xuất giống của đối tượng này.
2. Nội dung
-

Xác định mùa vụ sinh sản, hệ số thành thục

-

Xác định sức sinh sản tuyệt đối

-

Xác định giới tính và sự liên quan của giới tính với kích thước và khối lượng


-

Khảo sát các giai đọan phát triển của tuyến sinh dục

-

Xác định sự liên quan giữa giới tính và hàm lượng hormone trong huyết tương.
1


-

Ương lươn ở 2 giai đoạn 3- 23 ngày tuổi và 20 – 40 ngày tuổi với các loại thức ăn khác
nhau

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là lươn đồng (Monopterus albus)
2. Phạm vi
Mẫu lươn được thu trong ao, kênh, ruộng lúa ở huyện Châu Phú và Châu Thành, tỉnh An
Giang.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1 Đặc điểm sinh học lươn đồng (Monopterus albus)
1.1.1 Vị trí phân lọai và hình thái cấu tạo
- Vị trí phân lọai:
Trên thế giới có khoảng 1399 lồi được gọi là “eel” và có 13 lồi thuộc giống Monopterus
(fishbase. org).
Ở Mekong có 2 bộ Anguilliformes và Synbranchiformes gồm 5 họ Anguillidae (the true eels),
Chaudhurridae (the dwarf swamp eels), Synbranchidae (the swamp eels), Mastacembelidae (the

spiny eels), Ophichthidae (the worm eels) (Rainboth, 1996).
Trong đó lươn đồng Monopterus albus là thuộc họ Synbranchidae (Swamp eels).
Vị trí phân lọai của lươn đồng:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Synbranchiformes
Họ: Synbranchidae
Họ phụ: Neoterygii
Loài: Monopterus albus (Zwiew, 1793)
Fluta alba ( i.e. Smith. 1945)
Tên địa phương: Lươn đồng
Tên tiếng Anh: Rice Eel (Asian Swamp Eel)
Bảng 1: Một số tên khác được sử dụng (Theo fishbase.org)
Tên đồng vật

Tác giả
2


Gymnotus albus

Zuiew, 1789

Muraena alba

Zuiew, 1793

Fluta alba

(Zuiew, 1793)


Monopterus albus

(Zuiew, 1793)

Monopterus javanensis

Lacepède, 1800

Unibranchapertura laevis

Lacepède, 1803

Symbranchus grammicus

Cantor, 1842

Pneumabranchus cinereus

McClelland, 1844

Ophicardia phayriana

McClelland, 1844

Synbranchus xanthognathus

Richardson, 1845

Monopterus helvolus


Richardson, 1846

Monopterus marmoratus

Richardson, 1846

Apterigia immaculata

Basilewsky, 1855

Apterigia nigromaculata

Basilewsky, 1855

Apterigia saccogularis

Basilewsky, 1855

- Hình thái cấu tạo
Lươn đồng (Monopterus albus) có thân trịn dài, cuối đi dẹp bên. Đầu trịn tương đối lớn,
cao hơn thân. Mõm ngắn, miệng bé, rạch miệng hơi cong. Mỗi bên có có hai lỗ mũi nằm cách xa
nhau. Mắt rất bé, nằm ẩn dưới da ở một bên đầu, khe mang hẹp, giới hạn ở mặt bụng. (Mai Đình
n, 1992). Khơng có vẩy, mõm trịn khơng sắc, hàm và vịm miệng có những hàng răng nhỏ.
Mơi trên dày chồng lên một phần của môi dưới. (Nichols, 1945; Jayaram, 1981). Đường bên
phát triển và rất rỏ. (Jayaram, 1981).
Cơ thể có màu nâu xám ở bên trên, mặt bụng có màu trắng hoặc nâu nhạt với những chấm nhỏ
sậm màu ở bên hơng và đơi khi có ở mặt bụng. (Inger và Kong, 1962).
Vây ngực và vây bụng thoái hóa. Vây lưng và vây hậu mơn giảm nhỏ dạng nếp da mỏng liền
với vây đuôi. (Trương Thủ Khoa, 1993).Tỷ lệ H/Lo = 4,9; T/Lo = 8,3; O/T =5,9; OO/T = 14,9

(Mai Đình Yên, 1992).

