Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
___________________________

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU
Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2018
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU
Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:



60310105

Quyết định giao đề tài:

525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017

Quyết định thành lập HĐ:

145/QĐ-ĐHNT ngày 05/3/2018

Ngày bảo vệ:

21/3/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch Hội đồng:
TS. LÊ KIM LONG
Phòng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2018
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
chi tiêu y tế của hộ gia đình tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa” là cơng
trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Khánh Hòa, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Phương Thảo

v


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy, cô Trường Đại học Nha Trang và
bạn bè ho ̣c viên.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Pha ̣m Hờ ng Ma ̣nh đã nhiệt tình dành
nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình xây dựng đề cương, nghiên
cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã cố gắng, tuy nhiên, vì giới hạn về thời gian và trình độ hiểu biết
của bản thân cịn có những hạn chế và khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
sự góp ý chân thành sâu sắc và quý báu của quý thầy, cô để luâ ̣n văn được hoàn thiê ̣n, đa ̣t
giá tri ho
̣ ̣c thuâ ̣t cao.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hịa, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Phương Thảo

vi



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ v
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................vi
MỤC LỤC .....................................................................................................................vii
DANH MỤC KÝ HIỆU .................................................................................................. x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................xii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... xiii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xiv
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4. Đố i tươ ̣ng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.6. Ý nghıã của kế t quả nghiên cứu ............................................................................... 3
1.6.1. Về lý thuyết ........................................................................................................... 3
1.6.2. Về thực tiễn ........................................................................................................... 4
1.7. Kết cấu của luận văn................................................................................................. 4
1.8. Tóm tắt chương 1...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................. 5
2.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................................... 5
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến chi tiêu y tế hộ gia đình........................................... 5
2.1.2. Hành vi ra quyết định của hộ gia đình .................................................................... 8

2.1.3. Hành vi tìm kiếm sử dụng dịch vụ y tế ................................................................. 8
2.2. Lý thuyết liên quan ................................................................................................... 9
2.2.1. Lý thuyết Grossman .............................................................................................. 9
vii


2.2.2. Cầu sức khỏe và dịch vụ y tế ............................................................................... 10
2.2.3. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng ............................................................................ 10
2.2.4. Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng .......................................................................... 10
2.2.5. Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu ............................................ 11
2.2.6. Mơ hình chi tiêu và sử dụng dịch vụ y tế ............................................................ 14
2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ...................................................... 15
2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 15
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................................. 17
2.3.3. Đánh giá chung các nghiên cứu liên quan ........................................................... 18
2.4. Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ................................................................... 19
2.4.1. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 19
2.4.2. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................. 22
2.5. Tóm tắt chương 2.................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3. ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 23
3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 23
3.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................................ 23
3.1.2.Địa hình ................................................................................................................ 23
3.1.3.Dân số ................................................................................................................... 24
3.2.Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................................... 24
3.2.1. Đặc điểm kinh tế .................................................................................................. 24
3.2.2. Đặc điểm văn hóa xã hội ..................................................................................... 25
3.3. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................ 36
3.4. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................................ 37
3.5. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 39

3.5.1. Dữ liệu sơ cấp ...................................................................................................... 39
3.5.2. Dữ liệu thứ cấp .................................................................................................... 41
3.6. Tóm tắt chương 3...................................................................................................... 41
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU .................................. 42
4.1. Kết quả khảo sát điều tra của hộ gia đình về chi tiêu y tế ...................................... 42
4.1.1. Khái quát về mẫu điều tra .................................................................................... 42
4.1.2. Đặc điểm chi tiêu y tế của hộ gia đình ................................................................ 45
viii


4.2. Đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội của hộ và chi tiêu y tế của hộ gia đình tại
thành phố Nha Trang ..................................................................................................... 46
4.3. Kết quả phân tích hồi qui........................................................................................ 55
4.3.1. Kết quả phân tích tương quan Pearson ................................................................ 55
4.3.2. Kết quả hồi qui và các kiểm định cơ bản ............................................................ 56
4.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả .................................... 60
4.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy.......................................................... 60
4.4.2. Thảo luận kết quả phân tích hồi quy ................................................................... 61
4.4.3. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi tiêu y tế ........................... 64
4.5. Tóm tắt chương 4.................................................................................................... 64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 66
5.1. Kết luận................................................................................................................... 66
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 67
5.2.1. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ................................................................ 68
5.2.2. Chính sách bảo hiểm y tế..................................................................................... 68
5.2.3. Đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế ............................................................................ 69
5.2.4. Nâng cao trình độ học vấn của người dân ........................................................... 70
5.2.5. Tăng số năm sống khỏe, sống chất lượng ........................................................... 70
5.2.6. Tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình đến các hộ dân........................................... 70
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 71

