Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Tình hình hứng thú học tập môn tiếng pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng anh trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.57 KB, 49 trang )

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của rất nhiều người. Nếu không có những sự giúp đỡ này
thì tôi đã không thể hoàn thành một cách tốt đẹp đề tài nghiên
cứu của mình. Do đó, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học An Giang đã cung cấp
nguồn kinh phí giúp tôi thực hiện đề tài này. Kế đến tôi xin chân
thành cảm ơn Khoa Sư phạm đã tạo điều kiện để tôi có thể tiến
hành nghiên cứu đề tài này và cung cấp mọi điều cần thiết cho
tôi khi đang nghiên cứu. Đặc biệt, tôi thực sự rất biết ơn thạc só
Huỳnh Công Lộc, giáo viên hướng dẫn đề tài này của tôi. Trong
suốt thời gian nghiên cứu khoa học, thầy đã rất tận tình chỉ bảo
cho tôi, giúp tôi có thể trong thời gian ngắn nhất hoàn thành được
đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến
những sinh viên lớp DH2D, DH3D1, DH3D2 đã giúp tôi hoàn
thành việc điều tra, giúp tôi có đủ cơ sở cần thiết để tiến hành
nghiên cứu. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn những người đã
giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

1


™
™
™
™

™
™
™

Lời cảm ơn


Mục lục
Phần I : những vấn đề chung
Phần II : nội dung nghiên cứu
¾
Chương I : Một số vấn đề về lý luận
¾
Chương II : Thực trạng vấn đề nghiên cứu
¾
Chương III : Phân tích thực trạng qua:
ƒ Những câu hỏi điều tra tình hình hứng thú của
sinh viên.
ƒ Những câu hỏi điều tra tác dụng của cách thức
giảng dạy của giảng viên đối với hứng thú của sinh viên
ƒ Những câu hỏi điều tra thời gian sinh viên dùng
cho việc học tập ở nhà.
ƒ Những câu hỏi điều tra về đề xuất của sinh viên
¾
Chương IV : Những đề xuất qua việc phân tích thực trạng
ƒ Những đề xuất đối với sinh viên
ƒ Những đề xuất đối với giảng viên
Phần III : kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần phuï luïc

Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 6
Trang 8
Trang 10

Trang 14
Trang 18
Trang 21
Trang 24
Trang 31
Trang 36
Trang 38
Trang 39

2


1. Lý do chọn đề tài :
Ngày nay, bên cạnh tiếng Anh, một phương tiện ngôn ngữû giao tiếp chủ yếu
nhất hiện nay, thì tiếng Pháp là ngôn ngữ cũng rất phổ biến, nó là ngôn ngữ chính của
hơn 120 triệu người trên thế giới, thậm chí có hơn 10 nước trên thế giới sử dụng tiếng
Pháp làm ngôn ngữ ngoại giao chính thức của chính phủ mình. Vì vậy, tầm quan trọng
của nó trên thế giới là một vấn đề không còn gì để bàn cãi. Ở Việt Nam, ở bậc trung
học phổ thông, tiếng Pháp đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Đối với sinh
viên chuyên ngành tiếng Anh thì tiếng Pháp là một ngoại ngữ bắt buộc bên cạnh môn
chuyên ngành. Việc học thêm ngoại ngữ tiếng Pháp sẽ giúp sinh viên tiếp cận và làm
quen với một nền văn hóa mới nữa trên thế giới, bởi lẽ ngôn ngữ luôn luôn phản ánh
những biến động sâu xa trong lòng xã hội, mọi mặt về đời sống kinh tế, văn hóa,
phong tục, tập quán của đất nước, của dân tộc ấy. Đó là điều rất cần thiết trong thời đại
thông tin khoa học hiên nay. Đặc biệt, việc sinh viên chuyên ngành tiếng Anh học
tiếng Pháp sẽ có rất nhiều lợi ích do sự quan hệ với nhau về nguồn gốc, vị trí địa lý và
lịch sử của 2 loại ngôn ngữ này. Do đó sinh viên sẽ có điều kiện để trau dồi cả hai
ngoại ngữ cùng một lúc.
Như chúng ta đã biết, tiếng Pháp cũng tương tự như các thứ tiếng Châu Âu
khác, số lượng thành ngữ tiếng Pháp rất phong phú, đa dạng (phần lớn thành ngữ và

tục ngữ Pháp không thể hiểu được chỉ bằng vốn từ ngữ và cú pháp vì thông thường
chúng đã mất đi sự liên hệ ngữ nghóa với ý nghóa nguyên thủy của nó). Bên cạnh đó,
tiếng Pháp cũng đòi hỏi sự chặt chẽ nhiều trong ngữ pháp (chặt chẽ hơn rất nhiều so
với môn tiếng Anh, trong một câu tiếng Pháp đòi hỏi sự hòa hợp chặt chẽ giữa chủ từ,
động từ, tính từ sao cho phù hợp nhất), ngoài ra còn có sự ngắn gọn trong hội thoại, đa
dạng trong từ ngữ (đặc biệt là về cách hoà hợp về giống và số vì bất cứ tiếng danh từ
nào trong tiếng Pháp đều có kèm theo giống mà để nhớ được chính xác giống của tất
cả từ thì không phải là điều dễ dàng, thêm vào đó là cách chia số ít, số nhiều của động
từ lại có những quy luật riêng, ngoài ra sinh viên còn phải học thuộc lòng những trường
hợp ngoại lệ, không theo quy tắc). Chính những điều này đã gây khó khăn rất lớn cho
sinh viên nói riêng và người học tiếng Pháp nói chung. Hơn nữa, hiện nay ở trường đại
học An Giang tiếng Pháp là một ngôn ngữ thứ hai đối với sinh viên chuyên ngành
tiếng Anh nên việc giảng dạy tiếng Pháp được tiến hành một cách khá đơn giản, trong
đó chỉ chú trọng giảng dạy ngữ pháp, từ vựng đơn điệu mà thiếu đi các hình thức học
tập như nghe, nói, viết nhằm tạo sự hứng thú cho sinh viên. Vì nguyên nhân này nên
3


có thể sinh viên sẽ dễ tiếp thu một cách rất máy móc những tri thức mà giảng viên
truyền cho mà thiếu đi sự tích cực, sáng tạo, một yếu tố rất cần thiết cho việc học
ngoại ngữ, dần dần hứng thú của sinh viên cũng từ đó mà bị ảnh hưởng.
Do thực trạng trên bản thân là một sinh viên chuyên ngành tiếng Anh nhưng lại
rất thích thú đối với môn tiếng Pháp, tôi cảm thấy rất có hứng thú khi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ tình hình hứng thú học tập môn tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành
tiếng Anh trường đại học An Giang”. Nếu đề tài này được nghiên cứu thành công thì
sẽ cơ bản nắm được tình hình hứng thú học tập môn tiếng Pháp của sinh viên, nguyên
nhân của sự mất hứng thú (nếu có), đồng thời có thể đề xuất được những giải pháp hữu
hiệu trong việc giảng dạy và học tập môn tiếng Pháp đối với giảng viên và sinh viên,
qua đó góp phần bồi dưỡng hứng thú học tập cho sinh viên. Nhờ vậy chất lượng học
tập toàn diện của sinh viên cũng được nâng cao.

2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng việc học tập, tiếp thu môn tiếng Pháp của sinh viên chuyên
ngành tiếng Anh để thấy rõ hứng thú của sinh viên đối với ngoại ngữ này, từ đó tìm
hiểu và phân tích nguyên nhân của thực trạng thiếu hứng thú trong học tập của sinh
viên.
Nắm được nguyện vọng, ý kiến của sinh viên đối với cách giảng dạy và học tập
môn tiếng Pháp để giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh trong cách thức phân phối
thời gian, nội dung học tập môn tiếng Pháp cho phù hợp với sinh viên.
Từ việc tìm hiểu thực trạng học tập, phân tích nguyên nhân, tìm hiểu ý kiến của
sinh viên mà có cơ sở để đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong cách thức giảng dạy
và học tập môn tiếng Pháp, kiến nghị những hình thức tổ chức dạy học mới nhằm phát
huy tính tích cực, tăng hứng thú, giúp sinh viên học tập một cách có hiệu quả nhất, nói
cách khác là nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “hứng thú học tập môn tiếng Pháp”.
4. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 110 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường đại học
An Giang ở các lớp ĐH2D, ĐH3D1, ĐH3D2.
5. Giới hạn đề tài
Giới hạn của đề tài này chỉ là nghiên cứu hứng thú học tập môn tiếng Pháp của
sinh viên khối sư phạm khoa ngoại ngữ trường đại học An Giang, học kỳ II năm học
2003-2004.
6. Giả thuyết khoa học
Trong khi học bất kì môn nào mà nhất là việc học ngoại ngữ, sự hứng thú của
người học đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công, tuy nhiên

4


chất lượng học tập môn tiếng Pháp của sinh viên chưa cao, sinh viên còn gặp nhiều

khó khăn trong việc học tiếng Pháp. Nếu tiến hành điều tra về hứng thú học tập của
sinh viên sẽ có thể tìm ra những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hứng thú học tập
của sinh viên nhờ đóù nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Pháp nói riêng và chất
lượng học tập toàn diệân của sinh viên nói chung.
7. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra giáo dục : dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một
số lớn sinh viên chuyên ngành tiếng Anh cả trường nhằm thu thập ý kiến chủ quan của
họ về một vấn đề học tập môn tiếng Pháp. Các tài liệu điều tra được sẽ là thông tin
quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề
xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn.
Cụ thể ở đề tài này, tôi sử dụng chủ yếu loại câu hỏi đóng với nhiều lựa chọn ( 30
câu hỏi) để trắc nghiệm sinh viên thuộc các lớp chuyên ngành tiếng Anh xoay quanh
vấn đề dạy và học môn tiếng Pháp để nắm được thực trạng của vấn đề đang nghiên
cứu. Sau khi thu về phiếu điều tra từ sinh viên, tôi sẽ phân loại bằng phương pháp thủ
công hay xử lý bằng công thức toán học thống kê và máy tính cho ra kết quả khách
quan thống kê theo tỉ lệ phần trăm để nắm được tình hình chất lượng học tập và hứng
thú của sinh viên đối với môn tiếng Pháp. Trên cơ sở nắm được số liệâu đó tiến hành
phân tích kết quả đó.
2. Phương pháp đọc sách và tài liệu: đây là phương pháp không thể thiếu được của
việc nghiên cứu, nó được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Ở đề tài này, tôi sẽ
tiến hành đọc, tham khảo một số sách về tâm lý học để có tài liệu viết phần cơ sở lý
luận của đề tài, các tài liệu giáo dục học để nghiên cứu phương pháp giảng dạy của
giáo viên có ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào, để từ đó có cơ sở để đề xuất các
phương pháp giảng dạy mới, cùng tất cả các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là phương pháp thu thập thông tin khoa học,
nhận định đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ của đội ngũ
chuyên gia có trình độ cao về một lónh vực nhất định.
Khi sử dụng phương pháp này cho đề tài nghiên cứu đang thực hiện thì người
được lấy ý kiến chủ yếu là giáo viên hướng dẫn, người đang giảng dạy môn tiếng

Pháp. Những vấn đề cần lấy ý kiến là những kinh nghiệâm giảng dạy trước nay, những
khó khăn mà giảng viên gặp phải cũng như những khó khăn về phía sinh viên làm tư
liệu hỗ trợ cho việc điều tra nghiên cứu đề tài.
4. Phương pháp quan sát : ở đề tài này phương pháp quan sát được sử dụng trong
quá trình học tập. Trong giờ học, tôi chú ý quan sát các bạn sinh viên có thái độ như
thế nào trong giờ học như có tích cực giơ tay phát biểu trong giờ học hay không? Tiến
hành ghi chú, để từ đó có thêm những thông tin và tư liệu cần thiết bổ sung cho việc
phân tích thực trạng trong phiếu điều tra.