3


1.1.2 Đặc điểm phân bố
Lươn đồng (Monopterus albus) sống tự nhiên ở Đông và Nam Châu Á, sống ở bùn ao, kênh
rạch, các dịng sơng lớn, trong ruộng lúa hay ở đầm lầy (Davidson, 1975). Thường gặp ở ruộng
lúa (Rainboth, 1996). Lươn đồng đã tìm thấy ở những con sơng từ lớn đến trung bình, ruộng
ngập lũ và nơi nước tù đọng bao gồm những kênh nước chảy chậm (Taki, 1978).
Trong tự nhiên chúng phân bố ở Đông Ấn Độ, quấn đảo Indonesia – Malasia và Đông Bắc
Châu Á tới Nhật bản và phía tây tới Đơng Bắc Ấn Độ (Meghalays, Arunachal Pradesh và
Assam) (Rosen và Greenwood, 1976; Jayaram, 1981). Không thấy chúng ở Philippin và New
Guinea nhưng lại gặp ở Sulewesi (Rosen và Greenwood, 1976).
Một số tác giả cho là lươn đồng du nhập vào Úc (Lake,1971), nhưng Rosen và Greenwood
(1976) lại cho là lòai bản địa. Ở vùng sinh thái vịnh Mexico, gần đây có một số báo cáo đã phát
hiện lươn ở Florida (Nico, 1999).
Theo fishbase. Org lươn đồng (Monopterus albus) đã được tìm thấy ở Úc, Campuchea, Trung
Quốc, Hawaii, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillippine, Đài loan, Thái
Lan, Mỹ, Việt Nam. Trong đó ở Mỹ và Hawaii lươn đồng được đưa vào, còn lại đều có trong tự
nhiên.
Nó có thể sống trong mơi trường thiếu ơxy. Con trưởng thành có thể thở ơxy trong khơng khí
(Johnson, 1967; Sterba, 1983; Liem, 1987). Tơ mang ở con trưởng thành giảm hô hấp hầu hết
qua màng nhầy ở phần còn lại của cung mang (Liem, 1987).
Trong mùa hạn lươn có thể tự đào hang trong bùn và hầu như không họat động (Smith, 1945;
Sterba, 1983; Liem, 1987). Những hang này rất lớn và có thể có nhánh sâu tới 1,5m chiều sâu.
Lươn hầu như họat động về đêm (Sterba, 1983).
Khả năng chịu độ mặn: Chủ yếu cư trú ở nước ngọt, tuy nhiên cũng thấy hiện diện ở nước lợ
và nước mặn (Nichols, 1943).
Painela J. Schofield và Leo G. Nico (2002) đã xác định khả năng chịu độ mặn cấp thời của

lươn đồng được bắt từ Bắc Miami. Lươn được chuyển trực tiếp từ nước ngọt (0,2o/oo) sang một
dãy độ mặn khác nhau: 14, 16, 18, 20, 22o/oo. Lươn chịu được độ mặn 16o/oo tới 6 ngày mà
không chết. Độ mặn > 18o/oo lươn không chịu nổi, tất cả lươn đều chết trong 24 giờ ở 22o/oo và
48 giờ ở 20o/oo. Lươn nhỏ chết nhanh hơn lươn lớn, lươn thu từ những vùng khác nhau cũng có
khả năng chịu được độ mặn khác nhau: Lươn thu từ quận Manatee và bắc Miami chết hơn 90%
trong 30 ngày ở độ mặn 18o/oo, hơn 1/2 chết trong 60 ngày ở độ mặn 14-16o/oo, trong khi đó lươn
thu từ Homestead không chết con nào trong 45 ngày thử nghiệm. Lươn thu từ quận Manatee và
bắc Miami giảm ăn đáng kể trong thử nghiệm, trong khi hầu hết lươn ở Homestead ăn tốt trong
suốt 40 ngày thử nghiệm.
Khả năng chịu nhiệt: Khả năng chịu lạnh tốt, đã thấy chịu được nhiệt độ dưới điểm đơng
(Nico, 1999).
Kích thước tối đa: Trên 70 cm tương đối hiếm, một số đạt tới 1m chiều dài, hầu hết là ở giữa
chiều dài 25 – 40 cm (Smith, 1945).

