Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.82 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ DU LỊCH
Câu 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của kinh tế du lịch
a. Khái niệm kinh tế du lịch
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã
hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi; phân phối, tiêu dùng các loại sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người
trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.
Kinh tế du lịch nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch và mối liên hệ giữa
du lịch với tăng trưởng kinh tế.
Hoạt động kinh doanh du lịch: Về bản chất, hoạt động kinh doanh du lịch
là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du
lịch, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và q trình
trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trường.
Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Dịch vụ du lịch bao gồm:
-

Dịch vụ đặc biệt là những dịch vụ góp phần tạo điều kiện cho du khách sử dụng
hiệu quả tài nguyên du lịch

-

Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ có tác dụng làm thỏa mãn những nhu cầu thiết
yếu hằng ngày của du khách

-

Dịch vụ bổ sung bao gồm bán hàng lưu niệm, cho th phương tiện thế thao,
giải trí, phương tiện giao thơng.


Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng thu nhập (hay sản lượng) được tính cho
tồn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng
kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ
lệ tăng trưởng) – là tỷ lệ phần trăm của sản lượng tăng thêm trong kỳ nghiên cứu so
với mức sản lượng của kỳ gốc
b. Nội dung
Thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lịch giữa các vùng trong nước và quốc tế
-

Trao đổi sản phẩm du lịch, cầu phải đến cung (du khách phải đến nơi có sản
phẩm du lịch – các điểm du lịch, khu du lịch để tham quan, nghĩ dưỡng,…).

-

Ngày nay, trong cuộc cách mạng công nghệ số, kinh doanh du lịch trực tuyến
trên nền tảng ứng dụng di động, thanh tốn trực tuyến, cơng nghiệp điện tốn


đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ di động, mạng xã hội, kinh tế chia sẻ các ứng
dụng di động gắn với địa điểm đã làm gia tăng chất lượng trải nghiệm của du
khách và mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng.
-

Bên cạnh đó, thanh tốn trực tuyến cũng có sự thay đổi mau lẹ, với công nghệ
di động, mã vùng QR, việc thanh toán trực tuyến của du khách trong nước và
quốc tế đã trở nên thuận tiện chưa từng có. Tăng trưởng của du lịch trực tuyến
lên tới 50%, gấp đôi tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (25%).
Cân bằng thu chi quốc tế

-


Trong hệ thống tiền tệ theo cơ chế tỷ giá cố định, chính phủ các quốc gia sẽ đảm
bảo sự cân bằng của cán cân thanh toán.

-

Nếu tổng của cán cân vãn lai và cán cân vốn lớn hơn 0, dư cầu nội tệ thì chính
phủ can thiệp vào thị trường bằng cách bán nội tệ thu ngoại tệ và vàng giúp cán
cân thanh toán trở lại câ bằng.

-

Nếu tổng của cán cân vãng lai và cán caan vốn nhỏ hơn 0, dư cung nội tệ trên
thị trường thì chính phủ phải can thiệp thơng qua mua nội tệ bằng ngoại tệ hoặc
vàng dự trữ.

-

Mục đích chính của chính phủ trong việc duy trì sự cân bằng dự trữ ngoại tệ là
quuan trọng để can thiệp kịp thời vào thị trường tiền tệ nhằm duy trì ổn định tỷ
giá hối đoái; giữ thế ổn định cho các hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế.

-

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: nhìn từ góc độ thu nhập quốc dân, thâm hụt
cán cân vãng lai gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổng sản phẩm quốc dân và việc
làm. Ngược lại thặng dư sẽ ảnh hưởng tích cực.

