Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tổ chức chính quyền và quan chế thời Lê Sơ (Việt Nam) Nghiên cứu so sánh với triều Minh (Trung Quốc) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MÃ DAO (MA YAO)

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN VÀ QUAN CHẾ
TRIỀU LÊ SƠ (VIỆT NAM): NGHIÊN CỨU SO
SÁNH VỚI TRIỀU MINH (TRUNG QUỐC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ (Chuyên ngành Việt Nam học)

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MÃ DAO (MA YAO)

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN VÀ QUAN CHẾ
TRIỀU LÊ SƠ (VIỆT NAM): NGHIÊN CỨU SO
SÁNH VỚI TRIỀU MINH (TRUNG QUỐC)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 18035399

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Phạm Đức Anh

Hà Nội – 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
MA YAO


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đƣợc luận văn này, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tâm
của TS. Phạm Đức Anh. Những hƣớng dẫn, chỉ bảo của thầy trong quá trình viết luận
cùng các tài liệu đƣợc thầy cung cấp có ý nghĩa và giá trị to lớn đối với tác giả luận
văn. Nhân đây, tôi xin đƣợc gửi đến thầy lời cảm ơn chân thành nhất.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Khoa Việt Nam học,
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình
truyền đạt kiến thức trong những năm tháng tơi học tập và hồn thành luận văn. Kiến
thức mà các thày cô mang lại cho tôi sẽ khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu
luận văn mà cịn là hành trang vơ giá cho cơng việc và cuộc sống của tôi sau này.
Xin cảm ơn các bạn học cùng khóa, các bạn Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, hƣớng
dẫn tơi tìm tài liệu, chỉnh sửa lỗi sai chính tả, ngữ pháp, cách thức diễn đạt, phiên dịch
tài liệu... trong quá trình học tập và viết luận văn.
Cuối cùng xin đƣợc kính chúc các thầy cô và các bạn sức khỏe, hạnh phúc, thành
công.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2020


MỤC LỤC

MỤC LỤC ..........................................................................................................................- 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ..................................................................................- 3 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................- 1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................- 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................................- 2 2.1. Những nghiên cứu ở Trung Quốc...........................................................................- 3 2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài .......................................................- 5 3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... - 11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ - 12 4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... - 12 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. - 12 5. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu.............................................................................................. - 13 5.1. Tư liệu Trung Quốc ............................................................................................. - 13 5.2. Tư liệu Việt Nam.................................................................................................. - 14 6. Tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... - 16 7. Cấu trúc nội dung .......................................................................................................... - 16 CHƢƠNG 1: TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MƠ HÌNH .........................................
CHÍNH TRỊ TRUNG HOA ............................................................................................. - 17 1.1. Triều Lê Sơ trong bối cảnh chính trị thế kỷ XV ........................................................ - 17 1.1.1. Sự thành lập vương triều Lê Sơ và những đặc điểm chủ yếu ........................... - 17 1.1.2. Bối cảnh chính trị của các nước trong khu vực Đông Á cuối thế kỷ XIVđầu thế kỷ XV ..................................................................................................... - 19 1.2. Khái lƣợc về thiết chế chính trị triều Minh................................................................ - 21 1.2.1. Q trình ra đời và tồn tại của triều Minh ...................................................... - 21 1.2.2. Những đặc điểm chủ yếu của thiết chế chính trị triều Minh ............................ - 23 1.2.3. Ảnh hưởng của thiết chế chính trị triều Minh tới các nước trong khu vực...... - 25 1.3. Quá trình tiếp nhận thiết chế chính trị triều Minh của nhà Lê Sơ ............................. - 26 1.3.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng thiết chế chính trị thời Lê Sơ ................ - 26 1.3.2. Q trình tiếp nhận mơ hình chính trị Trung Hoa của triều Lê Sơ ................. - 29 Tiểu kết chương I .............................................................................................................. - 32 CHƢƠNG 2: SO SÁNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN GIỮA TRIỀU LÊ
SƠ VÀ TRIỀU MINH ..................................................................................................... - 34 2.1. Tổ chức chính quyền trung ƣơng ............................................................................... - 34 -1-


2.1.1. Khái qt về cách thức, mơ hình tổ chức chính quyền trung ương triều Lê
Sơ ................................................................................................................... - 34 2.1.2. So sánh với tổ chức bộ máy chính quyền trung ương triều Minh .................... - 45 2.2. Tổ chức chính quyền địa phƣơng............................................................................... - 51 2.2.1. Khái quát về cách thức, mơ hình tổ chức các cấp chính quyền địa phương
triều Lê Sơ .......................................................................................................... - 51 2.2.2. So sánh về cách thức tổ chức chính quyền địa phương giữa triều Lê Sơ với
triều Minh .......................................................................................................... - 53 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. - 56 CHƢƠNG 3: ......... SO SÁNH QUAN CHẾ GIỮA TRIỀU LÊ SƠ VỚI TRIỀU MINH- 58 3.1. Về chế độ tuyển bổ quan lại ....................................................................................... - 58 3.1.1. Cách thức tuyển chọn và quy định bổ nhiệm quan lại triều Lê Sơ .................. - 58 3.1.2. So sánh với chế độ tuyển bổ quan lại triều Minh ............................................. - 66 3.2. Chế độ ban phong chức tƣớc, phẩm trật .................................................................... - 70 3.2.1. Cách thức và quy định ban phong chức tước triều Lê Sơ ................................ - 70 3.2.2. Các quy định về phẩm trật quan lại triều Lê Sơ .............................................. - 71 3.2.3. So sánh với chế độ ban phong chức tước, phẩm trật triều Minh ..................... - 72 3.3. So sánh chế độ lƣơng bổng giữa triều Lê Sơ với triều Minh ..................................... - 76 3.4. Về chế độ khảo khoá và thƣởng phạt quan lại ........................................................... - 80 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................................. - 83 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... - 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... - 88 -

-2-


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1 – Mô hình tổ chức chính quyền trung ƣơng triều Lê Sơ
(Từ thời Lê Thánh Tông

39

Sơ đồ 2 - Sơ đồ tổ chức chính quyền trung ƣơng triều Minh

47

Sơ đồ 3 – Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phƣơng triều Lê Sơ
(Từ thời Lê Thánh Tông)

52

Sơ đồ 4 - Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phƣơng triều Minh


54

Bảng 2.1 – Chức năng, đặc điểm của Lục Bộ triều Lê Sơ
(Từ thời Lê Thánh Tông)