5


CHƯƠNG I : Một số vấn đề về lý luận.
* Hứng thú là gì?
Hứng thú là cảm giác thích thú trước một sự việc, là biểu hiện của một nhu cầu
làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo khoái cảm, thích thú. Nói đến hứng thú tức là
nói đến một mục tiêu huy động sinh lực ( tâm lý và thể chất ) để cố gắng thực hiện. Có
những hứng thú đòi hỏi thỏa mãn trước mắt như muốn ăn một món gì đó, có những
hứng thú gián tiếp, phải thông qua một hoạt động khác thường không thú vị, mới thỏa
mãn như học toán để cuối năm thi đỗ. Hứng thú gây chú ý và làm cho chủ thể cố gắng
hành động. Các nhà giáo dục thường tìm cách gây hứng thú bằng cách đưa ra chủ đề,
giao nhiệm vụ… Những chủ đề, nhiệm vụ ấy gây ra hứng thú để vượt qua những khó
khăn trong học tập.
* Hứng thú có vai trò gì đối với việc học ngoại ngữ nói chung và môn tiếng
Pháp nói riêng?
Có vai trò hết sức quan trọng, quyết định rất nhiều đến kết quả học tập của sinh
viên vì hứng thú là tiền đề của sự tự giác. Hứng thú và tự giác là 2 yếu tố tạo nên tính
tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập, là mầm mống của sự sáng tạo. Và
ngược lại sự sáng tạo sẽ phát huy tính tự giác, bồi dưỡng hứng thú và động cơ học tập
của sinh viên …

Hứng thú tạo ra tính tích cực và động cơ học tập cho sinh viên trong hoạt động
học tập.

* Tích tích cực là gì ?
Tích tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội,
khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì có sẵn trong tự nhiên, mà còn
chủ động sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của xã hội,
sáng tạo ra nền văn hóa.

* Tích tích cực trong hoạt động học tập là gì ?

6


Tích tích cực trong hoạt động học tập về thực chất là tính tích cực nhận thức,
đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm
lónh tri thức.
* Những biểu hiện của tính tích cực là gì?
- Chăm chú nhìn, ghi chép, tập trung chú ý cao, tham gia trả lời câu hỏi của giáo
viên.
- Hứng thú học tập, ghi nhớ bài tốt.
- Hoàn thành bài tập về nhà và đạt được kết quả như mong muốn.
- Đọc bài đọc thêm và nêu thắc mắc về các vấn đề trong bài đó.
- Quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt mục đích học tập.
- Tham gia các bài tập thực hành, bài tập vận dụng và phát huy tính sáng tạo.
* Biện pháp để phát huy tính tích cực và sáng tạo là gì?
- Đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh tham gia, giúp các em hình thành
kỹ năng tổng hợp, so sánh, phán đoán …
- Lựa chọn nội dung dạy học phải cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng, phải
mới và phải được trình bày dưới dạng động.

- Vận dụng phối hợp tất cả các phương pháp dạy học và phát huy được ưu điểm
của chúng.
- Sử dụng hình thức dạy học đa dạng, phương pháp học nhóm, học trong lớp,
ngoài trời, trong phòng thí nghiệm …
- Kết hợp liên hệ lý thuyết với thực tiễn đời sống.
- Sử dụng phương tiện dạy học hợp lý, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng
môn, từng bài.
- Thái độ, cách ứng xử của giáo viên cũng kích thích khả năng, phát huy tính
tích cực của học sinh; phải xây dựng tốt mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể
để các em thi đua học tập.
* Thế nào là động cơ học tập và làm thế nào để hình thành động cơ học
tập?
_ Động cơ học tập là cái thúc đẩy hoạt động học, là cái vì nó mà sinh viên thực
hiện hoạt động học. Động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt
động học, tức là những tri thức, kó năng, thái độ mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ.
_ Có 2 loại động cơ học tập :
+ Những động cơ hoàn thiện tri thức (còn gọi là những động cơ bên trong): có
lòng khao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê với những quá
trình giải quyết nhiệm vụ học tập…
Như vậy, tất cả những biểu hiện này đều do sự hấp dẫn, lôi cuốn của bản thân
tri thức cũng như những phương pháp giành lấy tri thức đó. Mỗi lần giành được cái mới
ở đối tượng học thì các em cảm thấy nguyện vọng hoàn thiện tri thức của mình đã được
thực hiện một phần. Trường hợp này nguyện vọng hoàn thiện tri thức được hiện thân ở
đối tượng hoạt động học. Do đó ta gọi động cơ này là động cơ hoàn thiện tri thức.

7


+ Những động cơ có quan hệ xã hội ( còn gọi là động cơ bên ngoài): học sinh
say sưa hoạt động học tập vì sức hấp dẫn, lôi cuốn của một cái ở ngoài mục đích trực

tiếp của việc học tập như : thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, lòng
hiếu danh, sự hài lòng của cha mẹ, sự khâm phục của bạn bè… Ở đây, những tri thức kó
năng, kó xảo, thái độ, hành vi chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu khác. Trong trường
hợp này những mối quan hệ xã hội của cá nhân được hiện thân ở đối tượng học tập. Do
đó, ta gọi loại động cơ học tập này là “động cơ có quan hệ xã hội”.
Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt, mà phải được hình thành
dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức cho học sinh tự phát hiện
ra vấn đề và giải quyết các vấn đề, hình thành ở học sinh nhu cầu học tập, nhu cầu
nhận thức, nhu cầu chiếm lónh đối tượng học.

CHƯƠNG II : Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a) Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Từ trước đến nay, vấn đề hứng thú trong học tập luôn là yếu tố rất được giáo
viên và các nhà giáo dục quan tâm đến. Rất nhiều đề tài nghiên cứu về hứng thú học
tập của học sinh, sinh viên về một môn học nào đó đã được ra đời. Họ luôn tìm mọi
cách để bồi đắp hứng thú cho học sinh, sinh viên. Dù người học đang học môn gì đi
nữa, dù dễ đến đâu nhưng nếu không có sự hứng thú thì rất khó có thể thành công được
mà nếu có cũng chỉ ở một mức độ rất hạn chế. Càng quan trọng hơn nữa khi môn học
mà chúng ta đang nói đến là tiếng Pháp một ngoại ngữ tương đối khó và phức tạp cho
người học. Do vậy, vấn đề hứng thú càng cần phải được chú trọng hơn vì với một ngoại
ngữ hoàn toàn xa lạ, chưa từng biết qua từ trước đến nay thì nếu không có sự say mê,
thích thú thì rất dễ dàng bỏ cuộc nửa chừng khi chỉ gặp trắc trở nhỏ. Như vừa trình bày
ở trên, có rất nhiều đề tài đã nghiên cứu về vấn đề hứng thú như hứng thú học tập môn
tiếng An, hứng thú học tập tiếng Việt …thậm chí cũng đã có những đề tài nghiên cứu
về hứng tú học tập môn tiếng Pháp nhưng đây là đề tài nghiên cứu về hứng thú học tập
môn tiếng Pháp lấy đối tượng nghiên cứu là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của
trường đại học An Giang. Vì lý do này nên tôi có thể khẳng định đề tài của mình chưa
có ai tiến hành nghiên cứu từ trước đến nay. Do vậy, đây là một đề tài hoàn toàn mới
và việc tiến hành nghiên cứu nó là điều rất cần thiết vì nếu tiến hành nghiên cứu thành
công sẽ giúp ích được rất nhiều cho sinh viên trong việc nâng cao chất lượng học tập

môn tiếng Pháp.
b) Vài nét về cơ sở nghiên cứu.
_ Tình hình giảng dạy và học tập môn tiếng Pháp ở trường đại học An Giang.
Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh được học tiếng Pháp hiện nay chủ yếu là
sinh viên đại học khóa I, II, III với số lượng khoảng trên 200 sinh viên. Trong số đó có
thể chia thành 3 loại chính : loại thứ nhất là sinh viên đã được học tiếng Pháp ở trường
Trung học phổ thông, loại thứ hai là sinh viên đã được học tiếng Pháp ở trung tâm
8