-


Ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ và sự dụng các quỹ ngoại tệ: trong các giao dịch
quốc tế thường được thể hiện bằng ngoại tệ nên thâm hụt hay thặng dư của cán
cân thanh toán đều tác động đến nguồn ngoại tệ, khả năng sử dụng ngoại tệ và
giao dịch quốc tế.
Tăng nguồn thu ngoại tệ

Năm 2017: 12,922 triệu lượt khách quốc tế tạo nguồn thu ngoại tệ là 23 tỷ USD.
Dự báo đến năm 2020 là 10 triệu lượt khách quốc tế tạo nguồn thu ngoại tệ là 35 tỷ
USD.
Tích lũy vốn xây dựng
-

Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch
vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên
doanh,liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài để: Tái sản xuất các tài sản cố định


nhằm để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất – kỷ thuật hiện có, đổi mới, bổ
sung cơ sở vật chất – kỹ thuật mới.
-

Vốn đầu tư sản xuất là tồn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng
vốn sản xuất “. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành 2 loại:
o

Vốn đầu tư vào tài sản cố định: vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa
chữa lớn.

o Vốn đầu tư vào tài sản lưu động; tiền mặt ở ngân hàng, tiền mặt trong tay
người dân, công nợ, hàng tồn kho, các tài sản sẽ được sử dụng trong 12

tháng.
Cải thiện cơ cấu kinh tế vùng và quốc gia
-

Cơ cấu kinh tế ngành: Các ngành được xem xét phân tích bao gồm: nông
nghiệp; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Cơ cấu kinh tế ngành thể hiện qua tỷ
trọng phần trăm của 3 ngành trên trong GDP quốc gia, vùng và địa phương.\
Cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam năm 2010: công nghiệp và xây dựng (42%),
dịch vụ (42%), nông nghiệp (16%).

-

Cơ cấu kinh tế lãnh thổ của nền kinh tế: Nội dung phân tích bao gồm cơ cấu
giữa các vùng kinh tế - xã hội với nhau; giữa các vùng kinh tế trọng điểm với
các vùng còn lại; giữa thành thị và nông thôn. Trong du lịch thể hiện 7 vùng du
lịch.

-

Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế được hiểu là cách thức
kết cấu các thành phần tạo nên HT kinh tế quốc dân.
+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế ngoài/phi nhà nước
+ Kinh tế tập thể
+ Kinh tế cá thể
+ Kinh tế hộ gia đình
+ Kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.
Tạo cơ hội giải quyết việc làm

Kinh tế du lịch góp phần tạo cơ hội giải quyết việc làm: năm 2015 cótổng số lao

động là 2200 nghìn người trong đó lao động trực tiếp là 620 nghìn người, lao động
gián tiếp 1580 nghìn người. Dự báo đến năm 2020 tổng số lao động là 4000 nghìn
người.
Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế


-

Làm thay đổi cơ cấu kinh tế

-

Tăng trưởng kinh tế

-

Tăng mức thu nhập bình quân/người
GDP/ người của Việt Nam năm 2016 là 2385 USD, dự báo đến năm
2020 là 3000 USD.

Hội nhập kinh tế quốc tế và phân công lao động quốc tế.
Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc:
một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu
vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự
do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây
dựng các thể chế kinh tế khu vực và tồn cầu.
Phân cơng lao động giữa các quốc gia trên phạm vi thế giới, được
hình thành khi sự phân cơng lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới
một quốc gia do sự phát triển của lực lượng sản xuất PCLĐQT ngày
càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Điều kiện để phát triển phân công lao động quốc tế bao gồm
1) Sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, do đó, các
quốc gia phải dựa vào những ưu thế về tài ngun thiên nhiên để
chun mơn hóa sản xuất, phát huy lợi thế so sánh và điều kiện địa lí
của mình.
2) Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, trình độ phát triển của khoa học - kĩ thuật và công
nghệ, về truyền thống sản xuất, lực lượng sản xuất.
3) Trong một phạm vi nhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác động của
chế độ kinh tế - xã hội của đất nước.
Cùng với sự phát triển PCLĐQT, trên thế giới xuất hiện các tổ chức
kinh tế khu vực và tổ chức kinh tế chuyên ngành: EU, ASEAN, AEC , G7,
OPEC, vv.
c. Đặc điểm của kinh tế du lịch
Ví trị vai trị của kinh tế du lịch trong nền kinh tế thế giới và nền kinh tế
quốc gia
-

Tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GDP của thế giới năm 2000 là 6%; năm
2011 là 9% (6.000 tỷ USD) và dự báo đến năm 2020 đạt 10% (10.000 tỷ USD).


-

Du lịch là 1 trong 5 ngành kinh tế lớn nhất hành tinh:

-

Tạo nguồn thu ngoại tệ lớn: năm 2017 thu nhập ngoại tệ từ du lịch của Việt
Nam đạt 23 tỷ USD; du lịch chiếm 6,5 % trong GDP quốc gia.