42

Bảng 2.2. Cách thức tổ chức những cơ quan trông coi việc giấy tờ bên cạnh Vua triều
Lê Sơ (Từ thời Lê Thánh Tông

43

Bảng 2.3- Cách thức tổ chức các cơ quan chuyên môn triều Lê Sơ
(Từ thời Lê Thánh Tơng

44

Bảng 2.4. Tổ chức chính quyền cấp tỉnh dƣới triều Minh

55

Bảng 3.1. Điều kiện và quy định của lệ khoa cử triều Lê Sơ

61

Bảng 3.2. So sánh số lƣợng chức quan triều Lê Sơ với triều Minh

75


-3-


-4-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Do những điều kiện về địa lý, lịch sử và nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan
khác, Trung Quốc và Việt Nam có khá nhiều điểm tƣơng đồng, từ phƣơng diện chính
trị, tƣ tƣởng, đến kinh tế, văn hóa, xã hội... Trên các phƣơng diện đó, giữa hai nƣớc
thậm chí cịn có mối quan hệ tác động, ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau. Điều này đặt ra yêu
cầu cần phải có những nghiên cứu so sánh, xem xét tổng thể trên nhiều lĩnh vực, cũng
nhƣ trong từng khía cạnh cụ thể.
Trong nhiều năm gần đây, lịch sử Nhà nƣớc và Pháp quyền ở Việt Nam đã thu hút
đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong nƣớc và quốc tế, với những
hƣớng tiếp cận tuy có khác nhau, nhƣng nhìn chung đã toàn diện và sâu rộng hơn. Đặc
biệt, khi nghiên cứu về lịch sử Nhà nƣớc quân chủ Việt Nam thì khơng thể nghiên cứu
riêng lẻ mà cần phải mở rộng tiếp cận trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu trên cả
phƣơng diện đồng đại và lịch đại. Vì vậy, sẽ là thiếu sót rất lớn nếu nghiên cứu lịch sử
nhà nƣớc quân chủ ở Việt Nam mà không đặt trong mối liên hệ mật thiết với Trung
Quốc.
Thực tế lịch sử các nhà nƣớc quân chủ ở Trung Quốc và Việt Nam cho thấy, đã có
những triều đại đạt đƣợc sự phát triển cực thịnh, để lại nhiều thành tựu cho hậu thế
cũng nhƣ ảnh hƣởng đến tận ngày nay. Chẳng hạn nhƣ nghiên cứu về lịch sử các nhà
nƣớc qn chủ Trung Quốc thì khơng thể khơng nghiên cứu về nhà Đƣờng, nhà Minh,
nhà Tống…, cũng nhƣ khi nghiên cứu về lịch sử các nhà nƣớc quân chủ Việt Nam thì
khơng thể bỏ qua các triều đại Lý, Trần hay Lê Sơ... Nhất là ở những thời điểm cả hai
nƣớc đều đạt đến giai đoạn phát triển, có tầm ảnh hƣởng lớn, lại càng cần có sự nghiên
cứu, so sánh, đối chiếu một cách toàn diện và hệ thống. Trong đó, điển hình nhất có thể

kể đến giai đoạn thế kỷ XV-XVI, tƣơng ứng với thời kỳ tồn tại của triều Lê Sơ (Việt
Nam) và triều Minh (Trung Quốc).

-1-


Trong 100 năm tồn tại (1428-1527), vƣơng triều Lê Sơ đã kế thừa những thành
tựu phát triển của nhiều triều đại trƣớc đó (nhất là hai triều Lý, Trần), đồng thời chịu
ảnh hƣởng trực tiếp từ nhà Minh (Trung Quốc) đƣơng thời. Ảnh hƣởng của chế độ
chính trị triều Minh đối với Đại Việt gắn liền với bối cảnh văn hóa – lịch sử, là kết quả
tất yếu của quá trình giao lƣu chính trị-văn hóa-lịch sử hàng ngàn năm của hai nƣớc
Trung – Việt. Mặc dù không thể tránh khỏi những nhận thức và hành động cục bộ, hạn
hẹp do bị hạn chế bởi các yếu tố thời đại nhƣng trong cách thức tổ chức bộ máy chính
quyền, cơ chế quan lại từ trung ƣơng đến địa phƣơng của triều Minh và triều Lê đến
nay vẫn còn giá trị và ứng dụng trong thực tiễn xây dựng và quản lý nhà nƣớc. Chẳng
hạn nhƣ chế độ tuyển cử ở các cấp trung ƣơng, địa phƣơng, chế độ thƣởng, phạt quan
lại…
Tác giả luận văn là một học viên ngƣời Trung Quốc đã sinh sống và học tập tại
Việt Nam hơn 5 năm, theo ngành Việt Nam học. Làm việc trong lĩnh vực hành chính cơng vụ nên hƣớng nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ hỗ trợ rất lớn cho ngƣời viết
trong q trình học tập cũng nhƣ cơng tác. Đồng thời, với góc độ tiếp cận lịch sử hiện
đại, những kết quả so sánh, phân tích của luận văn sẽ đƣa tới cái nhìn tồn diện, tổng
hợp và rõ ràng hơn về cơ cấu tổ chức và phƣơng thức quản lý nhà nƣớc quân chủ
chuyên chế đƣơng thời.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên quyết định lựa chọn chủ đề “Tổ chức
chính quyền và quan chế thời Lê Sơ (Việt Nam): Nghiên cứu so sánh với triều Minh
(Trung Quốc)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu liên quan đến các triều đại quân chủ Trung Quốc hay Việt Nam
đến nay đã có rất nhiều, đặc biệt là về Trung Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu từ góc độ so
sánh, đối chiếu, nhất là phân tích sự ảnh hƣởng qua lại giữa hai nhà nƣớc, hai triều đại...

hoặc giữa các thời kỳ lịch sử giữa Trung Quốc và Việt Nam lại rất hạn chế. Tác giả
trong quá trình thực hiện đề tài đã gặp khá nhiều khó khăn khi tìm kiếm, tổng hợp tài

