Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố hồ chí minh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.63 KB, 98 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----o0o----

NGUYỄN THANH HỒNG

CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM HỖ TR
CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp
Mã số ngành: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. HCM 03/2005


ii

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Giáo sư - Tiến só Nguyễn Thiện Nhân

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:



Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ...........tháng.........năm 2005


iii
Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THANH HỒNG
Ngày, tháng, năm sinh : 15/08/1977
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Phái
: Nam
Nơi sinh:Vónh Long
Mã số : 12.00.00

I-TÊN ĐỀ TÀI

Các giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố
Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
II-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển và hỗ trợ các DNVVN các nước Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan,Trung Quốc. Từ đó rút kinh nghiệm cho các DNVVN VN nói chung,

DNVVN TP.HCM nói riêng.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động, phát triển các DNVVN TP. HCM.
- Từ đó kiến nghị các giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ phát triển, góp phần giải quyết
khó khăn mà các DNVVN TP. HCM đang phải đối đầu.
III-NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
:
IV-NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V-HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
: GS-TS NGUYỄN THIỆN NHÂN
VI- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘCHẤM NHẬN XÉT 1 :
VII- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘCHẤM NHẬN XÉT 2:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH

GS.TS NGUYỄN THIỆN NHÂN
Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày tháng năm 2005
TRƯỞNG PHÒNG QLKH-SĐH
CHỦ NHIỆM NGÀNH


iv

LỜI CẢM ƠN

^]
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được

sự giúp đỡ quý báu và sự động viên tận tình của thầy hướng dẫn, các thầy cô,
các cơ quan và cùng tập thể anh chị em đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy: GS-TS Nguyễn Thiện Nhân đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện thành công bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh,
Viện Kinh Tế Tp, Khoa Quản Lý Công Nghiệp Đại Học Bách Khoa là những
nơi tôi đã nhận được sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Đã tạo điều
kiện cũng như cung cấp các số liệu thống kê, tài liệu tham khảo,...
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2005
Nguyễn Thanh Hồng

TÓM TẮT


v
Luận văn cao học này được thực hiện với mục tiêu là tìm các giải pháp tài chính
nhằm hỗ trợ phát triển, góp phần giải quyết khó khăn mà các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại TP. HCM đang phải đối đầu khi tham gia vào hội nhập kinh tế Quốc tế.
Đề tài đã thực hiện thu thập số liệu qua nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê của
Cục thống kê TP.HCM, Tổng cục thống kê, và các bài viết đăng tải trên các báo như:
tạp chí kinh tế, kinh tế phát triển, dự báo kinh tế, …để tìm hiểu thực trạng hoạt động,
phát triển các DNVVN TP. HCM. Đề tài cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển và
hỗ trợ các DNVVN các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Từ đó rút
kinh nghiệm cho các DNVVN VN nói chung, DNVVN TP.HCM nói riêng, và từ cơ sở
nghiên cứu này kiến nghị các giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ phát triển, góp phần giải
quyết khó khăn mà các DNVVN TP. HCM đang gặp phải.

Kết cấu của luận văn: “CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM HỖ TR CHO

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” gồm có 5 chương như sau:
♦ Chương 1 : Mở đầu.
♦ Chương 2 : Cơ sở lý thuyết về dn vừa và nhỏ và vai trò chính sách tài chính.
♦ Chương 3 : Phân tích thực trạng hoạt động các DNVVN TP. Hồ Chí Minh
hiện nay.
♦ Chương 4 : Các giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ các DNVVN TP. Hồ Chí
Minh trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
♦ Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

MỤC LỤC
Trang


vi
Trang phụ bìa ............................................................................................................ i
Tờ xác nhận .............................................................................................................ii
Tờ nhiệm vụ Luận văn ...........................................................................................iii
Lời cám ơn .............................................................................................................. iv
Tóm tắt luận văn thạc só ......................................................................................... v
Mục lục.................................................................................................................... vi
Danh mục các từ viết tắt ......................................................................................... x
Danh mục các bảng ................................................................................................ xi
Danh mục các biểu đồ ..........................................................................................xii
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1- SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................... 1
1.2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................................................. 1
1.3- PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................ 2
1.4- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2

1.5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DN VỪA VÀ NHỎ
VÀ VAI TRÒ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
2.1- TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ .................................. 3
2.1.1- Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ .............................................. 3
2.1.2 -Nhận diện Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam .......................... 3
2.1.3- Đặc điểm của các DN vừa và nhỏ Việt Nam ................................... 6
2.1.4-Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ................................................. 7
2.1.5- Cơ sở pháp lý cho việc tồn tại và phát triển DNVVN ................... 10
2.2 - CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DNVVN .................... 10
2.2.1 - Mô hình tổng quát các yếu tố chi phối sự phát triển của DN ...... 10
2.2.2 - Vai trò của chính sách tài chính đối với Doanh nghiệp ................ 16
2.2.2.1 -Nội dung CS tài chính ....................................................... 16
2.2.2.2 - Hướng tới một hệ thống CS tài chính phù hợp .............. 16
2.3- CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
ẢNH HƯỞNG SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ........ 18
2.3.1 -Chính sách về sở hữu ...................................................................... 18
2.3.2- Chính sách về tài chính ................................................................... 19
2.3.3 - Chính sách về đất đai..................................................................... 21
2.3.4 - Chính sách về lao động .................................................................. 21


vii
2.3.5 - Chính sách về xuất-nhập khẩu ...................................................... 22
2.3.6 Chính sách về Khoa học-Công nghệ .............................................. 22
2.3.7 Chính sách đầu tư ............................................................................ 23
2.4 - KINH NGHIỆM HỖ TR PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ............................... 25
2.4.1 - Kinh nghiệm phát triển DNVVN của Nhật Bản ........................... 25

2.4.2 - Kinh nghiệm phát triển DNVVN của Hàn Quốc .......................... 27
2.4.3 - Kinh nghiệm phát triển DNVVN của Đài Loan ........................... 28
2.4.4 - Kinh nghiệm phát triển DNVVN của Trung Quốc ...................... 31
2.4.5 - Nhận xét sự khác biệt DNVVN VN với các nước ........................ 33
2.4.6 - Bài học kinh nghiệm của các nước ............................................... 34
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC DNVVN
TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
3.1- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DNVVN Ở TP. HCM TỪ KHI
CÓ LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC CHO ĐẾN NAY
3.1.1-ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở TP.HCM
TRONG 10 NĂM QUA (1994-2003) ........................................................ 37
3.1.2-CƠ CẤU DNVVN TP.HCM ............................................................ 37
3.1.3 -KẾT QUẢ SXKD CỦA DNVVN TP.HCM TRONG
SÁU NGÀNH KHẢO SÁT ................................................................. 41
3.1.3.1-Ngành chế biến thực phẩm ................................................ 41
3.1.3.2- Ngành cơ khí ..................................................................... 44
3.1.3.3- Ngành dệt may .................................................................. 45
3.1.3.4- Ngành nhựa-cao su ............................................................ 46
3.1.3.5- Ngành Da giày .................................................................. 47
3.1.3.6 - Ngành điện tử .................................................................. 48
3.2 - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ
NƯỚC VÀ TP.HCM ĐỐI VỚI CÁC DNVVN Ở TP.HCM ..................... 49
3.2.1 - Tác động của chính sách về sở hữu ............................................... 49
3.2.2 - Tác động của chính sách về tài chính ........................................... 50
3.2.3 - Tác động của chính sách về đất đai .............................................. 56
3.2.4 - Tác động của chính sách về lao động ......................................... 57
3.2.5 - Tác động của chính sách về xuất-nhập khẩu ............................... 57
3.2.6 - Tác động của chính sách về khoa học-Công nghệ ..................... 58
3.2.7 -Tác động của chính sách đầu tư .................................................... 59



