Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quang châm bằng laser bán dẫn trong điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



HUỲNH THÀNH HÒA

Nghiên cứu ứng dụng phương
pháp quang châm bằng laser bán
dẫn trong điều trị đau vùng thắt
lưng do thoái hóa gai đốt sống
CHUYÊN NGÀNH : Kỹ thuật laser
MÃ SỐ NGÀNH : 2.07.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH naêm 2002


Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Bách khoa
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cán bộ hướng dẫn khoa học :
Người hướng dẫn thứ nhất : GS. BS. PHẠM VĂN CỰ
Người hướng dẫn thứ hai

: PGS. TS. TRẦN MINH THÁI

Cán bộ nhận xét 1


: TS. PHẠM NGỌC THÁI

Cán bộ nhận xét 2

: TS. HUỲNH QUANG LINH

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày tháng

năm 2002


Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa
_______

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
_______

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : Huỳnh Thành Hòa

Phái : Nam

Ngày tháng năm sinh : 1 tháng 8 năm 1937
Nơi sinh : Long Hương – Bà Rịa Vũng Tàu
Chuyên ngành : Kỹ thuật Laser (Laser bán dẫn y sinh học)
I. TÊN ĐỀ TÀI : Nghiên cứu sử dụng phương pháp quang châm bằng laser
bán dẫn trong điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
2.1. Trình bày tổng quan những vấn đề cơ bản về đau vùng thắt lưng.
2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn.
2.3. Xây dựng phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng.
2.4. Trình bày kết quả nghiên cứu điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai
đốt sống.
2.5. So sánh kết quả thu được với:
• Kết quả điều trị bằng các phương pháp khác như:
− Châm cứu
− Xoa bóp và chườn muối nóng
− Laser và từ trường
• Kết quả điều trị bằng phương pháp quang châm bằng laser bán dẫn của
các tác giả khác.
2.6. Nhận xét và kết luận.
III. NGÀY VÀO NHIỆM VỤ
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ


V. HỌ VÀ TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Người hướng dẫn thứ nhất : Giáo sư, Bác só Phạm Văn Cự
Người hướng dẫn thứ hai : Phó Giáo sư, Tiến só Trần Minh Thái
VI. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1

VII. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2

Cán bộ hướng dẫn
Người hướng dẫn thứ nhất

Người hướng dẫn thứ hai


Gs. Bs. Phạm Văn Cự

PGs. Ts. Trần Minh Thái
Cán bộ nhân xét phản biện

Người nhận xét thứ nhất

Người nhận xét thứ hai

TS. Phạm Ngọc Thái

TS. Huỳnh Quang Linh

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội đồng chuyên ngành thông
qua.
Ttưởng phòng QLKH – SĐH

Ngày tháng

năm 2002

Chủ nhiệm ngành

PGs. Ts. Trần Minh Thái


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, chúng tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của quý thầy, quý vị lãnh đạo cơ quan, quý đồng nghiệp và gia
đình.

Xin chân thầy cám ơn Ban Giám Hiệu và Phòng Quản lý khoa học sau đại
học trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cám ơn Giáo sư bác só Phạm Văn Cự đã hướng dẫn tận tình
cho việc thực hiện luận án này.
Xin chân thành cám ơn Phó Giáo sư Tiến só Trần Minh Thái đã định hướng
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận án này.
Xin chân thành cám ơn Giáo sư Tiến só khoa học Nguyễn An Vónh, Tiến só
Huỳnh Quang Linh, Thạc só Trần Thị Ngọc Dung và các cán bộ công chức Bộ
môn laser trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã giúp ý kiến
cho việc hoàn thành luận án này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số liệu
kết quả nêu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Huỳnh Thành Hòa


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn thạc só với tên gọi “Nghiên cứu sử dụng phương pháp quang
châm bằng laser bán dẫn trong điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt
sống” ngoài phần mở đầu và kết luận còn có 6 chương và 2 phụ lục.
Ở phần mở đầu, chúng tôi xác định định hướng nghiên cứu của đề tài này
là : “Nghiên cứu đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống bằng phương
pháp quang châm laser bán dẫn – một phương pháp mới hình thành trong
những năm gần đây.”