-

Du lịch góp phần giải quyết nguồn lao động cho quốc gia, năm 2015 có 2,25
triệu lao động, chiếm 4% trong tổng số lao động của cả nước.

-

Du lịch là 1 trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Sự vận hành kinh tế du lịch lấy tiền tệ làm môi giới

Hoạt động trao đổi sản phẩm du lịch giữa du khách với nhà cung ứng. Mâu
thuẫn chủ yếu xảy ra theo 3 tình huống sau:
Trường hợp 1: cung > cầu
Trường hợp 2: cung < cầu
Trường hợp 3: cung = cầu
5 quốc gia có thu nhập ngoại tệ từ du lịch lớn nhất năm 2013:
-

Hoa kỳ : 139,6 tỷ USD (69,8 triệu du khách quốc tế)

-

Tây Ban Nha: 60,4 tỷ USD (60,7 triệu du khách quốc tế)

-

Pháp : 56,1 tỷ USD (76,8 triệu du khách)

-


Italia: 44 tỷ USD (47,7 triệu du khách)

-

Trung Quốc: 41,9 tỷ USD (55,4 triệu du khách quốc tế)
5 quốc gia dự trữ ngoại tệ lớn của thế giới (31/12/2013)

-

Trung Quốc: 3820 tỷ USD

-

Nhật Bản: 1268 tỷ USD

-

Liên Minh Châu Âu: 863,8 tỷ USD

-

Ả rập Xê Út: 739,5 tỷ USD

-

Thụy Sỹ: 531,1 tỷ USD
Quá trình vận hành kinh tế du lịch
Mua sản phẩm du lịch


Mua sản phẩm du lịch là quá trình du khách chuyển hóa tiền thành sản phẩm du
lịch (chủ thể của du khách).
Khâu mua sản phẩm du lịch được chia làm 2 khâu nhỏ:
-

Sự phát sinh nhu cầu mua sản phẩm du lịch là sự hình thành điều kiện mua sản
phẩm du lịch của du khách.

-

Du khách phải thỏa mãn các điều kiện sau:


o Có thu nhập đảm bảo sự chi tiêu cho du lịch
o Có thời gian rỗi
o Có trình độ văn hóa nhất định.
-

Hướng mua sản phẩm du lịch chỉ chủng loại sản phẩm du lịch mà du khách
chọn mua. Du khách mua tour du lịch nội địa hoặc tour du lịch quốc tế (inbound
hoặc outbound)
Bán sản phẩm du lịch

-

Giới thiệu thị trường du lịch thông qua công tác tuyên truyền quản cáo du lịch.

-

Cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch


-

Hàng hóa và dịch vụ du lịch bao gồm:
o Hàng hóa và dịch vụ tham quan
o Hàng hóa và dịch vụ vận chuyển
o Hàng hóa và dịch vụ lưu trú
o Hàng hóa và dịch vụ ăn uống
o Hàng hóa và dịch vụ vui chơi giải trí
o Hàng hóa và dịch vụ mua sắm
o Hàng hóa và dịch vụ thơng tin
Khó khăn trong việc định giá sản phẩm du lịch

-

Một số sản phẩm du lịch định lượng trực tiếp được giá bán (sản phẩm hữu hình)
+ Hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng
+ Hoạt động mua sắm hàng tiêu dùng, quà lưu niệm
+ Hoạt động kinh doanh vận chuyển.

-

Các sản phẩm du lịch khó định lượng được giá bán (sản phẩm vơ hình)
+ Thưởng thức biểu diễn nghệ thuật
+Hoạt động tham quan các điểm, tuyến du lịch
+ Dịch vụ của cán bộ - nhân viên du lịch
Câu 2: Phân tích mối liên hệ giữa kinh tế du lịch với nền kinh tế
1. Hoạt động xuất – nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu dựa vào thu nhập ngoại tệ từ du khách
quốc tế đến Việt Nam.