ngoại ngữ, loại cuối cùng là sinh viên chưa hề biết qua tiếng Pháp. Do chỉ là một ngoại
ngữ thứ 2 bên cạnh môn tiếng Anh nên phân phối thời gian dành cho môn tiếng Pháp
cũng rất hạn hẹp. Theo phân phối chương trình của nhà trường mỗi học kì sinh viên sẽ
được học 75 tiết. Trong đó chỉ chú trọng giảng dạy từ vựng, ngữ pháp cho sinh viên.
Còn các kỉ năng khác như nghe, nói, viết thì hầu như không có thời gian để trang bị
cho sinh viên. Còn một yếu tố khác là do số lượng giảng viên giảng dạy môn tiếng
Pháp của trường không nhiều, số lượng giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy thì lại
càng ít. Hiện nay, chỉ có 2 giảng viên đang ở trình độ thạc só. Do những khó khăn nêu
trên, sinh viên chưa có đủ điều kiện để học tập nâng cao đối với môn tiếng Pháp mặc
dù một số sinh viên cũng tỏ ra rất yêu thích và có hứng thú đối với môn học này.
c) Hứng thú học tập môn tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh
trường đại học An Giang.
Nhìn chung có thể thấy sinh viên chưa có nhiều hứng thú và chú trọng đầu tư
nhiều cho môn học này. Một phần là do sinh viên còn phải học rất nhiều môn học khác
nhau trong đó đáng ngại nhất là những môn học bài cần rất nhiều thời gian, một phần
là do tâm lí chủ quan xem thường, ngoài ra còn một lý do khiến tiếng Pháp không thể
gây được hứng thú cho sinh viên là hiện nay tiếng Pháp chưa được giảng dạy dưới
nhiều hình thức sinh động, thú vị sử dụng nhiều phương tiện trực quan như tiếng Anh
do đó chưa gây được nhiều hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tập. Những điều
này làm mất đi hứng thú của sinh viên nên rất cần được nghiên cứu để có những giải

pháp khắc phục.
d) Vài nét về môn tiếng Pháp và lợi ích của việc học ngoại ngữ nói chung
cũng như tiếng Pháp nói riêng đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh.
_ Vài nét về môn tiếng Pháp
Tiếng Pháp là một trong 10 ngôn ngữ có số người sử dụng đông nhất trên thế
giới, đã từng là một trong 2 ngôn ngữ chính của liên minh quốc tế, là ngôn ngữ được sử
dụng trong mối quan hệ ngoại giao và giao tiếp xã hội mang tính quốc tế, tác dụng
không thua kém tiếng Anh. Ở trường Đại học An Giang, do là một trường đại học mới
được hình thành trên nền tảng là một trường Cao Đẳng Sư Phạm nên hiện tai trường
chưa có chuyên ngành tiếng Pháp, mà chỉ đưa tiếng Pháp vào giảng dạy cho sinh viên
chuyên ngành tiếng Anh như là một ngoại ngữ thứ hai. Sinh viên chuyên ngành tiếng
Anh sẽ được học 4 học phần tiếng Pháp theo giáo trình “Le Nouveau Sans Frontières
1”. Đây là bộ giáo trình tiếng Pháp có hệ thống ngữ pháp và bài tập tương đối đầy đủ,
kèm theo đó là một số bài tập nghe, nói, viết bảo đảm trang bị đầy đủ những tri thức
cần thiết cho sinh viên. Ngoài ra giáo trình này còn đảm bảo cung cấp người học
những kiến thức cơ bản về văn hóa nước Pháp nhờ có nhiều tài liệu, minh họa, hình
ảnh.
_ Lợi ích thực sự của việc học ngoại ngữ là gì?
Sẽ tưởng chừng là đùa nếu đặt câu hỏi như trên, bởi đến nay, không ai phủ
nhận tác dụng của việc biết ngoại ngữ trong công tác, du lịch, sống ở nước ngoài và
nhất là trong việc tiếp thu tri thức mới. Tuy nhiên một số người chưa đánh giá hết taàm
9


quan trọng của việc học ngoại ngữ trong thời đại ngày nay. Chẳng nói gì ảnh hưởng
của ngoại ngữ đến công tác, hay nghiên cứu cao xa gì, chỉ nội một việc do không biết
ngoại ngữ mà các bà nội trợ cho con sử dụng sữa hay uống thuốc “quá đát” mà không
hay biết, một ông đi công tác nước ngoài mua thịt hộp cho chó ăn mà lại ngỡ là thịt cầy
hộp dùng cho người. Những thí dụ như thế không ít. Như vậy ngoại ngữ đã gắn liền với
cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và việc học ngoại ngữ là có lợi ích thật sự không

cần bàn cãi. Ngoại ngữ trong thời đại ngày nay là một công cụ giao tiếp đắc lực, giúp
chúng ta mở rộng tầm hiểu biết, nói rộng ra, lợi ích thực sự của việc học ngoại ngữ là
đáp ứng được và kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế xã hội hiện nay.
_ Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh có thuận lợi gì khi học tiếng Pháp?
Có thể nói tiếng Pháp là một trong những ngoại ngữ gần gũi và tương đồng nhất
với tiếng Anh về ngữ pháp và từ vựng. Ttrước hết vì chúng cùng họ la tinh, hơn nữa vì
lý do lịch sử (người Norman ở Pháp xâm lược Anh và đưa tiếng Pháp vào Anh, nhập
với tiếng gốc Anglo-saxon dần dần tạo thành tiếng Anh); kế đến là vì lý do địa lý
(nước Pháp chỉ cách nước Anh một biển nhỏ là biển Manche). Vì vậy quan hệ Anh,
Pháp rất gần gũi và hai ngôn ngữ này ảnh hưởng nhau rất nhiều, thậm chí có một bộ
phận rất giống nhau nữa. Ví dụ : một từ tiếng Anh được viết giống hoặc gần giống từ
tiếng pháp mà có nghóa giống nhau và ngược lại như blond ( tiếng Pháp) và blond
(tiếng Anh) đều có nghóa là “tóc vàng” Do đó việc học tiếng Pháp đối với sinh viên
chuyên ngành tiếng Anh là rất có lợi vì trong quá trình học tiếng Pháp sinh viên sẽ có
sự liên tưởng qua lại giữa 2 ngoại ngữ khi gặp những trường hợp tương đồng, nhờ đó
sinh viên sẽ có dịp để trau dồi cả 2 ngoại ngữ.

CHƯƠNG III : Phân tích thực trạng, tình hình hứng thú
học tiếng Pháp của sinh viên qua phiếu điều tra.
Tổng cộng có 110 phiếu điều tra. Các câu hỏi điều tra về việc học tập môn
tiếng Pháp của sinh viên chủ yếu xoay quanh 4 vấn đề lớn: hứng thú và cảm nghó của
sinh viên khi học tiếng Pháp; cách giảng dạy của giảng viên có tác động đến sự hứng
thú của sinh viên như thế nào; điều tra về thời gian sinh viên dành cho việc rèn luyện
thêm ở nhà ( điều này cũng thể hiện sinh viên có hứng thú đối với môn học này hay
không?); và những đề xuất của sinh viên trong việc giảng dạy nhằm bồi đắp hứng thu,ù
nâng cao chất lương học tập của sinh viên.
Sau khi đã thống kê và chia tỉ lệ phần trăm thì kết quả phiếu điều tra như sau:
a) Tình hình hứng thú và cảm nghó của sinh viên khi học môn tiếng Pháp (từ
câu hỏi 1 đến câu hỏi 11)
Trước tiên, chúng ta sẽ xét các nguồn học tiếng Pháp khác nhau trong sinh

viên. Phiếu điều tra cho thấy sinh viên học tiếng Pháp ở trường đại học An Giang có 3
loại với tiû lệ như sau : 11,7% sinh viên đã học qua tiếng Pháp ở trung tâm ngoại ngữ,
15,8% sinh viên đã được học tương đối kỹ ở trường THPT (lực lượng này lại chia làm 2
10


loại: loại thứ nhất là sinh viên học cả 7 năm tiếng Pháp ở trường THPT nhưng ở đây
chỉ có một trường hợp, loại thứ 2 là sinh viên chỉ học tiếng Pháp 3 năm). Đây là 2 lực
lượng sinh viên sẽ có nhiều ưu thế hơn trong việc học tiếng Pháp do đã có căn bản từ
trước. Số lượng còn lại tương đối lớn (72,7%) sinh viên chưa từng biết qua tiếng Pháp,
chỉ mới được thức sự tiếp xúc khi học ở trường Đại học nhưng lại là lực lượng chiếm đa
số trong sinh viên. Như vậy xét về nguồn gốc trong sinh viên cũng có sự khác biệt rõ
rệt, điều này cũng gây khó khăn cho giảng viên trong quá trình giảng dạy vì những
sinh viên đã được học trước sẽ tiếp thu rất nhanh, còn các sinh viên khác lại chậm hơn.
Sau đây là biểu đồ biểu diễn tỉ lệ nêu trên.

80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
HỌC TP Ở
HỌC Ở
CHƯA TỪNG
TRUNG TÂM TRƯỜNG THPT HỌC QUA
NGOẠI NGỮ

TIẾNG PHÁP

BIỂU ĐỒ TỈ LỆ NGUỒN GỐC SINH VIÊN HỌC TIẾNG
PHÁP Ở TRƯỜNG ĐHAG
Đồng thời khi sinh viên được hỏi về cảm nghó của mình trước khi được học
tiếng Pháp thì 44,5% sinh viên cho đây là một ngoại ngữ rất khó do sự đa dạng về
giống, số và cách chia động từ; bên cạnh đó cũng có 34,5% tỏ ra thích tiếng Pháp vì
đây là ngoại ngoại ngữ cũng tương đối phổ biến, được sử dụng nhiều trên thế giới, còn
lại 2 tỉ lệ khác là 8,3% sinh viên cho là đây là một môn dễ học vì tương đối giống tiếng
Anh, môn chuyên ngành mà các bạn đang học theo học; còn lại 12.7% khác thì không
có cảm nghó gì. Như vậy, nhìn chung trước khi được học tiếng Pháp, số lượng sinh viên
thích môn học này không nhiều ( chưa tới 50%). Tuy nhiên cũng phải cần nhìn nhận
một vấn đề là quả thật tiếng Pháp là một ngoại ngữ đòi hỏi phải rất chặt chẽ trong ngữ
pháp đặc biệt về giống, số và sự đa dạng trong cách chia động từ, điều này chính là
nguyên nhân làm một số sinh viên cảm thấy lo lắng dù chưa thật sự học môn này. Do
đó trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần tìm ra những cách thức hữu hiệu, những
quy tắc để giúp sinh viên có thể nhớ được những quy tắc phân biệt về giống, số, cách