-2-


liệu. Hầu hết các nghiên cứu, cơng trình nếu có đề cập đến mối quan hệ giữa triều
Minh (Trung Quốc) với triều Lê Sơ (Việt Nam) chủ yếu chỉ đề cập dƣới góc độ ảnh
hƣởng của chính trị triều Minh tới triều Lê Sơ, ít nghiên cứu phân tích dƣới góc độ so
sánh, đối chiếu những điểm tƣơng đồng và khác biệt.
2.1. Những nghiên cứu ở Trung Quốc
Tuy có rất nhiều nghiên cứu về các khía cạnh, bình diện của lịch sử Trung – Việt
nhƣng nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ khai thác dƣới góc độ ảnh hƣởng
của các triều đại phong kiến Trung Quốc tới các triều đại phong kiến Việt Nam mà ít
khai thác dƣới góc độ so sánh, đối chiếu sự giống và khác nhau.
Trƣớc hết phải kể đến cơng trình nghiên cứu Minh sử giảng nghĩa
của tác giả Meng Sen (Nxb. Shang hai Gu ji, 2002). Quyển sách lấy lịch sử triều Minh
làm đối tƣợng nghiên cứu. Đây vốn dĩ là giáo trình nội bộ cho các sinh viên Trƣờng
Đại học Bắc Kinh, nhƣng do giải đáp đƣợc nhiều câu hỏi liên quan đến lịch sử triều
Minh, có nhiều giá trị tham khảo nên từ lâu đã trở thành một trong những tƣ liệu tham
khảo điển hình khi nghiên cứu về triều đại nhà Minh. Điểm độc đáo của cuốn sách này
là tác giả đã kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử cận đại, mở ra một cách thức tiếp
cận vấn đề lịch sử mới cho các nghiên cứu sau này.
Minh đại chính trị sử

(Quyển thƣợng, hạ) của Zhang Xian Qing,

Lin Jin Shu, (Nxb Đại học Sƣ phạm Quảng Tây, 2003) cũng là một tác phẩm nổi tiếng
về đề tài lịch sử chính trị triều Minh. Lấy bối cảnh là q trình phát triển kinh tế đƣơng
thời đang bƣớc vào giai đoạn hội nhập với thế giới, tài liệu này có giá trị, góc độ tiếp

cận mới, lập trƣờng rõ ràng. Quyển sách gồm 10 chƣơng, chia thành các Tiết đã phản
ánh đầy đủ, toàn diện nhiều nội dung quan trọng nhƣ: kết cấu giai cấp của triều Minh,
hình thái quốc gia, cơ cấu chính phủ, chế độ quản lý quan liêu, chế độ pháp luật, cải
cách chính trị, đấu tranh giữa các đảng phái, chính sách dân tộc, quan hệ bang giao (đối
ngoại), tƣ tƣởng chính trị... Từ đó thơng qua phân tích về các hoạt động chính trị triều

-3-


Minh để thấy đƣợc tầm ảnh hƣởng đối với nền kinh tế, văn hóa, nghiên cứu sâu rộng
hơn quy luật phát triển của xã hội Trung Quốc cổ đại, đồng thời cũng mang đến những
giá trị tham khảo quý báu cho xã hội hiện đại.
Luận văn tiến sĩ Nghiên cứu về triều Minh và quan hệ với nước An Nam
Đại học Kí Nam, 2005

của Chen Wen Yuan lại khai thác đề tài

dƣới góc độ quan hệ bang giao giữa triều Minh với các triều đại Việt Nam cùng thời
(đồng đại). Trong đó tác giả khẳng định triều Minh là giai đoạn quan trọng trong lịch
sử quan hệ bang giao Trung – Việt. Nghiên cứu cho thấy tồn bộ tiến trình lịch sử quan
hệ triều Minh với nƣớc Đại Việt đƣơng thời, từ khởi đầu đến quy phạm hoá, chế độ
hoá.
Luận văn thạc sỹ Ảnh hưởng của quan chế triều Minh đối với các vương triều Lê
Sơ của Việt Nam
Kinh, 2011

Đại học Ngôn ngữ Bắc

của tác giả Ruan Chen Bao Zhu, cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị.


Ƣu điểm của luận văn này là có bố cục rõ ràng, dễ hiểu, tác giả phân chia rõ quan chế
của triều Minh và quan chế triều Lê Sơ để ngƣời đọc dễ hiểu đƣợc vấn đề. Thêm vào
đó, luận văn cũng lý giải nguyên nhân của những ảnh hƣởng mà triều Minh mang đến
cho triều Lê Sơ của Việt Nam từ góc độ văn hố khá hợp lý. Hạn chế của nghiên cứu
này là tác giả chƣa có những so sánh, phân tích tổng hợp chi tiết hơn (ít các bảng biểu
đối chiếu) , vì vậy ngƣời đọc chƣa thấy rõ đƣợc tồn bộ hệ thống chính trị đƣơng thời.
Bên cạnh các sách tham khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cịn có một số bài
nghiên cứu có tác dụng tham khảo với ngƣời viết, tiêu biểu nhƣ ―Nghiên cứu về ảnh
hưởng của quan chế Trung Hoa tới Việt Nam – Lấy phạm vi nghiên cứu từ thế kỷ X
đến thế kỷ XV‖
Liang Yun Hua



10

đăng trên Diễn đàn Nhân dân, 2015

-4-

~15

của

. Bài viết tuy chỉ gồm 3 trang


nhƣng đã khái quát đƣợc những nội dung cơ bản nhất về những ảnh hƣởng của chế độ
quan lại Trung Hoa thế kỷ X-XV đối với các triều đại Việt Nam đƣơng thời. Bắt đầu từ
việc tham khảo mơ hình quan chế của Trung Hoa trong thời Ngô, Đinh, Tiền Lê thế kỷ

X-XI đến việc áp dụng rộng rãi hơn các mơ hình quan chế ở thời Lý, Trần, Hồ thế kỷ
XI-XV.
Các bài viết ―Giao lưu văn hoá Trung - Việt thời Minh‖
của He Xiao Rong (đăng trên Lịch sử giáo học, kỳ 10/1998) giới thiệu khái quát về tiến
trình giao lƣu văn hoá Trung – Việt dƣới thời Minh, trong bối cảnh kinh tế - văn hố –
chính trị - văn hố của tồn khu vực Đơng Á đƣơng thời; hoặc các bài Khái quát một
số vấn đề về quan hệ lịch sử Trung – Việt

của

Chen Yu Long (tạp chí Dọc ngang Đơng Nam Á, kỳ 01, 1983); bài Bàn về nguồn gốc,
đặc trưng và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam
(Tạp chí Đại học Bắc Kinh, kỳ 01, 1995); bài Nghiên cứu của học giả Trung Quốc
từ thế kỷ XX đến nay về quan hệ Trung Việt thời kỳ trước nhà Thanh
của Wang Tao
Nam Á, kỳ 03/2006

