Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Gián án XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.94 KB, 5 trang )

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : Khái niệm “ Văn Hóa - Xã Hội Học ”
1.1. Văn Hoá
1.1.1. Khái niệm văn hoá
Cho đến nay, người ta đã thống kê có tới hàng trăm định nghĩa về văn hoá. Có thế nói,
có bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa văn hoá. Hơn một thế kỉ trước,
học giả người Anh Edward B.Taylor đã định nghĩa : Văn hoá là “ Tập hợp bao gồm cả
khoa học, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những thói quen, những
kỹ năng khác do con người thu nhận với tư cách là thành viên của xã hội ”. Theo các nhà
triết học thì “ Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong
quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của
lịch sử xã hội ”. Một số nhà nghiên cứu khác thì định nghĩa đơn giản rằng : “ Văn hoá là
sản phẩm của sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và với môi trường xã
hội ”. Đối với chủ nghĩa Mác thì cho rằng : “ Văn hoá là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng, có liên hệ trực tiếp và tác động mạnh mẽ trở lại với cơ sở hạ tầng”.
Dưới góc độ XHH, “ Văn hoá là những chân lý, những giá trị, những chuẩn mực,
những mục đích mà con người chia sẻ với nhau trong tương tác trải qua thời gian ”.
Đồng thời, văn hoá phải được nhìn nhận và xem xét ở hai điểm : Văn hoá là một trong
những mặt cở bản của đời sống xã hội; văn hoá là một tập hợp rộng lớn bao trùm lên nhiều
lĩnh vực của đời sống. Do đó, phải xem xét văn hoá với tư cách hệ thống.
Văn hoá là đặc trưng khu biệt sự khác nhau giữa cộng đồng người này, giữa xã hội này
với xã hội khác, đem lại diện mạo, bản sắc riêng cho cộng đồng ấy, xã hội ấy. Đó là tính
đặc thù văn hoá. Bên cạnh tính đặc thù, văn hoá còn mang tính phổ quát cho toàn nhân
loại. khi xem xét văn hoá được hình thành do tương tác xã hội thì hoàn cảnh tương tác
khác nhau, điều kiện tương tác khác nhau, cấp độ tương tác khác nhau thì văn hoá cũng
khác nhau. Trong chiều hướng đó, văn hoá ở nông thôn khác với văn hoá ở thành thị, văn
hoá của nhóm khác với văn hoá xã hội, văn hoá của dân tộc này khác với văn hoá của dân
tộc khác. Đây là tính đặc thù của văn hoá. Vì thế, không có một dân tộc nào mà không có
văn hoá, dù cho dân tộc ấy ở bất kỳ bậc thang phát triển nào của xã hội : lạc hậu nhất hay
hiện đại nhất. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá và mọi người nhìn vào nhau bằng văn
hoá của dân tộc mình. Đồng thời, con người nhìn ra thế giới cũng bằng chính nền văn hoá


của dân tộc mình. Điều này vừa giúp cho mỗi cá nhân không đánh mất đi những giá trị văn
hoá dân tộc có trong bản thân họ, vừa làm cho họ có tính kì thị, khinh miệt các nền văn hoá
khác. Văn hoá là phương thức hiểu biết và hành động, là chất keo gắn kết các thành viên
trong một cộng đồng, một xã hội thêm bền chặt hơn. Vì thế, văn hoá là nền tảng của xã
hội. Đối với văn hoá, bao giờ ta cũng đi tìm cái giống nhau giữa những con người trong xã
hội.
Các lí thuyết như thuyết khuếch tán, thuyết thiên di giải thích rằng văn hoá chỉ phát
sinh ở một trung tâm và sau đó lan truyền, khuếch tán, ban phát cho những nơi khác. Như
vậy, theo các thuyết này, chỉ có một nơi sáng tạo được văn hoá, còn các nơi khác không có
khả năng sáng tạo văn hoá, có chăng chỉ là sự vay mượn, bắt chước theo.

