Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Quảng Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.48 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 1
<b>ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ 2 – NGỮ VĂN KHỐI 10 </b>


<b> NĂM HỌC 2019-2020 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) </b>


<b>1. KHÁI QUÁT: Học sinh cần đọc kĩ ngữ liệu và xác định được: </b>


 Phong cách ngôn ngữ: PCNN sinh hoạt (HKI) và PCNN nghệ thuật (HKII)...
 Tìm từ ngữ, hình ảnh theo yêu cầu nội dung.


 Xác định nội dung, ý tưởng văn bản...


<b>2. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI PHẦN ĐỌC HIỂU </b>


<b>2.1 Câu (1, 2) thường hỏi các kiến thức sau từ đoạn văn bản (văn xuôi hoặc thơ) </b>
<b>- NHẬN BIẾT PHONG CÁCH NGÔN NGỮ (PCNN sinh hoạt (HKI), PCNN nghệ thuật (HKII) </b>


<b>PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT </b>
<b>Phân loại ngôn ngữ nghệ </b>


<b>thuật </b>


<b>Chức năng của ngôn ngữ </b>
<b>nghệ thuật </b>


<b>Đặc trưng của phong cách </b>
<b>ngôn ngữ nghệ thuật </b>


- Ngôn ngữ tự sự: truyện


ngắn, tiểu thuyết, bút kí...
- Ngôn ngữ thơ: ca dao, vè,
thơ nhiều thể loại)


- Ngôn ngữ sân khấu: kịch,
chèo, tuồng...


- Chức năng thông tin
- Chức năng thẩm mĩ


- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 2
Ví dụ:


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: </b>
<b> Lá đỏ </b>


<i>Gặp em trên cao lộng gió </i>
<i>Rừng lạ ào ào lá đỏ </i>


<i>Em đứng bên đường như quê hương </i>
<i>Vai áo bạc quàng súng trường. </i>
<i>Đoàn quân vẫn đi vội vã </i>


<i>Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa. </i>


<i>Chào em, em gái tiền phương </i>


<i>Hẹn gặp nhé giữa Sài Gịn. </i>
<i>Em vẫy tay cười đơi mắt trong. </i>


<i> (Nguyễn Đình Thi - Trường Sơn, 12/1974) </i>


<b>Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? </b>
Trả lời: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ Nghệ thuật


<b>Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. </b>
Trả lời:Phương thức biểu cảm/ Biểu cảm


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 3
<b>Lưu ý cần nắm được: </b>


<b>NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT </b>
- Về ngữ âm,


chữ viết
-


Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo quy
tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.


- Về từ ngữ
<b> </b>


Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa, với đặc điểm ngữ
pháp của chúng trong tiếng Việt.



<b> </b>


- Về ngữ pháp Cần cấu tạo theo đúng quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt, diễn đạt đúng các
quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Các đoạn văn và văn bản
phải có sự liên kết chặt chẽ.


<b> </b>
Về phong cách
ngơn ngữ
<b> </b>


Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong
cách chức năng ngôn ngữ.


Sử dụng hay,
đạt hiệu quả
giao tiếp cao


Khi nói và viết, ngoài việc sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực
của nó, cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo
các hình thức và qui tắc chung, theo các phép tu từ cho lời nói, câu văn có
tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.


<b> </b>


<i><b>VD: Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi. Các hình ảnh </b></i>
đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?


<b>2.2. Câu (3) Xác định nội dung chính văn bản/đặt tên văn bản/ luận điểm chính trong văn bản… </b>


<i><b>VD: Xác định nội dung chính của bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 4
<b>2.3. Câu (4) thường hỏi các kiến thức sau từ đoạn văn bản (văn xuôi hoặc thơ): </b>


 Giải quyết một vấn đề hoặc tình huống trong thực tiễn bằng cách vận dụng những điều đã tiếp
nhận từ văn bản.


 Trình bày ý kiến/quan điểm cá nhân về một luận điểm nêu ra từ đoạn văn bản. Lý giải.
<b>VD: Nội dung của bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản </b>
thân với đất nước?


<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm) </b>
<b>1. KĨ NĂNG: </b>


 <i>Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết </i>
<i>bài kết thúc vấn đề. </i>


 Xác định đúng vấn đề nghị luận.


 Triển khai các luận điểm của bài văn nghị luận: Sử dụng kết hợp các thao tác lập luận: Phân
tích, chứng minh, bình luận…


 Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả.


 Có cách trình bày mới mẻ, kết hợp hài hịa giữa các thao tác lập luận… trong bài văn.
<b>2. KIẾN THỨC VỀ CÁC VĂN BẢN </b>


<b>2.1. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG </b>
<b>a. Tác giả: </b>



 Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ người làng Phúc Thành, Yên Ninh, Ninh Bình.
 Là nhân vật văn hoá tài năng cả về chính trị và văn chương. Từng tham gia kháng chiến chống


qn Mơng, Ngun, được mọi người kính trọng.


