Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định xây dựng tại trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 105 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn luận văn đã thực hiện nào trước đây và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc
tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham
khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Phan Quốc Dũng

i


LỜI CÁM ƠN
Được sự thống nhất của Hội đồng xét duyệt Đề cương Trường Đại Học Thủy Lợi,
trong thời gian qua tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất
lượng kiểm định cơng trình xây dựng tại Trung tâm kiểm định chất lượng cơng
trình xây dựng tỉnh Hậu Giang”. Để hồn thành Đề tài này tơi xin chân thành cảm
ơn các thầy cô của Trường đã giảng dạy và trang bị cho tôi rất nhiều kiến thức quý
báu. Đặt biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thế Mạnh trong suốt thời
gian qua đã chỉ dẫn tận tình, chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi hồn thành
Đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn học viên trong
lớp, các bạn đồng nghiệp, Sở Xây dựng Hậu Giang, Trường Đại Học Thủy Lợi đã hỗ
trợ tạo điều kiện cho tôi khảo sát, tiếp cận và cung cấp tài liệu để tơi hồn thành Đề tài
tốt nghiệp một cách thuận lợi. Với điều kiện thời gian cũng như những kinh nghiệm
còn nhiều hạn chế của bản thân, Đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó,
tơi mong nhận được sự đóng góp, cho ý kiến nhiệt tình của các thầy cơ giảng viên, các
bạn cùng lớp để Đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Phan Quốc Dũng



ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN

..............................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .......................... vi
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG ...................................................................................................... 4
1.1 Khái quát chung về công tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng ................ 4
1.2 Đánh giá chung về chất lượng và năng lực kiểm định cơng trình ............................ 5
1.2.1 Công tác lập đề cương kiểm định ......................................................................... 9
1.2.2 Công tác kiểm định chất lượng vật liệu .............................................................. 10
1.2.3 Công tác kiểm định chất lượng cấu kiện xây dựng ............................................ 12
1.2.4 Cơng tác đảm bảo an tồn lao động trong hoạt động kiểm định ........................ 14
1.3 Trách nhiệm của các chủ thể đối với công tác kiểm định công trình xây dựng ở
Việt Nam........................................................................................................................ 15
1.3.1 Chủ đầu tư - Ban quản lý .................................................................................... 15
1.3.2 Tổ chức tư vấn Kiểm định .................................................................................. 17
1.3.3 Nhà thầu thi công xây lắp ................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG

............................................................................................................ 23


2.1 Quy định của Pháp luật về cơng tác kiểm định cơng trình xây dựng ..................... 23
2.1.1 Công tác lập đề cương kiểm định ....................................................................... 25
2.1.2 Công tác kiểm định chất lượng vật liệu .............................................................. 26
2.1.3 Công tác kiểm định chất lượng cấu kiện xây dựng ............................................ 27
2.1.4 Cơng tác đảm bảo an tồn lao động trong hoạt động kiểm định ........................ 27
2.2 Các phương pháp kiểm định cơng trình xây dựng .................................................. 29
2.2.1 Phương pháp thí nghiệm phá hủy DT và khơng phá hủy NDT .......................... 29
2.2.2 Các phương pháp kiểm định theo tính chất vật liệu ........................................... 33
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm định cơng trình xây dựng .................. 37
2.3.1 Các yếu tố khách quan ........................................................................................ 37

iii


2.3.2 Yếu tố chủ quan .................................................................................................. 39
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM
ĐỊNH CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TỈNH HẬU GIANG ..................................... 41
3.1 Giới thiệu chung về Trung tâm kiểm định chất lượng cơng trình .......................... 41
3.2 Thực trạng về chất lượng kiểm định cơng trình xây dựng tại ................................ 43
3.2.1 Công tác lập đề cương kiểm định ......................................................................... 43
3.2.2 Công tác kiểm định chất lượng vật liệu ............................................................... 48
3.2.3 Công tác kiểm định chất lượng cấu kiện xây dựng .............................................. 53
3.2.4 Công tác đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động kiểm định .......................... 59
3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm định cơng trình .................. 62
3.3.1 Nâng cao chất lượng công tác lập đề cương kiểm định ....................................... 63
3.3.2. Công tác kiểm định chất lượng vật liệu .............................................................. 68
3.2.1 Công tác kiểm định chất lượng cấu kiện xây dựng ............................................ 80
3.3.4 Cơng tác đảm bảo an tồn lao động trong hoạt động kiểm định .......................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 97

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hội nghị tổng kết Đề án tăng cương năng lực kiểm định chất lượng .............. 8
Hình 2.1 Thí nghiệm tải trọng phá hủy dầm bê tơng .................................................... 30
Hình 2.2 Phương pháp kiểm định khơng phá hủy siêu âm khuyết tật bê tơng .............. 31
Hình 2.3 Máy siêu âm bê tơng....................................................................................... 31
Hình 2.4 Súng bật nảy Bê tơng ...................................................................................... 33
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm........................................................................ 42
Hình 3.2 Hiện trạng Bê tơng trường tiểu học Vĩnh Thuận Tây .................................... 46
Hình 3.3 Hiện trạng hư hỏng trường tiểu học Vĩnh Thuận Tây .................................... 46
Hình 3.4 Cơng trình Vincom Vị Thanh ......................................................................... 49
Hình 3.5 Thiết bị thí nghiệm xi măng ........................................................................... 50
Hình 3.6 Tủ dưỡng hộ mẫu xi măng ............................................................................. 50
Hình 3.7 Máy kéo uốn thép ........................................................................................... 51
Hình 3.8 Máy nén Bê tơng ............................................................................................ 51
Hình 3.9 Kiểm định chống thấm sàn mái trụ sở tỉnh ủy................................................ 55
Hình 3.10 Siêu âm kiểm tra cốt thép dầm trụ sở tỉnh ủy ............................................... 55
Hình 3.11 Khoan lấy mẫu bê tơng ................................................................................. 58
Hình 3.12 Mẫu khoan bê tơng sàn ................................................................................. 58
Hình 3.13 Mẫu bê tơng sau khi gia cơng hồn thiện ..................................................... 59
Hình 3.14 Thực hiện lấy mẫu thép trên cao .................................................................. 60
Hình 3.15 Thí nghiệm thử tỉnh tải cọc .......................................................................... 61
Hình 3.16 Bảo hộ lao động khi khoan lấy mẫu bê tơng ................................................ 62
Hình 3.17 Quy trình quản lý chất lượng lập đề cương kiểm định ................................. 65
Hình 3.18 Thí nghiệm cơ lý xi măng............................................................................. 69
Hình 3.19 Đá dăm mẫu tại bãi đá .................................................................................. 71

