Tải bản đầy đủ (.pdf) (291 trang)

Nghiên cứu xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 291 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRẦN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BẢO TRÌ

Chuyên ngành : KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2011.


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : ............................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
----------------

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 25 tháng 01 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

TRẦN THANH BÌNH

Phái: Nam
Nơi sinh: Đồng Nai

Ngày, tháng, năm sinh: 25 – 10 - 1982
Chuyên ngành:

Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

MSHV:

02707237


1- TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN

-

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì.

-

Xây dựng quy trình áp dụng các bộ chỉ số.

-

Triển khai thử nghiệm quy trình này tại một số doanh nghiệp.

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo trì.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

25-01-2010

4- NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ : 02-12-2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. PHẠM NGỌC TUẤN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. PHẠM NGỌC TUẤN

ThS. NGUYỄN NHƯ PHONG

iii


LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Hệ thống Cơng nghiệp này
được hồn thành là kết quả của sự cố gắng không ngừng trong thời gian qua.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn, PGS. TS.
Phạm Ngọc Tuấn, đã trực tiếp truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể Phòng bảo trì của các
Cơng ty TNHH Một thành viên Cảng Bến Nghé, Công ty Bayer Việt Nam và Nhà
máy Bia Sài Gịn – Củ Chi thuộc Tổng Cơng ty Cổ phần Bia Rượu – Nước giải
khát Sài Gòn đã hỗ trợ và phối hợp thực hiện.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
học tập tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM.
Và cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln động viên, hỗ trợ
tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tp. HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2010
Học viên thực hiện


Trần Thanh Bình

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì đã được áp dụng phổ biến tại các nước phát
triển nhưng tại Việt Nam thì chưa.
Luận văn này nghiên cứu xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì
áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 1 trình bày về một số sự kiện trên thế giới và những thiệt hại ngừng máy
có liên quan đến bảo trì; trình bày vai trị và hiện trạng bảo trì tại Việt Nam. Ngồi ra
luận văn cịn khảo sát cơ sở của việc hình thành các chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì.
Chương 2 trình bày cơ sở của mơ hình logic trong việc hoạch định và đánh giá
hiệu quả hoạt động, những phương pháp, công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động đang
được áp dụng.
Chương 3 trình bày về phương pháp luận xây dựng quy trình áp dụng đánh giá
hiệu quả bảo trì thơng qua việc áp dụng các bộ chỉ số đánh giá bằng định lượng và định
tính.
Trong phần áp dụng ở chương 4, luận văn trình bày các bước áp dụng bộ chỉ số
đánh giá hiệu quả bảo trì vào các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ qua đó đo lường và
phân tích dữ liệu nhằm đưa tìm ra các ngun nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động bảo trì tại các doanh nghiệp.
Chương 5 trình bày các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo trì tại các doanh
nghiệp.
Chương 6 trình bày các kết luận và đề xuất phương hướng phát triển của đề tài
trong tương lai.


v


SUMMARY

Maintenance performance indicators (MPI) have been commonly put into practice
in developing countries but not yet in Vietnam.
This thesis studies to set up and apply MPI in Vietnamese companies.
Chapter one presents shortly about some events in the world and downtime losses
which caused by unefficient maintenance; and a little about role and situation of
maintenance in Vietnam. In addition, the thesis also talks about the basic of MPI
development.
Chapter two introduces the literature of logic model using to plan and evaluate
performance; methods, tools for performance evaluation been putting in practice.
Methodology of setting up the process of using MPI to evaluate maintenance
performance will be present in Chapter three.
In the case studies at chapter four, the thesis shows the steps using MPI for some
companies in production and service, so measuring and analyzing collected data to
figure out root causes which effect to maintenance performance in the companies.
Chapter five will show some solutions to improve maintenance performance in the
companies.
Chapter 6 introduces conclusions and proposals for some developments in the
future.

vi


MỤC LỤC
Đề mục


Trang

Trang bìa ........................................................................................................................ i
Cán bộ hướng dẫn nhận xét ........................................................................................ ii
Nhiệm vụ luận văn thạc sĩ ......................................................................................... iii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iv
Tóm tắt luận văn thạc sĩ ..............................................................................................v
Mục lục ....................................................................................................................... vii
Danh sách hình ảnh ................................................................................................... xi
Danh sách bảng biểu ................................................................................................. xii

Chương 1. Tổng Quan ...................................................................................... 1
1.1. Một số sự kiện trên thế giới và trong nước liên quan đến bảo trì............ 1
1.1.1. Thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mexico ..................................................................1
1.1.2. Thảm họa bùn đỏ tại Hungagy ..........................................................................2
1.1.3. Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ .......................................................................3