5.4. Tóm tắt chương 5.................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 72
PHỤ LỤC

ix


DANH MỤC KÝ HIỆU

K: Số biến độc lập
n: Cỡ mẫu
N: Kích thước tổng thể

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BV

: Bệnh viện

BVĐK

: Bệnh viện Đa khoa

TTYTNT


: Trung tâm Y tế Nha Trang

xi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Hình 2.1. Đường tiêu dùng theo thu nhập ....................................................................12
Hình 2.2. Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng thiết yếu ............................ 12
Hình 2.3. Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa xa xỉ ........................... 13
Hình 2.4. Đường cong Engel đối với hàng hóa cấp thấp .............................................13
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu và đề xuất ....................................................................22
Hình 3.1. Bản đồ thành phố Nha Trang........................................................................23
Hình 3.2. Tỷ trọng chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe ở khu vực Thành thị Nông
thôn giai đoạn 2002 – 2012 ..........................................................................................26
Hình 3.3. Tỷ trọng chi tiêu cho y tế trên tổng chi tiêu so sánh theo 8 vùng ................27
Hình 3.4. Tỷ trọng có bảo hiểm y tế so sánh theo từng nhóm thu nhập.......................27
Hình 3.5. Tỷ trọng chi tiêu cho y tế trên tổng chi tiêu so sánh theo nhóm thu nhập ...28
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ..........................................................................38
Hình 4.1. Phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên ........................................................59
Hình 4.2. Biểu đồ P- Plot phần dư chuẩn hóa .............................................................. 60

xii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Bảng 2.1. Biện giải và kỳ vọng dấu các biến trong mơ hình........................................ 21
Bảng 3.1. Cơ sở, giường bệnh, nhân lực y tế năm 2016 .............................................. 28

Bảng 3.2. Hoạt động khám chữa bệnh từ năm 2010 – năm 2015 ................................ 30
Bảng 3.3. Hoạt động khám chữa bệnh năm 2016......................................................... 32
Bảng 3.4. Đào tạo nhân lực Y tế địa phương 2016 ...................................................... 34
Bảng 3.5. Phân bổ mẫu điều tra .................................................................................... 40
Bảng 4.1. Đặc điểm tuổi của chủ hộ trong mẫu điều tra .............................................. 42
Bảng 4.2. Đặc điểm giới tính trong mẫu điều tra ......................................................... 43
Bảng 4.3. Đặc điểm quy mô hộ trong mẫu điều tra...................................................... 43
Bảng 4.4. Đặc điểm trình độ học vấn chủ hộ trong mẫu điều tra ................................. 44
Bảng 4.5. Thống kê số người phụ thuộc của hộ gia đình ............................................. 44
Bảng 4.6. Đặc điểm chi tiêu của hộ gia đình trong mẫu điều tra ................................. 45
Bảng 4.7. Đặc điểm chi tiêu y tế của hộ gia đình ......................................................... 45
Bảng 4.8. Mối quan hệ giữa đặc điểm chi tiêu y tế với tuổi của chủ hộ .......................... 46
Bảng 4.9. Mối quan hệ giữa đặc điểm chi tiêu y tế với giới tính của chủ hộ .......... 47
Bảng 4.10. Mối quan hệ giữa đặc điểm chi tiêu y tế với qui mô hộ ............................ 48
Bảng 4.11. Mối quan hệ giữa đặc điểm chi tiêu y tế với nơi sinh sống của hộ ............ 49
Bảng 4.12. Mối quan hệ giữa đặc điểm chi tiêu y tế với trình độ học vấn của chủ hộ .......... 50
Bảng 4.13. Mối quan hệ giữa đặc điểm chi tiêu y tế với thu nhập hộ gia đình ............ 51
Bảng 4.14. Mối quan hệ giữa chi tiêu y tế với việc sử dụng bảo hiểm y tế ................. 52
Bảng 4.15. Mối quan hệ giữa chi tiêu y tế với số thẻ bảo hiểm y tế ............................ 52
Bảng 4.16. Mối quan hệ giữa chi tiêu y tế với số lần khám chữa bệnh ....................... 53
Bảng 4.17. Mối quan hệ giữa chi tiêu y tế với hình thức điều trị ................................. 54
Bảng 4.18. Phân tích tương quan.................................................................................. 56
Bảng 4.19. Kết quả phân tích hồi qui cuối cùng .......................................................... 56
Bảng 4.20. Hệ số Centered VIF .................................................................................... 58
Bảng 4.21. Kiểm định phương sai ................................................................................ 58
Bảng 4.22. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi tiêu y tế hộ gia đình .............. 64

xiii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chăm sóc sức khỏe được xem là một khoản đầu tư mang lại lợi ích trong tương
lai. Những thành tựu kinh tế sẽ là vô nghĩa nếu chất lượng sức khỏe của người dân
không được cải thiện, tuổi thọ dân số khơng được nâng cao. Do đó, nâng cao sức khỏe
người dân là ưu tiên chính sách hàng đầu của mỗi quốc gia và các cơ quan phát triển
trên toàn cầu như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(UNICEF), Chương trình lương thực thế giới (WFP). Chi tiêu y tế đã trở thành mối
quan tâm lớn đối với cả các hộ gia đình và Chính phủ của mỗi quốc gia. Thành phố
Nha Trang là thành phố trung tâm của tỉnh Khánh Hòa. Tuy vậy, điều kiện tại từng
khu vực xã, phường lại có sự chênh lệch về nhiều yếu tố, do đó chi tiêu y tế trên địa
bàn thành phố cũng có sự khác nhau. Chính vì thế đề tài "Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa " sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị để cải thiện, nâng cao chất lượng y tế trên
địa bàn thành phố.
Mục tiêu nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
chúng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của hộ
gia đình trên địa bàn thành phố.
Cơ sở dữ liệu của đề tài chủ yếu thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp, có được thơng
qua phỏng vấn các đối tượng là hộ gia đình. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ sử dụng dữ
liệu điều tra hộ gia đình của Tổng Cục Thống kê để đánh giá, so sánh về đặc điểm chi
tiêu y tế của hộ tại thành phố Nha Trang.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài kết hợp hai phương pháp chính sau.
* Phương pháp thống kê mơ tả
* Phương pháp phân tích định lượng: phương pháp hồi qui dữ liệu bảng OLS.
Từ kết quả điều tra, khảo sát 370 hộ tại thành phố Nha Trang đã phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình như sau.
Tuổi của chủ hộ tham gia điều tra chủ yếu từ 29 đến 67 tuổi. Nhìn chung, tuổi
của chủ hộ từ 45 đến 55 chiếm tỉ lệ lớn. Trung bình tuổi chủ hộ trong mẫu nghiên cứu
là 48.

