Tải bản đầy đủ (.docx) (151 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên, ứng dụng cho hồ chứa nước Đồng Tròn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.39 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN VĂN LINH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CÁC HỒ CHỨA NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN, ỨNG
DỤNG CHO HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG TRÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN VĂN LINH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CÁC HỒ CHỨA NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN, ỨNG
DỤNG CHO HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG TRỊN

Chun ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình thủy
Mã số: 60580202

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. ĐỖ VĂN LƯỢNG



HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Linh

i


LỜI CÁM ƠN

Với sự giúp đỡ của phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa Cơng trình
trường Đại học Thuỷ Lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đến nay Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng
cao năng lực cho các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Phú Yên, ứng dụng cho hồ chứa
nước Đồng Trịn” đã được hồn thành.
Tác giả xin tỏ lịng biết ơn chân thành đến các cơ quan, đơn vị và các cá nhân đã
truyền đạt kiến thức, cho phép sử dụng tài liệu đã công bố. Đặc biệt tác giả xin được tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Đỗ Văn Lượng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.
Với thời gian và trình độ cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các Quý vị
quan tâm và bạn bè đồng nghiệp.



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích của Đề tài............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................................. 3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG HỒ CHỨA NƯỚC.........................4

1.1

Khái niệm, nhiệm vụ, vai trò của hồ chứa nước............................................... 4

1.2

Tình hình xây dựng hồ chứa nước trên thế giới và ở Việt Nam........................4

1.2.1

Tình hình xây dựng hồ chứa nước trên thế giới......................................... 4


1.2.2

Tình hình xây dựng hồ chứa nước ở Việt Nam......................................... 6

1.3

Hiện trạng và năng lực phục vụ của các hồ chứa nước tại tỉnh Phú Yên..........8

1.3.1

Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của tỉnh Phú Yên.................................. 8

1.3.2

Đặc điểm kinh tế xã hội và phương hướng phát triển thủy lợi.................11

1.3.3

Phương hướng phát triển thủy lợi............................................................ 12

1.3.4

Hiện trạng xây dựng hồ chứa nước tại tỉnh Phú Yên...............................12

1.3.5

Đánh giá năng lực phục vụ của các hồ chứa nước tỉnh Phú Yên.............14

1.4 Những nghiên cứu nâng cao năng lực của hồ chứa nước trên thế giới và ở Việt
Nam 15

1.4.1

Những nghiên cứu nâng cao năng lực của hồ chứa nước trên thế giới.....15

1.4.2

Những nghiên cứu nâng cao năng lực của hồ chứa nước ở Việt Nam......17

1.5

Kết luận chương 1.......................................................................................... 18

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC HỒ CHỨA NƯỚC TẠI PHÚ YÊN............................20


2.1

Những yêu cầu của nâng cao năng lực hồ chứa nước..................................... 20

2.2

Tiêu chuẩn để lựa chọn giải pháp................................................................... 20

2.3

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực hồ chứa nước tại Phú n........21

2.3.1


Các giải pháp cơng trình phía thượng lưu hồ chứa..................................21

2.3.2

Các giải pháp nâng cao dung tích hồ....................................................... 23

2.3.3

Các giải pháp nâng cao khả năng tháo lũ của đập tràn............................. 26

2.4

Kết luận chương 2.......................................................................................... 36

CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HỒ CHỨA
NƯỚC ĐỒNG TRÒN..................................................................................................... 37
3.1

Tổng quan về cơng trình hồ chứa nước Đồng Trịn........................................ 37

3.1.1

Vị trí cơng trình....................................................................................... 37

3.1.2

Đặc điểm tự nhiên.................................................................................... 38


3.1.3

Nhiệm vụ và các thơng số kỹ thuật chính................................................ 40

3.2

Hiện trạng năng lực phục vụ của hồ chứa nước Đồng Tròn...........................41

3.2.1

Hiện trạng hồ chứa nước Đồng Trịn....................................................... 41

3.2.2

Cập nhật tài liệu khí tượng, thủy văn hồ Đồng Trịn................................ 42

3.2.3

Tính tốn nhu cầu dùng nước theo tiêu chuẩn hiện tại............................. 43

3.2.4

Cân bằng nước và đánh giá khả năng cấp nước....................................... 43

3.2.5

Tính tốn dịng chảy lũ thiết kế................................................................ 44

3.2.6


Kiểm tra khả năng xả lũ của tràn............................................................. 45

3.3

Yêu cầu của nâng cao năng lực hồ chứa nước Đồng Tròn.............................. 46

3.4

Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực hồ chứa nước Đồng Trịn...............46

3.4.1

Giải pháp tơn cao đập.............................................................................. 46

3.4.2

Giải pháp mở rộng tràn............................................................................ 48

3.4.3

Giải pháp xây dựng tràn bổ sung có cửa van........................................... 50

3.4.4

Giải pháp kết hợp tơn cao đập và mở rộng tràn....................................... 52

3.5

Phân tích, lựa chọn giải pháp hợp lý............................................................... 53


3.6

Tính tốn cho phương án được chọn.............................................................. 54

3.6.1

Tính tốn cho phương án tơn cao đập...................................................... 54

3.6.2

Tính toán cho phương án mở rộng tràn.................................................... 70

3.7

Kết luận chương 3.......................................................................................... 79


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................................................... 80
1. Kết quả đạt được trong luận văn.......................................................................... 80
2. Hạn chế, tồn tại.................................................................................................... 80
3. Hướng khắc phục, đề xuất................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 82
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 83