 Tác phẩm cịn lại khơng nhiều, trong đó có một bài phú nổi tiếng “Bạch Đằng giang phú”.
<b>b. Hoàn cảnh sáng tác </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 5
<b>c.1. Hình tượng nhân vật khách </b>


 Mục đích dạo chơi: Thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên và nghiên cứu cảnh trí đất nước
 Có một tâm hồn khống đạt, hồi bão lớn lao


 Cảm xúc của “khách” trước sông Bạch Đằng: vui, tự hào và buồn, nuối tiếc.


Phần đầu của bài phú đã hé mở những chiều tâm trạng khác nhau của nhân vật khách. Lời phú đi
từ phơi phới, sôi nổi huống ngoại để đọng lại ở chiều sâu hướng nội với những xúc cảm đầy nhân
<i>văn về con người và quá khứ lịch sử của dân tộc. </i>


<b>c.2. Trận Bạch Đằng qua sự hồi tưởng của các bơ lão: </b>
<b>Hình tượng các bơ lão: </b>


Các bơ lão có thể là nhân vật có thật hoặc có thể là hư cấu – tâm tư tình cảm của tác giả
Thái độ: nhiệt tình, hiếu khách, cung kính.


<b>Trận Bạch Đằng qua lời kể của các bơ lão: </b>


Đó là một trận đánh lớn, tầm cỡ, trực diện “mặt đối mặt” giữa hai đội quân hùng mạnh diễn ra ác liệt,


“kinh thiên động địa”:.


“Thuyền bè mn đội, tinh kì phấp phới,
………


Bầu trời chừ sắp đổi”


Nghệ thuật: Thủ pháp đối lập (địch - ta) cùng các cụm từ: thủ hùng, nhật nguyệt, thiên địa, Nam Bắc…
Lối so sánh chồng chất, câu dài, ngắn khác nhau, cách ngắt nhịp đột ngột..


<i><b>c.3. Lời bình luận và ngợi ca về chiến thắng Bạch Đằng </b></i>


 Giặc: ngơng cuồng, ngạo mạn nên thất bại. Đó là nỗi nhục muôn đời không rửa sạch.


 Ta chiến thắng nhờ: thiên thời (Trời cũng chìêu người), địa lợi (đất hiểm), nhân hòa (nhân
tài)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 6
Lời ca của bô lão: sự đánh giá, đạo đức và quy luật cuộc sống theo quan điểm nhân dân - tun ngơn
về chân lí vĩnh hằng: Nhân nghĩa _ lưu danh thiên cổ


Lời ca của khách: Cụ thể hố lịch sử - triết lí mn đời về hai chữ “nhân nhân” toả sáng rạng rỡ
trong thời đại Lí Trần.


 Ta thắng giặc khơng chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn ở nhân tài có “đức cao”, “đức lành”.
 Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.


<i><b>d. Nghệ thuật: </b></i>


 Sử dụng thể thơ tự do khơng gị bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng


bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng…


 Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương…
<b>e. Ý nghĩa văn bản </b>


<b>Niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia dân tộc. </b>
<b>2.2. BÌNH NGƠ ĐẠI CÁO – NGUYỄN TRÃI </b>


<b>a. Tác giả: </b>


 Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật tồn tài số một
của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.


 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Ông đã để lại
cho đời sau một di sản to lớn về qn, văn hóa, lịch sử, địa lí, ngoại giao,… đặc biệt là sự
nghiệp văn học.


<b>b. Hoàn cảnh ra đời </b>


Sau chiến thắng giặc Minh (1427), đầu năm 1428 Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết đại cáo tổng kết
toàn diện cuộc kháng chiến và tuyên bố nền độc lập dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 7
Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa


Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ
và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán
và sự tự ý thức về sức mạnh của dân tộc.


<i>Đoạn 2: Tố cáo tội ác của kẻ thù </i>



Bản cáo trạng được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội
ác của giặc nên lời văn gan ruột thống thiết; chứng cứ đầy thuyết phục.