xiv


Chủ hộ là nam chiếm 62,2%, chủ hộ nữ chiếm 37,8%. Nhưng thực tế chi tiêu cho
y tế ở nam giới lại thấp hơn so với nữ giới. Quy mô hộ gia đình theo thống kê, số hộ
gia đình dưới 5 người chiếm 97%, số hộ từ 5 đến 6 người chiếm 3%. Các hộ gia đình
có quy mơ lớn thì chi tiêu cho y tế sẽ tăng lên.
Chủ hộ có trình độ học vấn cao đẳng, đại học chiếm 37,8%, bậc tiểu học 3,8%. Tỉ
lệ chủ hộ tốt nghiệp phổ thông chiếm 37,3%. Kết quả thống kê cho thấy số năm đi học
của chủ hộ cao nhất là 18 năm và thấp nhất là 3 năm. Trung bình số năm đi học của
chủ hộ là 13 năm. Tỷ lệ phụ thuộc chiếm 40% đối với hộ có 2 người phụ thuộc, chiếm
6,2% đối với hộ có 3 người phụ thuộc và chiếm 23,8% đối với số hộ khơng có người
phụ thuộc.
Chi tiêu bình quân của hộ gia đình bao gồm các khoản chi tiêu cho lương thực,
thực phẩm, chi ăn uống, chi tiêu y tế và các chi phí khác phục vụ cho đời sống. Chi
tiêu cho lương thực, thực phẩm là chiếm 30,05%, chi tiêu ăn uống chiếm 25,70%, chi
tiêu khác là 38,44%, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các khoản chi tiêu còn lại và chi tiêu
cho y tế chiếm 5,81% là mức chi tiêu thấp nhất trong tổng các khoản chi tiêu trên.
Nghiên cứu đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của
hộ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính này đến chi tiêu y tế như sau: tuổi của
chủ hộ, giới tính của chủ hộ, quy mơ hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, tỷ lệ
phụ thuộc, thu nhập hộ gia đình, sử dụng bảo hiểm y tế, số lần khám chữa bệnh, hình
thức điều trị đều có ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ. Nhân tố nơi sinh sống của hộ
gia đình và số thẻ bảo hiểm y tế khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong
đó, thu nhập hộ gia đình là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới chi tiêu y tế hộ, cịn nhân
tố giới tính của chủ hộ có tác động yếu nhất.
Từ khóa: chi tiêu y tế, hộ gia đình, thành phố Nha Trang.

xv



CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là một phần quan trọng của vốn con người. Trên thế giới, không chỉ
trong giai đoạn hiện nay mà ở mọi thời đại, y tế ln giữ vai trị quan trọng trong việc
thúc đẩy phát triển xã hội, giảm nghèo đói và là nhân tố quan trọng góp phần tăng
trưởng kinh tế. Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều xem y tế là quốc sách hàng
đầu và luôn ưu tiên đầu tư cho sự nghiệp phát triển y tế.
Nền kinh tế đất nước ta đang ngày càng phát triển, bên cạnh đó chất lượng cuộc
sống của người dân ngày càng được cải thiện. Mức thu nhập của người dân ngày càng
gia tăng. Đánh giá mức sống của người dân, trước tiên đánh giá các nhu cầu thiết yếu
nhất của đời sống như ăn, mặc, giáo dục, y tế, nơi sinh sống,…Trong đó chi tiêu cho y
tế là một trong những chi tiêu đặc biệt của hộ gia đình vì nó khơng mang lại lợi ích
hiện tại và cho chính bản thân hộ gia đình nhưng lại có tác dụng trong tương lai. Khi
mức sống của người dân tăng lên thì hộ gia đình khơng cịn phải lo lắng việc ăn no
mặc ấm mà họ sẽ hướng đến ăn ngon mặc đẹp và lợi ích cao hơn là lo cho con cháu
của họ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hộ gia đình càng quan tâm đến chăm sóc
sức khỏe của con em mình thì họ càng chi tiêu nhiều hơn và xem đó là một khoản đầu
tư mang lại lợi ích trong tương lai. Với nguồn thu nhập nhất định, hộ gia đình cũng
phải cân nhắc xem nên chi tiêu như thế nào cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống,
bên cạnh việc chi tiêu y tế sao cho phù hợp với các điều kiện và đặc điểm kinh tế - xã
hội của từng hộ gia đình.
Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa có diện tích đất tự nhiên 254,3 km², nằm
ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hịa, với 27 đơn vị hành chính cơ sở gồm 08 xã và 19
phường. Dân số theo thống kê năm 2016 là 432.108 người, trong đó dân số thành thị
chiếm 76,2%, dân số nông thôn chiếm 23,8%. Về tỉ lệ giới tính, nam chiếm 48,7% và
nữ chiếm 51,3%. Mật độ dân số trung bình tồn thành phố là 1.675 người/km2 (Nguồn
Niên giám thống kê 2016 của Cục Thống kê tỉnh Khánh Hịa). Dân cư phân bố khơng
đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành, khu vực trung tâm thành phố thuộc các
phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập có mật