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Một số hồ chứa điển hình ở Việt Nam........................................................... 7
Hình 1.2: Bản đồ khu vực tỉnh phú yên......................................................................... 9
Hình 1.3: Một số hồ chứa điển hình của tỉnh Phú Yên................................................ 14
Hình 2.1: Kênh chuyển nước hồ chứa nước Xuân Bình, Phú Yên............................... 22

Hình 2.2: Một số giải pháp tôn cao và mở rộng đập.................................................... 24
Hình 2.3: Đập đất hồ chứa nước Thành Sơn sau khi nâng cấp..................................... 24
Hình 2.4: Giải pháp áp trúc thượng lưu đập................................................................. 25
Hình 2.5: Giải pháp áp trúc hạ lưu đập........................................................................ 25
Hình 2.6: Tràn xả lũ hồ Bầu Zơn, tỉnh Ninh Thuận sau khi thay tràn..........................29
Hình 2.7: Các dạng mặt bằng của tràn zích zắc........................................................... 34
Hình 2.8: Các dạng ngưỡng của tràn zích zắc.............................................................. 35
Hình 3.1: Hồ chứa nước Đồng Trịn trên bản đồ google earth..................................... 37
Hình 3.2: Đập đất hồ chứa nước Đồng Trịn................................................................ 37
Hình 3.3: Cắt ngang đập hiện trạng............................................................................. 41
Hình 3.4: Cắt ngang đập sau khi được tơn cao............................................................. 48
Hình 3.5: Mặt cắt tràn sau khi mở rộng....................................................................... 50
Hình 3.6: Sơ họa dốc nước.......................................................................................... 56
Hình 3.7: Cắt ngang đập.............................................................................................. 60
Hình 3.8: Cắt ngang đập đoạn lịng sơng (mặt cắt 25)................................................. 64
Hình 3.9: Cắt ngang đập đoạn vai đập (mặt cắt 6)....................................................... 64
Hình 3.10: Mơ hình tính tốn thấm mặt cắt đoạn lịng sơng, mặt cắt 25......................64
Hình 3.11: Mơ hình tính tốn thấm mặt cắt đoạn vai đập, mặt cắt 6............................ 65
Hình 3.12: Mơ hình tính tốn ổn định mái đập mặt cắt đoạn lịng sơng, mặt cắt 25....66
Hình 3.13: Mơ hình tính tốn ổn định mái đập mặt cắt đoạn vai đập, mặt cắt 6..........66
Hình 3.14: Cắt ngang cống lấy nước............................................................................ 68
Hình 3.15: Mơ hình tính tốn cống lấy nước............................................................... 69
Hình 3.16: Cắt ngang đập............................................................................................ 73
Hình 3.17: Cắt ngang đập đoạn lịng sơng (mặt cắt 25)............................................... 75
Hình 3.18: Cắt ngang đập đoạn vai đập (mặt cắt 6)..................................................... 75
Hình 3.19: Mơ hình tính tốn thấm mặt cắt đoạn lịng sơng, mặt cắt 25......................76
Hình 3.20: Mơ hình tính tốn thấm mặt cắt đoạn vai đập, mặt cắt 6............................ 76
Hình 3.21: Mơ hình tính tốn ổn định mái đập mặt cắt đoạn lịng sơng, mặt cắt 25....77
Hình 3.22: Mơ hình tính tốn ổn định mái đập mặt cắt đoạn vai đập, mặt cắt 6..........78



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê số lượng đập một số nước trên thế giới......................................... 5
Bảng 1.2: Thống kê một số hồ chứa đã xây dựng ở Việt Nam....................................... 8
Bảng 2.1: Khả năng tháo của ngưỡng tràn đỉnh rộng................................................... 27
Bảng 2.2: Khả năng tháo của ngưỡng tràn thực dụng.................................................. 27
Bảng 3.1: Nhiệt độ khơng khí trung bình nhiều năm................................................... 38
Bảng 3.2: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm....................................................... 38
Bảng 3.3: Tần suất gió theo các hướng........................................................................ 39
Bảng 3.4: Phân phối bốc hơi trung bình năm............................................................... 39
Bảng 3.5: Lượng mưa gây lũ thiết kế........................................................................... 39
Bảng 3.6: Phân phối lượng mưa thiết kế...................................................................... 39
Bảng 3.7: Các đặc trưng dòng chảy năm thiết kế......................................................... 39
Bảng 3.8: Thông số kỹ thuật hồ chứa nước Đồng Tròn............................................... 40
Bảng 3.9: Các đặc trưng thống kê lượng mưa năm...................................................... 42
Bảng 3.10: Phân phối lượng mưa năm thiết kế............................................................ 42
Bảng 3.11: Lượng mưa 1 ngày ứng với các tần suất thiết kế.......................................42
Bảng 3.12: Các đặc trưng dòng chảy năm................................................................... 42
Bảng 3.13: Các đặc trưng thống kê dòng chảy năm tuyến đập....................................43
Bảng 3.14: Phân phối dòng chảy năm thiết kế............................................................. 43
Bảng 3.15: Tổng hợp nhu cầu nước hiện tại hồ Đồng Trịn......................................... 43
Bảng 3.16: Kết quả tính tốn cân bằng nước hồ chứa nước Đồng Trịn.......................44
Bảng 3.17: Đánh giá khả năng cấp nước hồ chứa nước Đồng Tròn............................. 44
Bảng 3.18: Dòng chảy lũ ứng với các tần suất............................................................. 44
Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả tính tốn điều tiết lũ...................................................... 45
Bảng 3.20: Đánh giá khả năng tháo lũ của tràn............................................................ 45
Bảng 3.21: Các thơng số tính tốn cao trình đỉnh đập.................................................. 47
Bảng 3.22: Kết quả tính tốn điều tiết lũ khi nâng cao MNDBT................................. 47
Bảng 3.23: Kết quả tính tốn cao trình đỉnh đập.......................................................... 48
Bảng 3.24: Thơng số đầu vào tính tốn khẩu độ tràn mở rộng.................................... 49