20

Tạp chí Nghiên cứu Đơng

... cũng đều là những nghiên cứu có giá trị tham khảo nhất định

với ngƣời viết trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngồi
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam cũng có những vấn đề tƣơng tự nhƣ ở Trung
Quốc. Có thể kết luận rằng các nghiên cứu liên quan theo tiếp cận so sánh, đối chiếu
hoặc phân tích ảnh hƣởng từ các nhà nƣớc quân chủ chuyên chế Trung Quốc đến các
nhà nƣớc quân chủ Việt Nam, nhất là các nghiên cứu so sánh về một giai đoạn lịch sử
cụ thể (ví dụ nhƣ triều Lê Sơ và triều Minh), thì gần nhƣ khơng có. Mặc dù vậy, cũng


-5-


đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác
nhau.
Đầu tiên phải kể đến là cuốn “Tổ chức chính quyền trung ương dưới triều Lê
Thánh Tông (1460-1497)‖ của tác gỉa Lê Kim Ngân (Bộ Quốc gia giáo dục, Saigon1963). Đây là một tài liệu tham khảo có giá trị, với cách thức nghiên cứu và tiếp cận
vấn đề khá khoa học và hợp lý, giúp ngƣời viết học hỏi đƣợc cách thức suy nghĩ khi
triển khai một đề tài luận văn. Ví dụ nhƣ hai phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc tác
giả áp dụng khi thực hiện đề tài đó là “Phƣơng pháp suy-luận theo chứng cớ loại – suy”
và “Phƣơng pháp suy – luận theo chứng cớ hồi-cứu”. Nhiều nội dung trong cuốn sách
có giá trị tham khảo lớn nhƣ cách tổ chức chính quyền trung ƣơng của các triều trƣớc
Lê Thánh Tông (trang 2), giúp chúng ta hiểu đƣợc cách tổ chức nền hành chính trung
ƣơng, nền binh bị trung ƣơng và cơ quan kiểm soát qua các triều đại từ thời nhà Ngô
đến đầu triều Lê Sơ...
Không chỉ dừng lại ở các cơng trình nghiên cứu nhƣ trên, nhiều bài viết khoa học,
tiểu luận, luận văn... liên quan đến đề tài nhƣ ―Quan chế dưới triều vua Lê Thánh Tông
và giá trị kế thừa trong xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức Việt Nam hiện nay‖ của
Hồng Thị Kim Quế (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2, 2013);
―Thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ‖ của Trƣơng Vĩnh Khang (Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam, 2013, số 7) ... Ƣu điểm của những nghiên cứu này là đã giới thiệu
đƣợc tới ngƣời đọc hệ thống tổ chức hành chính của thời Lê từ góc độ tiếp cận mới đó
là có liên hệ với cách thức tổ chức bộ máy hiện nay của chính phủ Việt Nam, do đó có
tính gợi ý và tham khảo nhất định với những ngƣời nghiên cứu ở thời đại này. Tuy
nhiên do đây chỉ là những bài viết phát biểu trên Tạp chí, những bài nghiên cứu hội
thảo… nên nội dung tƣơng đối ngắn, chỉ mang tính liệt kê, giới thiệu sơ lƣợc, chƣa đi
sâu vào từng khía cạnh cụ thể, ví dụ nhƣ chƣa có sự so sánh, đối chiếu kèm theo dẫn
chứng minh hoạ cho cơ cấu tổ chức chính quyền (nhƣ lập bảng, phân tích ƣu, nhƣợc


-6-


điểm…), vì vậy những nghiên cứu sau này có thể dựa vào những luận điểm của các bài
nghiên cứu này để mở rộng nghiên cứu của mình.
Trong bài Tổ chức chính quyền của nhà Minh và ảnh hưởng của nó thời Lê – Mạc
(Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (36), 2001), Đinh Khắc Thuận sau khi trình bày
hết những nét cơ bản của nhà Minh thì đã giới thiệu những đặc trƣng cơ bản trong bộ
máy chính quyền triều Lê-Mạc. Theo đó, cũng nhƣ nhiều cơng trình nghiên cứu khác,
sau khi khái quát về cơ cấu tổ chức chính quyền triều Minh, tác giả cũng đã khẳng định
“thiết chế chính trị của nhà Minh đã ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tổ chức chính quyền
thời Lê – Mạc ở Việt Nam, đặc biệt là từ thời Lê Thánh Tông 1471. [40: 02]
Luận văn Thạc sĩ luật học Quan chế triều Lê Sơ – Những nội dung cơ bản và giá
trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay của Vũ
Thị Hằng (Đại học quốc gia Hà Nội, 2014) cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị.
Thơng qua những phân tích, đánh giá, tổng hợp của mình, tác giả đã góp phần mơ tả
đầy đủ hơn chế độ quan lại triều Lê Sơ trên nhiều phƣơng diện nhƣ khái niệm, nội
dung cơ bản, vai trị, hệ thống chính sách, pháp luật v.v.. của các triều đại Hậu Lê trong
đào tạo, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ quan lại. Luận văn còn nêu ra đƣợc các giải
pháp tiếp thu, kế thừa các giá trị tiến bộ của chế độ quan lại triều Lê Sơ trong quá trình
xây dựng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam hiện nay.
Một trong những tài liệu tham khảo đặc biệt hữu ích cho ngƣời viết luận văn đó là
cuốn Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam từ năm 939 đến năm 1884 của tác
giả Nguyễn Minh Tƣờng (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2015). Cuốn sách gồm gần
1000 trang, chia làm 10 chƣơng, đƣợc trình bày từ khi Ngơ Quyền thành lập vƣơng
triều Ngô (939) đến khi vƣơng triều Nguyễn khơng cịn duy trì đƣợc nền độc lập, tự
chủ nữa (1884). Toàn bộ nội dung sách giới thiệu đầy đủ nhà nƣớc quân chủ Việt Nam,
hình thành, phát triển và kế tục của 12 triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê
sơ, Mạc, Lê – Trịnh, Chúa Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn ở Đại Việt cùng với vƣơng quốc
Champa của dân tộc Chăm. Đóng góp quan trọng của cơng trình là tác giả đã phân tích,