1.2. Các thiệt hại ngừng máy tại một số lĩnh vực công nghiệp do bảo trì kém
hiệu quả ................................................................................................................. 5
1.3. Vai trị của bảo trì ngày nay ........................................................................ 7
1.4. Hiện trạng bảo trì tại Việt Nam .................................................................. 8
1.5. Các chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì ........................................................... 9
1.5.1. Các chỉ số hiệu quả ...........................................................................................9
1.5.2. Các chỉ số hiệu quả bảo trì .............................................................................10
1.5.3. Cấu trúc bộ chỉ số bảo trì.................................................................................12

1.6. Đánh giá hiệu quả cơng tác bảo trì ........................................................... 13
1.7. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 14
1.8. Mục tiêu của luận văn ................................................................................ 15
1.9. Giới hạn của đề tài:..................................................................................... 15

1.10. Nội dung của luận văn .............................................................................. 15
1.11. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 16
vii


Chương 2. Các phương pháp, bộ công cụ và những cơ sở đánh giá hiệu
quả hoạt động ................................................................................................... 17
2.1. Tổng quan về các phương pháp và bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt
động trên thế giới và tại Việt Nam.............................................................................. 17
2.2. Những cơ sở của việc đánh giá hiệu quả hoạt động ................................ 18
2.2.1. Mục đích của đánh giá hiệu quả...................................................................... 18
2.2.2. Mơ hình logic .................................................................................................. 19
2.2.3. Các bước thực hiện.......................................................................................... 21

2.3. Phân tích các phương pháp đánh giá ....................................................... 21
2.3.1. Phương pháp điều tra ...................................................................................... 21
2.3.2. Phương pháp thống kê kinh tế......................................................................... 22
2.3.3. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 23
2.3.4. Chuẩn đối sánh ................................................................................................ 23

2.4. Kết luận chương 2 ...................................................................................... 25

Chương 3. Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận áp dụng bộ chỉ số
đánh giá hiệu quả hoạt động bảo trì ........................................................... 27
3.1. Mơ hình logic đánh giá hiệu quả hoạt động bảo trì ................................ 27
3.2. Các bộ chỉ số đánh giá định lượng............................................................ 31
3.2.1. Các chỉ số lập kế hoạch và điều độ ................................................................. 31
3.2.2. Các chỉ số bảo trì chủ động ............................................................................. 32
3.2.3. Các chỉ số Tài chính/Chi phí ........................................................................... 34
3.2.4. Các chỉ số về q trình sản xuất ...................................................................... 34


3.3. Các bộ chỉ tiêu đánh giá định tính ............................................................ 41
3.3.1. Tiêu chí về nguồn lực con người .................................................................... 42
3.3.2. Tiêu chí về nguồn lực kỹ năng nhân viên ....................................................... 43
3.3.3. Tiêu chí về hiệu quả sử dụng tài sản thiết bị ................................................... 44
3.3.4. Hiệu quả sử dụng thông tin ............................................................................. 47
viii


3.3.5. Hiệu quả sử dụng vật tư, phụ tùng .................................................................. 50
3.3.6. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực tiềm ẩn: Kiểm soát và cải tiến liên tục ....... 51

3.4. Mối quan hệ giữa các bộ chỉ số và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bảo trì
trong tổ chức ...................................................................................................... 52
3.4.1. Đánh giá theo định lượng ................................................................................ 52
3.4.2. Đánh giá theo chỉ tiêu định tính ...................................................................... 55

3.5. Quy trình đánh giá ..................................................................................... 59
3.5.1. Giai đoạn xác định nhiệm vụ của tổ chức và mục tiêu đánh giá .................... 59
3.5.2. Giai đoạn xác định các nguồn lực đầu vào ..................................................... 60
3.5.3. Giai đoạn triển khai các hoạt động cơ sở ........................................................ 60
3.5.4. Giai đoạn lập kế hoạch hành động đánh giá ................................................... 62
3.5.5. Giai đoạn thiết lập quy trình phân tích và báo cáo đánh giá ........................... 62
3.5.6. Giai đoạn phân tích quy trình cho cải tiến liên tục ......................................... 62
3.6. Kết luận chương 3................................................................................................. 63

Chương 4. Triển khai ứng dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động
bảo trì tại một số doanh nghiệp.................................................................... 64
4.1. Giới thiệu về công ty .................................................................................. 64
4.2.1. Công ty TNHH một thành viên Cảng Bến Nghé Tp. HCM............................ 64

4.2.2. Công ty Bayer Việt Nam ................................................................................. 65
4.2.3. Nhà máy bia Sài Gòn Củ Chi: ......................................................................... 65

4.3. Triển khai ứng dụng bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động bảo trì . 66
4.3.1. Cơng ty TNHH một thành viên Cảng Bến Nghé ............................................ 66
4.3.2. Công ty Bayer Việt Nam ................................................................................. 67
4.3.3. Nhà máy bia Sài Gòn Củ Chi: ......................................................................... 67