11


chia động từ, nếu làm được điều này sinh viên sẽ cảm thấy vững vàng hơn trong quá
trình học tập.
Ở những câu tiếp theo là những cảm nhận của sinh viên khi đã thực sự bước
vào học tiếng Pháp, sinh viên có những suy nghó như sau: khi được hỏi cảm giác của
mình khi được học một giờ tiếng Pháp thì 37,4% sinh viên rất thích học, 50% tương đối
thích, 11,8% sinh viên cho là bình thường như những tiết học khác, và chỉ có 1,8% cho
là rất nhàm chán. Như vậy nhìn một cách tổng quá thì sinh viên chuyên ngành tiếng
Anh trường đại học An Giang có hứng thú đối với môn tiếng Pháp với tỉ lệ 87.4%, chỉ
có một số lương rất nhỏ là không thích môn học này. Tương tự ở 2 câu tiếp theo hầu

như đa số sinh viên đều cho là việc học tiếng Pháp là rất cần thiết với các bạn ( tỉ lệ
68.2%); 31.8% sinh viên cho là không cần thiết lắm. Đồng thời việc học tiếng Pháp là
điều rất thích thú đối với 54.5% sinh viên; gần 11% sinh viên không thích học tiếng
Pháp và cho là học tiếng Pháp đối với họ là điều bắt buộc, tỉ lệ còn lại là sinh viên
cảm thấy bình thường như các môn học khác. Vấn đề phát biểu tham gia, đóng góp
xây dựng bài của sinh viên cũng là một biểu hiện của sự tích cực và hứng thú trong học
tập của sinh viên. Ở đây, phiếu điều tra cho thấy, sinh viên nhìn chung là có tham gia
đóng góp xây dựng bài nhưng vẫn chưa thường xuyên lắm. Theo thống kê, chỉ có
13.6% là thường xuyên và tích cực phát biểu, 52.7% là thỉnh thoảng, còn lại là số
lượng sinh viên không hề giơ tay phát biểu hoặc chỉ phát biểu khi biết chắc câu trả lời
là đúng. Do đó, vần đề cần thiết ở đây là cần có biện pháp tích cực giúp sinh viên hăng
hái hơn, năng động hơn trong việc học tập nhằm giúp sinh viên có thể tự do phát huy
sự hiểu biết của mình, bồi dưỡng hứng thú cho sinh viên.
Tiếp theo, ở câu hỏi điều tra về yếu tố làm sinh viên thích thú nhất khi học
tiếng Pháp, thì hầu hết sinh viên trả lời là thích với tỉ lệ 87.3% dù trong tỉ lệ này sinh
viên thích vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một số lượng lớn sinh viên thích vì do
giống với tiếng Anh, một số khác thích do ngữ pháp chặt chẽ, còn lại cũng chiếm số
đông là do cách đọc luyến âm của tiếng Pháp nghe rất hay, nên đã thu hút được sinh
viên. Nói một cách tổng quát thì dù sinh viên thích vì bất cứ lý do nào thì điều quan
trọng nhất là giảng viên cần cố gắng phát huy những thế mạnh của môn học này để thu
hút 12.7% sinh viên không thích tiếng Pháp còn lại. Một vấn đề tiếp theo sắp đề cập
đến đó là trình độ tiếng Pháp hiện nay và hướng tiếp tục học tập nâng cao của sinh
viên trong tương lai. Như đã thống kê ở trên, đa số sinh viên có hưng thú với ngoại ngữ
này nhưng khi điều tra về trình độ tiếng Pháp hiện nay của sinh viên thì con số thật sự
chưa đạt yêu cầu. Chỉ có 2 sinh viên ( 1,8%) tự cảm thấy mình sử dụng tiếng Pháp rất
thành thạo còn lại 108 sinh viên chiếm tỉ lệ 98.2% là thuộc các đối tượng chưa thành
thạo lắm, chưa đạt yêu cầu, dưới mức trung bình. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là lý do
nào làm kết quả học tập của sinh viên không đạt yêu cầu trong khi sinh viên rất có
hứng thú đối với môn học này và chúng ta có những giải pháp nào để khắc phục thực
trạng này? Đây là vấn đề cần được khai thác và nghiên cứu triệt để trong đề tài nghiên

cứu này. Đương nhiên trong số này sẽ có một số sinh viên tuy biết trình độ tiếng Pháp
của mình rất khá nhưng lại khiêm tốn nên không dám tự đánh giá mình là thành thạo
12


nhưng con số này chiếm không nhiều mà đa số vẫn là những sinh viên thực sự chưa hài
lòng với trình độ tiếng Pháp hiện tại của mình. Sở dó đa số sinh viên chưa hài lòng như
vậy trước tiên phải nói đến một nguyên nhân khách quan là do số lượng sinh viên học
tiếng Pháp được điều tra đa số là chỉ mới được tiếp xúc trong một thời gian tương đối
ngắn ( đối với sinh viên khoá II là 2 học kỳ, còn sinh viên khóa III chỉ mới tiếp xúc với
tiếng Pháp ở học kỳ này). Do đó việc trình độ sinh viên còn thấp cũng là một điều có
thể lý giải được. Bên cạnh đó, có một nguyên nhân khác là thuộc về cách thức giảng
dạy và học tập. Do chỉ là một ngoại ngữ bắt buộc thứ hai bên cạnh môn chuyên ngành
là tiếng Anh nên tiếng Pháp chưa được chú trọng đầu tư giảng dạy như môn tiếng Anh.
Nội dung giảng dạy chủ yếu là từ vựng và các điểm ngữ pháp chính chứ không có cơ
hội để phát triển các kó năng cần thiết khác cho sinh viên.
Trên cơ sở nhận định như vậy, tôi lại tiếp tục điều tra thêm những khó khăn mà
sinh viên gặp phải trong quá trình học tiếng Pháp để có cơ sở đề xuất biện pháp giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh viên học tập. Những khó khăn ở đây chủ yếu
xoáy sâu vào trong nội dung học tập của sinh viên. Con số điều tra được như sau:
23,6% sinh viên cho là mình hay lẫn lộn với tiếng Anh trong cách phát âm do có những
từ tương đồng. Đây là sự thật vì hai ngoại ngữ này có nhiều điểm chung về nguồn gốc,
lịch sử, địa lý như đã đề cập ở những phần trên. Do vậy, việc sinh viên có những nhầm
lẫn là không thể tránh khỏi; 30,9% sinh viên cho là mình gặp khó khăn với ngữ pháp
bởi vì nếu so với tiếng Anh thì ngữ pháp của tiếng Pháp phức tạp hơn rất nhiều, nó đòi
hỏi sự hòa hợp thật chặt chẽ trong một câu từ chủ từ đến động từ, tính từ, giống và số;
16.4% sinh viên gặp khó khăn với giống, số và động từ của tiếng Pháp (đối với danh
từ, tính từ đều phải có giống tương ứng, số ít, số nhiều, sinh viên cần phải nắm những
quy tắc chung thì mới có thể chia cho đúng, đó là chưa kể đến rất nhiều trường hợp
ngoại lệ khác mà chỉ có cách ghi nhớ là học thuộc lòng của giống và số trong tiếng

Pháp; ngoài ra động từ của tiếng Pháp cũng là một vấn đề “ khó nuốt” đối với sinh
viên, có quá nhiều động từ chia, mỗi ngôi lại có cách chia riêng của nó). Chính điều
này là khó khăn cho 29.1% sinh viên còn lại. Tuy nhiên một điều rất đáng mừng là hầu
như 99.1% sinh viên được điều tra ở câu tiếp theo đều muốn trau dồi thêm vốn tiếng
Pháp của mình cho hoàn thiện hơn nếu có cơ hội, đây là con số rất lý tưởng cho thấy
sinh viên sẽ tích cực học tập tiếng Pháp nếu có điều kiện, chỉ có 0.9% sinh viên cho là
không cần thiết vì nghó rằng đây chỉ là một ngoại ngữ phụ bên cạnh môn chuyên
ngành của mình. Mặc dù tiếng Pháp tuy là một ngoại ngữ bắt buộc đối với sinh viên
chuyên ngành tiếng Anh, nghóa là sinh viên bắt buộc phải học dù thích hay không
nhưng khi đặt câu hỏi với giả thuyết là nếu môn tiếng Pháp là ngoại ngữ không bắt
buộc, sinh viên có thể chọn nhiều ngoại ngữ khác thì 50% sinh viên trả lời là vẫn chọn
tiếng Pháp bên cạnh 31.8% sinh viên chưa quyết định và chỉ có 18.2% sinh viên sẽ
chọn ngoại ngữ khác. Như vậy, dù là không bắt buộc phải học ngoại ngữ thứ hai là
tiếng Pháp thì phần đông sinh viên cũng sẽ chọn học tiếng Pháp.
Qua 11 câu hỏi điều tra về hứng thú trên, chúng ta có thể đi đến một kết luận
rằng đa số sinh viên rất có hứng thú đối với môn tiếng Pháp này, số đông sinh viên đều
13


cho là việc học tiếng Pháp đối với họ là một việc rất cần thiết và thích thú mặc dù sinh
viên còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề học tập nhưng nhìn chung sự hứng thú của
sinh viên là điều rất cần thiết, có lợi cho việc tiếp thu kiến thức của sinh viên. Do đó
việc giúp sinh viên khắc phục những khó khăn hiện tại là một vấn đề rất quan trọng
nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.
b) Cách thức giảng dạy của giảng viên có tác động đến hứng thú của sinh viên
như thế nào? (câu 12 – 22)
Tất cả chúng ta đều đã biết trong quá trình học tập, yếu tố cách thức giảng dạy
của giảng viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu giảng viên có cách dạy sinh
động lôi cuốn thì tự nhiên sẽ thu hút được sự chú ý của sinh viên. Khi tiến hành điều
tra về những suy nghó của sinh viên đối với phương thức giảng dạy của giảng viên đã

thu được những kết quả như sau: trước tiên, ta sẽ phân tích kết quả điều tra về việc sử
dụng và hiệu quả của các phương pháp trực quan đối với sinh viên. Với câu hỏi điều
tra về tình hình sử dụng các hình thức học tập phong phú, đa dạng, rất có tác dụng cho
việc tiếp thu bài học của sinh viên như hình thức sử dụng trò chơi lồng vào trong các
bài học hay phương pháp dạy học có sử dụng tranh ảnh minh họa thì đã thu được kết
quả như sau 30% là có sử dụng phương pháp dạy học tích cực (trò chơi), còn lại 70 %
là giảng viên chưa từng sử dụng hoặc chỉ sử dụng rất ít và không thường xuyên. Tương
tự kết quả của việc điều tra tình hình giảng dạy sử dụng phương tiện trực quan thì
72,7% sinh viên cho là giảng viên chỉ sử dụng những tranh ảnh có sẵn trong sách giáo
khoa, còn lại là không hề sử dụng hoặc sử dụng rất ít. Điều này chứng tỏ rằng trong
công tác giảng dạy của vấn đề sử dụng phương tiện trực quan còn rất hạn chế, do đó
rất khó có thể bồi dưỡng hứng thú, tăng hiệu quả tiếp thu bài học của sinh viên. Kết
quả điều tra cũng cho thấy 99.1% sinh viên cho rằng việc sử dụng phương tiện trực
quan hay hình thức dạy học với phương pháp đặc biệt là rất thích thú và cảm thấy bài
học lôi cuốn và sinh động hơn. Qua kết quả này, ta có thể thấy rõ việc cải tiến phương
pháp giảng dạy chú ý sử dụng nhiều phương pháp và phương thức dạy học mới là điều
hết sức cần thiết hiện nay nhằm giúp sinh viên phát huy hơn nữa sự hứng thú cũng như
tính tích cực của mình đối với cách thức giảng dạy của giảng viên hiện nay.
Khi điều tra về suy nghó của sinh viên đối với cách giảng dạy của giáo viên thì
có 72,8% sinh viên tỏ ra rất hài lòng, điều này chứng tỏ là cách thức giảng dạy của
giảng viên đã gây được sự thích thú cho sinh viên, chỉ có 27,2% sinh viên là chưa hài
lòng (trong đó có 13.6% sinh viên là hơi hài lòng, 12,7% sinh viên là không hài lòng,
còn số sinh viên hoàn toàn không hài lòng thì hầu như không đáng kể, chỉ có 0.9%).
Các tỉ lệ này được thể hiện qua biểu đồ sau:

14


80.00%
60.00%

40.00%
20.00%
0.00%
RẤT THÍCH CHỈ HƠI KHƠNG
THÍCH THÍCH LẮM

HOÀN
TOÀN
KHƠNG
THÍCH

BIỂU ĐỒ VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI
VỚI CÁCH THỨC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
Một vấn đề khác cần đề cập đến trong vấn đề ảnh hưởng của phương pháp
giảng dạy đến hứng thú của sinh viên là việc giảng viên có nên sử dụng tiếng Pháp
trong quá trình giảng bài không? Đây là một vấn đề cũng khá nan giải vì thực sự khi
học một ngoại ngữ nào thì việc tiếp xúc, lắng nghe ngoại ngữ đó càng nhiều thì sẽ
càng có lợi cho sinh viên nhưng với trình độ tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành
tiếng Anh ở trường đại học An Giang thì quả là một vấn đề khó khăn. Đừng nói gì đến
tiếng Pháp, ngay cả với trình độ tiếng Anh hiện nay, nếu phải nghe những bài giảng
khó của một giảng viên nước ngoài đôi khi sinh viên còn lúng túng, không thể nắm hết
bài. Trong khi đó, trình độ tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh ở đây chỉ
ở trình độ sơ cấp thì việc nghe hiểu một bài giảng bằng tiếng Pháp thì quả là điều rất
khó khăn. Khi tôi đã tiến hành điều tra về phản ứng của sinh viên đối với bài giảng
của giảng viên bằng tiếng Pháp thì kết quả thu được như sau: chỉ có 6.1% sinh viên rất
thích giảng viên giảng bài bằng tiếng Pháp, con số này còn quá nhỏ, chứng tỏ sinh
viên đa số không thích giảng viên sử dụng toàn tiếng Pháp khi giảng bài; 73.6% sinh
viên cho là thích giảng viên giảng bài bằng tiếng Pháp nhưng đối với những phần quá
khó thì nên sử dụng tiếng Việt vì như thế sẽ có thể giúp sinh viên nắm vững và chắc
những phần đó. Đây là việc mà giảng viên rất nên thực hiện vì đối với những vấn đề

khó, những vấn đề trọng tâm, quan trọng thì việc sử dụng tiếng Việt để giảng sẽ giúp
sinh viên dễ dàng nắm bắt hơn, nếu chỉ nhất loạt sử dụng tiếng Pháp trong bài giảng từ
đầu đến cuối thì với những phần khó sinh viên sẽ không hiểu, làm hỏng kiến thức, từ
đó sẽ làm sinh viên tỏ ra chán nản, xao lãng và mất đi hứng thú đối với bài học. Số
lượng còn lại 20% sinh viên không thích giảng viên sử dụng tiếng Pháp trong quá trình

15


giảng bài vì cảm thấy quá khó so với khả năng của mình. Qua câu hỏi điều tra này ta
thấy nổi lên một vấn đề mà giảng viên rất cần xem xét vì nó sẽ có ảnh hưởng nhiều
đến hứng thú của sinh viên. Trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng tiếng Pháp là rất
cần thiết nhưng trong một vài trường hợp cần sử dụng kèm tiếng Việt nhằm giúp cho
tất cả sinh viên đều có thể hiểu và theo kịp bài giảng của giảng viên.
Hai câu hỏi tiếp theo (câu hỏi 17,18) của vấn đề này xoay quanh việc sinh
viên đặc biệt có hứng thú đối với một giờ giảng như thế nào của giảng viên. Đây là
một nội dung điều tra cũng rất cần thiết vì có hiểu được cách thức giảng dạy nào thu
hút sự chú ý, thích thú của sinh viên thì mới có cơ sở để đề xuất những cải tiến trong
phương pháp và cách thức tổ chức giảng dạy sao cho thích hợp nhất nhằm thu hút được
sự chú ý phát huy được tính tích cực của sinh viên. Kết quả điều tra thu được như sau:
hơn một nửa sinh viên (54.5%) là thích cách giảng bài mà trong đó sinh viên có thể tự
do phát biểu các ý kiến, thắc mắc của mình về bài đang học, điều này chứng tỏ bản
thân sinh viên trong việc học tập đã có sự chủ động, tích cực chiếm lónh tri thức. Đây là
một cách giảng dạy rất cần được khuyến khích vì bên cạnh việc giúp sinh viên chủ
động tích cực trong học tập nó còn giúp sinh viên hiểu sâu thêm bài học nhờ việc giảng
viên giải đáp những thắc mắc của sinh viên về những vấn đề còn vướng mắc trong bài
học. Còn một phần cũng rất đáng kể chiếm 38.2% sinh viên thích cách giảng dạy trong
đó khi giảng bài giảng viên có thể lồng vào đó những câu chuyện thú vị có liên quan
đến bài học, đây cũng là một phương pháp giảng dạy rất cần được phát huy vì học
ngoại ngữ là tiếp xúc với một nền văn hoá khác, với một nền văn minh khác nên trong

quá trình giảng bài những câu chuyện thật hay những mẫu chuyện vui có liên quan đến
bài học rất dễ lôi cuốn sự chú ý của sinh viên, giúp sinh viên dễ tiếp thu bài học hơn;
5.5% sinh viên thích cách giảng thụ động trong đó giảng viên chỉ việc giảng từ đầu
đến cuối sinh viên chỉ việc lắng nghe. Đây là một phương thức giảng dạy rất hạn chế,
làm sinh viên trở nên ngày càng thụ động hơn, tuy chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ
trong tổng số sinh viên nhưng chúng ta cũng cần có những biện pháp cụ thể để giúp
các sinh viên này học tập tích cực hơn. Còn lại chỉ có 1.8% sinh viên thích chỉ cần
giảng viên giảng sơ sài mà chủ yếu là tự nghiên cứu ở nhà. Nếu bản thân sinh viên nào
có năng lực học tập và có khả năng tự tìm tòi nghiên cứu thì cách học này là rất lý
tưởng, rất cần được phát huy nhưng nếu đối với những sinh viên yếu kém thì cách học
này sẽ làm cho sinh viên hỏng kiến thức nặng do tự tiến hành nghiên cứu nhưng không
thành công sẽ dẫn đến việc chán nản, bỏ phế.
Tiếp theo, khi đặt câu hỏi về việc sinh viên cảm thấy nhàm chán với giờ học
như thế nào để thấy rõ nguyên nhân gây nhàm chán, làm mất hứng thú của sinh viên
để có thể tránh tình trạng đó. Kết quả thu được như sau: 50% sinh viên cảm thấy nhàm
chán khi phải ngồi nghe giảng viên giảng bài mà không có cơ hội để phát biểu, tham
gia đóng góp xây dựng bài. Thật sự, bản thân tôi khi phải ngồi nghe từ đấu đến cuối
bài giảng mà không được tham gia phát biểu ý kiến, tôi thường cảm thấy rất nhàm
chán và buồn ngủ. Đặc biệt, trong khi học ngoại ngữ việc để cho sinh viên có cơ hội để
đàm thoại, tự do phát biểu những vấn đề có liên quan đến bài học là rất cần thieát. Keá
16


đến là một tỉ lệ cũng chiếm một số lượng lớn là 40.9% sinh viên cả thấy nhàm chán
khi giảng viên sử dụng toàn tiếng Pháp để giảng trong suốt giờ học. Do đó, giảng viên
cần chắc chắn rằng khi mình đang giảng bài bằng tiếng Pháp thì ít nhất sinh viên cũng
phải nắm và hiểu được một nửa thì việc giảng dạy bằng tiếng Pháp mới nên được tiếp
tục, còn nếu sinh viên hầu như không nắm được gì thì không thể tiếp tục như vậy vì
nếu sinh viên không nắm được nội dung cơ bản trong bài học thì làm sao có thể phát
huy kó năng này hay kó năng khác. Hơn nữa, với trình độ tiếng Pháp chỉ ở mức sơ cấp