độ dân cư rất cao. Tuy nhiên một số xã như Vĩnh Lương, Phước Đồng với địa hình chủ
yếu là núi cao có mật độ dân số thấp.
1


Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền
Trung. Năm 2016, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt gần 3.800 USD. Là
trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều đóng góp đáng kể, tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Khánh Hịa. Tuy là thành phố
có tình hình kinh tế khá của tỉnh, nhưng với 27 xã, phường thì mức thu nhập và chi
tiêu của các địa phương trong thành phố là khác nhau, trình độ cũng khác nhau, các
yếu tố kinh tế, xã hội của hộ gia đình ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu y tế là một
vấn đề cần quan tâm xem xét và phân tích, nhằm cung cấp thơng tin hữu ích cho
những nhà hoạch định chính sách y tế cải thiện và nâng cao chất lượng y tế của khu
vực. Đề tài nghiên cứu “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ
gia đình tại thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hịa” góp phần làm rõ vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát: xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
chúng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của hộ
gia đình trên địa bàn thành phố.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình tại
thành phố Nha Trang.
(2) Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính đến chi tiêu y tế của hộ
gia đình tại thành phố Nha Trang.
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho hộ
gia đình trên địa bàn thành phố.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Đâu là những nhân tố chính ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình tại
thành phố Nha Trang?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính đó đến chi tiêu y tế của hộ gia đình
tại thành phố Nha Trang hiện nay ra sao?
(3) Những gợi ý về các giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khỏe cho hộ gia đình trên thành phố Nha Trang?
2


1.4. Đố i tươ ̣ng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: các hộ gia đình tại thành phố Nha Trang.
Đối tượng nghiên cứu: là vấn đề chi tiêu y tế.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình tại
thành phố Nha Trang, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng y tế
tại thành phố Nha Trang .
- Phạm vi lý thuyết: do giới hạn về thời gian và nguồn lực về tài chính, do đó
trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài sẽ tiếp cận và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
chi tiêu hộ gia đình thơng qua phát phiếu điều tra đến các hộ gia đình trên địa bàn.
- Về khơng gian: Thực hiện nghiên cứu tại 27 xã, phường thuộc thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Về thời gian: dữ liệu nghiên cứu về đặc điểm chi tiêu y tế của hộ gia đình tại
thành phố Nha Trang được thực hiện trong thời gian từ 5/2017– 9/2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu: đề tài chủ yếu thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp, có được thơng qua
phỏng vấn các đối tượng là hộ gia đình. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu
điều tra hộ gia đình của Tổng Cục Thống kê để đánh giá, so sánh về đặc điểm chi tiêu
y tế của hộ tại thành phố Nha Trang.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài kết hợp hai phương pháp chính sau:

* Phương pháp thống kê mơ tả: dùng để xử lý, phân tích, tổng hợp các dữ liệu và
đưa ra những nhận xét cơ bản.
* Phương pháp phân tích định lượng: đề tài sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu
bảng dạng OLS xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình.
1.6. Ý nghıã của kế t quả nghiên cứu
1.6.1. Về lý thuyết
- Đề tài nghiên cứu sẽ tổng hợp và kế thừa các cơng trình nghiên cứu có liên
quan, các cơng trình nghiên cứu trước, từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn chế của
đề tài, gợi ý các cơng trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác.
- Bổ sung thêm bằng chứng thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế
của hộ gia đình tại thành phố Nha Trang.

3


1.6.2. Về thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia
đình tại thành phố Nha Trang.
- Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng và mơ hình nghiên cứu của đề tài,
tác giả chỉ ra các nhân tố tác động đến chi tiêu y tế, đồng thời đưa ra những chính sách
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe hộ gia đình tại thành phố Nha Trang.
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn này gồm có các chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu. Chương này xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái
niệm và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương cũng
tổng quan các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài, khung
phân tích và các giả thiết của nghiên cứu.

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày quy trình và cách
tiếp cận nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, loại dữ liệu, cách thu thập dữ liệu
và các cơng cụ phân tích dữ liệu. Rút ra mơ hình nghiên cứu của đề tài.
- Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày
khái quát về chi tiêu y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hịa, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế hộ gia đình tại địa
bàn thành phố Nha Trang, so sánh kết quả với các nghiên cứu trước.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên
cứu, đồng thời nêu những điểm còn hạn chế của nghiên cứu và phương hướng nghiên
cứu tiếp theo.
Ngoài các nội dung chính trên, kết cấu đề tài cịn bao gồm các phần như: lời cam
đoan, lời cảm ơn, tóm tắt, mục lục, danh mục kí hiệu, danh mục các chữ viết tắt, danh
mục bảng, tài liệu tham khảo và phụ lục.
1.8. Tóm tắt chương 1
Trong chương 1 của đề tài luận văn đã trình bày các vấn đề tổng quan của đề tài,
từ sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
ý nghĩa của nghiên cứu cũng như bố cục của đề tài luận văn.
4