4


1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
- Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn:
Lươn đồng (Monopterus albus) là lòai có ruột dày và ngắn so với chiều dài thân, chứng tỏ có
tính ăn thiên về động vật. Lươn đồng sống chui rút dưới bùn và làm hang, chúng ăn động vật và
xác thối rửa chủ yếu là cá, tép, tơm (Mai Đình n, 1992). Lươn đồng được xem là loài săn mồi
về đêm ăn tạp chủ yếu là động vật như: cá, giun, giáp xác, và các động vật thuỷ sinh nhỏ khác
(Yamamoto và Tagawa, 2000). Lúc còn nhỏ ăn sinh vật phiêu sinh giai đọan kế tiếp ăn côn
trùng, bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi ăn các mảnh hữu cơ vụn nhỏ (rễ lúa, tảo sợi). Lươn
lớn ăn giun, ốc, tơm, tép, cá con, nịng nọc và những động vật trên cạn gần mép nước: giun, dế
(Ngô Trọng Lư, 2000).
Kết quả khảo sát thức ăn của lươn đồng nuôi trong bể cá cảnh ở Florida cho thấy khoảng 50%
có dạ dày tương đối trống, tất cả các cá thể có lượng thức ăn ít. Các loại mồi bao gồm: cơn trùng,
trứng cá, giun ít tơ, cây cỏ, giáp xác (amphipod). Côn trùng đa số là nhộng odonate- chiếm thành

phần chủ yếu trong thức ăn (Hill et al, 2000).
Khi nuôi trong ao, thức ăn tốt nhất cho lươn là giun đất. Ngịai ra có thể cho lươn ăn thịt trai,
phế phẩm lò sát sinh, dòi …(Hồ-Lư - thủy sản TQ số 2/2003). Có thể tập cho lươn ăn cám, bã
đậu, các lọai rau quả băm vụn. Lươn đồng có tính lựa chọn thức ăn rất cao, vì vậy cần phải thuần
dưỡng, tập cho lươn quen dần thức ăn ngay từ đầu (Minh Dũng, 2005).
Nhìn chung, ở Việt nam chưa có cơng bố nào nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và chế biến
thức ăn nuôi lươn đồng.
- Đặc điểm sinh trưởng:
Trong ao nuôi cho lươn đồng (Monopterus albus) ăn giun đất với mức 5 – 7% trọng lượng
thân mỗi ngày thì hệ số tiêu tốn thức ăn là 4 –6. Nếu cho lươn ăn thịt trai với 7% trọng lượng
thân mỗi ngày thì hệ số tiêu tốn thức ăn: 7,5 – 10 (Hồ Lư - thủy sản TQ số 2/2003).
Lươn đồng (Monopterus albus) năm thứ nhất lớn nhanh về chiều dài, sang năm thứ hai trọng
lượng tăng lên là chủ yếu (Ngô Trọng Lư, 2000).
Bảng 2: Tốc độ sinh trưởng của lươn đồng (Monopterus albus) theo một số tác giả
Thời gian

Chiều dài(cm)

Trọng lượng(g)

Tác giả

1 năm

27

18-60

Ngô Trọng Lư


20-27

<200

Việt Chương

100-150

Dương Nhựt Long

30-48

40-100

Ngô Trọng Lư

35-50

200-300

Việt Chương

200-300

Dương Nhựt Long

<1000

Việt Chương


1 năm

2 năm

60

5


1.1.4 Đặc điểm sinh sản
- Tuổi thành thục:
Tuổi thành thục của cá được tính từ lúc cá nở ra cho đến khi cá mang sản phẩm sinh dục lần
đầu tiên trong vòng đời của chúng.
Ở lươn đồng (Monopterus albus) việc nghiên cứu và xác định tuổi thành thục có rất ít tài liệu
công bố.
Theo Viêt Chương và Nguyễn Việt Thái (2005) từ 1,5-2 năm lươn mới đẻ lứa đầu tiên. Nhưng
theo Ngơ Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2004) thì lươn đồng thành thục sau một năm tuổi.
Như vậy so với một số loài cá đồng khác lươn thành thục muộn hơn.
- Giới tính
Lưỡng tính cái trước là phổ biến nhất ở ngành cá xương và đã được báo cáo có ở
Synbranchidae, Serranidae, Sparidae, Maenidae, Labridae và Scaridae (Reinboth, 1970 được
trích dẫn bởi Tang Fai, 1974).
Ở lươn đồng mầm sinh dục đực và mầm sinh tinh tìm thấy ở rìa khoang sinh dục trong cả 2
phiến sinh dục và vì vậy, tế bào mầm đực tồn tại trước trong giai đoạn con cái (Chan và Phillip,
1967a được trích dẫn bởi Tang Fai, 1974).
Theo Tang et al.,1974 - được trích dẫn bởi Nguyễn Tường Anh, 1999 lươn đồng (Monopterus
albus) là động vật lưỡng tính cái trước, đời sống sinh sản của nó thường trải qua 3 phase: Cái
chức phận – trung giới - đực chức phận. Việc dùng các hormon steroid sinh dục đổi giới tính của
lươn ở tất cả các phase đều khơng thành cơng.
Lươn đồng có kích thước dưới 26cm đều là lươn cái, từ 26 – 54cm có thể là đực, cái và lưỡng

