Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện hoàng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN HỒNG THÀNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
MÃ SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH

HÀ NỘI – 2014

: NGUYỄN PHƢƠNG LAN
: A19079
: TÀI CHÍNH


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN


DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN HỒNG THÀNH

Giáo viên hƣớng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Chuyên ngành

: Th.s Vũ Lệ Hằng
: Nguyễn Phƣơng Lan
: A19079
: Tài chính

HÀ NỘI – 2014

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Lệ Hằng đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý, các thầy
cô giáo trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện
đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ
phần dịch vụ bưu điện Hoàng Thành đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản

thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em sẽ khơng tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của
thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn phương Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận
nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả khóa luận

Nguyễn Phương Lan

Thang Long University Library


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP......................................... 1
1.1. Khái quát chung về vốn lƣu động ..................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp ........................ 1
1.1.2. Phân loại vốn lưu động ................................................................................ 2
1.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ .......... 3
1.1.4. Vai trò của VLĐ ............................................................................................ 4

1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các yếu tố ảnh hưởng ........................................ 5
1.1.6. VLĐ ròng ...................................................................................................... 6
1.2. Các phƣơng pháp xác định nhu cầu VLĐ ........................................................ 6
1.2.1. Phương pháp trực tiếp.................................................................................. 6
1.2.2. Phương pháp gián tiếp – phương pháp phần trăm theo doanh thu .......... 7
1.3. Nội dung quản lí vốn lƣu động .......................................................................... 8
1.3.1. Chính sách quản lí vốn lưu động ................................................................ 8
1.3.2. Quản lí tiền và các khoản tương đương tiền............................................... 9
1.3.3. Quản lí các khoản phải thu........................................................................ 12
1.3.4. Quản lí hàng tồn kho.................................................................................. 15
1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ trong doanh
nghiệp ........................................................................................................................ 17
1.4.1. Khái niệm về hiệu quả quản lí và sử dụng VLĐ ....................................... 17
1.4.2. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn lưu động
............................................................................................................................... 17
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................. 21
1.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành
vốn lưu động ......................................................................................................... 23
1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.................. 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƢU ĐIỆN HOÀNG THÀNH ............................. 27
2.1. Khái quát chung về Cơng ty Cổ phần dịch vụ Hồng Thành ...................... 27


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty ........................................................................ 27
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban trong Cơng ty ......................... 28
2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty ............................................. 29
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơng ty Cổ phần dịch vụ
bƣu điện Hồng Thành giai đoạn 2011 – 2013...................................................... 30

2.3. Thực trạng sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu điện
Hồng Thành............................................................................................................ 33

2.3.1. Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 ............. 33
2.3.2. Cơ cấu TSNH của công ty .......................................................................... 38
2.3.3. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty ............................................................... 40
2.3.4. Nội dung quản lí vốn lưu động của cơng ty .............................................. 42
2.3.5. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ........................... 43
2.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ........................................... 49
2.3.7. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành VLĐ 51
2.4. Đánh giá việc sử dụng VLĐ ............................................................................. 53
2.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 53
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 54
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƢU ĐIỆN HOÀNG THÀNH ........ 56
3.1. Phƣơng hƣớng của Công ty trong thời gian tới ............................................. 56
3.1.1. Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty .......................................... 56
3.1.2. Phương hướng của Công ty trong sản xuất kinh doanh .......................... 57
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lƣu động ......................... 58
3.2.1. Quản lí tiền và các khoản tương đương tiền............................................. 58
3.2.2. Quản lí các khoản phải thu........................................................................ 59
3.2.3. Quản lí hàng tồn kho.................................................................................. 61
3.2.4. Một số kiến nghị mang tính hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động ................................................................................................................ 62

Thang Long University Library


DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt


Tên đầy đủ

VLĐ

Vốn lưu động

DN

Doanh nghiệp

HTK

Hàng tồn kho

HĐSXKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn

NVNH

Nguồn vốn ngắn hạn


NVDH

Nguồn vốn dài hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

BCTC

Báo cáo tài chính

TSCĐ

Tài sản cố định


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cấp tín dụng và khơng cấp tín dụng ............................................................. 13
Bảng 1.2. Sử dụng và khơng sử dụng thơng tin rủi ro tín dụng .................................... 14
Bảng 2.1. Sự biến động về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013...................... 32
Bảng 2.2. Sự biến động của tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 ........................ 37
Bảng 2.3. Cơ cấu TSNH của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hoàng Thành giai
đoạn 2011-2013 ............................................................................................................. 39
Bảng 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Hồng Thành 41