Ở chương 1, chúng tôi trình bày những vấn đề cơ bản về đau vùng thắt lưng
mà y học đã đề cập đến. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến một vấn đề hết sức
quan trọng:
Đau vùng thắt lưng có liên quan mật thiết đến nhiều căn bệnh khác nhau.
Chính vì vậy để điều trị có hiệu quả chứng đau này, trước tiên cần phải chẩn
đoán thật kỹ trên lâm sàng cũng như cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân.
Đồng thời cũng trong chương này, chúng tôi trình bày khá kỹ về ba phương
thức chính trong điều trị đau vùng thắt lưng. Đó là:
− Điều trị đau vùng thắt lưng theo phương thức Tây y.
− Điều trị đau vùng thắt lưng theo phương thức Đông y.
− Điều trị đau vùng thắt lưng bằng laser.
Phương thức điều trị sau cùng mới xuất hiện trong những năm gần đây,
nhưng được nhiều người ngưỡng mộ.
Ở chương 2, chúng tôi trình bày mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên
cứu này.
Mục tiêu chính của đề tài này là : “Nghiên cứu một cách có hệ thống việc
sử dụng phương pháp quang châm bằng laser bán dẫn trong điều trị đau vùng


thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống trên số lượng bệnh nhân đủ lớn. Trên cơ sở
đó, đánh giá đúng mức về hiệu quả của phương pháp này trong điều trị đau
vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống.”
Để thực hiện tốt mục tiêu trên đây, chúng tôi cần phải hoàn thành các
nhiệm vụ chính dưới đây:
Xây dựng hoàn chỉnh phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng đau vùng
thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống bằng phương pháp quang châm laser bán
dẫn công suất thấp.
Xây dựng qui trình điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống
bằng phương pháp quang châm laser bán dẫn.
Thiết kế qui trình theo dõi các chỉ tiêu cần thiết, phục vụ cho việc điều trị

cũng như việc đánh giá kết quả điều trị.
Thiết kế qui trình theo dõi các tai biến, các phản ứng phụ xảy ra trong quá
trình điều trị bằng quang châm laser bán dẫn cũng như sau khi kết thúc điều
trị.
Tổ chức tốt việc thực hiện điều trị lâm sàng theo phương thức điều trị
ngoại trú.
Ở chương 3, trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu điều trị lâm
sàng, gồm các phần chính sau:
• Phương pháp nghiên cứu điều trị:
Chúng tôi sử dụng phương pháp tự đối chứng, không có lô chứng, kết hợp
với sự so sánh kết quả:
− của các phương pháp khác,
− của cùng một phương pháp đã được công bố.
• Qui trình chọn đối tượng dựa vào diện nghiên cứu điều trò.


Dựa vào biểu thức đã có, với mong muốn tỉ lệ thành công của phương pháp
laser 85% va độ sai số α = 0,05 chúng tôi xác định được cở mẫu nghiên cứu
điều trị lâm sàng là 200 bệnh nhân.
Để chọn bệnh nhân vào diện nghiên cứu điều trị, chúng tôi đã đưa ra tiêu
chuẩn chọn bệnh.
• Qui trình điều trị, bao gồm:
− Tâm lý liệu pháp
− Điều trị.
Trong điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống, chúng tôi sử
dụng:
9 Quang châm bằng laser bán dẫn trên các huyệt kinh điển theo phác đồ
điều trị.
9 Quang trị liệu bằng laser bán dẫn trên các điểm đau nhất.
− Các phương thức hỗ trợ:

9 Tập thể dục buổi sáng
9 Dùng bàn tay xoa bóp từ nhẹ đến mạnh dọc cột sống.
• Liệu trình điều trị.
Mỗi ngày thực hiện một lần điều trị, thời gian cho một lần điều trị được
tiến hành trong 20-30 phút. Một liệu trình điều trị gồm 20 lần điều trị. Để
điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống đạt kết quả tốt phải thực
hiện 3 liệu trình điều trị.
• Tổ chức thực hiện.
Việc thực hiện điều trị được tiến hành tại phòng quang châm 25 Xô Viết
Nghệ Tónh, quận Bình Thạnh.
Hình thức điều trị : ngoại trú.