Ví dụ: năm 2014: lượt khách quốc tế đến Việt nam là 7,874 triệu, trong đó có
đến 95,09% lưu trú qua đêm; 4,91% du lịch trong ngày. Tổng chi tiêu của du
khách quốc tế là 8,39 tỷ USD.
Cơ cấu chi tiêu của du khách quốc tế lưu trú qua đêm
-

Thuê phịng: 33,14%

-

Ăn uống: 23,74%

-

Vận chuyển; 13,35%

-

Mua hàng hóa và q lưu niệm: 18, 34%

-

Hướng dẫn và tham quan: 4,08%

-

Vui chơi giải trí: 3,56%


-

Chi phí khác: 3,79%
Nhập khẩu du lịch
Nếu phần nhập khẩu từ nước ngồi càng lớn thì lợi tức thốt ra nước ngồi càng
nhiều
Sản phẩm nhập khẩu cho tiêu dùng trực tiếp của du khách (thức ăn, đồ uống)
Sản phẩm và dịch vụ du lịch nhập vào các khu vực sản xuất cung ứng cho du
lịch
Trả tiền cho các yếu tố sản xuất của nước ngoài về du lịch
Chi phí quảng cáo và tuyên truyền du lịch ở nước ngồi
Nhập các loại vốn tài chính và kĩ thuật cho công nghiệp du lịch
2. Hiệu quả việc làm
Về mặt số lượng: năm 2010 tổng số lao động trực tiếp và gián tiếp trong
ngành du lịch là 1,4 triệu người; số người trong độ tuổi lao động của Việt
Nam là 43,8 triệu người; lao động du lịch chiếm 3.2% trong tổng số lao động
của cả nước.
Lao động du lịch của Malaysia (25%) gấp 8 lần so với Việt Nam; của thế giới
(11%) gấp 3,4 lần
3. Đầu tư đất đai
Đầu tư đất đai trong phát triển du lịch hệ số lợi nhuận đạt được rất cao. Trong
quy hoạch phát triển du lịch đất đai là tài sản cố định để xây dựng cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, quy hoạch các khu du lịch,…
Ví dụ: sau khi vui chơi giải trí Disneyland đi vào hoạt động ở Hoa Kỳ, vùng
đất đai phụ cận tăng giá bán gấp 5 lần.


4. Tác động đến qui hoạch các vùng, môi trường nông thôn và phân bố mạng
lưới dân cư
Để tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả đòi hỏi phải tiến hành

phân vùng du lịch và hoạch định chiến lược phát triển du lịch vùng;
Việt Nam được phân chia thành 7 vùng du lịch:
-

Vùng du lịch trung du và miền núi Bắc Bộ

-

Vùng du lịch Đồng Bằng sông Hồng và duyen hải Đông Bắc

-

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

-

Vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ

-

Vùng du lịch Tây Nguyên

-

Vùng du lịch Đông Nam Bộ

-

Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
Quy hoạch môi trường nông thôn

Trong quy hoạch phát triển du lịch, loại hình du lịch nơng nghiệp, nông thôn; du
lịch sinh thái miệt vườn; du lịch homestay được tham quan đầu tư, làm phong
phú thêm loại hình du lịch và sản phẩm du lich.
Ví dụ: loại hình du lịch homestay được phát triển mạnh mẽ ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long
5. Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
Sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu tài nguyên du lịch và môi trường du lịch trở
thành vấn đế cấp thiết của các vùng quốc gia. Do vậy cần phải thực hiện các
nội dung chủ yếu sau:

-

Phân loại tài nguyên du lịch và mơi trường du lịch đúng, xác định chính xác giá
trị sử dụng về mặt quy mô (sô lượng và chất lượng) của từng loại tài nguyên để
có hướng khai thác và bảo vệ hợp lý.

-

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn. Môi trường du lịch bao gồm môi trường du lịch tự nhiên, môi trường
du lịch nhân văn và môi trường kinh tế xã hội.

-

Đầu tư cơ sở vật chât – kỷ thuật và nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ tài
nguyên và môi trường du lịch

-

Đào tào nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn nghiệp vụ sâu về bảo vệ tài

nguyên và môi trường du lịch.