Bảng 2.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ................................................ 44
Bảng 2.6. Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ..................................................... 45
Bảng 2.7. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont ..................................... 47
Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lí tài sản .......................................... 47
Bảng 2.9. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lí nợ ................................................ 48
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ............................................. 49
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành VLĐ......... 51
Bảng 3.1. Bảng xét cấp tín dụng cho khách hàng ......................................................... 60

Thang Long University Library


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chính sách quản lí vốn lưu động ..................................................................... 8
Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt ..................................................................................... 10
Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ưu .................................................................. 10
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ................................................................ 28
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013 ....................................... 34
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản dài hạn giai đoạn 2011 – 2013 .......................................... 35
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nợ phải trả giai đoạn 2011-2013 ................................................... 36
Hình 2.1. Chính sách quản lí vốn lưu động của cơng ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện
Hồng Thành ................................................................................................................ 42
Biểu đồ 2.4. VLĐ ròng qua nguồn vốn ngắn hạn và TSNH giai đoạn 2011-2013 ....... 43


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một
lượng vốn nhất định. Q trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá
trình hình thành, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong q trình

đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với hoạt động đầu tư và kinh doanh thường
xuyên của doanh nghiệp, bao gồm các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp,
tạo thành sự vận động của các luồng tài chính trong doanh nghiệp. Chính vì thế cơng
tác quản trị tài chính doanh nghiệp được chú trọng hàng đầu trong quản trị doanh
nghiệp, góp phần quản lý chặt chẽ, tăng hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển.
Vốn được đầu tư vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi
nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp, nhưng vấn đề là doanh nghiệp phải làm
như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành quan
trọng của nguồn vốn doanh nghiệp, việc quản trị vốn lưu động cũng là một nhiệm vụ
quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngán hạn trong doanh
nghiệp (nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm…) là các yếu tố không ngừng hoạt
động qua các giai đoạn của chu kì kinh doanh: dự trữ, sản xuất và lưu thơng. Q trình
này diễn ra liên tục và thường xuyên tạo thành chu kì tuần hồn của vốn lưu động.
Trong chu kì tuần hoàn này, các yếu tố của vốn lưu động thay thế và chuyển hóa lẫn
nhau, đảm bảo cho q trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Vậy nên việc
quản lý vốn lưu động là công tác quan trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ, sát sao để đảm bảo
lượng vốn được chu chuyển liền mạch, không bị ứ động, tốc độ luân chuyển nhanh
chóng, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng, vốn lưu động mang những đặc
thù riêng. Hàng tồn kho thường là những cơng trình lớn, thời gian thi cơng kéo dài.
Điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp ngành xây dựng phải có một lượng vốn lưu động
lớn hơn các ngành khác, thời gian chu chuyển vốn lưu động cũng dài hơn. Chính vì
vậy, cơng tác quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp sao cho hiệu
quả cũng là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa lý luận, thực
tiễn và tính cấp thiết của đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại cơng
ty cổ phần dịch vụ bưu điện Hồng Thành”.

Thang Long University Library



2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại cơng ty Cổ
phần dịch vụ bưu điện Hồng Thành giai đoạn 2011 – 2013 nhằm đưa ra một số biện
pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty này.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoá luận là phương pháp phân tích, tổng hợp,
giải thích dựa trên các số liệu được cung cấp và điều kiện thực tế của cơng ty.
4. Kết cấu khóa luận
Chƣơng I: Những vấn đề lý luận chung về vốn lƣu động và hiệu quả sử dụng vốn
lƣu động trong doanh nghiệp
Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần dịch
vụ bƣu điện Hoàng Thành
Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại cơng ty Cổ
phần dịch vụ bƣu điện Hồng Thành
Để hồn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn cơ giáo Vũ Lệ
Hằng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua cùng tồn thể gia đình, bạn bè đã
ủng hộ em.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và kiến thức cịn hạn chế nên khóa luận khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cơ và các bạn.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Phương Lan