1
Muốn học được văn hoá của một cộng đồng, một quốc gia thì chúng ta phải nắm được
hệ thống biểu tượng và hệ thống ngôn ngữ. Mỗi nền văn hoá đều có một hệ thống biểu
tượng riêng, hay nói chính xác hơn, văn hoá được xây dựng trên các biểu tượng (symbol).
Biểu tượng là bất cứ vật gì mang một ý nghĩa riêng biệt mà các thành viên trong cùng một
xã hội đều có khả năng nhận biết. Biểu tượng gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng
ta, trở nên quen thuộc với chúng ta nên chúng ta nên chúng ta không nhận thấy được tâm
quan trọng của chúng. Chỉ khi chúng ta tiếp xúc với nền văn hoá khác, chúng ta mới nhận
thấy được tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa của những biểu tượng. Đồng thời, biểu tượng
cũng thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như cách đây 10 năm, chiếc tivi là biểu tượng cho
sự giàu có của các gia đình Việt Nam, nhưng nay là phương tiện giải trí phổ thông ở mọi
gia đình. Tóm lại, biểu tượng là cách mà con người gán ý nghĩa cho cuộc sống. Không có
biểu tượng cuộc sống, không có ý nghĩa và xã hội trở nên xơ cứng.
Nền văn hoá của một dân tộc bao gồm 2 bộ phận. Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật
thể. Văn hoá vật thể là 1 bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hoá, bao gồm những đồ
dùng trong đời sống, nhà cửa, phương tiện đi lại, công cụ lao động, những sản phẩm nghệ
thuật... Văn hoá vật thể thường gắn chặt với giá trị tinh thần, là biểu tượng của giá trị tinh
thần. Ngược lại, văn hoá phi vật thể bao gồm những lĩnh vực văn hoá mà ta không sờ mó
được, như các khuôn mẫu hình vi, các qui tắc, giá trị, thói quen, tập quán, phong tục... Văn

hoá tinh thần được hình thành trong 1 thời gian lâu dài và khi đã ổn định thì ít có sự thay
đổi.
Trong XHH, người ta còn phân biệt 3 khái niệm văn hoá :
+ Tiểu văn hoá : Tiểu văn hoá là văn hoá của các cộng đồng xã hội mà có những sắc thái
khác với nền văn hoá chung của toàn xã hội. Người ta thường nhắc đến tiểu văn hoá của
người lớn, tiểu văn hoá của trẻ em, tiểu văn hoá của thanh niên, tiểu văn hoá của một dân
tộc ít người nào đó.
Trong xã hội bao giờ cũng có các nhóm, các cộng đồng khác nhau và sự tương tác trong
các nhóm, các cộng đồng ấy cũng khác nhau. Đây là căn nguyên hình thành nên các tiểu
văn hoá. Có thể hiểu nôm na rằng, văn hoá của toàn xã hội là tập hợp bao gồm các tiểu văn
hoá. Do đó, tiểu văn hoá là 1 bộ phận của nền văn hoá chung, góp phần làm cho nền văn
hoá chung thêm phong phú, sinh động. Sự hình thành các tiểu văn hoá là biểu hiện 1 phần
“tính tự vệ” của các nhóm, các cộng đồng trước “áp lực” của nền văn hoá chung. Song các
tiểu văn hoá không mâu thuẩn, đối lập với nền văn hoá chung, mà vẫn hướng tới bảo vệ
những giá trị của nền văn hoá chung.
+ Phản văn hoá : Phản văn hoá là văn hoá bát bỏ, những giá trị của nền văn hoá chung.
Đó là văn hoá của các nhóm, các tổ chức xã hội nào đó muốn tách ra khỏi văn hoá chung,
đi theo những giá trị khác. Trong khi tiểu văn hoá muốn hướng tới bảo vệ những giá trị của
nên văn hoá chung thì phản văn hoá công khai bát bỏ những chuẩn mực, những giá trị của
nền văn hoá chung. Phản văn hoá biểu hiện sự xung đột giữa các nhóm, các tổ chức đối lập
với toàn xã hội.