Phân vùng chức năng để xác định các khu vực bảo vệ đặc biệt (vườn quôc sgia,
khu bảo tồn thiên nhiên, các danh thắng)
Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường
Thực thi luật bảo vệ môi trường
Ngân sách đầu tư và kỹ thuật và công nghiệp bảo vệ mơi trường
6. Đào tạo nghề nghiệp
Tính đến năm 2010 cả nước ta có: 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng và 117
trường trung cấp nghề tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Mỗi năm cả nước tuyển sinh khoảng 22.000 học sinh, sinh viên du lịch, trong đó
có 1.770 sinh viên đại học, 2.100 sinh viên cao đẳng và 18.190 học sinh trung
cấp nghề.
7. Sự đóng góp của du lịch vào GDP
Sự đóng góp của du lịch vào GDP quốc gia tăng qua các năm.
Doanh thu từ du khách quốc tế năm 2017 là 510.000 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng
góp của du lịch trong GDP của Việt Nam là 7,5%. Dự báo đến năm 2020 là
10%.
8. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được
trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của
một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
Ví dụ, một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng Việt Nam VND so với đô la Hoa
Kỳ USD là 22.000 VND có nghĩa là 22.000VND sẽ được trao đổi cho mỗi 1
USD.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh
hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa
trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì
giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu

lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngồi.
Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận
lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ
giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp
bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.


Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm
chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ
giá hối đối 3.500 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được
bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt
Nam là 115.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ
Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất giá vàtỷ giá hối
đoái thay đổi thành 3800 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung
Quốc sẽ được bán với giá 125.400 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so
với ấm chén sản xuất tại VN.
9. Chu chuyển tư bản
-

Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn lưu thông
Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ thực hiện chức
năng là phương tiện mua hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động và sau khi
mua xong, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất

-

Giai đoạn thứ hai – giai đoạn sản xuất
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có
chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để
sản xuất ra hàng hoá mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai

đoạn tuần hồn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì
nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

-

Giai đoạn thứ ba – giai đoạn lưu thơng
Hàng hố được tạo ra trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mang hình thái tư bản
hàng hố (H), trong đó chứa đựng khơng chỉ có giá trị tư bản ứng trước mà cịn
có giá trị thặng dư. Trong giai đoạn này, tư bản hàng hố có chức năng thực
hiện giá trị hàng hố trong đó có giá trị thặng dư hay chức năng chuyển hoá tư
bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ.
Sự vận động qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tính tuần hồn: từ
hình thái tiền tệ ban đầu của vịng tuần hồn rồi quay về dưới hình thái
tiền tệ cuối của vịng tuần hồn; q trình đó tiếp tục và lặp lại khơng
ngừng. Như vậy, sự vận động liên tiếp qua ba giai đoạn, trong mỗi giai
đoạn, tư bản mang một hình thái nhất định và có một chức năng nhất định
được gọi là tuần hoàn tư bản.
10. Cán cân thương mại


Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh
toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và
nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc
năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu)
Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược
lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi
mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng
11. Thu nhập và phúc lợi xã hội
Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI, trước đây gọi là
tổng sản phẩm quốc gia - GNP) là tổng thu nhập lần đầu được tạo ra bởi

các yếu tố sản xuất thuộc sở hữu của một quốc gia bất kể thu nhập này
được tạo ra ở trong nước hay ở ngoài nước trong một thời kỳ nhất định,
thường là 1 năm
Thu nhập quốc dân bao gồm: chi tiêu dùng cá nhân, tổng đầu tư của
dân cư, chi tiêu dùng của chính phủ, thu nhập thuần từ tài sản ở nước
ngoài (sau khi trừ các thuế), và tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất
khẩu và trừ đi hai khoản: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu
và thuế gián thu.
An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình
thơng qua một loạt các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó
khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết;
đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đơng con.
Theo từ điển Bách khoa Việt nam, phúc lợi xã hội là một bộ phận thu
nhập quốc dân được sử dụng nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và
tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối ngoài
thu nhập theo lao động, phân phối lại.
Như vậy, về khía cạnh này, giữa an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã có
sự khác biệt. Nếu như trong an sinh xã hội phân phối trong thu nhập
theo lao động là chủ yếu (đặc biệt là đối với bảo hiểm xã hội), thì trong
phúc lợi xã hội, phân phối ngoài thu nhập theo lao động lại là chủ yếu
12. Lạm phát và giảm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của
nền kinh tế, có nghĩa là sự mất giá thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền


(trong nền kinh tế Quốc gia ). Khi so sánh với 1 nền kinh tế khác lạm phát là sự
phá giá tiền tệ của 1 loại tiền tệ so với 1 loại tiền tệ khác (trong nền kinh tế toàn
cầu ).
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục.