CHƢƠNG 1. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về vốn lƣu động
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản dài hạn
(TSDH) cịn phải có các tài sản ngắn hạn (TSNH).
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên
tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSNH nhất định. Do vậy, để hình thành
nên TSNH, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó
được gọi là vốn lưu động.
Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên TSNH nhằm đảm bảo q trình
sản xuất kinh doanh của Cơng ty được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Vốn lưu động hồn thành một vịng tuần hồn sau một chu kỳ sản xuất. Trong q
trình đó, vốn lưu động chuyển tồn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết
thúc q trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác
nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vịng tuần hồn đó ln đan xen với nhau
mà khơng tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong q trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn
lưu động có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động địi hỏi phải thường
xun nắm sát tình hình ln chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất,
đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên VLĐ cũng
vận động liên tục, chuyển hóa từ hình thái này qua hình thái khác có thể được mơ tả
qua sơ đồ sau:
T–H

Sức lao động

…. sản xuất… H’ – T’


Tư liệu sản xuất
-

Giai đoạn 1 (T – H): khởi đầu vịng tuần hồn, VLĐ được tồn tại dưới nhiều
hình thái tiền tệ được dùng để mua các đối tượng lao động để dự trữ cho sản
xuất. Ở giai đoạn này, VLĐ từ hình thái tiền tệ chuyển sang vốn vật tư để sản
xuất.

1

Thang Long University Library


-

Giai đoạn 2 (H – SX – H’): doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm, các vốn
vật tư dần được đưa vào sản xuất. Trong giai đoạn này, VLĐ chuyển từ hình
thái vốn vật tư sang vốn sản phẩm dở dang tiếp đó là vốn thành phẩm.

-

Giai đoạn 3 (H’ – T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được
tiền. VLĐ đã từ hình thái vốn thành phẩm sang vốn tiền tệ, trở về điểm xuất
phát của vịng tuần hồn vốn. Vịng tuần hồn kết thúc.

So sánh giữa T và T’:
-

Nếu T > T’, có nghĩa là doanh nghiệp có lãi vì VLĐ đưa vào q trình sản xuất
đã tăng thêm khi kết thúc quá trình.


-

Nếu T < T’, có nghĩa là doanh nghiệp đã bị lỗ, VLĐ khơng được bảo tồn.

-

Nếu T = T’, có nghĩa là doanh nghiệp hoàn vốn.

Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu
động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của
vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm
chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống
của công nhân viên chức của doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động
Phân loại tài sản ngắn hạn giúp doanh nghiệp có biện pháp theo dõi và hoạch định
nhu cầu các loại tài sản ngắn hạn khác nhau, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn. Để phân loại tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp có thể dựa vào tiêu chí hình
thái của tài sản ngắn hạn hoặc nguồn hình thành vốn lưu động.
1.1.2.1. Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất
-

Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, cơng cụ, dụng cụ.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm
tự chế, chi phí trả trước…
Vốn lưu động trong khâu lưu thơng: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền,
các khoản phải thu,…


1.1.2.2. Dựa theo hình thái biểu hiện
-

-

Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện
vật cụ thể như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản phẩm dở dang; vốn hàng
thành phẩm, hàng tồn kho; vốn chi phí trả trước.
Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phân loại theo cách này để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2


-

Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn

1.1.2.3. Dựa theo nguồn hình thành
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của
doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động và quản lý,
sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.
Có thể chia vốn lưu động thành hai loại dựa theo nguồn hình thành:
-

Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định
đoạt, bao gồm: nguồn ngân sách; liên doanh, liên kết; nguồn vốn cổ phần, tự bổ
sung…

-


Nợ phải trả: nguồn vốn đi vay, nguồn vốn trong thanh toán.

1.1.2.4. Dựa theo quan hệ sở hữu về vốn
TSNH sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ.
-

-

VCSH là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ
các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy theo từng loại hình
doanh nghiệp mà VCSH có thể là: Vốn đầu tư từ Ngân hàng Nhà nước, vốn do
chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần,…
Các khoản nợ là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương
mại hoặc các tổ chức tài chính khác; các khoản nợ khách hàng chưa thanh
tốn… Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng các khoản nợ này trong thời hạn
nhất định.

1.1.2.5. Dựa theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo cách này, nguồn VLĐ được chia thành nguồn VLĐ tạm thời và nguồn VLĐ
thường xuyên
-

-

Nguồn VLĐ tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng
cho nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này gồm các khoản vay ngắn hạn
ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Nguồn VLĐ thường xun là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành

nên TSNH thường xuyên, cần thiết.