Bảng 3.25: Kết quả tính tốn khẩu độ tràn mở rộng.................................................... 49
Bảng 3.26: Kết quả tính tốn cao trình đỉnh đập ứng với các phương án tràn.............50
Bảng 3.27: Thông số đầu vào tính tốn khẩu độ tràn bổ sung...................................... 51
Bảng 3.28: Kết quả tính tốn khẩu độ tràn mở rộng.................................................... 51
Bảng 3.29: Kết quả tính tốn cao trình đỉnh đập ứng với các phương án tràn.............51
Bảng 3.30: Thông số đầu vào tính tốn bề rộng tràn mở rộng và cao trình đập...........52
Bảng 3.31: Kết quả tính tốn điều tiết lũ các phương án............................................. 52
Bảng 3.32: Kết quả tính tốn cao trình đỉnh đập các phương án.................................. 53
Bảng 3.33: Thông số đầu vào tính tốn tràn xả lũ........................................................ 54
Bảng 3.34: Chiều sâu nước tại mặt cắt co hẹp ứng với MNLTK................................. 56


Bảng 3.35: Chiều sâu nước tại mặt cắt co hẹp ứng với MNLKT................................. 56
Bảng 3.36: Kết quả kiểm tra điều kiện khơng xói........................................................ 57
Bảng 3.37: Kết quả tính tốn độ sâu liên hiệp của độ sâu cuối dốc nước.................... 58
Bảng 3.38: Kết quả tính tốn chiều sâu đào bể............................................................ 59
Bảng 3.39: Kết quả tính tốn thủy lực kênh hạ lưu...................................................... 59
Bảng 3.40: Chi tiêu cơ lý của đất đắp đập và nền........................................................ 61
Bảng 3.41: Kết quả tính tốn ổn định mái hạ lưu......................................................... 61
Bảng 3.42: Tổng hợp các thông số cơ bản của đập...................................................... 62
Bảng 3.43: Kết quả tính tốn thấm qua đập và nền...................................................... 65
Bảng 3.44: Kết quả tính toán ổn định mái đập............................................................. 67
Bảng 3.45: Chỉ tiêu cơ lý đất đắp và nền cống............................................................. 67
Bảng 3.46: Các hệ số tính tốn.................................................................................... 68
Bảng 3.47: Kết quả tính tốn kiểm tra kết cấu cống lấy nước...................................... 69
Bảng 3.48: Thông số đầu vào tính tốn tràn xả lũ........................................................ 70
Bảng 3.49: Chiều sâu nước tại mặt cắt co hẹp ứng với MNLTK................................. 71
Bảng 3.50: Chiều sâu nước tại mặt cắt co hẹp ứng với MNLKT................................. 71
Bảng 3.51: Kết quả kiểm tra điều kiện khơng xói........................................................ 72
Bảng 3.52: Kết quả tính tốn độ sâu liên hiệp của độ sâu cuối dốc nước.................... 72

Bảng 3.53: Kết quả tính tốn chiều sâu đào bể............................................................ 72
Bảng 3.54: Kết quả tính tốn thủy lực kênh hạ lưu...................................................... 73
Bảng 3.55: Chi tiêu cơ lý của đất đắp đập và nền........................................................ 74
Bảng 3.56: Kết quả tính tốn thấm qua đập và nền...................................................... 76
Bảng 3.57: Kết quả tính tốn ổn định mái đập............................................................. 78


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Flv
HTK

MNLTK
MNLKT
MNDBT
MNC
Qo
Q75%
Q1%
Vtb
Vhi
Vc
Wo
W75%
W1%

Chiều rộng đỉnh đập
Diện tích lưu vực
Cột nước tràn thiết kế
Chiều dài đỉnh đập

Mực nước lũ thiết kế
Mực nước lũ kiểm tra
Mực nước dâng bình thường
Mực nước chết
Lưu lượng bình quân nhiều năm
Lưu lượng năm thiết kế P=75%
Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế
Dung tích tồn bộ
Dung tích hữu ích
Dung tích chết
Tổng lượng bình qn nhiều năm
Tổng lượng nước đến năm thiết kế P=75%
Tổng lượng lũ thiết kế



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Phú Yên là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ có diện tích 5.060km 2, phía Bắc
giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hịa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và
Đắk Lắk, phía Đơng giáp biển Đơng. Dân số trung bình (tính đến năm 2014) là
887.374 người bao gồm 8 huyện và một thành phố.
Phú Yên là một trong trong 5 tỉnh nằm trong địa bàn vùng kinh tế miền Trung với vị
trí địa lý quan trọng trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ quốc phịng, an
ninh. Phú n có vị trí trung tâm trên các tuyến giao thương quốc tế và liên vùng, với
Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai, quốc lộ 29
nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng Biển Vũng Rơ và sân bay Tuy Hòa. Được mệnh
danh là vựa lúa của miền Trung, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
đang chuyển đổi dần sang công nghiệp vì vậy cơng tác Thủy lợi chiếm vị trí đặc biệt
quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