tính, trên 54cm đều là lươn đực (Phạm Trang và Phạm Báu, 2000). Theo Đức Hiệp (1999), lươn
3 tuổi thân dài 35-50cm, tính cái chiếm 60%, 40% tính đực. Lươn 4 tuổi thân dài 47-59cm, tính
cái giảm xuống 30%. Lươn 5 tuổi thân dài 66-75cm tính đực 100%.
Lươn đồng khi cịn nhỏ tất cả đều là con cái. Khi trưởng thành một số con cái chuyển thành
con đực. Con đực có thể chuyển ngược trở lại thành con cái nếu mật độ con cái ít. Thời gian
chuyển giới tính có thể là cả năm (http:// el.erde.usace.army.mil/ansrp/monopterus- albys.htm).
Liu (1973) đã nghiên cứu 659 mẫu từ 5,3 tới 57,6cm và tìm ra mối tương quan rõ rệt giữa
chiều dài thân với giới tính. Những cá thể có kích thước nhỏ và trung bình thường là con cái,
trong khi những con lớn hơn thường là con đực (được trích dẫn bởi Tang Fai, 1974).
Liem (1973) khẳng định với xét nghiệm mô học tuyến sinh dục của mẫu lươn thu ở tự nhiên
và mẫu ni trong phịng thí nghiệm, ông kết luận rằng mọi cá thể đầu tiên có chức năng con cái
và ở khoảng 30 tháng tuổi bắt đầu chuyển thành con đực qua một giai đoạn lưỡng tính. Ơng ta
cũng cho rằng con đực có phần trăm cao hơn khi đàn lươn bị đói (được trích dẫn bởi Tang Fai,
1974).
Chan (1973) báo cáo có sự tăng đáng kể sự sản xuất androgen và giảm sản xuất oestrogen khi
chuyển đổi giới tính(được trích dẫn bởi Tang Fai, 1974).
6


Sự khác nhau theo mùa trong hoạt động sinh tinh và sự phát triển của tế bào kẽ phù hợp với
báo cáo của Chan (1973). Tuy nhiên, theo Tang Fai (1974) tế bào kẽ đạt đến sự phát triển tối đa
sớm hơn 1 tháng-tháng 4 thay vì tháng 5- và hoạt động sinh tinh kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4
thay vì từ tháng 3 đến tháng 5. Sự khác biệt này, có lẽ là do có vài sự khác biệt hàng năm của
các yếu tố thời tiết.
Cũng theo tác giả Tang Fai, 1974 những hormon đực khác nhau (testosteron,
methyltestosteron, 11- keto- testosteron) ở những liều khác nhau không đem lại sự chuyển đổi
giới tính sớm ở lươn cái. Methyltestosteron cũng thất bại khi kích thích sự phát triển ống tinh ở
con lưỡng tính. Dùng cyanoketon, một chất ngăn cản sinh steroid, đã xác định rằng hormone cái
ngoại sinh không cản được hoạt động của hormone đực trên tế bào mầm của con đực. Mặt khác
tiêm hormone cái vào lươn đực và lưỡng tính làm suy giảm sự sinh tinh và cấu trúc ống tinh

hồn nhưng khơng làm lươn chuyển thành con cái được.
Tuy nhiên theo Tao et al. (1993) thì việc sử dụng các hormone sinh dục đực có thể làm thay
đổi giới tính của lươn đồng (Monopterus albus). Kết quả nghiên cứu này được trình bày qua
bảng 3:

7


Bảng 3: Ảnh hưởng của 18 lần tiêm (2lần/tuần): sGnRH-A, DOM, sGnRH-A+ DOM hoặc
não thùy cá chép lên sự thay đổi giới tính của lươn đồng cái
Xử lý

n

Chuyển đổi giới tính
n

Nước muối sinh lý

10 0

sGnRH-A (0,1 µg/g)

9

8

DOM (5,0µg/g)

6


6

µg/g)+DOM 7

5

sGnRH-A
(5,0µg/g)

(0,1

Não thùy cá chép ( 1 não /cá)

3

Con cái

GS I(%)

1,24±0,14

1,29±0,18

0

n

GSI (%)


