Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nhượng quyền thương mại, cơ hội và rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.86 KB, 2 trang )

Nhượng quyền thương mại, cơ hội và rủi ro
Nếu một ngày nào đó bỗng chốc bạn muốn "sở hữu" McDonald's hay Kentucky Fried Chicken thì
đừng ngại vì bạn hoàn toàn có khả năng đó nhờ Franchising (tạm dịch là nhượng quyền thương
mại). Tuy nhiên, bạn chỉ có thể "sở hữu" thương hiệu trong một thời gian nhất định theo thoả thuận
tại hợp đồng với người thật sự sở hữu thương hiệu đó.
Có thể "diễn nôm" franchising như là một hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp nhượng quyền
sẽ trao cho bên được nhượng quyền được sử dụng mô hình kinh doanh, kỹ thuật, sản phẩm hay
dịch vụ trên thương hiệu của mình. Đổi lại, bên được nhượng quyền phải trả cho bên nhượng
quyền chi phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu phần trăn doanh thu theo thời gian mà hai bên
thoả thuận.
Chính vì thế, những nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy 90% công ty theo hợp đồng thương hiệu
tại Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ
có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập.
Vì sao cơ hội thành công của người được nhượng quyền thương mại lại cao như vậy? Đó là vì
người được nhượng quyền được trao không chỉ quyền sử dụng thương hiệu mà cả bí quyết kinh
doanh, vận hành doanh nghiệp theo những quy tắc đã được chứng thực là thành công của bên
nhượng quyền.
Tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại như
cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Lotteria và gần đây nhất là Kinh Đô. Ông Abert Kong, Chủ tịch
công ty Asiawide Franchise Consultants, đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ về nhượng quyền cho
biết, điều cốt lõi của pháp lý trong nhượng quyền đó chính là hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng
này thể hiện cam kết của người nhượng quyền đòi người nhận nhường quyền bằng văn bản,
trong đó quy định các điều kiện người nhân nhượng quyền phải tuân theo khi thực hiện nhượng
quyền. Các yếu tố về kiểm soát quản trị, kinh tế sẽ được quy định trong hợp đồng nhượng quyền.
Chính vì thế, hoạt động nhượng quyền sẽ không phát triển tại một quốc gia nếu như khung pháp lý
về nhượng quyền không hoàn chỉnh bởi lẽ franchising tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho cả hai bên
nhưng đồng thời lại có thể là nguy cơ lớn cho hai phía nếu người được nhượng quyền không
trung thực, có mưu toan chiếm đoạt thương hiệu, làm trái đến uy tín thương hiệu và nếu bên
nhượng quyền không thực hiện đầy đủ cam kết hỗ trợ kinh doanh của mình.
Ông Lý Quý Trung, Giám đốc điều hành Tập đoàn Nam An, đơn vị đang thực hiện franchising Phở
24 cho biết, đã có trường hợp một cửa hàng nhượng quyền của Phở 24 có những dấu hiệu làm


trái những cam kết đã quy định trong hợp đồng. May mà điều này đã được phát hiện và sửa đổi
nếu không thì không biết thương hiệu Phở 24 sẽ như thế nào. Theo ông Trung, chỉ cần bớt chút
thịt trong phở, giảm chút máy lạnh trong quán là Phở 24 đã trở nên "khác biệt" và người đã quen
sử dụng dịch vụ của Phở 24 phát hiện ra ngay. Bởi thế, dù đã rất chặt chẽ trong hợp đồng nhưng
lúc nào Nam An cũng trong tư thế sẵn sàng với các vụ kiện vi phạm bản quyền mặc dù cũng
không bao giờ mong muốn điều đáng tiếc xảy ra.
Ông Nguyễn Trần Quang, Giám đốc thương hiệu cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp đầu tiên tại
Việt Nam thực hiện nhượng quyền cho chuỗi các quán cà phê Trung Nguyên cũng đã than thở về
tình trạng "giả mạo" Trung Nguyên. Hiện doanh nghiệp này có đến hơn ngàn quán cà phê nhượng
quyền trong và ngoài nước, nhưng cũng đã có không ít các trường hợp vẫn là quán cà phê Trung
Nguyên, vẫn cách bày trí đó nhưng giữa chủ nhân thật sự và chủ quán chẳng có mối liên hệ nào.
Ông Quang cho rằng, đây là tình trạng vi phạm bản quyền nhưng tiếc thay, khó có thể xử lý triệt
để.
Vậy Việt Nam hiện đã có luật về nhượng quyền thương hiệu hay chưa? Theo ông Fred Burke, luật
sư của Công ty luật Baker McKenzies Vietnam cho biết, tuy Luật Thương mại sửa đổi đã có điều
khoản về hợp đồng franshising, nhưng do chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành nên cũng rất khó
áp dụng. Tới nay Bộ Thương mại đang tích cực thảo luận và sẽ có những quy định riêng cho
nhượng quyền thương mại.
Với những doanh nghiệp trong nước muốn nhượng quyền thương hiệu, ông Fred cho rằng, phải
đăng ký hợp đồng chuyển nhượng khi tiến hành ký kết để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng này.
Bên cạnh đó, khi soạn thảo hợp đồng, hai bên cần phải hết sức thận trọng bởi khả năng vô hiệu
hợp đồng, không lấy được tiền hợp đồng, không tính được chi phí hợp đồng, phạt hợp đồng là rất
cao, nhất là khi không đăng ký. Về phía người được nhượng quyền, ông Abert Kong đưa ra lời
khuyên, nhượng quyền thương mại không phải là "thảm trải hoa hồng" mà là một thách thức thật
sự. Chính vì thế, người được nhượng quyền phải luôn theo sát việc kinh doanh.

×