Mỗi bệnh nhân đến điều trị được làm bệnh án riêng biệt để tiện cho việc
theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
Trong điều trị chỉ sử dụng:
− Thiết bị quang châm bằng laser bán dẫn.
− Thiết bị quang trị liệu bằng laser bán dẫn.
− Hoàn toàn không sử dụng thuốc điều trị.
• Các tiêu chuẩn cần được theo dõi.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả, bao gồm:
− Đánh giá hiệu quả làm giảm đau bằng thang điểm 5 bậc tương ứng với
độ đau được chia thành 5 độ.
− Đánh giá hiệu quả làm giảm giới hạn vận động cột sống vùng thắt lưng
bằng thang điểm 5 bậc tương ứng với 5 mức độ giới hạn vận động của
cột sống vùng thắt lưng.
− Đánh giá về huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân trong quá trình điều
trị bằng quang châm.
− Đánh giá chủ quan về ăn, ngủ và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
− Đánh giá tổng thể về hiệu quả điều trị.

Chúng tôi đưa ra 3 mức: điều trị khỏi, điều trị giảm và điều trị không kết
quả để đánh giá hiệu quả điều trị. Tiêu chuẩn của 3 mức độ trên đây được đưa
ra cụ thể và toàn diện.
Ở chương 4, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu điều trị lâm sàng.
Tổng số bệnh nhân trong diện nghiên cứu điều trị là 200 người. Ở phần
đầu chương 4, chúng tôi trình bày khá kỹ sự phân bố bệnh nhân trong diện
điều trị theo tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh và theo vị trí thoái hóa gai đốt
sống.


Đặc biệt ở đây, chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau và mức
độ hoạt động của cột sống vùng thắt lưng để phân loại được bệnh nhân trong
diện điều trị như sau:
Trong 200 bệnh nhân có:
− 80 bệnh nhân đau vừa – độ 2, chiếm 40%
− 85 bệnh nhân đau nặng – độ 3, đi lại khó khăn, chiếm 42,5%
− 45 bệnh nhân đau rất nặng – độ 4, hoàn toàn không di chuyển được,
hoặc ngồi xe lăn, hay nằm một chỗ, chiếm 17,5%
Hiệu quả giảm đau, kết quả phục hồi, chức năng vận động, hiệu quả làm
giới hạn vận động cột sống vùng thắt lưng thể hiện rõ sau từng đợt 20 lần điều
trị bằng quang châm laser bán dẫn. Chính điều này đưa đến kết quả tổng thể
trong điều trị rất khả quan. Cụ thể như sau:
Trong 200 bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống được
điều trị bằng phương pháp quang châm laser bán dẫn với kết quả:
− Điều trị khỏi 169 bệnh nhân, chiếm 84,5%
− Điều trị giảm 31 bệnh nhân, chiếm 15,5%
− Điều trị không có kết quả : không
− Kết quả điều trị khỏi nhiều hơn kết quả điều trị giảm 5,44 lần
Điều cần nói thêm là:
Kết quả điều trị trên được giữ trong thời gian dài.

Trong quá trình điều trị cũng như sau khi kết thúc điều trị không có hiện
tượng tai biến cũng như phản ứng phụ có hại cho sức khỏe của bệnh nhân xảy
ra.


Chương 5 là phần nhận xét và bàn luận. Qua đây càng thấy rõ hiệu quả
của phương pháp quang châm bằng laser bán dẫn trong điều trị đau thắt lưng
do thoái hóa gai đốt sống.
Chương 6 là kết luận. Ở đây chúng tôi rút ra 6 kết luận từ những kết quả
nghiên cứu của mình.
Ở phần phụ lục, chúng tôi trình bày:
− Thiết bị quang châm bằng laser bán dẫn.
− Thiết bị quang trị liệu bằng laser bán dẫn.
là hai công cụ chính để chúng tôi thực hiện phần điều trò.


Chương 1. Đặt vấn đề. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đau lưng đã lan tràn đến mức báo động ở nhiều nước trên thế giới. Vì
các rối loạn này mà hầu như ai cũng đến bác só. [23]
Có đến 60-80% dân Mỹ bị đau lưng ít nhất một lần trong đời và mỗi năm
toàn nước Mỹ tốn từ 20 đến 50 tỷ đô la cho việc chăm sóc và điều trị [5].
Ở Việt Nam, đau vùng thắt lưng chiếm 2% trong nhân dân và chiếm 17%
những người trên 60 tuổi [2] và chiếm 6% tổng số các bệnh xương khớp [12].
Đau vùng thắt lưng gặp ở cả nam và nữ, các lứa tuổi nhất là độ tuổi lao động,
ảnh hưởng nhiều đến năng suất và ngày công lao động.
Đau vùng thắt lưng là triệu chứng của rất nhiều bệnh, từ đơn giản đến phức
tạp mà thoái hóa cột sống là một nguyên nhân quan trọng [2]. Tỷ lệ bệnh tăng