Vạch trần bộ mặt thật của giặc Minh nấp dưới danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ"
Những tội ác mà giặc Minh đã gây ra:


 Giết người vô tội


 Đặt ra những thứ thuế vô lý, đục khoét của nhân dân
 Bắt dân đi phu đi lính


 Vơ vét sản vật


 Tàn phá môi trường sống


 Phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân
Đoạn 3: Tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn


<i><b>Giai đoạn đầu cịn nhiều khó khăn, gian khổ: </b></i>
<i><b> Hình tượng người anh hùng Lê Lợi: </b></i>


 Xuất thân áo vải


 Ni ý chí căm thù quân giặc, quyết tâm cứu nước
 Có nghị lực, bản lĩnh phi thường


 Có ý mưu cầu hiền tài, có mưu lược, có tài chỉ huy
<i><b>Những khó khăn của buổi đầu kháng chiến: </b></i>



 Quân thù đương mạnh
 Thiếu nhân tài


 Thiếu lương thực
 Thiếu quân lính
 Chiến lược:


 Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
<i><b>Giai đoạn phản công dành thắng lợi: </b></i>
<i>Nền tảng chiến lược: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 8
 Lấy chí nhân để thay cường bạo


=> Cơ sở chính nghĩa


<i>Những chiến thắng vang dội của khởi nghĩa Lam Sơn: </i>


 Hình ảnh ước lệ: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay


 Hình ảnh quân thù thảm bại: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thốt thân, thây chất đầy nội,
máu chảy thành sơng, bêu đầu, bỏ mạng


 Chiến thuật: mưu phạt tâm công


<i>Chiến thắng trước âm mưu cứu viện của kẻ thù: </i>


 Chiến thuật: chặt mũi tiên phong, tuyệt nguồn lương thực
 Những thắng lợi liên tiếp, vang dội



<b>Nhận xét: </b>


 Tất cả những chiến thuật đối phó với kẻ thù đều rất linh hoạt, mềm dẻo và rất hiệu quả, đem
lại chiến thắng tất yếu cho quân ta. Điều đó một lần nữa khẳng định tài năng của người cầm
quân, đồng thời cho thấy thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn là hồn tồn có cơ sở, có căn cứ,
không phải do may mắn hoặc do kẻ thù quá yếu.


 Khí thế tất thắng của quân ta được miêu tả qua những hình ảnh phóng đại: gươm mài đá, đá
núi cũng mòn, voi uống nước, nước sông phải cạn,... kết hợp với cấu trúc câu văn ngắn, nhịp
điệu tiết tấu nhanh diễn tả khí thế khẩn trương, hào hùng của những trận đánh.


 Cách ứng xử của ta đối với kẻ bại trận: mở đường hiếu sinh, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
cấp cho vài nghìn cỗ ngựa→ đường lối ngoại giao đầy thiện chí, nhân đạo và vơ cùng sáng
suốt của người đứng đầu nghĩa quân.


Đoạn 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định nền độc lập


 Quy luật của vũ trụ: "Kiền khôn bĩ rồi lại thái- Nhật nguyệt hối rồi lại minh"


 Quy luật của vận nước: nguy khốn rồi cũng đến lúc thái bình→tính quy luật tất yếu, dài lâu
 Những yếu tố góp phần nên thắng lợi: người cầm quân tài giỏi Lê Lợi (điển tích cỗ nhung


y), thiên thời, địa lợi (trời đất), tổ tiên khôn thiêng ngầm giúp đỡ.
d. Giá trị nghệ thuật:


 Thủ pháp so sánh, liệt kê, sử dụng điển tích điển cố, xây dựng những hình ảnh mang tính
ước lệ tượng trưng.


 Giọng văn biến hóa linh hoạt.
e. Ý nghĩa văn bản:



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 9
 Bản tun ngơn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, u nước và khát vọng hịa bình.


<b>2.3. CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN – NGUYỄN DỮ </b>
<b>a. Tác giả: </b>


 Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng làm
quan sau đó ở ẩn.


 Tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”.
<b>b. Xuất xứ: </b>


<i>Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được rút ra từ Truyền kì mạn lục – một “thiên cổ </i>
<i>kì bút” viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI. </i>


<b>c. Nội dung: Nhân vật Ngô Tử Văn </b>


 Cương trực, u chính nghĩa: Ngơ Tử Văn là người rất khảng khái, “thấy sự gian tà không thể
chịu được” nên đã đốt đền, trừ hại cho dân; sẵn sang nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực
hiện cơng lí.


 Dũng cảm, kiên cường: khơng run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tướng giặc, chàng vạch mặt
tên hung thần; cãi lại quỹ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cõi, khơng chịu nhún
nhường để tâu trình Diêm Vương…


 Giàu tinh thần dân tộc: đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc họ Thôi; phơi
bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng
để chống lại cái xấu, cái ác.



<i> Chiến thắng của Ngô Tử Văn là sự khẳng định chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc </i>
<i>mạnh mẽ, quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí, chính nghĩa. Qua đó, tác giả phê phán thực trạng </i>
<i>bất công, thối nát của xã hội phong kiến đương thời; nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng để chống lại </i>
<i><b>cái xấu, cái ác. </b></i>


<b>d. Nghệ thuật: </b>


 Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, chặt chẽ.


 Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
 Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.


 Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhưng vẫn mang nét hiện thực.
<b>e. Ý nghĩa văn bản </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 10
<b> </b>


<b>2.4. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH – (Trích Tam quốc diễn nghĩa –La Quán Trung) </b>
<b>a. Giới thiệu chung: </b>


 La Quán trung (1330?-1400 ?), người có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịc sử
thời Minh – Thanh ở Trung Quốc.


 Hồi trống Cổ Thành thuật lại việc Quan Cơng đi tìm minh chủ Lưu Bị, qua năm cửa ải, chém
sáu tướng tào, về đến Cổ Thành bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa, quyết sống mái với người
anh em.


<b>b. Nội dung : </b>



Ca ngợi Trương Phi cương trực đến nóng nảy ; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời
nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị khoan dung :


 Hành động : lập tức vát mâu lên ngựa dẫn một nghìn quân ra cửa bắt đánh Quan Công.
 Không tin vào lời giải thích của Quan Cơng và hai chị dâu…


 Thử thách Quan Công : chém Sái Dương.


 Hiểu được câu chuyện thì sụp lạy Vân Trường…


Đề cao Vân Trường (Quan Cơng) trí dũng song tồn, biết tiến thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở
thế « tình ngay lí gian » ; sẵn sàn hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa.
<b>c. Nghệ thuật </b>


 Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính.
 Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.


<b>d. Ý nghĩa văn bản </b>
Đề cao lòng trung nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 11
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi
lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).
<b>b. Tác phẩm: </b>


<i><b>b.1. Nội dung tư tưởng. </b></i>


 Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc
cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị
đày đọa.



 Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép.


 Bài ca tình yêu tự do và ước mơ cơng lí.
<i><b>b.2. Nghệ thuật </b></i>


 Nghệ thuật xây dựng nhân vật;
 Nghệ thuật kể chuyện;


 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
<b>b.3. Kết luận: </b>


Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại; tiêu biểu
cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lịng "nghĩ tới mn đời",
vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.


<b> 2.6. TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) </b>
a) Nội dung


<i>Đoạn 1 (18 câu đầu) : Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. </i>


 Kiều nhờ cậy Vân (chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ "cậy", "lạy", "thưa"). Lời xưng hô của
Kiều vừa như trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị "tình chị dun em".
 Nhắc nhớ mối tình của mình với chàng Kim : thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ.


Chú ý cách kể nhấn về phía mong manh, nhanh tan vỡ của mối tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 12
<i>Đoạn 2 (còn lại) : Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên. </i>



 Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều ; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau
đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.


 Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người u ; từ giọng đau đớn
chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới
chớm nở đã tan vỡ.


b) Nghệ thuật


 Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.
c) Ý nghĩa văn bản


Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên
mình vì hạnh phúc của người thân.


<i><b>2.7. CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) </b></i>
<i><b>a. Nội dung </b></i>


<b>Khát vọng lên đường: Khát khao được vẫy vùng, tung hồnh bốn phương là một sức mạnh tự nhiên </b>
khơng gì có thể ngăn cản nổi.


<b>Lí tưởng anh hùng của Từ Hải: </b>


 Không quyến luyến, bịn rịn, khơng vì tình u mà qn đi lí tưởng cao cả.


 Trách Kiều là người tri kỉ mà khơng hiểu mình, khun Kiều vượt lên trên tình cảm thông
thường để sánh với anh hùng.


 Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.


 Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.
<i><b>b. Nghệ thuật </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 13
<i><b>c. Ý nghĩa văn bản </b></i>


Lí tưởng của người anh hùng Từ Hải và ước mơ cơng lí của Nguyễn Du.
<b> </b>


<b>2.8. HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (Thân Nhân Trung) </b>
<i><b>a. Nội dung </b></i>


Vai trò của hiền tài đối với đất nước


 Hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm suy tơn.


 Hiền tài có vai trị quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của
quốc gia và xã hội.


Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ


 Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương "Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà
phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua". Để kẻ ác "lấy đó làm răn, người
thiện theo đó mà gắng...".


 Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.
<i><b>b. Nghệ thuật </b></i>


Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt tình.
<i><b>c. Ý nghĩa văn bản </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 14
<b>Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh, </b>
<b>nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh </b>
<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các </b>
trường chuyên danh tiếng.


<b>I.Luyện Thi Online</b>


- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây </b>


<b>dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. </b>


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các </b>


<i>trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên </i>
<i>khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn. </i>
<b>II.Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>


- <b>Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS </b>


THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt
điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành </b>


<i>cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. </i>
<i>Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi </i>
HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.



<b>III.Kênh học tập miễn phí</b>


- <b>HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả </b>


các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư
liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi </b>
miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng
Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 2017
  • 5
  • 584
  • 0
  • ×