-7-


so sánh sự khác biệt và nêu lên đặc trƣng của tổ chức bộ máy nhà nƣớc quân chủ Việt
Nam, qua từng triều đại. Ngồi ra, tác giả cịn làm rõ nguồn gốc, danh xƣng của từng
chức quan, hay từng cơ quan của nhà nƣớc quân chủ Việt Nam khi tham khảo quan chế
Trung Hoa. Đặc biệt, từ đề tài của luận văn, rất nhiều nội dung trong cuốn sách này đã
giúp ngƣời viết luận hiểu sâu và rộng về đề tài cũng nhƣ hiểu rõ về tổ chức Nhà nƣớc
quân chủ trong lịch sử Việt Nam nói riêng và trong cả hệ thống tổ chức Nhà nƣớc quân
chủ trong lịch sử phƣơng Đơng nói chung. Ví dụ nhƣ chƣơng 2, tác giả viết về Tổ chức
chính quyền Trung ƣơng (từ thời Ngô đến Lê sơ), chƣơng 3, chƣơng 4 viết về tổ chức
chính quyền trung ƣơng (từ thời Mạc đến thời Nguyễn), chƣơng 5 viết về cách tổ chức
quân đội với các mơ hình qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Champa, Trần, Hồ, Lê sơ,
Mạc, Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Tây Sơn và Nguyễn
v.v..v. Đặc biệt là các chƣơng 8, 9 và 20, tác giả phân tích kỹ về các vấn đề ban hành
luật pháp và thực thi pháp luật; cách tuyển bổ quan lại và lệ phong tƣớc, chỉ ra nhiệm
vụ và quyền lợi của quan lại trong tổ chức chính quyền quân chủ, cuối cùng tác giả
phân tích, giới thiệu về vấn đề khảo khóa, thƣởng phạt và chế độ hƣu trí của quan lại.
Có thể nói cuốn sách của Nguyễn Minh Tƣờng là một cơng trình khoa học cơng phu,
nghiêm túc, có những đóng góp khoa học tích cực vào sự nghiệp nghiên cứu lịch sử
Nhà nƣớc quân chủ Việt Nam. Đặc biệt là với một nghiên cứu sinh ngƣời Trung Quốc
nhƣ tác giả luận văn, cuốn sách đã mang đến cho ngƣời viết những kiến thức bổ ích và
q báu trong q trình thực hiện đề tài.
Cuốn Mơ hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam thế kỷ X – XIX là một chuyên khảo
của tác giả Phạm Đức Anh (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015). Cuốn sách hơn 300
trang chia làm bốn chƣơng đã khái qt đầy đủ về mơ hình tổ chức nhà nƣớc ở Việt
Nam trong suốt gần 9 thế kỷ. Từ thiết chế nhà nƣớc thời Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV) ,
thiết chế nhà nƣớc Lê Sơ (thế kỷ XV), các thiết chế nhà nƣớc trong giai đoạn thế kỷ
XVI – XVIII đến thiết chế nhà nƣớc thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Tài liệu này đã hỗ trợ

rất lớn cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.

-8-


Không chỉ ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu của luận văn từ lâu cũng thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả quốc tế. Xin nêu một số tác giả và cơng trình
tiêu biểu nhƣ sau:
Năm 1968, bản luận án tiến sĩ The Development of Le Government in Fifteenth
Centery Vietnam (Sự phát triển của chính quyền Lê thế kỷ XV ở Việt Nam) đƣợc John
K. Whitmore bảo vệ tại Đại học Cornell. Cơng trình có nhiều đóng góp và phát hiện
mới mẻ về lịch sử chính trị Việt Nam trong giai đoạn những năm 30 đến thập niên 70
của thế kỷ XV. Nội dung xuyên suốt của cơng trình xoay quanh cuộc chiến giành
quyền lực, tác động to lớn đến ngai vàng nhà Lê cũng nhƣ toàn bộ nền chính trị - xã
hội Đại Việt, giữa hai nhóm (phe phái) - nhƣ tác giả đặt tên - nhóm “quyền thần” gốc
Thanh - Nghệ và nhóm “Nho sĩ” vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Insun Yu là một nhà Việt Nam học nổi tiếng ngƣời Hàn Quốc. Ơng có nhiều cơng
trình nghiên cứu về Việt Nam, trong đó nổi tiếng với ba cuốn sách: Lịch sử Việt Nam
(tiếng Hàn Quốc, 1984), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Việt Nam và
nước láng giềng Trung Quốc: Mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại. Cuốn Luật và xã
hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII đƣợc dịch từ nguyên bản tiếng Anh (Law and Society
in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam, Seoul 1990) và xuất bản ở Việt Nam
năm 1994. Trong cơng trình này, Insun Yu đã chỉ rõ và chứng minh một cách thuyết
phục những ảnh hƣởng của luật pháp Trung Hoa (từ đời Đƣờng đến Minh) đến bộ luật
nhà Lê, sự kế thừa luật pháp thời Lý - Trần, đặc biệt là những điều luật riêng có trong
Quốc triều hình luật. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung phân tích ảnh hƣởng và tác
động của luật pháp lên cấu trúc gia đình và phong tục Việt Nam, quan hệ giữa làng xã
với nhà nƣớc. Năm 2012, ông xuất bản tại Hàn Quốc cuốn sách Việt Nam và nƣớc láng
giềng Trung Quốc: Mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại (tiếng Hàn). Nội dung xuyên
suốt của cuốn sách, tác giả chủ yếu trình bày lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và

Trung Quốc, từ thời Bắc thuộc đến thời hiện đại. Trong đó, dù không tập trung, các

-9-


vấn đề về thiết chế chính trị, mơ hình tổ chức nhà nƣớc, luật Pháp Việt Nam và những
ảnh hƣởng của nó từ Trung Hoa cũng đƣợc đề cập ở những mức độ nhất định.
Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XV một là cơng trình của tác giả ngƣời
Nga, A.B. Pôliacốp. Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách đƣợc xuất bản năm 1996. Tuy
đề cập tới nhiều vấn đề, nhƣng nội dung chủ yếu của cuốn sách xoay quanh lịch sử
chính trị của hai triều Lý - Trần, theo ông, đây là “giai đoạn mấu chốt của sự khôi phục
và phát triển quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập”.
Cuốn Quá trình hình thành và biến đổi của nhà nước Đại Việt thời trung thế
, của tác giả ngƣời Nhật Bản Momoki Shiro (