viii
3.3 - ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ PHƯƠNG DIỆN TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
DNVVN Ở TP. HỒ CHÍ MINH .................................................................... 62
3.3.1- Điểm mạnh của các DNVVN TP.HCM ......................................... 62
3.3.2 - Điểm yếu của các DNVVN TP.HCM ............................................ 62
3.4 – MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DNVVN TP ĐẾN NĂM 2010......................... 63
3.5 – THỜI CƠ VÀ NGUY CƠ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ................................. 64
3.5.1 Thời cơ................................................................................................ 64
3.5.2 Nguy cơ .............................................................................................. 65
3.6 - NHỮNG NHU CẦU CẦN HỖ TR CỦA DNVVN TP.HCM ................... 65
CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM HỖ TR CÁC DNVVNỞ TP.HCM
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂNVÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4.1- CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC ..................................... 67
4.1.1- CHÍNH SÁCH THUẾ ..................................................................... 67
4.1.2- CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG............................................................. 68
4.1.2.1- Hoàn thiện khung pháp lý và mở rộng cho vay
đối với DNVVN ................................................................. 67
4.1.2.2- Mở rộng hình thức thuê tài chính ..................................... 70
4.1.2.3- Đẩy mạnh và phát triển thị trường vốn ............................ 71
4.1.2.4- Chương trình tín dụng do nước ngoài hỗ trợ...................... 71
4. 1.2.5- Các chương trình hỗ trợ vốn ............................................ 72
4.1.2.6- Các NH nên mở rộng cho vay đối với các DNVVN ...... 73
4.1.2.7- Nâng cao hiệu quả hỗ trợ của các định chế tín dụng
nhà nước cho các DNVVN ......................................................... 74
4.2- CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA DN .................................................... 76
4.2.1- Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính
của các DNVVN ............................................................................. 76
4.2.2- Giải pháp về quản lý tài sản cố định ............................................. 76

4.2.3- Giải pháp về quản lý vốn lưu động ................................................ 77
4.2.4- Giải pháp về các phương thức huy động vốn ................................. 77
4.2.5- Nâng cao hiệu quả công tác kế toán tài chính của DNVVN ....... 77
4.3- CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN VÀ HỖ TR KHÁC
CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG ...................................................... 78
4..3.1- Vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
đối với các DNVVN ............................................................................. 78


ix
4.3.2- Nâng cao vai trò cung cấp thông tin của chính quyền TP
4.3.3- Thành lập các tổ chức, hiệp hội hỗ trợ các DNVVN .................... 79
4.3.4- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh ............................................ 79
4.3.5- Đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN ..................................... 80
CHƯƠNG 5- KẾT LUẬN ................................................................................. 82
5.1- Kết luận ............................................................................................... 82
5.2- Hạn chế của nghiên cứu và hướng đi tiếp theo

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 85
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 87

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

AFTA

: Asean Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Asean).



x
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.

30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.

ASEAN : Association of South-East Asian Nation (Hiệp hội các nước
Đông Nam Á)
APEC
: Asia Pacific Economic Corperation (Tổ chức hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương)
BLTD
: Bảo lãnh tín dụng
CBTP
: Chế biến thực phẩm
CN
: Công nghệ
CNH -HĐH: Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
CP
: Chính phủ
DA
: Dự án
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DN
: Doanh nghiệp
DNTN

: Doanh nghiệp Tư nhân
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
EU
: Europe (Khu vực Châu Âu)
FDI
: Foreign of Direct Investement (Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài)
GTSX
: Gía trị sản xuất
HTX
: Hợp tác xã
KH – CN : Khoa học – Công nghệ
KKĐT
: Khuyến khích đầu tư
KTQD
: Kinh tế quốc doanh
KTTN
: Kinh tế tư nhân
NH
: Ngân hàng
NHTM : Ngân hàng thương mại
NK
: Nhập khẩu
XK
: Xuất khẩu
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
QSDĐ
: Quyền sử dụng đất
SXCN
: Sản xuất công nghiệp
SXKD

: Sản xuất kinh doanh
TNDN
: Thu nhập Doanh nghiệp
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TP
: Thành phố Hồ Chí Minh
TSCĐ
: Tài sản cố định
TTCK
: Thị trường chứng khoán
TTHC
: Thủ tục hành chính
VAT
: Value add tax (Thuế giá trị gia tăng)
VƯDN : Vườn ươm doanh nghiệp
WTO
: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

MỤC LỤC BẢNG


xi

Trang
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt định nghóa DNVVN VN và các nước ...........................6
Bảng 2.2: Những cản trở tới sự phát triển DNVVN theo hình thức sở hữu ..... 12
Bảng 2.3: Điều tra về những khó khăn của các cơ sở kinh doanh ...................12
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn tín dụng mà DNVVN thường vay....................... 13
Bảng 2.5: Tóm tắt các chính sách của Nhà nước và thành phố .......................24

Bảng 2.6: Những vướng mắc của DNVVN Đài Loan ......................................28
Bảng 2.7: Tóm tắt các chính sách tài chính hỗ trợ các DNVVN ở các nước ... 35
Bảng 3.1: Sự phân bố các DNVVN theo tiêu chí vốn đến 31/12/2003
của TP. HCM. ..................................................................................... 38
Bảng 3.2: Số lượng DN NQD đăng ký thành lập giai đoạn 1992 – 2003..........40
Bảng 3.3 : Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994
phân theo thành phần kinh tế. .........................................................41
Bảng 3.4 : Sự phân bố DNVVN ngành chế biến thực phẩm ...........................42
Bảng 3.5 : Trình độ lao động ngành CBTP theo thống kê
tính đến 31/12/2000 .........................................................................42
Bảng 3.6: Công suất và năng lực thiết bị của ngành chế biến thực phẩm .......43
Bảng 3.7: Số lượng DNVVN ngành Cơ khí theo quy mô lao động năm 2003. 45
Bảng 3.8: Tóm tắt tác động của chính sách của Nhà nước và thành phố ........ 60
Bảng 3.9: Tóm tắt nhu cầu cần hỗ trợ của DNVVN và giải pháp đề nghị ......84

MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1 : Mô hình tổng quát ảnh hưởng đến DNVVN ....................................11
Hình 2.2 : Các hình thức tài trợ DNVVN quan tâm ......................................... 14
Hình 2.3 : Nguồn thông tin phục vụ DNVVN ...................................................15
Hình 3.1 : Cơ cấu doanh nghiệp theo tiêu thức lao động và tiêu thức vốn. ....38
Hình 3.2 : Tỷ trọng % các ngành nghề SXKD của DNVVN thuộc
thành phần KTTN qua các giai đoạn. ..............................................39
Hình 3.3 : Tình hình biến động về số lượng DN và vốn đầu tư bq/1DN
của DN ngoài quốc doanh giai đoạn 1991 – 2003 ..........................40
Hình 3.4 : Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển DNVVN từ năm 1995-2010 ......63

PHỤ LỤC
Phụ lục : Nghị định 90/CP-NĐ của Chính phủ ........................................86



-1-

CHƯƠNG 1 -

MỞ ĐẦU

1.1- SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong lịch sử phát triển kinh tế, nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát
triển và các nước đang phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,
Mỹ,...luôn luôn kiên trì đường lối khuyến khích phát triển các DNVVN.
Việc nghiên cứu hỗ trợ, thúc đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển các DNVVN cả
về quy mô, chất lượng, lẫn sức cạnh tranh là hết sức cần thiết và có ý nghóa về lý luận
cũng như thực tiễn đối với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ
nghóa và hội nhập kinh tế Quốc tế.
Hiện tại, nước ta cũng rất quan tâm đến phát triển loại hình DNVVN, đặc biệt
là từ khi có Luật KKĐT trong nước, Luật DN được ban hành. Tại một cuộc gặp gỡ các
DN năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: “Chúng ta cần phải thấy rằng
DNVVN là loại hình rất dễ phù hợp để phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển kinh
tế, kể cả ở những nước phát triển. Đối với nước ta, việc phát triển thật nhiều DNVVN
trong giai đoạn đầu thực hiện CNH- HĐH lại càng phù hợp. Vì vậy, trong chủ trương
phát triển kinh tế của Đảng cần phải quan tâm đầy đủ và tạo mọi thuận lợi cho DN quy
mô vừa và nhỏ, kể cả hộ gia đình phát triển”.
Để cụ thể hóa đường lối hỗ trợ các DNVVN phát triển, ngày 23/11/2001, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP (gọi tắt NĐ 90) về trợ giúp phát triển
các DNVVN. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gia nhập
ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998), khai thông được mối quan hệ với các tổ
chức tài chính, tiền tệ quốc tế như: IMF, WB, ADB, hiệp định thương mại Việt-Mỹ
(2001), đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO-2005).
Chính sách tài chính liên quan đến nhiều lónh vực hoạt động của nền kinh tế thị
trường. Đó là một công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm điều tiết và quản lý hoạt

động của lónh vực tài chính nói riêng, nền kinh tế nói chung, và trong đó có đối tượng
điều chỉnh là các DNVVN.
Với sự nhận thức tầm quan trọng những đóng góp to lớn của các DNVVN đối
với sự phát triển kinh tế-xã hội, cũng như tìm hiểu những khó khăn của các DNVVN khi
hội nhập kinh tế, và việc vận dụng một cách có hiệu quả Nghị định số 90, học viên đã mạnh
dạn chọn đề tài: “Các giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của
thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế”
1.2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


-2-

- Nghiên cứu xu thế phát triển, vai trò và những mặt khó khăn hiện nay của các
DNVVN ở TP.Hồ Chí Minh.
- Bài học kinh nghiệm phát triển DNVVN ở một số nước như: Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
- Trên cơ sở nghiên cứu đó, kiến nghị các giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ cho
sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của các DNVVN ở TP. HCM.
1.3- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài khảo sát các DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế ở TP.HCM, trong
đó chú ý nhiều hơn các DNVVN thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ở một số
ngành: Chế biến thực phẩm; Cơ khí; Dệt may; Da giày; Nhựa -Cao su; và Điện tử.
-Về thời gian: Đề tài khảo sát sự phát triển của các DNVVN ở TP. HCM sáu
ngành ở trên từ khi có Luật KKĐT trong nước (1994) đến nay.
1.4- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động các DNVVN thành phố trên các mặt: Các
yếu tố ảnh hưởng, các chính sách phát triển DNVVN TP. HCM; Cơ cấu DNVVN theo
ngành nghề, theo hình thức sở hữu thành phố Hồ Chí Minh và của sáu ngành công
nghiệp: Thực phẩm chế biến, Cơ khí, Dệt may, Da giày, Nhựa -Cao su, và Điện tử; cơ
cấu, nguồn vốn của DN; Kết quả hoạt động kinh doanh, xu thế phát triển của DNVVN

TP. HCM; Tình hình tài chính của DNVVN TP. HCM.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển và chính sách tài chính hỗ trợ các DNVVN
các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Từ đó rút kinh nghiệm cho các
DNVVN VN nói chung, DNVVN TP.HCM nói riêng.
- Kiến nghị các giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ phát triển, góp phần giải quyết
khó khăn mà các DNVVN TP. HCM đang phải đối đầu.
1.5 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Về tổng thể: Đề tài thu thập số liệu qua nghiên cứu tài liệu, số liệu của Cục
thống kê thành phố, Sở Công Nghiệp thành phố, Tổng cục thống kê, các bài viết đăng
tải trên báo chí, các chính sách của Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh cho DN.
- Đề tài nghiên cứu theo mô hình:
+Các nhân tố ảnh hưởng đển DNVVN bao gồm: Bối cảnh kinh tế xã hội; Quy
hoạch phát triển thành phố; Chính sách thành phố; chính sách quốc gia.
+Từ những tác động đó sẽ giúp phát hiện điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu cần
hỗ trợ của DNVVN.
+Từ nhu cầu cần hỗ trợ đó kết học với bài học kinh nghiệm nước ngoài và trên
cơ sở chính sách quốc gia sẽ hình thành giải pháp tài chính.


