Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN công tác quản lý văn bản đi và văn bản đến tại trường THCS nguyễn trung trực huyện đông hải, tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.59 KB, 13 trang )

Mục lục
Trang

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Cơ sở thực tiễn: ..............................................................................

1

2. Mục tiêu: ........................................................................................

1

3. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................

1

4. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................

1

II. Nội dung:
1. Giới thiệu: ...................................................................................

2

2. Giải pháp: ....................................................................................

10

III. Kết luận:
1. Kết luận: ......................................................................................



12

2. Kiến nghị: ....................................................................................

12

1


PHẦN MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Công tác quản lý văn bản là hoạt động đảm bảo thông tin phục vụ cho
công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc của các cơ quan Đảng, Nhà
nước, các tổ chức kinh tế, chính trị Xã hội.
Nói đến cơng tác văn thư, lưu trữ là nói đến cơng văn giấy tờ, soạn thảo
văn bản, ban hành văn bản, tổ chức, quản lý, giải quyết văn bản lập hồ sơ hiện
hành nhẳm đảm bảo thông tin. Mọi hoạt động quản lý điều liên quan đến công
văn, giấy tờ, sử dụng công văn giấy tờ làm cơng cụ phục vụ quản lý. Vì vậy
công tác văn thư, lưu trữ là công tác không thể thiếu ở mỗi cơ quan. Công tác
văn thư, lưu trữ góp phần vào hoạt đơng của cơ quan, tổ chức được suôn sẻ
thuận lợi hơn, tạo thành một hệ thống đồng bộ xuyên suốt từ trên xuống dưới.
Quản lý khâu này tốt là góp phần vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến
giấy tờ được trôi chảy nhất.
Tuy nhiên hiện nay tại cơ quan công tác quản lý văn bản cịn nhiều bất
cập hạn chế thiếu sót, chưa đúng theo quy định về công tác quản lý văn bản
đi, văn bản đến. Một bộ phận trong cơ quan cịn xem nhẹ cơng tác quản lý và
giải quyết văn bản. Cụ thể là trong công tác quản lý văn bản đi và văn bản đến
chưa thực hiện đúng quy định của nhà nước.
Chính vì lí do những hạn chế đó nên tơi chọn “Cơng tác quản lý văn

bản đi và văn bản đến tại trường THCS Nguyễn Trung Trực huyện Đông
Hải, tỉnh Bạc Liêu” để nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp, kiến nghị để khắc
phục những hạn chế nhằm làm tốt hơn công tác quản lý văn bản đi, văn bản
đến tại cơ quan.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP:
1. Giới thiệu:
- Theo quy chế làm việc của trường THCS Nguyễn Trung Trực thì
nhiệm vụ của tổ Văn phịng là phụ trách chung tồn bộ cơng việc hành chính
của trường (thống kê, tổng hợp, báo cáo, kế tốn - tài chính, y tế, thư viện,
thiết bị, văn thư …). Người được giữ chức vụ tổ trưởng thường kiêm nhiệm
2


do Hiệu trưởng phân công tùy từng trường khác nhau. Còn các thành viên
trong tổ thực hiện theo sự phân công của hiệu trưởng thông qua các quyết
định.
- Đối với văn thư ngồi việc phụ trách cơng tác văn thư lưu trữ ra thì
phải chuẩn bị giúp cho thủ trưởng đơn vị một số công việc như:
+ Giúp thủ trưởng dự thảo văn bản theo ý của thủ trưởng và những tài
liệu có liên quan cho các thành viên của nhà trường trước khi mời họp; thông
báo các vấn đề chung mà thủ trưởng cần thông báo đến các đơn vị, cá nhân.
+ Giúp thủ trưởng kiểm tra nội dung và thể thức của các văn bản mà
thủ trưởng giao cho các tổ chuyên môn, đơn vị, cá nhân soạn thảo.
+ Giúp thủ trưởng triển khai các văn bản đến các tổ chuyên môn, đơn
vị, cá nhân giải quyết công việc.
+ Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công việc của các tổ chuyên môn,
đơn vị, cá nhân được phân công cụ thể.
Tại trường THCS Nguyễn Trung Trực các văn bản chủ yếu là do Ban
giám hiệu soạn thảo, một số văn bản thuộc các bộ phận phụ trách thì bộ phận
đó sẽ tự soạn thảo văn bản. Nhưng trước khi các văn bản đó được ban hành sẽ