Giảm phát trái ngược với lạm phát. Nguyên nhân chính của giảm phát là do tổng
cầu giảm. Để thốt khỏi tình trạng giảm phát cần thực hiện chính sách tái khuếch
trương tiền tệ, thơng qua các biện pháp như tăng lượng cung tiền, giảm thuế hay
điều chỉnh lãi suất.
Câu 3: Trình bày khái niệm, đặc điểm, chức năng của thị trường du lịch
a. Khái niệm thị trường du lịch
Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, phản ánh toán bộ quan
hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu cùng các mối quan hệ,
thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.
Thị trường du lịch thể hiện 3 khía cạnh sau:
-

Thị trường du lịch là bộ phận cấu thành của thị trường hàng hóa nói chung, nó
chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế:
o Quy luật cung cầu
o Quy luật giá trị
o Quy luật cạnh tranh
o Quy luật lưu thơng tiền tệ
o Quy luật tối đa hóa lợi nhuận

-

Thị trường du lịch là nơi thực hiện trao đổi hàng hóa (dưới dạng vật chất và
dịch vụ) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch, do vậy nó có sự độc lập tương
đối với thị trường hàng hóa

-

Tồn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch đều liên hệ
với không gian, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện hàng hóa.

b. Đặc điểm thị trường du lịch

-

Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung.

-

Trong tiêu dùng du lịch khơng có sự di chuyển của hàng hóa vật chất và dịch vụ
từ nơi sản xuất đến nơi cư trú thường xuyên của du khách.

-

Trên thị trường du lịch, doanh thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn từ 50 % - 80%
tổng doanh thu du lịch.
o Cơ cấu của dịch vụ du lịch:


 Dịch vụ đặc biệt là những dịch vụ góp phần tạo điều kiện cho du
khách sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch
 Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ có tác dụng là thỏa mãn những
nhu cầu thiết yếu hằng ngày của du khách
 Dịch vụ bổ sung bao gồm bán hàng lưu niệm, cho thuê phương
tiện thể thao, giải trí, phương tiện giao thơng,
o Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch khơng có dạng hiện hữu trước
người mua (du khách không biết được thực chất của sản phẩm du lịch):
 Quan hệ mua bán gián tiếp
 Các khâu chào giá lựa chọn, cân nhắc trả giá, quyết định mua, bán
thông qua ấn phẩm quảng cáo và kinh nghiệm
c. Chức năng của thị trường du lịch

Chức năng thực hiện và công nhận.
-

Thực hiện giá trị của hàng hóa thơng qua giá cả

-

Chi phí sản xuất của sản phẩm du lịch chỉ được công nhận là chi phí xã hội cần
thiết khi hành vi mua và bán được tiến hành và kết thúc trên thị trường du lịch.

-

Đối với doanh nghiệp du lịch, sản phẩm du lịch không được tiêu thụ sẽ dẫn đến
thất thu, thua lỗ và phá sản.

-

Đối với một quốc gia, sản phẩm du lịch không được công nhận, không được
thực hiện sẽ dẫn đến sự tụt dốc của ngành du lịch.
Chức năng thông tin

-

Thị trường du lịch cung cấp các thông tin về số lượng, cơ cấu, chất lượng của
cung –cầu du lịch.
Đối với người bán (cung):
o Thị trường du lịch cung cấp những thông tin về cầu du lịch, cung du lịch
của các đối thủ cạnh trạnh để quyết định chiến lược kinh doanh phù hợp.
Đối với người mua (du khách, cầu)
o Thông tin của thị trường du lịch cung cấp có giá trị quyết định trong việc

lựa chọn chuyến đi (đặc biệt là du lịch quốc tế)
Chức năng điều tiết, kích thích

-

Thị trường du lịch tác động đến người sản xuất và người tiêu dùng

-

Nhìn từ góc độ người sản xuất


o Thông qua các quy luật kinh tế, thị trường tác động trực tiếp đến người
sản xuất, nhà sản xuất phải liên tục đổi mới sản phẩm du lịch để phù hợp
với nhu cầu của du khách
-