4.4. Phân tích các kết quả và trình bày các phát hiện ................................... 68
4.4.1. Các chỉ số lập kế hoạch và điều độ ................................................................. 70
4.4.2. Các chỉ số bảo trì chủ động ............................................................................. 72
4.4.3. Các chỉ số tài chính ......................................................................................... 74
4.4.4. Các chỉ số về q trình sản xuất ...................................................................... 77
ix


4.4.5. Phân tích và tổng hợp các nguyên nhân gốc rễ làm hạn chế hiệu quả hoạt
động bảo trì tại các công ty ....................................................................................... 78

4.5. Kết luận chương 4 ...................................................................................... 83

Chương 5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo trì..84
5.1. Các giải pháp chung cho ba cơng ty ......................................................... 85
5.1.1. Nhóm giải pháp 1 - Cải thiện các chỉ số lập kế hoạch và điều độ ......................... 85
5.1.2. Nhóm giải pháp 2 - Cải thiện các chỉ số bảo trì chủ động .............................. 88
5.1.3. Nhóm giải pháp 3 - Cải thiện các chỉ số tài chính .......................................... 90
5.1.4. Nhóm giải pháp 4 - Cải thiện các chỉ số quá trình sản xuất............................ 91

5.2. Các giải pháp riêng cho từng công ty ..................................................... 108
5.2.1. Giải pháp cho áp dụng cho Công ty TNHH Một thành viên Cảng Bến Nghé.........108


5.2.2. Các giải pháp áp dụng cho Nhà máy Bia Sài Gòn Củ Chi ........................... 111
5.2.3. Các giải pháp áp dụng cho Công ty Bayer Viêt Nam ................................... 113
5.3. Kết luận chương 5.............................................................................................. 115

Chương 6. Kết luận và phương hướng phát triển của đề tài .............. 116
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 118
Phụ lục A ..............................................................................................................
Phụ lục B ...............................................................................................................
Phụ lục C ..............................................................................................................
Lý lịch trích ngang ...............................................................................................

x


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon vịnh Mexico...................................... 1
Hình 1. 2: Đập nước đầy bùn đỏ trước khi bị phá vỡ ...................................................... 2
Hình 1. 3: Đoạn tường đập bị sập gây lũ cho các khu vực dân cư .................................. 3
Hình 1. 4: Hình ảnh sau khi xảy ra sự cố. ....................................................................... 4
Hình 1. 5: Phát triển và xác định bộ chỉ số MPI chiến lược, mục tiêu của cơng ty ...... 12
Hình 1. 6: Mối liên kết giữa bộ chỉ số và chiến lược quản lý của cơng ty .................... 13
Hình 2. 1: Mơ hình mẫu về mơ hình lý thuyết chương trình [2.4] ................................ 20
Hình 2. 2: Mơ hình logic [2.6] ....................................................................................... 20
Hình 3. 1: Mơ hình logic chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động ...................................... 28
Hình 3. 2: Mơ hình logic tổng quát đánh giá hiệu quả bảo trì....................................... 30
Hình 3. 3: Quy trình tính tốn OEE và các tổn thất ...................................................... 37
Hình 3. 4: Mối quan hệ giữa các bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì ........................... 41
Hình 3. 5: Sáu nguồn lực để cải tiến hiệu quả bảo trì ................................................... 41
Hình 3. 6: Các hoạt động trong một hệ thống kiểm sốt bảo trì ................................... 48

Hình 3. 7: Mối quan hệ giữa các bộ chỉ số - chỉ tiêu trong hệ thống ............................ 53
Hình 4. 2: Các chỉ số lập kế hoạch và điều độ .............................................................. 71
Hình 4. 3: Các chỉ số lập kế hoạch và điều độ (tiếp theo) ............................................. 71
Hình 4. 4: Các chỉ số bảo trì chủ động .......................................................................... 73
Hình 4. 5: Các chỉ số bảo trì chủ động (tiếp theo)......................................................... 73
Hình 4. 6: Các chỉ số tài chính ...................................................................................... 75
Hình 4. 7: Các chỉ số tài chính (tiếp theo) ..................................................................... 75
Hình 4. 8: Các chỉ số về quá trình sản xuất ................................................................... 77
Hình 4. 9: Chỉ số hiệu quả sử dụng thiết bị toàn bộ ...................................................... 77
Hình 4. 10: Sơ đồ phân tích gốc rễ chỉ số OEE của Công ty Cảng Bến Nghé .............. 80
Hình 4. 11: Sơ đồ phân tích gốc rễ chỉ số OEE của Nhà máy Bia Sài Gòn – Củ Chi .. 81
Hình 4. 12: Sơ đồ phân tích gốc rễ chỉ số OEE của Công ty Bayer Viet Nam ............. 82