Cho đến hiện nay toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng hơn 43 hồ chứa trong đó có 3 hồ chứa
trên mười triệu khối góp phần giải quyết cơ bản về chủ động nguồn nước cho sản xuất
nông nghiệp, sinh hoạt và chăn nuôi,…Tuy vậy số lượng công trình cấp nước tưới
cũng mới chỉ đạt khoảng 57 – 58% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất
hoang hóa vẫn đang chiếm diện khá lớn do thiếu nguồn nước. Mặc khác hầu hết những
cơng trình đều được đầu tư xây dựng từ trước những năm 2000 điển hình là hồ chứa
nước Đồng Trịn, Phú Xn,… hoặc được xây dựng với quy mô nhỏ nên mục tiêu xây
dựng chỉ đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt chưa đề cập đến
nhiệm vụ phục vụ đa mục tiêu như công nghiệp, dịch vụ,…nên khi cần dung tích hồ
khơng thể đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến mùa kiệt xảy ra hiện tượng thiếu nước.
Là tỉnh duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của đới khí hậu khơ, nóng và là vùng
chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu tồn cầu làm cho mực nước ở các sông
hồ ngày càng xuống thấp và sẽ tiếp tục xuống thấp nữa trong thời gian tới, làm cho

1


nguy cơ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn càng thêm trầm
trọng.
Trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay, nguồn kinh phí dành cho việc đầu tư
xây dựng mới cơng trình thủy lợi rất khó khăn, vì vậy việc nghiên cứu giải pháp nâng
cao năng lực hồ chứa để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân là rất cấp thiết.

Khô hạn ngày càng gia tăng tại Phú Yên

Một số hồ chứa nước vừa và nhỏ có nguy cơ trơ đáy
2. Mục đích của Đề tài
Nghiên cứu các cơ sở khoa học để lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực hồ chứa nước
trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Trong đó hướng nghiên cứu chính của đề tài là nâng cao
năng lực nhằm đảm bảo khả năng cấp nước của hồ chứa để đáp ứng nhu cầu về nước

trên địa bàn tỉnh Phú Yên.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nâng cao khả năng cấp nước của các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Phú n, cụ thể
cho cơng trình hồ chứa nước Đồng Tròn.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực hồ chứa đã
được cơng bố, từ đó đề xuất giải pháp hợp lý ứng dụng cho các hồ chứa ở tỉnh Phú
Yên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập và tổng hợp các tài liệu đã có liên quan đến vấn đề nâng cao năng
lực đã thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
năng lực của các hồ chứa để đáp ứng với nhu cầu sử dụng nước hiện trạng và trong
tương lai.
- Phương pháp mơ hình để giải quyết các bài toán về điều tiết, thấm mất nước và ổn
định tổng thể đập.
- Phương pháp chuyên gia: Xin đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các nhà
khoa học, các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung luận văn.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG HỒ CHỨA NƯỚC

1.1 Khái niệm, nhiệm vụ, vai trò của hồ chứa nước
Hồ chứa nước là những vật thể hồn chỉnh gồm có nước hồ, bờ hồ và đáy hồ. Trên lục
địa có những nơi nước không chảy mà tụ lại ở một nơi thấp hơn so với xung quanh thì

gọi là hồ. Hồ nhỏ thì gọi là ao, hồ rất lớn thì gọi là biển. Trong hồ có những hiện tượng
vật lý, hố học và sinh học diễn ra. Hồ có dịng chảy ra gọi là hồ thốt nước. Hồ khơng
có dịng chảy ra gọi là hồ khơng thốt nước hay cịn gọi là hồ kín.
Hồ chứa nước gồm có hồ tự nhiên và hồ nhân tạo. Hồ tự nhiên là loại hồ được hình
thành và phát triển một cách tự nhiên sau một quá trình vận động lâu dài của vỏ trái
đất mà không do bàn tay của con người tạo nên. Hồ tự nhiên có thể là các hồ kín dạng
hồ chứa ví dụ như hồ Baican (Nga), Biển Hồ (Campuchia), hồ Ba Bể (Việt Nam), hoặc
dạng hồ đầm ở vùng trũng. Hồ nhân tạo là một loại cơng trình thuỷ lợi đặc biệt có
nhiệm vụ biến đổi và điều tiết nguồn nước phù hợp với yêu cầu dùng nước khác nhau
của các ngành kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Hồ nhân tạo do con người tạo ra để phục vụ cho cuộc sống của chính con người.
Hồ chứa nước được xây dựng có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, an
sinh xã hội của đất nước, trong đó bao gồm cấp nước cho các ngành sản xuất nông
nghiệp, cơng nghiệp, sinh hoạt; điều tiết dịng chảy, phịng chống lũ lụt, chống hạn; tạo
nguồn thủy năng cho phát điện; nuôi trồng thủy sản, giao thông, du lịch; cải tạo cảnh
quan mơi trường, sinh thái; cấp nước duy trì dịng chảy trong sông về mùa kiệt.
Khi một hồ chứa được xây dựng, sẽ tạo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội cho cả
một khu vực; tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp, phân bổ lao động, lập các
trung tâm dân cư mới. Mặt khác trong một số trường hợp cịn góp phần đảm bảo an
ninh, quốc phịng. [1]
1.2 Tình hình xây dựng hồ chứa nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình xây dựng hồ chứa nước trên thế giới
Việc xây dựng đập tạo hồ xuất hiện từ thủa sơ khai của văn minh loài người, những hồ
chứa đầu tiên đã được xây dựng cách đây khoảng 6.000 năm trên sơng Tigris (Tích