1.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu
động tại 1 thời điểm nhất định.
Kết cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng
số vốn lưu động của doanh nghiệp.
3

Thang Long University Library


Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Việc
phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác
nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà
mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản
lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ trọng vốn lưu động
-

Đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty: chu kì sản xuất kinh doanh
càng ngắn thì thời gian quay vịng tiền càng ngắn, giúp khả năng huy động nợ
ngắn hạn tăng đảm bảo khả năng thanh tốn và tiết kiệm chi phí

-

Quy mơ của cơng ty: các cơng ty nhỏ thường có tỉ trọng VLĐ cao hơn các công

-


ty lớn
Tốc độ tăng (giảm) doanh thu: khi doanh thu tăng thông thường phải thu khách

-

hàng cũng tăng một lượng tương đối, kéo theo sự gia tăng của phải trả người
bán, vì vậy cũng ảnh hưởng tới lượng VLĐ trong doanh nghiệp
Mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp mong muốn: doanh nghiệp muốn duy trì độ
linh hoạt thì phải duy trì nợ ngắn hạn ở mức thấp khiến rủi ro người cho vay
thấp, giúp doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn.

Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp:
-

-

-

Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với
nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối
lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại
vật tư cung cấp.
Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của
doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản
xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.
Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo
các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán
giữa các doanh nghiệp.

1.1.4. Vai trò của VLĐ

Để tiến hành sản xuất, ngồi TSDH như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh
nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, ngun vật liệu...
phục vụ cho q trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh
nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của
quá trình sản xuất kinh doanh.

4


Ngồi ra vốn lưu động cịn đảm bảo cho q trình tái sản xuất của doanh nghiệp
được tiến hành thường xun, liên tục. Vốn lưu động cịn là cơng cụ phản ánh đánh giá
quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động cịn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng
vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn
nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho
doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc
điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra
được tính tốn trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi
nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trị quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa
bán ra.
1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.5.1. Khái niệm
Nhu cầu VLĐ của DN là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra
để hình thành một lượng dự trữ HTK và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng
khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kì
Cơng thức xác định:
Nhu cầu

VLĐ

=

Mức dự
trữ HTK

+

Khoản phải
thu từ khách
hàng

-

Khoản phải trả nhà cung cấp và
các khoản nợ phải trả khác có
tính chu kì

1.1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng
-

-

Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: chu kì
kinh doanh, quy mơ kinh doanh, tính chất thời vụ trong cơng việc kinh
doanh…. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà DN ứng ra và
thời gian ứng vốn
Yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm:
Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa;

Sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử
dụng trong HĐSXKD;
Khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng;
Điều kiện và phương tiện vận tải,…
5

Thang Long University Library


-

Chính sách của DN trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh tốn:
Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của DN ảnh hưởng trực tiếp đến kì
hạn thanh tốn quy mơ các khoản phải thu

1.1.6. VLĐ ròng
Đây là chỉ tiêu giúp đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn
và TSDH có được tài trợ vững chắc bàng nguồn vốn dài hạn khơng.
Cơng thức:
VLĐ rịng = Nguồn vốn dài hạn - TSDH = TSNH – Nguồn vốn ngắn hạn
-

VLĐ ròng > 0 phản ánh khả năng thanh toán tốt, thừa NVDH, có thể mở rộng
kinh doanh

-

VLĐ rịng < 0 phản ánh doanh nghiệp đã dùng một phần vốn ngắn hạn để tài
trợ cho TSDH. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ không
mang lại sự ổn định và an toàn cho doanh nghiệp.


Đồng thời xem xét, xác định nguyên nhân về sự biến động TSDH và TSNH,
NVNH và NVDH như: do chính sách tài trợ, đầu tư, chính sách khấu hao,lập dự
phịng,…
1.2. Các phƣơng pháp xác định nhu cầu VLĐ
Nhu cầu về vốn lưu động phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động sàn xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải dựa vào đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh để chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thích
hợp. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể áp dụng 1 số phương pháp xác định nhu cầu
vốn lưu động đơn giản sau:
1.2.1. Phương pháp trực tiếp
Nội dung phương pháp này là trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến VLĐ
trong từng khâu ( dự trữ, sản xuất, lưu thông) để xác định nhu cầu VLĐ trong từng
khâu. Sau đó tổng hợp lại để xác định nhu cầu VLĐ trong năm kế hoạch.
Công thức tổng quát:

Mij * Nij)
Trong đó:
V: Tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
M: Mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn tiêu dùng được tính
N: Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính
i: Số khâu của q trình sản xuất (i=1,k)
6


j: Loại vốn được sử dụng (j=1,n)
Mức tiêu dùng bình quân một ngày của một loại vốn trong từng khâu được tính
bằng tổng mức tiêu dùng trong kì (theo chi phí) chia cho số ngày trong kì.
Số ngày ln chuyển của một loại vốn được xác định dựa trên các nhân tố liên
quan về số ngày luân chuyển của loại vốn đó trong khâu tương ứng.