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến chi tiêu y tế hộ gia đình
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe khơng phải một phạm trù kinh tế và định nghĩa của nó rất
rộng. Định nghĩa về chăm sóc sức khỏe như sau: “Chăm sóc sức khỏe là sự chăm sóc,
điều trị, hay quy trình của nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm: chuẩn đoán,
đánh giá, phục hồi, quản lý, điều trị, duy trì trạng thái thể chất hay tinh thần của một cá
nhân. Điều đó ảnh hưởng lên bộ phận hoặc bất kỳ chức năng nào của cơ thể con người”.
Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe mức độ khác

nhau. Chính vì khơng dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người ta thường gặp khó
khăn trong chi trả và các chi phí y tế khơng lường trước được.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe là sự địi hỏi, sự lựa chọn của bệnh nhân và gia đình
bệnh nhân đối với các dịch vụ y tế vào mục đích chăm sóc sức khỏe hoặc khám chữa
bệnh cho bản thân hay người nhà một cách tự nguyện, phù hợp với điều kiện của họ. Họ
sẵn sàng chi trả mức phí sử dụng các dịch vụ y tế cho nhà cung cấp (trung tâm y tế, bệnh
viện, cơ sở y tế, các phòng khám theo yêu cầu,…). Ngược lại, các nhà cung cấp dịch vụ
y tế cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến hiện
đại để đáp ứng nhu cầu đó. Nó phản ánh nhu cầu khám chữa bệnh gắn liền với sự phát
triển kinh tế và trình độ phát triển của xã hội về mọi mặt. Khi ngành y tế phát triển thì
nhu cầu khám chữa bệnh của người dân sẽ càng cao và rất đa dạng. Cuộc sống hiện đại
ngày càng được nâng cao kéo theo đó là tỉ lệ số người mang trong mình những căn bệnh
hiểm nghèo ngày một nhiều. Người ta dần quan tâm hơn đến sức khỏe của chính bản
thân mình và những thành viên trong gia đình.
Xu hướng tiêu dùng chăm sóc sức khỏe của cá nhân được quyết định bởi chi phí
của việc sử dụng và lợi ích nhận được từ chăm sóc sức khỏe. Nếu chi phí chủ yếu được
quyết định bởi việc phân phối các nguồn lực chăm sóc sức khỏe thì việc sử dụng sẽ
được quyết định bởi mối tương tác giữa cung và cầu chăm sóc sức khỏe. Cung chăm sóc
sức khỏe xác định các nguồn lực chăm sóc sức khỏe được sử dụng theo nghiên cứu của
McGuire (1988).
5


Chi phí y tế
Theo báo cáo Vụ kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế (2008) định nghĩa chi phí y tế là
tổng số tiền chi trả của hộ gia đình cho sức khỏe gồm: ngăn ngừa, chăm sóc, chữa bệnh.
Chi tiêu y tế hộ gia đình có thể bao gồm chi trả trước khi bị bệnh (ví dụ như chi mua bảo
hiểm) hoặc chi phí y tế chi trả trực tiếp khi sử dụng các dịch vụ y tế (như chi trả viện phí).
Chi trả trực tiếp cho y tế liên quan đến chi tiêu trực tiếp của hộ gia đình khi họ sử

dụng các tiện ích: mua thuốc, chi trả viện phí, phí dịch vụ chuẩn đốn và các chi phí
gián tiếp liên quan đến việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế tại khu vực hoặc các tiện ích
riêng (bao gồm tự điều trị).
Chi tiêu y tế
Theo Bộ Y tế, chi tiêu y tế là mọi khoản chi cho các hoạt động y tế mà mục tiêu
đầu tiên là để nâng cao, phục hồi, hoặc duy trì sức khỏe toàn dân số và cho cá nhân của
một quốc gia. Những chi tiêu này bao gồm cả chi thường xuyên và chi cho hoạt động
đầu tư phát triển. Định nghĩa này áp dụng được cho bất kể chủ thể/đơn vị đứng ra trả
tiền là Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân và đơn vị nhận tiền/đơn vị cung
ứng dịch vụ thuộc Nhà nước quản lý, hay do tư nhân quản lý, hay hộ gia đình. Các hoạt
động y tế bao gồm:
+ Hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.
+ Hoạt động chữa bệnh giảm tử vong.
+ Hoạt động chăm sóc y tế với các bệnh mãn tính, cần các chăm sóc điều dưỡng.
+ Các chăm sóc y tế khác.
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do nhà nước thực hiện và các đối tượng có trách
nhiệm tham gia theo qui định của Luật Bảo hiểm xã hội (2008).
Bảo hiểm y tế tự nguyện là chương trình bảo hiểm y tế được thực hiện ở Việt Nam
đến khi luật có hiệu lực năm 2009, phi lợi nhuận với mức phí bảo hiểm đồng mức cho từng
nhóm đối tượng ở từng khu vực do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện. Chương trình bảo
hiểm này được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, nghiên cứu của Jahr (2008).
Bảo hiểm y tế chi trả hầu hết các chăm sóc ngoại trú, nội trú tại các cơ sở y tế nhà
nước, ngoại trừ những dịch vụ nằm trong diện hỗ trợ chương trình y tế khác như
6