xi


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Chi phí ngừng máy của một số ngành công nghiệp tại Mỹ ........................... 5
Bảng 1. 2: Chi phí ngừng máy của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam. ................ 6
Bảng 2. 1: Ma trận đánh giá – sự kết hợp các chương trình đánh giá và phương pháp
đánh giá.......................................................................................................................... 18
Bảng 2. 2: Mục đích của đánh giá ................................................................................. 19
Bảng 2. 3: Tóm tắt các phương pháp đánh giá phổ biến ............................................... 26
Bảng 3. 1: Tập hợp 30 chỉ số đánh giá định lượng hiệu quả bảo trì ............................. 53
Bảng 3. 2: Các bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bảo trì ..................................................... 56
Bảng 3. 3: Cấp độ bảo trì tương ứng với tổng số điểm đánh giá................................... 57
Bảng 3. 4: Bảng đánh giá các cấp độ bảo trì ................................................................. 58
Bảng 4. 1: Bảng tóm tắt kết quả đo lường tại ba cơng ty .............................................. 68
Bảng 5. 1: Nhóm giải pháp cải thiên các chỉ số lập kế hoạch và điều độ ..................... 85
Bảng 5. 2: Nhóm giải pháp cải thiện các chỉ số bảo trì chủ động ................................. 88

Bảng 5. 3: Nhóm giải pháp cải thiện các chỉ số tài chính ............................................. 90
Bảng 5. 4: Nhóm giải pháp cải thiện các chỉ số quá trình sản xuất ............................... 91
Bảng 5. 5: Các giải pháp áp dụng cho Công ty TNHH Một thành viên Cảng Bến Nghé ... ..108

Bảng 5. 6: Các giải pháp áp dụng cho Nhà máy Bia Sài Gòn – Củ Chi. .................... 111
Bảng 5. 7: Các giải pháp áp dụng cho Công ty Bayer Việt Nam ................................ 113

xii


Chương 1. Tổng Quan
1.1. Một số sự kiện trên thế giới và trong nước liên quan đến bảo trì
1.1.1. Thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mexico
Giếng dầu Macondo của BP đã "phun trào" sau vụ nổ gây sập giàn khoan
Deepwater Horizon trung tuần tháng Tư vừa qua, làm 11 người chết và ít nhất 4,9
triệu thùng dầu bị tràn ra biển.
Tới đầu tháng Tám, BP mới thành công trong việc bịt vĩnh viễn miệng giếng
dầu bằng bêtông. Hãng này cũng đã bỏ ra tới 8 tỷ USD cho công tác khắc phục sự
cố, bịt miệng giếng dầu nhằm chặn dòng dầu tràn và dự kiến tổng chi phí của BP
sau thảm họa này có thể lên tới 32,2 tỷ USD.
Trong báo cáo điều tra mới nhất công bố cùng ngày 8/9, BP chính thức thừa
nhận sai sót từ con người và những trục trặc về kỹ thuật của chính hãng cùng một số
bên liên quan đã dẫn tới thảm họa tràn dầu lớn nhất trong lịch sử tại vịnh Mexico.

Hình 1.1: Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon vịnh Mexico

1


1.1.2. Thảm họa bùn đỏ tại Hungagy

Một thảm hoạ đã xảy ra tại một nhà máy alumina ở vùng gần thành phố Ika
do đập bể chứa bùn đỏ của nhà máy bị vỡ làm cho 700 ngìn mét khối chất thải độc
hại tràn ra ngồi.
Ước tính thảm họa cơng nghiệp này sẽ khiến Hungary phải mất tới hàng
chục tỷ đô la để khắc phục trong khoảng thời gian nhanh nhất là 1 năm tới. Hiện đã
có người dân thiệt mạng, 120 người khác bị bỏng hóa học do tiếp xúc với loại bùn
độc hại này trong đó ó 8 người ở tình trạng nguy kịch và 6 người khác vẫn cịn mất
tích.
Loại bùn đỏ này có hàm lượng alkali rất cao, có nghĩa là nó sẽ gây bỏng nếu
tiếp xúc với da, và có thể gây hại tới phổi và hệ tiêu hóa nếu người ta nuốt phải nó.
Nó cịn có thể gây tử vong.

Hình 1.2: Đập nước đầy bùn đỏ trước khi bị phá vỡ

2


Hình 1.3: Đoạn tường đập bị sập gây lũ cho các khu vực dân cư
1.1.3. Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã
Mỹ Hồ, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, là thảm hoạ cầu đường và tai nạn xây
dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam. Hai nhịp cầu dẫn cao 50m giữa ba trụ cầu
đang được xây dựng thì bị đổ sụp, kéo theo giàn giáo cùng hàng trăm công nhân
đang làm việc xuống đất.
Theo số liệu thống kê ngày 17 tháng 10 thì tổng số người thiệt mạng lên đến
54 người, số người bị thương là 80 người. Và theo ước tính ban đầu, riêng thiệt hại
vật chất xây dựng cầu Cần Thơ vào khoảng 40 tỷ đồng.
Theo PGS.TS. Trần Chủng (Cục trưởng cục giám định nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng): Cầu Cần Thơ sập có thể do hệ thống giàn giáo đã bị dịch
chuyển trong khi bê tông của cầu chỉ mới đổ được 2 ngày, chưa đủ độ liên kết.