Ưu điểm của phương pháp này là xác định được cụ thể nhu cầu VLĐ trong từng
khâu của sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện tốt cho quản lí và sử dụng vốn theo từng
loại của mỗi khâu. Tuy nhiên, việc tính tốn theo phương pháp này địi hỏi sự phân
tích phức tạp, mất nhiều thời gian do có nhiều loại vật tư và nhiều khâu sản xuất.
1.2.2. Phương pháp gián tiếp – phương pháp phần trăm theo doanh thu
Phương pháp này dựa vào kết quả thống kê về VLĐ bình quân năm báo cáo,
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khả năng tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ năm kế
hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch.
Cơng thức tính:
F0
V1 = V0 *

* (1+t)
F1

Trong đó:
V1: Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
V0: Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo
F1, F0: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
t: Tỉ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm
báo cáo
Tổng mức luân chuyển VLĐ phản ánh tổng giá trị luân chuyển vốn của doanh
nghiệp thực hiện trong kì, được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản thuế
gián thu và các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại,…
Tỉ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển VLĐ trong năm kế hoạch so với năm
báo cáo được tính theo cơng thức:
K 1 - K0
t =

* 100%

K0

Trong đó: K1, K0: Kì luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
Trên thực tế, để đơn giản, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính nhu
cầu VLĐ dựa trên tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính cho năm
kế hoạch theo cơng thức:
7

Thang Long University Library


Nhu cầu vốn lưu động

Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
=

Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch

1.3. Nội dung quản lí vốn lƣu động
1.3.1. Chính sách quản lí vốn lưu động
Chính sách VLĐ là mơ hình tài trợ cho VLĐ mà DN theo đuổi. Chính sách quản lí
VLĐ của DN có thể được nhận biết thơng qua mơ hình quản lí TSNH và mơ hình quản
lí nợ ngắn hạn của DN. Kết hợp 2 mơ hình trên, ta có 3 kiểu chính sách: chính sách
cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hịa.
Hình 1.1. Chính sách quản lí vốn lƣu động
Cấp tiến

Thận trọng

TSNH


NVNH

NVNH

TSNH

TSDH

NVDH
NVDH

TSDH

Dung hịa

TSNH

NVNH

TSDH

NVDH

Chính sách quản lí vốn cấp tiến
-

Chính sách VLĐ cấp tiến được tạo nên bởi sự kết hợp giữa mơ hình quản lí tài
sản cấp tiến và quản lí nợ cấp tiến. Với chính sách này, DN đã sử dụng một
phần NVNH để tài trợ TSDH


-

Ưu điểm: chi phí huy động vốn thấp hơn, thời gian quay vòng tiền được rút
ngắn
Nhược điểm: Sự ổn định của nguồn không cao do nguồn ngắn hạn được sử
dụng nhiều, khả năng thanh toán ngắn hạn cũng khơng được đảm bảo
Tóm lại chính sách này đem lại thu nhập cao và rủi ro cao

-

Chính sách quản lí vốn thận trọng
Chính sách này là sự kết hợp giữa mơ hình quản lí tài sản thận trọng và quản lí nợ
thận trọng. DN đã sử dụng một phần NVDH để tài trợ cho TSNH.
8


