Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.42 KB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong hệ thống tổ chức của các trường học, đơn vị cơ bản được thành lập để tổ
chức giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học. Để quản lí lớp học, nhà trường cử
ra những giáo viên đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm được
hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với
học sinh, được hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân cơng chủ nhiệm lớp học
để thực hiện mục tiêu giáo dục
Công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên đó là cơ sở ban đầu và là yếu tố
quan trọng quyết định đến sự vững mạnh của tập thể lớp cũng như kích thích
phong trào học tập đạt kết quả cao.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải
trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả. Vì vậy, tơi khẳng định rằng công tác của
giáo viên chủ nhiệm lớp là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, với chút it kinh
nghiệm tích luỹ được qua thực tế công việc, tôi xin trao đổi cùng các đồng nghiệp
về : “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp”. Với
mong muốn nâng cao hiệu quả của cơng tác chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà
trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
B. NỘI DUNG:
1


I . Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế, xã hội đã mang lại khơng ít
những thuận lợi cho cơng tác chủ nhiệm. Sự quan tâm đầu tư của đảng, nhà nước
cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía địa phương. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo
dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học.
Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành


cho việc giáo dục con cái khơng nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội.
Nhiều học sinh thiếu thốn tình cảm vì bố mẹ đi làm ăn xa, các em ở nhà với ông bà
nên cũng sinh ra tính tự kỉ ương bướng khó bảo. Ngun nhân nữa là do công nghệ
kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang
bị những trị chơi bạo lực thu hút học sinh. Vì thế nhiều học sinh đã bỏ học đi chơi
hoặc bị ảnh hưởng trò chơi bạo lực dẫn đến hành vi khôn lường.
Hơn nữa công tác chủ nhiệm lớp chủ yếu là bằng kinh nghiệm của mỗi giáo
viên cùng với sự học hỏi trao đổi với bạn bè đồng nghiệp nên vẫn cịn những giáo
viên làm cơng tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó số tiết dành cho
cơng tác chủ nhiệm cịn ít chủ yếu dựa vào tiết sinh hoạt lớp.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng
dạy chiếm nhiều thời gian nên hiệu quả cơng tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng.
Một thiếu sót khác là một số giáo viên chủ nhiệm tiến hành cơng việc khá cảm
tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người q nghiêm
khắc, có người q dễ dãi. Người nghiêm khắc thì gị ép học sinh theo khuôn khổ
2


một cách máy móc. Và như thế về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị
áp lực. Ngược lại người dễ dãi thì lại bng lỏng cơng tác quản lí, thiếu quan tâm
sâu sát. Thực tế nhiều khi giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh khơng phải bao
giờ cũng tìm được tiếng nói chung.
II. Giới thiệu các nội dung, phương pháp nghiên cứu.
1. Nội dung tìm hiểu:
- Tìm hiểu về biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, nhằm
phát triển về đức, trí, thể, mĩ cho học sinh.
- Nắm được nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác giáo dục
học sinh.
- Qua kết quả nghiên cứu đánh giá, những ngun nhân ảnh hưởng tới q

trình làm cơng tác chủ nhiệm lớp.
- Đề xuất một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp :
Là một giáo viên chủ nhiệm có một vị trí vơ cùng quan trọng trong việc hình
thành cho học sinh những cơ sở cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về: đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học ở
những năm tiếp theo. Vì vậy cơng việc của một giáo viên chủ nhiệm là rất nặng nề,
rất vất vả và vô cùng phức tạp. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm
cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để
thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và
ln cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
2. Phương pháp nghiên cứu:
3


- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp so sánh (Trước và sau khi thực hiện đề tài)
Như chúng ta đã biết, giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất, tâm lí của
người làm cha, làm mẹ là người bạn lớn của học sinh góp phần hình thành và phát
triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả.
III. Kết quả, kinh nghiệm, sản phẩm chính:
1.Kết quả của thực trạng trên.
Năm học 2018-2019, tôi được phân công dạy lớp 6. Lớp tơi có tổng số 35 học
sinh, trong đó có 15 em nữ và 20 em nam. Các em thường chia bè phái, phân biệt
giàu nghèo, một vài em lại yêu đương; có 4 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các
bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học nhưng lại học rất yếu, 10 em
phải ở nhờ nhà ơng bà nội (ngoại) vì cha mẹ đi làm cơng nhân ở Bình Dương,
nhiều em có hồn cảnh khó khăn nên khơng có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt
sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên vở, quên bút…Bao nhiêu chuyện

rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử khiến tơi phải đau đầu.
Bảng 1
Sĩ số
2
235 em

Phân loại
Học sinh chuẩn bị bài đầy đủ
Học sinh biết cách kiểm tra giúp đỡ bạn
Học sinh biết tham gia các hoạt động tập thể

Số lượng
20/35 em
10/35 em
25/35 em

4


Để khắc phục những khó khăn trên trong cơng tác chủ nhiệm không phải là
dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên tôi xin được đưa ra một số giải pháp để các đồng
nghiệp cùng chia sẻ.
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ngồi việc thực hiện đầy đủ, có chất lượng
cao chức năng nhiệm vụ của người chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm lớp cịn phải
có “ nghệ thuật giáo dục”, nhất là trong các ứng xử với học sinh.
Sau đây là một số giải pháp vận dụng trong quá trình làm cơng tác chủ
nhiệm lớp của tơi đạt được mục đích u cầu của cơng việc.
2. Những kinh nghiệm rút ra của bản thân tôi:
1.1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.


- Thông thường khi nhận chủ nhiệm một lớp nào đó giáo viên chủ nhiệm
phải xây dưng kế hoạch chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học.
- Giáo viên chủ nhiệm có nội dung cơng tác phong phú, đa dạng, toàn diện
liên quan đến tất cả các mặt hoạt động của học sinh trong lớp. Vì vậy muốn đạt kết
quả cao cần phải có kế hoạch sát, đúng, phù hợp.
- Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết
giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng
học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra
thông qua phiếu điều tra phát cho học sinh và xin chữ kí xác nhận của phụ huynh.
Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học
sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về
5


học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục
học sinh trong cả năm học.
1.2. Nắm vững đối tượng học sinh.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững tâm
sinh lí, nhu cầu, nguyện vọng, ước mơ, khả năng trình độ của học sinh, nắm vững
hồn cảnh sống, những tác động của gia đình, mối quan hệ xã hội, bạn bè của học
sinh. Bản thân tơi đã tìm hiểu học sinh thơng qua nhiều biện pháp. cụ thể như sau:
- Tìm hiểu học sinh thơng qua các tài liệu liên quan: xem học bạ, giấy khai
sinh, những nhận xét của giáo viên trước… Đây là những tài liệu đáng tin cậy ban
đầu giúp tôi nhận biết và phân loại học sinh.
- Tìm hiểu học sinh thông qua quan sát trực tiếp: Quan sát học sinh hàng
ngày trong các hoạt động trên lớp, ngoài lớp để biết hành vi thái độ học sinh. Đây
là tài liệu sống, qua đó tơi cố gắng tìm ra những nét cá tính nhất của từng em. Tơi
quan sát học sinh trong cả những giờ ra chơi xem hành vi của từng em, xem em
nào nghịch thái quá, em nào từ tốn, hiền lành. Nếu thấy có những hành vi sai phạm

thì nhắc nhở ngay để học sinh sửa chữa ngay và những em khác không làm theo
những hành vi ấy.
1.3. Giáo dục học sinh tính tự giác.
Cơng việc này ban đầu khá vất vả, giáo viên chủ nhiệm có thể phải quán
xuyến lớp trong tất cả các buổi học ở đầu năm học. Để rèn cho học sinh tính tổ
chức kỉ luật trước hết phải giúp các em nhận thức đúng đắn về tính tự giác, thực