được tập trung tại văn thư để đăng ký và kiểm tra lại thể thức và kỹ thuật trình
bày văn bản; ghi số và ngày tháng năm văn bản.
Văn thư kiểm tra xem các văn bản đã được soạn thảo đúng về thể thức
và kỹ thuật trình bày hay khơng, nếu chưa đúng thì yêu cầu các cá nhân, bộ
phận phụ trách chỉnh sữa lại theo đúng quy định.
Ví dụ: Có bộ phận mắc lỗi về size chữ, kiểu chữ ở phần tên đơn vị chủ
quản và phần quốc hiệu; Có bộ phận mắc lỗi về cách trình bày văn bản; có bộ
phận mắc lỗi ở phần trích yếu nội dung văn bản, khoảng cách ở phần nội dung
chưa đúng quy định; có bộ phận mắc lỗi về cách trình bày ở phần nơi nhận
văn bản …
Văn bản đi của trường THCS Nguyễn Trung Trực được nhân viên Văn
thư sau khi kiểm tra về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản thì sẽ thực hiện
việc ghi số văn bản. Việc ghi số văn bản tại trường THCS Nguyễn Trung Trực
3


được đánh theo từng loại văn bản, mỗi loại văn bản hành chính được đánh
theo một hệ thống số riêng biệt.
- Ngày tháng năm của văn bản là ngày mà Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu
trưởng ký ban hành văn bản. Phần lớn trường hợp các văn bản được ký ngay
ngày hiện tại, số ít trường hợp vì nhiều lý do khác nhau mà văn bản được ký
sau ngày hiện hành.
+ Các loại văn bản hành chính khác được đăng ký vào một số và một
hệ thống số riêng.
+ Các văn bản ở mức độ mật được đăng ký vào một số và một hệ thống
số riêng.
+ Riêng đối với nhà trường thì việc cho số vào văn bản khơng đúng
theo quy định. Trường cho số riêng theo từng loại văn bản có tên loại riêng
như: tờ trình thì cho số riêng của tờ trình; kế hoạch thì cho số riêng của kế
hoạch; Quyết định thì cho số riêng của Quyết định, … Do đó đây là một hạn

chế cần phải khắc phục ngay.
Ví dụ: Tổng số văn bản của trường của một năm nào đó là 345 văn bản.
Trong đó có 50 tờ trình, 65 kế hoạch, 120 quyết định, 110 báo cáo,…
- Việc cho số đúng theo quy định sẽ là:
+ Từ số 01 đến số 225 tùy theo thời gian ban hành của các loại văn bản
có tên loại như: tờ trình, kế hoạch, báo cáo.
+ Từ số 01 đến số 120 tùy theo thời gian ban hành của các loại văn bản
có tên loại như: Quyết định.
- Nhà trường cho số như sau:
+ Từ số 01 đến số 50 theo thời gian ban hành của tên loại văn bản Tờ
trình.
+ Từ số 01 đến số 65 theo thời gian ban hành của tên loại văn bản Kế
hoạch.
+ Từ số 01 đến số 110 theo thời gian ban hành của tên loại văn bản báo
cáo.
4


+ Từ số 01 đến số 120 theo thời gian ban hành của tên loại văn bản
Quyết định.
- Hiện tại, trường THCS Nguyễn Trung Trực chưa có phần mềm quản
lý văn bản nên việc đăng ký văn bản đi chủ yếu được thực hiện bằng sổ.
- Mẫu sổ đăng ký văn bản đi tại trường THCS Nguyễn Trung Trực:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG HẢI