Hình 3.20 Thí nghiệm thép xây dựng ............................................................................ 74
Hình 3.21 Quy trình quản lý chất lượng kiểm định vật liệu xây dựng .......................... 75
Hình 3.22 Quy trình quản lý chất lượng kiểm định tại hiện trường .............................. 82
Hình 3.23 Quy trình quản lý chất lượng an toàn lao động kiểm định xây dựng ........... 90
v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

CLXD:

Chất lượng xây dựng

KĐCLCTXD:

Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng

KĐCLXD:

Kiểm định chất lượng xây dựng

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Chất lượng xây dựng là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội
dung kỹ thuật, kinh tế, xã hội, mơi trường, văn hóa,… CLXD có ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng, cơng năng sử dụng, an tồn tính mạng,… là
yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì

vậy, trong những năm vừa qua Chính phủ đã liên tục ban hành các Nghị định, thông tư
để điều chỉnh, quản lý, kiểm sốt nhằm nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng thơng
qua hoạt động kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng.
CLXD khơng tự nhiên mà có, nó là kết quả tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan
chặc chẽ với nhau, được quản lý có hệ thống qua từng giai đoạn như: bắt đầu giai đoạn
quy hoạch, các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư vận hành sử
dụng và bảo trì cơng trình. Do yếu tố phức tạp của cơng trình xây dựng nên CLXD
chịu tác động của rất nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố khách quan như: Trình độ tiến
bộ khoa học cơng nghệ, cơ chế chính sách quản lý của các quốc gia, các yêu cầu về
văn hóa xã hội, tình hình thị trường,… và các yếu tố chủ quan như: Lực lượng lao
động, khả năng về máy móc thiết bị cơng nghệ, ngun vật liệu và hệ thống cung ứng
nguyên vật liệu, trình độ tổ chức quản lý,… Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau tạo ra tác động tổng hợp đến CLXD.
Trung tâm kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng tỉnh Hậu Giang là đơn vị trực
thuộc Sở Xây dựng Hậu Giang có chức năng hỗ trợ cho Sở trong cơng tác quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, thông qua các hoạt động thẩm tra, kiểm
định chất lượng xây dựng theo yêu cầu của lãnh đạo sở, trong đó kiểm định chất lượng
cơng trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định sản phẩm của cơng trình xây
dựng, bộ phận cơng trình, hoặc cơng trình xây dựng so với yêu cầu thiết kế và quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua các phương pháp thí nghiệm từ vật liệu đầu vào,
cấu kiện cơng trình, chất lượng bê tơng, sắt thép, … các thí nghiệm quan trắc, đo độ
đầm chặt, thí nghiệm cơ đất, thử tĩnh,… và xem xét đánh giá hiện trạng bằng trực
1


quan. Vì vậy, có thể đánh giá trong chuỗi hoạt động để tạo ra một sản phẩm xây dựng
thì cơng tác KĐCLXD đóng vai trị quan trọng và trực tiếp xác định chất lượng sản
phẩm cơng trình xây dựng, thơng qua kết quả kiểm định về vật liệu, kết cấu, chất
lượng các cấu kiện trước, trong và sau khi hoàn thành sản phẩm cơng trình xây dựng.
Trong thời gian vừa qua các hoạt động KĐCLCTXD trên địa bàn tỉnh đã góp phần

giúp cho các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao
chất lượng các cơng trình xây dựng. Ngồi những kết quả đã đạt được còn những vấn
đề tồn tại, hạn chế trong các hoạt động này như: một số nhà thầu thi cơng và chủ đầu
tư chưa nhìn nhận đúng vai trị của cơng tác KĐCLCTXD, vẫn cịn đơn vị xem nhẹ và
thực hiện cơng tác này mang tính hình thức, chiếu lệ; có lúc, có nơi hợp tác với những
đơn vị khơng đủ năng lực, thiếu uy tín vì vậy kết quả kiểm định không phản ánh đúng
chất lượng thực tế dẫn đến sản phẩm xây dựng hoàn thành kém chất lượng gây nguy
hiểm, thất thốt, lãng phí. Mặt khác có một khoảng thời gian chính sách pháp luật chưa
nêu rõ vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong cơng tác quản lý chất lượng cơng
trình nói chung và cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình nói riêng, chủ yếu giao
cho các chủ đầu tư, các nhà thầu tự thực hiện và tự chịu kinh phí cho nên kết quả kiểm
định đôi lúc chưa phản ánh khách quan; năng lực của các phịng thí nghiệm cịn yếu,
thiếu về thiết bị, các thiết bị không đồng bộ, các phép thử chưa được quy định đồng
nhất giữa các phịng thí nghiệm, thiếu nhân lực phịng thí nghiệm có kinh nghiệm và
chun mơn cao,…Để góp phần giúp cho sở xây dựng quản lý tốt và nâng cao chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh thơng qua các hoạt động kiểm định chất
lượng cơng trình xây dựng, tơi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao
chất lượng kiểm định cơng trình xây dựng tại Trung tâm kiểm định chất lượng
cơng trình xây dựng tỉnh Hậu Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất
lượng kiểm định cơng trình xây dựng tại Trung tâm kiểm định chất lượng cơng trình
xây dựng tỉnh Hậu Giang.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng kiểm định cơng trình xây dựng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Các hoạt động kiểm định chất lượng cơng trình xây
dựng.
Phạm vi nghiên cứu về khơng gian: Được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Các thông tin, số liệu thể hiện trong luận văn được
thu thập trong giai đoạn từ đầu năm 2010 đến giữa năm 2018 và đề xuất các giải pháp
cho những năm tiếp theo.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập thơng tin
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh;
Phương pháp chuyên gia.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Với những kết quả đạt được, theo định hướng nghiên cứu, lựa chọn đề tài sẽ góp phần
hệ thống hố, cập nhật các cơ sở khoa học về công tác kiểm định chất lượng xây dựng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm định chất
lượng xây dựng tại Trung tâm kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng tỉnh Hậu Giang.
6. Kết quả đạt được
Đánh giá thực trạng về chất lượng và năng lực kiểm định tại Trung tâm kiểm định chất
lượng công trình xây dựng tỉnh Hậu Giang;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm định xây dựng tại Trung tâm
kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng tỉnh Hậu Giang.
3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Khái qt chung về cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng
Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng bao gồm các hoạt động kiểm tra, đánh giá