),

xuất bản tại Đại học Osaka năm 2011. Nội dung chủ yếu của cuốn sách, tác giả phân
tích những thay đổi về thiết chế nhà nƣớc và xã hội Đại Việt thời Lý - Trần (thế kỷ XI XIV), theo tác giả, là giai đoạn chuyển tiếp từ mơ hình “nhà nƣớc kiểu Đơng Nam Á”
ở thế kỷ X sang mơ hình “nhà nƣớc tiểu Trung Hoa” vào thế kỷ XV. Tác giả tán thành
quan điểm của Shiraishi Masaya cho rằng Việt Nam thế kỷ X là mơ hình nhà nƣớc
phân tán quyền lực kiểu Đông Nam Á, chủ yếu do các thủ lĩnh địa phƣơng nắm giữ.
Nhƣng đến thế kỷ XV, nhà nƣớc bắt đầu đƣợc thiết lập theo mơ hình tập quyền của
Trung Hoa. Thơng qua phân tích các hành động qn sự và hệ thống tổ chức hành
chính, tác giả cho rằng từ thế kỷ XII, nhà Lý đã khẳng định đƣợc quyền quản lý đối với
các địa phƣơng. Đến thời Trần, hệ thống quản lý địa phƣơng đƣợc củng cố vững chắc,
một phần nhờ việc cƣ trú của tôn thất nhà Trần ở những địa bàn trọng yếu (chế độ Thái
ấp).
Cuối cùng, chúng tôi xin nhắc tới cuốn A History of the Vietnamese của K.W.
Taylor, xuất bản tại Đại học Cambridge, năm 2013. Đây có thể coi nhƣ tập đại thành

những kết quả nghiên cứu Việt Nam trong suốt hơn 40 năm của học giả ngƣời Mỹ. Nội
dung cuốn sách (dày 696 trang) trình bày tồn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam - hay
“lịch sử ngƣời Việt”, nhƣ tác giả đặt tên - từ đầu thời Bắc thuộc cho đến đƣơng đại. Rất

- 10 -


nhiều chủ đề đã đƣợc tác giả đề cập trong cơng trình này, từ ngơn ngữ, văn học, tơn
giáo, cho đến những cuộc xung đột chính trị - quân sự bên trong và bên ngoài lãnh thổ,
quan hệ Việt Nam - Trung Hoa, những khn mẫu chính quyền Việt Nam đã “vay
mƣợn” trong suốt tiến trình lịch sử. Tác giả đƣa ra nhiều quan điểm mới về các vấn đề
của lịch sử Việt Nam, nhƣng cũng vì thế đang gây ra những ý kiến tranh luận, nhất là
của các nhà nghiên cứu trong nƣớc.
Nhìn chung, những nghiên cứu liên quan đến triều Minh cũng nhƣ quan hệ giữa
triều Minh với triều Lê Sơ (Việt Nam) ở Trung Quốc và cả ở Việt Nam đã có một số
lƣợng nhất định, nhiều cơng trình trong đó có giá trị tham khảo và giá trị thực tiễn lớn,
có thể coi là đặt nền móng cho những nghiên cứu sau này. Nếu khơng có hệ thống các
cơng trình nghiên cứu rất cơng phu này của các học giả Trung Quốc nói riêng cũng nhƣ
của các học giả trên tồn thế giới nói chung thì chắc chắn rằng những ngƣời nghiên
cứu sau này sẽ không thể có đủ tƣ liệu tham khảo, cũng nhƣ sẽ khơng thể hiểu đƣợc cái
nhìn tổng quan nhất cả về mặt đồng đại lẫn lịch đại của triều Minh và triều Lê Sơ.
Tuy nhiên, về tổng thể thì những nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến mối quan
hệ giữa triều Minh với triều Lê Sơ, về ảnh hƣởng của triều Minh tới triều Lê Sơ cũng
nhƣ nguyên nhân của những ảnh hƣởng đó…, thì chƣa có nhiều. Theo tổng hợp của
chúng tơi thì đại đa số các nghiên cứu đều chỉ dừng lại ở việc mô tả, đối chiếu đơn giản
sự giống và khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của triều Minh với
triều Lê Sơ, tuy nhiên đi sâu vào đối chiếu, so sánh từng khía cạnh cụ thể (ví dụ chi tiết
tới từng bộ, khoa, từ trung ƣơng tới địa phƣơng… thì chƣa có nhiều, các số liệu thống
kê cịn nhiều điểm có thể khai thác mặc dù đây là công việc vô cùng khó khăn do
những hạn chế về điều kiện nghiên cứu)… Tuy nhiên tất cả những hạn chế này cho

thấy tiềm năng nghiên cứu mở rộng của đề tài là rất lớn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua các nội dung nghiên cứu, Luận văn này hƣớng tới giải quyết những vấn
đề khoa học sau đây:

- 11 -


- Phân tích đƣợc một cách hệ thống bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành và phát
triển thể chế chính trị của triều Lê Sơ ở Đại Việt và của triều Minh ở Trung Quốc; mơ
hình tổ chức bộ máy chính quyền và chế độ quan lại của hai vƣơng triều.
- Nghiên cứu so sánh, chỉ ra đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt chủ yếu
trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền và quan chế của triều Minh (Trung Quốc) và
triều Lê Sơ (Việt Nam).
- Lý giải đƣợc những nguyên nhân cơ bản khiến cho các triều đại này đã đƣa hai
quốc gia đƣơng thời đạt đƣợc những thành tựu phát triển rực rỡ trên nhiều phƣơng diện;
cũng nhƣ mối quan hệ, sự ảnh hƣởng lẫn nhau giữa hai vƣơng triều trong cùng một bối
cảnh lịch sử (đồng đại).
- Chỉ rõ đƣợc nguyên nhân vì sao các triều đại phong kiến Trung Quốc nói chung
và triều Minh nói riêng lại có ảnh hƣởng lớn đến cách thức xây dựng, tổ chức bộ máy
chính quyền của các triều đại Đại Việt, nhất là vƣơng triều Lê Sơ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai đối tƣợng chính là “tổ chức bộ
máy chính quyền” và “chế độ quan lại” (quan chế) của triều Lê Sơ, đồng thời, thông
qua nghiên cứu so sánh để chỉ rõ những ảnh hƣởng của triều Minh tới cách thức tổ
chức chính quyền (từ trung ƣơng đến địa phƣơng) và chế độ quan lại của triều Lê Sơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu tƣơng ứng với thời kỳ tồn tại của
triều Lê Sơ, từ năm 1428 đến 1527. Với các triều đại quân chủ khác ở Việt Nam, tác

giả luận văn chỉ đề cập ở mức độ nhất định để ngƣời đọc có thể nắm đƣợc tổng quan
vấn đề nghiên cứu và hình dung theo diễn trình lịch sử. Luận văn lấy triều Lê Sơ (Việt
Nam) là chủ thể, đặt trong tƣơng quan so sánh với triều Minh ở Trung Quốc (đối tƣợng
đƣợc so sánh), đặc biệt là thời kỳ trị vì của Minh Thái Tổ (1368-1398). Tổ chức chính