HIV/AIDS, các loại thuốc men không nằm trong danh mục thuộc bảo hiểm do Bộ Y tế
qui định, các dịch vụ cao cấp như phẫu thuật thẩm mỹ, nha khoa hoặc cai nghiện. Hiện

tại, Bảo hiểm y tế chi khoảng 80% tồn bộ các chi phí chăm sóc y tế và người sử dụng
trả 20% cịn lại. Trừ các nhóm đối tượng được bảo hiểm chi trả 100% như sĩ quan qn
đội, người có cơng cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi và 95% cho người nghèo và người
được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Luật Bảo hiểm y tế (2008).
Hộ gia đình
Hộ gia đình được xem như là một đơn vị thống kê dân số, một tập hợp người có
mối quan hệ gắn kết với nhau có lúc người ta đồng nhất nó với khái niệm gia đình. Xét
trên ý nghĩa thống kê mỗi con người chỉ có thể thuộc về một và chỉ một hộ gia đình
nào đó. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (2010) về điều tra chi tiêu cho giáo dục cho
rằng hộ gia đình cần phải có bốn đặc điểm cơ bản: (1) các thành viên trong hộ có
chung địa chỉ thường trú, (2) các thành viên thống nhất trong chia sẻ các loại chi phí
cần thiết để đảm bảo cuộc sống, (3) có đóng góp chung phần thu nhập cũng như các
loại tài sản tạo thành ngân sách chung của hộ, (4) có sự ràng buộc về mối quan hệ
huyết thống hoặc tình cảm giữa các thành viên trong hộ gia đình.
Theo quy định của Bộ Luật dân sự (2005) của Việt Nam thì hộ gia đình bao gồm
các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung
trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác
do pháp luật quy định.
Chủ hộ
Theo Ủy ban châu Âu (2010), chủ hộ là người mà căn cứ các đặc điểm cá nhân
của họ, người ta có thể phân loại và phân tích các thơng tin thu thập được từ hộ gia
đình do người đó làm chủ hộ. Đây có thể là người có thu nhập lớn nhất trong hộ, chủ
sở hữu căn nhà hoặc là người đàn ông lớn tuổi nhất trong hộ.
Theo quy định của Bộ Luật dân sự (2005) của Việt Nam thì chủ hộ là đại diện
của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một
thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.
Chi tiêu của Hộ gia đình cho y tế
Theo Vụ kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) định nghĩa: là mọi khoản chi trực tiếp của
hộ gia đình chi khi ốm đau đang phải khám, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ, hàng
hóa y tế. Bao gồm viện phí đã trả bất kể đơn vị cung ứng dịch vụ là công hay tư, tiền xét

7


nghiệm, mua thuốc men, vật tư, thiết bị,…bất kể là tự mua hay có đơn của thầy thuốc,
mua tại bệnh viện, cơ sở Nhà nước, hay cơ sở tư nhân. Những khoản người dân đóng
góp mua bảo hiểm y tế khơng tính đây (vì đã được tính trong chi của quỹ bảo hiểm y tế).
2.1.2. Hành vi ra quyết định của hộ gia đình
Việc ra các quyết định của hộ gia đình phải chăng chỉ là ý chí của người đại diện
hay cịn gọi là chủ hộ? Điều này có thể đúng nếu nghiên cứu các hộ gia đình trong thời
kỳ phong kiến khi mà ý kiến của người chủ gia đình hầu như lấn át tồn bộ ý kiến của
các thành viên khác. Ngày nay, vai trò của người chủ hộ đã có nhiều thay đổi, q
trình ra quyết định của hộ gia đình bị chi phối bởi nhiều nhân tố hơn. Qua các kết luận
của Douglas (1983) trong nghiên cứu về quá trình ra quyết định của gia đình, chúng ta có
thể nhận định rằng q trình này cần được thực hiện với những cân nhắc cụ thể như sau:
(1) Quá trình ra quyết định chung của gia đình cần phải được cân nhắc trên cơ sở
nắm bắt ý tưởng của các thành viên nhằm mục tiêu tối đa hóa tổng hữu dụng của hộ
gia đình, tránh các lựa chọn bất lợi.
(2) Việc ra quyết định của hộ gia đình cịn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tư
vấn bán hàng,… hay các điều kiện sống cũng như mơi trường kinh tế - xã hội, các
chính sách quy định quyền và nghĩa vụ mà hộ gia đình đó bị tác động.
Vì vậy, việc ra quyết định cho một vấn đề nào đó nói chung và việc chi tiêu giáo
dục, y tế, thực phẩm của hộ gia đình nói riêng cần xem xét đến nhiều nhân tố từ các
yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài xã hội.
2.1.3. Hành vi tìm kiếm sử dụng dịch vụ y tế
Hành vi tìm kiếm sử dụng dịch vụ y tế là bất kỳ hoạt động được thực hiện bởi
những cá nhân tự cảm thấy mình có một vấn đề về sức khỏe hoặc bị ốm, mục đích tìm
kiếm một phương pháp chữa trị phù hợp theo nghiên cứu của Ward và cộng sự (1997).
Khái niệm rộng hơn hành vi tìm kiếm sử dụng dịch vụ y tế trong đó bao gồm các hoạt
động để duy trì sức khỏe tốt, ngăn ngừa bệnh tật cũng như đối phó với bất kỳ sự khởi
phát bệnh từ một tình trạng sức khỏe tốt theo nghiên cứu của WHO (1995). Hành vi sử