2
Phản văn hoá có 2 mặt : Tích cực và tiêu cực. Tiêu cực là không kích thích cho xã hội
phát triển, gây bất ổn xã hội. Tích cực nếu là phản văn hoá của một nhóm người sáng tạo,
nhạy bén, luôn luôn là yếu tố kích thích cho sự biến đổi xã hội. Cho nên tất cả các nền văn
hoá của các dân tộc, thì ở đâu, bao giờ cũng có phản văn hoá và chính nó là cái kích thích
cho sự thay đổi văn hoá xã hội, biến đổi xã hội.
+ Văn hoá nhóm : Văn hoá nhóm là 1 hệ thống các giá trị, các quan niệm, các tập tục
được hình thành trong nhóm. Tất cả các nhóm đều có nền văn hoá của mình nhưng đồng

thời cũng là 1 bộ phận của nền văn hoá toàn xã hội. Văn hoá nhóm được hình thành thông
qua sự liên hệ và tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Văn hoá nhóm cho thấy trong
nên văn hoá chung còn có thể có những nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội
khác nhau.
Nhìn 1 cách khái quát, người ta có thể chia các tiểu văn hoá thành 2 loại chính, đó là tiểu
văn hoá địa lí và tiểu văn hoá xã hội. Tiểu văn hoá địa lí được hình thành trên cơ sở của
các vùng lãnh thổ hay địa vực. Chẳng hạn, người ta chia không gian văn hoá Việt Nam làm
6 tiểu vùng : Tây Bắc; Việt Bắc; Châu thổ Bắc Bộ; Trung Bộ; Trường Sơn – Tây Nguyên
và Nam Bộ. Thậm chí mỗi tiểu vùng văn hoá này còn chia nhỏ hơn nữa.
Tiểu văn hoá xã hội lại xuất phát từ đặc trưng của chúng trong cơ cấu xã hội, trong hệ
thống phong phân tầng xã hội. Chẳng hạn văn hoá của nhóm giàu, nhóm nghèo, nhóm
nam, nhóm nữ...
1.2. Xã Hội Học
1.2.1. Khái niệm xã hội học
Các nhà xã hội học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học. Tuỳ thuộc vào
tính chất của xã hội, giai đoạn trong quá trình phát triển của bộ môn khoa học này, các nhà
xã hội học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Sự khác nhau giữa các định nghĩa về xã
hội học chủ yếu do chỗ người ta xác định đối tượng nghiên cứu không giống nhau. Đến
nay đã có hàng trăm định nghĩa về xã hội học, xin nêu lên một số định nghĩa thông dụng :
+ Xã hội học là một bộ môn khoa học xã hội, bộ môn khoa học này lấy hiện thực xã hội
đang tồn tại làm đối tượng nghiên cứu.
+ Xã hội học là khoa học nghiên cứu các qui luật vận động xã hội, các quá trình xã hội,
trạng thái xã hội, hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội của xã hội hiện tồn.
+ Xã hội học là cách nhìn toàn diện về xã hội, nhằm giải thích hành vi xã hội của con
người, một sự giải thích có cơ sở khoa học và dựa trên thực tiễn đời sống xã hội.
+ Xã hội học nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối quan hệ, tương
quan với những người khác...
Xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học, nhưng các nhà xã hội học khác
những nhà nghiên cứu xã hội khác ở chỗ là họ sưu tầm các dữ kiện xã hội và phân tích kết
quả của sự quan sát. Nghiên cứu xã hội học luôn luôn đi kèm theo với nó là một sự giải

thích tại sao về các hiện tượng, quà trình trong đời sống xã hội.
Về mặt thuật ngữ, như đã trình bày, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ “ xã hội học “có
gốc ghép chữ Latinh là societas có nghĩa là xã hội với chữ Hilạp là “ Ology”có nghĩa là
học thuyết, nghiên cứu . Như vậy, xã hội học được hiểu là học thuyết về xã hội, nghiên cứu
về xã hội.