Giang) ở Iraq và Euphrates ở Syria (hai con sông đã tạo nên nền văn minh Lưỡng Hà Mesopotamia); trên sông Nin ở Ai Cập và sông Indus (sông Ấn) ở Pakistan. Tất cả các
hồ chứa từ xa xưa được xây dựng chủ yếu để phục vụ trữ nước cho trồng trọt và kiểm
soát lũ.
Trong thế kỷ XX, xây dựng đập tạo hồ chứa phát triển mạnh cả về số lượng và quy

mơ, hình thức. Cứ 10 năm sau, số lượng đập hồ được xây dựng nhiều hơn tổng số các
đập hồ của các năm trước đó. Chiều cao đập từ chỗ vài mét của buổi ban đầu, đến
chiều cao đập lên tới 10 m  15 m (ở thế kỷ XV), đến 200 m (ở thế kỷ XX), rồi đến
trên 300 m như hiện nay. Từ chỗ đập bằng vật liệu địa phương đến đập bằng bê tông,
bê tông trọng lực, đập vòm, đập trụ chống, đập liên vòm. Từ đập bê tông thường đến
đập bê tông đầm lăn.
Bảng 1.1: Thống kê số lượng đập một số nước trên thế giới
TT

Tên nước

Số lượng

TT

Tên nước

1

Số lượng

Trung Quốc

23842

17

Na uy

335


2

Mỹ

9265

18

CHLB Đức

311

3

Ấn Độ

5102

19

Al-ba-ni

306

4

Nhật

3116


20

Ru-ma-ni

246

5

Tây Ban Nha

1196

21

Zim-ba-buê

213

6

Canada

1166

22

Thái Lan

204


7

Hàn Quốc

1305

23

Thụy Điển

190

8

Thổ Nhĩ Kỳ

976

24

Bulgari

180

9

Brazin

594


25

Thụy Sĩ

156

10

Pháp

569

26

Áo

149

11

Nam Phi

539

27

Cộng hòa Séc

118


12

Mexico

537

28

Algerie

107

13

Italia

524

29

Bồ Đào Nha

103

14

Vương Quốc Anh

517


30

Indonesia

96

15

Oxtraylia

486

31

Liên Bang Nga

91

Cho đến nay chưa có tài liệu nào đưa ra số liệu tương đối chính xác về số lượng hồ
chứa đã xây dựng trên thế giới nhưng chắc chắn là rất nhiều, có thể lên đến hàng triệu
hồ đủ loại. Theo Viện Hàn lâm khoa học Liên Xơ (cũ) thì thế giới có khoảng 1.400 hồ
có dung tích trên 100 triệu khối nước với tổng dung tích đạt trên 4.200 km3. Theo tiêu


chí phân loại của Uỷ ban Quốc tế về đập lớn (ICOLD) hiện thế giới có hơn 45.000 hồ.
Trong đó châu Á có 31.340 hồ (chiếm 70%), Bắc và Trung Mỹ có 8.010 hồ, Tây Âu
có 4.227 hồ, Đơng Âu có 1.203 hồ, châu Phi 1.260 hồ, châu Đại Dương 577 hồ. Đứng
đầu danh sách các nước có nhiều hồ là Trung Quốc (23.842 hồ), Mỹ (9.265 hồ), Ấn
Độ (5.102 hồ), Nhật Bản (3.116 hồ), Tây Ban Nha (1.196 hồ). [1]

1.2.2 Tình hình xây dựng hồ chứa nước ở Việt Nam
Nước ta có lượng nước dồi dào song phân phối không đều theo thời gian, phần lớn
lượng nước tập trung vào mùa lũ, đồng thời cũng phân bố không đều trên lãnh thổ. Vì
vậy cần phải xây dựng các hồ chứa để phân phối lại nguồn nước theo không gian và
điều chỉnh dòng chảy theo thời gian một cách hợp lý. Theo báo cáo thực trạng an toàn
các hồ chứa thủy lợi của Bộ Nơng nghiệp và PTNN tính đến năm 2012 cả nước có
6.648 hồ chứa nước thủy lợi các loại với tổng dung tích trữ khoảng 11 tỷ m 3 nước.
Trong đó dung tích từ 10 triệu m 3 trở lên có 103 hồ, dung tích từ 3 đến 10 triệu m 3 có
152 hồ, cịn lại là các hồ có dung tích nhỏ hơn 3 triệu m3. [2]
Việc xây dựng hồ chứa ở Việt Nam mang một số đặc điểm chính như sau:
Là biện pháp cơng trình chủ yếu để chống lũ cho các vùng hạ du; cấp nước tưới ruộng,
công nghiệp, sinh hoạt, phát điện, phát triển du lịch, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ
sản, phát triển giao thơng, thể thao, văn hố...
Đa phần là hồ chứa vừa và nhỏ (hồ có lưu vực F < 10 km 2 , diện tích tưới khơng q
500 ha và dung tích khơng vượt q 10 triệu m 3). Những hồ nhỏ nằm rải rác khắp nơi
tạo nên những thế mạnh nhất định (vốn ít, sớm đưa vào phục vụ, phù hợp với nền sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đi đến từng thôn bản phục vụ đắc lực cho phát
triển nông nghiệp và nông thôn). Hồ lớn tuy ít về số lượng, nhưng có vai trị quyết
định tạo đà phát triển trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố; phịng chống lũ, phát điện,
khả năng vượt tải cao nên chống hạn tốt.
Hồ chứa nước chỉ có thể xây dựng ở những vùng có địa hình, địa chất phù hợp. Xây
dựng hồ chứa cần chú ý tới các vùng miền. Ở những vùng có ít hồ (ví dụ như ở Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên), đặc biệt ở vùng thiếu quá nhiều hồ lớn (như ở Tây Nguyên)


thì việc chống lũ, chống hạn, cải tạo mơi trường sinh thái, cung cấp nước sạch cịn gặp
rất nhiều khó khăn.
Theo thời gian, trước năm 1964 việc xây dựng hồ chứa diễn ra chậm, có ít hồ chứa
được xây dựng trong giai đoạn này. Sau năm 1964, đặc biệt từ khi nước nhà thống
nhất thì việc xây dựng hồ chứa phát triển mạnh. Từ 1976 đến nay số hồ chứa xây dựng

mới chiếm 67%. Không những tốc độ phát triển nhanh, mà cả về quy mơ cơng trình
cũng lớn lên khơng ngừng.
Hình thức kết cấu và kỹ thuật xây dựng từng loại cơng trình ở hồ chứa nước cịn đơn
điệu, ít có đổi mới, đa dạng hố. Việc áp dụng vật liệu mới, công nghệ mới hiện đang
được quan tâm. [1]