3


Do q trình thực hiện khơng đảm bảo đúng theo trình tự ban đầu được lập ra,
q trình tính tốn, thiết kế cũng như thi công chưa đảm bảo được độ tin cậy, độ an
toàn nên tai nạn xảy ra gây thiệt hại lớn về người và của.

Hình 1.4: Hình ảnh sau khi xảy ra sự cố.

Các sự kiện trên chỉ là những sự kiện điển hình, hàng ngày vẫn ln xảy ra
các tai nạn, các sự cố máy móc gây thiệt hại rất lớn về tài sản, gây ảnh hưởng cho
quá trình sản xuất, và nghiêm trọng hơn là gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
Chúng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ những yếu tố tác
động từ bên ngồi khơng thể lường trước được, hoặc có thể từ nhừng yếu tố bên
trong như là các chi tiết của máy móc, thiết bị không đảm bảo được độ tin cậy từ
thiết kế, chế tạo, v.v…Qua các sự kiện trên cho ta thấy, ở các nước phát triển hiện
đại cũng cũng có thể xẩy ra các sự cố do nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan
trọng của của cơng tác bảo trì, về độ tin cậy, về cơng tác an tồn, về quản lý nguyên
liệu và phụ tùng,v.v…

4


Vì vậy, với sự phát triển nền cơng nghiệp của nước ta hiện nay, cần có sự
quan tâm, hiểu biết, tiếp thu kiến thức và cũng như có sự đầu tư thích đáng cho
cơng tác bảo trì. Giảm thiểu thời gian ngừng máy, giảm thiểu các sự cố, tai nạn là
giảm thiệt hại cho nền sản xuất. Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.

1.2. Các thiệt hại ngừng máy tại một số lĩnh vực công nghiệp do bảo trì

kém hiệu quả
Chi phí ngừng máy thể hiện thiệt hại mỗi giờ do ngừng máy trong doanh
nghiệp và khác nhau tùy theo ngành cơng nghiệp. Bảng 1.1 trình bày số liệu điều
tra chi phí ngừng máy của một số ngành công nghiệp tại Mỹ theo [1.1]. Các số liệu
này được tính cho cả nhà máy.

Bảng 1.1: Chi phí ngừng máy của một số ngành công nghiệp tại Mỹ
Chi phí ngừng máy mỗi giờ
TT

Cơng nghiệp

(USD), tính cho cả nhà
máy

1

Năng lượng

2.817.846

2

Viễn thơng

2.066.245

3

Chế tạo


1.610.654

4

Tổ chức tài chính

1.495.134

5

Cơng nghệ thơng tin

1.344.461

6

Bảo hiểm

1.202.444

7

Bán lẻ

1.107.274

8

Dược phẩm


1.082.252

9

Ngân hàng

996.802

5


10

Thực phẩm, đồ uống

804.192

11

Hàng tiêu dùng

785.719

11

Hóa chất

704.101


12

Vận tải

668.586

13

Y tế

636.030

14

Luyện kim

580.588

15

Điện tử

477.366

16

Xây dựng

389.601


Trung bình

944.395

Các số liệu thu thập của các tác giả trong 10 năm qua từ một số doanh nghiệp
Việt Nam điển hình được trình bày ở bảng 1.2, [1.1].

Bảng 1.2: Chi phí ngừng máy của một số ngành cơng nghiệp tại Việt Nam.
T

Cơng ty ngành

Chi phí ngừng máy mỗi giờ

T

(triệu đồng), tính cho mỗi
máy/ dây chuyền

1

Nhựa

10

2

Sữa

240


3

Bia

900

4

Xi măng

2.000

5

Thép

180

6

Điện

180

6


7


Dược phẩm

300

8

Điện tử

100

9

Chế tạo lon bia, nước ngọt

160

10

Ơ tơ

200

11

Giấy vệ sinh

70

1.3. Vai trị của bảo trì ngày nay
Ngày nay bảo trì đóng một vai trị rất quan trọng trong mọi hoạt động sản

xuất, có thể so sánh như một đội cứu hỏa. Đám cháy một khi đã xảy ra phải được
dập tắt càng nhanh càng tốt để tránh những thiệt hại lớn. Tuy nhiên, dập tắt lửa
không phải là nhiệm vụ chính của đội cứu hỏa mà cơng việc chính của họ là phịng
ngừa khơng cho đám cháy xảy ra. Cho nên vai trị chính của bảo trì là:
-

Phịng ngừa để tránh cho máy móc khơng bị hư hỏng. Đây là vai trị chủ yếu
của bảo trì.