về các yếu tố như chất lượng, nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các
thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận cơng trình hoặc cơng trình
xây dựng thơng qua các phương pháp thực nghiệm như quan trắc, thí nghiệm trong
phòng, hiện trường kết hợp với các phương pháp số tính tốn, phân tích hay mơ phỏng
[1].
KĐCLCTXD đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng với những nội dung
cụ thể như kiểm tra, xác định sản phẩm của cơng trình xây dựng, bộ phận cơng trình,
hoặc cơng trình xây dựng so với yêu cầu thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
thông qua các phương pháp thí nghiệm từ vật liệu đầu vào, cấu kiện cơng trình, chất
lượng bê tơng, sắt thép, … các thí nghiệm quan trắc, đo độ đầm chặt, thí nghiệm cơ
đất, thử tĩnh,… và xem xét đánh giá hiện trạng bằng trực quan. Vì vậy, có thể đánh giá
trong chuỗi hoạt động để tạo ra một sản phẩm xây dựng thì cơng tác KĐCLCTXD
đóng vai trị quan trọng và trực tiếp xác định chất lượng sản phẩm cơng trình xây
dựng, thơng qua kết quả kiểm định về vật liệu, kết cấu, chất lượng các cấu kiện trước,
trong và sau khi hoàn thành sản phẩm cơng trình xây dựng.
Đối với những cơng trình có nhu cầu thay đổi kết cấu hoặc cơng năng sử dụng, để
cơng trình đảm bảo về kết cấu, an toàn và hiệu quả sử dụng sau khi thay đổi, thì cơng
tác kiểm định đánh giá được chất lượng hiện trạng và phân tích tính khả thi khi chuyển
đổi cơng năng là rất cần thiết và cần phải được thực hiện đúng quy trình. Hiện nay
cơng tác KĐCLCTXD khi có mục đích chuyển đổi cơng năng thường bị xem nhẹ do
tính chủ quan của các chủ đầu tư khiến cho rủi ro cơng trình tăng cao gây ảnh hưởng
đến kinh tế và xã hội.
Đối với các sự cố cơng trình xây dựng trong quá trình xây dựng hay khi đang sử dụng
cơng tác KĐCLCTXD sẽ phân tích và xác định được nguyên nhân của sự cố, qua đó
đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả và xác định được trách nhiệm thuộc về đối tượng
4


tham gia xây dựng nào, giải quyết được các tranh chấp của các bên liên quan, thể hiện
tính minh bạch, pháp lý.

KĐCLCTXD giúp xác định chất lượng thi công nhà thầu xây dựng trong q trình
trước thi cơng, thi cơng và sau thi công. Các công tác kiểm định từ vật liệu đầu vào
nhằm kiểm tra chất lượng vật liệu mà nhà thầu cung cấp có đạt yêu cầu theo thiết kế
được duyệt, các công tác kiểm định chất lượng bê tông nhằm kiểm tra chất lượng cấu
kiện phù hợp với thiết kế, tiêu chuẩn hay các công tác kiểm định chất lượng trong quá
trình bảo trì, bảo hành bởi cơng trình chịu tác động của mơi trường và các yếu tố
khách quan cũng như chủ quan khác. KĐCLCTXD gắn chặt với cơng trình qua thời
gian và được sử dụng tùy vào chủ đầu tư, chủ thể sử dụng công trình có u cầu kiểm
tra hay có nghi ngờ về chất lượng cơng trình xây dựng.
Là một nội dung quan trọng trong hệ thống đảm bảo chất lượng cơng trình,
KĐCLCTXD Bộ Xây dựng quy định nêu lên trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu
xây lắp [2] nêu rõ trách nhiệm của chủ đầu tư bao gồm việc thuê tổ chức KĐCLCTXD
có đủ năng lực hoạt động khi cần thiết, theo dõi và kiểm tra cơng trình xây dựng một
cách liên tục, định kỳ hoặc đột xuất khi có nghi ngờ để chất lượng cơng trình đảm bảo.
Tóm lại, cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng trong các hoạt động xây
dựng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng góp phần khẳng định chất
lượng của các cơng trình xây dựng. Vì vậy, để nghiên cứu tổng quan về công tác kiểm
định chất lượng công trình xây dựng trong các hoạt động xây dựng, ngồi việc đánh
giá chung về thực trạng và năng lực kiểm định chúng ta cần phải đánh giá về các
phương diện: lập đề cương, kiểm định chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng cấu
kiện xây dựng và đảm bảo an tồn lao động trong q trình kiểm định.
1.2 Đánh giá chung về chất lượng và năng lực kiểm định công trình xây dựng ở
Việt Nam
Hiện nay cả nước đã có trên 1.100 phịng thí nghiệm LAS-XD do Bộ Xây dựng công
nhận, đặc biệt tập trung nhiều ở các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và
Nghệ An.... Hoạt động của các phịng thí nghiệm LAS-XD đã giúp các Chủ đầu tư có
cơ sở đánh giá chất lượng vật liệu đầu vào cơng trình. Bên cạnh các phịng thí nghiệm
thực hiện nghiêm túc, đảm bảo quy phạm xây dựng, tiêu chuẩn thí nghiệm thì cịn có
5



một số phịng thí nghiệm trình độ chun mơn chưa đảm bảo, thiết bị không kiểm định
định kỳ theo quy định, thực hiện thí nghiệm chưa thật nghiêm túc.
Cơ sở vật chất trang thiết bị thí nghiệm kiểm định phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
vận động của các Trung tâm ở từng địa phương. Nhưng bên cạnh một số Trung tâm có
trụ sở riêng được đầu tư thiết bị tương đối đầy đủ, thì cũng có Trung tâm chưa có trụ
sở làm việc, trang thiết bị ít được đầu tư. Các thiết bị nhập từ nhiều nguồn khác nhau
thiếu sự trợ giúp sau bán hàng của nhà cung cấp, trang thiết bị hiện đại phần lớn đang
cịn rất ít. Đây là một vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thiết bị thí
nghiệm và các kết quả thí nghiệm, kiểm định hiện trường.
Trong khi đó, kiểm định chất lượng là lĩnh vực yêu cầu các Trung tâm phải có nhiều
chun gia giỏi về chun mơn tinh thơng về nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm thực
tiễn về hoạt động xây dựng, vì vậy, địi hỏi phải có các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
thường xuyên. Song việc đào tạo hiện nay chủ yếu phục vụ công tác thí nghiệm là
chính, chưa có giáo trình và phương pháp đào tạo chuyên gia đánh giá chất lượng toàn
diện.
Xuất phát từ thực trạng và những yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cơng
trình xây dựng thơng qua các hoạt động kiểm định xây dựng, Đề án “Tăng cường năng
lực kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng ở Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt [3] với mục tiêu triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường năng lực
kiểm định nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo an tồn cơng trình xây dựng, đáp
ứng yêu cầu xây dựng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Đến nay, Đề án đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra. Nhiều nội dung nghiên cứu
của Đề án được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật và được Quốc hội, Chính
phủ ban hành hoặc được Bộ Xây dựng ban hành theo thẩm quyền về điều chỉnh các
hoạt động thí nghiệm, kiểm định, giám định như Luật Xây dựng [4], quản lý chất
lượng xây dựng và bảo trì cơng trình xây dựng [1], quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơng trình [5]; Quy định về giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng [6];
hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng [7], hướng
dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng [8]…; xây dựng và công bố 350