10

2,65±0,69

1

4,50

6

0,62µ±0,19*

2

8,10±1,90*

3

9,58±2,90*

(P<0.05)
- Mùa vụ sinh sản:
Lươn đồng (Monopterus albus) là loài đẻ nhiều lần trong năm, trứng được đẻ vào những tổ bọt
ở những vùng nước cạn. Những tổ này trôi nổi trong nước, trứng và con non được trông nom bởi
bố hoặc mẹ (Smith, 1945; Sterba, 1983.).
Ở Việt nam, miền bắc lươn đồng sinh sản từ tháng 3 – 4 ; miền nam lươn sinh sản từ tháng 5 –
6, mùa phụ 8 – 9 (Ngô Trọng Lư, 2000).
Theo Đức Hiệp (1999) mùa sinh sản của lươn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, tập trung vào
tháng 6- tháng 7.
Nhìn chung các nghiên cứu để xác định mùa vụ sinh sản của lươn đồng chưa chặt chẽ.

- Sức sinh sản:
Lươn đồng (Monopterus albus) đẻ trứng, trứng có màu da cam hay vàng nhạt, có tỷ trọng lớn
hơn nước, màng trứng trong suốt bao bọc trứng có hình cầu, đường kính trứng từ 3,5-4mm (Đức
Hiệp, 1999).
Lươn đồng có sức sinh sản thấp, khoảng 100 – 700 trứng/lần đẻ (Hill et al., 2000).
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2005), lươn đồng đẻ lứa đầu chỉ trên dưới 100 trứng.
Khi lươn cái càng lớn tuổi, trọng lượng càng lớn thì số trứng mỗi lứa đẻ mới tăng dần lên, có thể
đạt 700 – 1.000 trứng.
Khi thân dài 20cm, lươn có khoảng 200-400 trứng. Thân dài 30cm, có khoảng 300-500 trứng;
thân dài 40cm, có khoảng 400-800 trứng (Đức Hiệp, 1999).
So với một số loài cá đồng, lươn đẻ ít hơn nhiều.
8


1.2. Sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus)
Ở Việt Nam việc nghiên cứu sản xuất giống lươn đồng đã được xác định bởi một số tác giả
như Ngô trọng Lư, Lê Đăng Khuyến, Việt Chương, Nguyễn Việt Thái. Theo các tác giả này nên
chọn lươn nặng 100-200gr để nuôi vỗ và cho đẻ tự nhiên. Thời gian nuôi vỗ là mùa đông và cho
đẻ vào mùa xuân khi nhiệt độ nước ao trên 150C.
Tuy nhiên theo Xu Pao Min (2001) đã có kết quả sử dụng chất kích thích sinh sản cho lươn
đồng như: HCG (Human Chorionic Gonadotropin), LRHa (Luteinizing Releasing Hormon
analog), PG (Prostaglandin). Kết quả sử dụng chất kích thích sinh sản được trình bày qua bảng
4:
Bảng 4: Sử dụng chất kích thích lươn đồng đẻ
HCG
Trọng
lượng (g)

LRHa
Liều

lượng
(IU)

Trọng
lượng
(mcg)

Liều
lượng
(mg)

PG
Trọng
lượng
(g)

Liều
lượng
(mg)

Con cái

75-250

150-600

75-250

5-15


75-250

2-3

Con đực

120-300

200-400

120-300

15-20

120-300

2-4

Ovaprim: 0.5ml cho con cái, 0.25ml cho con đực
Một con lươn cái đẻ 200-600 trứng, tỷ lệ cái/đực là 1/1 tới 1/3. Nhiệt độ nước của quá trình đẻ
tự nhiên là 25-280 C. Thời gian đáp ứng từ lúc tiêm hormon đến lúc lươn đẻ là 40-75 giờ. Ở 25280 C trứng thụ tinh cần 5-7 ngày để nở.
- Ấp trứng:
Sau khi lươn đẻ dùng gáo hay vợt có mắc lưới dày để vớt các ổ trứng cho vào thùng có sẵn
nước đưa về ao ấp. Khi nhiệt độ từ 25-300 C sau một tuần trứng nở thành lươn con.(Ngô Trọng
Lư và Lê Đăng Khuyến, 2004).
Tác động của một số nhân tố sinh thái (nhiệt độ, pH, phương pháp nở, nồng độ amoniac) trên
sự phát triển phôi của lươn đồng. Kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ ấp tối ưu của lươn đồng trong
khoảng 25-28oC. Khơng có sự khác biệt đáng kể về tác động của pH trong khoảng 5,5-9,5 trên tỷ
lệ nở của trứng thụ tinh. Ấp trứng có nước nhỏ giọt có tỷ lệ nở của trứng thụ tinh cao hơn ấp
nước tĩnh. Tỷ lệ nở của trứng thụ tinh giảm với sự tăng nồng độ amoniac.(Yin S et al., 2004).