-

Cực đại hóa năng suất.

-

Nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tương ứng với tuổi thọ của
máy dài hơn.

-

Nhờ chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy để
bảo trì nhỏ nhất.

-

Nhờ cải tiến liên tục q trình sản xuất.

-

Tối ưu hóa hiệu suất của máy.


-

Máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít hơn, đồng
thời làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn.

-

Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.

7


Hiện nay, bảo trì ngày càng trở nên quan trọng. Ở những nước đang phát triển,
có nhiều máy móc cũ đang hoạt động. Vấn đề phụ tùng là yếu tố cần quan tâm, bởi
vì khó tìm được phụ tùng thay thế cho thiết bị, nếu có tìm thấy thường giá cũng rất
cao và phải trả bằng ngoại tệ. Nếu công tác bảo trì tốt, hậu quả của các hư hỏng đã
được đề phịng thì vấn đề này phần nào đã được giải quyết. Nếu bảo trì khơng tốt thì
thiệt hại có thề là rất lớn.

1.4. Hiện trạng bảo trì tại Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu
tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất trở thành thực tế “nóng” trong mọi doanh
nghiệp, nhà máy. Tuy nhiên, so với các nước, nhận thức cũng như thực hành về
quản lý và kỹ thuật bảo trì của nước ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát
triển bảo trì – “hư đâu sửa đó”. Chưa áp dụng các kỹ thuật bảo trì hợp lý nên đội
ngũ bảo trì ln trong tình trạng bị động đối phó, làm tăng các thiệt hại do ngừng
máy đột xuất, chi phí sữa chữa và phụ tùng thay thế cao, lịch trình sản xuất khơng
được đảm bảo. Triết lý “phòng hư hơn chữa hỏng” hay bảo trì phịng ngừa chưa
được phổ biến rộng rãi trong cơng nghiệp đang là một lãng phí to lớn trong sản

xuất. Hiệu quả của cơng tác bảo trì chưa cao, độ tin cậy và khả năng sẵn sàng của
thiết bị chưa đáp ứng tốt cho sản xuất.
Tại Việt Nam, đến nay chưa có những nghiên cứu về chi phí bảo trì. Tuy
nhiên, có thể ước tính tồng giá trị thiết bị của các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp hiện nay khoảng 50 tỉ đơ la Mỹ. Do trình độ bảo trì cịn thấp nên tổng chi
phí bảo trì có thể đến ít nhất là 10% tổng giá trị thiết bị, nghĩa là khoảng 5 tỉ đơ la
Mỹ mỗi năm. Cịn tính theo GDP tuyệt đối của cả nước năm 2008 đạt khoảng 68 tỉ
đơ la Mỹ và nếu cho phí bảo trì bằng 6% thì vào khoảng 5,16 tỉ đơ la Mỹ [1.2].
Trước những khoảng chi phí khổng lồ như vậy, các nhà lãnh đạo và quản lý
không thể nào khoanh tay đứng nhìn. Một mặt, hàng loạt các cơng cụ và phương
pháp giúp cho việc cải thiện công tác quản lý bảo trì mang lại hiệu quả đã được
nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Mặt khác, một phương hướng mới được đưa ra,
8


đó chính là biến bảo trì trở thành trung tâm lợi nhuận của doanh nghiệp, tức là biến
bảo trì trở thành nhân tố chính tạo ra các khoảng lợi nhuận vượt bậc.
Như vậy, xét về cả mặt quản lý và kỹ thuật, bảo trì có thể giúp doanh nghiệp
cắt giảm đáng kể lượng năng lượng tiêu hao, tiết kiệm những khoản chi phí lớn cho
doanh nghiệp. Từ đó, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng bảo trì là một
yếu tố đem lại lợi nhuận vượt bậc cho doanh nghiệp.
Để triển khai các chương trình cải tiến cơng tác bảo trì, trước tiên cần đo
lường hiệu quả bảo trì trước và sau khi cải tiến. Muốn vậy cần phải tiến hành đánh
giá hiệu quả cơng tác bảo trì bằng cách xây dựng các chỉ số đánh giá hiệu quả bảo
trì phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam.