6


định mức chi phí cho cơng tác thí nghiệm, kiểm định, quan trắc trong lĩnh vực xây
dựng.
Đến hết năm 2018, Đề án đã hoàn thành việc xây dựng quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn
kỹ thuật, biên soạn một số tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về thí nghiệm, kiểm định
cơng trình xây dựng như: quy hoạch và lộ trình hồn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật trong cơng tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng, quan trắc cơng trình xây dựng
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; quy trình kiểm định, bảo trì các cơng trình tháp thu
phát sóng viễn thơng, truyền thanh, truyền hình; quy trình kiểm định quản lý chất
lượng cơng trình cấp thốt nước sử dụng vật liệu composit cốt sợi thủy tinh; quy trình
đánh giá an tồn kết cấu nhà ở và cơng sở hiện hữu; quy định chung về kiểm định
đánh giá an toàn đập; hướng dẫn khảo sát, kiểm định xác định tuổi thọ cịn lại của các
cơng trình xây dựng.
Đề án cũng đã biên soạn được các bộ tài liệu giảng dạy về quản lý phịng thí nghiệm,
thí nghiệm chun ngành xây dựng, kiểm định xây dựng và quan trắc cơng trình xây
dựng để phục vụ việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong các năm từ 20142017 và triển khai các khóa đào tạo thí nghiệm viên, kiểm định viên và nghiệp vụ quan
trắc cho trên 14 nghìn học viên; phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật về thí nghiệm, kiểm định, quan trắc trong lĩnh vực xây dựng cho 5.950
học viên.
Đề án đã hỗ trợ kinh phí đầu tư 121,18 tỷ đồng để nâng cấp trang thiết bị thí nghiệm
cho 20 tổ chức kiểm định gồm Trung tâm CDMI và thuộc các địa phương Bắc Ninh,
Bình Thuận, Cần Thơ, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hải Dương, Kiên Giang, Lai Châu, Quảng
Ninh, Bến Tre, Đồng Nai, Hà Nam, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nghệ An, Thái
Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Đến nay, các tổ chức kiểm định đã hoàn thành nội
dung mua sắm trang thiết bị thí nghiệm, kiểm định theo danh mục đã được Ban Điều
hành Đề án phê duyệt, nhờ đó, năng lực kiểm định, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
của các tổ chức kiểm định nêu trên đã được nâng cao một bước.
Đề án cũng giúp duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của Mạng kiểm định chất

lượng cơng trình xây dựng Việt Nam; xây dựng bản tin Thí nghiệm và Kiểm định xây
7


dựng; vận hành trang thông tin điện tử kiemdinhxaydung.gov.vn và trang thơng tin
điện tử quản lý số liệu Thí nghiệm - Kiểm định ilabweb.vn; tổ chức các hội thảo khoa
học... giúp cơ quan quản lý nhà nước các cấp cập nhật những cơ chế chính sách, các tài
liệu kỹ thuật đã được chuẩn hóa đến các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thí
nghiệm, kiểm định và quan trắc cơng trình xây dựng.
Tại Hội nghị tổng kết Đề án năm 2018, đại diện các Bộ, ngành Trung ương, đại diện
Sở Xây dựng các địa phương trình bày các tham luận nêu bật những kết quả về tăng
cường năng lực kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng mà Đề án mang lại, đến
cuối năm 2018, Đề án “Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng cơng trình xây
dựng ở Việt Nam” đã hoàn thành về cơ bản và đạt được các mục tiêu ban đầu đã đề ra,
với các kết quả, sản phẩm cụ thể, như: Nghiên cứu, đổi mới và hồn thiện cơ chế chính
sách; hồn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ; hỗ trợ đầu tư, nâng cấp trang thiết bị thí nghiệm và đầu tư xây dựng cơ bản cho các
tổ chức kiểm định tại các địa phương trên toàn quốc; hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho
tổ chức thí nghiệm, kiểm định, quan trắc trong lĩnh vực xây dựng.

Hình 1.1 Hội nghị tổng kết Đề án tăng cương năng lực kiểm định chất lượng cơng
trình xây dựng ở Việt Nam năm 2018
8


Ngoài những đánh giá chung về thực trạng và năng lực, chất lượng kiểm định ở Việt
Nam trong thời gian qua, để tiếp tục nghiên cứu làm rõ cần đánh giá, làm rõ thêm về
các phương diện cụ thể như công tác lập đề cương kiểm định, công tác kiểm định chất
lượng vật liệu, công tác kiểm định chất lượng cấu kiện xây dựng, cơng tác đảm bảo an
tồn lao động trong kiểm định xây dựng như sau:

1.2.1 Công tác lập đề cương kiểm định
Đề cương là một bản mô tả chi tiết về những nội dung công việc cần thực hiện từ đó
đưa ra những điều kiện, giải pháp, phương tiện, thời gian,… để thực hiện những nội
dung công việc được xác định ban đầu. Vì vậy lập Đề cương KĐCLCTXD là công tác
quan trọng, bắt buộc phải thực hiện trước khi triển khai các bước kiểm định tiếp theo,
là tiền đề để xác định mục đích, nội dung và yêu cầu kết quả đạt được sau khi tiến
hành KĐCLCTXD. Ngay từ công tác chuẩn bị các chuyên gia, cán bộ thực hiện lập Đề
cương phải có đủ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn kết hợp khảo sát, đánh giá sơ bộ
bằng các phương pháp trực quan, và các thí nghiệm đơn giản khác để ban đầu có thể
xác định đúng mục đích, mục tiêu, nội dung và đối tượng kiểm định, từ đó xác định
nhiệm vụ, đề xuất lập phương án, giải pháp thực hiện, đề ra lộ trình kiểm định và dự
tốn chi phí thực hiện kiểm định,...Đề cương sau khi hoàn thành phải được các bên
tham gia xem xét, đánh giá và thống nhất để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
* Công tác lập đề cương kiểm định CLXD hiện nay đang còn những vấn đề tồn tại
như:
- Mục đích, nội dung yêu cầu kiểm định có khác nhau (kiểm định đánh giá chất lượng
cơng trình, kiểm định giám định tư pháp, kiểm định xác định nguyên nhân hư
hỏng,…); cách tiếp cận vấn đề, trình độ chun mơn của cán bộ kiểm định, quan điểm
tiếp cận vấn đề, biện pháp đánh giá khảo sát ban đầu khác nhau, nên nội dung đề
cương được xây dựng cho cùng một nội dung công việc sẽ không đồng nhất từng nơi,
từng việc cụ thể. Cùng một nội dung mục đích yêu cầu nhưng mỗi cá nhân, tổ chức
kiểm định có thể lập đề cương khác nhau, các thí nghiệm khác nhau, có những nội
dung cơng tác khơng cần thiết gây lãng phí, hoặc thiếu những thí nghiệm, khảo sát cần
thiết sẽ không đem lại kết quả theo yêu cầu.