theo tuổi [31]. Thoái hóa cột sống xảy ra ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi miền
khí hậu địa lý, kinh tế.
Theo thống kê trong 10 năm của khoa khớp bệnh viện Bạch Mai Hà Nội,
trong số các bệnh thoái hóa khớp thì hai phần ba là thoái hóa cột sống và một
phần ba là thoái hóa các khớp.
Thoái hóa cột sống vùng thắt lưng là một bệnh mãn tính mang tính xã hội
do tính phổ biến của nó.
Thoái hóa cột sống vùng thắt lưng được biểu hiện dưới hai dạng:
1.

Hư khớp cột sống : biểu hiện bằng mọc gai xương cạnh thân đốt, hình
đặc xương ở mâm sụn.

2.

Hư đóa đệm cột sống là nguyên nhân quan trọng của tình trạng đau vùng
thắt lưng các loại.

Luận văn Thạc só ................................................................................................................. 1


Chương 1. Đặt vấn đề. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Chúng tôi quan tâm đến đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống vì:
− Đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống là căn bệnh thường xảy ra ở
cộng đồng, nhưng chưa được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu
một cách đầy đủ.
− Nếu như việc sử dụng phương pháp điều trị không thích hợp, bệnh sẽ kéo
dài trong nhiều năm, và cuối cùng bệnh trở thành nặng, ảnh hưởng trực
tiếp đến lao động và sinh hoạt cá nhân.

− Hiện nay tuy có nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị đau vùng thắt
lưng do thoái hóa gai cột sống, nhưng chưa có phương pháp nào được xem
là hoàn hảo.
Trong bối cảnh ấy, phòng thí nghiệm công nghệ laser trường Đại học Bách
khoa thành phố Hồ Chí Minh vào những năm đầu thập niên 90 đã đề xuất sử
dụng phương pháp quang châm bằng laser bán dẫn công suất thấp trong điều
trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống. Bước đầu sử dụng phương
pháp này trong điều trị lâm sàng đối với căn bệnh thu được kết quả khả quan.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
• Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quang châm bằng laser bán dẫn trong
điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống.
• Mục tiêu chuyên biệt:
1. Mô tả triệu chứng và đặc điểm bệnh nhân đau vùng thắt lưng do thoái hóa
gai đốt sống.

Luận văn Thạc só ................................................................................................................. 2


Chương 1. Đặt vấn đề. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

2. Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp quang châm bằng laser bán
dẫn trên bệnh nhân thoái hóa gai đốt sống trên lâm sàng, phản ứng phụ
trong quá trình điều trị, vấn đề tái phát và thời gian điều trị.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
− Xây dựng hoàn chỉnh phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng đau vùng
thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống bằng phương pháp quang châm bằng
laser bán dẫn công suất thấp.
− Xây dựng quy trình điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống
bằng phương pháp quang châm bằng laser bán dẫn.

− Thiết kế quy trình theo dõi các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc điều trị
cũng như việc đánh giá kết quả chữa trị.
− Thiết kế quy trình theo dõi các tai biến, các phản ứng phụ xảy ra trong quá
trình điều trị bằng quang châm laser bán dẫn cũng như sau khi kết thúc
điều trị.
− Tổ chức tốt việc thực hiện điều trị lâm sàng theo phương thức: điều trị
ngoại trú.

Luận văn Thạc só ................................................................................................................. 3


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ ĐAU VÙNG THẮT LƯNG
2.1. ĐẠI CƯƠNG
2.1.1. Định nghóa
Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính của cột sống với hai triệu chứng chính
là đau và biến dạng. Diễn biến theo hai giai đoạn xen kẻ nhau: giai đoạn
không ổn định (có viêm, đau) và giai đoạn ổn định (không viêm, không đau).
Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của đóa đệm và những
thay đổi phần xương sụn (gây ra những gai xương trên X quang), màng hoạt
dịch. Nguyên nhân chính của thoái hóa là quá trình lão hóa và tình trạng chịu
áp lực quá tải và kéo dài của đóa đệm.
2.1.2. Dịch tễ học
Ở Việt Nam theo Trần Ngọc Ân [2] đau vùng thắt lưng chiếm 2% trong
nhân dân, chiếm 17% những người trên 60 tuổi. Theo Phạm Khuê và Trần
Ngọc n [4], đau vùng thắt lưng chiếm 6% tổng số các bệnh xương khớp.
Đau vùng thắt lưng gặp ở nam và nữ, các lứa tuổi, nhất là độ tuổi lao động,
ảnh hưởng đến năng suất và ngày công lao động. Tần suất tăng dần theo lứa
tuổi.