-3-

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

VÀ VAI TRÒ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
2.1 - TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
2.1.1 - Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Từ lâu, trong nền kinh tế thị trường trên thế giới xuất hiện và phát triển một loại
hình DN rất mạnh được gọi là DN VỪA VÀ NHỎ (Small and Medium Enterprise –
SME) tồn tại song song với các công ty hay tập đoàn đa quốc gia. Loại hình DN này
được các nhà đầu tư ở các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển rất quan tâm vì loại

hình DN này có một vai trò và quy mô khá thiết thực đối với nền kinh tế, hơn nữa loại
hình DN này dễ nhạy cảm và dễ ứng phó với những biến động của thị trường.
Theo từ điển kinh tế, DN là đơn vị kinh tế làm các công việc kinh doanh, sản
xuất, dịch vụ vì mục tiêu lợi nhuận. DN kinh doanh đa dạng và tổng hợp, có quyền tự
chủ sản xuất - kinh doanh, thực hiện cạnh tranh trên thị trường một cách năng động và
linh hoạt (Theo Từ điển thuật ngữ -Tài chính Viện Tài chính - BTC, NXB Tài chính).
Tùy theo quy mô: Số vốn đầu tư, tổng số lao động sử dụng, giá trị tài sản cố
định, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của DN mà phân chia các DN theo mức độ lớn
nhỏ: DN lớn, DN vừa, DN nhỏ.
2.1.2 - Nhận diện Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Ở nước ta, loại hình DNVVN đã và đang được Đảng và Nhà nước xác định:
“Phát triển DNVVN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” (NĐ 90).
a/. Khái niệm về Doanh nghiệp:
Theo điều 3 của Luật DN: DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch ổn định, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Theo hình thức sở hữu, thì hiện nay ở Việt Nam có các loại hình DN sau:
Š DNNN - được điều chỉnh theo Luật DNNN (được Quốc hội thông qua ngày
20/04/1995 và sửa đổi năm 1999) và các văn bản dưới luật liên quan.
Š Hợp tác xã - được điều chỉnh theo Luật Hợp tác xã (Quốc hội thông qua
ngày 20/03/1996) và Nghị định 66/HĐBT.
Š Các DN có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh theo Luật Đầu tư nước
ngoài, bao gồm các hình thức sau: DN 100% vốn nước ngoài; DN liên doanh; DN hợp
tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.


-4-

ŠCác DN được điều chỉnh theo Luật DN (Quốc hội thông qua ngày

12/06/1999), bao gồm các hình thức sau: Công ty cổ phần; Công ty TNHH hai thành
viên trở lên; Công ty TNHH một thành viên; DNTN; Công ty hợp danh.
b/. Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo NĐ 90:“DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã ĐKKD theo
pháp luật, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 người”.
Nghị định này áp dụng đối với các DNVVN bao gồm: Các DN thành lập và
hoạt động theo Luật DN; Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DNNN; Các HTX
thành lập và hoạt động theo Luật HTX; Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị
định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 về đăng ký kinh doanh.
c/. Các tiêu thức xác định DNVVN: Tùy theo điều kiện, quan niệm mà mỗi quốc gia
có các tiêu thức để xác định DNVVN khác nhau. Các tiêu thức chỉ mang tính chất
tương đối, dựa vào các tiêu chí này để khuyến khích các DNVVN có khả năng cạnh
tranh với các DN lớn.
c1/. Theo các tổ chức tài chính quốc tế và các nước:
- Theo các tiêu chuẩn của NH Thế giới (WB) và Công ty Tài chính Quốc tế
(IFC) thì các DNVVN được định nghóa như sau:
+ DN vô cùng nhỏ: DN có đến 10 lao động, tổng tài sản trị giá không quá
100.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000 USD.
+ DN nhỏ: DN có không quá 50 lao động, tổng tài sản trị giá không quá
3.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 3.000.000 USD.
+ DN vừa: là DN có không quá 300 lao động, tổng tài sản không quá
15.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 15.000.000 USD.
- Theo Tổ chức tài chính quốc tế UNIDO (của Liên Hợp Quốc), xác định:
+ DN nhỏ: vốn đăng ký dưới 1 triệu USD, có lao động dưới 30 người.
+ DN vừa: vốn đăng ký dưới 4 triệu USD, có lao động từ 31 - 200 người.
- Nhật Bản: Theo Luật cơ bản về DNVVN sửa đổi ban hành năm 1999:
+ Đối với các ngành sản xuất thì DN có dưới 300 lao động, số vốn tối đa
dưới 300 triệu Yên (tương đương 2,3 triệu USD, theo tỷ giá 130 JPY = 1USD).
+ Đối với các ngành dịch vụ, thương mại thì DN có số lao động dưới 100

người, số vốn tối đa dưới 100 triệu Yên ( 770.000 USD).


-5-

- Hàn Quốc: Ngành chế tạo có dưới 300 lao động và vốn đầu tư dưới 600.000
USD thì được coi là DNVVN. Còn ngành thương mại có dưới 20 lao động và doanh thu
bán lẽ dưới 250.000 USD, bán sỉ dưới 500.000 USD thì được coi là DNVVN.
- Đài Loan: Các DNVVN trong ngành sản xuất có số lao động thường xuyên ít
hơn 200 người và số vốn thấp hơn 6 triệu NT$ (2,4 triệu USD); còn ngành thương có số
lao động thường xuyên ít hơn 50 người và số vốn thấp hơn 8 triệu NT$ (3,2 triệu USD).
c2/.Theo tiêu chí xác định của Việt Nam
Mặc dù theo Nghị định 90 có khái niệm DNVVN, nhưng mỗi Bộ, ngành có các
quan điểm khác nhau để phân biệt DNVVN.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):
+ Ngành công nghiệp: DN vừa: Vốn từ 5-10 tỷ đồng và lao động từ 200-300
người; DN nhỏ: Vốn < 5tỷ đồng và có lao động < 200 người.
+ Ngành thương mại, dịch vụ: DN vừa:Vốn từ 5-10 tỷ đồng và có lao động từ
50-100 người; DN nhỏ: Vốn < 5 tỷ đồng và có lao động < 50 người
(Nguồn: Sách DNVVN -Thực trạng và giải pháp - NXB Thống kê, tr.89 )
- Liên Bộ Tài chính - Thương binh Xã hội có Thông tư số 21/LĐTT ngày
17/06/1993 quy định: DN có ba tiêu chuẩn sau đây là DN nhỏ có vốn < 1 tỷ đồng; Lao
động < 100 người và doanh thu/năm < 10 tỷ đồng.
- Theo NH Công thương Việt Nam thì DNVVN có dưới 50 lao động, vốn dưới 10
tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng. Theo
Quỹ phát triển nông thôn (thuộc NH Nhà nước) xác định các DNVVN có giá trị tài sản
không quá 2 triệu USD, lao động không quá 500 người (Nguồn: Một số tiêu chí xác
định DNVVN – Website Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhận xét: Tiêu thức nhận dạng DNVVN trong đề tài là kết hợp Luật DN và
Nghị định 90 thỏa điều kiện 3 điều kiện: Là DN tức có tư cách pháp nhân, có số vốn

dưới 10 tỷ đồng và có số lao động dưới 300, không kể các hộ kinh doanh cá thể. Theo
tiêu thức trên thì trên 87% các DN là DNVVN (theo tiêu chí vốn), còn theo tiêu chí lao
động thì các DNVVN cũng chiếm trên 96% trong tổng số các DN (Nguồn:CIEM- Sách
Phát triển DNVVN, tr.89). Từ đó cho thấy, các DNVVN ở Việt Nam chiếm đại đa số
trong tổng số các DN của nền kinh tế. Do đó, nó có vai trò và vị trí quan trọng trong
việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, giải quyết việc
làm cho người lao động. Ngoài ra, qua hoạt động của các DNVVN còn cho phép nền
kinh tế tận dụng triệt để và có hiệu quả các nguồn lực xã hội cũng như góp phần thực
hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.