dụng dịch vụ y tế cũng bao gồm niềm tin sức khỏe, đóng góp vào động lực cá nhân
trong việc tìm kiếm hành vi sức khỏe theo nghiên cứu của Abraham và Sheeran
(2000). Nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào vài nhân tố có liên kết với nhau.
Thái đơ, nhận thức và quyết định của cá nhân là những nhân tố quan trọng quyết định
8


việc sử dụng chăm sóc sức khỏe khi họ tiếp xúc ban đầu với nhà cung cấp chăm sóc
sức khỏe. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe là tình trạng sức
khỏe, thu nhập và giáo dục. Tình trạng sức khỏe của một cá nhân dĩ nhiên sẽ ảnh
hưởng lớn đến lợi ích mà người đó nhận được từ điều trị y tế. Tuy nhiên lợi ích nhận
được cũng bị ảnh hưởng bởi giáo dục. Thu nhập là quan trọng nó xác định khả năng
chi trả và nó ảnh hưởng đến số tiền kiếm được bị từ bỏ khi tìm kiếm chăm sóc sức
khỏe theo nghiên cứu của Kenkel (1994).
2.2. Lý thuyết liên quan
2.2.1. Lý thuyết Grossman
Mỗi cuộc sống của mỗi cá nhân gồm hai giai đoạn: giai đoạn đau ốm và giai
đoạn khỏe mạnh. Trong mỗi giai đoạn, anh ta hoặc cô ta phải trải qua một lượng thời
gian đau ốm ts, nếu vốn sức khỏe càng lớn thì khoảng thời gian này càng ít đi. Vì mỗi
cá nhân có xác suất mắc bệnh tật khác nhau (do cơ địa, gen di truyền,…) nên vốn sức
khỏe càng lớn thì càng ít mắc bệnh tật cho nên khoảng thời gian đau ốm ít. Nói cách
khác, thời gian khỏe mạnh chính là những lợi ích (khơng trao đổi được) của vốn sức
khỏe. Cá nhân đó nhận được mức thỏa dụng đồng biến từ những hành hóa tiêu dùng X
và những mức thỏa dụng nghịch biến từ thời gian đau ốm ts (H). Hàm thỏa dụng dựa
trên những điều kiện này được giả định là không phụ thuộc vào thời gian (tỷ lệ thay
thế biên giữa thời gian đau ốm và thời gian tiêu dùng không thay đổi theo thời gian).
Mức thỏa dụng trong tương lai được chiết khấu bằng một yếu tố giả định β ≤ 1. Nhờ
đó, cá nhân này tối đa hóa mức thỏa dụng đã chiết khấu u:
u = U (ts (H0), X0) + βU (ts (H1),X1)
Thành phần quan trọng của mơ hình Grossman là phương trình thể hiện sự thay

đổi lượng vốn sức khỏe qua thời gian. Một mặt, vốn sức khỏe hao mòn với tỷ lệ δ,
khiến sức khỏe bị giảm xuống theo thời gian. Tỷ lệ hao mịn này khơng cố định theo
thời gian. Mặt khác, cá nhân này có thể gia tăng vốn sức khỏe bằng cách đầu tư I. Mức
đầu tư này bao gồm việc tiêu dùng cho dịch vụ y tế và khoảng thời gian tI dành cho
những nỗ lực phịng ngừa bệnh. Gộp lại chúng ta có:
H1 = H0 (1- δ) + I (M0, tI)
Phương trình trên tạo một sự ràng buộc trong vấn đề tối ưu hóa của cá nhân. Tuy
vậy, khơng chỉ sức khỏe thay đổi theo thời gian mà ngồi ra cịn có tài sản (sự sung
túc) và kiến thức (kỹ năng chẳng hạn) cũng thay đổi.
9


Trên quan điểm bảo hiểm y tế, những chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe (pM) phải
được tài trợ bởi thu nhập lao động hay một mức tài sản ban đầu A0 với w0 là mức
lương trong giai đoạn đầu và p là giá cả của dịch vụ y tế. Ngược lại, tiêu dùng (ở mức
giá c) phải dương ở cả hai giai đoạn. Quy ước tổng thời gian là 1. Gộp lại với nhau,
chúng ta ràng buộc về ngân sách sau chiết khấu như sau:
A0 + w0 (1 – ts (H0) – tI) +

= pM + cX0 +

Trong mô hình Grossman, sức khỏe và sự sung túc là hai tài sản có mối quan hệ
với nhau. Giá trị của chúng được quản lý tối ưu qua thời gian bởi các cá nhân. Trong
trường hợp khỏe mạnh, mức thỏa dụng biên của việc có thêm một đơn vị vốn sức khỏe
gồm một phần tiêu dùng và một phần đầu tư. Tổng của chúng phải bằng với chi phí
biên của việc có thêm một đơn vị vốn sức khỏe.
2.2.2. Cầu sức khỏe và dịch vụ y tế
Dựa trên mơ hình Grossman, ta có thể rút ra hàm cầu với sức khỏe và các dịch vụ
y tế. Tuy vậy, việc này đòi hỏi những dạng hàm cụ thể đối với hàm thỏa dụng và các
hàm ts (H1) và I (M, tI). Dù cho có những hạn chế, dạng hàm Cobb-Douglas thường