1.5. Các chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì
1.5.1. Các chỉ số hiệu quả (Performance Indicator)
Trong những năm thập niên 1960, mơ hình sử dung các cơng cụ đo lường đánh
giá cũng đã được áp dụng vào lĩnh vực kỹ thuật bảo trì [1.3]. Từ thập niên 1990,

việc sử dụng các chỉ số đánh giá cho các mục đích khác nhau là khá phổ biến trong
xã hội cả trong lĩnh vực văn hóa và cơng nghiệp.
Ngày nay, có ít định nghĩa rõ ràng và chính xác về các chỉ số đánh giá. Theo
[1.4], các chỉ số đánh giá là các đo lường được ứng dụng trong môi trường sản xuất.
Chúng được phân thành bảy nhóm chính để mô tả các hoạt động khác nhau trong tổ
chức bao gồm: hiệu suất, hiệu quả, năng suất, chất lượng, chất lượng của hoạt động
sản xuất, ngân sách và lợi nhuận. Theo [1.5], các chỉ số đánh giá khơng là gì hơn
một chỉ số đánh giá. Nếu các chỉ số được chọn và sử dụng, chúng sẽ là tiền đề cho
việc cải tiến trong tổ chức. Để đảm nhận được các vai trị khác nhau trong tổ chức
đó, các chỉ số được sắp xếp theo một cấu trúc thứ bậc giống như cấu trúc một tổ
chức. Vì thế nó rất là quan trọng khi cho rằng các chỉ số khác nhau trong cấu trúc
đó được liên kết theo một chiều từ trên xuống dưới, ở cùng một thời điểm các chỉ số
được liên kết cho các mục tiêu dài hạn. Ở phần trên của cấu trúc chỉ số thứ bậc, các
9


chỉ số tài chính, các chỉ số hiệu suất và hiệu quả, các chỉ số chiến lược và các chỉ số
chức năng sẽ theo sau các chỉ số chung.
Ngoài ra các chỉ số đánh giá còn được phân loại theo các chỉ số mang tính
định hướng và mang tính phụ thuộc. Theo Liyanage [1.6] thì chỉ số mang tính định
hướng là các chỉ số chính đo lường nhắm vào đánh giá các giá trị đầu ra. Mà giá trị
đo lường đầu ra được ví như chỉ số phụ thuộc. Tuy nhiên cần nhớ rằng một chỉ số
hay giá trị đo lường đều có thể là các chỉ số định hướng hoặc chỉ số phụ thuộc tùy
thuộc vào trạng thái đo lường được sử dụng. Ví dụ một quy trình bao gồm nhiều
quy trình phụ, các chỉ số chính của mỗi quy trình phụ sẽ là các chỉ số định hướng
của quy trình phụ đó. Kết quả, giá trị đo lường đầu ra của mỗi quy trình phụ sẽ là
chỉ số phụ thuộc của cùng quy trình đó. Và các chỉ số phụ thuộc này sẽ là chỉ số
chính cho quy trình tiếp theo tức là chỉ số định hướng.
1.5.2. Các chỉ số hiệu quả bảo trì
Bộ chỉ số đánh giá bảo trì là cơng cụ để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo

trì. MPI so sánh các điều kiện thực tế với các điều kiện tham khảo (có thể là mức
yêu cầu hay mục tiêu cần đạt tới) [1.7]. Một chỉ số đánh giá bảo trì là kết quả của
nhiều chỉ số thành phần được sử dụng trong việc đo lường đánh giá bảo trì và được
trang bị với các mục tiêu cơ bản và rõ ràng nhằm ước lượng được các quá trình
cũng như chứng minh được các quyết định tổng hợp, các bước hành động ở các cấp
độ thích hợp trong một tổ chức để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp [1.8].
MPI thường gắn liền với các mục tiêu giảm thời gian ngừng máy, các chi phí
và các hao phí đồng thời cải tiến về sản lượng, năng suất, chất lượng và an tồn.
PMIs cịn được áp dụng trong nhiều ngành sản xuất. Theo Oliver Devise, Henri
Pierreval [1.9], họ đã sử dụng các bộ chỉ số để hỗ trợ cho các nhà thiết kế tìm ra các
giải pháp chọn lựa hệ thống vận chuyển vật liệu trong ngành sản xuất phức hợp.
Các chỉ số đánh giá sử dụng bao gồm chỉ số đánh giá vận hành, chỉ số đánh giá
chiến lược tập trung vào năng suất đáp ứng của thiết bị, chỉ số đánh giá tài chính tập
trung vào chi phí mua hàng, chi phí bảo trì. Hay MPI kết hợp với mục tiêu bảo trì là
10


một thành phần trong quá trình hoạch định chiến lược trong ngành cơng nghiệp thực
phẩm [1.10]. MPI cịn được sử dụng cho nhiều mục đích khác chẳng hạn như đo
lường đánh giá hiệu quả thiết bị OEE, đo lường đánh giá tài chính, nhân lực, an
tồn, … Ví dụ MPI đánh giá về ngân sách bảo trì, khả năng sẵn sàng, thời gian
ngừng máy giữa các các lần hư hỏng và sửa chữa (MTBF: Mean Time Between
Failures và MTBR: Mean Time Between Repairs), độ ổn định của bảo trì và thời
gian ngừng máy. Việc thiết lập giữa các chỉ số định hướng và các chỉ số phụ thuộc
sẽ giúp cho việc theo dõi và kiểm soát việc đánh giá quá trình. Các chỉ số này cũng
là cơ sở để lựa chọn chiến lược bảo trì [1.11].
Đo lường đánh giá hiệu quả bảo trì (MPM: Maintenance performance
measurement) là một khái niệm không mới. Ngày nay, các nhà quản lý cấp cao
muốn nắm rõ giá trị được tạo ra bởi quá trình bảo trì trong khi vẫn đảm bảo được
các khía cạnh an tồn và mơi trường. Chính vì vậy, MPM trở thành một phần quan