- 12 -


quyền và chế độ quan lại đƣợc dụng khi so sánh trong luận văn này chủ yếu là quan
chế thời Hồng Đức (1470-1497) và thời kỳ Hồng Vũ chi trị (1368-1398).
5. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
Trong khả năng và giới hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi đã khai thác khá
triệt để các nguồn tƣ liệu liên quan, của cả Việt Nam và Trung Quốc để có thể hoàn
thành đƣợc luận văn. Tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm một số tƣ liệu
chính nhƣ: chính sử, văn bản pháp luật, điển chế, hội điển… Cụ thể nhƣ sau:
5.1. Tư liệu Trung Quốc
Đại Minh hội điển

là sử liệu thuộc thể loại hội điển, đƣợc biên soạn

từ năm 1393 đến năm 1587 bởi các tác giả Li Dong Yang, Xu Pu và Shen Ming Hang.
Đại Minh hội điển ghi chép về những điển pháp của Trung Hoa dƣới triều Minh. Sử
liệu này đã có ảnh hƣởng lớn đến việc đặt định điển pháp tại các quốc gia thuộc vùng
văn hố chữ Hán đƣơng thời, trong đó có Việt Nam. đồng văn với Trung Hoa.
Minh sử

Nxb. Zhong Hua Shu dian, 1974

là bộ biên niên sử cuối


cùng trong Nhị thập tứ sử viết về triều Minh Trung Quốc. Minh Sử ghi chép bắt đầu từ
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chƣơng kiến lập nhà Minh (Hồng Vũ, năm 1368) đến
Minh Tƣ Tơng Sùng Trinh (1644). Minh sử tổng cộng có 332 quyển, bao gồm Bản kỷ
24 quyển, Chí 75 quyển, Liệt truyện 220 quyển, Biểu 13 quyển và cộng thêm 4 quyển
Mục lục. Với sự đồ sộ về số lƣợng cũng nhƣ tính hệ thống và hồn chỉnh về mặt nội
dung, Minh sử là tƣ liệu nghiên cứu không thể bỏ qua cho bất cứ nghiên cứu nào liên
quan đến lịch sử triều Minh. Đặc biệt, cùng với Minh thực lục, Minh sử là một trong
những sử liệu hiếm hoi có nhiều ghi chép liên quan đến đất nƣớc Đại Việt đƣơng thời,
trong đó bao gồm triều Lê sơ.
Minh Thực lục

(Shang hai Shu dian xuất bản, 2015) là những ghi chép

chân thực về những đời hoàng đế kế tiếp nhau của nhà Minh ở Trung Hoa (1368-1644).

- 13 -


Các nhà sử học đã đánh giá rằng Minh thực lục đã góp phần tạo nên biên niên sử của
nhà Minh. Với khối lƣợng đồ sộ gồm 3070 quyển, cho tới nay Minh thực lục là nguồn
sử liệu lớn nhất và độc nhất đối với triều Minh, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong
việc tái dựng lịch sử của xã hội và chính trị nhà Minh.
5.2. Tư liệu Việt Nam
Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn (Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978) là bộ
sử lớn ghi chép khá đầy đủ về 10 đời vua đầu của nhà Lê. Song hiện nay chỉ còn lại
phần viết về vua Lê Thái Tổ. Đây cũng đƣợc coi là một sử liệu có giá trị và đáng tin
cậy trong việc khảo cứu, khôi phục lại nội dung các văn bản pháp luật về tổ chức nhà
nƣớc thời Lê sơ. Nhà sử học Phan Huy Chú đã nhận xét “Bộ sách của ơng rất đầy đủ,
rõ ràng có thể là một bộ sử hoàn toàn của một triều đại‖. [18:40]
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993) : Đây là bộ sử

biên niên và chính thống ghi chép từ thời Hồng Bàng đến năm 1675, đƣợc coi là sử
liệu kinh điển cho bất cứ ai nghiên cứu về lịch sử của Việt Nam, cũng là bộ quốc sử
đầu tiên hiện vẫn còn đƣợc lƣu giữ và truyền tải đến tận ngày nay. Tác phẩm đƣợc Ngô
Sĩ Liên và các sử gia tiếp nối sau đó biên soạn và hồn thiện suốt thời Hậu Lê. Nội
dung của Đại Việt sử ký toàn thư đề cập đến mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự,
thiên văn, ngoại giao,… Chẳng hạn về mặt chính trị, bộ sử đã cung cấp nhiều nội dung
quý báu về bộ máy tổ chức chính quyền, cách thức cai trị của các vị vua triều Lê. Đại
Việt sử ký toàn thư gồm 33 quyển, chia thành 3 loại sách là sách Đại Việt sử ký ngoại
kỷ tồn thư (5 quyển) nói về các thời kỳ từ nhà Ngô trở về trƣớc, sách Đại Việt sử ký
bản kỷ toàn thư (9 quyển) nói về các thời kỳ từ nhà Đinh đến thời thuộc Minh và sách
Bản kỷ thực lục (19 quyển) nói về thời Hậu Lê đến năm 1765.
Cuốn Lê triều quan chế do Phạm Văn Liệu dịch và chú giải (Viện Sử học và nhà
xuất bản văn hố- thơng tin, Hà Nội , 1997) là một sử liệu có giá trị. Cuốn sách là
những quy định về hệ thống chức tƣớc, phẩm cấp cho từng loại quan chức văn, chức
võ, từ trong Hồng tộc đến thần dân, từ kinh đơ cho đến các xứ, trung ƣơng đến địa