Nhìn từ góc độ người tiêu dùng:
o Thông qua sự thay đổi về sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách trên
thị trường mà các doanh nghiệp sẽ có biện pháp, phương hướng kinh
doanh thích hợp nhằm đạt lợi nhuận tối đa
Câu 4: Phân tích các yếu tố tác động đến cầu du lịch
Các yếu tố tác động đến cầu du lich:

-

Yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên về tài nguyên du lịch như bờ biển dài, đẹp,…mùa du lịch
biển tăng và ngược lại hoặc danh lam thắng cảnh phong phú sẽ làm tăng cường độ

du lịch tham quan. Ở những vùng có suối nước khống tạo điều kiện du lịch chữa
bệnh phát triển…Độ dài của thời vụ du lịch của một vùng phụ thuộc vào sự đa dạng
của các thể loại du lịch có thể phát triển ở đó.
Ví dụ:
Một nước có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch sẽ ngắn
hơn so với một nước khác vừa có thể phát triển du lịch nghỉ biển vừa kết hợp với du
lịch chữa bệnh và văn hóa.
1.1.1. Khí hậu
Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét ở các loại hình du lịch nghỉ
biển, nghỉ núi và mức độ nhất định trong du lịch chữa bệnh. Đối với các du lịch
nghỉ biển, các thành phần như ánh nắng, độ ẩm, hướng gió, nhiệt độ và một số đặc
điểm như vị trí địa lý, độ sâu, chiều dài – rộng của bãi tắm… sẽ quyết định đến nhu
cầu của khách.
Khí hậu có tác động mạnh mẽ đến cầu du lịch. Khí hậu thay đổi có thể dẫn
đến mùa du lịch thay đổi.
Ví dụ:
Ở những nước có thay đổi thời tiết, chuyển mùa, như mùa thu sang mùa
đơng lạnh giá khiến cho người ta có xu hướng đến những nước có khí hậu và thời
tiết ấm áp để nghỉ ngơi thư giản (tránh thời tiết lạnh lẽo và rét mướt). Từ đó hình
thành nên mùa du lịch.


-

Yếu tố văn hóa – xã hội

o Tâm sinh lý con người
o Độ tuổi và giới tính
o Thời gian rỗi
o Bản sắc văn hóa

o Trình độ văn hóa
o Nghề nghiệp
o Thị hiếu và các kỹ năng
 Bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa càng độc đáo, càng nhiều thì càng có lợi thế cho việc thu hút
du khách nghỉ dưỡng và níu chân du khách đến lần sau
Khi đã có khả năng hút khách nghỉ dưỡng mạnh mẽ, cộng thêm khả năng níu
chân du khách nghỉ dưỡng lưu trú lại khu vực, khu nghỉ dưỡng và sản phẩm sẽ giúp
gia tăng lợi nhuận và đảm bảo về mặt công suất phịng cho dự án mà Q khách đã
đầu tư. Đó là lý do vì sao Nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ về bản sắc văn hóa dân tộc
khi lựa chọn địa điểm, vị trí và sản phẩm nghỉ dưỡng để đầu tư.
Ví dụ:
Khi du khách đưa ra quyết định lựa chọn điểm đến, du khách thường sẽ chọn
những quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng
 Thời gian nhàn rỗi
Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu
cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi. Tác động của
thời gian nhàn rỗi lên cầu trong du lịch phải nói đến 2 đối tượng chính trong xã hội.
Thứ nhất: là thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài
của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn thì người ta
thường chỉ đi du lịch một lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du
lịch với mong muốn được tận hưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường độ du
lịch sẽ cao vào mùa chính. Ngược lại thời gian nghỉ phép năm dài cho phép con


người đi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ
giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùa chính, tăng cường độ thu hút
nhu cầu ngoài mùa. Như vậy sự gia tăng thời gian nhàn rỗi góp phần giảm cường độ
của du lịch ở thời vụ chính và tăng cường độ du lịch vào ngoài mùa du lịch.
Thứ hai :là thời gian nghỉ của trường học, điều này làm cho học sinh và cha

mẹ chúng có thời gian đi du lịch. Thường là đối với học sinh có độ tuổi từ 6 – 15
tuổi, các bậc cha mẹ thường sắp xếp thời gian nghỉ phép cùng, để tận hưởng ngày
nghỉ cùng với con cái. Đối với tầng lớp học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông
trung học, đại học, cao đẳng, kỳ nghỉ hè trùng với mùa du lịch biển… Điều này làm
tăng cường độ mùa du lịch chính.
-