9


- Các văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ hướng dẫn xây dựng dự tốn chi phí
kiểm định; cịn nhiều quy trình kiểm định chưa thống nhất giữa các phịng thí nghiệm

và một số cơng tác chưa được xây dựng định mức, quy trình thực hiện gây khó khăn
cho công tác lập đề cương.
- Nhiều tổ chức kiểm định xây dựng khi lập đề cương chưa xác định được nội dung
mục đích cần kiểm định, khảo sát, đánh giá chưa bám sát mục đích u cầu, phỏng
đốn tình trạng cơng trình khơng thơng qua các thiết bị hỗ trợ. Điều này dẫn đến việc
Đề cương được xây dựng không đáp ứng được yêu cầu nội dung công việc.
Trong công tác lập phương án, nhiệm vụ, đề ra lộ trình thực hiện cơng tác này cần phải
có những chun gia, người có kinh ngiệm trong kiểm định thực hiện; tuy nhiên một
số đơn vị kiểm định khơng có đủ nhân lực nên sử dụng những cán bộ còn yếu, thiếu
kinh nghiệm và chuyên môn nên việc nhận định, tiếp cận, khảo sát, đánh giá công việc
không sát với nội dung yêu cầu, từ đó đưa ra những giải pháp kiểm định, nhiều thí
nghiệm, phép thử khơng cần thiết nhưng lại thiếu các thí nghiệm cần thiết so với mục
đích yêu cầu, nên kết quả kiểm định không phản ánh, giải quyết mục tiêu ban đầu đề ra
gây tốn kém, lãng phí nhưng chưa hẳn đã có kết luận chính xác nhất cho vấn đề cần
kiểm định, hệ lụy này là do công tác thực hiện đề cương sẽ không đảm bảo được chất
lượng. Người thực hiện đề cương khi đề ra kế hoạch sẽ không xác định được phương
án kiểm định nào sẽ phù hợp với đối tượng kiểm định, khi đó người thực hiện sẽ lựa
chọn theo kinh nghiệm một phương pháp hoặc nhiều phương pháp do đó trực tiếp làm
chi phí tăng cao và khơng loại trừ khả năng sẽ không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến uy
tín của bản thân tổ chức kiểm định, gây hại đến kinh tế và xã hội.
1.2.2 Công tác kiểm định chất lượng vật liệu
Vật liệu xây dựng là thành phần cơ bản nhất tạo nên chất lượng của một công trình xây
dựng, nó được ví như tế bào của cơ thể. Khơng thể có một sản phẩm xây dựng đạt chất
lượng tốt mà không gắn liền với việc sử dụng vật liệu đạt chất lượng, đảm bảo các tiêu
chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật. Bởi vậy việc sử dụng các loại vật liệu đạt tiêu chuẩn là
yêu cầu bắt buộc trong xây dựng. Có thể xem vật liệu xây dựng là tiền đề, là cấu thành
quan trọng cơ bản nhất quyết định chất lượng sản phẩm xây dựng. Vì vậy, để ngay từ
ban đầu có thể đánh giá được vật liệu xây dựng có đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất
10



lượng hay khơng, thì ngồi những biện pháp để chứng minh chất lượng sản phẩm như
các chứng nhận chất lượng sản phẩm, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy,… thì cơng tác
kiểm định, thí nghiệm trực tiếp vật liệu đóng vai trò rất quan trọng để xác định chất
lượng vật liệu xây dựng. Quy trình kiểm định chất lượng vật liệu phải được thực hiện
tại các phịng thí nghiệm có đầy đủ năng lực và việc tuân thủ các tiêu chuẩn lấy mẫu
thí nghiệm vật liệu và quy cách cũng như quy trình lấy mẫu thí nghiệm đối với từng
loại vật liệu cũng được áp dụng theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Tại Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án 1511 của thủ tướng chính phủ đã đánh giá, hiện
nay các phịng thí nghiệm trên cả nước cơ bản chỉ đáp ứng đầy đủ điều kiện để tiến
hành thí nghiệm đối với các loại vật liệu xây dựng cơ bản (cát, đá, xi măng, đất, gạch,
sắt, thép,…); Chỉ một sốt ít phịng thí nghiệm chun ngành xây dựng có thể tiến hành
các phép thử đối với các loại vật liệu sản phẩm xây dựng khác như kính xây dựng,
gốm sứ xây dựng, vật liệu hữu cơ, thiết bị cơ điện,...
Công tác kiểm định chất lượng vật liệu thường đơn giản hơn các công tác kiểm định
khác do sử dụng các thiết bị khơng q cồng kềnh, một số thí nghiệm có u cầu về kỹ
thuật khơng cao, các thao tác thí nghiệm dễ thực hiện. Các vật liệu thường được kiểm
định là các cốt liệu tạo vữa, bê tông như xi măng, cát xây dựng, đá dăm hay các mẫu
thép nóng, thép nguội, gạch… Mỗi loại vật liệu đều có những tiêu chuẩn thí nghiệm
riêng và rất chi tiết phục vụ cho mục đích kiểm định chất lượng. Trong cơng tác này
thường có các cơng việc như lấy mẫu hiện trường, vận chuyển, bảo quản, thí nghiệm
và xuất kết quả.
Những vấn đề nảy sinh trong công tác lấy mẫu hiện trường hiện nay như phương pháp
lấy mẫu không khách quan (lấy mẫu tại vị trí theo yêu cầu của đơn vị thầu, lấy mẫu tại
chỉ một vị trí hoặc lấy lượng mẫu ít hơn tiêu chuẩn). Vấn đề này thường gặp đối với
những cán bộ lấy mẫu thiếu kinh nghiệm dễ chịu sự dẫn dắt từ đơn vị nhà thầu hoặc
thiếu thông tin trong công tác lấy mẫu.
Công việc vận chuyển thường gặp khó khăn do vị trí cơng trường khác nhau, cán bộ
kiểm định thường chỉ đi xe máy hoặc các phương tiện vận chuyển thô sơ để thu thập
mẫu tại hiện trường. Tuy nhiên một số loại vật liệu có khối lượng tương đối nặng, kích