Hồ chứa nước Hịa Bình, tỉnh Hịa bình

Hồ chứa nước Núi Một, tỉnh Bình Định

Hồ chứa nước Sơn La, tỉnh Sơn La

Hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh

Hình 1.1: Một số hồ chứa điển hình ở Việt Nam


Bảng 1.2: Thống kê một số hồ chứa đã xây dựng ở Việt Nam
TT

Tên hồ

Tỉnh

Hmax

Năm

TT


Tên hồ

Tỉnh

Hmax

Năm

1

Thượng Tuy

Hà Tĩnh

25,0

1964

25

Núi Một

Bình Định

30,0

1986

2


Cẩm Ly

Quảng Bình

30,0

1965

26

Vực Trịn

Quảng Bình

29,0

1986

3

Tà Keo

Lạng Sơn

35,0

1972

27


Tuyền Lâm

Lâm Đồng

32,0

1987

4

Cấm Sơn

Bắc Giang

42,5

1974

28

Đá Bàn

Khánh Hịa

42,5

1988

5


Vực Trống

Hà Tĩnh

22,8

1974

29

Khe Tân

Quảng Nam

22,4

1989

6

Đồng Mơ

Hà Tây

21,0

1974

30


Kinh Mơn

Quảng Trị

21,0

1989

7

Tiên Lang

Quảng Bình

32,3

1978

31

Khe Chè

Quảng Ninh

25,2

1990

8


Núi Cốc

Thái Ngun

26,0

1978

32

Phú Xn

Phú n

23,7

1996

9

Pa Khoang

Lai Châu

26,0

1978

33


Gị Miếu

Thái Ngun

30,0

1999

10

Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh

37,5

1979

34

Cà Giây

Bình Thuận

30,0

1999

11


n Mỹ

Thanh Hóa

25,0

1980

35

Sơng Hinh

Phú n

50,0

2000

12

n Lập

Quảng Ninh

40,0

1980

36


Vũng Sú

Thanh Hóa

25,0

2003

13

Vĩnh Trinh

Quảng Nam

23,0

1980

37

Sơng Sắt

Ninh Thuận

29,0

2005

14


Liệt Sơn

Quảng Ngãi

29,0

1981

38

Sơng Sào

Nghệ An

30,0

2005

15

Phú Ninh

Quảng Nam

39,4

1982

39


Easoup

Đắc Lắc

29,0

2005

16

Sơng Mực

Thanh Hóa

33,4

1983

40

Hà Động

Quảng Ninh

30,0

2007

17


Quất Đơng

Quảng Ninh

22,6

1983

41

IaM’La

Gia Lai

37,0

2009

18

Xạ Hương

Vĩnh Phúc

41,0

1984

42


Tân Sơn

Gia Lai

29,2

2009

19

Cống Khê

Thanh Hóa

18,0

1984

43

Định Bình

Bình Định

52,3

2009

20


Mậu Lâm

Thanh Hóa

9,5

1984

44

Trưa Vân

Thanh Hóa

22,0

2010

21

Hịa Trung

Đà Nẵng

26,0

1984

45


Phước Hịa

Bình Phước

28,5

2011

22

Hội Sơn

Bình Định

29,0

1985

46

Tả Trạch

Thừa T.Huế

60,0

2012

23


Dầu Tiếng

Tây Ninh

28,0

1985

47

Sơn La

Sơn La

138,1

2012

24

Biển Hồ

Gia Lai

21,0

1985

48


Sơng Móng

Bình Thuận

26,9

2013

1.3 Hiện trạng và năng lực phục vụ của các hồ chứa nước tại tỉnh Phú Yên
1.3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của tỉnh Phú Yên
1.3.1.1Vị trí địa lý
Phú Yên là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 12 039’10’’
đến 13045’20’’ vĩ độ Bắc và 108039’45’’ đến 109029’20’’ kinh độ Đơng. Phía Đơng
giáp Biển Đơng, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Dăk Lăk, phía Nam giáp tỉnh Khánh


Hịa, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định. Trung tâm Phú Yên nằm cách Hà Nội 1.160km về
phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 561km về phía Nam theo tuyến Quốc lộ 1A.