Ưu điểm: Khả năng thanh tốn được đảm bảo, tính ổn định của nguồn vốn cao và
hạn chế các rủi ro trong kinh doanh
Nhược điểm: Mất chi phí huy động vốn cao hơn do lãi suất dài hạn thường cao
hơn lãi suất ngắn hạn, thời gian quay vịng tiền dài
Tóm lại với chính sách này, DN có mức rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập thấp
Chính sách quản lí vốn dung hịa
Chính sách này là sự kết hợp giữa quản lí tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc
kết hợp giữa quản lí tài sản cấp tiến với quản lí nợ thận trọng. Chính sách này dựa trên
cơ sở ngun tắc tương thích: TSNH được tài trợ hồn toàn bằng nguồn ngắn hạn và
TSDH được tài trợ bằng nguồn dài hạn.
1.3.2. Quản lí tiền và các khoản tương đương tiền
Quản lí vốn bằng tiền của DN gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn
bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh tốn của một DN tương ứng với

một quy mơ kinh doanh nhất định địi hỏi thường xun phải có một lượng tiền tương
xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của DN ở trạng thái bình thường. Chính vì
thế việc quản lí vốn bằng tiền là vấn đề hết sực quan trọng trong cơng tác quản lí tài
chính DN
Nội dung chủ yếu bao gồm các vấn đề chính sau:
-

Xác định vốn dự trữ tiền mặt một cách hợp lí

Để xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lí có nhiều cách như có thể dựa vào mơ hình
EOQ (mơ hình Baumol).
Mơ hình Baumol:
Giả định :
Tình hình thu-chi tiền ổn định, đều đặn
Khơng tính đến tiền thu trong kì hoạch định
Khơng có dự trữ tiền cho mục đích an tồn
Do thu – chi tiền mặt tại công ty là đều đặn nên lượng tiền mặt biến thiên như sau:

9

Thang Long University Library


Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt

Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu

Chi phí giao dịch (TrC):
T
TrC


=

*

F

C
Trong đó:
T: Tổng nhu cầu về tiền trong năm
C: Quy mơ một lần bán chứng khốn
F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán
10


Chi phí cơ hội (OC):
C
OC

=

*

K

2
Trong đó:
C/2: Mức dự trữ tiền mặt trung bình
K: Lãi suất đầu tư chứng khốn
Tổng chi phí (TC):

TC = TrC + OC = T/C * F + C/2 *K
Từ đó ta tính được mức dự trữ tối ưu:

C* =
Theo mơ hình Baumol, khi vốn bằng tiền xuống thấp, DN bán chứng khoán để thu
tiền về, từ đó DN phải mất chi phí giao dịch cho mỗi lần bán chứng khoán. Ngược lại,
khi DN dự trữ vốn bằng tiền thì DN sẽ mất khoản tiền thu được do khơng đầu tư
chứng khốn hay gửi tiết kiệm. Do mơ hình Baumol áp dụng với những giả định nhất
định nên khơng phù hợp với các DN mang tính chất thời vụ, có lượng vốn bằng tiền
phát sính khơng đều.
-

Quản lí chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền DN cần phải xây dưng các nội quy
chế về quản lí các khoản thu, chi, đặc biệt là các khoản thu chi bằng tiền mặt để
tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của DN để mưu lợi cho cá nhân

-

Tất cả các khoản thu chi bằng tiền mặt phải được thông qua quỹ, khơng được
chi tiêu ngồi quỹ
Phải có sự phân định rõ ràng trong quản lí tiền mặt giữa nhân viên kế tốn tiền
mặt và thủ quỹ
Tăng tốc q trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền. Dự đốn được
thời gian chi trả, DN có thể tận dụng lượng tiền mặt trôi nổi trên một số dư tiền

-

-

mặt nhỏ hơn

Cần quản lí chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt. Xác định rõ đối tượng tạm
ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ và thời hạn được tạm ứng.
Thương xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho DN

Để chủ động trong thanh toán, DN phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch lưu chuyển
tiền tệ. Trên cơ sở đó có biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo sự cân bằng thu chi vốn
bằng tiền của DN và nâng cao khả năng sinh lời
11

Thang Long University Library


1.3.3. Quản lí các khoản phải thu
Trong các khoản mục phải thu của DN, phải thu khách hàng đóng vai tro quan
trọng nhất. Phải thu khách hàng là khoản mục xuất hiện trong quan hệ mua bán trả
chậm giữa các DN, hay cịn gọi là khoản tín dụng thương mại. Khi DN bán hàng trả
chậm cho khách hàng nghĩa là DN cấp tín dụng thương mại cho khách hàng.
Để quản lí khoản phải thu khách hàng, DN cần chú ý một số biện pháp sau:
Xác định chính sách tín dụng thương mại:
Nợ phải thu từ khách hàng của DN chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa,
dịch vụ bán chịu cho khách hàng và thời hạn bán chịu. Vì vậy, để quản lí khoản phải
thu khách hàng trước hết cần xem xét, đánh giá các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến
chính sách bán chịu của DN như:
-