***

SỔ THEO DÕI
CÔNG VĂN ĐI
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC

HUYỆN: ĐÔNG HẢI
NĂM: ……………

- Mẫu phần đăng ký văn bản đi
TT

Ngày

Nơi gửi

Số/ Ký

Ngày

đến

văn bản

hiệu VB

tháng

Trích yếu nội
dung
văn bản

Người




nhận

nhận

- Các văn bản khẩn, văn bản mật do trường ban hành gần như khơng có
nên khơng lập sổ đăng ký văn bản khẩn, mật.
- Văn thư là người chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng con dấu.
Trước khi đóng dấu thì văn thư có trách nhiệm kiểm tra văn bản có đúng thẩm
quyền người ký hay khơng.
- Đóng dấu phải trùm lên 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Việc đóng dấu giáp lai cịn tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của văn
bản. Đối với các văn bản quan trọng như kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm
5


học, hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ hoàn thành chương trình, . . . thì đóng dấu giáp
lai ở giữa mép phải của văn bản trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi dấu đóng
tối đa khơng q 5 tờ.
- Đóng dấu treo cho các văn bản có phần phụ lục kèm theo. Đóng trùm
lên một phần tên trường (nếu có) hoặc đóng trùm lên tên phụ lục.
- Các văn bản chủ yếu được gửi qua hộp thư điện tử nên việc chọn bì
cũng ít khi xảy ra.
- Các văn bản tại trường được chuyển đi ngay sau việc ký ban hành văn
bản. Đối với các văn bản gửi qua hộp thư điện tử thì sau khi trình Hiệu trưởng
hoặc Phó Hiệu trưởng ký bản gốc xong thì văn thư sẽ gửi bản soạn thảo
khơng có chữ ký cho nơi nhận và giữ lại bản gốc đó để lưu lại.
- Nhà trường khơng có chuyển phát văn bản đi bưu điện
- Do không lập sổ chuyển giao văn bản nên rất dễ gay tranh cãi khi thất
thoát, mất văn bản hay kết quả công việc chưa thực hiện là do chưa nhận hay
chưa chuyển giao văn bản, …

- Đối với văn bản bằng giấy tờ thì tất cả giao cho văn thư photo ra và
chuyển giao văn bản đến đơn vị cá nhân có liên quan nhận trực tiếp.
- Đối với các văn bản đi được gửi qua hộp thư điện tử, thì văn thư sẽ
thơng báo cho cá nhân đó biết bằng cách điện thoại trực tiếp báo và chuyển
văn bản đó cho cá nhân đó.
- Sau khi chuyển phát văn bản đi văn thư giữ lại 1 bản để lưu tại văn
thư.
- Các văn bản đi lưu tại văn thư được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng
năm văn bản. Do số lượng các văn bản của trường tương đối ít nên văn thư
lưu trữ chung cho tất cả các loại văn bản mà không chia theo tên loại.
- Ngoài ra, do các văn bản gửi qua hộp thư điện tử nên có một số văn
bản chưa đóng dấu mà vẫn đưa vào lưu.
a. Tiếp nhận văn bản đến:
- Các văn bản đến tại trường THCS Nguyễn Trung Trực chủ yếu được
gửi qua hộp thư điện tử từ phòng GD-ĐT.
6


Ví dụ:
+ Văn bản gửi qua mail: Văn thư tải về xem xét nội dung có đầy đủ
khơng sau đó in ra và báo cáo với Hiệu trưởng phân công bộ phận, cá nhân
nào giải quyết.
+ Văn bản bản nhận trực tiếp từ nhân viên bưu điện chuyển đến thì văn
thư tiếp nhận và kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong văn bản
trước khi ký nhận với người gửi văn bản. Nếu phát hiện thiếu văn bản; bì
khơng cịn ngun vẹn; đến muộn hơn giờ ghi trên bì, ... thì văn thư báo cáo
lại cho người gửi biết để xem xét giải quyết. Nếu khơng có vấn đề gì thì văn
thư chuyển cho hiệu trưởng xem và cho ý kiến giải quyết.
- Khi có văn bản đến thì văn thư có trách nhiệm kiểm tra văn bản có
đúng địa chỉ nơi nhận hay khơng, kiểm tra tình trạng văn bản nếu có đầy đủ,