6


hiện tốt nội qui của trường, lớp cũng như của tổ chức Đội, trên cơ sở đó các em sẽ
thực hiện một cách tự giác.
Ví dụ: Đầu mỗi buổi học các em được phân công làm trực nhật nhưng các
em lại cố tình đi học chậm để khơng làm hoặc khi đến thì ỷ lại cho các bạn trong
nhóm làm.Trong giờ sinh hoạt lớp tôi đã nhắc nhở và phân tích để thấy được tác
dụng của việc làm trực nhật và từ đó em đã tự giác làm cùng các bạn.
1.4. Phát huy tính tự quản của học sinh.
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi
nhận lớp mới. Việc bầu ban cán sự lớp là rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần
dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử
và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp.
Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình,
tơi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”,
thấy tự hào.
- Số học sinh của lớp, tôi chia thành 4 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng. Lớp phó lao
động phân công theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày. Tổ trưởng chịu trách
nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ làm trực nhật. Tổ nào không làm tốt,
lớp phó lao động có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi
tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở

nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học.

7


- Đối với bồn hoa của lớp, mỗi tổ sẽ chăm sóc một tuần. Qui định bồn hoa
phải sạch cỏ, đất khơng khơ trắng, khơng có cành gãy và lá khơ. Cơng việc kiểm
tra, nhắc nhở là của lớp phó lao động. Tổ nào không làm tốt sẽ bị phạt chăm sóc
bồn hoa thêm một tuần.
1.5. Cụ thể hố các đợt thi đua.
Các đợt thi đua do Đôi phát động cũng là một biện pháp tích cực thúc đẩy
phong trào đi lên của tập thể lớp.
- Để thúc đẩy phong trào của lớp, tơi cịn khuyến khích 100% các em tham gia tốt
các hoạt động ngoại khóa như tìm hiểu ATGT, làm báo tường,vẽ tranh... chào
mừng các ngày lễ lớn trong năm từ đó các em tạo được tính tập thể tinh thần đoàn
kết biết giúp đỡ nhau hoan thành tốt công việc.
- Để tạo cho các em tự tin năng động, sáng tạo trong học tập giao tiếp...Tôi đã phân
công những em học giỏi năng động kèm cặp giúp đỡ những em chậm chạp, thiếu
tự tin
- Xây dựng phong trào “đôi bạn cùng tiến, nhặt được của rơi trả người đánh mất”
1.6. Giáo dục học sinh bằng sức mạnh tâm lí.
Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh ngoan ngỗn, học sinh nghịch
ngợm, cá biệt. Do đó tìm hiểu nắm vững từng đối tượng học sinh sẽ giúp giáo viên
chủ nhiệm sử dụng vũ khí tâm lí để giáo dục học sinh có hiệu quả.
Đối với những học sinh ngoan, có ý thức thì chỉ cần nhắc nhở chung. Nhưng
đối với học sinh nghịch ngợm, cá biệt, có hồn cảnh khó khăn thì lại phải vừa
nghiêm khắc xử lí những sai phạm của các em, vừa phải tình cảm, động viên, thậm
8