được giả định cho ts (H1) và I (M, tI). Theo tính chất hàm Cobb-Douglas, mức đầu tư
vào sức khỏe I được tạo nên bởi các dịch vụ y tế M và thời gian mà cá nhân dành cho
sự chăm sóc sức khỏe tI. Bên cạnh đó, một mức giáo dục cao hơn được giả định sẽ
tăng mức hiệu quả đầu tư.
2.2.3. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng
Định nghĩa: Theo James F. Engelvàcộng sự (1993): “Hành vi tiêu dùng là toàn
bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở
hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả q trình ra quyết định diễn ra
trước, trong và sau hành động đó”.
2.2.4. Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng
Theo Mas-Colell và cộng sự (1995), lý thuyết tiêu dùng thể hiện những quyết
định lựa chọn tiêu dùng mang tính chất duy lý của người tiêu dùng cho các loại hàng
hóa. Trong điều kiện ràng buộc về ngân sách hộ gia đình, người tiêu dùng sẽ lựa chọn
rổ hàng hóa đảm bảo tối đa hóa mức hữu dụng của mình.
Max u(x) với điều kiện p*x≤ 1
10


Trong đó,
x=(x1, x2,…,xn) là rә hàng hóa tiêu dùng và x1, x2,…,xn là các loại hàng hóa.
p=(p1, p2,…,pn) là giá của rổ hàng hóa và p1, p2,…,pn là giá của tùng loại hàng
hóa trong rổ.
I: Ngân sách của người tiêu dùng.
Với mức giá p của thị trường và ngân sách I cố định, người tiêu dùng lựa chọn sử
dụng hàng hóa sao cho đạt mức thỏa dụng cao nhất. Vấn đề này được thực hiện dựa
trên một số giả định cơ bản như thơng tin thị trường hồn hảo, người tiêu dùng chấp
nhận giá của hàng hóa có dạng tuyến tính.
2.2.5. Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu
Vào thế kỷ XIX, một nhà thống kê người Đức, Ernet Engel (1821-1896) đã thực
hiện một nghiên cứu thực nghiệm về ngân sách gia đình để đưa ra kết luận về các mơ

hình tiêu dùng, đó là chi phí cho các hàng hóa và các dịch vụ khác nhau của các hộ gia
đình ở những mức thu nhập khác nhau.
Theo nghiên cứu của Engel, khi thu nhập tăng lên, tỷ trọng thu nhập cho các
hàng hóa thiết yếu như thực phẩm thì giảm và chi cho các hàng hóa xa xỉ như các hàng
hóa và các dịch vụ cơng nghiệp lại tăng. Hay nói cách khác, các gia đình nghèo thường
dành tỷ trọng tương đối lớn trong thu nhập của họ cho các nhu cầu cần thiết, trong khi
các gia đình giàu dành phần lớn thu nhập cho các nhu cầu xa xỉ. Sự thay đổi này trong
các mơ hình chi tiêu tiêu dùng với sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình được gọi là
quy luật Engel.
Để đơn giản, ta sẽ mô tả và giải thích mối quan hệ giữa thu nhập và số lượng
hàng hóa thay cho chi tiêu và giả định là giá của hàng hóa là khơng thay đổi.
Giả định ban đầu thu nhập là I1, giá các sản phẩm lần lượt là Px và Py thì đường
ngân sách sẽ là I2. Điểm phối hợp tối ưu mới là F(x2,y2) là tiếp điểm đường nhân sách
với đường đẳng tích U2. Nối các điểm E, F ta sẽ được tiêu dùng theo thu nhập (ICC).
Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp các tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu
nhập thay đổi, giá của sản phẩm không đổi.

11


Hình 2.1. Đường tiêu dùng theo thu nhập
Nguồn: Engel và cộng sự (1993)
Đường tiêu dùng – thu nhập ICC (Income-Consumption Curve): Đường tiêu
dùng – thu nhập đối với hàng hóa X cho biết lượng hàng hóa X được mua tương ứng
với từng mức thu nhập khi giá cả các loại hàng hóa là khơng đổi.

Hình 2.2. Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng thiết yếu
Nguồn: Engel và cộng sự (1993)
Như vậy, đường công tiêu thụ - thu nhập (ICC) có thể được sử dụng để giải thích
các mối quan hệ giữa mức độ thu nhập của người tiêu dùng với số lượng mua của một

mặt hàng và được gọi là đường cong Engel.
Độ dốc của đường cong Engel ICC như hình 2.2 là

/

với

viết tắt của sự

thay đổi trong thu nhập và cho sự thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa X và tỷ lệ này
sẽ có dấu dương. Điều quan trọng cần lưu ý là độ dốc của đường cong Engel trong
hình 2.2 tăng lên khi thu nhập tăng lên. Điều này cho thấy rằng với mỗi mức tăng bằng
nhau trong thu nhập, thì số lượng hảng hóa mua sẽ giảm dần. Như vậy, đường cong
Engel trong trường hợp X là hàng hóa thiết yếu thì số lượng mua của hàng hóa tăng
lên cùng với sự gia tăng thu nhập nhưng với tốc độ giảm dần.
12


×