thiếu sót gì hay khơng. Nếu phát hiện văn bản có vấn đề gì thì phải báo ngay
cho Ban Giám hiệu hoặc nơi gửi văn bản để kịp thời giải quyết.
b. Phân loại sơ bộ, bóc bì văn bản:
- Văn bản đến tại trường THCS Nguyễn Trung Trực được chia làm hai
loại:
+ Loại bóc bì: là các văn bản gửi đến trường sẽ được văn thư đăng ký
vào sổ theo dõi văn bản đến.
+ Loại khơng bóc bì: là các văn bản gửi đến các cá nhân, các bộ phận
đoàn thể trong nhà trường được văn thư chuyển trực tiếp cho nơi nhận mà
không cần đăng ký.
- Trường thường không nhận những văn bản có dấu ngồi bì là khẩn,

Ví dụ:
Các loại văn bản đăng ký tại văn thư khi nơi nhận trên bì thư ghi là
Trường THCS Nguyễn Trung Trực.
Các loại văn bản chuyển cho cá nhân tổ chức khi nơi nhận trên bì thư
ghi: Kính gửi: Hiệu trưởng; Kính gửi: Cơng đồn cơ sở Trường THCS
7


Nguyễn Trung Trực – Đơng Hải; hay Kính gửi: Thầy Nguyễn Văn A giáo viên
trường THCS Nguyễn Trung Trực; …
c. Đóng dấu “Đến”, ghi số và ngày đến:
- Khi nhận được văn bản đến thì văn thư lấy dấu đến đóng vào văn bản
phía dưới chỗ số, ký hiệu văn bản hoặc dưới phần trích yếu nội dung ngay
chỗ số, ký hiệu văn bản.
- Các văn bản gửi đến các cá nhân, bộ phận thì văn thư chuyển ngay
cho nơi nhận mà không cần đăng ký.
- Trường THCS Nguyễn Trung Trực chưa đầu tư trang bị phần mềm
quản lý văn bản nên các văn bản đến đều được đăng ký bằng sổ.

- Do số lượng văn bản đến nhà trường hàng năm không nhiều nên
trường chỉ lập một sổ đăng ký văn bản đến.
- Mẫu sổ đăng ký văn bản đến tại trường THCS Nguyễn Trung Trực:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG HẢI

***

SỔ THEO DÕI
CÔNG VĂN ĐẾN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC
HUYỆN: ĐÔNG HẢI
NĂM: ……………
- Phần đăng ký văn bản đến

Số/Ký
TT

hiệu văn

(1)

bản
(2)

Ngày tháng
văn bản
(3)

Trích yếu
nội dung văn

bản
(4)

Nơi nhận Người nhận Ghi
văn bản

văn bản

chú

(5)

(6)

(7)

d. Trình văn bản đến:
8


- Tại trường THCS Nguyễn Trung Trực sau khi tiếp nhận và đăng ký
văn bản, văn thư giữ lại một bản đã đăng ký và chuyển cho Hiệu trưởng hoặc
Phó Hiệu trưởng bản photo để xin ý kiến giải quyết công việc.
- Đối với những văn bản quan trọng, văn bản đòi hỏi sự phối hợp của
nhiều người rồi thủ tục sao y bản chính rồi gửi bộ phận hoặc cá nhân chủ trì,
đơn vị hoặc cá nhân phối hợp và thời hạn giải quyết của mỗi đơn vị, cá nhân
đó. Ý kiến chỉ đạo giải quyết và thời hạn giải quyết văn bản đến được ghi trực
tiếp vào phiếu giải quyết văn bản chuyển giao cho bộ phận hoặc cá nhân giải
quyết.
e. Chuyển giao văn bản đến:

- Phần lớn, các văn bản thuộc cá nhân, bộ phận nào giải quyết thì sau
khi đăng ký văn bản văn thư sẽ chuyển đến bộ phận, cá nhân sau khi co ý kiến
chỉ đạo của Ban Giám hiệu.
- Đối với các văn bản quan trọng hoặc có sự phối hợp của nhiều người
thì văn thư sẽ xin ý kiến của Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng. Ý kiến đó sẽ
được ghi cụ thể vào phiếu giải quyết văn bản sau đó văn thư chuyển cho
những người có liên quan để giải quyết văn bản.
- Văn thư là người được giao nhiệm vụ theo dõi giải quyết văn bản đến
tại trường để báo cáo cho Ban Giám hiệu khi cần thiết.
- Khi các văn bản đã hết thời hạn mà chưa giải quyết xong thì văn thư
sẽ báo cáo lại cho Hiệu trưởng để xin ý kiến giải quyết.
- Những hạn chế, yếu kém chủ yếu:
+ Một số bộ phận, cá nhân chưa nắm bắt được thể thức và cách trình
bày kỹ thuật văn bản đúng theo quy định của Thông tư 01/2011/TT-BNV.
+ Việc lập sổ đăng ký quản lý văn bản đi, văn bản đến và các loại sổ
khác chưa đúng theo quy định của thông tư 07/2012/TT-BNV.
+ Việc cho số vào văn bản chưa đúng theo quy định của thông tư
07/2012/TT-BNV.

9


+ Chưa lập các loại sổ như: sổ chuyển giao văn bản đi, đến; sổ đăng ký
sử dụng văn bản lưu; sổ quản lý đơn thư; sổ theo dõi việc giải quyết văn bản;
mẫu phiếu giải quyết văn bản đến; …
+ Mẫu dấu đến chưa đúng quy định.
+ Văn bản chuyển qua mail chưa được đóng dấu đúng quy định.
+ Chưa thiết lập sổ theo dõi và giải quyết công việc.
2. Giải pháp:
- Cần tổ chức các đợt tập huấn đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho

công tác văn thư, lưu trữ để nâng cao trình độ phục chun mơn tốt hơn. Cần
phân công một người phụ trách công tác lưu trữ để công tác lưu trữ được tốt
hơn.
- Khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên tự tìm hiểu để nâng cao
trình độ nâng lực về lĩnh vực quản lý văn bản để thực hiện công việc tốt hơn
theo đúng quy định.
- Có chế độ đãi ngộ hơn cho nhân viên phụ trách văn thư, lưu trữ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm giúp cho
CB-GV-NV trực tiếp soạn thảo văn bản nhận thức đầy đủ vai trị, tầm quan
trọng của cơng tác văn thư, lưu trữ để thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
- Triển khai các văn bản quy phạm Pháp luật, văn bản hướng dẫn và các
văn bản khác có liên quan đến công tác văn thư lưu trữ, quản lý văn bản đi,
văn bản đến để cho mọi người hiểu về vai trò của văn thư và thực hiện tốt
hơn.
- Thường xuyên phổ biến và cập nhật hóa các quy định của Nhà nước
về công tác văn thư cũng như các kiến thức khác có liên quan đến nhiệm vụ
của cơng tác văn phịng sao cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên văn phịng
có ý thức trách nhiệm cao hơn, có năng lực cao hơn trong cơng việc của mình.
- Nhà trường cần có cơ chế khen thưởng, kỷ luật với cán bộ, giáo viên
và nhân viên, đây sẽ là động lực thúc đẩy để mọi người thực hiện tốt hơn
trong q trình thực hiện cơng việc.
10


- Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác quản lý và giải quyết
văn bản thì việc đầu tư cơ sở vật chất là rất cần thiết.
- Cần trang bị thêm máy photocopy cho văn thư để việc quản lý thực
hiện được thuận lợi hơn. Đồng thời trong thời gian tới tăng thêm máy vi tính,
tủ đựng tài liệu phục vụ cho công tác văn thư lưu trữ.
- Nên trang bị phần mềm quản lý văn bản giúp cho việc quản lý, khai

thác và giải quyết văn bản được nhanh chóng, kịp thời.
- Nếu có điều kiện hơn thì nhà trường cần xây kho lưu trữ để chứa
đựng tài liệu, hồ sơ của nhà trường.
- Ban giám hiệu nhà trường cần phải quan tâm công việc cấp kinh phí
thực hiện các hoạt động của văn phịng như: giấy, mực, … để cho công việc
được tiến hành thường xuyên và liên tục. Có những chính sách khen thưởng
thích đáng về tinh thần và vật chất đối với các cá nhân và tập thể trong việc
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
- Trong thời điểm hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào công tác văn thư
là rất cần thiết, mọi khâu nghiệp vụ của công tác văn thư đều nhờ vào sự giúp
đỡ của CNTT để tiết kiệm thời gian, công sức.
- Nhà trường cần trang bị phần mềm quản lý văn bản để quá trình quản
lý và sử dụng văn bản được nhanh chống, chính xác.
Đây là một hoạt động mang tính đánh giá, để từ đó thấy được mặt tích
cực và tiêu cực để có được những biện pháp xử lý kịp thời và khắc phục
những hạn chế đó.
Đi đơi với hoạt động này thì Ban giám hiệu nhà trường cũng cần phải
có sự quan tâm đúng mức và nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của
văn phịng trong cơng tác xử lý và quản lý các văn bản đi, đến của nhà trường.
Để từ đó có cái nhìn khách quan trong việc cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt
động toàn diện.
Trên đây là một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế về công tác
quản lý văn bản đi, văn bản đến của Trường THCS Nguyễn Trung Trực, đồng
11


thời giúp cho nhà trường có định hướng để thực hiện công tác văn thư đúng
theo quy định hiện hành.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:

Công tác văn thư quản lý văn bản đi, văn bản đến tại trường THCS
Nguyễn Trung Trực là công tác quản lý rất cần thiết cho nhà trường nói riêng
và cho ngành giáo dục nói chung. Chất lượng và hiệu quả làm việc của văn
phịng trường THCS Nguyễn Trung Trực có ảnh hưởng và mang tính quyết
định tới các bộ phận khác trong quá trình quản lý của nhà trường.
Trên cơ sở lý luận đó em xin đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất
lượng và ngày càng hồn thiện cơng tác văn thư tại trường THCS Nguyễn
Trung Trực.
2. Kiến nghị
- Tạo điều kiện cho nhân viên phụ trách công tác văn thư được đào tạo
đúng chuyên môn.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác văn thư tại trường
học.
- Ban hành các văn bản quy định về công tác văn thư như: Quy chế
công tác văn thư, kế hoạch thực hiện công tác văn thư…
- Cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho việc phục vụ văn phòng nhà
trường.
- Cần trang bị những phần mềm quản lý văn bản đi và văn bản đến để
giúp cho việc quản lý văn bản của nhà trường được nhanh chóng, thuận lợi và
đạt được kết quả tốt.
- Bố trí kho lưu trữ có các trang thiếu bị tối thiểu để phục vụ cho cơng
tác quản lý văn bản.
- Có những chính sách đại ngộ quan tâm đến chế độ của các nhân viên
văn phòng nhà trường sao cho phù hợp nhằm động viên kích thích tinh thần
làm việc của họ.
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về

cơng tác văn thư.
2. Giáo trình Hành chính Văn phịng - Học viện Hành chính năm 2005
3. Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP về công
tác văn thư.
4. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ
nội vụ về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
5. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
6. Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 Hướng
dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.
7. Thông tư 04/2013/TT-BNV, ngày 16 tháng 4 năm 2013 thông tư
hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan tổ chức;
8. Thông tư số 09/2013/TT-BNV ngày 31/10/2013 của Bộ Nội vụ quy
định chế độ báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ
(31/10/2013);

13



×