1.3. Kỹ thuật ương nuôi lươn đồng
1.3.1. Một số kết quả về ương lươn đồng
Lươn con được ấp từ các tổ bọt vớt được hoặc vớt trực tiếp từ tự nhiên cho vào ao hoặc bể
ương. Thức ăn dùng để ni là lịng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun ít tơ, dịi, ốc băm nhỏ (Ngơ
Trọng Lư, Lê Đăng Khuyến, 2004)
Mùa vớt lươn bột là mùa xuân khi nhiệt độ nước lên trên 150 C (Minh Dũng).
9


Trước khi ương phải dọn sạch và sát trùng ao, bể ương. Khi mực nước còn 10cm, cứ 10m2
dùng 2-2,5kg vơi sống để khử trùng. Sau 10 ngày có thể thả lươn giống. Mật độ ương từ 2-4
kg/m2 (40con/kg) hoặc 80-160 con/m2. Cần tắm nước muối 5% độ 5 phút để khử trùng lươn con
trước khi thả vào ao, bể ương (Hồ Lư- Thủy sản TQ số 2/ 2003).
Như vậy việc ương lươn đồng phụ thuộc vào con giống vớt được từ tự nhiên chứ không được
cung cấp từ sản xuất giống nhân tạo.
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về ni thịt lươn đồng
Lươn có thể ni dễ dàng vì vốn đầu tư nhỏ, có thể tận dụng nguồn thức ăn sẳn có và rẻ tiền ỏ
địa phương như cá tạp, ốc, tơm tép nhỏ…
Trên thế giới đã có nhiều nơi nuôi lươn với những kỹ thuật khác nhau và đã đạt được những
kết quả nhất định.
Ở Trung Quốc, nuôi lươn đồng (Monopterus albus) bắt đầu từ năm 1970. Ao ni lươn đồng
có kích thước 3x2x1,5 m, được xây nửa nổi nửa chìm, đáy và thành bể được láng xi-măng nhẵn.
Đáy lót bùn và phân chuồng, tỷ lệ 8 phần bùn, 1 phần phân trộn đều. Lớp bùn và phân dày 50
cm. Nguồn giống chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên. Cỡ lươn giống 30-40 con/ kg, tốt nhất là 50g/
con. Mật độ thả là 3-5 kg/m2 (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2004).
Kỹ thuật mô tả sau đây dựa trên thực tế của những trại nuôi thành công nhiều năm ở
Indonesia, cũng như một số thử nghiệm ở trường và trại ở Philippin và Trung Quốc
(www.iirr.org).
Lươn đồng (Monopterus albus) được ni trong bể xi-măng, có kích thước: 1x2x1m, với tổng
diện tích bề mặt là 4 m2.

Bể ni được bố trí như sau:
Xếp lớp 1/2 bể theo chiều cao như sau:
Lớp đầu tiên (dưới đáy): là bùn dày 10 cm
Lớp thứ 2

: là rơm dày 10 cm

Lớp thứ 3

: là gốc chuối dày 10 cm

Lớp thứ 4

: là phân bò dày 10 cm

Lớp thứ 5

: là bùn (hơi nghiêng bề mặt)

Đưa nước vào bể với độ cao 15 cm, để 1 tuần cho quá trình phân hủy xãy ra đến khi bọt xuất
hiện. Rút khô nước và đưa nước mới vào, lặp lại mỗi tuần trong 20-25 ngày cho đến khi hết bọt
Trồng cây thủy sinh trên lớp đất đỉnh, có tác dụng làm nơi trú ẩn và che nắng cho lươn. Đưa cá
rô phi hoặc cá chép vào để kiểm tra bể: nếu trong 3 ngày cá khơng chết thì đã thích hợp.
Nguồn nước đưa vào: từ sông, hồ, ao, suối. Nước máy cũng sử dụng được nhưng phải xử lý
cho hết chlorin.
Đưa lươn bố mẹ vào với số lượng 195-200 con/ bể (tỷ 140 con cái, 60 con đực)