thì việc sinh viên chán nản với việc sử dụng toàn tiếng Pháp để giảng là hoàn toàn dễ
hiểu; vốn từ vựng, ngữ pháp và kó năng nghe hiện tại thì sinh viên đương nhiên sẽ cảm
thấy rất khó để có thể hiểu và hứng thú, tích cực tiếp thu bài học được nhưng điều này
không có nghóa là giảng viên không nên sử dụng tiếng Pháp để giảng bài. Tỉ lệ 9.1%
còn lại là sinh viên cảm thấy nhàm chán với tiết học mà phải làm bài tập quá nhiều và
phải thực tập nói tiếng Pháp nhiều. Đặc biệt đối với giáo trình “Le Nouveau Sans
Fronrières 1 “ mà sinh viên đang học thì văn phạm và từ vựng là vấn đề được học chủ
yếu nên cách thức giảng dạy ngữ pháp là một việc rất cần được quan tâm giúp sinh
viên có thể tiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất. Do đó, khi tiến hành điều tra đối
với sinh viên về cách thức giảng dạy một giờ ngữ pháp của giảng viên trên lớp đã thu
được một kết quả đáng mừng vì hơn 80% sinh viên đều trả lời rằng khi học một điểm
văn phạm mới thì giảng viên đều có sử dụng những câu hỏi có liên quan đến vấn đề để
giúp họ tự tìm ra và hiểu được vấn đề. Đây là một việc rất cần được khuyến khích
trong công tác giảng dạy vì với cách giảng này giảng viên không chỉ làm cho sinh viên
tích cực, độc lập trong việc tiếp thu tri thức, không còn thói quen thụ động dựa vào
giảng viên là chủ yếu mà với việc tự mình tìm ra vấn đề sinh viên đã phần nào ghi
nhớ, nên khi về nhà sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian học tập mà thay vào đó là
việc nghiên cứu mở rộng và đào sâu thêm những gì cao hơn có liên quan đến vấn đề.
Bên cạnh việc giảng dạy ngữ pháp là chủ yếu thì hẳn nhiên trong giáo trình cũng có
lồng ghép vào đó những bài nghe, nói, đọc hiểu khác nhằm giúp cho sinh viên có thể
phát triển toàn diện các kó năng cần thiết. Tuy nhiên đa số sinh viên (60%) cho là
không cần thiết khi tiếng Pháp được giảng dạy với giờ nói, viết, nghe riêng biệt như
tiếng Anh. Đây là vấn đề có thể giải thích được do tâm lý của đa số sinh viên xem đây
là một môn phụ bên cạnh môn chuyên ngành là tiếng Anh của mình. Do đó, ít đầu tư
thời gian hơn, mà chỉ muốn học một cách sơ sài, biết những gì cần biết mà không cần
chuyên sâu. Ngoài ra, nguyên nhân này còn xuất phát từ một tình trạng thực tế là thời
gian phân phối trong chương trình cho môn tiếng Pháp là rất ít chỉ có 5 tiết một tuần
trong khi đó thì môn chuyên ngành tiếng Anh lại chiếm đa số thời gian, thêm vào đó là
việc thiếu thốn trang thiết bị đồ dùng dạy học. Vì vậy, việc tiến hành giảng dạy tiếng
Pháp theo cách thức nói trên là thực sự rất khó thực hiên được trong điều kiện hiện tại

của trường Đại học An Giang.
Có thể nói vấn đề trọng tâm nhất trong việc giảng dạy của giảng viên là hiệu
quả của việc giảng dạy đó đối với sinh viên, nói cách khác là qua bài giảng của giảng
viên từ trước đến nay sinh viên đã tiếp thu như thế nào? Kết quả phiếu điều tra cho
17


thấy chỉ có một phần nhỏ chưa tới 1.8% sinh viên cho là không hiểu gì cả. Số lượng
sinh viên này thuộc dạng sinh viên có trình độ rất yếu, cần phải có cách thức giảng dạy
đặc biệt để giúp họ; hơn 95% sinh viên cho là qua bài giảng của giảng viên mình có
thể nắm được từ 50% trở lên, thậm chí trong số này có 3.6% sinh viên có thể hiểu hết
tất cả bài giảng của giảng viên. Điều này cho thấy cách thức giảng dạy của giảng viên
trường đại học An Giang nhìn chung là rất hiệu quả và phù hợp với sinh viên. Nó cũng
là cơ sở thuận lợi để giảng viên có thể tiếp tục vận dụng thêm nhiều phương pháp
giảng dạy sinh động, đa dạng khác nữa để nâng cao hứng thú và kết quả học tập của
sinh viên. Nếu có thể thực hiện thành công việc này sẽ có thể là tăng thêm sự say mê
và hứng thú của sinh viên đối với bài học cũng như cách thức giảng dạy của giảng viên
dù hiện tại thì có khoảng 86% sinh viên tỏ ra hài lòng với cách thức giảng dạy của
giảng viên đang dạy mình.
Nhìn chung, qua các câu hỏi điều tra về tác động của cách thức giảng dạy của
giảng viên ta có thể rút ra một điều là nhìn chung cách thức giảng dạy của giáo viên
đã có những tác dụng tích cực đến việc phát huy, bồi dưỡng hứng thú cho sinh viên.
Đồng thời, từ việc tiến hành điều tra vấn đề về cách thức giảng dạy, tôi đã có được
những cơ sở tương đối đầy đủ để có thể nêu lên những đề xuất cần thiết trong cách
thức giảng dạy sao cho phù hợp nhất với sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.
c) Thời gian sinh viên dành cho việc tự học tập rèn luyện ở nhà (gồm 3 câu:
23,24,25)
Phần này sẽ phản ánh rõ việc sinh viên có hứng thú đối với môn học này hay
không vì trong thực tế chỉ khi chúng ta yêu thích một môn học nào đó thì mới có thể

dành nhiều thời gian và đầu tư nghiên cứu nhiều cho môn học đó. Trong khi học bất cứ
môn học nào, nhất là đối với sinh viên đại học thì việc tự học tìm tòi nghiên cứu ở nhà
là điều hết sức cần thiết. Do đo,ù tôi đã tiến hành điều tra về thời gian sinh viên dành
cho việc học tiếng Pháp ở nhà. Kết quả như sau: 43% sinh viên đã trả lời là chỉ khi nào
có tiết học mới xem lại bài. Nếu sinh viên muốn thực sự học tập tiếng Pháp thành công
và có kết quả thì không thể làm theo cách này được vì đây chỉ là một cách học đối phó
nhất thời, mà việc học ngoại ngữ thì cần phải học một cách bền bó lâu dài, xuyên suốt
không thể chỉ vì đối phó với bài học ngày mai mà chỉ mở sách vở ra để xem rồi thôi,
một con số cũng rất đáng buồn nữa là 25% sinh viên hầu như không xem bài, đây
không phải là một số nhỏ vì nó chiếm đến một phần tư tổng số sinh viên được điều tra,
nếu với cách học mà sinh viên chỉ lắng nghe trên lớp mà không hề có bước đầu tư học
tập ở nhà như thế thì chỉ mỗi việc vượt qua được kì thi học kì đã rất khó khăn thì đừng
nói gì đến việc nâng cao hay chuyên sâu ngoại ngữ tiếng Pháp. Trường hợp này chủ
yếu là do tâm lý chủ quan, xem thường của sinh viên, chỉ khi nào đến kì thi thì mới bắt
đầu ôn và xem lại bài. Phần lớn những sinh viên thuộc loại này kết quả thi sẽ không
cao do học một cách vội vàng để đối phó với kì thi học kì nên kiến thức của sinh viên
vẫn chưa vững vàng lắm. Hơn nữa, sau kì thi thì sinh viên lại quên mất những điều đã
học. Cách học này thực sự không có hiệu quả nhưng đa số sinh viên lại thích học tập
18


theo cách này, còn lại có khoảng 30% sinh viên dành từ 30 đến 60 phút cho việc tự học
tiếng Pháp ở nhà, con số này không nhiều vì nó chưa chiếm đến một nửa số lượng sinh
viên. Nếu những sinh viên này có thể duy trì thói quen tự học như vậy trong một thời
gian dài thì chắc chắn các bạn sẽ có thể đạt được những tiến bộ nhất định trong việc
học. Chúng ta có thể thấy rõ các số liệu trên qua biểu đồ sau:

50%
40%
30%

20%
10%
0%
>30 PHÚT

<60 PHÚT

CHỈ XEM
KHI CÓ
TIẾT TP

KHƠNG CÓ
THỜI GIAN

BIỂU ĐỒ TỈ LỆ SINH VIÊN DÙNG THỜI GIAN Ở NHÀ
CHO VIỆC HỌC TẬP TIẾNG PHÁP
Trong việc tự học, tự rèn luyện ở nhà của sinh viên thì sách vở, tài liệu mà sinh
viên sử dụng là một vấn đề cũng rất cần được quan tâm vì nếu sinh viên sử dụng,
nghiên cứu nhiều loại giáo trình sách vở khác nhau cũng chứng tỏ là sinh viên đặc biệt
yêu thích và có hứng thú đối với môn học này. Ở phần này tôi sử dụng 2 câu hỏi: câu
hỏi thứ nhất là điều tra về việc sinh viên dùng những sách nào để làm bài tập về nhà,
kết quả như sau: 12.7% sinh viên cho rằng mình không hề làm thêm bài tập về nhà,
40% sinh viên chỉ làm bài tập có sẵn trong sách giáo trình “Le Nouveau Sans
Frontières 1”, 2 tỉ lệ này chiếm khoảng ½ tổng số sinh viên được điều tra, đây là con
số chưa đạt yêu cầu vì việc sinh viên học mà không hề có sự tự nghiên cứu, học tập ở
nhà thì thực sự là điều không thể chấp nhập được, còn việc sinh viên chỉ làm bài tập có
sẵn trong sách giáo trình đang học là chưa đạt yêu cầu vì số lượng bài tập trong sách
ấy không nhiều và đa số là tương đối dễ nên nhiệm vụ của sinh viên ở nhà là cần phải
tìm thêm nhiều loại sách vở khác để đọc, làm bài tập, có như vậy mới thực sự chứng tỏ
là chúng ta đang ở trình độ đại học, chứ không phải là đang học phổ thông mà chỉ cần

làm bài tập trong sách giáo khoa là đủ. Dù không tham khảo được nhiều loại sách khác
nhau nhưng chí ít thì sinh viên cũng phải làm những bài tập trong sách bài tập kèm
theo của giáo trình đang học, con số này chiếm 38.2% sinh viên. Tuy nhiên, nếu chỉ