- 14 -


phƣơng; các điều lệ về việc phong ấn cho Hoàng thân quốc thích và nhiều mặt khác
của bộ máy nhà nƣớc quân chủ phong kiến thời Lê của Vua Lê Thánh Tơng. Đây là
một tài liệu tham khảo có giá trị đối với tất cả những ngƣời nghiên cứu về chế độ
phong kiến Việt Nam, nhất là nghiên cứu về thời Lê.
Cuốn Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII,
Tập I và Tập II, (Nxb.Khoa học xã hội, 2006) của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Nhuận
(chủ biên), Lê Tuấn Anh, Trần Thị Kim Anh. Hai tập sách đã giới thiệu khá hoàn chỉnh
và đầy đủ về hệ thống văn bản pháp luật từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Trong đó, tác
giả luận văn đã tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức về cách thức tổ chức bộ máy của thời Lê
nói chung, và thời Lê Sơ nói riêng từ hai cuốn sách này. Ví dụ nhƣ trong tập II, văn
bản ―Lê triều hội điển‖ do Trần Thị Kim Anh dịch (từ trang 11-218) ghi chép về các

chế độ, luật lệnh của sáu thuộc triều Lê, theo thứ tự từ Hộ thuộc, Lại thuộc, Binh thuộc,
Hình thuộc, Cơng thuộc, Lễ thuộc. Hoặc văn bản ―Lê triều Quan chế‖ (từ trang 377
đến 472) do Phạm Văn Liệu dịch và chú giải mà ngƣời viết đã giới thiệu ở trên. Qua
hai cuốn sách này, nhóm tác giả đã chứng minh đƣợc rằng, các văn bản pháp luật thời
phong kiến ra đời nhƣ một nhu cầu tất yếu đối với một xã hội xuất hiện tƣ hữu, có giai
cấp của nhà nƣớc phong kiến, có nhiệm vụ điều chỉnh quan hệ giữa các tầng lớp, giai
cấp, các cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Bộ Việt sử lược (Trần Quốc Vƣợng phiên dịch và chú giải, Nxb.Hồng Đức,
2019) tuy là bộ sách nhỏ nhƣng lại có nhiều chi tiết q báu, giúp ích cho việc nghiên
cứu lịch sử Việt Nam, nhất là lịch sử buổi đầu thời kỳ tự chủ. Đồng thời, đây cũnglà bộ
sách lịch sử vào loại cổ xƣa nhất do ngƣời Việt Nam viết còn lƣu truyền đến ngày nay
của tác giả khuyết danh đời Trần (thế kỷ XIV). Việt sử lược chia làm ba quyển: Quyển
I chép những sự thay đổi trong nƣớc buổi đầu, các vua từ Triệu Đà trở xuống; quyển II
và III chép về truyện nhà Lý.

- 15 -


6. Tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn đƣợc tiếp cận chủ yếu từ góc độ của khoa học lịch sử và khoa học
pháp lý, nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa nhà nƣớc, pháp luật với bối
cảnh và các tác động của lịch. Vì vậy, luận văn trƣớc hết sử dụng phƣơng pháp tiếp cận
liên ngành pháp lý – lịch sử. Những vấn đề liên quan đến cách thức tổ chức bộ máy
chính quyền của triều Minh và triều Lê Sơ đặt trong mối liên hệ với điều kiện lịch sử
cụ thể.
Đồng thời, để thực hiện đƣợc các mục tiêu đề ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu chuyên ngành, cụ thể là:
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp dùng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong ba
chƣơng của luận văn.
Phƣơng pháp phân tích thống kê kết hợp với các phán đoán, nhận xét khoa học chủ

yếu dùng trong chƣơng 1 và 2 của luận văn nhằm tái hiện các sự kiện, dữ liệu lịch sử.
Phƣơng pháp lịch đại, đồng đại kết hợp phƣơng pháp luật học so sánh, đối chiếu
đƣợc sử dụng trong cả ba chƣơng luận văn để làm rõ bản chất của các hiện tƣợng, sự
kiện liên quan đến cách thức tổ chức bộ máy chính quyền thời Minh (Trung Quốc) và
triều Lê Sơ (Việt Nam). Qua những so sánh đó có thể rút ra đƣợc những điểm tƣơng
đồng và khác biệt liên quan đến bộ máy chính quyền và các chính sách quan lại của hai
triều đại này.
Những kết quả thu đƣợc sau khi tổng hợp và so sánh của luận văn sẽ giúp cho
ngƣời đọc có cơ sở và hiểu biết tổng quan nhất về cách thức tổ chức chính quyền của
triều Minh và triều Lê Sơ nói riêng cũng nhƣ của các triều đại phong kiến Trung Quốc
và Việt Nam khác nói chung.
7. Cấu trúc nội dung
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm ba
chƣơng:
Chương 1: Triều Lê Sơ với việc tiếp nhận mơ hình chính trị Trung Hoa

- 16 -


Chương 2: So sánh tổ chức bộ máy chính quyền triều Lê Sơ và triều Minh
Chương 3: So sánh quan chế giữa triều Lê Sơ với triều Minh.

CHƢƠNG 1: TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MƠ HÌNH
CHÍNH TRỊ TRUNG HOA
1.1. Triều Lê Sơ trong bối cảnh chính trị thế kỷ XV
1.1.1. Sự thành lập vương triều Lê Sơ và những đặc điểm chủ yếu
Trƣớc khi vƣơng triều Lê Sơ (1428-1527) đƣợc thành lập, lãnh thổ nƣớc Việt khi
ấy lệ thuộc vào Trung Hoa, do triều Minh cai trị, đƣợc gọi là thời kỳ thuộc Minh
(1407-1427). Cơ cấu tổ chức hành chính ở nƣớc Việt đƣợc áp dụng theo mơ hình chính
quyền Trung Hoa đƣơng thời. Dƣới ách đơ hộ của nhà Minh, trên khắp cõi đất Việt nổ

ra nhiều cuộc khởi nghĩa. Trong đó, lớn nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi
lãnh đạo. Sau hơn 10 năm chiến đấu (1418-1427), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành
thắng lợi, thiết lập nên vƣơng triều Lê Sơ. Lê Lợi lên ngôi vua (Lê Thái Tổ), đặt quốc
hiệu là Đại Việt, mở ra kỷ nguyên phát triển mới. Triều Lê Sơ tồn tại 100 năm (14281527), trải qua 11 đời vua [14: 21-22], có thể chia thành 3 giai đoạn sau:

- 17 -


×