10



Con giống thả nuôi được thu từ những người chuyên nuôi hoặc từ bể nuôi lươn bố mẹ. Thức
ăn cho lươn là cá nhỏ, giun đất, ốc, côn trùng thủy sinh, nhộng tằm, phế phẩm lò mổ. Ở giai
đoạn giống nên cho lươn ăn nhiều côn trùng thủy sinh. Để làm giảm chi phí ni nên sử dụng cá
nhỏ hoặc cá rẻ tiền, đồng thời thu gom ốc bươu vàng từ ruộng lúa cho lươn ăn.
Có thể trộn thêm bột, premix, vitamin vào thức ăn của lươn
Mức cho ăn : 3-5% trọng lượng thân/ ngày.
Trong q trình ni xem xét các yếu tố sau:
Kiểm tra tăng trọng của lươn (đo chiều dài, cân trọng lượng).
Theo dõi điều kiện khí hậu, nhiệt độ khơng khí để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Nhiệt độ lý
tưởng cho lươn ăn là 20-350 C.
Thu hoạch theo nhu cầu thị trường và mức tăng trưởng của lươn, có thể thu hoạch từng phần
hoặc tồn bộ. Dùng lưới đặt dưới vùng cho ăn để thu lươn, tránh làm tổn thương lươn khi thu
hoạch. Bỏ đói lươn trong thùng chứa trước khi vận chuyển lươn đến nơi tiêu thụ. Tốt nhất là bắt
đầu nuôi lươn với kích cỡ 12-15cm, trọng lượng khoảng 10g, bắt từ tự nhiên. Thu hoạch sau 8-9
tháng nuôi, 70% lươn đạt trọng lượng 250g/ con.
Theo thông tin từ trang web kỹ thuật nuôi
lươn ở Đài Loan được mô tả như sau:
Ở Đài Loan, bể nuôi lươn đã thay đổi từ dạng hình bát giác sang hình vng hoăc chữ nhật
cho phù hợp với điều kiện địa lý của vùng nuôi. Tuy nhiên người ta dùng bánh xe để sục khí và
luân chuyển nước tới các góc. Măt khác, người ta dùng bể đất nhiều hơn bể ximăng vì cho rằng
cây cỏ thủy sinh có thể hấp thụ một số thức ăn thừa và cặn bã bài tiết trong bể, giữ cho nước bể
lâu hư.
Lươn giống được đưa vào 1 bể nuôi với mật độ cao, sau một thời gian, lươn sẽ được phân loại
bằng tay, thường là khoảng 10 ngày sau khi thả, hoặc dùng lưới kéo khi cho lươn ăn. Lươn có
kích thước lớn ở trên lưới sẽ được chuyễn sang bể khác để nuôi. Trọng lượng lươn giống khi thả
từ 1-10 g.
Có 2 dạng bệnh chính trên lươn giống: nấm, ký sinh trùng. Người ta kiểm tra sức khỏe lươn
băng cách đánh lưới một số con trong bể rồi quan sát, đánh giá qua vẻ ngoài chúng theo kinh
nghiệm. Cần chú ý những kẻ địch trong tự nhiên của lươn như chim, mèo chuột, rùa. Đôi khi
người ta nuôi ghép với loài cá khác, chủ yếu để theo dõi chất lượng nước và để cá ăn thức ăn

thừa làm giảm ơ nhiễm.
Trong q trình ni người ta thường phân loại để bố trí lưon vào các bể cùng cỡ. Việc phân
loại được tiến hành theo cảm nhận cá nhân, khi thấy kích cỡ lươn trong bể khác nhau nhiều và
chất lương nước xấu. Điều này thể hiện qua: lươn đột ngột bỏ ăn không lý do, màu nước trở nên
khác. Nếu q trình ni khơng được sn sẻ, phải thực hiện phân loại lươn và làm sạch bể. Từ
lúc thả con giống tới lúc thu họach có thể phân loại từ 3-5 lần
Lươn là loài ăn thịt nên thức ăn phải phù hợp với tập tính tự nhiên của chúng, thường 60-70
% thức ăn là bột cá và 22-23% là bột bắp để khắc phục sự thiếu tính hồ trong bột cá. Trong giai
11


đoạn đầu người ta trộn thức ăn này với cá tươi. Sau đó người ta ít dùng do khó giữ cá tươi và
vấn đề ơ nhiễm.
Có hai dạng thức ăn cơ bản, thức ăn bột và thức ăn viên nổi. Thức ăn bột phải được làm thành
bánh, còn thức ăn viên được thêm vào dầu cá, vitamin, enzym hòa tan. Thức ăn viên có nhiều cơ
hội hơn cho mỗi con nhận được một viên thức ăn. Theo một số người ni 20 kg thức ăn viên có
thể cho 17 kg trọng lượng lươn, cịn đối với thức ăn bột thì được 12-13kg lươn.
Ở Việt Nam một số kết quả nuôi lươn đồng được tổng kết qua bảng 5.
Một số bệnh ở lươn đồng được tổng hợp ở bảng 6. (fishbase. org)