2.1.3. Đặc điểm về giải phẫu của vùng thắt lưng
Về giải phẫu, vùng thắt lưng có những đặc điểm chính sau đây:
• Đây là vùng gánh sức nặng của cơ thể nên cấu tạo các cơ, dây chằng, khỏe
và chắc; đốt sống và đóa đệm có kích thước lớn hơn các vùng khác, nhất là
đốt sống L4 và L5 (xem hình 1)

Luận văn Thạc só ................................................................................................................. 4


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng

• Là đoan đốt sống có độ hoạt động rất lớn với các động tác : cúi – ngửa –
nghiêng – quay với các biên độ rộng.
Để đảm bảo chức năng này đóa đệm cột sống đóng vai trò rất quan trọng,
với cấu tạo các vòng xơ sụn, nhân nhầy, có tính chất chịu lực, đàn hồi và di
chuyển, khiến cho cột sống có khả năng thực hiện được các hoạt động của cơ
thể (xem hình 2).
• Các đốt sống thắt lưng có liên quan trực tiếp với tủy sống, đuôi ngựa, các
rễ thần kinh (xem hình 3)
Ở phần sâu của vùng thắt lưng là các chuỗi thần kinh giao cảm, động và
tónh mạch chủ bụng. Các tạng ở trong bụng và tiểu khung cũng có những quan
hệ về thần kinh với vùng này (xem hình 3)
Qua những đặc tính về cấu tạo giải phẫu, các mối liên quan và sự vận động
như đã trình bày phía trên, chúng ta thấy tính chất phức tạp và phong phú của
nguyên nhân gây nên đau vùng thắt lưng.
2.1.4. Cơ chế đau vùng thắt lưng
• Cơ chế gây đau chủ yếu ở đây là sự kích thích các nhánh thần kinh cảm
giác có nhiều ở mặt sau thân đốt sống và đóa đệm (mặt trước của tủy và
đuôi ngựa), trên dây chằng dọc sau của đốt sống (viêm, u, chấn thương) và
của đóa đệm (viêm, thoát vị …) khi chèn ép vào vùng này đều gây đau.

• Từ trong ống tủy các rễ thần kinh đi ra ngoài qua các lỗ liên hợp của đốt
sống. Khi có các tổn thương chèn ép hoặc kích thích vào các rễ này trên
đường đi cũng gây cảm giác đau và rối loạn vận động (các rễ thần kinh
hỗn hợp)

Luận văn Thạc só ................................................................................................................. 5


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng

• Có mối liên quan giữa các nhánh thần kinh cảm giác của nội tạng và các
nhánh của vùng quanh cột sống thắt lưng. Điều này giải thích một số bệnh
nội tạng có đau lan ra vùng thắt lưng.
Mặt trước
Mặt sau

Nhìn bên trái

(C1 – C7)

(D1 – D12)

(L1 – L5)

Hình 1. Cốt sống
Luận văn Thạc só ................................................................................................................. 6


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng


Hình 2. Các đốt sống thắt lưng

Luận văn Thạc só ................................................................................................................. 7


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng

Hình 3. Liên quan của rễ các thần kinh gai sống với đốt sống

Luận văn Thạc só ................................................................................................................. 8


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng

2.2. THĂM KHÁM BỆNH NHÂN ĐAU VÙNG THẮT LƯNG
2.2.1. Các dấu hiệu về cơ năng
2.2.1.1. Triệu chứng đau
• Vị trí : có giá trị giúp cho định hướng chẩn đoán. Thường phân biệt đau ở
một điểm hay cả vùng, ở chính giữa hay một bên, phần trên hay phần dưới.
• Tính chất : đau âm ỉ, đau nhức, đau mỏi, đau từng cơn, đau ngày hay đêm,
lúc vận động hay nghỉ ngơi.
• Hướng lan : lan ra phía trước, lan lên trên, lan xuống mặt trước đùi (L4),
mặt sau vùng đùi và cẳng chân (L5 – S1)
• Điều kiện xuất hiện và diễn tiến của đau : bắt đầu đột ngột sau một vận
động quá mức, bắt đầu từ từ tăng dần sau lao động hoặc thay đổi thời tiết,
bắt đầu sau một tình trạng nhiễm khuẩn, … Sự diễn biến từng đợt hay kéo
dài, tăng dần, hoặc xuất hiện trên các triệu chứng khác.
2.2.1.2. Các dấu hiệu kèm theo
• Dị cảm : cảm giác kiến bò, giảm cảm giác, tê, tăng cảm giác ở phần chi
dưới; thường gặp trong các tổn thương có chèn ép rễ và dây thần kinh vùng