11


thướt cồng kềnh so với các loại phương tiện vận chuyển, do đó cần có phương tiện vận
chuyển lớn hơn hoặc phương tiện chuyên dụng, nhưng sẽ gây tốn kém nhiều, đơi khi
vượt hơn so với chi phí thí nghiệm được quy định. Có nhiều nhà thầu đề nghị vận
chuyển vật liệu đến tận nơi kiểm định nhưng nhiều khả năng vật liệu được lấy mẫu ban
đầu có thể bị đánh tráo. Để tiết kiệm chi phí một số cán bộ kiểm định chấp nhận điều
này dẫn đến sự không minh bạch trong công tác kiểm định.
Công tác bảo quản mẫu hiện nay ở một số trường hợp khi gặp tình trạng q tải mẫu
thí nghiệm, cơng tác thí nghiệm chậm trễ, khi gặp tình trạng mưa lớn, ẩm ướt một số tổ
chức kiểm định không chuẩn bị bảo quản mẫu kỹ có thể khiến mẫu bị biến đổi khơng
phù hợp để thí nghiệm kiểm định như ban đầu, gây lãng phí và chậm tiến độ cơng
trình. Ngồi ra khi mẫu được đem về bảo quản cho đến khi thí nghiệm đơi khi bị nhầm
lẫn giữa các mẫu cơng trình khác, điều này xảy ra khi quy trình bảo quản mẫu không
hợp lý, chồng chéo ở một số đơn vị thiếu kinh nghiệm tổ chức.
Các cơng tác thí nghiệm đều được hướng dẫn theo các tiêu chuẩn hiện hành, các thao tác
thí nghiệm vật liệu thường tương đối đơn giản nên việc thực hiện dễ dàng hầu như
không gặp vấn đề đối với những cán bộ kiểm định có chuyên mơn. Một số khó khăn khi
gặp phải, lượng mẫu thường khá nhiều nhưng thiết bị thí nghiệm thì khơng nhiều, một
số tổ chức kiểm định nhằm nâng cao hiệu suất công việc thường sử dụng lại những thiết
bị cũ không thuộc danh mục được cấp phép thí nghiệm. Đa phần các thiết bị này vẫn
tương đối hiệu quả nhưng vẫn vi phạm những nguyên tắc của Mạng Kiểm định.
Hiện nay một số các tổ chức kiểm định có cập nhật cơng nghệ mới, các máy tính được
liên kết với thiết bị thí nghiệm qua đó nhận kết quả trực tiếp và xuất kết quả thí
nghiệm một cách hiệu quả. Một số tổ chức kiểm định vẫn chưa quen với các cập nhật
mới, không năng động trong thời đại mới, đôi khi vẫn tin vào mắt thường và cảm tính
khi thí nghiệm kèm thêm việc quản lý các thư mục kết quả khơng hiệu quả dễ xảy ra
tình trạng mất dữ liệu, nhầm dữ liệu gây khó khăn trong quy trình kiểm định.
1.2.3 Công tác kiểm định chất lượng cấu kiện xây dựng

Kiểm định chất lượng cấu kiện xây dựng là phương pháp kiểm tra đánh giá cấu kiện
cơng trình bằng các phương pháp thực nghiệm nhằm đánh giá chất lượng và an toàn
12


của cấu kiện xây dựng và tồn bộ cơng trình. Cơng tác kiểm định kết cấu cơng trình
xây dựng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với mọi loại đối tượng cơng trình.
Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và u cầu kỹ thuật xây dựng cơng trình mà công tác
khảo sát kiểm định sẽ được thực hiện ở các mức độ và quy trình khác nhau. Mục đích
của cơng tác kiểm định kết cấu cơng trình chính là khảo sát tình trạng thực tế hiện tại
của cơng trình để đánh giá các sai sót và khuyết tật tồn tại trong q trình thẩm tra
thiết kế, thi cơng xây dựng và sử dụng sau này của chủ đầu tư. Thông qua các phương
pháp kiểm định, thu về được kết quả xác định được chất lượng, độ an toàn của cấu
kiện và cơng trình xây dựng.
Những đối tượng kiểm định thuộc công tác kiểm định bao gồm hai đối tượng là cấu
kiện sản xuất lắp ráp (cấu kiện đúc sẵn) và cấu kiện cơng trình đã xây dựng. Cấu kiện
được sản xuất hoặc đúc sẵn là những cấu kiện thường được chế tạo hàng loạt với số
lượng nhiều có cùng kích thước và đặc trưng như nhau thường được mua tại nhà máy
hoặc tự đổ, các cấu kiện đòi hỏi phải có khả năng chịu tải, chất lượng đồng đều nhau
và phù hợp tiêu chuẩn. Những cấu kiện này cần được đánh giá chất lượng trước khi
đưa vào sử dụng trong q trình thi cơng và thường được vận chuyển về tổ chức kiểm
định để tiến hành kiểm định. Cấu kiện thuộc cơng trình đã xây dựng được chia làm ba
trường hợp. Trường hợp thứ nhất là cấu kiện thuộc cơng trình mới xây dựng, cơng tác
kiểm định nhằm đánh giá chất lượng trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Trường
hợp thứ hai là cấu kiện thuộc công trình khơng sử dụng đúng với thiết kế ban đầu.
Những cơng trình thuộc trường hợp này thường chịu tải trọng lớn hơn ban đầu nhưng
vẫn đảm bảo theo trạng thái giới hạn thứ nhất, vẫn khơng có vấn đề nghiêm trọng xảy
ra trong thời gian ngắn nhưng trong thời gian dài sản phẩm nếu khơng được kiểm định,
có khả năng khơng đạt được u cầu chất lượng khác có thể gây võng, nứt hoặc rơi vỡ
gây ảnh hưởng đến con người và tài sản. Trường hợp cuối cùng là cấu kiện hoặc cơng

trình gặp sự cố khi thi cơng hay sử dụng. Các sự cố thường gặp gồm có hư hỏng,
khuyết tật. Đối với trường hợp này cần thực hiện chi tiết và cẩn trọng hơn nhằm phát
hiện và đánh giá đầy đủ các sai sót và khuyết tật từ đó đưa ra các phương án khắc phục
sự cố hiệu quả nhất về chất lượng an toàn và hiệu quả kinh tế cho cơng trình.

13


1.2.4 Cơng tác đảm bảo an tồn lao động trong hoạt động kiểm định
Xã hội ngày nay nâng cao ý thức về quyền lợi của con người, xem con người vừa là
động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải
luôn luôn được bảo vệ và phát triển. Người lao động là tế bào của gia đình và xã hội.
Bảo hộ lao động là công tác chăm lo cho đời sống, hạnh phúc của người lao động, góp
phần vào cơng cuộc xây dựng, phát triển bền vững xã hội và ngành xây dựng.
Người lao động trong môi trường lao động sẽ chịu tác động của các yếu tố điều kiện
lao động, trong đó có những yếu tố nguy hiểm hay có hại gây bất lợi cho bản thân
người lao động, có thể gây ra tai nạn lao động, di chứng lao động ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe người lao động. Do đó người lao động cần phải tự bảo vệ và được tạo điều
kiện có lợi tránh những tác động của các yếu tố này.
Các yếu tố điều kiện lao động là tồn tại khách quan. Do đó bảo hộ lao động là yêu cầu
khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay trong công tác đảm bảo an
tồn lao động trong hoạt động kiểm định vẫn ln được đề cao, người lao động trong
môi trường này luôn ý thức được sự nguy hiểm mà mình phải đối mặt. Có những mơi
trường lao động có sự nguy hiểm cao như khi kiểm định các cấu kiện lớn hoặc cơng
trình gặp sự cố, việc trang bị đồ bảo hộ lao động là bắt buộc bởi trong các cơng trình
những hạng mục này, các tổ chức tham gia luôn phải thể hiện tính chun nghiệp do
đó hạn chế được nhiều sự cố lao động đáng tiếc có thể xảy ra.
Mặt khác đối với những cơng tác khơng có tính nguy hiểm lập tức mà người lao động
chỉ chịu ảnh hưởng trong thời gian dài thì việc trang bị bảo hộ lao động khơng được đề
cao. Có thể kể đến một số cơng tác như thí nghiệm xi măng và tro bay, người lao động