3
Về mặt lịch sử, Auguste Comte, người Pháp được xem là cha đẻ của xã hội học vì đã
công khai sinh ra khoa học về các quy luật của xã hội mà ông là người đàu tiên gọi bằng
thuật ngữ “Xã hội học”vào nửa đầu thế kỷ XIX. Comte chủ trương áp dụng mô hình
phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu các quy
luật của sự biến đổi xã hội. Ví dụ, Comte cho rằng cần sử dụng các phương pháp quan sát,
thực nghiệm, so sánh và phân tích lịch sử vào nghiên cứu quy luật tổ chức xã hội.
Có thể nói, đối tượng nghiên cứu của xã hội học lúc mới ra đời là các loại hình xã hội
mà sau này còn được xác định là các hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội. Đó là cách tiếp cận
“vĩ mô” để xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Ngoài cách tiếp cận này xã hội
học còn có 2 cách tiếp cận khác là tiếp cận “vi mô” và tiếp cận “tổng hợp”.
Theo cách tiếp cận “vi mô”, đối tượng nghiên cứu cảu xã hội học là hành vi xã hội hay
hành động xã hội của con người. Theo cách tiếp cận “tổng hợp”, xã hội học nghiên cứu cả
xã hội loài người và hành vi xã hội của con người.
Hàng trăm định nghĩa và khái niệm về xã hội học trong các sách giáo khoa đều có thể
quy về một trong 3 cách tiếp cận trên. Các định nghĩa đó thường cho rằng xã hội học
nghiên cứu các vấn đề (1) hoặc thiên về xã hội, (2) hoặc thiên về con người, và (3) “tổng
hợp” cả xã hội và con người. Lịch sử phát triển xã hội học hơn thế kỉ rưỡi qua phản ánh rõ
nhận định này .
Thực vậy, ngay từ khi mới ra đời, xã hội học châu âu đã được xác định là khoa học về
các ( hệ thống ) xã hội. Khi “du nhập”vào một số nước khác, đặc biệt là vào Mĩ, xã hội học
châu âu đã bị phê phán là không chú ý đến cá nhân, tới con người. Một số nhà xã hội hoc
đưa ra luận điểm “hãy trả lại con người cho xã hội học ”. Vì thế, xã hội học được định
nghĩa là khoa học nghiên cứu hành vi con người, hành động xã hội của con người. Ngay

sau đó, một số nhà xã hội khác lại chủ trương” trả lại xã hội cho xã hội học”. Từ đó có
định nghĩa Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các hệ thống xã hội, các quá trình xã
hội, cơ cấu xã hội hay đời sống xã hội của con người.
Các nhà xã hội học mác- xít đưa ra định nghĩa có tính “tích hợp” về xã hội học. Thành
công hơn cả trong hướng này là G.V. Osipov đã kết hợp 2 cách tiếp cận “vĩ mô” và “vi
mô” đẻ nhán mạnh yếu tố vĩ mô - tính toàn vẹn của xã hội, và yếu tố vi mô - hành vi và
hoạt độnh xã hội của con người trong định nghĩa sau :
“Xã hội học là khoa hoc về các quy luật và tính qui luật xã hội chung và đặc thù của
sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, là khoa học
về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các qui luật đó trong hoạt đợng
của các cá nhân, các nhóm xã hội các giai cấp và các dân tộc ” ( G.V. Osipov, 1992. “Xã
hội học và chủ nghĩa xã hội ”, Xã hội học và thời đại, tập III, số 23/1992, trang 8). Khi xét
kĩ chúng ta nhận thấy rằng, định nghĩa “tích hợp” này vẫn nặng về cách tiếp cận vĩ mô
trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
1.3. Văn Hoá - Xã Hội Học
1.3.1 Khái niệm Văn hoá - Xã hội học
4
5

×