Mục tiêu mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của DN

-

Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm

Tình trạng cạnh tranh: cần xem xét tình trạng bán chịu của các đối thủ cạnh
tranh để có chính sách bán chịu thích hợp và có lợi.
Tình trạng tài chính của DN: Khơng thể mở rộng việc bán chịu cho khách hàng
khi DN đã có nợ phải thu ở mức cao và có sự thiếu hụt lớn về vốn bằng tiền mặt
trong cân đối thu chi bằng tiền

-

Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Để thấm định độ rủi ro trong
việc cấp tín dụng cho khách hàng cần có sự phân tích đánh giá khả năng trả nợ và uy
tín của khách hàng, nhất là với những khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở đó quyết định
hình thức hợp đồng (thực hiện trên tài khoản mua bán chịu, lệnh phiếu, hối phiếu
thương mại, tín dụng thư khơng hủy ngang hay bán có điều kiện)
Phân tích, đánh giá các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị
Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, DN sẽ xem xét các khoản tín
dụng mà khách hành đề nghị dựa vào chỉ tiêu NPV
Một số mơ hình mà DN thường sử dụng:
-

Quyết định tính dụng khi xem xét một phương án cấp tín dụng:

Mơ hình cơ bản:
NPV = CFt /k – CF0
CFo = VC * S * ACP / 365
CFt = [S * (1-VC) – S * BD] * (1-T)
Trong đó:
VC: Tỉ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
12



S: Doanh thu dự kiến mỗi kì
ACP: Thời gian thu tiền trung bình tính theo ngày
BD: Tỉ lệ nợ xấu trên dòng tiền vào từ bán hàng
CD: Luồng tiền ra tăng thêm của bộ phận tín dụng
T: Thuế suất cận biên của doanh nghiệp
k: Tỉ lệ thuế thu nhập
Sau khi tính tốn NPV, DN đưa ra quyết định trên cơ sở:
NPV > 0: Cấp tín dụng
NPV = 0: Bàng quan
NPV < 0: Khơng cấp tín dụng
-

Quyết định tín dụng khi xem xét 2 phương án cấp tín dụng

Bảng 1.1. Cấp tín dụng và khơng cấp tín dụng
Chỉ tiêu

Khơng cấp tín dụng

Cấp tín dụng

Số lượng bán (Q)

Q0

Q1 (Q1 > Q0)

Giá bản (P)

P0


P1 (P1 > P0)

AC0

AC1 (AC1 > AC0)

100%

h (h =<100%)

Thời hạn nợ

0

T

Tỉ suất chiết khấu

0

R

Chi phí sản xuất bình qn (AC)
Xác suất thanh tốn

Khơng cấp tín dụng khi:
NPV0 = P0Q0 – AC0Q0
Cấp tín dụng khi:
P1Q1h

NPV1 =

-

AC1Q1

(1+R)
DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và NPV1
NPV > NPV1: Cấp tín dụng
NPV = NPV1: Bàng quan
-

NPV < NPV1: Khơng cấp tín dụng
Quyết định tín dụng kết hợp thơng tin rủi ro

13

Thang Long University Library


Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
Khơng sử dụng
thơng tin rủi ro

Sử dụng thơng tin
rủi ro

Số lượng bán (Q)

Q1


Q1 h

Giá bản (P)

P1

P1

AC1

AC1

Chi phí thơng tin rủi ro

0

C

Xác suất thanh tốn

h

100%

Thời hạn nợ

T

T


Tỉ suất chiết khấu

R

R

Chỉ tiêu

Chi phí sản xuất bình qn (AC)

Khơng sử dụng thông tin rủi ro:
P1Q1h
NPV1 =

-

AC1Q1

(1 + R)
Sử dụng thông tin rủi ro:
P1Q1h
NPV2 =

- AC1Q1h -

C

(1 + R)
DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2

NPV1 > NPV2: Cấp tín dụng
NPV1 = NPV2: Bàng quan
NPV1 < NPV2: Khơng cấp tín dụng
Thường xun kiểm sốt nợ phải thu
Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh tốn với khách hàng.
Thường xun kiểm sốt để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi
nợ. Cần thường xuyên xem xét đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đốn nợ phải thu từ
khách hàng theo công thức:

Npt = Sd * Kpt
Trong đó:
Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kì
Sd: Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh tốn bình qn một ngày trong năm
Kpt: Kiof thu tiền bình quân trong năm
14


×