60 – 80

40 – 50

30 – 40

thịt

Thức ăn chế
biến (35 –

45% đạm)

Giun,
trai

Mật độ thả Kích
cỡ
ni
con giống Thức ăn
(con/m2)
(con/kg)

80 – 100

40

40 – 50

80 - 160

20
Thịt trai, phế
phẩm lò mổ,
dòi, giun

6
90%

Thành phần Thời
gian Tỷ

lệ
% W thân
ni (tháng)
sống (%)

3-4

6

97

100%

90%

5-7

3

6

5

BẢNG 5 KẾT QUẢ NI LƯƠN ĐỒNG THEO MỘT SỐ TÁC GIẢ

Mơ hình

Ao ni

Ni

ruộng

12


Hồ_Lư,
2003

Màng treo ruột

Xoang bụng
màng treo ruột

Vị trí KS

cảm Tỷ lệ cảm Quốc gia
nhiễm (%)

3

25

TQ

TQ

+ 1 -4 (TB 2)
1

31%


(2) Arthey, JR and S.Lumanlan-Mayo 1997

TQ
1 – 2 (TB 4)

(con/cá thể)

Cđộ
nhiễm

BẢNG 6 MỘT SỐ BỆNH Ở LƯƠN ĐỒNG THEO MỘT SỐ TÁC GIẢ

Tên bệnh

KST Denitiphilometra

(protozoa, worn, ete)
KST Pallisentis
(protozoa, worn, ete)

Ruột`

(protozoa, worn, ete)
KST Eustrong Ylides (ấu Xoang bụng
trùng)

Ngô Trọng (protozoa, worn, ete)
Lư, 2004
KST, Prolêptina


Năng
suất
Nguồn
(kg/m2/tháng)

4 – 4.3
4.3 – 4.5

2.5 - 5

1.2 – 2.5

Ngô Trọng
Lư,

Đăng
Khuyến
(1) Moravec, F, P. Nie and G.Wang 2003
2004

13


(1)

Tác giả

Hồ liangzi, Tỉnh 2001
Hubki

(1)

Năm

2001
(1)

Địa điểm

2001

(2)

nt

nt

1992

14


TÓM LẠI
Những nghiên cứu về lươn đồng (Monopterus albus) cho đến hiện nay cịn rất ít, đặc biệt là
vấn đề sinh sản nhân tạo hầu như chưa có tài liệu được nào công bố. Về kỹ thuật nuôi cũng chưa
được thí nghiệm và cơng bố về quy trình kỹ thuật ni mang tính khoa học.
Nghề ni lươn đồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ mới phát triển trong những năm gần
đây, đa phần là do tự phát, người nuôi chưa nắm vững kỹ thuật và chưa được sự giúp đỡ về vốn
để phục vụ sản xuất. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ lươn đồng chỉ mới dừng lại ở thị trường nội
địa, chưa có thị trường xuất khẩu, vì thế rất cần có những chính sách hoạch định thật cụ thể để

giúp cho nghề nuôi lươn đồng phát triển bền vững trong tương lai.
2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương tiện nghiên cứu
-

Máy xử lý mẫu STP 102 (Micro)

-

Máy nhuộm HMS 70 (Micro)

-

Máy đúc khối EC 350 (Micro)

-

Máy cắt PR 50 (SAKURA)

-

Kính hiển vi

-

Máy ly tâm

-

Máy đo pH


-

Nhiệt kế

-

Khay mủ

-

Thức ăn cho lươn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu mẫu và cố định mẫu nghiên cứu sinh học

Thu mẫu
Mẫu lươn được thu ngẫu nhiên với các kích thước khác nhau từ ngư dân đánh bắt bằng lờ, lợp,
dớn, chất ụ rơm (lục bình) trong ao, kênh, ruộng lúa với số lượng 30 con/đợt để phân tích các chỉ
tiêu sinh học sinh sản.
Cố định mẫu
Đối với đặc điểm hình thái bên ngoài: Mẫu lươn được giải phẩu để cân đo các chỉ tiêu tại hiện
trường, sau đó cố định mẫu những phần cần phân tích khác để đưa về phân tích tại phịng thí
nghiệm khoa Thuỷ Sản – Đại Học Cần Thơ.

15


×