thắt lưng .
• Giảm cơ lực : cảm thấy yếu chân; đi lại, đứng lâu chóng mỏi, xuất hiện khi
có tổn thương các rễ và dây thần kinh.
• Hạn chế vận động cột sống : cúi, ngửa khó khăn, tăng di lệch, gù, ưởn.
• Rối loạn cơ tròn : khi tổn thương ở vùng đuôi ngựa.
• Các rối loạn khác : tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nên đau vùng thắt lưng,
đau vùng thượng vị kèm ợ chua (dạ dày, tá tràng), đái buốt, đái đục, đái ra
Luận văn Thạc só ................................................................................................................. 9


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng

máu (thận), rối loạn kinh nguyệt (bộ phận sinh dục), tình trạng nhiễm
khuẩn (viêm cột sống do vi khuẩn)
2.2.2. Thăm khám lâm sàng
2.2.2.1. Sự thay đổi hình thái cột sống:
Bình thường cột sống thắt lưng hơi cong ra trước (nhìn nghiêng) và thẳng từ
trên xuống (nhìn phía sau). Cột sống thắt lưng có thể có những hình thái bất
thường như:
• Mất đường cong sinh lý trở nên thẳng đờ.
• Gù : gù cong hay gù nhọn.
• Vẹo sang một bên : phần lớn vẹo là do hiện tượng co cứng không đều của
hai khối cơ cạnh cột sống, do đó khi cúi thì hết vẹo.
• Quá ưỡn ra phía trước : thường do hiện tượng trượt đốt sống ra trước hay
gặp ở đoạn L4-5
2.2.2.2. Quan sát phần da, tổ chức dưới da và cơ vùng thắt lưng
• Những thay đổi ngoài da : các lỗ rò, hiện tượng sưng đỏ, các sẹo, khối u,
nổi cục, u máu …
• Tình trạng các cơ cạnh cột sống : miết tay dọc từ dưới lên trên để tìm điểm
lồi ra sau của cột sống (lao), ấn cạnh cột sống để tìm điểm đau của rễ.

2.2.2.3. Khám các động tác vận động
• Động tác cúi : bình thường có thể cúi (khớp gối thẳng) ngón tay sát đất.
Khi hạn chế cúi, đầu ngón tay cách đất ít hay nhiều (đo bằng cm). Khi cúi
còn đánh giá độ giãn cột sống bằng nghiệm pháp Schober.
• Ngửa cổ : bình thường ngửa được 25 – 30o
Luận văn Thạc só ............................................................................................................... 10


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng

• Nghiêng sang bên : bình thường được 25 – 30o
• Quay sang bên : bình thường 30o
2.2.2.4. Khám các bộ phận liên quan
• Khám các đoạn cột sống khác : lưng, cổ, cùng cụt và khớp cùng chậu.
• Khám thần kinh : chú ý các dây thần kinh có xuất phát ở vùng thắt lưng:
dây đùi bì, dây thần kinh tọa với các dấu hiệu Lasègue, Valleix, dấu hiệu
giật dây chuông; khám cảm giác nông và sâu, các phản xạ bình thường và
bệnh lý … làm nghiệm pháp Valsava (rặn nín hơi) để phát hiện dấu hiệu
kích thích rễ thần kinh.
• Khám các bộ phận trong ổ bụng : chú ý bộ máy tiêu hóa, thận, sinh dục nữ
là những bộ phận hay có đau lan ra vùng thắt lưng, khám động mạch chủ
bụng (sờ và nghe)
• Khám toàn thân, các bộ phận khác …
2.2.3. Các dấu hiệu X-quang
2.2.3.1. Các phương pháp chụp X quang
• Chụp thông thường : nên chụp với 3 tư thế thẳng, nghiêng và chếch. Với
phim chụp thẳng nên lấy rộng cả phần thân, khớp cùng chậu. Thông
thường đầu tiên chụp thẳng và nghiêng, sau đó nếu thấy cần chụp thêm tư
thế chếch.
• Chụp cắt lớp : khi thấy nghi ngờ một tổn thương nhẹ và kín đáo, chụp cắt

lớp sẽ cho thấy rõ hơn (lao, viêm, u giai đoạn sớm). Hiện nay chụp cắt lớp
vi tính (CT scanner) và cộng hưởng từ (MRI) có thể cho thấy những tổn