Hình 1.2: Bản đồ khu vực tỉnh phú n
1.3.1.2Đặc điểm địa hình
Là tỉnh có địa hình khá đa dạng, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ
nhau và thấp dần từ Tây sang Đông, phần lớn có độ dốc lớn. Phú Yên có 3 mặt là núi,
dãy Cù Mơng ở phía Bắc, dãy Vọng Phu – Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa Đơng
của dãy Trường Sơn. Ở giữa sườn Đông của dãy Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn
đâm ngang ra biển tạo nên cao nguyên Vân Hòa, là ranh giới phân chia hai đồng bằng
trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp. Diện tích đồng bằng tồn tỉnh là 816 km 2,
trong đó riêng đồng bằng Tuy Hịa đã chiếm 500 km 2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất
do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan đã mang về lượng phù sa màu
mỡ. [3]



1.3.1.3Đặc điểm địa chất
Địa tầng: Tham gia vào cấu trúc lãnh thổ tỉnh Phú Yên có mặt khá đa dạng các thành
tạo trầm tích, trầm tích biến chất và phun trào có tuổi từ Proterozoi đến Kanozoi,
theo thứ tự từ già đến trẻ gồm các phân vị địa tầng sau: giới Proterozoi, Paleozoi,
Merozoi, Kainozoi.
Đặc điểm cấu trúc kiến tạo: Hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc - Tây Nam,
điển hình là đứt gãy Vĩnh Long - Trung Hịa. Hệ thống đứt gãy theo phương Tây Bắc
- Đông Nam gồm nhiều đứt gãy quy mơ nhỏ - vừa, điển hình là đứt gãy sông Ba, sông
Kỳ Lộ. Hệ thống đứt gãy theo phương á kinh tuyến là đứt gãy quy mơ nhỏ - vừa,
phát triển chủ yếu ở phía Bắc.
1.3.1.4Đặc điểm khí tượng thủy văn
Đặc điểm khí tượng
Chế độ gió: Chế độ gió Phú Yên liên quan mật thiết với điều kiện hồn lưu khí quyển
vùng nhiệt đới, chủ yếu là gió mùa và gió tín phong, hướng thịnh hành từ Bắc, Đơng
Bắc, Đơng và Tây. Tốc độ gió trung bình ven biển 2,2m/s, vùng núi 1,7m/s. Tốc độ
gió mạnh nhất đo được tại Tuy Hòa 40m/s, Sơn Hòa 25m/s. Vùng sát biển có hiện
tượng “gió đất, gió biển” góp phần điều hịa một phần khí hậu ở đồng bằng.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khu vực đồng bằng ở vào khoảng 26,6 0C, miền núi
là 260C. Tháng lạnh nhất là tháng I, nhiệt độ trung bình 19 - 21 0C, tháng nóng nhất
thường vào tháng V nhiệt độ trung bình 33,9 - 35,6 0C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình
giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 8 - 110C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40 420C, tối thấp tuyệt đối từ 11 - 150C.
Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trung bình ở Phú n vào khoảng 80 - 82%, không thay đổi
so với các thập niên trước. Từ tháng IX năm trước đến tháng III năm sau độ ẩm ở vào
khoảng 81 - 89%, từ tháng IV đến tháng VIII vào khoảng 72- 80%. Độ ẩm thấp nhất
đo được 22%.
Mưa: Lượng mưa năm trung bình tồn tỉnh tính từ thời điểm 1977 – 2011 là 1980 mm.
Năm 2010, là năm có lượng mưa lớn nhất tại Hòa Đồng đo được 3805 mm, Tuy Hòa



3359 mm, Phú Lâm 3301 mm. Năm có lượng mưa nhỏ nhất là năm 1981 (474 mm).
Trong năm mùa khô bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII, mùa mưa từ tháng IX đến tháng
XII với lượng mưa chiếm từ 68 – 84% lượng mưa cả năm. [3]
Đặc điểm thủy văn: Sơng ngịi ở Phú n phân bố tương đối đều trên tồn tỉnh và có
một đặc điểm chung là các sơng đều bắt nguồn ở phía Đơng dãy Trường Sơn chảy qua
miền núi, trung du, đồng bằng đổ ra biển. Sông suối của tỉnh thường ngắn, dốc nên tốc
độ dịng chảy lớn. Phú n có trên 50 con sơng lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sơng
chính: Sơng Kỳ Lộ, Sông Ba, Sông Bàn Thạch với với tổng diện tích lưu vực là
16.400km2, tổng lượng dịng chảy 11,8 tỷ m3, phục vụ nước tưới cho nông nghiệp,
thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên.
Nguồn nước mặt: Nguồn nước cung cấp phần lớn bắt nguồn từ các sơng suối, trong đó
sơng Ba có trữ lượng lớn nhất tỉnh, lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m 3. Sơng
Ba bắt nguồn từ sườn núi phía Đông Nam tỉnh Kon Tum, chảy qua các tỉnh Kon Tum,
Gia Lai, Dăk Lăk, Phú Yên, tổng chiều dài 360km đổ ra biển tại cửa Đà Diễn thành
phố Tuy Hòa. Nguồn nước sơng Bàn Thạch với tổng lượng dịng chảy của sông 0,8 tỷ
m3/năm. Sông Kỳ Lộ là con sông lớn thứ 2 trong tỉnh, diện tích lưu vực sơng Kỳ Lộ là
1.950 km2, trong đó phần trong tỉnh là 1.560 km2.
Nguồn nước ngầm: Trữ lượng động tự nhiên khai thác tiềm năng nguồn nước ngầm
của tỉnh khoảng 1,2 triệu m3/ngày. [3]
1.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội và phương hướng phát triển thủy lợi
1.3.2.1Đặc điểm kinh tế, xã hội
Dân số trung bình của Tỉnh (tính đến năm 2014) là 887.374 người, mật độ dân số là
175 người/km2. Lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tồn tỉnh Phú
n là 538.817 người. Trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp
là 525.325 người chiếm 59,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 145.529 người
chiếm 16,4%; khu vực dịch vụ là 216.519 người chiếm 24,4% tổng số lao động làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Cơ cấu phát triển kinh tế từ trước đến nay vẫn lấy nông, lâm, ngư nghiệp là chính
cho nên giá trị GDP vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị các ngành, năm 1998