thường không đeo mặt nạ chống độc mà chỉ đeo khăn bịt mặt hoặc không đeo, người
lao động thường khơng đề phịng trong những cơng tác như vậy. Một số thí nghiệm có
tiếng ồn lớn, như thí nghiệm rây sàng, kéo thép, trộn bê tông cũng mang đến những tác
hại xấu đến tai người lao động. Phần lớn các tổ chức kiểm định nhiều nơi cũng không
trang bị các dụng cụ hỗ trợ cho người lao động như trên.
Thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích về nhiều mặt, nâng cao hiệu quả
trong sản xuất lợi về kinh tế, hạn chế được chi phí do chữa bệnh lợi về sức khỏe, và
14


chi phí thiệt hại do tai nạn lao động. Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là
thể hiện sự quan tâm đầy đủ tạo điều kiện cho hoạt động kiểm định phát triển bền
vững và đem lại hiệu quả cao.
1.3 Trách nhiệm của các chủ thể đối với cơng tác kiểm định cơng trình xây dựng
ở Việt Nam
Chất lượng cơng trình xây dựng là kết quả tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan
chặc chẽ với nhau, được quản lý có hệ thống qua từng giai đoạn như: bắt đầu giai đoạn
quy hoạch, các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư vận hành sử
dụng và bảo trì cơng trình. Do yếu tố phức tạp của cơng trình xây dựng nên CLXD
chịu tác động của rất nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố khách quan như: Trình độ tiến
bộ khoa học cơng nghệ, cơ chế chính sách quản lý của các quốc gia, các yêu cầu về
văn hóa xã hội, tình hình thị trường,… và các yếu tố chủ quan như: Lực lượng lao
động, khả năng về máy móc thiết bị cơng nghệ, ngun vật liệu và hệ thống cung ứng
nguyên vật liệu, trình độ tổ chức quản lý,… Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau tạo ra tác động tổng hợp đến CLXD; các yếu tố nêu trên được chi phối chủ
yếu từ ba chủ thể chính: Chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn (giám sát, thiết kế, khảo sát,
thẩm định) và nhà thầu xây lắp, đây là ba chủ thể trực tiếp quản lý chất lượng cơng
trình xây dựng. Trình độ năng lực của ba chủ thể quyết định chất lượng kiểm định đạt
hiệu quả như thế nào. Khi công trình có ba chủ thể đủ trình độ năng lực quản lý, thực
hiện đầy đủ các quy định hiện hành của nhà nước, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ

các quy định về quản lý chất lượng trong các hợp đồng kinh tế, đặc biệt trong trường
hợp các tổ chức này đều độc lập, chun nghiệp thì khi đó công tác quản lý chất lượng
tốt và hiệu quả cao [2]. Các chủ thể được phân tích sâu hơn về năng lực quản lý dựa
trên vai trò và trách nhiệm của chủ thể đối với cơng trình.
1.3.1 Chủ đầu tư - Ban quản lý
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng cơng trình phù hợp với hình
thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư
trong q trình thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình [1]. Chủ đầu tư được quyền tự
thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp
luật Chủ đầu tư là đơn vị chủ động vốn bỏ ra để đặt hàng cơng trình xây dựng, đưa ra

15


các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cho các nhà thầu trong quá trình lập dự án,
khảo sát, thiết kế, đến giai đoạn thi công xây lắp vận hành bảo trì vì vậy họ là chủ thể
quan trọng nhất quyết định chất lượng cơng trình xây dựng bất kể quy mơ cơng trình
lớn hay nhỏ [5].
Đối với chủ đầu tư là vốn của tư nhân, của nước ngoài (nhà tư bản), việc quản lý chất
lượng được thực hiện nghiêm ngặt hơn do nguồn tài chính trực tiếp từ đơn vị này và để
thực hiện sản phẩm cho chính họ. Từ quá trình thẩm định, duyệt hồ sơ thiết kế đến cả
giai đoạn thi cơng xây lắp, bảo trì, trừ cơng trình nhỏ lẻ họ tự quản lý cịn đa số các dự
án họ đều thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện quản lý chất lượng công trình
thơng qua các hình thức tổ chức tư vấn quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát độc lập
để kiểm tra chất lượng cơng trình suốt vịng đời của dự án [5].
Trường hợp vốn đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước thì chủ đầu tư khơng phải là chủ đồng
tiền vốn đầu tư, thực chất chủ đầu tư được Nhà nước uỷ nhiệm để quản lý vốn đầu tư
xây dựng [5], họ không phải chủ đầu tư “thực sự”, được thành lập thơng qua quyết
định hành chính. Thực trạng hiện nay nhiều chủ đầu tư khơng có đủ năng lực, trình độ,
thiếu hiểu biết về chun mơn xây dựng, nhiều trường hợp làm kiêm nhiệm nhiều vị

trí, vì vậy cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng cịn rất hạn chế. Hiện nay
có nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu việc tách chức năng chủ đầu tư là chủ đồng vốn
nhà nước đồng thời là người trực tiếp quản lý sử dụng cơng trình với tư vấn quản lý dự
án là đơn vị được thuê thông qua hợp đồng kinh tế. Tổ chức tư vấn quản lý dự án, tư
vấn giám sát là tổ chức chuyên nghiệp, độc lập (trừ các dự án có quy mơ nhỏ, đơn
giản).
Việc bảo đảm chất lượng thông qua giám sát để nghiệm thu là trách nhiệm của chủ
cơng trình. Cũng giống như KĐCL, một kế hoạch bảo đảm chất lượng đem lại lợi ích
cho chủ cơng trình. Nếu thiếu một kế hoạch bảo đảm chất lượng hiệu quả, chủ cơng
trình sẽ phải tốn kém nhiều do phải chi tiền của và thời gian để sửa chữa những phần
chất lượng kém mà cịn chấp nhận một cơng trình có nhiều rủi ro. Vì vậy, Luật Xây
dựng tại điều 87 đã quy định “Chủ đầu tư xây dựng cơng trình phải th tư vấn giám
sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây
dựng”.
16


