Trường THCS ĐạM’Rông Sinh học 9
TUẦN:12
Ngày soạn :24/10/2009
TIẾT :23
Ngày giảng:26/10/2009
BÀI 22 ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Học xong bài này hs sẽ
- HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đối
với bản thân sinh vật và con người.
2.Kó năng :
Phát triển kó năng quan sát và phân tích kênh hình.
Rèn kó năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bò của giáo viên:
- Tranh các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Phiếu học tập : Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
2. Chuẩn bò của học sinh:
STT Nhiễm sắc thể ban đầu Nhiễm sắc thể sau khi bò đột biến Tên dạng đột biến
a
b
c
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Mở bài: Đột biến cấu trúc NST là gì? Chúng có những dạng nào,
2. Bài mới
Hoạt động 1: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ LÀ GÌ?
* Mục tiêu :
- Hiểu và trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Kể tên được một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
* Tiến hành :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát hình 22 →
hoàn thành phiếu học tập
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?
Gồm những dạng nào?
- GV thông báo : ngoài 3 dạng trên còn
có dạng đột biến : chuyển đoạn
- HS quan sát kó hình lưu ý các đoạn có mũi tên
ngắn.
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến → điền vào
phiếu học tập, các nhóm theo dõi bổ sung.
- Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung hoàn chỉnh
kiến thức.
* Tiểu kết 1:I/ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ LÀ GÌ
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Các dạng : mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn.
Giáo Viên: Bùi Văn Ngọc Năm Học: 2009 – 2010
Trường THCS ĐạM’Rông Sinh học 9
Hoạt động 2 : NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ TÍNH CHẤT ĐỘT
BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
* Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
* Tiến hành :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu
trúc nhiễm sắc thể?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ 1, 2 SGK
+ VD1 là dạng đột biến ào?
+ VD nào có hại; VD nào có lợi cho sinh
vật và con người?
⇒ Hãy cho biết tính chất (lợi,hại) của đột
biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
- HS tự thu nhận thông tin SGK → nêu được
các nguyên nhân vật lý, hoá học → phá vở cấu
trúc nhiễm sắc thể.
- HS nghiên cứu ví dụ → nêu được :
+ VD1 là dạng mất đoạn.
+ VD1 có hại cho con người.
VD2 có lợi cho sinh vật.
- Hs tự rút ra kết luận
* Tiểu kết 2: II. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ TÍNH CHẤT ĐỘT
BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
- Nguyên nhân phát sinh
+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.
+ Nguyên nhân : Do các tác nhân vật lý, hoá học → phá vở cấu trúc nhiễm sắc thể
vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có hại cho bản thân sinh vật
+ một số đột biến có lợi → có ý nghóa trong chọn giống và tiến hoá
3. Kết luận: Gv tóm tắt kiến thức bài học
4. Kiểm tra – đánh giá
- GV treo tranh câm các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ⇒ gọi HS lên gọi tên và
mô tả từng dạng đột biến.
- Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại cho sinh vật?
* Hãy đánh dấu + vào câu đúng, khi viết về đột biến cấu trúc NST:
a/ Các dạng đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
b/ Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hóa học làm
phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của NST.
c/ Biến đổi cấu trúc NST làm đảo lộn cách sắp xếp các gen trên NST gây rối loạn
hoặc bệnh liên quan NST.
d/ Tuy nhiên, trong thực tế người ta thấy hầu hết các đột biến cấu trúc NST là có lợi.
5. Dặn dò:
Học bài theo nội dung SGK
Làm câu 3 vào vở bài tập.
Đọc trước bài 23
Giáo Viên: Bùi Văn Ngọc Năm Học: 2009 – 2010