19


làm bài tập trong sách này thì sinh viên mới chỉ có thể hoàn thành và vượt qua được
yêu cầu của kì thi học kì còn việc nâng cao, khai thác sâu thêm nhưng điểm đã học thì
chỉ như thế là chưa đủ. Nếu muốn thì sinh viên cần phải tự học nhiều hơn, tham khảo
nhiều loại sách khác nữa, số lượng sinh viên này chỉ chiếm khoảng 9.1% (chưa tới
10% trong tổng số sinh viên).
Câu hỏi thứ hai thuộc nội dung này là vấn đề sinh viên luyện tập nghe tiếng
Pháp ở nhà như thế nào? Như chúng ta biết tiếng Pháp là một ngoại ngữ có tốc độ dọc
tương đối nhanh, chú trọng nhiều đến ngữ điệu và luyến âm nhiều hơn so với tiếng
Anh. Do đó, nếu không thực tập nghe nhiều băng ở nhà thì sẽ rất khó có thể luyện
thành thạo kó năng nghe tiếng Pháp của sinh viên. Kết quả điều tra của câu hỏi này
như sau: 20.9% sinh viên đã trả lời là trước giờ chưa từng được nghe băng tiếng Pháp
dù số sinh viên được điều tra tính đến hiện tại đã được học tiếng Pháp ít nhất là một
học kì. Việc này xuất phát từ cả hai nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên
nhân khách quan là việc giảng dạy môn tiếng Pháp ở trường đại học An Giang đơn
giản hơn nhiều so với môn tiếng Anh, sinh viên có rất ít cơ hội để thực tập nghe tiếng
Pháp trên băng cassette. Chương trình và nội dung chủ yếu được giảng dạy ở đây là
những kiến thức về ngữ pháp cơ bản của Pháp. Phần bài tập của giáo trình “Le
Nouveau Sans Frontières 1” chủ yếu là những bài tập cho sinh viên rèn luyện kiến
thức về ngữ pháp, đương nhiên trong đó cũng có những bài tập nghe, nói nhưng do hạn
chế về thời gian, chỉ thời gian làm bài tập còn không có thì nói gì đến việc rèn luyện
cho sinh viên những kó năng khác. Vì vậy, những bài tập luyện nghe cho sinh viên hầu
như đều bị bỏ qua. Tuy nhiên, chỉ cần sinh viên có quyết tâm thì vẫn tự mình có thể
luyện nghe ở nhà nên thực trạng trên còn có một nguyên nhân chủ quan là đa số sinh

viên cũng có thái độ chủ quan, hơn nữa không có ý định học chuyên sâu tiếng Pháp mà
thi học kì cũng không có nội dung nghe nên họ chỉ học một cách qua loa, giảng viên
dạy gì biết nấy, cho bài tập nào làm bài tập ấy chứ ít khi dùng thời gian để tự rèn
luyệân cho mình. Bên cạnh đó, cũng có một số sinh viên (khoảng 23.6%) là có tự mình
thực tập nghe tiếng Pháp với băng cassette của giáo trình “Le Nouveau Sans
Frontières 1”, tuy số lượng không nhiều nhưng ít ra số sinh viên này cũng đã có đầu tư
nhiều cho môn tiếng Pháp. 47.3% sinh viên chỉ nghe những bài mà giảng viên cho
nghe ở trên lớp, với việc thực tập ít ỏi này thì sinh viên cũng sẽ rất khó tiến bộ được.
Như đã phân tích ở ý nguyên nhân khách quan thì phân phối thời gian cho môn tiếng
Pháp không nhiều, do đó việc cho sinh viên thực tập những bài nghe cũng rất hiếm,
thật lâu mới được một lần thì sinh viên sẽ rất khó có thể thành thạo được. Còn lại một
số rất ít chỉ có 8.2% sinh viên thực tập nghe tiếng Pháp bằng cách lắng nghe những
chương trình dạy tiếng Pháp trên radio, đây cũng là một cách luyện tập rất hay, chỉ cần
sinh viên cố gắng học tập lâu dài thì dù với hình thức học tập nào cũng sẽ đem lại
những kết quả nhất định.
Nhìn chung, tuy nội dung này chỉ sử dụng 3 câu hỏi nhưng phần nào đã thấy
được khâu tự học ở nhà của sinh viên. Ở phần phân tích kết quả điều tra bên trên, ta có
thể rút ra một nhận định là đa số sinh viên có hứng thú đối với môn tiếng Pháp nhưng
20


khi đi sâu điều tra về việc đầu tư thời gian ở nhà của sinh viên cho việc học tiếng Pháp
thì lại có một mâu thuẫn vì như đã nói đa số sinh viên là có hứng thú nhưng tại sao lại
dành ít thời gian cho việc học tập môn này. Ở đây có nhiều nguyên nhân khác nhau:
do không có nhiều thời gian ở nhà, phải lo học nhiều môn cùng một lúc nhất là những
môn học bài, do môn tiếng Pháp quá khó so với khả năng tự học của sinh viên… Tuy
nhiên dù bất kì lý do nào, chúng ta cũng cần phải luôn nhớ rằng học tập là nhiệm vụ
tất yếu của sinh viên không thể dùng lý do này hay lý do khác để bào chữa. Hơn nữa,
trong việc học ngoại ngữ nói chung tiếng Pháp nói riêng thì việc đầu tư nhiều thời gian
và công sức là điều tất yếu để có thể thành công trong học tập.

d) Những đề xuất của sinh viên trong cách thức giảng dạy của giáo viên nhằm
nâng cao hứng thú nói riêng và chất lượng học tập nói chung ( các câu hỏi còn lại)
Đây là nội dung cơ bản của phiếu điều tra vì nó phản ánh mong muốn của sinh
viên, từ việc điều tra nội dung này sẽ cung cấp những thông tin kịp thời từ phía sinh
viên là cơ sở cho việc nêu lên những đề xuất thích hợp phù hợp với nguyện vọng của
sinh viên. Ở nội dung này có 5 câu hỏi. Khi tiến hành thu thập ý kiến của sinh viên về
việc nếu có thể bổ sung thêm những nội dung khác vào trong giáo trình đang học thì
sinh viên sẽ có những ý kiến ra sao? Ở đây chỉ có một lượng nhỏ sinh viên khoảng
5.9% là hài lòng với những nội dung có sẵn trong sách giáo trình, đa số còn lại đều có
những đề xuất về việc bổ sung thêm nhiều nội dung khác như: bài tập ngữ pháp để làm
thêm, bài tập nghe, bài tập nói, bài tập viết với số lượng cụ thể như sau: số lượng nhiều
sinh viên đề xuất nên có thêm những bài tập ngữ pháp để làm nhằm nắm vững hơn
những kiến thức trên lớp (30.2%), kế đến là 27.2% sinh viên yêu cầu nên có thêm
những bài tập luyện nói để sinh viên có thêm nhiều cơ hội để thực tập nói tiếng Pháp
rèn luyện phát âm cho chuẩn xác, khoảng 36,6 % sinh viên còn lại muốn được thực tập
thêm về nói và viết, chỉ có khoảng 6% sinh viên cho là đủ không cần bổ sung.
Trong quá trình học tập, việc nâng cao chất lượng học tập là một vấn đề luôn
được người dạy và người học quan tâm, do vậy để nâng cao chất lượng học tập không
những giảng viên mà cả sinh viên cũng có vai trò rất lớn. Do đó, việc tiến hành điều
tra về ý kiến nguyện vọng của sinh viên thể hiện qua những đề nghị trong quá trình
giảng dạy là cơ sở để có thể nêu lên đề xuất ở phần sau. Sinh viên nêu lên những đề
xuất của mình với số lượng cụ thể như sau: tỉ lệ lớn nhất là 42.7% sinh viên cho rằng
biện pháp để nâng cao chất lượng học tập là sinh viên cần phải được học tập với các
hình thức học tập phong phú như tổ chức cho sinh viên xem phim bằng tiếng Pháp hay
tổ chức các câu lạc bộ tiếng Pháp, nhằm tạo điều kiện để sinh viên có dịp tiếp xúc
nhiều hơn với ngoại ngữ này. Tuy nhiên việc thực hiên đề xuất này sẽ gặp phải rất
nhiều khó khăn. Thứ nhất về việc tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Pháp, như đã nói ở phần
tình hình của trường là số lượng giảng viên giảng dạy tiếng Pháp ở trường Đại Học An
Giang là không nhiều thêm vào đó là đội ngũ sinh viên có khả năng nói tiếng Pháp tốt
để có thể tham gia vào khâu tổ chức của câu lạc bộ không nhiều, phải nói là rất hiếm

nên việc thành lập câu lạc bộ tiếng Pháp sẽ gặp trở ngại. Thứ hai việc tổ chức cho sinh
viên được học tập bằng cách xem phim tiếng Pháp, tuy trường có đủ trang thiết bị cần
21


thiết như phòng chiếu phim, máy móc cần thiết nhưng một yếu tố rất quan trọng mà
chúng ta thiếu, đó là thời gian vì thời gian phân phối cho môn tiếng Pháp trên lớp chỉ
đủ cho sinh viên học từ vựng và làm bài tập ngữ pháp thôi. Do vậy, một số lượng tương
đối nhiều sinh viên 27.3% cho là để nâng cao chất lượng học tập cách tốt nhất là phải
có thêm nhiều bài tập khác ngoài giáo trình để làm. Và con số thứ ba là một ý kiến rất
hiển nhiên nhưng cũng rất khó thực hiện, đó là cần có thêm thời gian hay nói cách
khác là số tiết trên lớp của môn tiếng Pháp phải được tăng lên. Chỉ cần thực hiện được
điều này thì hai đề xuất trên cũng có khả năng thực hiện được. Còn một đề xuất cuối
cùng nhưng chỉ có 3.6% sinh viên yêu cầu là giảng viên cần thay đổi cách thức giảng
dạy của mình. Chúng ta thấy cụ thể hơn tỉ lệ trên qua biểu đồ sau:

50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
THÊM
THÊM
THÊM GIỜ THAY ĐỞI
HỌC TP PHƯƠNG NHIỀU HÌNH NHIỀU BÀI
TẬP
PHÁP THỨC HỌC
GIẢNG DẠY TẬP THÚ VỊ


