Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình chuyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.03 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

TỔ: NGỮ VĂN

MÔN: NGỮ VĂN 11 - CHUYÊN
Năm học: 2019 – 2020

A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. Phần Tiếng Việt
HS cần lưu ý các đơn vị kiến thức sau để trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu:
1. Các phương thức biểu đạt: Nhận diện phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
2. Các biện pháp tu từ: Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng
trong văn bản.
3. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: phân tích các nhân tố giao tiếp, các đặc điểm ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản.
4. Văn bản: xác định câu chủ đề, nội dung, đặt nhan đề.
5. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: phân tích đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt, đặc trưng
của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
II. Phần Đọc văn
HS cần nắm vững những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung
và nghệ thuật các văn bản sau:
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
III. Phần Làm văn
HS cần nắm vững phương pháp viết đoạn văn, bài văn, các thao tác lập luận giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ; nội dung các chuyên đề sau:
- Những yêu cầu cơ bản của một bài văn hay.


- Chức năng của văn học
- Đặc trưng của văn học
- Nhà văn và quá trình sáng tác
để vận dụng vào việc:
1. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (10 – 15 dòng) bàn về vấn đề được rút ra từ văn bản
đọc - hiểu.
2. Viết bài văn nghị luận văn học.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI
I. Cấu trúc đề thi
Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm) gồm 3 - 4 câu hỏi về xác định thể thơ, các biện pháp tu từ,
phương thức biểu đạt, nội dung, chủ đề văn bản,...
(Có thể lấy văn bản trong chương trình đã học hoặc văn bản ngoài chương trình)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm): gồm 2 câu:
Câu 1 (2.0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã hội
bàn về vấn đề được rút ra từ văn bản đọc – hiểu.
Câu 2 (5.0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu, kiến thức văn học để viết bài nghị luận
văn học.
II. Thời gian làm bài: 90 phút
C. ĐỀ THAM KHẢO (Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
1


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
KHÓ KHĂN THỬ THÁCH ĐỂ LẠI GÌ ?
Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào
cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái. Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ
im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục
muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn vào chàng
trai. Sau một hồi ông bắt đầu nói:

- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau
đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng
cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước
sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.
(Theo Internet)
Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó:
“- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là
sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt
cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua
nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.”
Câu 4. Bài học cuộc sống nào được rút ra từ văn bản trên? Trình bày trong một đoạn văn
khoảng 5 -7 dòng.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được
nêu trong văn bản phần Đọc - hiểu: “Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử
thách”.
Câu 2. (5.0 điểm)
Nhà văn Lâm Ngữ Đường (1895 - 1976), người Trung Quốc cho rằng:
“Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua một tác phẩm
văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông.
.............................HẾT......................................

2




×