Các yếu tố kinh tế
o Thu nhập của dân cư
o Giá cả hàng hóa
o Tỷ giá hối đối
 Thu nhập

Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch
bởi để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết, nên
thu nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Vì vậy, ở
các nước có nền kinh tế phát triển người ta đi du lịch nhiều hơn, họ có thể thực hiện
nhiều chuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong mùa chính
giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch ở thời vụ du lịch chính.
Giá cả hàng hóa
Ngồi yếu tố thu nhập, yếu tố giá cả ở các nước du khách chọn làm điểm đến
cũng ảnh hưởng đến cầu du lịch. Các nước có giá cả hàng hóa ở mức trung bình sẽ
thu hút du khách hơn so với các nước có giá cả hàng hóa đắt đỏ.
Ví dụ:
Thái Lan là quốc gia có số lượng khách du lịch gần như đơng nhất Đơng
Nam Á nhờ vào chi phí, giá cả hàng hóa tương đối thấp so với các nước trong khu
vực.

-


Cách mạng khoa học – kỹ thuật và q trình đơ thị hóa


-

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mjang khoa học – kỷ thuật và q trình đơ
thị hóa, việc lựa chọn điểm đến và cả quá trình đi du lịch của du khách ngày
càng trở nên đơn giản và dễ dàng. Ngày trước, khi muốn đi du lịch đến một một
địa điểm trong hay ngoài nước, du khách đều phải đến đại lý vé máy bay để
mua vé, việc book phòng cũng cần phải qua nhiều trung gian. Nhưng ngày nay,
vớt sự phát triển của các công nghệ hiện đại, chúng ta chỉ cần làm tất cả mọi thứ
từ việc đặt vé máy bay đến chọn nơi lưu trú một cách dễ dàng ở bất cứ nơi đâu.

-

Yếu tố chính trị
-

Các quy định về vầ đề xuất nhập cảnh, quản lý thị thực, thời hạn thị thực, lệ

phí,… chính là những biểu hiện của việc ảnh hưởng chính trị đến du lịch. Ngoài ra, nếu hệ
thống luật pháp của một quốc gia càng phát triển và hồn thiện thì càng có những hành
lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
-

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, của kinh tế, du lịch như một

ngành kinh tế cần khuyến khích phát triển, vì thế, nhiều quốc gia đã nới lỏng các thủ tục
nhập cảnh cho khách du lịch. Các hình thức hộ chiếu điện tử hay visa điện tử sẽ thay thế
cho hộ chiếu giấy. Trong tương lai, xu hướng đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở lên đơn

giản và thuận tiện hơn, tạo điều kiện cho du lịch phát triển, nhưng cũng là yếu tố cạnh
tranh gay gắt giữa các điểm đến du lịch.
-

Đã nói đến chính trị thì khơng thể khơng nhắc đến an ninh trật tự và an toàn

xã hội. ổn định và an tồn là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong du lịch. Khi có một thơng
tin bất ổn nào về chính trị, an ninh xã hội tại một điểm du lịch nào đó thì khó mà có thể
thuyết phục du khách mua các chương trình du lịch đến đó, thậm chí một số chương trình
cịn bị hủy bỏ hoặc thay đổi lịch trình.

-

Xúc tiến và quảng cáo, tiếp thị du lịch

-

Nhờ các chương trình quảng cáo và tiếp thị du lịch có hiệu quả, lượng cầu trong
du lịch đã tăng lên đáng kể trong nhiều năm qua. Các chương trình quảng cáo
giúp cho du khách có được một hình dung rõ ràng về điểm đến du lịch, lịch
trình, ẩm thực,… tất cả những gì mà du khách có thể trải nghiệm nếu lựa chọn
điểm đến đó.



×