BIỂU ĐỒ TỈ LỆ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CỦA SINH VIÊN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯNG HỌC TẬP
Như đã phân tích ở trên, việc thành lập câu lạc bộ tiếng Pháp ở trường đại học
An Giang là rất khó thực hiên tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy có khoảng 31.8%
sinh viên (gần bằng với số sinh viên không tán thành 36.4%) thấy việc tổ chức câu
lạc bộ tiếng Pháp là cần thiết vì nó tạo điều kiện cho sinh viên có dịp trau dồi kó năng
tiếng Pháp của mình. Để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập thì việc phải
thay đổi một số nội dung trong chương trình giảng dạy là vô cùng cần thiết. Ở phạm vi
kiến nghị sửa đổi này, sinh viên có những ý kiến như sau: phần lớn sinh viên (50%)
cho là giảng viên nên lồng thêm vào chương trình học tập những bài tập nghe, nói… để
sinh viên có điều kiện để trau dồi nhiều kó năng khác nhau của tiếng Pháp chứ không
phải suốt ngày chỉ cắm cúi học những tri thức cứng nhắc về quy tắc ngữ pháp; 42%
sinh viên cho là giảng viên nên tiến hành việc giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập của sinh viên hay nói cách khác là nên tạo thêm nhiều cơ hội để sinh
22


viên chủ động hơn, sáng tạo hơn nữa trong việc học tập. Một số nhỏ sinh viên còn lại
(khoảng 8%) cho là nên thay đổi giáo trình đang học và tăng thêm tiết học tiếng Pháp.
Trong việc học tập nói chung và học ngoại ngữ nói riêng có rất nhiều yếu tố
chi phối cũng như quyết định sự thành công của việc học tập đó, tuy nhiên theo sinh
viên học tiếng Pháp đang được điều tra này thì điều quan trọng nhất, cần thiết nhất khi
học tiếng Pháp là cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại (chiếm 25.5% sinh viên). Đây thực
sự là một yếu tố rất cần thiết đặc biệt đối với một ngoại ngữ khó như tiếng Pháp; kế
đến là có biện pháp, cách thức đúng mới đạt hiệu quả (điều này có số sinh viên lựa
chọn nhiều nhất chiếm 50.9%), thực sự khi học tập bất cứ môn học nào chỉ cần biết tìm
cho mình một cách học tốt nhất thì sẽ tiết kiệm được cho mình rất nhiều thời gian so
với các cách học bình thường khác. Ngoài ra còn có một số lượng nhỏ sinh viên cho
điều quan trọng là phải được đàm thoại nhiều bằng tiếng Pháp để có thể làm quen với
nó, đây là điều khó thực hiện vì thời gian trên lớp không cho phép sinh viên có nhiều

điều kiện để đàm thoại, thực tập nói tiếng Pháp với nhau, một số khác lại nghó rằng do
2 ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương đối giống nhau nên trong nhiều trường hợp
việc nhằm lẫn là không thể tránh khỏi nên điều quan trọng nhất là cần phải có cách
phân biệt thật rõ ràng để tránh nhầm lẫn ( chiếm 15.4%).
Qua sự phân tích 4 nội dung tuy khác nhau của phiếu điều tra nhưng tất cả điều
hướng đến một mục đích là cung cấp những cơ sở cần thiết để có thể đưa ra nhận định
là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh có hứng thú với môn tiếng Pháp hay không? Từ
việc phân tích kết quả điều tra này, chúng ta có thể đưa ra nhận định chung như sau:
đa số sinh viên rất có hứng thú đối với môn tiếng Pháp và cũng có mong muốn nếu có
điều kiện thì sẽ tiếp tục trau dồi và học sâu thêm ngoại ngữ này, ngoài ra vẫn còn một
lượng nhỏ sinh viên khác chưa có hứng thú lắm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua
phiếu điều tra này, ta có thể thấy rõ sinh viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình
học tập như không có nhiều thời gian để làm bài tập, chưa được rèn luyên các kó năng
cần thiết khác của tiếng Pháp. Tuy nhiên, nếu có thể thực hiện được những đề xuất mà
sinh viên đã đề nghị trong phiếu điều tra thì sẽ bồi dưỡng hứng thú cho sinh viên, từ đó
sinh viên sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập. Đó cũng là biện pháp hữu hiệu nhất
để nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Pháp nói riêng và chất lượng học tập toàn
diệân của sinh viên nói chung.

23


CHƯƠNG IV : Những đề xuất từ việc phân tích
thực trạng, tình hình hứng thú học tập của sinh viên
nhằm nâng cao chất lượng học tập.
1) Một số đề xuất đối với sinh viên
¾
Sinh viên cần phải biết cách học và khai thác triệt để lợi ích của giáo
trình mà mình đang sử dụng: Trước tiên, ta cần phải hiểu là giáo trình là tài liệu học
tập quan trọng nhất, còn tập vở ghi trên lớp chỉ là trợ giúp mà thôi. Chúng ta cần sử

dụng sách giáo trình trong mọi khâu học tập, và khai thác mọi vấn đề trong giáo trình
ấy. Để tận dụng tối đa lợi ích của sách giáo trình, các bạn tốt nhất trước giờ lên lớp cần
dành thời gian xem qua một lúc. Đừng nghó rằng đây là công việc mà chỉ có học sinh
phổ thông mới làm. Việc làm này rất bổ ích vì định hướng được sự chú ý nghe giảng,
gây thêm hứng thú cho sinh viên vì chúng ta đã cơ bản nắm được nội dung vấn đề, vào
lớp khi giảng viên tiến hành giảng thì sinh viên sẽ tiếp thu rất dễ dàng. Điều này rất có
lợi cho việc tiếp thu tri thức. Một ví dụ điển hình cho việc tận dụng tài liệu học tập là
đối với giáo trình “Le Nouveau Sans Frontières 1” với những bài tập nghe do không
có thời gian nên giảng viên hầu như là lướt qua phần này, nhưng sinh viên có thể tự
mình thực tập nghe và làm ở nhà. Có như vậy chúng ta mới gọi là tận dụng triệt để
giáo trình đang học.
¾
Trong khi học tập môn tiếng Pháp nói riêng và bất kỳ ngoại ngữ nào nói
chung cần đảm bảo tính liên tục, cố gắng tiếp xúc hàng ngày với nó. Đây là điều rất
quan trọng vì thực tế cho thấy nếu chỉ một thời gian ngắn không sử dụng đến nó thì sẽ
rất dễ quên. Và nếu thường xuyên bị gián đoạn thì việc học tập sẽ không mang lại
hiệu quả cao. Như đã nêu ở phần thực trạng, số lượng sinh viên dành thời gian học tập
hàng ngày, liên tục cho môn tiếng Pháp không nhiều mà chủ yếu sinh viên lại thích
theo cách khi nào có tiết mới xem lại bài thậm chí có trường hợp khi đến kì thi học kì
mới ráo riết ôn luyện. Cách học này thực sự không đem lại hiệu quả cao cho người
học. Do vậy trong quá trình học tập môn tiếng Pháp sinh viên cần phải ghi nhớ là dùø
không có tiết học ở lớp nhưng sinh viên cũng nên dành một ít thời gian để tiếp xúc với
tiếng Pháp nhằm đảm bảo tính liên tục. Điều này không có nghóa là bạn phải dùng thật
nhiều thời gian cho môn tiếng Pháp, hàng ngày chỉ cần cố gắng dành một ít thời gian
rảnh để xem lại một nội dung nào bất kì như động từ, bài đọc nào đó chủ yếu là để
đảm bảo sự tiếp xúc thường xuyên đối với môn học này.
¾
Đặc biệt, sự kiên trì cũng rất cần thiết cho việc học tiếng Pháp như một
số sinh viên đã cho là đây là một nhân tố rất quan trọng vì so với tiếng Anh thì tiếng
Pháp là một ngoại ngữ phức tạp hơn nhiều. Do đó việc gặp những bài tập khó là điều

không thể tránh khỏi. Trong trường hợp này sinh viên cần phải hết sức kiên quyết,
phải giải quyết được bài tập bằng mọi cách. Sự kiên trì còn thể hiện ở việc sinh viên
phải dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học tiếng Pháp ở nhà vì theo như kết quả

24


phiếu điều tra thì sự tự học và thời gian sinh viên dành cho việc học tiếng Pháp ở nhà
vẫn chưa đủ và chưa đạt yêu cầu. Với thời gian học trên lớp thì sinh viên chỉ tiếp thu
được những tri thức cơ bản, thời gian học tập ở nhà là thời gian sinh viên phải dùng cho
việc nghiên cứu mở rộng những phần có liên quan đến nội dung bài học. Dù là học
sinh trung học thì việc tìm tòi học thêm ở nhà với nhiều sách vở tài liệu khác nhau
cũng là rất quan trọng, đừng nói gì đến sinh viên đại học, một cấp học mà việc tự tìm
tòi, nghiên cứu trong học tập đóng vai trò chủ đạo. Để có sự tiến bộ, sinh viên cần phải
mài mò nghiên cứu thêm các loại sách bài tập, thực hành nghe với nhiều loại băng
khác nhau. Nói cách khác là sinh viên cần phải có bước tự học.Việc tự học ngoại ngữ
có phương pháp, có quyết tâm nhất định mang lại kết quả như mong muốn. Đã có rất
nhiều tấm gương nhờ vào việc tự học đã rất thành công, nói thông thạo ngoại ngữ. Tuy
nhiên quá trình tự học ngoại ngữ không phải là một việc dễ dàng, bởi vì ngay cả tiếng
mẹ đẻ khi tự học thì cũng đã gặp rất nhiều khó khăn thì nói gì đến tiếng Pháp, một
ngoại ngữ hoàn toàn xa lạ. Do đó, việc này đòi hỏi rất nhiều công sức, sự kiên trì nhẫn
nại của sinh viên.
¾
Do ngoại ngữ đang học là môn tiếng Pháp với số lượng động từ rất
nhiều, đa dạng và phức tạp nên sinh viên cần phải có sổ tay ghi chép lại những động
từ, những cấu trúc đặc biệt. Và điều quan trọng mà sinh viên cần nhớ trong cách thức
học tập “ không cần nhớ những cái tương đồng, chú ý nhớ những điều đặc biệt”.
Điều này sẽ giúp cho sinh viên học tập một cách khoa học và hiệu quả hơn. Trong
tiếng Pháp điều khó khăn nhất đối với sinh viên là giống, số của danh từ, và cách chia
động từ thì sinh viên có thể ghi nhớ một số quy tắc chung sau đây :

Cách ghi nhớ giống đực (masculin) và cái (féminin) :
ƒ Đối với danh từ .
_ Tất cả những danh từ tận cùng bằng các gốc sau đây là thuộc về giống đực :
+ -age như le garage, le fromage…ngoại trừ những trường hợp như la plage, la
cage, la page, la nage, l’image)
+ -ment nhö le monument, le gouvernement, le médicament,…
+ -eau như le bureau, le couteau, le carreau,…
+ -phone như le téléphone, le magnétophone,…
+ -scope như le microscope, le télescope,…
+ -isme như le réalisme, le socialisme,…
_ Tất cả những danh từ tận cùng bằng các gốc sau đây là thuộc về giống cái :
+ -tion như la situation, la solution, …
+ -sion như la décision, la télévision, …
+ -té như la société, la réalité, …
+ -ette như la bicyclette, la disquette,…
+ -ance nhö la connaissance, la ressemblance,…
+ -ence như la référence, la différence,…
+ -ure như la culture, la peinture,…
+ -ode/-ade/-ude nhö la methode, la salade, la certitude,…
25


×