chí phải dỗ dành. Giáo dục những học sinh cá biệt điều quan trọng là phải tạo được
mối quan hệ gần gũi, cảm thông giữa giáo viên và học sinh. Muốn vậy giáo viên
chủ nhiệm không chỉ đứng ở cương vị người thầy mà phải biết nhập vai, biết lắng
nghe các em nói, tìm hiểu tâm tư của các em, tạo cho các em có cảm giác mình
được chia sẻ, cảm thơng, được giúp đỡ thì các em sẽ tự giác sửa chữa khuyết điểm,
tự giác phấn đấu hơn. Có những học sinh khi mắc khuyết điểm đã nói với bạn bè
rằng: không sợ kỉ luật, bị phạt mà chỉ sợ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của
lớp, sợ làm cơ giáo buồn. Có những học sinh thường xun đi học muộn và nghỉ
học vơ lí do. Tơi đã sắp xếp thời gian đến thăm gia đình học sinh này mới hay em
ở với ông bà nội ( Bố mẹ đi làm ăn xa). Vì ít được quan tâm nhắc nhở nên em cũng
sao nhãng chuyện học hành. Được cô giáo đến nhà thăm và động viên nên em đã
tiến bộ có tính tự giác khơng cần ơng bà nhắc nhở đã đi học đúng giờ, không nghỉ
học và làm bài ở nhà thường xuyên
Qua những trường hợp vừa nêu, tôi thấy việc sắp xếp thời gian đến thăm gia
đình học sinh ( đặc biệt là học sinh cá biệt) cũng đem lại nhiều hiệu quả trong công
tác chủ nhiệm.
1.7. Phối hợp các lực lượng giáo dục
- Phối hợp với Ban giám hiệu: Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa ban giám
hiệu với học sinh, truyền đạt chủ chương chính sách của ngành, nội qui của nhà
trường đến học sinh không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục cảm hố,
gương mẫu của bản thân mình. Bên cạnh đó giáo viên phát hiện kịp thời các hành

9


vi xấu của học sinh, đề nghị nhà trường xem xét, kỉ luật nghiêm khắc nhằm ngăn
chặn những hành vi xấu khác có thể xảy ra tiếp.
- Phối hợp với giáo viên dạy bộ môn: Giáo viên chủ nhiệm biết lắng nghe
những nhận xét, phản ánh của giáo viên dạy bộ mơn thậm chí là những phê phán cá
nhân, tập thể lớp mình sau đó chọn lọc, phân tích thơng tin để phối hợp tác động

giáo dục cùng chiều khắc phục khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình
thực hiện, đề đạt nguyện vọng của học sinh với giáo viên để nâng cao chất lượng
mọi mặt giáo dục.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh: Giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học
sinh phải thống nhất được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch
chung của nhà trường. Đặc biệt là thống nhất các biện pháp thực hiện. Đây là điều
kiện đầu tiên để giáo viên chủ nhiệm có được sự ủng hộ của phụ huynh trong công
tác tổ chức lớp học. Với những học sinh vi phạm nội qui của nhà trường, lớp thì
tuỳ theo mức độ vi phạm mà giáo viên chủ nhiệm có thể thông báo với phụ huynh
bằng giấy thông báo, bằng điện thoại hoặc trực tiếp đến nhà gặp phụ huynh để trao
đổi trực tiếp thống nhất biện pháp giáo dục. Trong thực tế biện pháp này tôi và
nhiều giáo viên đã làm và đã có hiệu quả. Học sinh tiến bộ và phụ huynh cũng cảm
thấy thoải mái mỗi khi gặp giáo viên chủ nhiệm.
- Phối hợp với hoạt động Đội: Học sinh hầu hết đều thích sinh hoạt tập thể
và tham gia các trị chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh. Vì
vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên
đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ
10


được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, khơng gây căng thẳng,
gị bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi cịn giúp các
em phát triển và hồn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo.
- Xây dựng mối quan hệ bạn bè: Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết
trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ
bạn giúp đỡ mình học tập mà khơng phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học
bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất các em chia bè phái, phân biệt
giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay dỗi hay hờn
giận. Cịn các em nam thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra

chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất
lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề
này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đồn kết, gắn bó thì tơi sẽ xây dựng được
nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học
tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đồn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ
nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của
nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
+ Tơi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về
việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào dó trong lớp
chứ khơng nói xấu, khơng xa lánh bạn.

11


+ Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tơi gặp gỡ trao đổi
riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đi. Sau đó phân tích
rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hịa và bắt
tay nhau vui vẻ trở lại.
+ Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn
nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua quà đến thăm bạn,
động viên bạn an tâm chữa bệnh; những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép bài cho
bạn. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp
chương trình. Vì vậy, trong năm học vừa qua, lớp tơi có 2 em bị bệnh nặng phải
nằm viện nhưng khi hết bệnh, các em được bạn bè giúp đỡ nên đã nhanh chóng
theo kịp chương trình cùng với cả lớp.
Nhìn chung nếu biết kết hợp các lực lượng giáo dục chắc chắn công tác chủ
nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao.
1.8. Thực hiện nghiêm túc các giờ sinh hoạt lớp.