-6-

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt định nghóa DNVVN VN và các nước
Nước
Phân loại
Số lao động
Số vốn
<300
< 10 tỷ VNĐ
Việt Nam Tất cả các ngành
- NĐ 90/2001
Phòng CN và TM Việt Nam
+Ngành công nghiệp
5- 10 tỷ VNĐ
200-300
DNV
< 5 tỷ VNĐ
<200
DNN

+Ngành TM
5- 10 tỷ VNĐ
50-100
DNV
< 5 tỷ VNĐ
<50
DNN
- NH Công thương
<50
- VCĐ < 10 tỷ
- VLĐ < 8 tỷ
300 triệu Yên
1-300
Nhật Bản - Chế tạo
0-100
1-100
- Bán buôn
0-50
1-50
- Bán lẻ
0-50
1-100
- Dịch vụ
20-80 Tỷ Won
0-300
Hàn Quốc - Chế tạo
Không
0-300
- Khai mỏ và vận tải
Không

0-200
- Xây dựng
Không
0-20
- TM và DV
0-200
80 triệu NT$
Đài Loan - Chế tạo
- Nông, lâm, ngư
0-50
Không
nghiệp và dịch vụ
- DNN
50-100
Không
Trung
- DNV
101-500
không
Quốc

Doanh thu
Không

Không
Không
Không
Không
<20tỷVNĐ/
tháng

Không

Không
100triệu
NT$
Không
Không

2.1.3 - Đặc điểm của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
- DNVVN ở nước ta tồn tại và phát triển ở hầu hết các ngành, lónh vực và mọi
thành phần kinh tế. Đây chính là khả năng phát triển tổng hợp trong toàn bộ nền kinh
tế quốc dân. Các DNVVN lấp vào các khoảng trống thiếu vắng các DN lớn, tạo ra sự
phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế. Do đó, có khả năng thu hút nhiều lao động,
giải quyết tốt nạn thất nghiệp ở địa phương.
- Các DNVVN có tính năng động, linh hoạt cao trước những thay đổi của thị
trường, có khả năng chuyển hướng kinh doanh, chuyển hướng mặt hàng nhanh vì vốn
đầu tư ít, quay vòng nhanh, dễ thu hồi, hiệu quả cao và ít xảy ra rủi ro.
- Các DNVVN có bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, đơn giản, tiết kiệm được tối
đa chi phí quản lý.


-7-

- Nguồn tài chính đa số hạn hẹp, điều kiện và khả năng huy động vốn thấp,
không nhận được sự hỗ trợ từ NH, các tổ chức tín dụng, các Quỹ đầu tư nên quá trình
tích tụ vốn để tái đầu tư phát triển, mở rộng SXKD diễn ra chậm chạm.
- Trình độ quản lý của các DNVVN còn nhiều hạn chế, thiếu các thông tin về
thị trường trong và ngoài nước. Do vậy mà các DNVVN khó có khả năng thâm nhập,
mở rộng thị phần vào kể cả thị trường trong nước và quốc tế.
- Các DNVVN thường không đủ điều kiện và chưa quan tâm đúng mức đến các

chương trình kinh doanh có tính chiến lược lâu dài mà thường là theo ngắn hạn. Đồng
thời rất thiếu thông tin về thị trường, do đó các DNVVN Việt Nam tham gia vào thị
trường thường không mang tính định hướng chiến lược, không xây dựng phát triển được
các sản phẩm mang tính cạnh tranh và chiếm lónh thị trường.
- Các DNVVN thường gặp khó khi tuyển chọn lao động có trình độ tay nghề
cao, vì chế độ lương và điều kiện lao động không đáp ứng tốt như các DN lớn.
2.1.4 -Vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế
a) DNVVN đã cung cấp một khối lượng lớn đa dạng và phong phú về sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ, đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế.
Trong giai đoạn 1995 - 2003, bình quân hàng năm khu vực DNVVN thuộc các
thành phần kinh tế đã đóng góp hơn 45% GDP (riêng khu vực KTTN và kinh tế cá thể
trong nước đóng góp khoảng 36% GDP); nếu xét riêng trong ngành công nghiệp chế
biến, các DNVVN chiếm khoảng 81% tổng giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp
chế biến. Trong giai đoạn này tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực DNVVN ngày
càng tăng qua các năm.
Sự tăng trưởng GDP có sự đóng góp to lớn của các DNVVN thuộc khu vực
KTTN. Tốc độ phát triển bình quân của khu vực KTTN giai đoạn 1995-2002 (theo giá
so sánh năm 1994) là 10%/năm. Tốc độ tăng trưởng của khu vực KTTTN hàng năm tạo
ra giá trị GDP hàng năm như sau (theo giá thực tế): Năm 1995:39,14%; Naêm 1998:
37,24%; Naêm 1999: 36,30%; Naêm 2000: 35,69%; Naêm 2001:35,90%; Năm 2002:
37,40% (Nguồn: CIEM - Sách phát triển DNVVN, tr.91).
Với tỷ lệ các DNVVN chiếm đại đa số trong thành phần KTTN, thì mức tăng
trưởng cao của DNVVN đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
b) DNVVN góp phần tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp:
Các DNVVN cũng là khu vực tạo ra việc làm chủ yếu cho nền kinh tế, chiếm
49% lực lượng lao động trong tất cả các loại hình DN (Nguồn:Phát triển DNVVN để
giải quyết việc làm, tr.25).