trọng trong chiến lược của tổ chức.
Điều quan trọng nữa là các khái niệm được sử dụng trong định nghĩa các chỉ
số bảo trì nên được rõ ràng như chúng được đo như thế nào, làm thế nào để đánh giá
chúng khi áp dụng vào tổ chức cũng như sự liên kết với các mục tiêu, chính sách
bảo trì [1.12].
Có thể thấy rằng, ngày nay tất cả các hoạt động theo dõi và kiểm soát đều thực
hiện được, tuy nhiên với một nguồn dữ liệu khổng lồ và khó đọc thường có trong
những báo cáo đánh giá [1.13] thì việc đưa ra quyết định đối với các nhà quản lý là
không phải đơn giản với khoảng 5 đến 8 chỉ số [1.14]. Điều này cho thấy rằng tầm
quan trọng của việc lựa chọn đúng các chỉ số và tập hợp các chỉ số. Vì vậy, phương
pháp đánh giá thích hợp các chỉ số đóng vai trị then chốt trong quy trình đánh giá
hiệu quả bảo trì.

11


1.5.3. Cấu trúc bộ chỉ số bảo trì
Hệ thống đo lường hiệu quả bảo trì phải bao gồm tất cả các q trình liên
quan trong tổ chức. Do đó cần phải có một sự liên kết giữa các chỉ số khác nhau sẽ
giúp cho người ra quyết định có thể giải thích các số liệu và đưa ra một quyết định
nhanh chóng.
Ngày nay, có nhiều bộ chỉ số được xây dựng theo cấp độ. Mỗi cấp độ phục
vụ cho một mục tiêu nhất định cũng như người dùng nhất định. Người dùng ở cấp
quan lý cao nhất có liên quan đến những tác động ở mức độ công, trong khi đó,
người sử dụng ở mức chức năng có liên quan với các điều kiện về vật chất, tài sản.
Hình 3.3 thể hiện phát triển và xác định bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì chiến
lược, mục tiêu của cơng ty [1.15]

Hình 1.5: Phát triển và xác định bộ chỉ số MPI chiến lược, mục tiêu của
công ty

Sử dụng một hệ thống đo lường đánh giá nhiều cấp sẽ giúp cho công ty giải
quyết được nhiều vấn đề. Nếu một chỉ số ở cấp công ty cho thấy vấn đề gì đó, thì ở
cấp độ thấp hơn chúng ta sẽ dễ dàng xác định và làm rõ nguyên nhân của sự yếu
kém này.
Trong hệ thống MPM, MPI được phân cấp theo nhiều cấp độ. Cấp độ đầu tiên
có thể tương ứng với cấp quản lý cao cấp, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp;
cấp độ thứ hai tương ứng với cấp quản lý tầm trung và cấp độ thứ ba tương ứng với
cấp quản lý chức năng. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, các cấp bậc có thể được chia

12


nhiều hơn ba cấp. Ba cấp độ thứ bậc trong trong hệ thống MPM theo hình 3.4 thể
hiện mối liên kết giữa bộ chỉ số và chiến lược của doanh nghiệp [1.16].
Chiến lược

Quản lý cấp cao

Cấp 1

Quản lý cấp trung

Cấp 2

Quản lý cấp thấp

Cấp 3

Mục tiêu


Hình 1.6: Mối liên kết giữa bộ chỉ số và chiến lược quản lý của công ty
Hiện nay, các hoạt động đánh giá hiệu quả cơng tác bảo trì đều hướng đến đánh
giá hai mảng chính của cơng tác bảo trì đó là: Các hoạt động bảo trì và các nguồn
lực hỗ trợ cơng tác bảo trì. Luận văn sẽ phân tích sau đây.

1.6. Đánh giá hiệu quả cơng tác bảo trì
Đánh giá hiệu quả cơng tác bảo trì là q trình đưa ra và áp dụng những tiêu
chuẩn thống nhất, nhằm xác định về hiệu quả hoạt động của cơng tác bảo trì hiện tại
của tổ chức, cơng ty. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm:
-

Cải thiện những mặt hoạt động kém hiệu quả

-

Tiếp tục tăng cường và cải tiến liên tục những mặt được đánh giá tốt

-

Hướng tổ chức bảo trì phát triển vươn xa xướng tầm với thế giới.

13


×