Luận văn Thạc só ............................................................................................................... 11


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng

thương rất sớm của xương, đóa đệm, phần mềm quanh cột sống và tủy –
màng não tủy.
• Chụp cản quang : để phát hiện các tổn thương của đóa đệm, màng não tủy,
đuôi ngựa và tủy, người ta dùng các thuốc cản quang đặc biệt (Dimer X,
Conray 60, Amipaque) bơm vào để chụp.
− Chụp bao rễ thần kinh (Saccoradiographie)
− Chụp ngoài màng cứng phía trước (antéro-épidurographie)
− Chụp đóa đệm (Discographie)
− Ngoài ra còn dùng phương pháp chụp hệ tónh mạch của vùng thắt lưng
(phlébographie)
• Ghi hình phóng xạ : dùng strontium (Sr85, Sr87) và ghi nhấp nháy xương
vùng cột sống thắt lưng.
2.2.3.2. Những hình ảnh bất thường của X quang
• Những thay đổi về hình thái cột sống thắt lưng
− Mất đường cong sinh lý : gù, vẹo, quá cong ra trước.
− Các dấu hiệu của thoái hóa : mọc gai xương, xơ đặc xương ở mâm đốt
sống, hẹp đóa đệm.
− Các dấu hiệu của viêm cột sống do lao : đốt sống hình chêm, nham nhở,
hình ảnh áp xe lạnh.
− Những thay đổi hình thái thân đốt : hình thấu kính lõm, hình chêm, hình
lưỡi (loãng xương)
− Thay đổi hình thái đóa đệm : xẹp, dính, phá hủy

− Các dấu hiệu của bệnh viêm cột sống dính khớp : hình ảnh cầu xương,
hình ảnh các dải xơ chạy dọc cột sống, viêm khớp cùng chậu cả hai bên.
− Các dấu hiệu của chấn thương : nứt, rạn, vỡ, di lệch đốt sống.
Luận văn Thạc só ............................................................................................................... 12


Chương 2. Tổng quan tài liệu về đau vùng thắt lưng

• Những dị dạng bẩm sinh của cột sống : những hình ảnh này rất hay gặp
nhưng ít có ý nghóa về mặt bệnh lý.
− Hình ảnh gai đôi (nứt đốt sống) : thấy ở S1, L5 và L4.
− Hình ảnh cùng hóa thắt lưng 5 và thắt lưng hóa cùng 1.
• Những thay đổi về độ thấu quang của xương:
− Hình mất vôi, hình hốc và khuyết : loãng xương, các bệnh nội tiết, di
căn ung thư, viêm, bệnh máu.
− Hình đặc xương : ung thư, di căn ung thư, bệnh Paget …
• Những dấu hiệu thoát vị đóa đệm : phải dựa vào các phương pháp chụp cản
quang hay chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ mới phát hiện được (chụp
bao rễ, ngoài màng cứng, đóa đệm …)
• Những thay đổi của phần mềm quanh đốt sống : hình ảnh áp xe lạnh (lao
cột sống); sỏi cản quang vùng thận và niệu quản, vôi hóa động mạch chủ
bụng, vôi và xơ hóa cơ đái.
Tóm lại, một số hình ảnh X quang có giá trị quan trọng để giúp chẩn đoán
nguyên nhân đau vùng thắt lưng , nhưng có một số hình ảnh thường gặp như
các dị dạng (gai đôi, cùng hóa L5, thắt lưng hóa S1), thoái hóa phần lớn không
gây nên dấu hiệu lâm sàng; ngược lại khi hình ảnh X quang bình thường cũng
không loại trừ được các nguyên nhân thực thể của đau vùng thắt lưng.
2.2.4. Xét nghiệm cần thiết khác
Tùy theo hướng chẩn đoán nguyên nhân mà tiến hành làm các xét nghiệm:
2.2.4.1. Các xét nghiệm về viêm:

Công thức máu, tốc độ lắmg máu, sợi huyết.

Luận văn Thạc só ............................................................................................................... 13


×