Đối với chủ đầu tư, khi nghiệm thu cơng trình cũng cần phải kiểm định. Công việc
kiểm định này thường dùng phương pháp không phá huỷ và khi cần thiết thì tổ chức
lấy mẫu xác xuất để thử nghiệm phá huỷ phục vụ cơng tác thí nghiệm vật liệu xây
dựng.
1.3.2 Tổ chức tư vấn Kiểm định
Xác định công tác kiểm định chất lượng cơng trình là một trong những nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng trong các hoạt động xây dựng góp phần khẳng định chất lượng của các
cơng trình xây dựng, vì vậy các tổ chức tư vấn kiểm định phải luôn không ngừng nâng
cao năng lực và chất lượng kiểm định. Các tổ chức tư vấn kiểm định phải có đủ điều
kiện năng lực hoạt động, phải có đầy đủ pháp nhân là tổ chức được thành lập theo quy
định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực kiểm định. Các tổ chức
kiểm định phải xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng, phải đảm bảo có các đầu
mối theo dõi, kiểm tra các hoạt động kiểm định theo hợp đồng, có kế hoạch và phương

thức kiểm sốt chất lượng đảm bảo cơng tác kiểm định bao gồm: Quy trình kiểm định
đối với từng đối tượng, phương thức kiểm soát số liệu thu thập để phục vụ kiểm định,
kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quy trình kiểm sốt nội bộ tại
các bước trong quá trình kiểm định và nghiệm thu kết quả kiểm định cuối cùng trước
khi công bố. Xây dựng các quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan
trong q trình kiểm định, phát hành các văn bản trong quá trình kiểm định, văn bản
thông báo kết quả kiểm định, văn bản trả lời khiếu nại với các bên có liên quan về kết
quả kiểm định. Đảm bảo năng lực hoạt động, có đủ nhân lực và cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho phép thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ kiểm định, mỗi tổ chức
kiểm định phải có ít nhất 03 cá nhân có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các
chuyên ngành phù hợp với cơng tác kiểm định, có nghiệp vụ về kiểm định và có hợp
đồng lao động khơng xác định thời hạn. Người chủ trì tổ chức thực hiện cơng tác kiểm
định phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và có
năng lực chủ trì một trong các lĩnh vực thiết kế, giám sát thi cơng xây dựng phù hợp
với loại, cấp cơng trình và nội dung kiểm định được giao, có phịng thí nghiệm xây
dựng chuyên ngành được công nhận theo quy định và có đủ khả năng thực hiện các
phép thử phục vụ cơng tác kiểm định. Ngồi ra cần phải đảm bảo điều kiện về kinh
nghiệm. Nếu trường hợp kiểm định công trình hoặc hạng mục cơng trình thì u cầu
17


phải đã thực hiện kiểm định ít nhất 01 cơng trình trong số các cơng trình cùng loại và
cùng cấp trở lên hoặc 02 cơng trình số các cơng trình cùng loại và cấp dưới liền kề với
đối tượng công trình được kiểm định; Nếu trường hợp kiểm định xác định các chỉ tiêu
cơ, lý, hóa của bộ phận cơng trình, sản phẩm xây dựng hoặc vật liệu xây dựng (kiểm
định cường độ bê tông của kết cấu; kiểm định độ chặt, độ chống thấm vật liệu; kiểm
định xác định hàm lượng phụ gia xi măng…) thì phải đã từng thực hiện công việc
kiểm định tương tự [9].
Các tổ chức tư vấn kiểm định được thực hiện các nội dung kiểm định khi: cơng trình
xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng, có tranh chấp về chất lượng cơng

trình xây dựng, kiểm định định kỳ cơng trình xây dựng trong quá trình sử dụng, cải
tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ cơng trình xây dựng, phúc tra chất lượng cơng trình
xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng, các trường hợp khác theo quy định của pháp
luật có liên quan. Hoặc thực hiện giám định khi có quyết định trưng cầu của cơ quan tố
tụng hoặc người tiến hành tố tụng (giám định tư pháp xây dựng), khi có yêu cầu của cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy
định của pháp luật (gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước) [9].
Đối với các tổ chức tư vấn tham gia hoạt động kiểm định chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hoạt động của mình như phải đảm bảo và duy trì các điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị; thí nghiệm viên và hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu
quy định; có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý, cơ quan chuyên
môn về xây dựng được quy định; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức. Đối với người quản lý các hoạt động
thí nghiệm của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (Trưởng/phó
phịng thí nghiệm) có trách nhiệm quản lý các thiết bị thí nghiệm, lên kế hoạch định kỳ
kiểm định/hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm theo quy định nhằm đảm bảo độ chính
xác của phép đo; giám sát, phân cơng cơng việc cụ thể cho từng thí nghiệm viên phù
hợp với văn bằng, chứng chỉ được đào tạo; chịu trách nhiệm về hồ sơ, tài liệu, sổ sách
thí nghiệm phù hợp hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng; chịu trách nhiệm về các
kết quả thử nghiệm của phịng thí nghiệm do mình phụ trách. Đối với thí nghiệm viên

18


có trách nhiệm tuân thủ nhiệm vụ được giao, trung thực trong q trình thí nghiệm và
kết quả thí nghiệm; Chịu trách nhiệm về số liệu thí nghiệm do mình thực hiện [8].
1.3.3 Nhà thầu thi công xây lắp
Nhà thầu thi cơng cơng trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng
xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới cơng trình; Lập và thơng báo cho chủ đầu
tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách

đảm bảo chất lượng cơng trình của nhà thầu. Hệ thống quản lý chất lượng cơng trình
của nhà thầu phải phù hợp với quy mơ cơng trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và
trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng cơng trình
của nhà thầu. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau: Kế hoạch tổ chức thí
nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thơng số kỹ thuật của cơng
trình theo u cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật; Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất
lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho cơng trình; thiết kế biện
pháp thi cơng, trong đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người,
máy, thiết bị và cơng trình; Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu cơng việc xây dựng,
nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) cơng trình xây
dựng, nghiệm thu hồn thành hạng mục cơng trình, cơng trình xây dựng; Các nội dung
cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng. Bố trí nhân lực,
thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có
liên quan. Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản
xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho cơng trình theo quy
định pháp luật và quy định của hợp đồng xây dựng. Thực hiện các cơng tác thí nghiệm
kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghệ
trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng. Thi công
xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng cơng
trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ
hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong q trình thi cơng. Tự kiểm sốt
chất lượng thi cơng xây dựng theo u cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây
dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy
định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường. Kiểm sốt chất lượng
cơng việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với
19


×