chiếm 52,6%, năm 2000 chiếm 48,5%, đến năm 2014 giảm còn 22,96% trong tổng
giá trị các ngành kinh tế. Nền kinh tế nơng, lâm, ngư nghiệp đang có chiều hướng
giảm dần để tăng giá trị cơ cấu công nghiệp - dịch vụ du lịch cho phù hợp với xu thế
phát triển kinh tế chung của đất nước nhằm thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu hiện đại hố
và cơng nghiệp hố đất nước.
1.3.3 Phương hướng phát triển thủy lợi
Hồn thành và đưa vào sử dụng cơng trình thủy lợi đang xây dựng. Nâng cao dung tích
hữu ích các hồ chứa: Thủy điện Sơng Hinh, Đồng Khơn, Đồng Trịn, Phú Xn, Xn
Bình. Nâng cấp, sửa chữa các hồ đập có nguy cơ sạt lở để đảm bảo an toàn. Xây dựng
mới các hồ, đập điều tiết nước tưới, các cơng trình chuyển nước giữa các lưu vực, bảo
đảm giải quyết nước ngọt cho sông Bàn Thạch, khu vực sông Cầu, các cơng trình
chống thiên tai, lũ lụt, lũ qt, triều cường và các cơng trình thủy lợi khác theo quy
hoạch.
Tăng cường kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng, đến năm 2020 cơ bản hoàn
thành việc xây dựng và kiên cố hóa hệ thống các kênh mương. Nâng cấp và xây dựng
mới hệ thống các đê, đập, kè chống sạt lở và đảm bảo an toàn những đoạn xung yếu
trên các đê, kè sơng, biển. Tổng diện tích được tưới bằng các cơng trình thủy lợi đến
năm 2020 khoảng 93 nghìn ha gieo trồng, chiếm tỷ lệ 65,8% tổng diện tích gieo
trồng. Cung cấp nước ngọt cho ni trồng thủy sản. [4]
1.3.4 Hiện trạng xây dựng hồ chứa nước tại tỉnh Phú n
Phú n là tỉnh trong đó nơng nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh kế,
nhưng lại không được sự ưu ái của thiên nhiên, mang kiểu khí hậu khơ nóng, gió
nhiều, bốc hơi nhanh của khu vực Nam Trung bộ gây nên hạn hán vào mùa khô, mưa
lớn tập trung trong thời gian ngắn gây ra lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa. Vì vậy
cơng tác xây dựng hồ chứa điều chỉnh dòng chảy để phục vụ sản xuất và giảm nhẹ
thiên tai là rất cần thiết.
Việc đầu tư xây dựng hồ chứa chỉ thực sự phát triển sau năm 1975 khi đất nước thống
nhất, trước đó tồn tỉnh hầu như chưa xây dựng được hồ chứa nào, chỉ có hệ thống



thủy lợi Đồng Cam do người pháp xây dựng năm 1932 để tưới tiêu cho diện tích sản
xuất lúa 22.000ha khu vực thành phố Tuy Hịa.
Đến nay tồn tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng được 46 hồ chứa nước các
loại với tổng dung tích gần 773 triệu m 3 trong đó có 3 hồ thủy điện (Sông Hinh, Sông
Ba Hạ, La Hiêng 2) với tổng dung tích 709 triệu m3 và 1 hồ chứa nước đang được đầu
tư xây dựng với dung tích 2,6 triệu m 3, những cơng trình thủy lợi này chủ yếu phục vụ
sản xuất nơng nghiệp với tổng diện tích tưới thiết kế 7.944ha, cấp nước sinh hoạt, phát
điện và phòng lũ, góp phần rất lớn đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế xã
hội tỉnh nhà. Đặc điểm chung của những hồ chứa thủy lợi đã được xây dựng:
Đa số hồ chứa được xây dựng có quy mơ vừa và nhỏ. Hồ có diện tích lưu vực > 10
km2 chiếm 11%, hồ có dung tích < 1 triệu m 3 chiếm tới 65%, diện tích tưới > 500ha
chiếm 4,5%.
Vật liệu để xây dựng đập là vật liệu địa phương , thường không đồng nhất và mang
đặc trưng của đất khu vực miền trung có tính tan rã và trương nỡ mạnh. Mặc khác khu
vực này địa chất phức tạp, đa phần là nền cát cuội sỏi, vì vậy cũng gây khơng ít khó
khăn trong cơng tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng đập.
Đối với những hồ chứa vừa và nhỏ, công tác xây dựng hồ chứa chưa được quan tâm
đúng mức về chất lượng và kỹ thuật nên gây ra một số sự cố và hư hỏng trong quá
trình khai thác sử dụng như sự cố vỡ đập Đá Vải, nhiều đập bị thấm ra mái hạ lưu: Hồ
La Bách, Đồng Khôn, cống lấy nước bị hư hỏng,… Nguyên nhân cụ thể: Về mặt khảo
sát, thiết kế việc hạn chế các tài liệu khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất cũng như
các phương pháp, lý luận tính tốn chưa chuẩn dẫn đến hồ sơ thiết kế không sát với
thực tế, chưa đảm bảo mức độ an tồn cần thiết. Về mặt thi cơng, do thiết bị thi công
thiếu, kỹ thuật thi công lạc hậu và đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm dẫn đến chất
lượng thi công không đảm bảo.
Những hồ chứa được xây dựng từ những năm 90 qua quá trình khai thác sử dụng
không được duy tu, bảo đưỡng, sửa chữa, nâng cấp nên phần lớn đã bị xuống cấp
nghiêm trọng. Mặc khác những hồ chứa này được xây dựng trước khi có quy chuẩn



×