Giáo viên chủ nhiệm cần coi trọng giờ sinh hoạt lớp. Tuy nhiên cách thức tổ
chức các giờ sinh hoạt cũng nên linh hoạt. Giờ sinh hoạt lớp khơng nên chỉ kiểm
điểm học sinh hoặc có kiểm điểm thì cũng khơng nên máy móc. Đơi khi có thể
biến giờ sinh hoạt những lời phê bình bằng những câu chuyện nào đó. Chẳng hạn
để nhắc nhở các em đi học đúng giờ, khơng nghỉ học vơ lí do tơi đã kể cho học
sinh nghe câu chuyện Bác Hồ khi đã làm chủ tịch nước, một lần phải đi công tác
nước ngồi, Bác đã viết giấy xin phép nghỉ kì họp quốc hội. Kết quả là những lớp
12


tôi được phân công chủ nhiệm học sinh rất hạn chế nghỉ học và đặc biệt khi nghỉ
học đều có giấy xin phép.
Có những năm tơi chủ nhiệm trong lớp có nhiều cá nhân vi phạm nội qui
làm ảnh hưởng đến tập thể lớp. Những tuần bị vi phạm đó trong giờ sinh hoạt thay
vì kiểm điểm tơi đã cho những em đó nói lên suy nghĩ của mình khi làm những
hành vi vi phạm đó. Sau khi nghe các em nói tơi mới đặt vấn đề để các em nhận ra
lỗi lầm của mình và hiểu được làm như thế là khơng tốt. Khơng những ảnh hưởng
mình cá nhân mà còn ảnh hưởng tới tập thể lớp, liên quan đến giáo viên chủ
nhiệm. Như vây là không kiểm điểm mà lại hoá ra kiểm điểm nhưng giờ sinh hoạt
đỡ căng thảng hơn và có hiệu quả.
Trong những năm học qua, tuy trường THCS Nguyễn Trung Trực nơi tôi
công tác cũng có rất nhiều khó khăn nhưng lớp tơi vẫn ln duy trì sĩ số, học sinh
lên lớp thẳng đạt 100%, khơng có học sinh yếu, xếp loại hạnh kiểm loại tốt đạt
100%. Đó là điều mà giáo viên chủ nhiệm nào làm được cũng cảm thấy tự hào.
Sau đây là kết quả năm học 2018 – 2019 vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm:
Bảng 2
Sĩ số

35 em


Phân loại
Học sinh chuẩn bị bài đầy đủ
Học sinh biết cách kiểm tra giúp đỡ bạn
H ọc sinh biết tham gia các hoạt động tập thể

Số lượng
32/ 35 em
25/ 35 em
35/35 em

Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một
giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trị của mình. Thành cơng tơi đạt
13


được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tơi cũng ln
nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, sự chia sẻ đóng
góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Công tác chủ nhiệm lớp quả thật nặng nề và phức tạp. Người giáo viên phải
vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài
phân minh. Thành công của người giáo viên là làm cho học sinh tơn trọng, kính
u, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đồn kết, gắn bó. Muốn đạt được
điều đó, giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em học sinh. Các em sẽ nghe
theo lời dạy bảo của thầy cô.
- Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp
mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề ra

những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, tôi nghĩ rằng bất cứ giáo
viên nào cũng sẽ trở thành những người bạn của trẻ.
- Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là
những học sinh có hồn cảnh đặc biệt).
- Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa) sẽ
tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh. Hãy khen ngợi