-8-

Xem xét về mặt giải quyết việc làm của các DNVVN thuộc khu vực KTTN, có
thể thấy tác dụng thu hút lao động của các DNVVN qua các số liệu sau: Bình quân
một DNTN có thể thu hút 37 lao động. Một công ty cổ phần có quy mô vừa thu hút 155
lao động. Một cơ sở ngành nghề ở nông thôn có thể thu hút 25 lao động. Năm 2002, số
lượng lao động trong khu vực KTTN là 4.643.844 người, chiếm 12% tổng lao động xã
hội, bằng 1,36 lần tổng số lao động làm việc trong khu vực nhà nước. Lực lượng lao
động trong khu vực KTTN đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, cải
thiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn.
Trong sáu năm 1996 – 2002, lao động trong khu vực KTTN tăng thêm 778.681
người; ở khu vực kinh doanh cá thể tăng 292.222 người. Nếu gộp tất cả các thành phần
kinh tế: KTTN, cá thể, tiểu chủ thì hiện nay trong tổng lao động trong khu vực này
chiếm trên 90% tổng lao động toàn xã hội (KTNN chiếm khoảng 9%, kinh tế tập thể
khoảng 0,37% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 0,67% tổng lao động xã hội).
Như vậy, các DNVVN thuộc các thành phần kinh tế thực sự có vai trò quan
trọng trong việc tạo công ăn, việc làm cho lao động xã hội.
c) Góp phần khai thác tiềm năng đầu tư rất phong phú trong dân chúng, tận
dụng mọi nguồn lực xã hội, tạo động lực cho tất cả mọi người dân cùng tham gia đưa
nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Dựa vào ưu thế, các DNVVN khởi sự với số vốn nhỏ nhưng lại thu hồi vốn
nhanh, đặc biệt trong thời kỳ mới cải cách, Luật DN mới được ban hành, DN có điều
kiện thuận lợi hơn, nên có khả năng huy động vốn từ mọi nguồn trong dân cư, sử dụng
các tiềm năng về nguồn vốn, lao động và nguyên vật liệu có sẵn.
Về tiền vốn: Theo kết quả điều tra mức sống của người dân gần đây do Bộ Kế
hoạch - Đầu tư thực hiện cho thấy: “44% tiền để dành của nhân dân được dùng để mua
vàng và ngoại tệ, 20% mua nhà đất và cải thiện điều kiện sinh hoạt, chỉ có 17% gửi
tiết kiệm mà phần lớn là tiết kiệm ngắn hạn và 19% dùng trực tiếp cho các DA đầu tư
nhưng phần lớn là đầu tư ngắn hạn” (Nguồn: Tạo việc làm tốt bằng các chính sách
phát triển DNVVN, tr.40). Tâm lý của người dân là ít tin cậy NH và các tổ chức tín

dụng khác do đã từng xảy ra nhiều vụ đổ bể các tổ chức tín dụng mà việc xử lý các
hậu quả của nó cho tới nay vẫn chưa kết thúc và không rõ ràng vừa gây thiệt hại cho
dân chúng vừa gây tâm lý thiếu tin tưởng cho họ rất nhiều. Hơn nữa, các chính sách
của Nhà nước về lãi suất thường xuyên thay đổi, làm cho tâm lý không yên tâm về
đồng vốn mà họ gửi vào các tổ chức này. Chính vì vậy ảnh hưởng không ít tới việc huy
động vốn của NH và các tổ chức tín dụng, việc mua bán trái phiếu hay cổ phiếu trên
thị trường tài chính.


-9-

Về nguồn nguyên liệu: Các DNVVN do vốn ít, quản lý đơn giản, linh hoạt và dễ
thích nghi với điều kiện biến động của thị trường nên thường được thành lập và hoạt
động tại những địa phương có nguồn nguyên liệu tại chỗ hay vùng phụ cận để dễ dàng
sử dụng, tận dụng với giá rẻ, dễ được cung cấp, chi phí vận chuyển thấp. Hàng hóa sản
phẩm chế biến của DNVVN thường căn cứ vào nguyên vật liệu tại địa phương với các
lý do trên và cũng có khi là loại sản phẩm truyền thống được phát triển và tồn tại lâu
đời ở một vùng, một khu vực. Đó là thế mạnh và vận dụng đúng quy luật định vị cho
cơ sở sản xuất của mình.
Về nhà xưởng, thiết bị, mặt bằng: Cũng vì ít vốn, sản xuất nhỏ nên trong bước
đầu thành lập các DNVVN thường tận dụng các thiết bị cũ có sẵn tại địa phương hoặc
sửa chữa lại hoặc được sản xuất mang tính chất cơ khí nhỏ bé nhưng rẻ tiền.
d). Đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta từ kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường, tiến tới CNH -HĐH đất nước.
Qua thực tế nhiều năm phát triển cho thấy các DNVVN nhạy bén và linh hoạt
đối với thị trường. Sau khi thành lập và hoạt động đều có xu hướng phát triển bằng
cách nâng cao năng lực sản xuất, để đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ sản xuất nhỏ có
thể tiến lên sản xuất lớn, tận dụng máy móc thiết bị cũ sửa chữa lại, những chủ DN
đều nhận thấy tới lúc phải nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm nên nhất thiết
phải đổi mới trang thiết bị, cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất, đào tạo lại tay nghề

hoặc tuyển dụng công nhân kỹ thuật cao kể cả năng lực, trình độ quản lý, …
Như vậy, để tồn tại và phát triển, các DNVVN phải áp dụng việc tổ chức sản
xuất theo khoa học dựa trên sự phân công hợp tác lao động phù hợp với từng loại
ngành nghề. Những DN này sẽ từng bước trang bị máy móc thiết bị hiện đại hơn như
cơ giới hóa các công cụ để thay thế một phần lao động thủ công với quy trình CN mới.
Đó là các DNVVN phát triển theo hướng vừa phù hợp với tiêu chí phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước lại vừa phù hợp với quy luật phát triển của khu vực và thế giới.
e). Góp phần đáng kể vào việc thực hiện đô thị hóa phi tập trung, tạo lập sự cân
đối về trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội giữa thành thị với nông thôn, giữa
các vùng lãnh thổ khi mà các DN lớn thường tập trung ở các thành phố lớn, các trung
tâm công nghiệp, đầu tư vào các ngành trọng điểm.
Ở nước ta, các DN quy mô lớn thường tập trung ở các thành phố, các trung tâm
công nghiệp. Chính sự phát triển các DNVVN là phương tiện quan trọng trong việc tạo
sự cân đối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giữa các thành phần kinh tế; giữa các ngành và các vùng lãnh thổ và có ý
nghóa lớn trong việc thực hiện CNH -HĐH ôû noâng thoân.


- 10 -

f). Góp phần tăng nguồn hàng XK, tăng tỷ trọng XK trong nền KTQD:
Việc phát triển các DNVVN tạo khả năng thúc đẩy các ngành nghề truyền
thống, tạo ra nhiều sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh có khả năng XK và cạnh
tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, các DNVVN với ưu thế năng động đã tham gia
vào các ngành sản xuất kỹ thuật cao, một số DN đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị CN tiên tiến để sản xuất hàng XK, vì vậy tỷ trọng XK trong nền kinh tế
của các DNVVN đã tăng trong những năm gần đây.
2.1.5 - Cơ sở pháp lý cho việc tồn tại và phát triển DNVVN ở Việt Nam
Cơ sở hàng đầu là Hiến pháp năm 1992 công nhận quyền tự do kinh doanh của
mọi công dân theo quy định của pháp luật; công nhận quyền được đối xử bình đẳng
các thành phần kinh tế. Kế đến là Luật Doanh nghiệp, được ban hành vào năm 2000