14


những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng
cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn.
- Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay
phải” của mình
- Ln giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu
đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình,
hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm
tin vào người thầy.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh
tích cực tham gia vào cơng tác giáo dục học sinh.
Nhìn chung biện pháp làm tốt cơng tác chủ nhiệm thì nhiều, tuỳ theo đặc
điểm tình hình của mỗi lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm cho mình những biện
pháp thích hợp khơng nên áp dung dập khn máy móc bất kì một phương pháp
nào bởi lẽ sản phẩm ở đây chính là “con người”. Tuy nhiên điều cơ bản nhất là
giáo viên phải tạo được uy tín với học sinh và đồng nghiệp về năng lực chuyên
môn và tư cách đạo đức, tác phong công việc. Chỉ có thể trở thành một giáo viên
chủ nhiệm tốt khi thực sự là tấm gương mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt
các mối quan hệ không chỉ học sinh lớp chủ nhiệm mà cịn vơi gia đình, đồng
nghiệp, với mọi người xung quanh. Có thể thấy mọi cử chỉ, cách ăn mặc, nói năng,
đi đứng, thái độ biểu hiện của giáo viên chủ nhiệm đối với mọi hiện tượng xã hội

lúc có mặt học sinh hay khơng có mặt học sinh đều có ảnh hưởng đến nhân cách

15


học sinh lớp chủ nhiệm. Chính vì vậy để làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ
nhiệm trước hết phải đề ra kế hoạch hoàn thiện bản thân về mọi mặt.
Công tác chủ nhiệm nhiều vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui, ai yêu nghề
cũng sẽ thành công trong công tác chủ nhiệm.
2.Kiến nghị:
Trước thực tế giảng dạy trong năm học qua nhằm mục đích nâng cao chất
lượng dạy học cũng như để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi xin đưa ra kiến nghị
như sau:
a. Đối với nhà trường:
- Cần tuyên truyền vận động phụ huynh có trách nhiệm trong việc giáo dục học
sinh không xem việc giáo dục học sinh là của mình giáo viên.
- Có hình thức khen thưởng các giáo viên làm tốt cơng tác chủ nhiệm lớp kịp thời
hơn nhằm động viên khuyến khích.
- Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh để các em có
được sân chơi lành mạnh, bổ ích.
b. Đối với giáo viên:
- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn ở tổ, khối.
- Cần tăng cường công tác giáo dục kĩ năng sống cho các em trong các tiết học để
các em hiểu thêm về vai trò, trách nhiệm của người học sinh.
Mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng khơng
thể hồn hảo tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tuy tôi đã rất cố
16



gắng nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong ban giám
hiệu nhà trường, đồng nghiệp chỉ dẫn giúp đỡ thêm để sáng kiến kinh nghiệm của
tôi được hoàn thiện hơn.

An Trạch A, ngày 19 tháng 3 năm 2020

Xác nhận của nhà trường

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thúy

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên : “Công tác chủ nhiệm lớp ở THCS”
2. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường Tiểu học.
3. Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục
phổ thông và giáo dục thường xuyên.

18


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BÁO CÁO TÓM TẮT
( Đề nghị công nhận SKKN: " Một số giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác chủ
nhiệm lớp")
I. Sơ u lí lịch:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy, sinh ngày 20- 05- 1981
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy GDCD
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường THCS Nguyễn Trung Trực.
II. Nội dung:
1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp trong công tác, đề tài
nghiên cứu:
Giáo dục và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.
2. Một số biện pháp: Áp dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ
nhiệm lớp.
3. Nội dung của giải pháp trong công tác: Giáo dục và giúp các em về đạo đức, trí
tuệ, thể , mỹ cho học sinh.
19


4. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến: Công tác chủ nhiệm lớp.
5. Thời điểm công nhận....................................
6. Hiệu quả mang lại: Các em phát triển năng lực bản thân mình, tích cực tham gia
các hoạt động tập thể,....
7. Những đơn vị, cá nhân nào đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này: Toàn bộ giáo
viên chủ nhiệm lớp.

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
An Trạch A, ngày 19 tháng 03 năm 2020
Người báo cáo


Nguyễn Thị Thúy

20



×