quy định khung pháp luật cho các DN hoạt động; Luật KKĐT trong nước năm 1994 và
sửa đổi năm 1998 quy định những chính sách ưu đãi cho các dự án kinh doanh thuộc
các ngành, nghề khó khăn cần được ưu đãi; Đặc thù riêng cho DNVVN có Nghị định
90 quy định về việc trợ giúp phát triển DNVVNù. Bên cạnh đó thì các cơ quan Trung
ương cũng ban hành các văn bản dưới luật khác hỗ trợ cho DNVVN như: Chỉ thị số
27/2003 /CT-TTg ngày 11/12/2003 của Thủ tướng chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Luật DN, khuyến khích phát triển DNVVN.
2.2 - CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DNVVN
2.2.1 - Mô hình tổng quát các yếu tố chi phối sự phát triển của DN
Hoạt động của DN phụ thuộc vào mục đích của chủ DN. Đối với các DNTN thì
mục tiêu hàng đầu là tạo ra thu nhập, đó chính là lợi nhuận sau thuế lợi tức của DN.
Bên cạnh đó, DN phải thực hiện nghóa vụ của mình do luật pháp quy định, như nộp
thuế, báo cáo tài chính hàng năm,…Như vậy ngoài hai hoạt động chức năng sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, DN còn có loại hoạt động là thực hiện nghóa vụ theo luật pháp
và các hoạt động tự nguyện. Ba loại hoạt động nói trên phải được chuẩn bị, triển khai,
phối hợp với nhau sao cho đạt mục tiêu của chủ DN với hiệu quả cao. Để có thể tiến
hành được bốn loại hoạt động này thì DN phải cần đến bảy yếu tố cơ sở là: Lao động
kỹ thuật-nghiệp vụ; Lao động quản lý; Vật tư-năng lượng; Trang thiết bị (KH - CN);
Nguồn vốn; Thông tin (về môi trường bên ngoài DN); Bảo hiểm DN (Xem hình 2.1)
Hình 2.1: Mô hình tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến Doanh nghiệp
DOANH NGHIỆP

5
Quản lý

Các DN
Cạnh
tranh



hội


- 11 -

4
2

Thực hiện nghóa vụ
Đóng góp tự nguyện

3

Sản xuất

Tiêu thụ
Sản phẩm

Nhà
nước

Thị
trường

1
Cung ứng các yếu tố cơ sở cho hoạt động doanh nghiệp

1

2


3

Lao động
Kỹ thuật

Lao động
Quản lý

Vật tư
Năng lượng

4

5

6

7

Thiết
bị

Tiền
(N.Vốn
)

Thông
tin


Bảo
hiểm
Hỗ trợ

Chủ nguồn
vốn

Nguồn vốn
Chủ DN

Ăn cắp
Thôngtin

Các thị trường các yếu tố cơ sở cho hoạt động Doanh nghiệp

(Nguồn: Nguyễn Thiện Nhân-Kinh tế vi mô-ĐHQGTP.HCM 2003, tr.53).
Để làm ra và tiêu thụ được một sản phẩm nhất định với khối lượng nhất định,
DN phải tiêu hao hoặc sử dụng các yếu tố nói trên. Sự tiêu hao hoặc sử dụng bảy yếu
tố cơ sở cho hoạt động được đánh giá bằng tiền là chi phí của DN.
Qua hình trên cho thấy vốn là nhân tố rất quan trọng đối với DN, mối tương
quan giữa vốn với các nhân tố khác có quan hệ là các yếu tố cơ sở cho hoạt động DN.
Theo sự điều tra của dự án Mê Kông, các DNVVN bị tác động của các nhân tố
theo bảng 2.2 gồm: thiếu vốn; thiếu lao động lành nghề; thiếu bí quyết kỹ thuật;

Bảng 2.2: Những cản trở tới sự phát triển của các DNVVN theo hình thức sở hữu
Thành thị
Những trở ngại của DNVVN

Hộ


DN

DN

gia



hợp

đình nhân doanh

Nông thôn
Cty

HTX

TNHH
&

cổ

phần

Hộ

DN

gia




đình nhân

Các
loại
hình
khác


- 12 1. Thiếu vốn

25,5

31,8

22,5

32,1

32,5

35,4

41,7

63,6

2. Thiếu lao động lành nghề


-

-

-

-

-

-

-

-

3. Thiếu bí quyết kỹ thuật

1,0

-

7,5

1,8

-

-


-

4,5

4. Thiếu nhu cầu đầu ra

30,6

13,6

22,5

19,6

13,0

28,1

14,6

18,2

5. Cạnh tranh gay gắt

24,5

34,8

25,0


26,8

31,2

20,8

18,8

9,1

6. Thiếu tiếp thị/ vận tải

-

3,0

-

5,4

1,3

1,0

-

-

7. Thiếu máy móc thiết bị


-

-

-

3,6

3,9

4,2

4,2

-

8. Thiếu nguyên liệu

1,0

-

-

-

2,6

-


6,3

-

9. Thiếu năng lượng

-

1,5

-

-

-

-

-

-

10. Chính sách không ổn định

1,0

1,5

7,5


1,8

5,2

1,0

2,1

4,5

11. Thiếu nhà xưởng

5,1

6,1

7,5

1,8

1,3

3,1

2,1

-

12. Xin giấy phép khó khăn,..


-

-

-

-

1,3

-

-

-

13. Các nhân tố khác

2,0

3,0

5,0

1,8

1,3

3,1


4,2

-

14. Không có vấn đề gì

9,2

3,0

2,5

5,4

5,2

3,1

6,3

-

(Nguồn: DA Mê Kông – DNVVN: Trên đường tiến tới phồn vinh – MPDF)
Trong một cuộc điều tra về các cơ sở kinh doanh do Viện nghiên cứu lao động
cùng với Trường Đại học Stockholm tổ chức vào năm 1999. Cuộc điều tra này tiếp xúc
trên 1000 DNTN, tất cả các DN đều trong lónh vực sản xuất và có dưới 100 nhân viên.
Theo bảng 2.4, vấn đề mà các DN gặp phải tập trung trong bốn mảng chính: không có
khả năng tiếp cận vốn đầu tư, thiếu thông tin, thiếu vốn lưu động và thiếu nhu cầu đầu
ra. Trong đó, thiếu vốn là khó khăn trở ngại hàng đầu của các lo hình DNVVN. Trở
ngại về thiếu nhu cầu đầu ra do DN không chọn đúng mặt hàng để sản xuất và thiếu

thông tin về thị trường nên khi sản phẩm nào thấy bán được là các DNVVN đổ xô
nhau sản xuất, dẫn đến sản phẩm thừa kém chất lượng.
Bảng 2.3: Cuộc điều tra về các cơ sở kinh doanh
Không tiếp cận Thiếu thông tin Thiếu vốn lưu Các chính sách
Các yếu tố
được vốn
động
không rõ ràng
khác
53%
41%
39%
19%
16%
(Nguồn: Tạo việc làm tốt bằng cách phát triển DNVVN - NXBCTQG 2002, tr.36)
Theo cuộc điều tra về thái độ của xã hội đối với kinh doanh (do Khoa QLKTHọc viện CTQG HCM tiến hành giữa năm 2002), qua tổng số 3.267 phiếu trả lời, khi
được hỏi “kinh doanh ở Việt Nam hiện nay yếu tố nào là trở ngại nhất”, kết quả cho
thấy hai trở ngại lớn nhất là đối với kinh doanh là khó tiếp cận được nguồn vốn (35,3%
số phiếu), thiếu thông tin 41% và thiếu vốn lưu động (39%).
Các nguồn vốn ở đây là vốn vay từ NH, vốn vay ưu đãi từ các Quỹ, DNVVN
khó tiếp cận là do:


- 13 -

Một mặt, là do bản thân các DN thiếu tài sản để thế chấp vào NH xin vay vốn,
không có sự bảo lãnh của các tổ chức đại diện chính phủ. Do đó khi có kế hoạch mở
rộng sản xuất thì họ lại thiếu vốn để đưa các kế hoạch đó vào thực hiện. Trong khi nhu
cầu về vốn của các DN này cho mục đích mở rộng SXKD là rất lớn chiếm 91% vốn
vay, trả nợ(3%) và cho mở rộng sản xuất và trả nợ chiếm 6% (Nguồn : Sách DNVVN

TP.HCM-Thực trạng và giải pháp, NXB Thống kê 2001)
Trong khi đó, khả năng tự tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu của các DNVVN
là rất hạn chế. Nên để đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng của mình, các DNVVN
thường phải vay vốn chủ yếu từ các tổ chức phi chính thức, từ thân nhân, bạn bè và
người thân. Đôi khi, các DNVVN phải trả cho các chủ nợ phi chính thức các khoản lãi
suất cao hơn nhiều so với lãi suất chính thức (xem bảng 2.4). Chính những điều này đã
làm cho chi phí sử dụng vốn của các DNVVN cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp
lớn (đặc biệt là các DNNN), tạo ra một sự cạnh tranh không cân xứng giữa các loại
hình doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Bảng 2.4: Các cơ cấu nguồn vốn tín dụng mà DNVVN thường vay vốn.
Nguồn
1. Tư nhân cho vay không lãi
2. Tư nhân cho vay có lãi
3. Các ngân hàng thương mại
4. Các quỹ tín dụng
5. Các nguồn cho vay khác
Cộng

Nông thôn
39,4
23,1
22,5
3,5
1,5

Thành thị
47,3
18,7
23,1
1,2

9,7

Tổng số
42,3
28,5
22,7
2,6
3,9

100

100

100

(Nguồn : Báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện NCQLKTTƯ và UNIDO, 2002)
Mặt khác, về phía NH thường đưa ra các thủ tục rườm rà cho quá trình cho vay,
các phương pháp định giá tài sản thế chấp không rõ ràng và các quyết định của NH về
vấn đề này rất tuỳ tiện. Còn khi có thể cho vay thì các NH thường đưa ra lãi suất cao
nhằm hạn chế rủi ro. Chính điều này sẽ làm chi phí sử dụng vốn của DNVVN tăng cao
kéo theo chi phí đầu vào của DNVVN lớn, ảnh hưởng đến việc hạ giá thành sản phẩm
để cạnh tranh khi hội nhập kinh tế. Bởi vì các DNVVN thường sử dụng nguồn vốn vay
được từ NH vào việc tái đầu tư (33%), nhập nguyên vật liệu (42%) (Nguồn: Sách
DNVVN TP.HCM -Thực trạng và giải pháp, NXB Thống kê)
Š Mặt khác, hầu hết các khoản vay từ NH là ngắn hạn với lãi suất cao, nên các
DNVVN cho dù được phép vay vẫn khó tìm được nguồn vốn trung và dài hạn. Trong
khi các DNVVN rất quan tâm đến các nguồn vốn trung và dài hạn (42%) để mở rộng
sản xuất và đầu tư đổi mới trang thiết bị, thay đổi tài sản cố định hiện hóa CN, nên
thường quan tâm đến nhiều hình thức tài trợ để đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho mục
đích này (xem hình 2.2).

Hình 2.2: Các hình thức tài trợï DNVVN quan tâm.


- 14 -

50%
40%
30%
20%
10%
0%

42%
21%

Đầ u tư
LDNN

21%

Tà i trợ
Nhà nướ c

16%

Vay
ngắ n hạ n

Vay
dà i hạ n


(Nguồn: Sách DNVVN TP.HCM -Thực trạng và giải pháp, NXB Thống kê)
Š Cuối cùng, cũng phải nhìn nhận rằng, việc khó tiếp cận với khu vực tín
dụng chính thức của DNVVN còn do chính bản thân DN không đưa ra được những
phương án kinh doanh đủ sức thuyết phục. Chính vì những lẽ đó, mà các NH tỏ ra thận
trọng hơn trong việc cho vay đối với với các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN thuộc
các thành phần ngoài quốc doanh. Thậm chí, các NH đã hạn chế hoặc cho vay với
điều kiện ngặt nghèo hơn đối với khu vực DN này vì họ cho rằng, cho vay đối với khu
vực DN này có quá nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó, từ lâu việc quản lý vốn lưu động một cách hữu hiệu đã được xem
là rất quan trọng cho sự sống còn và thịnh vượng của các DNVVN. Việc quản lý tài
chính kém cỏi là nguyên nhân chính khiến các DNVVN thất bại. Về quyết định cán
cân tiền mặt, có 12.6% các DNVVN luôn luôn hoặc thường xuyên, và khoảng 40%
hiếm khi hoặc không bao giờ định ra chỉ tiêu về cán cân tiền mặt. Như thế xu hướng
chung là các DNVVN hiếm khi chú ý đến việc vạch ra đường lối về cán cân tiền mặt.
Hầu hết các DNVVN coi cán cân tiền mặt là mức chênh lệch giữa nguồn tiền mặt thu
vào và tiền mặt chi ra mà không có sách lược quản lý. Số DNVVN áp dụng các lý
thuyết quản trị tiền mặt để ra các quyết định thì không đáng kể tại Việt Nam và kinh
nghiệm của giám đốc vẫn là chủ yếu (Nguồn: Những phương cách quản lý vốn lưu
động của DNVVN-TS.Nguyễn Ninh Kiều, tr.10).
Số DNVVN có số dư tiền mặt là 40%, trong số đó chỉ có 19% các DN gửi số
tiền dư tiền mặt vào NH, trong khi đó có tới 75% không biết dùng số dư tiền mặt ngắn
hạn này vào mục đích sinh lợi. Một vấn đề đặt ra là làm sao đầu tư số dư tiền mặt
ngắn hạn này vào mục đích sinh lợi. Việc các DNVVN phải giữ nhiều tiền mặt được
xem như nghiêm trọng trong điều kiện môi trường kinh doanh bất ổn.
+ Các DNVVN rất thiếu thông tin về thị trường cả trong nước lẫn quốc tế, nhất
là những thông tin chính thức từ các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, họ
tham gia vào các hoạt động của thị trường không mang tính định hướng chiến lược, rủi
ro thường cao hơn do thiếu những thông tin chủ yếu về sản phẩm, thị trường, công
nghệ, xu hướng. Có rất ít nguồn thông tin cập nhật, có tính chất, nhất là những thông



×